Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

KÝ ỨC CHÓI LỌI 126

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tóm Tắt 10 Trận Chạm Trán Lớn Nhất Mà QUÂN GIẢI PHÓNG Thắng VNCH Giúp Mỹ Dần Nhận Ra Cục Diện

Người chỉ huy trực tiếp trận Ấp Bắc

Trong trận Ấp Bắc (2-1-1963), lực lượng của ta được đặt dưới sự chỉ huy chung của Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 261 Võ Văn Hoàng (Hai Hoàng) và chỉ huy trực tiếp tại trận địa là Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 Đặng Minh Nhuận (còn có tên là Đoàn Triết Minh, Nguyễn Bảy hay Bảy Đen).
Đặng Minh Nhuận sinh năm 1932 ở xã Long Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là phường 3, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), trong một gia đình sinh sống bằng nghề công thương, được người chú ruột là Đặng Văn Thiềng giáo dục, giác ngộ lý tưởng cách mạng.
Năm 1948, lúc mới 16 tuổi, Đặng Minh Nhuận tham gia lực lượng võ trang chống Pháp tại địa phương, chiến đấu trên chiến trường Vĩnh Long và lập được nhiều chiến tích xuất sắc. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, sau đó được cấp trên bố trí vào học trường sĩ quan lục quân. Sau khi hoàn thành khóa học với loại xuất sắc; năm 1958, ông làm công tác biên phòng tại vùng biên giới Việt - Trung.
Năm 1962, mặc dù có vợ và các con còn nhỏ dại, ông đã gạt bỏ tình riêng, đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, tình nguyện vượt Trường Sơn, trở về miền Nam chiến đấu. Trong quyển Nhật ký, ông nêu quyết tâm: “Phải san bằng mọi bất công, phải xây dựng cuộc sống mới, dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng!”. Trên đường đi, tuy trải qua nhiều gian khổ, nhưng ông vẫn luôn lạc quan, viết nhật ký và làm thơ, phản ảnh phẩm chất kiên cường, bất khuất và tinh thần lãng mạn cách mạng của “Anh bộ đội Cụ Hồ”.
Đặc biệt, đối với các con, ông luôn dành tình thương yêu sâu đậm. Trong Nhật ký, ông viết: “Bên ngoài thì nói cười cho khuây khỏa để chiến đấu, chớ nhiều đêm nhớ các con, ba rơi nước mắt! Ba hứa với các con sẽ làm tròn nhiệm vụ đảng viên, một cán bộ quân đội, không bao giờ để các con phải nhục vì có một người cha không xứng đáng. Ba mong sau này các con khôn lớn, nếu ba có hy sinh rồi, các con nhớ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đất nước quê hương. Gởi các con nhiều cái hôn!”.
Cuối năm 1962, ông nhận nhiệm vụ tại chiến trường Khu Trung Nam bộ (Khu 8) với quân hàm trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 chủ lực Quân khu 8.  Ngày 1-1-1963, ông chỉ huy bộ đội hành quân về Ấp Bắc (nay thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) để chuẩn bị tấn công ấp chiến lược Giồng Dứa (nay thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Dò biết hoạt động của quân ta, ngày 2-1-1963, địch mở cuộc càn mang tên “Đức Thắng 1/63”, huy động một lực lượng hùng hậu, với trang bị hiện đại, đông hơn bộ đội ta gấp hàng chục lần, gồm 3 tiểu đoàn của sư đoàn 7, 1 chiến đoàn Bảo an tỉnh Định Tường, 1 tiểu đoàn dù thuộc lực lượng tổng trù bị chiến lược của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn, một số đại đội biệt kích, dân vệ, 3 tàu chiến, 1 chi đoàn xe thiết giáp M.113, 15 máy bay trực thăng đổ quân, 5 máy bay trực thăng chiến đấu, 8 máy bay ném bom, 7 máy bay vận tải, 4 máy bay L.19 thám thính và chỉ huy, 10 khẩu pháo hạng nặng … mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào Ấp Bắc.
Lúc bấy giờ, Mỹ đang cho thực hiện chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận” và “thiết xa vận” ở miền Nam, nhằm “bao vây hợp điểm”, “bủa lưới phóng lao” để tiêu diệt bộ đội và du kích của ta. Trong thực tiễn, với chiến thuật này, quân đội Sài Gòn đã gây cho ta không ít khó khăn.
Trong ngày này, địch điên cuồng mở 5 cuộc tấn công hết sức ác liệt vào trận địa do đại đội 1 trấn giữ. Nhưng dưới sự chỉ huy tài giỏi và dũng cảm của ông, bộ đội ta đã đánh bại tất cả các đợt xung phong của địch. Đến 18 giờ cùng ngày, địch buộc phải rút lui.
Các tướng lĩnh thắp hương tưởng niệm 3 Chiến sĩ gang thép. Ảnh: Trọng Tấn
Các tướng lĩnh thắp hương tưởng niệm 3 Chiến sĩ gang thép. Ảnh: Trọng Tấn
Với việc chỉ huy bộ đội trụ lại, bám địch và đánh bọn chúng suốt cả ngày, ông và các chiến sĩ giải phóng quân đã sáng tạo ra một chiến thuật mới là “Cắm cọc phá lưới, bám trụ bẻ lao” nhằm đối phó có hiệu quả chiến thuật “Bủa lưới phóng lao” của địch. Nguyễn Minh Tua, người chiến sĩ tham gia chiến đấu trong trận Ấp Bắc, sau này được tuyên dương “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” nói về người Đại đội trưởng của mình: “Suốt ngày chiến đấu trận Ấp Bắc, anh Bảy Đen vẫn mặc bộ đồ ka-ki mùa thu (màu xanh) không ướt, không dính sình. Chỉ huy tác chiến ngoài mặt trận, anh luôn thể hiện tài năng, xử lý tình huống bình tĩnh, gan dạ, đặc biệt là bắn tỉa rất giỏi…”.
Tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam năm 1963, Quân ủy Miền đánh giá về ông như sau: “Trong trận Ấp Bắc, dưới sự chỉ huy của Đặng Minh Nhuận, đại đội 1 cùng với quân và dân Ấp Bắc đã đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên khí thế mới trong phong trào thi đua diệt máy bay trực thăng và xe bọc thép của địch trong toàn quân khu. Với cương vị chỉ huy, Đặng Minh Nhuận đã thể hiện tư tưởng tiến công kiên quyết, linh hoạt, táo bạo và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Chiến thắng Ấp Bắc đã làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, con át chủ bài trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam, tạo điều kiện cho phong trào du kích chiến tranh của nhân dân miền Nam được phát triển mạnh mẽ; và nói như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì “kể từ trận Ấp Bắc, Mỹ đã thấy không thể thắng được ta trong chiến tranh đặc biệt”.
Sau chiến công vang dội này, ông còn chỉ huy đơn vị đánh thắng nhiều trận khác trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho, khiến cho quân địch vô cùng khiếp đảm. Ngày 30-8-1963, ông chỉ huy bộ đội tiến công và tiêu diệt đồn Thạnh Nhựt (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Nhưng thật không may, ông bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh. Trước lúc lìa trần, ông đã nói lời cuối cùng vô cùng cảm động với đồng đội: “Cho tôi gởi lời thăm đến Bác Hồ. Chúc các đồng chí ở lại mạnh khỏe. Các con, ba đã làm tròn nhiệm vụ”.
Ngày 20-12-1994, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
NGUYỄN PHÚC NGHIỆP -
HỒ THỊ DIỄM HÀ
30/11/2016 19:24 1370
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Chiến dịch Bình Giã là chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ, góp phần vào việc chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường, tạo ra thế và lực mới để đánh bại Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Thắng lợi của chiến dịch Bình Giã không chỉ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân chủ lực miền Nam mà còn góp phần phát triển nghệ thuật chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cuối năm 1964 ở miền Nam, Mỹ - Ngụy âm mưu đẩy mạnh những cố gắng cuối cùng trong cuộc “chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn tình thế đang thua. Với kế hoạch “bình định có trọng điểm”, địch đã biến khu vực Bình Giã, Đức Thanh, Long Điền, Xuyên Mộc, Đất Đỏ thành 4 chi khu quân sự. Lực lượng địch tại đây có 4 Tiểu đoàn biệt động quân (30, 33, 35, 38), 2 Tiểu đoàn thủy quân lục chiến (4 và 1 của Lữ đoàn 147), 2 Tiểu đoàn dù (5, 6) và 3 Tiểu đoàn bảo an, một Chi đoàn cơ giới M113, 2 trung đội pháo binh 105 mm.
Về phía ta, cuối năm 1964, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chuẩn bị kế hoạch chiến lược, tranh thủ thời cơ đánh bại quân Ngụy trước khi Mỹ tăng cường ồ ạt lực lượng vào miền Nam nước ta.

Hỏa lực ĐKZ 75mm của ta trong Chiến dịch Bình Giã. (Nguồn: Internet).
Cuối tháng 11, Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở Chiến dịch tiến công trên địa bàn thuộc 4 tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Thuận. Lực lượng tham gia Chiến dịch gồm: 2 Trung đoàn bộ binh (761, 762), 2 Tiểu đoàn bộ binh của Quân khu 7 (800, 500), Tiểu đoàn pháo binh 186 của Quân khu 6, Đại đội 445 tỉnh Bà Rịa; đoàn pháo binh Biên Hòa có 4 sơn pháo 75mm, súng cối từ 60mm đến 82mm có 53 khẩu, ĐKZ loại 57mm và 75mm có 41 khẩu; súng phòng không có 8 khẩu 12,7mm; cùng lực lượng dân quân du kích trên địa bàn Chiến dịch.
Theo kế hoạch, Chiến dịch chia làm hai đợt: Đợt 1 (từ ngày 2 đến ngày 17 tháng 12 năm 1964): tiến công ấp chiến lược Bình Giã và một số cứ điểm để khơi ngòi đánh bại quân địch giải tỏa. Đợt 2 (từ ngày 27 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965), tập trung toàn bộ lực lượng đánh những trận quyết định, đánh quân đổ bộ đường không.

Sơ đồ chiến dịch Bình Giã (từ 2-12-1964 đến 3-1-1965). (Nguồn: Internet).
Rạng sáng ngày 2 tháng 12 năm 1964, Chiến dịch mở màn, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã sử dụng Đại đội 445 (bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa) đánh vào “ấp chiến lược” Bình Giã thực hiện mở đầu và “khơi ngòi” chiến dịch. Khi ấp Bình Giã bị tiến công, địch điều Tiểu đoàn 38 biệt động quân đến ứng cứu và đã bị ta đánh thiệt hại nặng. Tuy nhiên, do ta sử dụng lực lượng “khơi ngòi” không phù hợp, nên không chiếm được toàn bộ “ấp chiến lược” Bình Giã; khi địch phản kích, ta không trụ lại được, chưa tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu tiến công tiêu diệt địch ngoài công sự, trận đánh khơi ngòi không đạt yêu cầu đề ra, bộ đội ta phải chuyển ra ngoài khu vực Bình Giã.
Đến ngày 7 tháng 12 năm 1964, Bộ Tư lệnh tiếp tục sử dụng Đại đội 445 và một Đại đội của Trung đoàn 761 tiến công ấp Bình Giã, cho pháo binh đánh phá chi khu quân sự Đức Thạnh. Đồng thời sử dụng một Tiểu đoàn của Trung đoàn 762 tiến công chi khu quân sự Đất Đỏ.
Sáng ngày 9 tháng 12 năm 1964, do áp lực của ta ở Bình Giã, Đức Thạnh, Đất Đỏ, địch phải tổ chức cuộc hành quân “Bình Tuy 33”, dùng Chi đoàn thiết giáp số 3 giải tỏa dọc Đường số 2, từ Bà Rịa lên đến Đức Thạnh. Khi đoàn xe cơ giới địch từ Đức Thạnh trở về, lọt vào trận địa phục kích của ta, Trung đoàn 762 vận động xuất kích, thực hiện chặn đầu, khóa đuôi, chia cắt đội hình địch ra làm hai. Sau khoảng 1 giờ chiến đấu, ta làm chủ trận địa, tiêu diệt gọn Chi đoàn thiết giáp số 3, phá hủy 14 chiếc M113, diệt 107 tên địch, có 9 cố vấn Mỹ, 5 sĩ quan quân đội Sài Gòn, thu nhiều vũ khí trang bị. Trận then chốt thứ nhất của Chiến dịch thắng lợi giòn giã.
Ở hướng Hoài Đức, Tánh Linh, Tiểu đoàn 186 đánh chiếm ấp chiến lược Mê Pu. Địch đưa quân từ Hoài Đức lên chi viện, ta chặn đánh làm thiệt hại nặng 1 Đại đội bảo an và 1 Đại đội dân vệ. Ngày 17 tháng 12, ta chủ động kết thúc đợt 1 Chiến dịch.
Vào đợt 2, ta có thuận lợi là đêm 22-12-1964, tiếp nhận chuyến tàu thứ hai từ miền Bắc vào cửa biển An Lộc, cung cấp cho chiến trường miền Đông 44 tấn vũ khí. Hậu cần mua thêm được 200 tấn gạo. Sự tiếp tế kịp thời từ miền Bắc vào là nguồn cổ vũ to lớn đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang tham gia Chiến dịch.
Đêm 27 tháng 12, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng 2 Đại đội của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 761 và Đại đội 445 tiến công “ấp chiến lược” Bình Giã lần thứ 2. Vào 5 giờ ngày 28, ta chiếm toàn bộ ấp, Tiểu đoàn 1 và Đại đội 445 tổ chức trận địa giữ ấp Bình Giã buộc địch phải cho quân ra giải tỏa. Sáng 28 tháng 12, địch cho trực thăng đổ Tiểu đoàn 30 biệt động quân xuống trảng trống ở Tây Nam Đức Thạnh. Sau khi đổ quân, địch hình thành 3 mũi tiến vào ấp Bình Giã; mũi đi đầu bị Đại đội 2 của ta chặn đánh quyết liệt. Do ta khóa đuôi không chặt nên Tiểu đoàn 30 của địch chạy thoát về ấp La Vân.

Sơ đồ trận Bình Giã, ngày 28-12-1964. (Nguồn: Internet).
Trưa 28-12, địch tiếp tục dùng 28 máy bay trực thăng vũ trang hộ tống cho 50 máy bay lên thẳng chở Tiểu đoàn biệt động quân 33 từ Biên Hòa đổ xuống Đông Bắc ấp chiến lược Bình Giã. Hỏa lực phòng không của ta bắn rơi 12 chiếc, trong đó có 5 chiếc chở đầy quân, địch phải đổi hướng đổ quân xuống cánh đồng trũng ở Đông Nam ấp Bình Giã 400 mét và cách trận địa của ta 500 mét. Trung đoàn 761 cho bộ đội xuất kích thành 2 hướng vây chặt quân địch khi chúng chưa kịp triển khai đội hình. Đến 18 giờ, ta làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt gần hết Tiểu đoàn 33, bắn rơi 11 máy bay lên thẳng. Đây là trận then chốt thứ hai của Chiến dịch giành thắng lợi.
Ngày 30-12, địch cho 30 máy bay chở Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến đổ xuống Đông Nam ấp La Vân 600 mét. Lúc 18 giờ, ta bắn rơi 1 máy bay trực thăng ở Quảng Giới trong đó có 4 tên Mỹ bị chết. 14 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12, Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến đến Quảng Giới. Trung đoàn 761 dùng một Đại đội của Tiểu đoàn 2 tiếp cận vừa đánh vừa dụ địch vào sâu trong khu vực ta phục kích, rồi đồng loạt nổ súng; Tiểu đoàn 3 đánh bọc phía sau; súng phòng không của ta kịp thời hạ nòng chi viện cho bộ binh tiêu diệt gần 600 tên địch. Đến 18 giờ, ta làm chủ trận địa, hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ 3.
Phối hợp với hướng chủ yếu, ngày 1 tháng 1 năm 1965, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 762 phục kích diệt gọn một đoàn xe 10 chiếc trên đoạn Cóc Tiên, Đường 15. Ngày 3-1, Trung đoàn 762 phục kích trên Đường số 2 diệt đoàn xe 16 chiếc, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 35 biệt động quân.
Nhân cơ hội địch ở các ấp chiến lược dọc Đường 2 hoang mang, ta tiến công đánh chiếm ấp Mê Pu, Sung Nhơn, Đậm Rim, Tà Bao làm tan rã lực lượng dân vệ ở các ấp này. Ngày 3-1-1965, Bộ Tư lệnh quyết định kết thúc Chiến dịch.
Kết quả: Ta diệt được 2 Tiểu đoàn (33 biệt động quân, Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến) và chi đoàn thiết giáp M113, đánh thiệt hại 6 Tiểu đoàn khác, diệt 1700 tên, bắt 293 tên; thu hơn 1000 súng các loại và 100 máy bay thông tin; phá hủy 45 xe quân sự, bắn rơi 56 máy bay các loại.

Máy bay Mỹ bị bắn rơi ở Bình Giã. (Nguồn: Internet).
Chiến dịch Bình Giã thắng lợi, góp phần tạo bước ngoặt trong so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta; đánh bại chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch, giải phóng vùng ven Hàm Tân, bảo đảm căn cứ tiếp nhận vũ khí của miền Bắc bằng đường biển vào miền Nam.
Chiến dịch Bình Giã tuy nhỏ, với quy mô liên Trung đoàn, nhưng có ý nghĩa lớn về chiến lược và nghệ thuật chiến dịch, có nghệ thuật đặc trưng, đó là nghệ thuật “tạo thế, khơi ngòi”, một cách đánh độc đáo và sáng tạo của quân chủ lực miền Nam. Thắng lợi của chiến dịch đã để lại những kinh nghiệm vô cùng quý báu cho chiến dịch sau này trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Phương Anh (tổng hợp)
Nguồn:
- Đại tá, TS. Phạm Huy Dương, “Chiến dịch Bình Giã (Tiến công, từ ngày 2 tháng 12 năm 1964 đến ngày 3 tháng 1 năm 1965)”, Ba mươi năm chiến tranh giải phóng - Những trận đánh đi vào lịch sử, H.: Công an nhân dân, 2005, tr. 276-283.
- Nguyễn Văn Tòng, “Trận Bình Giã”, Những trận đánh lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam, H.: Văn hóa - Thông tin, 2013, tr. 181-184.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trận Pleiku – Attack on Camp Holloway năm 1965

1 678
Trận Pleiku – còn gọi là trận tấn công căn cứ không quân Pleiku – Attack on Camp Holloway (Battle of Pleiku) năm 1965 là trận thắng lớn của quân giải phóng Việt Nam khi phá hủy được nhiều máy bay Mỹ
Căn cứ Holloway được xây dựng vào năm 1962 nằm trên đường 19 cách Pleiku 3km về hướng Đông. Căn cứ này được đặt tên là Holloway vào năm 1963 để tưởng nhớ phi công trực thăng CH-21 thuộc đại đội vận tải 81 đã bị tử trận vào tháng 12 năm 1962. Đây cũng là nơi đặt bộ chỉ huy của tiểu đoàn không quân chiến đấu số 52 – 52d Combat Aviation Battalion thuộc lữ đoàn 1 không quân . Căn cứ này được trang bị trực thăng vận tải CH-21 , trực thăng vận tải CH-54 Skycrane, CH-47 Chinook, trực thăng vũ trang UH-1 Huey
Trận Pleiku diễn ra vào đêm ngày 6 tháng 2 năm 1965 khi quân giải phóng tấn công vào trại Holloway là căn cứ sân bay trực thăng gần Pleiku. Trước đó, Đại đội 30 thuộc tiểu đoàn 409 được lệnh dọ thám xung quanh khu vực và đã nắm khá rõ căn cứ. Tiểu đoàn chia làm 2 nhóm, 1 nhóm chịu trách nhiệm tấn công sân bay và tổ chức đường rút lui, nhóm còn lại tấn công khu nhà cố vấn Mỹ và khu nhà ở của phi công và các nhân viên sân bay.
Trại Holloway nhìn từ trên cao - Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 - Attack on Camp Holloway in Việt Nam war 01
Trại Holloway nhìn từ trên cao – Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 – Attack on Camp Holloway in Việt Nam war 01
Tiểu đoàn 409 còn được tăng cường thêm 1 trung đội công binh, 1 trung đội đặc công, 1 đại đội quân địa phương. Trung đội công binh chịu trách nhiệm phá các hàng rào và công sự để trung đội đặc công và nhóm 1 tấn công vào khu sân bay, nhóm 2 sẽ tấn công khu nhà cố vấn, đại đội địa phương sẽ phục kích nhằm kềm chân cho các đơn vị rút lui và ngăn chận các đợt phản công của quân Mỹ
Vào 1h05 sáng ngày 7 tháng 2, trung đội công binh đã cắt các hàng rào và quân giải phóng xâm nhập thành công sân bay của trại Holloway. Các đơn vị quân giải phóng tấn công các mục tiêu đã định trước bằng súng tiểu liên AK-47 và súng cối, lựu đạn. Quân Mỹ choáng váng không kịp phản ứng. Trong khoảng 5 phút, quân giải phóng nhanh chóng rút lui
Chòi canh của tiểu đoàn không quân chiến đấu số 52 - Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 - Attack on Camp Holloway in Việt Nam war
Chòi canh của tiểu đoàn không quân chiến đấu số 52 – Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 – Attack on Camp Holloway in Việt Nam war
Trận tấn công căn cứ Holloway đã giết chết 8 binh sĩ Mỹ và 126 người bị thương, 10 chiếc trực thăng bị phá hủy, 15 chiếc khác bị hư hỏng
Tướng William Westmoreland – tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam và đại sứ Maxwell Taylor đã đến Pleiku ngay buổi trưa sau trận tấn công trại Camp Holloway để đánh giá thiệt hại. Sau khi nghe báo cáo tình hình, tổng thống Mỹ Johnson đã ra lệnh ném bom miền Bắc để trả đũa. Chiến dịch ném bom mang tên – “Mũi tên lửa”- Operation Flaming Dart và 12 giờ sau khi trận tấn công căn cứ không quân Holloway diễn ra, 49 chiếc máy bay ném bom của không quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Coral Sea và USS Hancock đã tấn công các mục tiêu ở Đồng Hới đánh dấu lần đầu tiên không quân Mỹ tấn công vượt qua vĩ tuyến 17 và lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam
Trực thăng CH-21 ở trại Holloway - Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 - Attack on Camp Holloway in Việt Nam war
Trực thăng CH-21 ở trại Holloway – Trận Pleiku trong chiến tranh Việt Nam năm 1965 – Attack on Camp Holloway in Việt Nam war

Trận Ia Đrăng: Lục quân Mỹ càng đánh càng sa lầy

Trận Ia Đrăng: Lục quân Mỹ càng đánh càng sa lầy

 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 1
Được coi là một trong những trận đánh lớn đầu tiên giữa Quân đội Mỹ và Quân giải phóng trong chiến tranh Việt Nam, trận Ia Đrăng là một phần trong chiến dịch Plei Me kéo dài từ ngày 19.10 tới ngày 26.11.1965. Trong chiến trận đánh này, phía ta có lợi thế vượt trội hơn hẳn khi đã đánh trúng vào "chỗ hiểm" của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 2
Chỗ hiểm đó chính là việc quân giải phóng bắt thóp được chiến thuật trực thăng vận của Mỹ, khi ta có thể đón đoán trước được các khu vực trực thăng Mỹ có thể đổ quân. Những bãi đáp này được Mỹ sử dụng như một cầu không vận để đưa thương binh ra và đưa hàng tiếp tế vào chiến trường. Khi bị chúng ta tấn công vào đây, phía Mỹ hoàn toàn bị động. Nguồn ảnh: Wiki.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 3
Theo nhiều tài liệu của phía Mỹ, trận Ia Đrăng diễn ra trong khoảng thời gian 6 ngày từ ngày 14 tới ngày 20.11.1965. Trong trận đánh này, phía quân giải phóng đã cơ động, tấn công bất ngờ từ nhiều hướng vào các bãi đáp của Mỹ khiến chúng hoàn toàn lúng túng và phản kháng một cách bị động. Nguồn ảnh: Wiki.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 4
Bản đồ chia ô rải thảm bom B-52 của Mỹ trong chiến dịch Plei Me, các khu vực bãi đáp X-Ray và bãi đáp Albany, hai điểm diễn ra cuộc đụng độ cực lớn giữa quân chủ lực của ta và lính Mỹ đều nằm trong bản đồ này, điều khiến người Mỹ không dám rải thảm bom xuống các khu vực diễn ra giao tranh là do phía Mỹ và ta có cự ly chiến đấu quá gần, nếu sử dụng B-52 rất có thể sẽ thả trúng vào cả quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 5
Phát súng mở màn trận Ia Đrăng diễn ra vòa ngày 14.11 khi tiểu đoàn 1/7 Không Kỵ của Mỹ đổ bộ xuống bãi đáp X-Ray cách vị trí của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 66 Quân giải phóng Việt Nam chỉ khoảng 200 mét. Giao tranh ngay lập tức diễn ra khi trực thăng Mỹ chuẩn bị đáp đất. Nguồn ảnh: S60.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 6
Ban đầu, phía Tiểu đoàn 9 Quân giải phóng bị bất ngờ và không có chỉ huy do Tiểu đoàn trưởng đang đi gặp Trung đoàn trưởng để nhận nhiệm vụ, Tham mưu trưởng tiểu đoàn cùng Chính trị viên phó, Chính trị viên trưởng đều không có mặt. Chỉ huy cao nhất lúc này là một trợ lý tác chiến tiểu đoàn. Nguồn ảnh: History.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 7
Dù khá bất ngờ với việc cự ly đổ bộ của địch quá gần và không có chỉ huy, nhưng ngay lập tức Tiểu đoàn 9 đã dàn quân, bố chí trận địa và nổ súng đón lõng những đợt đổ quân tiếp theo của địch khiến chúng hoảng loạn, nghĩ rằng trận địa đã bị phục kích sẵn chứ không hề biết cuộc đụng độ này vốn là "vô tình". Nguồn ảnh: Wiki.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 8
Phía ta liên tục đánh kiểu vu hồi từ nhiều hướng, khiến lực lượng địch ở dưới đất phải co cụm lại cùng nhau phòng thủ tới đêm mà không thể rút lui được. Đêm xuống, phía Mỹ sử dụng pháo kích yểm trợ theo tọa độ để bảo vệ lực lượng đang bị bao vây dưới mặt đất. Tới sáng sớm, phía ta tấn công trực diện lực lượng Mỹ đang co cụm khiến quân Mỹ buộc phải gọi bom Napalm thả xuống giữa trận địa hỗn loạn, làm 24 lính Mỹ thiệt mạng và 20 lính Mỹ thương nặng. Nguồn ảnh: All.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 9
Tới tối ngày 16.11, khi phía Mỹ huy động cả máy bay B-52 rải thảm xuống bãi đổ X-Ray thì cả quân ta và Mỹ đều rút lui an toàn khỏi vùng bị oanh kích. Kết quả là trong những ngày đầu tiên của trận Ia Đrăng, phía Mỹ mất khoảng 200 quân trong đó có 79 lính thiệt mạng, 121 lính bị thương và một số khác mất tích. Nguồn ảnh: Bad.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 10
Tình thế của Kỵ binh bay Mỹ tại bãi đáp Albany còn khổ hơn khi liên tục bị quân ta tấn công cả ngày lẫn đêm, do bãi đáp có chiến sự quá "nóng", phía Mỹ buộc phải nhượng bộ, rút lui quân về một bãi đáp dự phòng cách đó khoảng 13 km. Đen đủi thay, phía ta đã lên kế hoạch đón lõng địch sẵn ở điểm này. Nguồn ảnh: Peter.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 11
Có tổng cộng khoảng 400 lính Mỹ hành quân từ bãi đáp Albany về bãi đáp phụ, phía ta có Đại đội 8 thuộc Tiểu đoàn 1 đã hành quân đến bãi đáp phụ trước cả lực lượng Mỹ và một lần nữa hai bên lại bất ngờ chạm trán nhau. Ảnh: Quân giải phóng trong trận Ia Đrăng. Nguồn ảnh: Peter.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 12
Trận đánh này mới thực sự là thảm họa đối với Mỹ khi lực lượng Mỹ trong trận này có tới 155 lính thiệt mạng, 121 lính bị thương trên tổng số 400 lính tham chiến. Đây là thương vong cao nhất trong một ngày mà Mỹ phải hứng chịu trong Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Quân giải phóng trong trận Ia Đrăng. Nguồn ảnh: Peter.
 tran ia drang: luc quan my cang danh cang sa lay hinh anh 13
Tổng cộng, trong trận Ia Đrăng phía ta đã loại khỏi cuộc chiến tổng cộng 476 lính Mỹ, trong đó có 234 lính tử vong và 245 lính bị thương. Con số này là rất lớn khi mà lực lượng Mỹ tham gia trận Ia Đrăng đông gấp nhiều lần quân ta và chúng đã ném tới 5000 tấn bom, bắn hơn 6000 quả đạn pháo một ngày trong trận đánh này. Nguồn ảnh: Peter.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Print Friendly, PDF & Email

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.
Biên dịch: Phan Nguyên
Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.
Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam.
Trận đánh diễn ra hơn 77 ngày với các diễn biến chính đầy căng thẳng được phát hàng đêm trên các kênh truyền hình. Bốn tuần sau khi cuộc bao vây diễn ra, Tổng thống Lyndon B. Johnson và các chỉ huy quân đội của ông đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để giải cứu Khe Sanh.
Lính Mỹ đã phải gánh chịu các cuộc pháo kích, đạn bắn tỉa, các cuộc tấn công thăm dò và tấn công trên mặt đất. Tuy nhiên, cuối cùng Khe Sanh đã không trở thành một thảm kịch kiểu Alamo như người ta e ngại lúc đầu.[1]
Qua thời gian, các sự kiện diễn ra tại Khe Sanh năm 1968 không còn thu hút được nhiều sự chú ý bằng việc diễn giải những gì đã diễn ra. Một quan điểm lịch sử xét lại đã đã trở nên thịnh hành trong những năm 1980 và Khe Sanh trở thành phép ẩn dụ cho sự quản lý cuộc chiến yếu kém của tướng Westmoreland. Gần đây hơn, cuộc bao vây đã được coi như là một phương pháp xuất sắc của Bắc Việt nhằm đánh lạc hướng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân sắp sửa diễn ra. Cách diễn giải này đã tràn ngập trong các sách lịch sử hiện thời cũng như trong bộ phim tài liệu mới đây của Ken Burns và Lynn Novick về Chiến tranh Việt Nam. Trong thực tế, có rất ít chứng cứ về các ý định của Bắc Việt tại Khe Sanh và cuộc tranh luận còn lâu mới kết thúc.
Khi năm 1968 bắt đầu, cả Hoa Kỳ và Bắc Việt đều khát khao giành chiến thắng trong năm đó. Khe Sanh đã nổi bật trong kế hoạch của cả hai bên. Mỏ neo của Mỹ tại Khe Sanh là một căn cứ thủy quân lục chiến đóng tại một vùng đồi núi nằm giữa một cung đường cũ của người Pháp,  Đường 9, và sông Rào Quán, cách biên giới với Lào khoảng 7 dặm và nằm cách Khu phi quân sự chia cắt Bắc và Nam Việt Nam 15 dặm. Một loạt các cứ điểm hình quạt, bao gồm một căn cứ lực lượng Biệt kích Lục quân Hoa Kỳ, đã giúp bảo vệ các cung đường tiếp cận tới căn cứ từ hướng Bắc và hướng Tây.
Vào tháng Giêng năm 1968, hai sư đoàn Bắc Việt gồm khoảng 20 nghìn lính đã tiếp cận Khe Sanh từ hướng Tây, một sư đoàn khác di chuyển tới một vị trí phía Đông Bắc Khe Sanh.
Giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch của Bắc Việt dành cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy là kêu gọi binh lính tiến hành một loạt các trận đánh ở bên trong nội địa nhằm kéo giãn lực lượng Mỹ ra khỏi các khu vực duyên hải đông dân cư. Một trong những trận đánh đó sẽ diễn ra tại Khe Sanh.
Nhưng Bộ Chính trị tại Hà Nội đã chia rẽ về giai đoạn tiếp theo. Một phe do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu đã kêu gọi tiến hành các cuộc tấn công ở đô thị nhằm kích động một cuộc nổi dậy của người dân. Phản đối cách tiếp cận liều lĩnh này là nhà lãnh đạo cách mạng cao niên của Bắc Việt Nam Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, kiến trúc sư của chiến thắng trước người Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Cuối cùng, Lê Duẩn đã qua mặt các đối thủ của mình và cuộc tiến công đô thị đã được đưa vào kế hoạch. Các cuộc tấn công vào các đô thị miền Nam đã diễn ra khi Việt Nam đang chào mừng Tết Nguyên Đán vào cuối tháng Giêng năm 1968.
Tại Sài Gòn, tướng Westmoreland đã đợi sẵn cuộc tấn công của phe cộng sản tại Khe Sanh. Ông đã lên kế hoạch tiến hành các cuộc pháo kích và không kích chưa từng có để làm tê liệt các đối thủ Bắc Việt của mình trong một cuộc đối đầu sử dụng vũ khí truyền thông hiếm có từ trước tới nay.
Vở bi kịch tại Khe Sanh đã diễn ra với một loạt các cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt vào rạng sáng Chủ nhật ngày 21 tháng Giêng. Một cuộc tấn công của bộ binh Bắc Việt đã thâm nhập vào cứ điểm Thủy quân lục chiến tại đồi 861 trước khi thất bại. Pháo binh Cộng sản đã dội vào căn cứ tác chiến Khe Sanh, làm nổ một kho đạn lớn. Các nhóm lính Bắc Việt khác đã tấn công sở chỉ huy căn cứ tại làng Khe Sanh gần đó.
Trong vòng hai tuần tiếp theo, căn cứ Khe Sanh cũng như các tiền đồn của nó phải gánh chịu các đợt tấn công bằng pháo và súng bắn tỉa hàng ngày. Vào ban đêm, các binh lính của Bắc Việt cũng tìm cách thăm dò khả năng phòng thủ của Khe Sanh.
Các lo ngại về một cuộc tấn công bộ binh quy mô lớn vào Khe Sanh đã gia tăng sau khi các cuộc tấn công của lực lượng cộng sản vào các khu vực đô thị bắt đầu vào ngày 31 tháng Giêng. Ngày hôm sau, Tổng thống Johnson, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, Tướng Earle Wheeler, đã hỏi Tướng Westmoreland liệu có cần sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nhằm giải cứu Khe Sanh hay không. Westmoreland đã nói nước đôi về lựa chọn của mình. Ông nói trong một bức điện mật rằng trong trường hợp xấu nhất “tôi nghĩ cả vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hóa học có thể là những vũ khí được ưu tiên triển khai”.
Vào ngày mùng 5 tháng 2 khi giao tranh vẫn tiếp diễn tại Sài Gòn, Huế và các đô thị khác, lực lượng Bắc Việt Nam đã tấn công vào cứ điểm chính của Khe Sanh tại đồi 861A. Các lực lượng cộng sản đã xuyên thủng hàng rào phòng thủ của lực lượng thủy quân lục chiến, nhưng cuộc tấn công cuối cùng đã bị bẻ gãy bởi một cuộc phản kích lớn được hỗ trợ bởi các cảm biến điện tử và kết thúc với một cuộc phản công bằng bộ binh. Đêm hôm sau, doanh trại đơn vị Đặc nhiệm Mỹ nằm ở phía Tây Nam căn cứ đã bị san phẳng trong một cuộc tấn công bộ binh được hỗ trợ bởi 11 xe tăng hạng nhẹ PT-76 do Liên Xô sản xuất. Vào ngày mùng 8 tháng 2, các binh sĩ Bắc Việt đã tấn công vào một tiền đồn thủy quân lục chiến nhỏ nằm cách căn cứ chưa đầy một dặm về phía Tây Nam.
Lực lượng Bắc Việt tìm cách bao vây căn cứ với các đường hào và các vị trí pháo được ngụy trang cẩn thận, đe dọa con đường tiếp tế bằng đường không của căn cứ. Tại Washington, tướng về hưu Maxwell Taylor, một cựu binh Thế chiến II được kính trọng và là cựu đại sứ của Mỹ tại Nam Việt Nam, đã khuyên Tổng thống Johnson từ bỏ Khe Sanh. Binh lính Mỹ phải chia nhau từng khẩu phần nước và lương thực tại các cứ điểm và binh lính bị thương đôi khi tử vong trong lúc chờ các chuyến bay sơ tán bằng trực thăng. Cảm giác khủng hoảng càng gia tăng vào ngày 10 tháng 2 khi một máy bay vận tải C-130 của Thủy quân lục chiến bị trúng đạn của kẻ thù và buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Khe Sanh làm chết 8 lính Mỹ.
Cũng trong tuần đó, Tướng Westmoreland và lực lượng Thủy quân lục chiến không hề biết rằng các chỉ huy cộng sản đã điều chuyển 1/3 lực lượng bao vây từ Khe Sanh tới Huế nằm cách căn cứ khoảng 50 dặm về phía Đông Nam. Nhiều năm sau cuộc chiến, chỉ huy tình báo của Westmoreland, Trung tướng Phillip B. Davidson, vẫn còn bị bối rối trước quyết định này. Bắc Việt đã “giữ quá nhiều lính tại Khe Sanh nếu chỉ muốn đe dọa nó, nhưng quá ít để có thể giành được nó”. Đây vẫn là một trong những bí ẩn bao quanh trận Khe Sanh mà chưa được làm sáng tỏ.
Cuộc bao vây đạt tới đỉnh điểm vào tuần cuối cùng của tháng 2/1968, mặc dù mãi sau này điều đó mới trở nên rõ ràng.
Vào ngày 24/2, lực lượng Hoa Kỳ khởi động Chiến dịch Sierra, thường được gọi là Chiến dịch Super Gaggle, vì đã sử dụng một lượng lớn máy bay. Chiến dịch này liên quan tới việc tấn công các vị trí đặt pháo của Bắc Việt xung quanh Khe Sanh bằng khí ga, khói, đạn pháo công suất lớn và bom napalm, cho phép các máy bay trực thăng Sea Knight bay vào các cứ điểm ở trên đỉnh đồi và thả xuống các loại hàng tiếp viện. Cuộc khủng hoảng hàng tiếp viện đã được giải tỏa phần nào.
Ngày hôm sau, nỗi e sợ về một cuộc tấn công vào căn cứ sắp sửa diễn ra đã lên tới đỉnh điểm sau khi một đơn vị tuần tra Thủy quân lục chiến bị tiêu diệt và người ta phát hiện ra các đường hào mới của Bắc Việt xâm nhập vào chỉ cách hàng rào phía Đông Nam của căn cứ một vài mét. Vào đêm 29 tháng 2, Bắc Việt tiến hành 3 đợt tấn công vào ngoại vi phía Đông của Căn cứ tác chiến Khe Sanh. Lực lượng Mỹ khởi động một kế hoạch chi tiết nhằm bẫy và tiêu diệt lực lượng cộng sản với các cuộc ném bom B52 có phối hợp cùng với các chiến dịch không kích và pháo kích đi kèm. Một số binh sĩ Bắc Việt đã tiến vào được khu vực hàng rào ngoại vi trước khi cuộc tấn công cuối cùng thất bại.
Áp lực của Bắc Việt lên Khe Sanh đã giảm xuống vào tháng 3 khi thời tiết cải thiện đã giúp Mỹ tiến hành các đợt không kích là pháo kích mạnh mẽ hơn. Với sự xuất hiện của lực lượng tiếp viện hỗn hợp Lục quân và Thủy quân lục chiến, các chỉ huy Mỹ tuyên bố cuộc bao vây đã kết thúc vào ngày mùng 8 tháng 4.
Trong những tuần sau đó, lực lượng Lục quân rời khỏi căn cứ và các tiểu đoàn Thủy quân lục chiến mới đã được đưa đến và gặp phải các trận đánh còn đẫm máu hơn so với trong thời kỳ diễn ra cuộc bao vây. Nhưng cho đến lúc đó, các phóng viên đã rời đi và tướng Westmoreland cũng bị thay thế bởi Tướng Creighton Abrams. Vào đầu tháng 7, Căn cứ Tác chiến Khe Sanh bị phá hủy, và trong một cảnh tượng báo trước các sự kiện vào tháng Tư năm 1975, những lính Mỹ cuối cùng đã rời đi vội vã bằng máy bay trực thăng. Radio Bắc Việt tuyên bố chiến thắng tại Khe Sanh.
Gần 1.000 lính Mỹ đã tử trận trong cuộc giao tranh năm 1968 xung quanh Khe Sanh, cao hơn nhiều so với con số chính thức. Các ước tính cho thấy lực lượng cộng sản mất khoảng 2.500 tới 15.000 người.
Ý định cuối cùng của Bắc Việt tại Khe Sanh vẫn chưa rõ ràng. Trong nhiều thập niên, quan điểm chính thức tại Hà Nội cho rằng Khe Sanh chỉ là một biện pháp đánh lạc hướng các cuộc tấn công đô thị Tết Mậu Thân, một lập luận có chủ đích của những nhà tuyên truyền muốn coi lịch sử như là một công cụ của cách mạng hơn là một sứ mệnh tìm kiếm sự thật khách quan. Tuyên bố đó đã được khuếch tán bởi các phóng viên chiến trường được kính trọng như Neil Sheehan và Stanley Karnow. Người ta hầu như không để ý tới các phân tích cho rằng Bắc Việt có ý định kết thúc cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 bằng một “phát súng ân huệ” cuối cùng dành cho người Mỹ tại Khe Sanh. Cho tới khi Chính phủ Việt Nam công khai các kho dữ liệu thời chiến của mình, chúng ta vẫn sẽ chưa biết chắc chắn những gì thực sự diễn ra đằng sau trận Khe Sanh.
Gregg Jones là tác giả của các cuốn sách “Last Stand at Khe Sanh” và “Honor in the Dust: Theodore Roosevelt, War in the Philippines, and Rise and Fall of America’s Imperial Dream”.
——————
[1] Alamo là một nhà thờ được xây dựng sau năm 1744 bởi một đoàn truyền giáo Tây Ban Nha tại San Antonio, Texas, sau đó được chuyển thành một pháo đài vào đầu những năm 1800. Trong Cách mạng Texas chống lại chính quyền Mexico, nó đã bị bao vây (từ 23/2 đến 6/3/1836) bởi quân đội Mexico, những người đã giết chết toàn bộ các thành viên trại lính Texas bên trong pháo đài.

Mậu Thân 1968 chụp từ phía Việt Nam Cộng Hòa

Nhận định từ phiá VNDCCH:

Chiều 20/1/1968, Lê Đức Thọ sang làm việc, sáng ngày 25/1/1968, Võ Nguyên Giáp đến trực tiếp báo cáo với Hồ Chủ tịch. Tối 26/1/1968, đã gần Tết Mậu thân, những binh đoàn chủ lực, theo kế hoạch đang bí mật áp sát các bàn đạp tiến công. Hồ Chủ tịch chỉ thị cho các chiến trường là:
"Kế hoạch phải thật tỉ mỉ, Hợp đồng phải thật ăn khớp, Bí mật phải thật tuyệt đối, Hành động phải thật kiên quyết, Cán bộ phải thật gương mẫu."

... phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.

Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.

Chiến dịch tuy được gọi là Tổng tiến công Tết Mậu Thân, nhưng thực chất các trận đánh dịp Tết chỉ là giai đoạn mở màn. Quân Giải phóng coi toàn bộ các hoạt động chiến đấu ở miền Nam từ đầu tháng 2 cho tới hết năm 1968 (kéo dài trên 300 ngày) đều thuộc phạm vi chiến dịch, trong đó có 3 đợt tấn công cao trào (Đợt 1: 30-1 đến 28-3, Đợt 2: 5-5 đến 15-6, Đợt 3: 17-8 đến 30-9), xen giữa các đợt cao trào là giai đoạn tái bổ sung lực lượng, phòng ngự chống đối phương phản kích.
Kyoichi Sawada chụp ngày 14/4/1968 tại Huế
Kyoichi Sawada chụp ngày 14/4/1968 tại Huế
Tòa đại sứ Mỹ, tháng 1/68
Tòa đại sứ Mỹ, tháng 1/68
Phần chú thích tiếng Anh:
Phần chú thích tiếng Anh: "Soldiers in Vietnam use the waterboarding technique on an uncooperative enemy suspect near Da Nang in 1968 to try to obtain information from him."

Phần dịch nghĩa tiếng Việt: "Các binh lính tại Việt Nam dùng kỹ thu...ật (tra tấn) ngộp nước đối với một người tình nghi thuộc phe đối phương tỏ ra bất hợp tác, nhằm moi thông tin ở người này. Ảnh chụp gần Đà Nẵng năm 1968."

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/10/04/AR2006100402005.html

Cám ơn Tam Bi
---NDQ
Bắt sống một Việt cộng
Bắt sống một Việt cộng
Cầu Tràng Tiền, Huế, 1968
Cầu Tràng Tiền, Huế, 1968
Hàng chữ trên tường:
Hàng chữ trên tường: "Không có hận thù giữa người Việt Nam và người Mỹ. Tại sao phải giết chóc lẫn nhau? Chúng ta hãy cùng tay trong tay xây đắp tình bằng hữu"
Sài Gòn, Mậu thân 68
Sài Gòn, Mậu thân 68
Huế 1968
Huế 1968
VC đặt 250 pounds chất nổ trước sứ quán Mỹ Sài Gòn làm chết và bị thương hơn 200 người lúc 11:00 giờ sáng, phần lớn là khách bộ hành và thực khách trong một nhà hàng đối diện vớ sứ quán.
VC đặt 250 pounds chất nổ trước sứ quán Mỹ Sài Gòn làm chết và bị thương hơn 200 người lúc 11:00 giờ sáng, phần lớn là khách bộ hành và thực khách trong một nhà hàng đối diện vớ sứ quán.
Cảnh đổ nát của phòng cố vấn của sứ quán Mỹ sau vụ nổ. Những miểng kính vỡ bay tung tóe khiến nhiều người bị thương và làm mù mắt hai si quan hải quân Mỹ.
Cảnh đổ nát của phòng cố vấn của sứ quán Mỹ sau vụ nổ. Những miểng kính vỡ bay tung tóe khiến nhiều người bị thương và làm mù mắt hai si quan hải quân Mỹ.
Tải thương những nạn nhân của vụ nổ trước sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.
Tải thương những nạn nhân của vụ nổ trước sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.
Mậu Thân 1968.
Mậu Thân 1968.
Thiệt hại bên Cộng sản trong Mậu Thân.
Thiệt hại bên Cộng sản trong Mậu Thân.
Giao tranh tại Tòa đại sứ Mỹ.
Giao tranh tại Tòa đại sứ Mỹ.
Sau vụ tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau vụ tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Một người lính Cộng sản bị thương được lực lượng đặc nhiệm dù của VN cộng hòa đưa đến khu vực an toàn để chăm sóc y tế,  7 May 1968. 

Nguồn:  Vietnam Center and Archive
Một người lính Cộng sản bị thương được lực lượng đặc nhiệm dù của VN cộng hòa đưa đến khu vực an toàn để chăm sóc y tế, 7 May 1968.

Nguồn: Vietnam Center and Archive
Đường phố Đà Nẵng trong Tết Mậu Thân, hình chụp ngày 31/1 - 1968.
Xác một người dân thường nằm chết bên vệ đường, gần đó là một cậu bé đang vừa bịt tai vừa chạy tìm nơi trú ẩn
Đường phố Đà Nẵng trong Tết Mậu Thân, hình chụp ngày 31/1 - 1968.
Xác một người dân thường nằm chết bên vệ đường, gần đó là một cậu bé đang vừa bịt tai vừa chạy tìm nơi trú ẩn
Người dân đang mang cờ trắng chạy về phía lính thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc giao tranh đẫm máu giữa các đơn vị lính Mỹ và Việt Cộng ở thành phố Huế, Tết Mậu Thân 1968. Đã có rất nhiều dân thường bị mất nhà cửa và buộc phải chạy trốn tìm nơi trú ẩn.

(Ảnh chụp ngày 1/2 -1968 tại thành phố Huế)
 Image by © Bettmann/CORBIS
Người dân đang mang cờ trắng chạy về phía lính thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc giao tranh đẫm máu giữa các đơn vị lính Mỹ và Việt Cộng ở thành phố Huế, Tết Mậu Thân 1968. Đã có rất nhiều dân thường bị mất nhà cửa và buộc phải chạy trốn tìm nơi trú ẩn.

(Ảnh chụp ngày 1/2 -1968 tại thành phố Huế)
Image by © Bettmann/CORBIS
Mười tuần sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, sinh hoạt và buôn bán thường ngày trở lại trên những đường phố và nhà cửa đổ nát của thành phố Huế.

Ảnh chụp ngày 14/4 - 1968,   

Image by © Bettmann/CORBIS
Mười tuần sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, sinh hoạt và buôn bán thường ngày trở lại trên những đường phố và nhà cửa đổ nát của thành phố Huế.

Ảnh chụp ngày 14/4 - 1968,

Image by © Bettmann/CORBIS
Lính thủy quân lục chiến  Mỹ đang ăn cơm của một bà cụ nấu.

Huế, Tết Mậu Thân, 13/2 -1968

Image by © Bettmann/CORBIS
Lính thủy quân lục chiến Mỹ đang ăn cơm của một bà cụ nấu.

Huế, Tết Mậu Thân, 13/2 -1968

Image by © Bettmann/CORBIS
Phi Cảng Huế- Phú Bài, tháng 1 năm 1968
Phi Cảng Huế- Phú Bài, tháng 1 năm 1968
Phi trường Phú Bài - Huế, tháng 1-1968 Phi trường Phú Bài nằm ở phía nam TP Huế cách trung tâm thành phố 15 km. Tọa độ: 16°24′06″N, 107°42′10″E.
Phi trường Phú Bài - Huế, tháng 1-1968 Phi trường Phú Bài nằm ở phía nam TP Huế cách trung tâm thành phố 15 km. Tọa độ: 16°24′06″N, 107°42′10″E.
Phi trường Phú Bài tháng 1 năm 1968, mọi người nô nức về Huế ăn Tết, 3 ngày ngưng chiến
Phi trường Phú Bài tháng 1 năm 1968, mọi người nô nức về Huế ăn Tết, 3 ngày ngưng chiến
Quân Lực VNCH chiếm lại Đại Nội, ngai vàng tại điện Thái Hòa- Mậu Thân 1968
Quân Lực VNCH chiếm lại Đại Nội, ngai vàng tại điện Thái Hòa- Mậu Thân 1968
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS

07 May 1968, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Original caption: Saigon, South Vietnam: Civilians begin to evacuate homes in Cholon area of Saigon during VC attack. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS

07 May 1968, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Original caption: Saigon, South Vietnam: Civilians begin to evacuate homes in Cholon area of Saigon during VC attack. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS

07 May 1968, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Original caption: Saigon, South Vietnam: Civilians begin to evacuate homes in Cholon area of Saigon during VC attack. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Sài Gòn 7.3.1968-
Photographer: Kent Potter/© Bettmann/CORBIS

07 May 1968, Ho Chi Minh City, Vietnam --- Original caption: Saigon, South Vietnam: Civilians begin to evacuate homes in Cholon area of Saigon during VC attack. --- Image by © Bettmann/CORBIS
Ngày 30-1-1968 Bộ ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tố cáo Mỹ hủy bỏ lệnh ngừng bắn, phá hoại ngày tết Mậu Thân 1968.
Nguồn: Báo Nhân Dân - Thông tấn xã Việt Nam.
Ngày 30-1-1968 Bộ ngoại giao Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tố cáo Mỹ hủy bỏ lệnh ngừng bắn, phá hoại ngày tết Mậu Thân 1968.
Nguồn: Báo Nhân Dân - Thông tấn xã Việt Nam.
Cảnh hoang tàn, đổ nát tại Chợ Lớn, Sài Gòn vào tết Mậu Thân 1968
Cảnh hoang tàn, đổ nát tại Chợ Lớn, Sài Gòn vào tết Mậu Thân 1968
30 tháng1 /1958, Đà Nẵng

30 Jan 1968, Da Nang, South Vietnam --- South Vietnamese Woman Running Past Dead Body --- Image by © Bettmann/CORBIS
30 tháng1 /1958, Đà Nẵng

30 Jan 1968, Da Nang, South Vietnam --- South Vietnamese Woman Running Past Dead Body --- Image by © Bettmann/CORBIS
1968, Saigon, South Vietnam --- Boy Scouts follow a truck bearing the coffin of a scout killed in action during the Vietnam War. Saigon, 1968. --- Image by © Tim Page/CORBIS
1968, Saigon, South Vietnam --- Boy Scouts follow a truck bearing the coffin of a scout killed in action during the Vietnam War. Saigon, 1968. --- Image by © Tim Page/CORBIS
tại nhà thờ Tân Sa Châu, khi nhà thờ này trong giai đoạn hoàn thành. 
Nhà thơ Tân Sa Châu được xây dựng năm 1955- tến gọi xuất phát từ chữ Sa Châu Giao Thủy, Nam Địn. Những giáo dân này đã di cư 1954. 
Nhà thờ Tân Sa Châu ở P2. Tân Bình, Sài Gòn. 

1968, Saigon, Vietnam --- The funeral of a Catholic priest killed by a US Military Police three quarter ton truck in Saigon. --- Image by © Tim Page/CORBIS
tại nhà thờ Tân Sa Châu, khi nhà thờ này trong giai đoạn hoàn thành.
Nhà thơ Tân Sa Châu được xây dựng năm 1955- tến gọi xuất phát từ chữ Sa Châu Giao Thủy, Nam Địn. Những giáo dân này đã di cư 1954.
Nhà thờ Tân Sa Châu ở P2. Tân Bình, Sài Gòn.

1968, Saigon, Vietnam --- The funeral of a Catholic priest killed by a US Military Police three quarter ton truck in Saigon. --- Image by © Tim Page/CORBIS
Một người mẹ ẵm con chạy trên cầu- tại Saigon 
Mậu Thân - Đợt 2

May 1968, Saigon, Vietnam --- Refugees Fleeing Combat Zone During Second Offensive on Saigon --- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
Một người mẹ ẵm con chạy trên cầu- tại Saigon
Mậu Thân - Đợt 2

May 1968, Saigon, Vietnam --- Refugees Fleeing Combat Zone During Second Offensive on Saigon --- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
Mậu Thân đợt 2:
Saigon 5.1968 - Lính cứu hỏa tất bật cứu 1 người phụ nữ bị kẹt trong ngôi nhà đang bị cháy do rocket của vc- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis 
May 1968, Saigon, Vietnam --- Civilians Evacuated During Second Offensive on Saigon --- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
Mậu Thân đợt 2:
Saigon 5.1968 - Lính cứu hỏa tất bật cứu 1 người phụ nữ bị kẹt trong ngôi nhà đang bị cháy do rocket của vc- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis
May 1968, Saigon, Vietnam --- Civilians Evacuated During Second Offensive on Saigon --- Image by © Christian Simonpietri/Sygma/Corbis

Điều chưa biết về trận "Đồi Thịt Băm" trong chiến tranh Việt Nam

Một cách không chính thức, Đồi Thịt Băm được coi là trận đánh thay đổi toàn bộ cục diện của chiến tranh Việt Nam nhưng lại được rất ít người biết tới.

 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 1
Đồi Thịt Băm (Humberger Hill) là tên không chính thức được binh lính Mỹ và giới báo chí nhắc về trận đánh trên cao điểm 937 (phía Mỹ gọi là Hill 937 vì nó cao 937 mét so với mực nước biển). Trận Đồi Thịt Băm diễn ra trong 10 ngày từ 10.5.1969 tới 20.5.1969. Ảnh: Vị trí của Cao điểm 937 được khoanh đỏ trên bản đồ, cao điểm này nằm ở phía nam thung lũng A Sầu A Lưới (Mỹ gọi là A Shau) và cách Huế khoảng 70 km về phía Tây Nam. Nguồn ảnh: Patriot.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 2
Vì có vị trí đặc biệt quan trọng trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh nên Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho những đợt càn quét của Mỹ lên A Sầu, A Lưới, A co. Thêm vào đó, do quân Mỹ đang cực kỳ hung hăng sau trận Mậu Thân 1968 nên Quân Giải phóng cũng xác định trước sẽ đụng độ lớn với địch, cần tránh đối đầu trực tiếp kéo dài, chỉ đánh tiêu hao và cơ động rút lui. Ảnh: Thung lũng A Sầu nhìn về hướng Nam, nơi xảy ra trận Đồi Thịt Băm. Nguồn ảnh: Pinterest..
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 3
Đúng như phía ta dự đoán, vào ngày 10.5, quân Mỹ sử dụng trực thăng vận đổ 3 tiểu đoàn xuống khu vực thung lũng A Sầu để tiến hành chiếm Điểm cao 937. Ngoài ra phía Mỹ còn có sự giúp sức của hai tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 Quân lực VNCH làm nhiệm vụ hỗ trợ vành đai. Lực lượng dự bị bao gồm Trung đoàn 9 Thủy quân lục chiến Mỹ, thiết đoàn 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh 5 Mỹ (không quân) và Trung đoàn 3 Sư đoàn 1 VNCH. Nguồn ảnh: Cherries.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 4
Các tài liệu giải mã cho biết, giới quân sự Mỹ nhận định Quân Giải phóng sẽ không dám đụng độ lâu dài và tin tưởng vào khả năng tiếp viện cực nhanh bằng trực thăng cũng như hỏa lực áp đảo với phi pháo, pháo binh. Trận chiến diễn ra chính xác từ lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày 10.5.1969 khi Tiểu đoàn 8 Quân Giải phóng nổ súng tấn công Tiểu đoàn Dù số 3 Mỹ khi lực lượng này của đối phương còn chưa kịp tiếp cận mục tiêu của chúng là Điểm cao 937. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 5
Bị tấn công trước, binh lính Mỹ rơi vào thế bị động, co cụm lại và "vãi đạn" vào rừng. Trực thăng, phi pháo cùng pháo binh được gọi yểm trợ tới tấp vào những vị trí nghi có các chiến sĩ giải phóng quân. Sau một tiếng đồng hồ giao tranh, phía ta buộc phải rút lui do đã hết lợi thế bất ngờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 6
Trong ba ngày đầu tiên của trận đánh, các cuộc đụng độ giữa cả hai bên chỉ mang tính thăm dò vị trí của nhau. Phía Mỹ cần biết chính xác vị trí đặt hỏa lực mạnh của Quân Giải Phóng để gọi phi pháo, pháo binh tiêu diệt. Quân Giải Phóng lại chủ trương đánh di động, không đối đầu trực diện nên di chuyển liên tục, chủ yếu tiến hành đụng độ vào ban đêm để tránh được hỏa lực không quân đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 7
Đúng lúc phía Mỹ bắt đầu đẩy mạnh tấn công thì thời tiết chuyển xấu, có xuất hiện mưa. Mưa không lớn nhưng cũng làm mặt đất trở thành bùn nhão, khiến việc tiến công của cả hai bên gặp phải cực kỳ nhiều khó khăn, nhất là binh lính Mỹ khi phía Mỹ buộc phải đánh từ dưới thấp lên đỉnh cao điểm 397. Ảnh: Binh lính Mỹ bị thương đang chờ đợi trực thăng đến di tản. Nguồn ảnh: Paris.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 8
Lợi dụng hỏa lực mạnh, Mỹ đã gần như dập pháo nát Đồi Thịt Băm trước khi tiến công lên. Trong khi Quân Giải Phóng lại tận dụng hệ thống hầm, hào để bảo toàn lực lượng trước hỏa lực yểm trợ của quân Mỹ. Những cuộc đụng độ trên sườn "đồi thịt băm" diễn ra cực kỳ căng thẳng, Quân Giải Phóng lợi dụng vị trí cao, áp đảo hoàn toàn đối phương, phía Mỹ lợi dụng hỏa lực mạnh, gọi yểm trợ liên tục. Ảnh: Binh lính Mỹ thực hiện hồi sức cấp cứu cho đồng đội. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 9
Tới ngày 16 và 17.5, các trận địa pháo của Mỹ dọc đường số 12 đã dội mưa bom vào vị trí của Quân Giải Phóng, có nhiều bằng chứng ghi nhận phía Mỹ còn sử dụng cả đạn hóa học mặc dù đã bị cấm để tấn công lực lượng quân Giải Phóng đang cố giữ các cao điểm quanh 937 Hill. Mặc dù vậy, trận địa của ta vẫn được giữ vững thêm 2 ngày nữa, nghĩa là tới tận ngày 18.5 phía ta mới rút lui dần do đạn dược và lượng thực đã cạn. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 10
Kết quả trận đánh, mục đích ban đầu của Mỹ là tổ chức một cuộc càn quét chiếm lại Điểm Cao 937 đã được hoàn thành, trong khi Quân Giải Phóng miền Nam Việt Nam chủ chương đánh tiêu hao sinh lực địch, bảo toàn lực lượng ta và rút lui ra ngoài thành công. Nguồn ảnh: Smithsoni.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 11
Về số lượng thương vong của cả hai bên đều có những tranh cãi cho tới tận hôm nay. Mỹ huênh hoang tuyên bố rằng đã loại khỏi vòng chiến 630 chiến sĩ quân giải phóng, tuy nhiên thực tế chỉ thu được 89 khẩu súng cá nhân và 22 vũ khí hạng nặng - Một con số quá ít ỏi so với tuyên bố số lượng chiến sĩ quân giải phóng hi sinh. Nguồn ảnh: Armchair.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 12
Về số lượng thương vong của Mỹ, họ thừa nhận rằng đã có 440 binh sĩ thiệt mạng và bị thương trong cuộc đụng độ ác liệt này. Đó là một con số khá lớn với Quân đội Mỹ, và mặc dù chịu tổn thất nặng nề để chiếm được cao điểm này nhưng đến ngày 5.6 cùng năm phía Mỹ lại rút lui khỏi đây do ngọn đồi này "không có giá trị về mặt quân sự". Nguồn ảnh: Quizly.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 13
Giới báo chí Mỹ gọi trận chiến này là Đồi Thịt Băm để chỉ sự tổn thất nặng nề mà Quân đội Mỹ đã phải hứng chịu để chiếm lấy một vị trí "không có giá trị quân sự" làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng tại Mỹ. Quốc Hội Mỹ chỉ trích hành vi của các tướng lĩnh quân sự và cho rằng binh lính Mỹ bị mang lên "nướng" trên Đồi Thịt Băm chỉ để "cố đạt được mục tiêu ban đầu để giữ thể diện" cho các sỹ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Pinterest.
 dieu chua biet ve tran "doi thit bam" trong chien tranh viet nam hinh anh 14
Áp lực từ dư luận và Quốc hội Mỹ được coi là nguyên nhân dẫn đến việc tướng Abrams ngừng chính sách "áp lực tối đa" chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam còn Tổng thống Richard Nixon đẩy nhanh thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, đưa cả dân tộc Việt Nam vào cảnh "nồi da xáo thịt" nhằm mục đích giảm bớt thương vong cho binh lính Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

Có một mùa hè ‘đỏ lửa’

Diệu AnhCổng Thông tin điện tử Chính phủ
07:01' SA - Thứ hai, 16/07/2018
(Chinhphu.vn) - Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9… từ lâu đã trở thành những địa danh huyền thoại. Mỗi địa danh lịch sử nơi đây đều gợi nhớ đến những câu chuyện anh hùng của lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam.
Đoàn công tác dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9. Ảnh: Diệu Anh
Với lòng kính trọng và biết ơn các thế hệ đi trước đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, tháng 7 hằng năm, nơi đây đã đón rất nhiều đoàn về viếng thăm. Hòa trong dòng người ấy có những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cổng TTĐT Chính phủ.
Rời Thủ đô Hà Nội trong đêm ngày 27/7, vượt qua hơn 600 cây số, sáng hôm sau, Đoàn công tác đã tới được miền đất thiêng liêng Quảng Trị. Điểm đầu tiên, Đoàn đến thăm là Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9. Nghĩa trang Đường 9 nằm bên cạnh quốc lộ 9, trên một vùng đồi thuộc địa bàn phường 4, thị xã Ðông Hà, cách trung tâm thị xã gần 6 km về phía Tây. Nghĩa trang được nâng cấp, xây dựng từ Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Ðông Hà.
Về đến Nghĩa trang Đường 9, chợt nhớ tới một câu hát của nhạc sĩ Doãn Nho: “Tôi về đây với Đường 9-Khe Sanh/Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/Hoa Lau trắng đến chân trời trắng thế/Trắng mây bay và lau trắng quanh tôi,…”. Những câu hát đó đã chạm vào tình cảm thiêng liêng, sâu thẳm của mỗi người khi đến nới đây.
Các thành viên trong đoàn thắp hương tại các mộ liệt sĩ. Ảnh: Diệu Anh
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đường 9 là con đường chiến lược của Mỹ-Ngụy, nối liền từ biên giới Việt-Lào về tới Ðông Hà. Dọc trục đường số 9, Mỹ-Ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của quân và dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Ðường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt.
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 là nơi yên nghỉ của hơn một vạn Anh hùng, liệt sỹ gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đoàn công tác chụp ảnh tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9. Ảnh: Diệu Anh
Có lẽ đối với những ai lần đầu đặt chân đến đây sẽ không khỏi lặng người xúc động và bồi hồi khi nhìn thấy hàng chục nghìn ngôi mộ nằm ngay ngắn, thẳng hàng trong cả một vùng đất rộng lớn. Nhưng cũng không khỏi xót xa trước những ngôi mộ chỉ với vỏn vẹn dòng chữ “Liệt sỹ chưa biết tên”.
Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ Vi Quang Đạo thắp hương tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Diệu Anh
Sau khi thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ, Đoàn chia tay Nghĩa trang Đường 9, tiếp tục lên đường đến với địa danh “Thành cổ Quảng Trị”. Nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu khốc liệt 81 ngày đêm của các lực lượng giữ Thành Cổ.
“Cho tôi hôm nay vào Thành cổ
Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ
Cỏ non xanh tơ, cỏ non xanh tơ...! Xin chớ vô tình...
Với người hy sinh, trên mảnh đất quê mình”.
Những câu hát của Nhạc sĩ Tân Huyền ngân lên lắng đọng một vùng đất Thành cổ. Chỉ mấy câu thôi nhưng khiến cho những ai đã một lần đến nơi đây thêm hiểu và cảm nhận được sự hùng tráng, anh dũng chiến đấu của các chiến sĩ trong trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Mùa hè đỏ lửa 1972 của quân và dân ta góp phần quan trọng vào thắng lợi trên bàn Hội nghị Paris, tạo đà cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy của toàn dân tộc mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đoàn công tác chăm chú lắng nghe câu chuyện xúc động về các chiến sĩ trẻ giữ Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Diệu Anh
Để giữ vững Thành cổ và thị xã Quảng Trị, hàng nghìn chiến sĩ giải phóng quân trên khắp mọi miền Tổ quốc và đồng bào Quảng Trị đã anh dũng chiến đấu và vĩnh viễn hy sinh trên mảnh đất này. Các anh hy sinh, hài cốt các anh không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương của các anh đã hòa vào lòng đất cho non sông, đất nước có ngày độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc.
Với những chiến công khốc liệt bằng xương máu của hàng nghìn chiến sĩ, di tích Thành cổ Quảng trị hôm nay trở thành một Đài tưởng niệm để tri ân cho các chiến sĩ. Mỗi cành cây, ngọn cỏ, mỗi bước chân chúng ta vào Thành cổ hôm nay đều thấm đẫm máu của các chiến sỹ ở đây và đồng bào Quảng Trị anh hùng.
Có người Chiến binh Phạm Đình Lâm từ Hà Nội vào lên đài tưởng niệm thắp cho đồng đội nén nhang mà xót xa nhắn nhủ rằng:
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
*
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay, tôi đến nghẹn ngào,…
Nếu chúng ta đã từng đến Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn hay Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9… thì các liệt sỹ đều có một nấm mộ cho dù là có tên hay chưa biết tên, riêng Thành cổ Quảng Trị được ví như một nghĩa trang nhưng không có một nấm mồ nào cho riêng ai, mà chỉ có một nấm mồ chung.
Người hướng dẫn viên tại Thành cổ Quảng Trị nghẹn ngào kể cho chúng tôi nghe, trong cuộc chiến này, địch đã ném xuống Quảng Trị khoảng 328 nghìn tấn bom phá hủy hoàn toàn một vạn ngôi nhà và tòa Thành cổ… Không ai có thể tưởng tượng rằng, bình quân với 1 người chiến sỹ (nhiều người mới tuổi đôi mươi) phải hứng chịu 100 tấn bom và 200 quả đạn pháo…Nghe đến đây, những giọt nước mắt cùng hòa với sự khâm phục đã lan toả vào sâu đáy lòng của mối thành viên trong Đoàn.
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: Diệu Anh
Tuy chiến tranh đã lùi xa 45 năm, nỗi đau về thời chiến vẫn luôn in đậm trong mỗi người dân chúng ta, biết bao người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất cha, cho đến hôm nay chưa có con số nào chính thức được công bố có bao nhiêu liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến 81 ngày đêm. Nhưng ai cũng biết chắc rằng các anh nằm lại nơi đây khi đang mang trong mình một khát vọng sống có nhiều ước mơ và hoài bão, một thế hệ thanh niên đã cống hiến hết tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời mình theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuộc chiến đấu diễn ra trong Thành cổ Quảng Trị như một huyền thoại. Khu Di tích Thành cổ bây giờ đã trở thành một địa chỉ tâm linh và nguồn cội cho du khách xa gần. Không ngày nào không có những cựu chiến binh quay về thăm đồng đội.
Thỉnh chuông vào viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Ảnh: Diệu Anh
Rời Thành cổ Quảng Trị, sáng hôm sau, Đoàn tiếp tục hành trình về với “địa chỉ đỏ” - Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Đây là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Là một công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô nhất cả nước. Các khối tượng đài, phù điêu tại nghĩa trang thể hiện sự tôn vinh, niềm tiếc thương vô hạn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.
Đoàn công tác làm lễ dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Diệu Anh
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn là nơi quy tụ hơn 10.300 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000 m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000 m2, khu tượng đài 7.000 m2. Phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Sau khi dâng hương tại Đài tưởng niệm, chúng tôi chia nhau đi dọc những dãy mộ để thắp hương. Bên này là khu mộ liệt sĩ Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, bên kia là khu mộ liệt sĩ Quảng Ninh, Tuyên Quang, kế đó là khu mộ liêt sĩ Thái Bình, Lào Cai, Yên Bái,... Mỗi khu mộ của các tỉnh, thành… đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc mang hình ảnh các vùng quê.
Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn những ngày tháng 7, chúng tôi như được hòa mình trong truyền thống anh hùng, hun đúc thêm niềm tự hào. Đó cũng là nguồn cội của sức mạnh để chúng ta vững vàng trên hành trình đến với ngày mai.
Chuyến hành trình về “miền đất lửa” thiêng liêng và hào hùng - Quảng Trị tuy ngắn, nhưng đã để lại trong lòng mỗi thành viên trong Đoàn một cảm xúc khó có thể quên. Hành trình là gạch nối giữa quá khứ và hiện tại. Để rồi mỗi thành viên tự nhủ phải phấn đấu học tập, nghiên cứu, góp phần cống hiến cho đất nước, để xứng đáng với sự hy sinh lớn lao của những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước.
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017), Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Đoàn công tác “Về nguồn”, từ ngày 28-30/7. Đoàn đã đi thăm, tặng quà 2 Mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng quà 10 gia đình con em thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; thăm Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị.
Đoàn công tác chân thành cảm ơn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã đồng hành cùng Cổng TTĐT Chính phủ trong chuyến đi lần này.

Kỷ vật của người lính thiết giáp trong trận Xuân Lộc


14-05-2018
Bảo tàng Quân khu 3 hiện đang lưu giữ hiện vật chiếc quần. Đó là kỷ vật của của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Xuân Liêm khi tham gia chiến dịch Xuân Lộc - Long Khánh ngày 9/4/1975.
Anh hùng Nguyễn Xuân Liêm sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Cuối năm 1967, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước có nhiều chuyển biến, nhân dân miền Nam đã đánh bại các đợt phản công trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967; nhân dân miền Bắc đánh bại các cuộc leo thang chiến tranh phá hoại của Mỹ. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng, năm 1968, cùng với hàng vạn thanh niên yêu nước khác, Nguyễn Xuân Liêm lên đường nhập ngũ.
Từ tháng 10/1974 đến tháng 4/1975, Nguyễn Xuân Liêm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đồng chí cùng đơn vị phát huy được sức mạnh đột kích của xe thiết giáp, diệt nhiều xe tăng và hỏa điểm của địch tạo điều kiện cho bộ binh xung phong nhanh chóng giành thắng lợi trong nhiều trận đánh, đặc biệt trong trận đánh thị xã Phước Long và thị xã Xuân Lộc năm 1975.
Trong mùa khô 1974 - 1975, các chiến trường miền Nam đều đẩy mạnh hoạt động tạo thế, tạo lực cho cuộc tiến công chiến lược. Trước tình hình đó, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long, tiến công vào hệ thống phòng thủ của quân ngụy, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển chiến lược, tạo điều kiện đưa lực lượng xuống vùng trung tuyến, tạo bàn đạp tiến công giải phóng Sài Gòn.

Bộ đội làm chủ Xuân Lộc, ngày 21/4/1975 - Ảnh Tư liệu BTLSQSVN.
Trong trận đánh thị xã Phước Long diễn ra từ ngày 2/1/1975 đến ngày 06/01/1975, Nguyễn Xuân Liêm thuộc biên chế Tiểu đoàn 21, Bộ chỉ huy Miền. Đồng chí đã thể hiện sự mưu trí, dũng cảm, cùng đồng đội quyết tâm chiến đấu tiêu diệt địch. Đặc biệt, khi quân ta tiến công vào trung tâm phòng ngự, địch tập trung hỏa lực, ngăn chặn và chống cự quyết liệt.
Hai xe thiết giáp của ta bị trúng đạn, chỉ còn xe của đồng chí Liêm chiến đấu ở khu vực cửa tiến vào, anh bình tĩnh tăng tốc xông lên, đè bẹp các lớp rào và bắn mạnh diệt các hỏa điểm địch, mở được cửa mở cho bộ binh xung phong vào căn cứ. Ba xe tăng từ phía sau chi viện tới, Nguyễn Xuân Liêm dẫn đầu đội hình cùng bộ binh đánh thẳng vào sân bay thị xã, làm cho địch hoang mang, rối loạn và thất bại nhanh chóng.
Trận tiến công thị xã Xuân Lộc ngày 9/4/1975, Trung úy Nguyễn Xuân Liêm là Chính trị viên Đại đội 1 Thiết giáp, Tiểu đoàn 21. Đồng chí đã chỉ huy 4 xe yểm trợ cho bộ binh đánh vào hướng chủ yếu. Địch dùng máy bay và pháo binh ném bom, bắn phá ác liệt, đồng thời cho xe ra phản kích, ngăn chặn ta. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy đơn vị xông thẳng vào đội hình xe tăng địch, bắn cháy 3 chiếc, những chiếc khác phải bỏ chạy, xe tăng ta tiếp tục dẫn dắt và cùng bộ binh đánh chiếm hoàn toàn sở chỉ huy Chiến đoàn 52 ngụy, đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc, mở rộng đường tiến thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng, ngày 15/1/1976, đồng chí Nguyễn Xuân Liêm vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Cùng các phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước như: 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì; 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba; 16 Bằng khen và Giấy khen các loại.

Chiếc quần kỷ vật của
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Liêm - Ảnh Bảo tàng Quân khu 3.
Từ tháng 8/1975 đến năm 1980, đồng chí về học tập tại Trường Văn hóa Quân đội. Từ năm 1980 đến năm 1987, đồng chí công tác tại Trường Sỹ quan Tăng - Thiết giáp. Năm 1987, đồng chí về nghỉ hưu với quân hàm Thiếu tá. Hiện nay, đồng chí đang sinh sống cùng gia đình tại xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Chiếc quần hiện đã cũ, được may bằng vải màu trắng, kích thước 94cm, cạp 46cm, ống 13cm; quần ống nhỏ, gấu quần có 2 dây để buộc, với số hiệu đăng ký: 2457-V764. Đây là một kỷ vật đặc biệt của Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Xuân Liêm, gắn với quá trình chiến đấu trong những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là trong hai trận đánh thị xã Phước Long và thị xã Xuân Lộc năm 1975, đập tan tuyến phòng ngự từ xa của địch, mở đường tiến công vào giải phóng Sài Gòn. Hiện vật nay được lưu giữ và phát huy giá trị tại Bảo tàng Quân khu 3 nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho chiến sỹ và nhân dân tới tham quan, học tập./.

Nguồn: Hoàng Lan Hương – Phó Giám đốc Bảo tàng Quân khu 3

Tư lệnh Sáu Nam với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Theo TTXVN/Tin tức dientu@hanoimoi.com.vn
Đánh giá tác giả:
08:38 thứ tư ngày 01/05/2019
Đại tướng Lê Đức Anh (bí danh Sáu Nam) không chỉ thể hiện vai trò chỉ huy quân sự tài tình trong suốt cuộc trường chinh đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn ghi dấu ấn trong trận chiến cuối cùng giải phóng hoàn toàn miền Nam khi là một trong tám vị chỉ huy của Chiến dịch Hồ Chí Minh và trực tiếp chỉ huy cánh quân Tây Nam, một trong năm cánh quân tấn công vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
 
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn. Trong Chiến dịch này, Trung tướng Lê Đức Anh chỉ huy cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ảnh: TTXVN

Tư lệnh mũi tiến công Tây - Tây Nam

Đầu tháng 4-1975, trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Tư lệnh Miền, Bộ Chính trị hoàn chỉnh kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn, ngày 8-4-1974, công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (từ ngày 14-4-1975 mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh). Thực hiện kế hoạch trên, Đoàn 232 đổi tên thành Binh đoàn cánh Tây Nam. Bộ Tư lệnh Binh đoàn gồm: Trung tướng Lê Đức Anh (Sáu Nam, Tư lệnh), Thiếu tướng Lê Văn Tưởng (Hai Chân, Chính ủy).

Trong cuốn hồi ký mang tên "Tổ quốc trên hết" của mình, Đại tướng Lê Đức Anh viết: "Sau khi giải phóng tỉnh Phước Long, Bộ Chỉ huy Miền bắt tay xây dựng kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn.(…). Cả Bộ Chỉ huy Miền gần như thống nhất sẽ tiến công giải phóng Sài Gòn vào tháng 4 vì sang tháng 5 đã vào đầu mùa mưa ở Nam Bộ, việc cơ động của ta, nhất là tăng, pháo và cơ giới sẽ khó khăn, mà khó khăn nhất là hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn, vùng Long An mênh mông đồng nước, kênh rạch và sình lầy. Hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ). Nếu địch co cụm được về đó thì phức tạp, “trận đánh cuối cùng” của ta sẽ không “thuận buồm xuôi gió”. Ngược lại, nếu ta chia cắt được quốc lộ 4 thì Quân đoàn 4 và quân địch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không thể kéo về ứng cứu cho Sài Gòn. Tôi và anh Hai Tưởng (Thiếu tướng Lê Văn Tưởng - PV) được đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam, một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử".

Đại tá Khuất Biên Hòa, trợ lý cho Đại tướng Lê Đức Anh giai đoạn 2000-2007 và là một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, cho biết: Tướng Lê Đức Anh với tư cách là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng đồng thời được điều phái làm Tư lệnh cánh quân Tây Nam, một trong năm mũi tiến công chiến lược, đảm nhiệm cánh khó nhất là đánh từ Đồng bằng sông Cửu Long vào Sài Gòn.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ sử học, Đại tá Hồ Sơn Đài (nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7), nhiệm vụ của Binh đoàn là “sử dụng lực lượng Sư đoàn 5, tăng cường binh khí kỹ thuật thực hiện tiến công chia cắt, chặn đứng giao thông trên quốc lộ 4, cô lập Sài Gòn trước hai ngày toàn chiến dịch đồng loạt tiến công địch; tập trung lực lượng Sư đoàn 9, Sư đoàn 3, các trung đoàn độc lập và lực lượng vũ trang Quân khu 7, Quân khu 8 thực hiện đột kích thọc sâu từ hướng Tây - Tây Nam vào nội đô Sài Gòn, đánh chiếm làm chủ các mục tiêu Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Trung tâm ra-đa Phú Lâm…

Vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự ở địa bàn sông nước
 
Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm các cán bộ, chiến sĩ Hải quân vùng 3, ngày 9-1-1996. Ảnh: Cao Phong/TTXVN

Theo Đại tá Khuất Biên Hòa, hướng tiến công phía Tây Nam của Chiến dịch Hồ Chí Minh trải rộng trên một địa bàn phức tạp với nhiều kênh rạch, sình lầy. Chúng ta đang ở thế áp đảo, sử dụng vũ khí hạng nặng với các loại pháo to, xe tăng, các sư đoàn bộ binh nên rất khó khăn khi hành quân qua địa hình này. Lúc đó, quân đội Sài Gòn có hai cụm lớn, một là vùng phòng ngự nội đô và một rất mạnh ở Tây Đô, vùng 4 chiến thuật với sự chỉ huy của các tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Khoa Nam rất nổi tiếng. Vì vậy, nhiệm vụ của Binh đoàn cánh Tây Nam phải nhanh chóng cắt đứt quốc lộ 4 để quân ở Sài Gòn không chạy về Tây Đô co cụm và tiếp viện ngược lại; đồng thời mở đường bất ngờ tiến vào Dinh Độc Lập phối hợp cùng các cánh quân khác ở tất cả các hướng tiến về giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

Trước ngày 20-4-1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch, cánh quân Tây - Tây Nam đã vào vị trí tập kết. Binh đoàn cánh Tây Nam đã áp sát tuyến sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa; Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 đã áp sát quốc lộ 4 từ Tân An đến Cai Lậy, áp sát Mỹ Tho. Hai trung đoàn bộ binh đã tập kết ở Cần Đước và Cần Giuộc sát phía Nam quận 8 Sài Gòn… Cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã cài thế chuẩn bị sẵn sàng tổng công kích.

17 giờ ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam nổ súng tiến công. Đến 3 giờ sáng 27-4, Sư đoàn 5 đã cắt được quốc lộ 4 đoạn từ Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cùng quân và dân Tiền Giang thực hiện đánh cắt quốc lộ 4 đoạn Trung Lương - Tấn Hiệp - Long Định, từ Mỹ Tho đến bờ sông Tiền. Tiểu đoàn công binh 341 của Quân khu 8 cùng bộ đội địa phương cắt đoạn Cai Lậy - An Hữu. Sư đoàn 3 tiến công đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, sau đó vượt sông Vàm Cỏ áp sát địch để bảo đảm cho Sư đoàn 9 cùng binh khí kỹ thuật vượt sông. Các trung đoàn 24 và 88 mở rộng vị trí đứng chân ở phía Bắc Cần Giuộc, áp sát vào nội đô phía Nam Sài Gòn.

Sáng 30-4-1975, các cánh quân ta cùng nhân dân nổi dậy, đồng loạt tiến công đánh chiếm các mục tiêu đã định. Đến 9 giờ 30 phút, quân địch về cơ bản đã mất sức chiến đấu. Cả Sài Gòn - Gia Định trở thành một rừng cờ, rừng hoa và biểu ngữ của nhân dân vẫy chào Quân giải phóng. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Lúc này, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta tự lực giải phóng địa bàn, góp phần cùng cả nước chấm dứt cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc kéo dài 30 năm.

Đánh giá vai trò của người Tư lệnh Binh đoàn cánh Tây Nam, Đại tá Khuất Biên Hòa chia sẻ, với nhiều kinh nghiệm tích lũy trong thời kỳ chỉ huy Quân khu 9, Tướng Lê Đức Anh chỉ huy mũi thứ năm đã thực hiện đúng giờ, đúng yêu cầu đánh chiếm đúng mục tiêu, hiệp đồng tác chiến, tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975. Thực tế trên chiến trường, cánh quân của Tướng Lê Đức Anh chỉ vào sau Lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn 2 ít phút. Sau khoảng 10 phút kể từ lúc lá cờ Quân giải phóng được các chiến sĩ xe tăng Quân đoàn 2 kéo lên trên nóc Dinh Độc Lập, thì cánh quân Tây Nam của Tướng Lê Đức Anh cũng đã hợp quân tại cứ điểm cuối cùng của chế độ Sài Gòn trong ngày 30-4 lịch sử.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Minh Hồng (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh), trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, cánh quân Tây - Tây Nam đã đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ của chiến dịch khi sớm làm chủ chiến trường, kìm giữ chân địch, tạo điều kiện cho các cánh quân sớm hoàn thành nhiệm vụ. Tài chỉ huy của Trung tướng Lê Đức Anh cũng được thể hiện rõ qua cách sử dụng con đường bạo lực cách mạng, sử dụng lực lượng vũ trang địa phương, huy động lực lượng của nhân dân tham gia cuộc chiến. Ông cũng đã tận dụng được sự giúp đỡ của nhân dân để vượt sông, giữ cầu, đánh chiếm cắt đường…

Đánh giá về vai trò của Binh đoàn cánh Tây Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ sử học, Đại tá Hồ Sơn Đài nhận định, kết quả hoạt động của Binh đoàn cánh Tây Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 không chỉ thể hiện ý chí khắc phục khó khăn, sự mưu trí và tinh thần chiến đấu dũng cảm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, mà còn chứng tỏ khả năng của các cấp ủy Đảng, các cấp chỉ huy của Binh đoàn trong việc vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang, về nghệ thuật tác chiến hợp đồng quân binh chủng giữa các đơn vị chủ lực với hợp đồng phối hợp, tạo thế của lực lượng vũ trang địa phương, sự nổi dậy giải phóng quê hương của quần chúng trong thế trận chiến tranh nhân dân ở địa bàn đặc thù sông nước Nam Bộ.

Vào ngày 30-4 năm nay, khi đất nước kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, không còn sự hiện diện của Đại tướng Lê Đức Anh, một chứng nhân lịch sử và cũng là một trong những người đã làm nên chiến thắng vĩ đại đó của dân tộc - ngày kết thúc một cuộc chiến trường kỳ giành độc lập dân tộc, mở ra một chương mới cho lịch sử dân tộc, mở ra con đường phát triển của đất nước trong hòa bình, tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Sự ra đi của người chỉ huy cuối cùng trong Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh năm ấy là một quy luật của tạo hóa, nhưng những chiến thắng trên các chiến trường của vị tướng đã kinh qua các cuộc chiến tranh lớn của đất nước sẽ sống mãi trong tâm trí, lòng biết ơn của người dân đất Việt về một nhà chỉ huy quân sự tài ba của dân tộc trong thế kỷ XX.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét