Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 51

 
Một Mai Giã Từ Vũ Khí - Tuấn Vũ (Trịnh Lâm Ngân)

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
Anti war song - We are all one

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đây Là Trận Đánh Khủng Khiếp Nhất Trên Đất Việt Nam Khiến RUNG TRỜI LỞ ĐẤT - Bí Ẩn Lịch Sử Việt Nam

5 trận không chiến kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới

Quân đội Hoàng gia Anh huy động 1.963 phi cơ, trong khi Không quân Phát xít Đức điều động 2.550 máy bay các loại trong trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử.

Trận không chiến ở Anh, Thế chiến II
Trận không chiến ở Anh là trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử quân sự, theo National Interest. Đây là cuộc đối đầu dai dẳng giữa Đức Quốc xã và Anh từ ngày 10/7 đến 31/10/1940 trong Thế chiến II. Sau khi xâm chiếm Pháp thành công, lãnh tụ Đế chế Đức Adolf Hitler và Bộ Tư lệnh Tối cao Đức đã mở một cuộc không chiến tấn công Không quân Hoàng gia Anh, nhằm giành ưu thế trước Anh, buộc nước này rút khỏi chiến trường châu Âu.
 5 tran khong chien kinh dien trong lich su quan su the gioi hinh anh 1
Máy bay Heinkel He 111 của Đức trong trận không chiến nước Anh năm 1940. Ảnh: Wikipedia.
Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, Không quân Phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.
Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của Không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.
Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.
Trận Big Week, Thế chiến II
Sự kiện Big Week (từ ngày 20 đến 25/2/1944) là một phần của chiến dịch ném bom chiến lược châu Âu do Mỹ và quân Đồng minh thực hiện, nhằm chống lại quân Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Giới chuyên gia Mỹ có ý định kéo Không quân Đức vào một trận đánh quyết định bằng cách tung nhiều trận tấn công lớn nhằm vào các nhà máy sản xuất phi cơ của Đức.
 5 tran khong chien kinh dien trong lich su quan su the gioi hinh anh 2
Trong trận Big Week, Không quân Mỹ tiến hành các đợt oanh tạc nhiều nhà máy sản xuất phi cơ của Đức. Ảnh minh họa: Blogspot.
Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của Không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.
Trong 6 ngày, các cỗ máy ném bom của lực lượng không quân số 8 đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và không quân số 15 tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân số 8 của Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 cỗ đài bay khác phải tháo dỡ, do phía Đức đáp trả. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.
Không chiến Saint-Mihiel, Thế chiến I
Trận không chiến Saint-Mihiel là một trận đánh quan trọng giữa Đức với liên quân Pháp, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trận đánh diễn ra từ ngày 12 đến 16/9/1918. Khoảng 1.476 máy bay của liên quân đối chọi với khoảng 500 máy bay của Đức trong 4 ngày. Trong hai ngày đầu của chiến dịch, quân Đức chiến đấu quyết liệt nhằm giành quyền kiểm soát bầu trời. Tuy nhiên, kết cục, 63 máy bay Đức bị phá hủy trong trận chiến, trong khi liên minh chịu tổn hại 62 chiếc. Phần thắng cuối cùng thuộc về liên quân Pháp, Mỹ.
 5 tran khong chien kinh dien trong lich su quan su the gioi hinh anh 3
Liên quân Pháp, Mỹ giành thắng lợi trong trận không chiến Saint-Mihiel năm 1918. Ảnh minh họa: militarydegreeprograms.org.
Trận chiến trên biển Philippines, Thế chiến II
 5 tran khong chien kinh dien trong lich su quan su the gioi hinh anh 4
Các thủy thủ trên chiến hạm USS Birmingham đang xem cảnh không chiến giữa máy bay Nhật và Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Trận chiến trên biển Philippines diễn ra từ ngày 19 đến 20/6/1944. Đây là trận đánh giữa Nhật Bản với Mỹ trong Thế chiến II. 700 máy bay của Nhật đã phải gồng mình chiến đấu chống 1.000 chiến đấu cơ của Mỹ trong 4 đợt tấn công liên tiếp. Chỉ trong ngày đầu, 330 máy bay Nhật đã bị bắn hạ, trong khi Mỹ chỉ tổn thất 23 máy bay. Vì cuộc đại bại này của không lực Nhật Bản mà trận đánh có biệt danh "Cuộc bắn gà ở quần đảo Mariana".
Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của radar, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat và nhất là họ không nắm vững khả năng của các phi công Nhật, những người hầu hết là còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.
"Ngày thứ Năm đen tối", chiến tranh Triều Tiên
 5 tran khong chien kinh dien trong lich su quan su the gioi hinh anh 5
Máy bay B-29 của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh:Wikipedia.
Không quân Mỹ gọi ngày 12/4/1951 trong cuộc chiến tranh Triều Tiên là "Ngày thứ Năm đen tối", theo trang Militarydegreeprogram. Khi đó, 30 tiêm kích MiG-15 do Liên Xô sản xuất đã tấn công và nghiền nát 12 trong số 36 pháo đài bay B-29 cùng 100 phi cơ hộ tống của Mỹ trong khu vực hành lang Mig, đông bắc Triều Tiên. Kết quả, Liên Xô thắng trong trận giao tranh mà không chịu tổn thất, trong khi Mỹ thiệt hại 12 tiêm kích. Cuộc tấn công này đã chứng minh sự lạc hậu của B-29.
Theo Hải Anh (Zing)

Trận không chiến ác liệt Israel bắn rơi 88 chiến đấu cơ Syria

authorĐăng Nguyễn - NI Thứ Ba, ngày 30/07/2019 00:25 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Trong quá khứ, các chiến đấu cơ Israel không ít lần không chiến với các nước Ả Rập mà Syria thường là nạn nhân. Trong một trận đánh nổi tiếng, các máy bay Israel đã bắn hạ tới 88 chiến đấu cơ Syria.

 tran khong chien ac liet israel ban roi 88 chien dau co syria hinh anh 1
Chiến đấu cơ Israel.
Tháng 6.1982, cuộc nội chiến Liban bắt đầu nổ ra trong suốt 7 năm. Đây là cuộc xung đột giữa lượng dân quân theo Công giáo của và các nhóm vũ trang theo đạo Hồi, bao gồm Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).
Kể từ năm 1976, Syria bắt đầu có dấu hiệu tăng cường binh sĩ, xe tăng, tên lửa phòng không và máy bay đến thủ đô Damascus, vốn chỉ cách biên giới Liban khoảng 80km.
Ở mặt trận phía nam, sư đoàn thiết giáp số 10 được triển khai đến Thung lũng Bekaa đối phó Israel. Đề phòng Israel đưa máy bay không kích, khu vực này được gia cố bằng 3 lữ đoàn tên lửa, tổng cộng có 19 tổ hợp tên lửa phòng không, trong số này có 2 tổ hợp SA-2, 2 tổ hợp SA-3 và 15 tổ hợp tân tiến nhất thời đó là SA-6 (Nga gọi là 2K12 Kub).
Lấy lý do đảm bảo lợi ích của Israel ở Liban, quân đội Israel công khai dội bom, nã pháo vào các vị trí của lực lượng nổi dậy PLO ở phía bắc. Mục đích của Israel là đẩy lùi PLO và các lực lượng thân Syria ra khỏi lãnh thổ phía nam của Liban.
Đồng thời, Israel cũng cho các máy bay trinh sát bí mật chụp lại trận địa tên lửa Syria, thu thập “tín hiệu liên lạc của đối phương”. Sứ mệnh này hoàn toàn do máy bay không người lái thực hiện.
Đến tháng 6.1982, PLO bắt đầu mở chiến dịch nã pháo/rocket suốt 12 ngày vào lãnh thổ phía bắc Israel, khiến 60 dân thường thương vong. Đây là lần đầu tiên người dân Israel phải đi sơ tán kể từ năm 1947.
 tran khong chien ac liet israel ban roi 88 chien dau co syria hinh anh 2
Syria sở hữu hệ thống phòng không SA-6 tối tân thời bấy giờ.
Ngày 3.6.1982, PLO còn cử người ám sát đại sứ Israel ở London Anh. Kết quả là Israel phát động chiến dịch toàn diện chống PLO.
11 giờ sáng ngày 6.6, 7 sư đoàn bộ binh cơ giới Israel với 60.000 quân, 500 xe tăng tiến vào lãnh thổ Liban qua 3 ngả, bao gồm cả Thung lũng Bekaa. Israel yêu cầu quân đội Syria không can thiệp, nhưng giao tranh giữa hai quốc gia có nhiều duyên nợ này tiếp tục nổ ra.
Ở dưới mặt đất, bộ binh Israel và Syria giao tranh ác liệt. Quân đội Israel đề ra phương án phá hủy các tổ hợp tên lửa phòng không Syria để mở đường yểm trợ từ trên không.
14 giờ chiều ngày 9.6, các máy bay Israel ồ ạt tấn công làm hai đợt. Đợt đầu tiên gồm có 96 máy bay F-15 và F-16. Đợt thứ hai được dùng để tấn công các khẩu đội tên lửa địa đối không, bao gồm 92 máy bay.
Các máy bay Israel bay vào trận địa tên lửa Syria, tung ra các thiết bị tác chiến điện tử để đánh lạc hướng radar đối phương. Chỉ 10 phút đầu tiên của trận không chiến, 10 tổ hợp tên lửa phòng không Syria bị vô hiệu hóa hoặc tạm thời không còn khả năng tác chiến vì đã phóng hết tên lửa trang bị sẵn.
4 phút sau, các oanh tạc cơ Israel, bao gồm 26 chiếc F-4E và các máy bay C2 ồ ạt tấn công bằng tên lửa dẫn đường và bom thông minh. Một số máy bay F-4E còn mang theo bom nặng 900kg, dẫn đường bằng laser.
Đến 14 giờ 35 phút chiều, 17 trong tổng số 19 tổ hợp phòng không Syria bị vô hiệu hóa. Đây là lúc khoảng 60 tiêm kích MiG của Syria xuất hiện trên bầu trời.
Phía Israel đã chuẩn bị sẵn từ trước nên rút các oanh tạc cơ và đưa tiêm kích F-15 và F-16 nghênh chiến. Nhờ máy bay cảnh báo sớm Grumman E-2C, các tiêm kích Israel có được thông tin tương đối đầy đủ về phi đội máy bay Syria.
Ngược lại, các trạm radar ở sâu trong lãnh thổ Syria chỉ cung cấp được thông tin khá hạn chế cho những chiếc MiG-21 và MiG-23 áp sát đối phương.
 tran khong chien ac liet israel ban roi 88 chien dau co syria hinh anh 3
Cứ mỗi lần Israel phát động chiến dịch quân sự, lực lượng Ả Rập lại chịu thất bại "muối mặt".
Một phi công Syria kể lại: “Khi áp sát ở cự ly 10-15km, radar của chúng tôi gặp trục trặc, không phát hiện được mục tiêu. Liên lạc với radar dưới mặt đất cũng bị gián đoạn”.
Trong 3 ngày không chiến trên bầu trời, từ 9-11.6.1982, hai bên đều không ngừng tung ra các chiến đấu cơ chỉ mang tên lửa đối không để triệt hạ đối thủ.
Cứ hai phi đội MiG-23BN của Syria bay cùng với một phi đội MiG-21 vào trận địa và hầu hết đều bị bắn hạ. Tổn thất bên phía Syria trong ngày đầu tiên là 17 tổ hợp phòng không và 29 chiếc MiG.
Kết thúc giao tranh, Israel tuyên bố bắn rơi 88 chiến đấu cơ Syria, tiêm kích F-15 lập 33 chiến công, F-16 lập 44 chiến công. Tổn thất bên phía Israel không được tiết lộ, nhưng được cho là 13 máy bay, bao gồm một chiếc F-16, một chiếc F-4E, một chiếc C-2, hai chiếc A-4 và vài trực thăng. F-15 không bị bắn rơi một chiếc nào.
Sau trận đánh, Tổng thống Syria khi đó là Hafez al-Assad đã đến Moscow yêu cầu trợ giúp khẩn cấp. Liên Xô từ chối nhưng viện trợ cho Syria một lượng lớn vũ khí, điều nguyên soái Pavel Stepanovich Kutakhov đến tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với các tổ hợp phòng không Syria.
Một năm sau, ủy ban tìm kiếm sự thật của Mỹ dưới quyền trung tướng John Chain, đã đến Israel để học hỏi bí quyết của người Israel.

Lần hiếm hoi chiến đấu cơ Israel không chiến phi công Triều Tiên

authorĐăng Nguyễn - NI Thứ Tư, ngày 31/07/2019 18:55 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Triều Tiên cách Israel ở Trung Đông tới 8.000km và hai quốc gia cũng có những vấn đề riêng cần phải quan tâm, nhưng ít người biết rằng phi công hai quốc gia này từng giao chiến trực tiếp trên bầu trời cách đây 46 năm.

 lan hiem hoi chien dau co israel khong chien phi cong trieu tien hinh anh 1
Tiêm kích MiG-21 của không quân Triều Tiên. Ảnh minh họa.
Sau cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel giành quyền kiểm soát bán đảo Sinai của Ai Cập vào cao nguyên Golan ở Syria. Năm 1973, cuộc chiến Yom Kippur nổ ra giữa liên minh Ả Rập do Syria và Ai Cập dẫn đầu và Israel. Syria và Ai Cập tập hợp lực lượng hùng hậu nhằm tái chiếm vùng lãnh thổ bị mất.
Một thời gian ngắn sau khi cuộc chiến năm 1973 nổ ra, phi công Israel không hề biết rằng họ đã có màn không chiến với phi công Triều Tiên trên bầu trời phía nam Cairo. Cuộc đối đầu hiếm hoi này không được ghi lại chi tiết, nhưng có những bằng chứng cho thấy người Israel và Triều Tiên từng giao chiến với nhau.
Theo tài liệu thu thập được của AP và truyền thông Israel, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó là William Beecher nói với các phóng viên rằng, phi công Triều Tiên đã lái những chiếc MiG-21 của Ai Cập để trực tiếp giao chiến với chiến đấu cơ Israel.
“Cuộc đối đầu căng thẳng kết thúc mà không bên nào trúng đạn. Phi công hai bên đã có cơ hội hiếm hoi thử tài nhau, dù chỉ trong thời gian ngắn”, Beecher nói.
 lan hiem hoi chien dau co israel khong chien phi cong trieu tien hinh anh 2
Chiến đấu cơ F-4 Israel mua của Mỹ.
Một ngày sau, UPI dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ, nói trận không chiến xảy ra khi máy bay Israel vô tình chạm trán nhóm máy bay tuần tra của phi công Triều Tiên gần kênh đào Suez. Báo cáo tiết lộ rằng, “có khoảng 30 phi công Triều Tiên được đưa đến làm nhiệm vụ ở Ai Cập từ trước khi chiến tranh nổ ra”.
Jacob Abadi, giáo sư sử học Trung Đông, từng nói rằng thiếu tướng Israel Sa’adeddin Shazli xác nhận phi công Triều Tiên có tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu cho không quân Ai Cập trong cuộc chiến Yom Kippur.
Tướng Mỹ John K. Singlaub nói năm 1976 rằng ông có cơ hội đàm phán với quan chức Triều Tiên tên Han. Người này là một vị tướng và nói rằng “từng làm nhiệm vụ ở Ai Cập, điều phối phi công tham gia chiến đấu chống Israel”.
Singlaub nói có một số lượng không xác định phi công Triều Tiên tử nạn ở Ai Cập vì trúng tên lửa Sidewinder do Mỹ cấp cho Israel. Tuy nhiên, thông tin này chưa từng được xác nhận.
Cuộc đối đầu hiếm hoi cũng từng được phi công Israel thuộc phi đội số 69 kể lại. Cuộc chiến diễn ra vào ngày 6.10.1973, khi hai máy bay chiến đấu F-4 Kurnass thuộc phi đội số 69 và 119 của không quân Israel cất cánh từ căn cứ không quân Ramat David để thực hiện sứ mệnh tuần tra vịnh Suez.
Chiếc máy bay F-4 của phi đội 69 chở theo hai phi công Shadmi và Gur, trong khi chiếc F-4 của phi đội 119 chở hai phi công Shpitzer và Ofer.
Các phi công tham gia sứ mệnh trên kể lại trong một cuốn sách nói về chiến công của phi đội số 69: “Chúng tôi thực hiện chuyến tuần tra thông thường, tiến vào không phận Ai Cập nhưng không xâm nhập quá sâu. Điều kiện thời tiết khi đó không tốt lắm, trời nhiều mây, tầm nhìn không tốt và chúng tôi cũng sắp phải quay về vì hết nhiên liệu”.
 lan hiem hoi chien dau co israel khong chien phi cong trieu tien hinh anh 3
Tên lửa phòng không của Ai Cập trong cuộc chiến năm 1973.
“Ở độ cao khoảng 7.000 mét, radar liên tục phát ra tín hiệu có máy bay đối phương. Chúng tôi định phóng tên lửa AIM-7 nhưng tầm nhìn không cho phép. Vài giây sau, chúng tôi nhìn thấy hai chiếc MiG. Sau màn dạo đầu, một chiếc vội vàng bỏ chạy, nhưng chiếc còn lại vẫn ở lại chiến đấu trong tình thế 1 đấu 2”, phi công Israel nói.
“Ở thời điểm đó, chúng tôi không biết trên máy bay bên kia là phi công Triều Tiên. Anh ta rất giỏi, tìm cách đánh lạc hướng. Nhưng chúng tôi cuối cùng cũng tìm được cơ hội khai hỏa”, phi công Israel kể lại.
Shadmi và Gur đã phóng hai tên lửa AIM-9D liên tiếp, trong khi Shpitzer và Ofer trên chiếc F-4 còn lại cũng phóng một tên lửa AIM-9D.
Theo lời kể của phi công Israel, các tên lửa phát nổ, nhưng chiếc MiG không hề hấn gì, có thể nhờ vào mồi bẫy. Đúng lúc này, tín hiệu trên máy bay liên tục thông báo tình trạng nhiên liệu ở mức thấp, buộc hai chiếc F-4 phải rút lui.
Trên đường trở về, Gur nói anh ta nhìn thấy tên lửa phòng không SAM của Ai Cập phóng lên trời, trúng một máy bay nào đó ở xa mà phi công Israel không nhìn rõ, có thể là chiếc MiG đụng độ trước đó.
Trở về căn cứ, phía Israel thông báo các phi công đã lập chiến công, rằng hệ thống phòng không Ai Cập đã bắn nhầm máy bay của chính mình. Nhưng thông tin này không được phía Ai Cập xác nhận.
Theo Jerusalem Post, Triều Tiên có thể đã gửi các phi công đến hỗ trợ Ai Cập chiến đấu chống Israel để đổi lấy các công nghệ tên lửa. Điều này giúp Bình Nhưỡng có những bước tiến nhảy vọt về quân sự trong những năm sau này.
Trong những cuộc chiến giữa liên minh Ả Rập với Israel, Liên Xô và cả Cuba đều công khai hỗ trợ nhân lực và vũ khí cho các nước Ả Rập, nên sự hiện diện của phi công Triều Tiên ở Ai Cập cũng là điều dễ hiểu, dù thông tin này chưa từng được xác nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét