Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

VÌ DÂN - VÌ NƯỚC 04

-“Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”
Trần Hưng Đạo
 
-“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”. 
Nguyễn Trãi
 
-"Dân vi bang bản thiên niên sách – Công tại nhân tâm vạn cổ trường".
(lấy dân làm gốc, đó là sách lược ngàn năm – Công lao được lòng người ghi tạc muôn thuở)
Câu đối 
 
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải được tặng nguyên quán cà phê và 3 kí cua biển II ĐỘC LẠ BÌNH DƯƠNG

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của cha ông xưa

17:21 18/10/2017
Lấy dân làm gốc”, chăm lo tới đời sống của người dân luôn là tư tưởng chính thống, chủ đạo, là sách lược ngàn năm dựng nước và giữ nước, là cẩm nang điều hành đất nước cho mọi ông vua, mọi triều đại ở Việt Nam. Những vị vua nhà Lý thương dân
Thời Lý, quan điểm “lấy dân làm gốc” được ghi trong bộ Hình luật đầu tiên công bố năm 1042.  Đại Việt sử kí toàn thư ghi: “Trước kia có kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình, thường câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh châm chước cho hợp, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách hình luật của một triều đại để cho người xem dễ hiểu… Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện”. Vua Lý Thánh Tông nhiều lúc còn tỏ ra thương xót cho cả những kẻ tù tội, đôi lúc chỉ vì miếng cơm manh áo, lại chưa được giáo hóa mà đã chót lầm lỡ và yêu cầu thuộc hạ phải gửi áo ấm cho họ trong mùa đông rét mướt.
Chính sách trị dân, an dân có đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của dân thì dân mới yên, đất nước mới ổn định và phát triển. Bởi vậy, trước khi ban hành các chính sách lớn, triều đình thường cắt cử các quan viên đi tới tận “hang cùng ngõ hẻm”, từng thôn xóm, làng mạc để quan sát, nghe ngóng dân tình, thăm dò, hỏi ý kiến các vị bô lão và người dân. Chính sách nào ban hành rồi mà thấy không hợp lòng dân sẽ được tu sửa, điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ.
Một vị vua sáng suốt, suốt 56 năm gây dựng một giang sơn hùng mạnh là vua Lý Nhân Tông, vậy mà đến lúc chết vẫn lo cho dân, thể hiện qua lời di chúc khiêm tốn và đầy lòng vì dân: “Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, đến khi chết lại khiến cho mọi người mặc áo xô gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, như vậy thiên hạ sẽ nghĩ ta là người thế nào?… Thế nên, việc tang chế chỉ nên ba ngày là bỏ áo trở, dứt khóc than, chôn cất cốt phải kiệm ước, không nên xây lăng mộ mà chỉ để ta hầu bên cạnh Tiên đế là được.”
“Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”
Nhà Trần đã phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” thành các định đề mang tính nguyên tắc. Ở Đền Trần, Nam Định ngay tại cổng Ngũ Môn còn ghi khắc hai câu đối.
Câu thứ nhất: Bảo Quốc hộ dân, ngoại tặc chí kim do bạch phát – Nhân hòa đức trị, nội bang tự cổ tạ hoàng ân. Nghĩa là, giữ nước giúp dân đến nay giặc ngoại xâm đầu còn bạc trắng vì khiếp sợ – Lấy đức trị nước, từ xưa dân trong nước khắp nơi đều tạ ơn vua.
Câu đối thứ hai: Dân vi bang bản thiên niên sách – Công tại nhân tâm vạn cổ trường. Nghĩa là, lấy dân làm gốc, đó là sách lược ngàn năm – Công lao ở lòng người sẽ ghi tạc muôn thuở.
Để tránh thói độc đoán, quan liêu, xa dân, nhiều vị vua Trần còn thường xuyên “vi hành”,  thâm nhập vào đời sống xã hội… Trần Nhân Tông có lần vi hành tận một làng xa ở Kiến Thụy, Hải Phòng đã bị dân binh trong làng nghi hoặc, bắt, trói dẫn ra sân đình định xét tội. Đến khi nhận ra, mọi người quỳ rạp dưới chân mà lạy, vua không giận mà còn khen tinh thần cảnh giác. Đặc biệt triều đại này còn ghi rõ nội dung Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến của các bô lão trong việc chống giặc Nguyên – Mông.
Ảnh minh họa
Và trước phút lâm chung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông trối trăn rằng: “Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”.
(còn nữa)
     Nguyễn Bảo Nam

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của cha ông xưa (kỳ 2): Thịnh trị là dân được sung túc

07:47 18/10/2017
Năm 1428, sau mười năm kháng chiến, quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi mở đầu áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nghĩ và làm những việc khoan dân
Khi được nhà vua hỏi về kế sách giữ nước và soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi đã dâng sớ nói rõ: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm nuôi muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc vậy”.
Ảnh minh họa
Khi vâng mệnh vua soạn chiếu “hậu tự huấn” để răn dạy thái tử, Nguyễn Trãi viết: “Hòa thuận tông thân, nhớ giữ một lòng hữu ái, thương yêu dân chúng, nghĩ và làm những việc khoan dân”. Và Nguyễn Trãi đúc kết “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”…
Thời Hậu Lê, Hoàng Ngũ Phúc có quan điểm: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác…”
Bên cạnh việc quan tâm chung đến đời sống của mọi cư dân, trong xã hội, luật Hồng Đức khẳng định có bốn loại người mà chính quyền địa phương và cộng đồng làng xã phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho họ. Đó là người già không nơi nương tựa, phụ nữ cô độc, trẻ mồ côi, người tàn tật. Một viên tri huyện có thể sẽ bị bãi nhiệm, thậm chí bị phạt tội nặng nếu trong địa hạt mà mình cai trị đã để cho dân tình đói khổ, bị lũ lụt, phải tha phương cầu thực, hoặc để phong hoá suy đồi…
Những triều đại được coi là thịnh trị là triều đại mà mọi người dân đều được sung túc, thóc gạo đầy bồ, dân tình phấn khởi, “của rơi ngoài đường không ai thèm nhặt”.
Những triều đại bị coi là suy đồi là những triều đại không chăm lo được cho dân, đất nước nghèo đói, mất mùa, quan lại tham nhũng. Những nhà lãnh đạo không quan tâm được tới dân, tàn ác với dân bị gọi là loại “vua quỷ”, “vua lợn” …
Sai khiến dân phải cẩn thận
Về điều này, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng “dân là gốc nước, gốc vững, nước yên”, hoặc “đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước”. Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con” .
Đó là việc phải gần dân, đối xử đúng mức với dân như Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi là thấp hèn”. Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền: “Sai khiến dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn”.
Đó là tư cách, phẩm chất, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đây là một phương châm sống cao thượng của những nhà Nho chân chính và của người cầm quyền.
Lịch sử cho thấy nạn kiêu binh ở cuối đời Lê Trịnh, khi cái đám “dân đen” quân binh lam lũ tràn vào kinh thành Thăng Long thì chẳng một một thế lực vua chúa, quan nhân nào cản nổi. Đến oai phong như Quận Huy, võ nghệ cao cường, tiếng to như sấm, cắp giáo dài, cưỡi voi lớn, những tưởng sẽ đè đầu được đám quân binh đói khát ấy, mà chỉ trong chốc lát đã bị họ quăng câu liêm, giật xuống đất, băm nát như bùn.
Đáng tiếc là, hiện nay một bộ phận cán bộ đang làm ngược lại những điều mà tiền nhân đã răn dạy về phẩm chất, đạo đức của người lãnh đạo. Họ quan liêu, cửa quyền, không hiểu tình cảnh thực tế của dân để “lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân” mà trái lại, họ sống xa hoa, phè phỡn, thậm chí còn có lối sống vương giả bằng những nguồn thu nhập bất chính, trong khi còn nhiều người dân chưa thoát khỏi đói nghèo.
   Nguyễn Bảo Nam

Quốc tử giám Tế tửu Trần Văn Trứ

05:46 18/10/2017
Trần Văn Trứ (1716 – 1779), sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có nền nếp thi thư, nhiều đời có người làm quan, làm thầy đồ, thầy thuốc ở xã Từ Ô, huyện Thanh Miện, trấn Hải Dương nay là thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Cha con cùng làm quan một triều
Cha ông là Trần Văn Hoán, sinh năm Canh Ngọ niên hiệu Chính Hòa thứ 11 (1690), năm 35 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn đời vua Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ, sung làm Phó sứ sang Yên Kinh, mắc bệnh và qua đời trên đường trở về nước, được phong Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu, Công bộ Hữu Thị lang, gia tặng Hình bộ Tả Thị lang Hồng Phái hầu, thọ 60 tuổi.
Trần Văn Trứ thi đỗ Hương tiến từ lúc còn trẻ nhưng tính ham chơi, chểnh mảng việc học hành. Phu nhân của ông nhiều lần can gián nhưng ông không nghe, có lần bà đã sửa lễ cáo với tổ tiên nhà chồng, đồng thời xin với cha chồng cho được về nhà cha mẹ đẻ. Từ đó ông mới chuyên tâm đọc sách và lại đọc suốt ngày suốt đêm không nghỉ, lúc ăn uống đi lại đều tâm niệm việc học hành, không để ý đến việc gì khác, sách không lúc nào dời tay. Về sau lên kinh sư dự học, cần cù và chăm chỉ nên đến năm Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 (1743), Trần Văn Trứ đỗ Đệ nhị giáp chính Tiến sĩ xuất thân Đệ nhất danh.
Đời vua Lê Hiển Tông, Trần Văn Trứ làm quan đến Thiêm đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám trực giảng, người đương thời quen gọi ông là tiến sĩ Từ Ô. Như vậy, cha con ông cùng làm quan một triều.
Trần Văn Trứ làm quan chấp pháp nghiêm minh, danh tiếng vang xa. Nhưng vốn là người thẳng thắn, thấy gì nói vậy nên không đứng được lâu trong chốn quan trường. Lúc này, chính sự triều đình vua Lê, chúa Trịnh cũng quá đỗi mục nát nên ông cáo lão về trí sĩ. Ai nấy đều tiếc, bởi lẽ ông là vị quan thanh liêm chính trực, có tài lại có lòng thương dân.
Ảnh minh họa
Người thầy chuyên tâm
Khi giữ chức Quốc tử giám Tế tửu, Trần Văn Trứ chuyên tâm vào việc dạy học, dùng nhiều biện pháp khuyến khích học trò, hoặc khen thưởng, hoặc mắng nhiếc, cho nên học trò ông không ai không thành đạt. Khi làm văn, trò nào làm trúng ý, ông khen thưởng, nhiều lần như vậy ông nói: “Cha mẹ anh ăn thức gì mà sinh được anh như vậy, tiếc rằng con gái ta đã gả chồng hết cả”Trò nào làm chưa đúng ý thầy thì bị mắng thậm tệ, nhiều lần thầy mắng: “Cha mẹ ngươi ăn phải thứ gì mà đẻ ra ngươi như vậy, tiếc rằng vợ ngươi vô duyên nên lấy phải”.
Những học trò khi đến kinh sư tìm thầy học không ai không tìm đến cửa ông, người nào được khen thì vinh dự như thể được khoác áo hoa cổn, người nào bị chê trách thì nặng nề như bị đao búa. Được rèn luyện nên ai nấy đều thành tài, mỗi kỳ thi Hương số người đỗ có quá nửa là học trò của ông.
Với quan điểm dạy học và đào tạo như vậy, Trần Văn Trứ là người thày có vai trò nhất định đối với văn hóa trong việc đào tạo đội ngũ trí thức cho xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII.
Tác phẩm của Trần Văn Trứ để lại không nhiều, trong đó nổi bật là hai tập Hoa thiều hầu mệnh tập, Từ Ô Hoàng giáp Trần tướng công thi tập và một số thơ văn chép trong các tuyển tập.
Hoa thiều hầu mệnh tập, chép trong sách Sứ thiều ngâm lục, gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán, được làm trong dịp tác giả phụng mệnh tiễn sứ giả vào mùa đông năm Tân Tỵ niên hiệu Cảnh Hưng.
Từ Ô Hoàng giáp Trần tướng công thi tậpchép trong sách Danh ngôn tạp trứ, có 95 bài thơ và 1 bài ký, trong đó có một số bài thơ chép trong Hoa thiều hầu mệnh tập. Tập thơ là những tâm sự, tình cảm của tác giả đối với quê hương, gia đình, bạn bè và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Những di tích lịch sử, những thắng cảnh của tự nhiên trên đường công cán đều được tác giả ghi lại chân thực và gửi gắm tình cảm trìu mến…
Còn nữa
TS Nguyễn Thành Hữu

Quốc tử giám Tế tửu Trần Văn Trứ: Việc công cán giữ lòng băng tuyết

06:58 18/10/2017
Không thiên vị tình riêng
Là vị quan chính trực, không thiên vị tình riêng, tương truyền có năm, Trần Văn Trứ phụ trách khoa thi hương ở trấn quê nhà. Hay tin này, bà vợ “nói nhỏ” với ông rằng: “Năm nay có đứa cháu đi thi, mong được ông rộng tay cho nó được mở mày mở mặt. Tên nó là Hi”.
Nghe vợ nói thế, ông không nói gì mà chỉ gật đầu biết vậy. Bà vợ lại nói với người theo hầu nhớ để ý việc này, khi nào ông duyệt đến quyển văn của cháu thì làm hiệu “hi hi”, để ông nhớ.
Khi ông chấm văn, người hầu nhận ra dấu hiệu trong bài thi mà quan bà đã nói, đứng cạnh vờ đằng hắng “hi hi”. Ông sực nhớ lời vợ, liếc qua lời văn thì thấy lời lẽ bất thông, không xứng đáng cho đỗ. Ông cầm bút son sổ dài lên mặt quyển thi mà nói rằng: “Này thì hi hi! Này thì hi hi”.
Thời gian về nhà ở ẩn, biết viên tri huyện gần đấy rất ngang ngược và hách dịch, hễ ai qua mà không xuống ngựa, xuống cáng đều bị hắn đánh đòn. Một hôm, nhân đi qua dinh huyện đường, ông cố tình mượn một con bò cưỡi đi nghênh ngang mà không chịu xuống.
Lính huyện thấy vậy lôi ông vào tra hỏi. Ông nói là thầy đồ già đi dạy học ở tỉnh xa mới về nên không hay biết lệ này vả lại, lệ quan buộc phải xuống ngựa chứ đâu buộc phải xuống bò…
Nghe vậy, viên quan huyện truy hỏi sách này, sách kia thử thách thày đồ. Thấy ông đối đáp trôi chảy, lại có vẻ ung dung mà lại là người đã “có tuổi”, viên quan huyện có ý nể, liền bảo: “Lý ra tội nhà thầy phải đánh đòn, nhưng ta nể cái bộ râu của thầy nên tha đòn cho. Nhưng thầy phải đối câu ta ra để tạ ơn nghe không!”.
Nói rồi, quan huyện ra vế đối rằng:  Huyện quan Thanh Miện kiến vô lễ nhi dục công. Nghĩa là, “Quan huyện Thanh Miện thấy kẻ vô lễ nên muốn đánh”. Ông nghè Từ Ô chợt nhớ tới chi tiết “bộ râu” bèn cười khẩy mà rằng: Tiến sĩ Từ Ô hạnh hữu tu nhi đắc thoát. Nghĩa là, Tiến sĩ Từ Ô may nhờ có râu mà thoát đòn.
Viên quan huyện cùng lũ nha lại lúc này mới biết ông là Tướng công họ Trần, sợ toát mồ hôi, phủ phục lạy như tế sao. Khi ấy, ông mới nghiêm sắc mặt, chỉnh cho chúng một chặp rồi bỏ đi. Một hồi sau, đám quan lại vẫn không dám đứng dậy, người xem được một trận cười hả hê. Từ đó, cái lệ “hạ mã” hống của viên quan huyện kia cũng bị hạ luôn.
Ảnh minh họa
Giữ được danh tiếng
Khi làm quan, Trần Văn Trứ mang hết tài năng và trí lực của mình để giúp vua, giúp nước, danh tiếng vang xa. Khi ông mất, các bạn đồng liêu và khoa mục đã có câu đối viếng: Tọa học sĩ xuân phong, diện mệnh nhĩ đề, huấn hối nhược gia nhân phụ tử –  Lập lại tư băng tuyết, từ trực khí tráng, lẫm liệt như lôi điện quỷ thần. Nghĩa là, dạy học trò giữa mùa xuân ấm áp, mặt sai tai sách, dạy dỗ ân cần như cha đối với con trong nhà – Việc công cán giữ lòng băng tuyết, lời thẳng thắn ý chí hào hùng, lẫm liệt như quỷ thần nổi cơn sấm sét.
Qua những lời này, hậu thế đủ biết ông là một con người có tâm và có tài! Tiếc rằng ông sinh ra trong thời loạn, lớn lên trong những năm tháng mà triều đình vua Lê, chúa Trịnh đã bước vào giai đoạn mục ruỗng và thối nát, vua chẳng ra vua, chúa chẳng ra chúa. Còn quan lại thì thi nhau đục khoét công khố và vơ vét của dân. Xã hội đương thời là vậy, nhưng ông vẫn không bị vẩn đục, vẫn giữ được danh tiếng của trí thức thanh liêm, giàu lòng yêu nước, thương dân. Cuộc đời và nhân cách của ông là tấm gương phản ánh tư tưởng, tình cảm, vị trí của tầng lớp trí thức đương thời trong xã hội đầy biến động này.
TS Nguyễn Thành Hữu

Bí mật tượng Phật Di Lặc (Kỳ 1): Có hai Phật Di Lặc?

00:23 18/10/2017
Lịch sử Phật giáo đã phát triển qua hơn hai thiên niên kỷ nhưng cùng với con đường phát triển đầy chông gai đó là hàng loạt bí ẩn liên quan đến Đức Phật Di Lặc. Phải chăng có sự tồn tại của 2 nhân vật Di Lặc, đó là một Di Lặc béo và một Di Lặc gầy? Nếu đúng như vậy thì sự biến đổi của hai biểu tượng này ra sao? Di Lặc có phải là một vị thần tài hay không? Tượng Phật Di Lặc Khiết Thử (Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng) tại núi Cấm, tỉnh An Giang (ảnh internet).
Đây là vấn đề vô cùng thú vị liên quan đến biểu tượng Di Lặc trong quá khứ và hiện tại với hai hình thức biểu hiện hoàn toàn khác nhau: Một béo, một gầy.
Trong loạt bài viết liên quan đến việc xác minh pháp hiệu pho tượng đá là bảo vật Quốc gia tại chùa Phật Tích. Báo Khoa học & Đời sống nhận thấy xung quanh pho tượng này còn nhiều uẩn  khúc cần khám phá. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau: Phải chăng có 2 nhân vật Di Lặc? (KHĐS xin gọi tắt là Di Lặc béo và Di Lặc gầy). Tại sao Di Lặc lại có 2 “biến thể” (Phật và Bồ Tát)? – điều mà các nhân vật tôn giáo khác như Thích Ca, A Di Đà… không có.
Di Lặc gầy là ai?
Ở loạt bài “Bí ẩn tượng đá chùa Phật Tích”, báo Khoa học & Đời sống đã đề cập đến Đức Phật Di Lặc, nay, chúng tôi xin tóm lược thông tin này trong một nghiên cứu của TS. Trần Hậu Yên Thế, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam như sau: Phật Di Lặc, trong tiếng Phạn được gọi là Maitreya, tiếng Pali là Metteya. Về danh xưng của ngài theo sách “Dictionary of Pali Proper names” (Từ điển chuyên dụng về tên gọi trong tiếng Pali) có một số lưu ý, Ajita là tự danh của đức Phật Metteya trong lần sinh cuối cùng ở cõi Đâu suất. Ajita được phiên âm thành 阿逸多(A Dật Đa). Metteya có nguồn gốc từ chữ maitrī trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “tình thương” nên khi dịch sang tiếng Hán có tên là 慈氏(Từ Thị).Theo kinh điển “Pali Mahāvastu” trong Trong lần sinh cuối cùng, ngài là một thái tử dòng dõi Ba la môn – đẳng cấp của tri thức. Tương truyền ngài có lòng từ bi với sinh linh vạn vật nên ăn chay từ trong bụng mẹ. Phật Từ Thị sẽ là hiện thân của Trí tuệ và Tình thương.
Về tiếu tượng học, hình tượng phổ biến của Đức Phật Di Lặc là dáng gầy, ngực lép, búi tóc buộc cao và diện Tào y (áo ướt). Di Lặc thường ngồi trên đôi sư tử đội tòa – bởi sư tử là một biểu tượng của Phật giáo. Riêng với đức Phật Di Lặc, sư tử là ứng với lời tiên tri của Phật Thích Ca về ngài. Trong một lần nói với Ananda, Phật tổ đã báo trước việc A Dật Đa sẽ trở thành con sư tử trong Jinas.
Trải qua thời gian phát triển, Phật giáo chia thành 3 nhánh là Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa thì hình tượng Phật Di Lặc cũng biến đổi không ngừng.
Theo PGS. TS. Đinh Hồng Hải thì nguyên bản của biểu tượng Di Lặc trogn văn hóa Ấn Độ là một vị “Phật gầy” hoàn toàn khác với “Phật cười” hay “Phật béo” mà chúng ta thường thấy hiện nay.
Di Lặc béo là ai?
TS. Trần Hậu Yên Thế cho biết: Chỉ đến thời Tống mới bắt đầu phổ biến hình ảnh “Di Lặc béo” hay cũng gọi là ông Phật cười. Thực chất đây là hình ảnh của hòa thượng Khiết Thử sống vào cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại, ở Phụng Hóa tỉnh Triết Giang. Vị hòa thượng này có danh xưng Bố Đại vì tương truyền hay mang một cái túi vải bố theo người, vân du nay đây mai đó.
Tương truyền trước khi viên tịch Khiết Thử để lại một bài kệ cho biết mình chính là hiện thân của Di Lặc. Hình ảnh sớm nhất là bức phù điêu chạm trên vách núi Linh Ẩn, Hàng Châu, Triết Giang, thế kỷ XI. Hình ảnh Di Lặc Di Lặc Khiết Thử – Bố Đại hòa thượng này là một sản phẩm rất đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa. Hình ảnh Di Lặc mang kiểu thức Trung Hoa này hoàn toàn trái ngược với truyền thống tiếu tượng của đức Phật Metteya.
Những điểm trái ngược đó là: Di Lặc Metteya có dáng gầy, bụng thon, nhỏ, diện mạo trẻ trung, đầu hơi cúi, tóc vấn, nghi dung trầm tư, dáng vẻ cao quý, tọa tòa sen, linh thú sư tử. Trong khi đó Di Lặc Khiết Thử có hình dáng béo, bụng to, căng tròn. Tuổi tác trông già. Đầu trọc, ngửa mặt. cười hỉ hả. Nghi dung, bình dân, ngồi bệt trên đất và không có linh thú.
PGS Đinh Hồng Hải đặt giả thuyết rằng Di Lặc béo được hình thành trong văn hóa Trung Hoa sau khi Pg Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, hoàn toàn khác với Di Lặc gầy trong văn hóa Ấn Độ.
Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Di Lặc Bố Đại hòa thượng là người tính khí thất thường, hay đi ngao du với một cây gậy và cái túi vải to. Bố Đại Hòa Thượng thường đi khất thực, đựng những thứ xin được trong túi vải rồi đem cho lại người khác, ăn uống như người phàm tục.
Xét về góc độ nghệ thuật tạo hình, tuyệt nhiên không thấy mối liên hệ nào giữa Bố Đại Hòa Thượng với biểu tượng Di Lặc ở Ấn Độ, Hymalaya hay Trung Á (trong khi tượng Phật Thích Ca vẫn giữ được nhiều nét cơ bản của nguyên mẫu Ấn Độ).
Điều này cho thấy sự “ly khai” văn hóa của biểu tượng Di Lặc khi du nhập vào khu vực trung tâm của văn hóa Hán. Không chỉ tách khỏi nguyên mẫu có sẵn từ văn hóa Ấn Độ để trở thành Phật béo/ Phật cười như ở chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, Trung Quốc. Biểu tượng này còn phát triển thành vô số dạng biểu hiện khác trong dân gian với nhiều chức năng mới. Không chỉ tạo nên hình thức mới của Di Lặc mà còn hình thành nên dạng tín ngưỡng mới vượt ra ngoài phạm vi của Phật giáo.
Biểu tượng Di Lặc được phát triển ra rất nhiều biến thể khác nhau (nằm, ngồi, đứng) (ảnh internet)
Di Lặc béo vào Việt Nam từ khi nào?
Theo TS. Trần Hậu Yên Thế. Dạng thức Di Lặc Bố Đại hòa thượng đã ảnh hưởng sang Nhật Bản và Việt Nam với kiểu thức: Béo bụng – trọc đầu – cười toét. Tuy nhiên, điều cần làm rõ là kiểu thức Di Lặc béo này xuất hiện sớm nhất khi nào và ở đâu. Liệu thời Lý, Trần đã có kiểu thức này?
Cho đến nay, pho tượng Di Lặc Khiết Thử xuất hiện vào thế kỷ XVII ở chùa Mía được coi là sớm nhất. Nhưng cho đến hết thế kỷ XVIII, tượng Phật Di Lặc béo cũng không phổ biến trong các ngôi chùa Việt. Trong hệ thống Phật điện của chùa Bút Tháp – một ngôi chùa hoàng gia thế kỷ XVII, không xuất hiện tượng Phật Di Lặc.
“Hiện nay, chúng ta có thể thấy nhiều dạng Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng hay Di Lặc Khiết Thử có nguồn gốc từ Trung Quốc này đang thịnh hành ở khắp các chùa chiền, đồ lưu niệm của Việt Nam trong khi biểu tượng Di Lặc theo nguyên mẫu Ấn Độ lại hầu như không xuất hiện ngoại trừ pho tượng ở chùa Phật Tích mà các nhà nghiên cứu đang đặt nghi vấn. Hàng ngày, các tín đồ Phật Tử vẫn thờ cúng Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng nhưng không hề biết cội rễ xuất thân của biểu tượng này  vốn được chuyển đổi từ văn hóa Ấn Độ từ “gầy” thành “béo”, PGS. TS Đinh Hồng Hải cho biết.
Quách Dương

Bí mật tượng phật Di Lặc (kỳ 2): Tại sao lại có Di Lặc béo?

05:12 19/10/2017
Di Lặc béo/ Phật cười/ Di Lặc Bố Đại hòa thượng theo truyền thuyết Trung Hoa là nhân vật có thật, tên Khiết Thử, xưng Bố Đại và chu du tứ phương khất thực. Nhưng tại sao hình mẫu Di Lặc lại có sự chuyển thể từ một vị Phật gầy sang một vị Phật béo? Theo các nhà nghiên cứu, Di Lặc Khiết Thử là nhân vật có thật, sống ở Trung Quốc, còn Di Lặc gầy (nguyên mẫu Ấn Độ) là nhân vật không có thật (ảnh internet)
Di Lặc là nhân vật “mở”
Với nhiều năm nhiên cứu về Di Lặc, PGS. TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra  đặc điểm quan trọng vừa là Phật vừa là Bồ Tát. Ngoài ra, Bồ Tát Di Lặc còn có chức năng của một Đấng cứu thế – một đặc điểm mà không một nhân vật nào trong hệ thống Phật giáo có được.
Trong vai trò này, Di Lặc có thể sánh ngang với Đức chúa Giê – su trong Cơ đốc giáo, Mesiah trong Do Thái giáo hay Cakravartin (Chuyể Luân Thánh Vương) trong Ấn Độ giáo. Có thể nói, chức năng…chức năng đấng cứu thế luôn hiện hữu trong mỗi tôn giáo. Chẳng hạn như Cakravartin trong văn hóa Ấn Độ thường được xem là sự hiển linh của thần Visunu cứu rỗi thế giới.
Như trong loạt bài “Bí mật xuyên thế kỷ về pho tượng đá chùa Phật Tích” mà báo Khoa học & Đời sống đã đề cập. Trong “Tam thế Phật” (quá khứ – hiện tại – tương lai) thì Di Lặc được gọi là Bodhivattva và là Đức Phật tương lai. Đấng cứu thế Di Lặc đang ngự ở cõi trời Đâu Suất và sẽ giáng sinh trong tương lai.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, có lẽ vì hai ứng than nói trên mà nhân vật Di Lặc luôn tồn tại theo dạng “mở” và rất linh hoạt trong các vai trò khác nhau nên việc xuất hiện các biến thể về biểu tượng cũng là điều dễ hiểu.
Biểu tượng Di Lặc Khiết Thử của hiện diện ở nhiều ngôi chùa của Việt Nam – ảnh tượng Di Lặc ở núi Cấm, tỉnh An Giang. (ảnh internet)
Giả thuyết sự  giao thoa văn hóa
Quá trình phát triển của Phật giáo theo 3 con đường Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa từ cách đây khoảng 2 thiên niên kỷ, đó là những “dòng chảy” đầy phức tạp và bí ẩn. Sự phát triển của Phật Di Lặc cũng vậy.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, khi nghiên cứu về sự ra đời của Di Lặc béo cần phải đặt nhân vật này trong hệ thống các biểu tượng của Phật giáo Đại thừa. Con đường phát triển của Phật giáo Đại thừa gắn liền với “Con đường tơ lụa” từ Ấn Độ – Trung Á – Trung Quốc”. Quá trình phát triển của Phật giáo Đại thừa  cũng chính là quá trình phát triển của con đường Tơ lụa với sự “khổng lồ hóa” nhân vật Di Lặc thông qua các tượng đá xuất hiện ven “Con đường tơ lụa” hàng nghìn năm qua.
Một biến thể khác của Di Lặc Bố Đại Hòa thượng – Di Lặc Khiết Thử (ảnh internet).
Thông qua sự phân tích về cách bài trí Phật điện và kích cỡ từng pho tượng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra quá trình biến đổi của các hình tượng tôn giáo, trong đó có Di Lặc như sau:
Ban đầu, Di Lặc xuất hiện với vai trò phụ trợ cho Phật Thích Ca, tượng Di Lặc cũng được đặt ở vị trí phụ, thấp hơn chứ không phải vị trí trung tâm như Thích Ca. Kích cỡ các pho tượng Di Lặc ở giai đoạn đầu cũng rất nhỏ. Do chức năng là một Đấng cứu thế cộng với việc con người phải đối mặt với thiên tai, địch họa, chiến tranh đã khiến cho Di Lặc dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
Đặc điểm dễ nhận thấy của Phật Di Lặc giai đoạn này là các tượng Phật khổng lồ xuất hiện rất nhiều dọc theo “con đường” này, từ Ấn Độ vượt qua Trung Á đến Trung Quốc mà điển hình là pho tượng tạc trên núi Nga Mi, Vân Cương, Trung Quốc…
Sự phát triển đến đỉnh điểm này của biểu tượng Di Lặc cũng đồng nghĩa với vai trò và vị thế của tín ngưỡng Di Lặc  đã trở nên rất quan trọng trong cộng đồng Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các biểu tượng Di Lặc vẫn mang phong cách Ấn Độ của “Di Lặc” gầy
Di Lặc béo và những bí ẩn chưa thể giải thích
Có một thực tế hiện nay, đó là các tín đồ Phật tử thờ cúng cả 2 nhân vật Di Lặc gầy và Di Lặc béo. Di Lặc gầy có trước với gương mặt thanh tú, ngực lép, thân gầy, vận tào y. Còn Di Lặc béo thì đầu trọc, bụng béo tay cầm hồ lô hoặc tràng hạt… và cái khiến người ta khó hiểu là tại sao lại có 1 tên gọi Di Lặc cho hai hình tượng đối lập này trong một  tôn giáo đó là Phật giáo?
TS. Trần Hậu Yên Thế, Đại học Mỹ thuật Việt Nam lý giải (như bài trước đã phản ánh, nay xin được nhắc lại): Di Lặc béo là vị hòa thượng tên là Khiết Thử, sống vào cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại ở Phụng Hóa, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Vị hòa thượng có danh xưng là Bố Đại vì trên người lúc nào cũng đeo một bao bố lớn, vân du nay đây mai đó khất thực, sau đó lại chia đồ khất thực cho người khác. T
ương truyền, trước khi viên tịch, Bố Đại hòa thượng để lại bài kệ nói rằng, mình là hiện thân của Di Lặc nên từ đó, phật tử gọi ông là Di Lặc Bố Đại hòa thượng. Hình ảnh sớm nhất được tìm thấy sớm nhất tại núi Linh Ẩn, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
PGS. TS Đinh Hồng Hải cho rằng, đây thực chất là sự biến đổi về mặt văn hóa khi Phật giáo du nhập vào khu vực trung tâm của văn hóa Hán. Và với dạng ứng thân mở của Di Lặc có thể là nguyên cớ làm phát sinh nhiều “phiên bản” Di Lặc sau này.
Mặc dù vậy, đây mới chỉ là những giả thuyết và xung quanh mối quan hệ giữa Di Lặc béo và Di Lặc gầy vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ. Cụ thể, tương truyền về bài kệ của Di Lặc Bố Đại hòa thượng nói mình là hiện thân của Di Lặc cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có phát hiện khoa học nào chứng minh rõ ràng việc này. Thứ hai, cần phải bàn đến, đó là tại sao người dân lại tiếp nhận một hình ảnh đối lập là Di Lặc béo so với Di Lặc gầy vốn được coi là Đấng cứu thế, và hình ảnh đó chiếm vị trí thượng tôn đối với mỗi tín đồ Phật tử?  Đây là những vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu sâu thêm trong phần tiếp theo.
Quách Dương

Bí mật tượng Phật Di Lặc (kỳ cuối): Giả thuyết chấn động về Di Lặc béo

02:06 24/10/2017
Gần 20 năm nghiên cứu về  biểu tượng Phật Di Lặc, PGS. TS Đinh Hồng Hải, TS. Trần Hậu Yên Thế đã phát hiện ra những “mật mã” có thể gây bất ngờ đối với cộng đồng Phật tử. Biểu tượng Kubera một vị thần tài của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)
Bí ẩn Di Lặc béo
Trong các bài viết trước, báo Khoa học & Đời sống đã đề cập đến biểu tượng Di Lặc được sử dụng trong Phật giáo. Tuy nhiên, ngoài các nghiên cứu hiện trạng Di Lặc béo (Di Lặc Bố Đại hòa thượng, Di Lặc Khiết Thử) thì từ trước đến nay, rất ít công trình nghiên cứu nào đi tìm nguồn gốc của nhân vật tôn giáo này.

PGS. TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Từ trước tới nay đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến sự phát triển của biểu tượng Di Lặc Bố Đại Hòa thượng hay Di Lặc béo. Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức, đó là nguồn gốc của biểu tượng này. Vì sao biểu tượng Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào văn hóa Trung Hoa lại biến thành Di Lặc Bố Đại hòa thượng? Vì sao biểu tượng Maitreya vốn “nghiêm nghị” trong văn hóa Ấn Độ lại biến thành “Phật cười” trong văn hóa Trung Hoa?…

Trong một số nghiên cứu trước đây, ông cho rằng đây là một sự dung hợp văn hóa giữa Phật giáo với văn hóa bản địa của người Trung Hoa, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các vị tài thần và phúc thần Trung Hoa (với các đặc tính: Béo, hói đầu, bụng to). Mặc dù vậy, sự biến đổi từ biểu tượng Maitreya trong văn hóa Ấn Độ thành Di Lặc Bố Đại hòa thượng trong văn hóa Trung Hoa dường như vẫn chưa có cơ hội được làm rõ. Nói cách khác, nguyên mẫu Di Lặc Bố Đại hòa thượng bắt nguồn từ đâu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp ngoài cái tên (Maitreya/Di Lặc/Di Lặc Phật) được “bê y nguyên” từ Phật giáo Ấn Độ qua Phật giáo Trung Hoa và gán cho Di Lặc Bố Đại hòa thượng”.

 Tượng Di Lặc Khiết Thử ra đời muộn hơn và giống hệt tượng Kubera của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)

Tượng thần tài của Ấn Độ cũng có nhiều biến thể khác nhau (ảnh Đinh Hồng Hải)
Di Lặc giống với vị thần tài của Ấn Độ
Trong công trình chưa được công bố chính thức bằng tiếng Việt, PGS. TS Đinh Hồng Hải đã đưa ra những giải thuyết để có thể đi đến cái nhìn tổng quát về nguồn gốc và sự hình thành nhân vật tôn giáo Di Lặc Bố Đại hòa thượng.
Điều đầu tiên mà PGS. TS Đinh Hồng Hải phát hiện ra, đó chính là mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ thần tài với tín ngưỡng thờ thần tài Kubera cổ xưa trong văn hóa Ấn Độ. Kubera là một vị thần tài đã tồn tại trong văn hóa Ấn Độ từ trước khi Phật giáo ra đời ở quốc gia này. Việc nhận diện Kubera khá dễ dàng với hình thức của một nam thần cởi trần, bụng phệ, thường được tạo tác ở dáng ngồi bệt, tay trái cầm con chồn báu (mongoose) tượng trưng cho châu báu, tay phải cầm vật báu hình quả lựu (pomegranate) tượng trưng cho ngũ cốc (đôi khi hình quả lựu này được thay bằng một túi tiền). Biểu tượng này từng xuất hiện một cách mơ hồ trong văn hóa Trung Hoa với một cái tên dân gian là Phát Tài Phật (Buddha for wealth – 發財佛). Dễ dàng nhận thấy, hình thức biểu hiện “béo tốt bụng phệ” ở đây chính là nguyên mẫu của Kubera mà không phải là Maitreya (Di Lặc) với dáng thanh mảnh và nghiêm nghị trong Phật giáo.
Một biến thể khác của Kubera – một vị thần tài của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)
PGS. TS Đinh Hồng Hải cho biết: “Tìm hiểu các biểu tượng Phật cười/ Di Lặc Bố Đại hòa thượng xuất hiện đầu tiên ở Trung Hoa, chúng tôi phát hiện ra một điều hết sức thú vị là tại nơi ra đời của biểu tượng này (chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc) cùng tồn tại biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng và Kubera (được gọi bằng một cái tên Trung Hoa là Tì Sa Môn Thiên vương -毘沙門天王). Đem so sánh với một số biểu tượng Kubera khác, chúng tôi đã phát hiện ra khá nhiều pho tượng Kubera có hình thức biểu hiện giống với hình thức biểu hiện của Di Lặc Bố Đại hòa thượng Trung Hoa. Rất có thể người Trung Hoa xưa đã “lắp ghép” hình thức biểu hiện của Thần Tài Kubera với cái tên Di Lặc/ Maitreya để hình thành nên một biểu tượng Di Lặc mới trong Phật giáo Trung Hoa, đó là Di Lặc Bố Đại hòa thượng. Nếu giả thuyết này được kiểm chứng thì đây sẽ là một phát hiện vô cùng thú vị về sự sao chép điêu luyện các thành tố văn hóa Ấn Độ cổ đại của người Trung Hoa xưa”.
Đặc biệt, khi du nhập vào Việt Nam, biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng lại trải qua một quá trình dân gian hóa và trở thành một vị Di Lặc – Thần Tài (báo Khoa học & Đời sống sẽ phân tích ở kỳ sau). Sự phát triển này vô tình đã đưa biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng trở về đúng nguyên mẫu cổ xưa là tín ngưỡng thờ thần Kubera trong văn hóa Ấn Độ.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải: Xét về hình thức biểu hiện thì biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng có một sự chuyển đổi “quay vòng” từ Kubera, một vị thần tài trong văn hóa Ấn Độ, biến thành Phật cười trong văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Tiếp theo, từ biểu tượng Phật cười trong văn hóa Việt Nam, biểu tượng này lại “biến” thành Di Lặc – Thần Tài, một vị thần tài mới trong xã hội Việt Nam đương đại. Sự lặp lại các đặc điểm béo, hói, bụng to, tay cầm báu vật được lặp lại y nguyên từ văn hóa Ấn Độ qua văn hóa Việt Nam thông qua Di Lặc Bố Đại hòa thượng của Trung Hoa. Còn những khác biệt chủ yếu chỉ là các mô – típ trong trang phục và hình thức của các báu vật trên tay các vị thần. Trong khi biểu hiện của vị thần béo tốt này trong văn hóa Trung Hoa là Di Lặc Bố Đại hòa thượng (một biểu tượng Phật giáo) thì trong văn hóa Ấn Độ và Việt Nam nó lại là đại diện cho một vị thần dân gian –  thần tài.
Quách Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét