Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng - bị Vũ Nhôm và đồng bọn xâu xé như thế nào

Bán đảo Sơn Trà bị Vũ 'Nhôm' và đồng bọn xâu xé như thế nào?




Thanh tra Chính phủ kết luận UBND Đà Nẵng thẩm định không đầy đủ khi giao đất tại dự án khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa cho công ty của Vũ "Nhôm".



Cận cảnh dự án của Vũ 'Nhôm' ở bán đảo Sơn Trà bị đề nghị điều tra Trong số 18 dự án trên Sơn Trà, cơ quan Thanh tra kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra đối với các vi phạm tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa và khu biệt thự Suối Đá.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận số 269/KL-TTCP về việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà.
Theo kết luận này, UBND Đà Nẵng và các sở ngành liên quan có nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai trên bán đảo Sơn Trà. Thanh tra kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra, xử lý đối với các vi phạm tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án khu biệt thự Suối Đá.

Giao đất rẻ cho công ty của Vũ "Nhôm"

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra khi giao đất tại dự án khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa cho Công ty CP Xây dựng 79 (của Phan Văn Anh Vũ - tức Vũ "Nhôm"), các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng thẩm định không đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất theo quy định.
Theo hồ sơ, từ năm 2007, UBND Đà Nẵng giao cho chủ đầu tư. Đến tháng 7/2008, UBND TP ban hành quyết định 6123, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, giao 194.968 m2 đất có thu tiền cho Công ty CP Xây dựng 79.
Ban dao Son Tra bi Vu 'Nhom' va dong bon xau xe nhu the nao? hinh anh 1
Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Theo quy hoạch, công ty của Vũ "Nhôm" thực hiện dự án trên với quy mô 228 biệt thự và số vốn dự kiến hơn 2.000 tỷ đồng.
UBND Đà Nẵng cấp 33 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 194.968 m2 cho doanh nghiệp. Sau đó, công ty của Vũ "Nhôm" ký hợp đồng góp vốn bằng 33 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với một doanh nghiệp có trụ sở ở Hà Nội để thực hiện dự án trên.
Thanh tra Chính phủ kết luận khi giao đất tại dự án khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa cho Công ty CP Xây dựng 79, các cơ quan chức năng thẩm định không đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất theo quy định.
UBND Đà Nẵng xác định tiền chuyển quyền sử dụng đất với diện tích thấp hơn so với quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 là 13.679 m2.
Dù được chính quyền Đà Nẵng giao đất từ năm 2008, Công ty CP Xây dựng 79 không thực hiện đúng tiến độ dự án được phê duyệt.
Theo Thanh tra Chính phủ, hành vi của chủ đầu tư có biểu hiện chuyển nhượng dự án nhưng không thấy doanh nghiệp kê khai, nộp các khoản nghĩa vụ có liên quan vào ngân sách Nhà nước.
Thanh tra kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định đối với các vi phạm của chủ đầu tư tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa.

Ai sở hữa lô L09?

Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra UBND Đà Nẵng đã giao, cho thuê đất lô L09 thuộc dự án khu biệt thự Suối Đá không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai năm 2003, Điều 61 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004.
Thanh tra Chính phủ kết luận chính quyền địa phương đã điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án khu biệt thự Suối Đá chưa đúng quy định.
Việc UBND Đà Nẵng không qua đấu giá mà giao đất có thu tiền với đơn giá 2,5 triệu đồng/m2 (theo Quyết định số 3351/QĐ-UBND ngày 29/5/2006), giá thuê đất là 2.000 đồng/m2 (thấp hơn giá do UBND Đà Nẵng ban hành) đã làm giảm hơn 11,2 tỷ đồng sử dụng đất phải nộp ngân sách Nhà nước.
Thanh tra kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra, xử lý các tập thể cá nhân liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất lô L09 vì "có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước".
Ban dao Son Tra bi Vu 'Nhom' va dong bon xau xe nhu the nao? hinh anh 2
Chủ sở hữu đã xây căn biệt thự 2 tầng trên lô đất L09. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Theo hồ sơ, trước đây chủ sở hữu lô đất L09 trên núi Sơn Trà là bà Lê Thị Ngọc Oanh (vợ ông Đào Tấn Cường, chị dâu của cựu Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng).
Năm 2006 UBND Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng đất lô L09, với diện tích 300 m2 cho bà Oanh đầu tư xây dựng biệt thự và vườn sinh thái.
Tháng 5/2006, Sở Tài chính Đà Nẵng có tờ trình đề xuất giá chuyển quyền sử dụng đất lô L09 đối với 300 m2 đất xây biệt thự là 2,5 triệu đồng/m2, phần đất còn lại có giá thuê là 2.000 đồng/m2.
Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ tài chính, bà Oanh liên tục làm hồ sơ xin bổ sung tài sản gắn liền với đất và xin nhập thêm phần đất giao để phát triển hệ sinh thái rừng.
Từ năm 2006 đến 2011, UBND Đà Nẵng 4 lần ban hành quyết định điều chỉnh diện tích lô L09 từ 300 m2 lên hơn 12.400 m2. Tháng 4/2015, bà Oanh lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho ông Lê Hữu Tiến và bà Võ Thị Thanh Vân (ngụ Đà Nẵng).
Ông Tiến là em bà Lê Thị Quý - vợ cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh. Trong vụ này, ông Đào Tấn Bằng khi còn làm ở Văn phòng UBND Đà Nẵng, là người trình các văn bản liên quan đến lô L09 cho chủ tịch, phó chủ tịch thành phố quyết định.
Theo quan sát của Zing.vn, hiện, chủ sở hữu đã xây căn biệt thự 2 tầng trên lô đất L09. Biệt thự này được xây đã lâu và luôn khóa cổng, bên trong không có người ở, cỏ mọc um tùm chung quanh.
Chiều 19/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với Đào Tấn Bằng (sinh năm 1975, cựu Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, nguyên là Phó chánh văn phòng UBND TP, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng) để điều tra hành vi Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Ban dao Son Tra bi Vu 'Nhom' va dong bon xau xe nhu the nao? hinh anh 3

Kiến nghị Bộ Công an điều tra dự án công ty của Vũ 'Nhôm'

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định đối với các vi phạm tại dự án Ghềnh Bàn - Bãi Đa do Công ty CP Xâu dựng 79 làm chủ đầu tư.

Công ty 'cung cấp' dầu gây ô nhiễm nước sông Đà từng bị xử phạt 160 triệu

0 Thanh Niên Online
Theo Chủ tịch HĐQT Công ty Gốm sứ Thanh Hà, năm 2016, công ty này bị xử phạt hành chính 160 triệu đồng vì không có giấy phép khai thác, sử dụng nước.
Công ty Gốm sứ Thanh Hà từng bị phạt 160 triệu đồng vì chưa có giấy phép khai thác, sử dụng nước
Ảnh Trần Cường
Liên quan đến vụ xả dầu bẩn gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho Nhà máy nước sông Đà khiến hàng triệu người dân Hà Nội điêu đứng vì thiếu nước sạch, chiều nay 21.10, Thanh Niên đã có mặt tại trụ sở Công ty Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, tỉnhh Phú Thọ; nơi được xác định xuất dầu thải cho nhóm đối tượng xả thải) để tìm hiểu những thông tin liên quan.
Tại đây, ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Gốm sứ Thanh Hà, đã cung cấp cho phóng viên nội dung, kết quả thanh, kiểm tra của lực lượng chức năng tại công ty này.


Công ty 'cung cấp' dầu gây ô nhiễm nước sông Đà từng bị xử phạt 160 triệu - ảnh 1
Ông Nguyễn Đức Truyền, Chủ tịch HĐQT Công ty Gốm sứ Thanh Hà
Ảnh Trần Cường
Cụ thể, đoàn kiểm tra đã làm việc trong 2 ngày 18 - 19.10, kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của công ty này.
Kết quả kiểm tra cho thấy, năm 2016, Công ty Gốm sứ Thanh Hà đã bị Công an tỉnh Phú Thọ xử phạt hành chính số tiền 160 triệu đồng. Theo ông Truyền, công ty bị xử phạt vì chưa có giấy phép khai thác, sử dụng nước.
Đến năm 2018, Sở TN-MT tỉnh Phú Thọ đã nêu nhiều tồn tại của công ty này: chưa có giấy phép khai thác sử dụng nước và giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa nộp đủ phí bảo vệ môi trường, lò sấy của công ty được chuyển đổi từ than sang cám cưa chưa báo cáo với các cấp có thẩm quyền.


Công ty 'cung cấp' dầu gây ô nhiễm nước sông Đà từng bị xử phạt 160 triệu - ảnh 2
Kho chứa dầu của Công ty Gốm sứ Thanh Hà
Ảnh Trần Cường
Lực lượng chức năng cũng đã làm việc với bà Nguyễn Huyền Trang (31 tuổi, trợ lý giám đốc; là con gái ông Truyền) và ông Trần Thành Trung (44 tuổi, nhân viên phòng vật tư). Hai người này có liên quan đến việc xuất dầu thải cho nhóm đối tượng xả thải làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà.
Quá trình làm việc xác định, khoảng tháng 9, nghi phạm Lý Đình Vũ (37 tuổi, trú tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) liên lạc qua điện thoại với bà Trang đề xuất việc tiếp nhận và xử lý, tái chế số dầu thải đang lưu giữ tại Công ty Gốm sứ Thanh Hà và được bà Trang đồng ý.
Theo thỏa thuận miệng, bàTrang sẽ trả cho Vũ 1.000 đồng/lít để thu gom, vận chuyển và xử lý.


Công ty 'cung cấp' dầu gây ô nhiễm nước sông Đà từng bị xử phạt 160 triệu - ảnh 3
Khu vực tập kết dầu thải, chất thải nguy hại của Công ty Gốm sứ Thanh Hà
Ảnh Trần Cường
Đến sáng 7.10, Vũ gọi điện cho bà Trang để đến thu gom dầu thải, nhưng bà Trang đi vắng. Sau đó, bà Trang giao ông Trung chuyển giao số dầu thải cho Vũ.
Sáng 8.10, Vũ cho người đến Công ty Gốm sứ Thanh Hà lấy khoảng 8.830 kg dầu thải từ ông Trung chuyển giao. Từ khi xuất dầu thải, bà Trang chưa thanh toán chi phí cho Vũ vì không liên lạc được.
 
Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, ngày 9.10, tại xóm Quyết Tiến (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình), Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) phát hiện trên mặt đường giao thông liên xã Phú Minh - Phúc Tiến, cách trạm bơm nước hồ của công ty khoảng 2,5 km có vết dầu thải dài khoảng 200 m và chảy xuống suối Trầm thuộc xóm Quyết Tiến, ảnh hưởng đến hồ Đầm Bài (là đầu nguồn nước nguyên liệu của Nhà máy nước sông Đà). Vụ việc đã được báo cho cơ quan chức năng.
Qua điều tra, công an xác định 2 ô tô nghi vấn là xe tải mang biển số 99C - 087.83 thuộc Công ty TNHH TM và vận tải du lịch Minh Phương (tỉnh Bắc Ninh, hoạt động thu gom chất thải không nguy hại) và xe 4 chỗ mang biển số 89A - 137.66, chủ phương tiện là Nguyễn Văn Quyền (huyện Văn Lâm, Hưng Yên).
Công an cũng xác định 3 nghi phạm liên quan là Lý Đình Vũ, Nguyễn Chương Đại (25 tuổi), cùng trú xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; và Hoàng Văn Thám (33 tuổi), trú tại xã Chi Lễ, huyện Văn Quan, Lạng Sơn.
Sau khi triệu tập, Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Đại và Thám, còn Vũ đã bỏ trốn.
Đại và Thám khai, ngày 6.10 được Vũ thuê lái xe tải mang biển số 99C - 087.83 đến Công ty Gốm sứ Thanh Hà (thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) lấy chất thải trong 10 thùng chứa (khoảng 10 m3) chở về Hưng Yên.
Đến ngày 8.10, cả 3 đi 2 ô tô kể trên chở chất thải đến xóm Quyết Tiến, xả chất thải rồi bỏ trốn. Số chất thải này được xác định là dầu thải, gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.
Ngày 16.10, Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây ô nhiễm môi trường.
Khoảng 10 giờ 30 trưa 20.10, nghi phạm Vũ đã tới Công an tỉnh Bắc Ninh đầu thú. Tại đây, Vũ khai được một phụ nữ tên Trang, là con dâu của Giám đốc Công ty Gốm sứ Thanh Hà (địa chỉ tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), thuê đi đổ dầu thải.
Vũ đã được bàn giao cho Công an tỉnh Hòa Bình để điều tra theo đúng thẩm quyền và làm rõ thông tin về người thứ 4 liên quan đến vụ án. 


Hai cựu Bộ trưởng TT-TT bị kê biên nhà đất, phong tỏa hàng tỷ đồng tài khoản gửi ngân hàng

Hoàng An |


Hai cựu Bộ trưởng TT-TT bị kê biên nhà đất, phong tỏa hàng tỷ đồng tài khoản gửi ngân hàng
Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ảnh: T P.

Ngoài việc tịch thu số tiền đã chiếm đoạt, Cơ quan điều tra còn phòng tỏa các tài khoản riêng của hai cựu Bộ trưởng TT-TT và các bị can khác.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ngoài việc Phạm Nhật Vũ khắc phục số tiền đã mua bán cổ phần với AVG, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an còn thu giữ hơn 66.719.000.000 đồng của các bị can Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Hoàng Duy Quang và doanh nghiệp có liên quan về tài khoản tạm giữ do Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu mở tại kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội.
Cụ thể: Gia đình bị can Lê Nam Trà đã nộp số tiền 54,725 tỷ đồng; gia đình bị can Cao Duy Hải đã nộp 11,6 tỷ đồng; gia đình bị can Hoàng Duy Quang đã nộp 54.000.000 đồng; gia đình Trương Minh Tuấn đã nộp 2 tỷ đồng; ông Tống Minh Tuấn (Trưởng phòng tư vấn VCBS) nộp lại số tiền 100.000.000 đồng và Công ty AMAX nộp số tiền 240.000.000 đồng.
Cáo trạng xác định, đối với trường hợp của ông Nguyễn Bắc Son, quá trình điều tra, bị can này nhận thức rõ nếu không phải là Bộ trưởng Bộ TT-TT, người có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện dự án để Mobifone mua 95% cổ phần của AVG thì sẽ không được Phạm Nhật Vũ đưa số tiền 3 triệu USD.
Nguyễn Bắc Son đã nhiều lần viết đơn xin nộp lại số tiền đã nhận từ Phạm Nhật Vũ, tuy nhiên, ông không nhận được sự phối hợp của gia đình.
Về việc kê biên tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã kê biên nhà đất tại số 14 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đứng tên chủ sở hữu là Nguyễn Bắc Son và bà Lưu Thị Lý.
Kê biên nhà đất tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội đứng tên chủ sở hữu là Trương Minh Tuấn và bà Thái Thị Dung.
Đối với việc phong tỏa tài khoản khác của bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã thực hiện phong tỏa các tài khoản gửi tiết kiệm và tài khoản gửi thanh toán đứng tên Nguyễn Bắc Son tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có tổng số dư là 591.902.772 đồng.
Phong tỏa hai tài khoản tiết kiệm đứng tên Trương Minh Tuấn tại Ngân hàng VPBank có tổng số dư 2.120.000.000 đồng
Phong tỏa tài khoản đứng tên Lê Nam Trà tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) có số dư 937.602.713 đồng, và một tài khoản khác của bị cáo này tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP. HCM có số dư 850.124.697 đồng.
Các bị can đều đồng ý sử dụng số tiền trong các tài khoản trên để khắc phục hậu quả hành vi phạm tội.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn thu giữ vật chứng là hai chiếc vali Samsonite.
theo Trí Thức Trẻ

Khởi tố bị can nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015.

Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và đồng phạm, về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo khoản 3 điều 229 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015;
Thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo 110 và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, chiều nay, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Hiến bằng hình thức xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Hiến bằng hình thức cách các chức vụ: ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; ủy viên BCH Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó bí thư Đảng ủy, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và ủy viên BCH Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010).
Trong thời gian giữ cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ông Hiến chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân trong triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết của cơ quan này về công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng do Quân chủng Hải quân quản lý.
Ông Hiến cũng chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân về vi phạm, khuyết điểm như: Thực hiện không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng đối với 10 khu đất quốc phòng; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Đảng ủy Quân chủng Hải quân, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý, sử dụng các khu đất quốc phòng...
Các cơ quan chức năng đã xem xét, xác định vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Hiến là rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn về tiền, tài sản của Nhà nước và Quân đội, để một số cán bộ, đảng viên trong Quân chủng Hải quân bị khởi tố, điều tra và xử lý hình sự, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, Quân đội và cá nhân ông Hiến.
Theo VTV, TTXVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét