Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TRÀ DƯ TỬU HẬU 15/c

 
Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

(tiếp theo)

Ông A nói một thôi một hồi như một triết gia đã "mặc khải" chân lý và hăng say, làu làu, lên bổng xuống trầm như một nhà hùng biện thứ thiệt. Ly rượu tua cạn khô đáy chờ đợi mỏi mòn bên đĩa mồi chỉ còn một nửa.Ông A thấy vậy ngừng nói, buột miệng: "Xin lỗi cả nhà vì sự chờ đợi!", rồi rót tràn ly, nốc cạn, vừa quệt miệng vừa chuyền ly cho ông C. Ông B lên tiếng: "Anh A nói về những ý tưởng mới quá. Lần đầu tôi được nghe. Kể ra cũng hấp dẫn!Thôi, nói tiếp đi anh A!". 
Ông A, "được lời như cởi tấm lòng", mặc kệ chúng ta và ông C có thích không không cần biết, tiếp tục cuộc hùng biện dang dở:
"Nelson Mandela từng nói: "Mọi điều có vẻ là không tưởng cho đến khi nó được hoàn thành". Tôi tin câu nói đó dù sự hoang tưởng của triết học duy tồn (hay của ông A?) đến ngày nay "hình như vẫn chưa (!) có cơ sở để đặt cược niềm tin"!
 
...Vậy, nguyên nhân của chuyển hóa không gian là gì? Là để khẳng định Tồn Tại và phủ định Hư Vô! Vì làm gì có Hư Vô!? Mà Tồn Tại thì phải vận động, chuyển hóa mới Tồn Tại, và Tồn Tại chỉ có thể chuyển biến từ tồn tại này sang tồn tại khác chứ không thể thành Hư Vô, dù là trong tận cùng nhỏ khoảng khắc thời gian. Và đặc biệt, "cú huých" đầu tiên, thứ đóng vai trò là động lực tạo ra sự chuyển hóa, vận động của Tồn Tại, của vật chất là lực nội tại của hạt KG. Nó vốn dĩ được hình thành một cách tự nhiên do bức bách phải chuyển đổi trạng thái của hạt KG.

Triết học duy tồn đã dò tìm và suy đoán ra một công thức định lượng biểu diễn sự chuyển hóa từ thể tích hạt KG thành vật chất nội tại (hay tạm gọi là "tiền vật chất") của lượng kích thích không gian. Đó là:
                e = m. π^2. d^2/t^2 = m. π. d^3/3. t^2 = V/2
                 Suy ra:   E. t^2 = V/2. Hay:   2. E. t^2 = V
Trong đó:  e là ký hiệu năng lượng nội tại (toàn phần) của hạt KG.
                  m là khối lượng hạt KG, bằng 0,1024. 10^-28 g
                  π là số pi. Theo triết học duy tồn, nó bằng 3,125
                  d là đường kính "thẳng" của hạt KG
                  V là thể tích toàn phần của hạt KG
                  t là khoảng khắc nhỏ nhất của quá trình chuyển hóa 
                    hay còn gọi là đơn vị thời gian nhỏ nhất tuyệt đối 
                    của Vũ Trụ. Nó bằng 10^-38 giây.
Trong biểu thức trên, chúng ta thấy xuất hiện hai đại lượng đã rất quen thuộc nhưng ngẫm kỹ lại, thật ra chúng ta hiểu còn lơ mơ về chúng, đó là khối lượng và năng lượng. Chúng là gì? Ngày nay, chúng ta vẫn hiểu nôm na, khối lượng là độ đo quán tính (sức ì) của vật. Nhiều khi vẫn hiểu (nhầm) là sức nặng (trọng lực) của vật, số lượng vật chất (như "khối lượng tiền tệ" trong kinh tế). Còn năng lượng được hiểu là số đo mức độ vận động của vật chất, là khả năng làm biến đổi trạng thái hay hình thức tồn tại của vạn vật, nói cách khác, là khả năng sinh công của vật chủ động.
Triết học duy tồn hiểu hơi khác về khái niệm khối lượng và năng lượng. Theo đó, khối lượng là một chứng thực về sự tồn tại của vật chất. Đã là vật chất thì phải có khối lượng. Giá trị khối lượng nhỏ nhất và bất biến là của hạt KG. Vì vật chất được hình thành từ sự kết hợp nào đó của các hạt KG, nên khối lượng còn được coi là tổng số hạt KG tích tụ được của thực thể. Một ý nghĩa nữa của khối lượng, đó là chỉ số đặc trưng cho khả năng, mức độ bảo toàn trạng thái và hình thức tồn tại (độ đo quán tính) của vật chất. Điều lạ lùng nhất, mang bản chất cội nguồn không gian của nó là nó rất thực nhưng không thể "nắm bắt" được, như một thứ gì đó "có hồn chứ không có xác" rất giống không gian. Nói rõ ra, khối lượng là một đại lượng ảo, được con người xây dựng nên (giống như hầu hết các đại lượng vật lý khác) từ sự biểu hiện của thực tại nhằm giải thích thế giới thực tại khách quan - giải thích Vũ Trụ. Cũng như hầu hết các đại lượng cơ bản lẫn không cơ bản của tự nhiên trong vật lý mà con người đã xác định được, chúng ta chỉ có thể cảm giác được, linh cảm được, tính ra được, chứ không thể sờ mó được, thấy được, nghe được, ngửi được.
Gắn liền với khối lượng là năng lượng. Ở đâu hiển hiện khối lượng thì ở đó cũng hiển hiện năng lượng. Năng lượng cũng là một đại lượng ảo, rất thực nhưng không có tính trực giác, do con người nhận thức được từ vận động của thực tại và xây dựng nên. Nếu khối lượng đặc trưng cho khả năng bảo toàn, thì năng lượng đặc trưng cho khả năng làm biến đổi trạng thái vận động hay/và hình thức tồn tại của vật chất. Khối lượng chỉ có một cách thể hiện là sức ỳ quán tính, thì năng lượng, trong phạm vi tầng nấc qui mô Vũ Trụ của con người lại thể hiện dưới nhiều dạng như: cơ năng (thế năng, động năng), điện năng, hóa năng, nhiệt năng, quang năng...nhưng theo triết học duy tồn chỉ ra, càng đi sâu xuống tầng nấc vi mô của Vũ Trụ, chúng ta càng thấy sự nổi trội về vận động cơ học của vật chất. Điều đó dẫn chúng ta đến nhận định, tất cả các dạng chuyển hóa của Tự Nhiên Tồn Tại mà chúng ta quan sát được ở tầng nấc vĩ mô của Vũ Trụ đều có thể qui về vận động cơ học của vật chất, vì suy cho cùng, chúng đều là những vận động cơ học của vật chất ở thế giới vi mô phản ánh lên thế giới vĩ mô của Vũ Trụ. Như vậy, các dạng năng lượng mà chúng ta vẫn "thấy" thực ra chỉ là năng lượng cơ học. Trên thế giới này chỉ có thể tồn tại duy nhất một dạng năng lượng ẩn chứa tiềm tàng một động lực làm biến đổi một cách cơ học trạng thái hay/và hình thức tồn tại của vật chất. Phải chăng "cơ học lượng tử" là hệ lý thuyết còn pha tạp nhiều quan niệm vĩ mô của thế giới vi mô?
Nếu khối lượng của hạt KG là m thì vì vật chất được hình thành do  tích tụ các hạt KG mà thành, nên khối lượng của một vật bất kỳ, từ hòn đá cho đến các vì sao phải bằng:
                               M = n .m 
Trong đó, n là số tự nhiên.
Anhxtanh đã đóng góp cho vật lý học một biểu thức chính xác tuyệt đối và tuyệt mỹ là:
                               E = M .C2
Với: E gọi là năng lượng toàn phần của một vật
        c là vận tốc cực đại của ánh sáng, là tốc độ chuyển hóa cực 
          đại của không gian. Nó bằng πd/t = 3,125 . 0,96 . 10^-28 /  
          10^-38 = 3 . 10^10 cm/s
Vậy, năng lượng toàn phần của hạt KG là:
                                e = m . C2
Như vậy, chúng ta thấy, đã là vật chất thì đều phải có năng lượng, có khả năng biến đổi trạng thái hay/và hình thức tồn tại của vật chất tức có khả năng sinh công.
Công là một khái niệm vật lý được đề xuất ra trong thực tiễn áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống thế kỷ XIX. Trong wikipedia chép thế này: "Trong vật lý, công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra, và nó được gọi là công của lực. Chỉ có thành phần của lực theo phương chuyển động ở điểm đó thì mới gây ra công. Khái niệm công được đề ra đầu tiên vào năm 1826 bởi nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave Coriolis".
Biểu thức toán học của công là:  A = F . x
Với F là lực tác dụng, x là khoảng cách di dời của vật theo hướng lực.
Như vậy, theo định nghĩa, muốn có công thì phải cần tới năng lượng. Nhưng thử hỏi, giá trị A có phải là biểu hiện lượng năng lượng bị tiêu tốn hay không? Nếu thực hiện cuộc "hỏi - đáp" nhanh cho câu hỏi đó, chắc có lẽ nếu không là tất cả thì cũng đa số người được hỏi trả lời "có". Nhưng xét kỹ lại, sự khẳng định ấy rất đáng ngờ!
Vạn vật đều từ vật chất cấu thành nên vốn dĩ đều có khối lượng và hàm chứa một năng lượng toàn phần, nên đều có khả năng sinh công. Nhưng có khả năng không có nghĩa là có thể sinh công bất cứ lúc nào. Mỗi vật đều hàm chứa một lượng năng lượng toàn phần xác định và không đổi trong suốt thời gian tồn tại của nó dù có trải qua muôn ngàn tương tác nhưng không có trao đổi khối lượng, nghĩa là khi M không đổi thì:
                               E = M . C2  =  Hằng số
Một vật đứng yên mang năng lượng E, muốn thực hành một công, phải kích hoạt năng lượng đó, phải làm hình thành một lực F (lớn hơn lực quán tính của vật bị động!) tác động. Lực F có được là nhờ có sự chuyển hóa ra từ động năng. Kích hoạt năng lượng là làm xuất hiện động năng từ sự làm chuyển hóa năng lượng toàn phần E. Một trái núi đứng yên, dù mang trong lòng nó một năng lượng toàn phần vĩ đại, nhưng vì năng lượng đó mang giá trị ảo và nhất là không được kích hoạt, nên không thể lay động được mảy may một vật gì dù vật đó chỉ là hạt cát.
Kích hoạt năng lượng là chuyển hóa một phần năng lượng toàn phần thành động năng để xuất hiện tiềm tàng một động lực. Động lực này, khi tác động vào một vật khác mà có giá trị lớn hơn lực quán tính của vật đó thì sẽ thực hiện một công. Công này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào động lực của vật tác dụng và ma sát của vật bị tác động bởi môi trường.
Giả sử một vật đứng yên có khối lượng M, thì năng lượng toàn phần của nó là MC2. Muốn biến khả năng sinh công của năng lượng này thành hiện thực, phải kích hoạt nó, phải đưa vật vào chuyển động, tức là phải chuyển hóa một phần năng lượng toàn phần thành động năng theo biểu thức:
                    MC2= M0C2 + MV2
Trong đó thành phần thứ nhất của vế phải biểu thức gọi là năng lượng nội tại của vật. Thành phần thứ hai gọi là động năng. M0 gọi theo Anhstanh là khối lượng nghỉ của vật, nhưng một cách chính xác nên gọi là khối lượng động. V là vận tốc tương đối (tính tương đối của chuyển động!) của vật.
Từ biểu thức trên có thể suy ra:
                   M0C2  = M(C2 - V2)
và như thế:
                    M0 = M(1 - V2/C2
Ở đây nảy sinh ra hai vấn đề. 
Vấn đề thứ nhất là vì sao trong vật lý học, người ta xác định giá trị động năng bằng 1/2MV2 còn triết học duy tồn lại cho rằng giá trị động năng bằng MV2 ? Tôi cho rằng triết học duy tồn đúng và vật lý học đã ngộ nhận vì không ngờ ảnh hưởng của nguyên lý tác dụng tương hỗ.
Còn vấn đề thứ hai là vấn đề khối lượng nghỉ M0. Khối lượng nghỉ có giá trị ảo. nó biểu thị sự suy giảm của năng lượng toàn phần. Khi V = O, nó bằng khối lượng "thực" M. Khi V = C, nó triệt tiêu (vật thể bị phân rã thành các lượng kích thích KG, chính là các bức xạ hv, lan truyền trong không gian..."
Đang nói, ông A bỗng khựng lại, nhìn ra sân vườn, rồi ngước lên, nhìn vào đêm tối mênh mông, có vẻ như đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Tôi cũng nhìn theo hướng nhìn của ông A mà chẳng thấy gì ngoài bầu trời đêm...tối thui. 
"Ồ! trời tối rồi, nhanh thật!". Tôi buột miệng nói.
"Nhanh gì mà nhanh. Mọi người gần "quắc" hết trơn, nhanh cái nỗi gì nữa! Tại thằng Thu chăm chú nghe anh A nói quá mà!..." Ông C cười, lên tiếng.
"Có lẽ vì anh A nói hay. Hùng biện cứ như thánh!". Ông B xen ngang.
"Nói như người bị tâm thần mà hay?! Sự hoang tưởng vô lối mà hay nỗi gì? Ai tin chứ tôi không tin!". Ông C vẫn cười cười, lớn giọng.
Ông A lại lên tiếng, giọng vang vọng lạ lùng, tỏ rõ tâm thức bất cần đời, như cỗ xe tăng vượt qua mọi chướng ngại vật, chắc nịch:
"Có rất nhiều vấn đề phải nhận thức lại về bức xạ. Chẳng hạn bức xạ có khối lượng không? Ngày nay, các nhà vật lý đều đồng thuận ánh sáng không có khối lượng. Nhưng ánh sáng có năng lượng. Mà theo quan niệm của triết học duy tồn, ở đâu có năng lượng thì ở đó có khối lượng. Hơn nữa, theo khám phá của nhà vật lý học Planck thì năng lượng là đại lượng có tính gián đoạn Vậy, phải chăng ánh sáng có khối lượng mà chúng ta chưa xác định được? Lạ lùng nhất là ánh sáng nói riêng và bức xạ nói chung đều mang lưỡng tính sóng - hạt, là hạt mà chuyển động như sóng. Tại sao bức xạ lại lan truyền như sóng khi môi trường chứa chúng (không gian) bị cho là Hư Vô? Đó phải chăng là thể hiện mách bảo thầm kín nhất của tự nhiên rằng không gian là một môi trường có tính vật chất?
Nhớ lại biểu thức:
                             MC2= M0C2 + MV2
Đó là biểu thị năng lượng toàn phần và sự chuyển hóa năng lượng của một thực thể. Từ biểu thức này có thể suy ra điều quan trọng. Đó là khối lượng động (M0) giảm dần theo chiều tăng vận tốc (V). Khi V = C, thực thể sẽ phân rã hết thành bức xạ, M0 lúc này được cho là bằng O (thực ra là không xác định được). Đó là ý nghĩa của việc vật lý học cho rằng bức xạ ánh sáng không có khối lượng. Đến đây, triết học duy tồn khẳng định rằng, trong Vũ Trụ này không có bất cứ thực thể nào, trừ bức xạ, có thể di dời với vận tốc V = C. Mơ ước du hành Vũ Trụ bằng một con tàu có vận tốc ánh sáng là một mơ ước hão huyền tương tự như mơ ước chế tạo động cơ vĩnh cửu! Vừa rồi trên mạng có bài báo tựa đề: "Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng, sự thật thế nào?", đọc nghe "khoái tai" đáo để!
Còn một điều tôi muốn nói nữa ở đây là năng lượng có khả năng sinh công nhưng không thể trực tiếp sinh công mà phải thông qua lực. Lực tác dụng vào vật và sinh công. Có thể biểu diễn:
                 MV2 = M.V. X/t = M.a.X = F.X = A
Và kết luận: Muốn sinh công thì phải có lực tác động. Nhờ lực tác động mà sinh công. Muốn có lực thì cần huy động động năng. Và lực là đại lượng ẩn chức tiềm tàng trong động năng. Động năng là đại lượng biểu thị tính vận động của vật chất, được hình thành từ sự chuyển hóa năng lượng toàn phần nhờ sự tác động của môi trường ngoài. Mà chúng ta đều biết, hai thuộc tính cơ bản và nền tảng, liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời của Tự Nhiên Tồn Tại là tồn tại và vận động, Đối với vật chất nói riêng, nếu đại diện cho vận động là động năng thì đại diện cho sức ỳ tồn tại của nó là khối lượng. Nghĩa là không thể tìm thấy trong Vũ Trụ này năng lượng ở ngoài vật chất, đã có năng lượng thì phải có khối lượng và ngược lại, đã có khối lượng thì phải có năng lượng...".
Nói đến đây thì ông A dừng lại, lật đật cầm chai đã cạn đi rót thêm rượu rồi quay lại chắc định nói nữa. Lũ chúng tôi đều đã lớn tuổi mà nhậu khiếp quá. Mới đó mà đã hết vèo hơn nửa can rượu loại 5 lít.
Ông C thấy vậy vội nói, giọng đã nhão nhoẹt: "Thôi nghỉ thôi! Tôi say rồi! Hết uống nổi rồi!...Tôi về trước nhe "quân ta"!", rồi đứng dậy, loạng choạng ra lấy xe đi về. Nhưng khi đã lấy xe ra, ông C có vẻ lừng khừng. Thấy vậy, tôi nghĩ thầm: "Cha này vẫn còn muốn nhậu tiếp đây!"

***
(còn tiếp)
----------------------------------------------------------
nhờ goodle dịch hộ:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét