Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 290

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hợp tác và va chạm giữa tình báo VN với tình báo Liên Xô phần 1(248)
                               Hợp tác và va chạm giữa tình báo VN và tình báo Liên Xô phần 2

Quan chức tình báo Mỹ bị bắt

Henry Frese, thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, bị bắt sáng 9/10 vì cáo buộc tiết lộ tin mật cho hai nhà báo từ năm 2018 - 2019.




Henry Frese, chuyên gia phân tích chống khủng bố, 30 tuổi, bị tòa án thành phố Alexandria, bang Virginia, buộc tội rò rỉ thông tin quốc phòng quốc gia vào chiều 9/10. Bản cáo trạng cho biết Frese đã chia sẻ thông tin tuyệt mật, bao gồm các chi tiết về hệ thống vũ khí nước ngoài cho hai nhà báo, trong đó có một người được cho là có mối quan hệ tình cảm với ông. 
Hành vi chia sẻ thông tin tuyệt mật trái phép của Frese có thể "gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ", bản cáo trạng nói thêm. Hiện hai nhà báo và cơ quan báo chí được Frese tiết lộ thông tin vẫn chưa được công bố.
G Zachary Terwilliger, công tố quận phía đông Virginia,  tuyên bố bắt giữ Henry Frese ở Alexandria hôm 9/10. Ảnh: AP.
G Zachary Terwilliger, công tố quận phía đông Virginia, tuyên bố bắt giữ Henry Frese ở Alexandria hôm 9/10. Ảnh: AP.
Nhà báo bị nghi ngờ có quan hệ tình cảm với Frese đã viết ít nhất 8 bài liên quan đến 5 nguồn tin tình báo bí mật được Frese cung cấp. Chuyên gia thuộc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ bị cáo buộc đăng lại một bài viết của nhà báo trên lên Twitter.
Sau khi một nhà báo khác nhắn tin cho Frese trên Twitter, ông đã đồng ý nói chuyện với người này và nhà báo thứ hai nói rằng ông sẵn lòng giúp đỡ nhà báo đầu tiên "phát triển". Frese bị cáo buộc tiết lộ thông tin từ một số báo cáo tình báo mật cho các nhà báo qua điện thoại. 
"Frese bị bắt quả tang tiết lộ thông tin an ninh quốc gia nhạy cảm vì lợi ích cá nhân. Frese đã phản bội lòng tin của người dân Mỹ, một sự phản bội có nguy cơ gây tổn hại đến an ninh của đất nước này", John Demers, quan chức Bộ Tư pháp Mỹ cho hay.
Henry Frese bắt đầu làm việc tại Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ từ năm 2017. Theo thông tin của FBI, Frese làm việc trong một Cơ sở Xử lý Thông tin Nhạy cảm ở Reston, Virginia. Chuyên gia 30 tuổi hiện đối mặt án tù tối đa 10 năm với hai tội danh cố ý lộ thông tin quốc phòng.
Ngọc Ánh (Theo BBC)

Điều ít biết về những chiến công của tình báo Liên Xô

Nguyên Phong |

Điều ít biết về những chiến công của tình báo Liên Xô
Binh sĩ Liên Xô trong Thế Chiến 2. Ảnh: ER

GRU đã thu thập thông tin trong những điều kiện vô cùng phức tạp, dưới sự kiểm soát gắt gao của các cơ quan phản gián Đức và luôn chịu nhiều rủi ro tính mạng.

GRU đã thu thập thông tin trong những điều kiện vô cùng phức tạp, dưới sự kiểm soát gắt gao của các cơ quan phản gián Đức và luôn chịu nhiều rủi ro tính mạng.
Các điệp viên thuộc Tổng cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Hồng quân Liên Xô (GRU) đã cung cấp những bằng chứng về việc Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô, cũng như thời điểm tấn công cụ thể, những nước tham gia cùng với Đức, số lượng các binh đoàn Đức tập trung dọc biên giới với Liên Xô…
Trong suốt Chiến tranh Vệ quốc, GRU tập trung chủ yếu vào việc thu thập tin tức chính xác về các kế hoạch của quân Đức, hoạt động và năng lực của nền công nghiệp quân sự Đức và các nước chư hầu, về việc liệu Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ có cùng với Đức tấn công Liên Xô hay không.
Các điệp viên của GRU Richard Sorge hoạt động ở Nhật Bản và Moriss ở Mỹ đều khẳng định Tokyo sẽ không tiến công Liên Xô từ phía Đông như đã hứa với Đức.
Ngày 16/9/1941, Hitler phê chuẩn kế hoạch tiến công Moscow mang tên Typhoon (Bão tố), sử dụng trên 1 triệu quân được 1.700 xe tăng và một lực lượng lớn không quân chi viện. Thế nhưng, Hitler không thể ngờ rằng hầu như bút phê của y còn chưa ráo mực, Bộ Tổng chỉ huy Hồng quân đã nắm được.
Thông qua việc giải mã một tài liệu, kết hợp hỏi cung một phi công tù binh bị bắn rơi trên bầu trời ngoại ô Moscow, GRU biết được rằng quân Đức mà nòng cốt là Cụm tập đoàn quân Trung Tâm dưới quyền chỉ huy của Thống chế Von Bock sẽ mở màn chiến dịch Typhoon vào ngày 2 hoặc 3/10/1941.
Tin từ các điệp viên GRU tại nhiều nơi như London (Anh), Paris (Pháp)... cũng có nội dung tương tự. Đặc biệt, mạng lưới do Thiếu tướng Vasily Tupikov - Tuỳ viên quân sự Liên Xô tại Berlin chỉ đạo, không chỉ khẳng định thông tin trên mà còn cung cấp danh sách các đơn vị không quân Đức tham gia chiến dịch.
Những tin tình báo quan trọng này đã giúp Bộ Tổng chỉ huy tiến hành các biện pháp cần thiết trong việc tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ Moscow.
Ngày 3/10/1941, khi quân Đức tiến công, nhiều cơ quan chính phủ đã kịp thời di tản về các thành phố khác. Cơ quan tiền phương của GRU ở lại Moscow, ngay cạnh Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu để theo dõi, nắm bắt tin tình báo, trực tiếp cùng Cục Tác chiến hoạch định kế hoạch và điều hành tác chiến.
Cơ quan tiền phương GRU đã tiến hành một chiến dịch mật có tên Kế hoạch Z, tổ chức 5 nhóm tác chiến gồm gần 500 người, 71 đội hành động với gần 2.000 người tung vào hậu phương địch. Các nhóm tác chiến đã tích cực khai thác các thông tin về các đơn vị Đức cũng như kế hoạch tác chiến của quân Đức.
Bằng những cuộc tiến công đột kích bất ngờ, hiệu quả, các đội hành động đã gây thương vong cho đối phương; hạn chế tới mức tối thiểu khả năng vận chuyển lực lượng, phương tiện chiến tranh, vũ khí trang bị của quân Đức theo các tuyến đường quan trọng, đặc biệt là hướng Smolensk - Moscow.
Lực lượng Tình báo Vô tuyến điện (VTĐ) thuộc GRU cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trinh sát các đơn vị máy bay ném bom Đức, xác định chính xác chủng loại, số lượng, sân bay cất cánh, hướng bay oanh kích Moscow.
Tin tức của VTĐ đã góp phần để lưới lửa phòng không dày đặc của Hồng quân bảo vệ có hiệu quả thủ đô trước không quân Đức. Chính chiếc máy bay Yankers-88 với viên Đại uý Meshmid mang theo những thông tin tình báo quý giá bị bắn rơi trước trận đánh cũng có đóng góp to lớn của tình báo VTĐ.
Đồng thời, các tiểu đoàn đặc nhiệm VTĐ Hồng quân đã rất thành công trong việc tiến hành gây nhiễu và tung tin giả. Mỗi tiểu đoàn được trang bị 18-20 máy thu trộm sóng và 4 máy định vị. Các sĩ quan liên lạc Đức thừa nhận, tin do VTĐ cung cấp đã “đóng vai trò quyết định trong thắng lợi của người Nga”.
Sang năm 1942, GRU cảnh báo Bộ Tổng tham mưu Xô-viết về việc Đức chuẩn bị đợt tấn công mùa xuân theo hướng Kavkaz và Stalingrad, cùng các đòn tấn công hỗ trợ ở hướng bắc và các chiến dịch nghi binh ở hướng trung tâm nhằm vào Moscow. Thời hạn bắt đầu là trung tuần tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
Trong các chiến dịch tiếp theo, GRU cung cấp các tin tức tình báo chính xác giúp Bộ Tổng tư lệnh Tối cao đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.
Trong chiến dịch ở Vòng cung Kursk (1943), tình báo quân sự báo cáo Bộ Tổng tư lệnh Tối cao và Bộ Tư lệnh các phương diện quân thời điểm quân Đức chuyển sang tấn công từ ngày 3 đến 6/7. Tin tình báo chính xác cho phép Hồng quân đánh các đòn phủ đầu, giành chiến thắng và chủ động trên chiến trường.
GRU cũng có những đóng góp to lớn trong việc đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. Không phải ngẫu nhiên mà người thay mặt Liên Xô ký Hiệp ước đầu hàng của Nhật lại là Trung tướng Tình báo Kuzma Derevyanko. Đây là sự đánh giá rất cao của Nhà nước Xô-viết đối với Cơ quan Tình báo quân sự.
theo VietNamNet

Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow

Cuộc chiến tình báo từng là một phần quan trọng trong cuộc đối đầu khốc liệt giữa Liên Xô và Mỹ. Có 5 nơi ở Moscow ghi đậm dấu ấn cuộc chiến đó.
>>Bí mật về nữ điệp viên khuyết tật mang mật danh "chó sói"
>>Cuộc đời điệp viên huyền thoại Kim Philby được đặt tên tại một quảng trường ở Mátxcơva

Thủ đô Moscow (Nga) từng là nơi tập trung cao độ các gián điệp đến từ khắp nơi trên thế giới. Trò chơi “nghiệp vụ” tàn khốc đã và vẫn đang diễn ra ở đây.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Hình ảnh minh họa về điệp viên. Ảnh: Legion Media.
Chuyên trang đối ngoại Nga RBTH giới thiệu những địa điểm hàng đầu tại Moscow mà KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia của Liên Xô) chiến đấu với CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ):
Khách sạn Pekin
Khu phức hợp nổi tiếng ấn tượng này hội tụ cả nhà hàng và khách sạn. Tổ hợp này được xây vào thời kỳ Stalin. Không nghi ngờ gì nữa, nơi đây được đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ của KGB. Hầu hết các phục vụ bàn và bồi bàn trưởng đều là nhân viên của KGB. Rệp nghe lén được cài trong mọi phòng khách sạn và nhà hàng tại đây. KGB cũng sử dụng Pekin làm khách sạn của riêng mình, nơi các đặc vụ đến từ các thành phố khác của Liên Xô lưu trú trong thời gian thăm Moscow.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Khách sạn Pekin. Ảnh: RIA.
Trong các năm 1961-1962, tại khách sạn Pekin, điệp viên Anh Greville Maynard Wynne đã thực hiện các cuộc gặp với đại tá Oleg Penkovsky thuộc tình báo quân sự Liên Xô (GRU). Oleg Penkovsky khi ấy là một điệp viên CIA và được biết với cái tên “Đại tá của 3 cơ quan tình báo”, gồm Liên Xô, Mỹ và Anh. Penkovsky được thăng lên hàm Đại tá ở Mỹ và Anh và được hứa hẹn một vị trí trong bất kỳ đơn vị tình báo nào ông lựa chọn tại đây.
Tại Pekin, Oleg Penkovsky thường gửi cho điệp viên Wynne các bức ảnh chụp các tài liệu mật liên quan đến hệ thống vũ khí của Liên Xô. Tổng cộng Penkovsky đã gửi đi khoảng 5.000 bức ảnh. Ở chiều ngược lại, ông ta được nhận tiền, quà lưu niệm ngoại quốc, và cả các nhiệm vụ mới.
Phố Kosmodamianskaya, số 36
Đại tá GRU kiêm điệp viên CIA Penkovsky sống trong một căn hộ tại phố Kosmodamianskaya, số 36 (khi đó là phố Maxim Gorky). Năm 1963, các nhân viên KGB đã gài thiết bị theo dõi ông ta.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Phố Kosmodamianskaya, số 36. Ảnh: Google Maps.
Trên ban công của tầng phía trên căn hộ mà Penkovsky ở, nhân viên KGB đã giấu một chiếc camera nhỏ bên trong một bình hoa. Chiếc camera này chứng minh Penkovsky đã chụp các tài liệu mật bên cửa sổ bằng chiếc máy ảnh Minox nhỏ gọn.
Penkovsky bị bắt vào năm 1963 và bị kết án tử hình vào năm đó.
Cầu Krasnoluzhsky
Cây cầu Krasnoluzhsky nằm ở Tây Nam Moscow là nơi gặp gỡ giữa các điệp viên CIA và nhân viên Alexander Ogorodnik thuộc Bộ Ngoại giao Liên Xô. Ông này được tình báo Mỹ tuyển dụng trong thời gian ông công tác ở Campuchia vào năm 1974.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 4
Nhấn để phóng to ảnh
Cầu Krasnoluzhsky. Ảnh: TASS.
Thông tin mật trao đổi giữa Ogorodnik và CIA được chuyển qua các hộp được ngụy trang như là hòn đá hoặc thanh gỗ. Các hộp này được giấu ở trụ cầu.
Ogorodnik bị bắt vào ngày 22/6/1977 nhưng đã tự sát sau đó. KGB nỗ lực đảm bảo rằng CIA không hay biết về cái chết của ông ta. Và trò chơi nghiệp vụ bắt đầu.
Vào ngày 15/7/1977, nhân viên Đại sứ quán Mỹ đồng thời là điệp viên CIA Martha Peterson khi đang cố gắng giấu một bình chứa thông tin cho Ogorodnik tại cây cầu Krasnoluzhsky thì bị các đặc vụ KGB bắt giữ. Ngày hôm sau, cô ta bị trục xuất khỏi Liên Xô.
Cây cầu Krasnoluzhsky giờ đã được thay thế bằng cây cầu mới Luzhnetsky vào đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên các trụ cầu cũ vẫn còn đó, bao gồm các cột chống từng giấu các hộp chứa thông tin bí mật trong vụ án gián điệp Ogorodnik.
Sân ga tàu “Severyanin”
Năm 1985, KGB theo dõi gián điệp CIA Paul Zalaki, người đã giấu một hộp thông tin mật ngụy trang như hòn đá cách không xa sân ga tàu “Severyanin” trên tuyến Moscow-Yaroslavl.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 5
Nhấn để phóng to ảnh
Sân ga “Severyanin”. Ảnh: Wikipedia.
Vài tuần lễ sau đó, các nhân viên tình báo Xô viết bắt giữ Leonid Poleshuk, một nhân viên KGB làm điệp viên cho CIA, người đã tới để lấy hộp thông tin mật nói trên. Poleshuk tham gia gửi cho Mỹ các thông tin về điệp viên Liên Xô ở Nepal và Nigeria.
Hộp bí mật nói trên chứa đầy tiền, tới 25.000 rouble (với giá tiền lúc đó, số tiền này đủ để mua 4 chiếc ô tô). Đây là thù lao mà CIA gửi cho Poleshuk.
Nhà thờ Lớn Saint Basil
Nhà thờ này nằm ở Quảng trường Đỏ, ngay trung tâm của nước Nga. Thoạt nhìn, nó khó có thể là nơi hoàn hảo dành cho các gián điệp CIA. Nhưng trên thực tế, đó lại là một nơi như vậy.



Top 5 địa điểm tình báo Xô viết KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow - 6
Nhấn để phóng to ảnh
Nhà thờ Lớn Saint Basil. Ảnh: Moskva Agency.
Một đoạn cầu thang xoắn từ tầng 1 lên tầng 2 của tòa nhà này là nơi lý tưởng để bí mật truyền giấy mật.
Hơn nữa, nếu các nhà ngoại giao nước ngoài mà rời trung tâm Moscow ra ngoại ô thì có thể dễ dàng gây nghi ngờ cho phản gián Liên Xô.
Năm 1985, Đại tá KGB kiêm điệp viên tình báo Anh Oleg Gordievsky chuẩn bị đào tẩu khỏi Liên Xô. Theo kế hoạch, ông ta sẽ gặp điệp viên nước ngoài tại Nhà thờ Basil để nhận chỉ dẫn nhưng lần đó nhà thờ này lại đóng cửa.
Ấy thế nhưng Gordievsky vẫn xoay sở để cắt được sự đeo bám của nhân viên KGB và trốn thành công sang Anh. Ông ta sau đó bị Liên Xô kết án tử hình vắng mặt vì tội phản quốc. Cho đến ngày nay, Gordievsky vẫn nằm trong số ít trường hợp đào tẩu thành công khỏi lưới truy bắt của phản gián Liên Xô.
Theo Trung HiếuVOV.VN

Tình báo Anh bị tố che đậy cái chết của cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc

Cơ quan tình báo Anh MI6 đang đứng trước áp lực phải công bố những hồ sơ mà họ nắm giữ về vụ tai nạn máy bay bí ẩn năm 1961, dẫn đến cái chết của Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold.
Theo Guardian, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc khi đó, ông Hammarskjold cùng 13 người khác thiệt mạng khi chiếc máy bay chở họ gặp nạn gần thành phố Ndola, thuộc về đất nước khi đó được gọi là North Rhodesia và bây giờ là Zambia. Đã có những giả thiết cho rằng chiếc máy bay bị bắn hạ một cách có chủ ý.
Một bộ phim tài liệu ra đời năm nay, có tên Cold Case Hammarskjold, tiếp tục xoáy sâu vào chủ đề này và đã giành giải thưởng tại Liên hoan phim Quốc tế Sundance 2019.
Giờ đây, một báo cáo từ Mohamed Chande Othman, cựu bộ trưởng Tư pháp Tanzania, người được Liên Hợp Quốc chỉ định xem xét mọi thông tin mới liên quan đến vụ tai nạn năm 1961, cho thấy cơ quan tình báo Anh MI6 có liên quan mật thiết đến vụ việc.
MI6 điều hành một mạng lưới tình báo dày đặc trên khắp châu Phi trong thập niên 1960 và đã được yêu cầu chia sẻ bất cứ thông tin nào về vụ tai nạn.
Tinh bao Anh bi to che day cai chet cua cuu tong thu ky Lien Hop Quoc hinh anh 1
Hiện trường vụ tai nạn chiếc máy bay chở theo ông Dag Hammerskjold. Ảnh: AP.
"Anh và Mỹ gần như chắc chắn nắm giữ thông tin quan trọng không được tiết lộ", ông Othman tuyên bố, nói thêm rằng Anh phải mất tới 15 tháng để trả lời yêu cầu cung cấp thông tin.
Ông Othman nói thêm: "Mặc dù Vương quốc Anh được xác định là rất có khả năng nắm giữ thông tin liên quan và mặc dù tô đã chỉ ra những khu vực cụ thể nơi có thể tìm thấy thông tin đó, nhưng không có tài liệu mới hoặc thông tin nào khác được nhận và không có phản hồi nào với các truy vấn chi tiết mà tôi nhắc tới".
Năm ngoái, Liên Hợp Quốc đã yêu cầu 14 quốc gia - trong đó có Anh, Nam Phi, Mỹ và Nga - mỗi nước chỉ định một quan chức độc lập để đánh giá các tài liệu lưu trữ tình báo và an ninh quốc phòng của họ.
Chính phủ Anh hoàn thành yêu cầu này trong vòng 1 tháng và điều đó khiến ông Othman nghi vấn. "Tôi không nghĩ 1 tháng là đủ để đánh giá một cách toàn diện vấn đề này và bao quát tất cả những câu hỏi được yêu cầu".
Báo cáo của ông Othman thúc giục Anh và các nước khác có thông tin cần tham gia nhiều hơn vào cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc.
Trong ngày định mệnh 17/9/1961, Tổng thư ký Hammarskjold đang trên đường bay tới gặp thủ lĩnh tỉnh Katanga Moise Tshombe, cố gắng ngăn tỉnh này không tách khỏi Congo. Congo, nước có trữ lượng uranium lớn nhất thế giới, khi đó đang nhận nhiều sự trợ giúp và hàng hóa từ Liên Xô.
Ông Hammarskjold và các trợ lý nhận ra sẽ không thể có được một thỏa thuận hòa bình do sự xung đột lợi ích của các nước phương Tây và lính đánh thuê ở Katanga đang ngăn cản điều này, ông quyết định đưa binh sĩ Liên Hợp Quốc vào đây trong chiến dịch Morthor.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét