Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 135

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Câu chuyện tiến hóa : Bay Lượn

Giáo sư người Việt giành giải quốc tế cho nhà toán học trẻ

Giải thưởng Ramanujan 2019 thuộc về GS Phạm Hoàng Hiệp (37 tuổi) với những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giải tích phức.



Thông tin được công bố trên trang web của Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ICTP ngày 23/10, GS Phạm Hoàng Hiệp, Viện Toán học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã giành giải thưởng Ramanujan 2019 - dành cho các nhà toán học trẻ từ các nước đang phát triển.
Giải thưởng ghi nhận những đóng góp nổi bật của GS Phạm Hoàng Hiệp trong lĩnh vực giải tích phức và lý thuyết đa thế vị cùng những đóng góp cho sự tiến bộ của toán học tại Việt Nam.
"Tôi rất vui và tự hào khi được nhận giải thưởng Ramanujan 2019", GS Hiệp nói và cho biết vào tháng 12 tới trong lễ trao giải tại Italy anh sẽ chia sẻ về các kết quả nghiên cứu khoa học trước hội đồng giải thưởng là các nhà toán học danh giá của thế giới.
GS Phạm Hoàng Hiệp.
GS Phạm Hoàng Hiệp. Ảnh:NVCC
GS Phạm Hoàng Hiệp được phong hàm năm 2017, từng đạt nhiều thành tích nghiên cứu, trong đó Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ năm 2015 ghi nhận với công trình khoa học: "Một đánh giá tốt nhất có thể của ngưỡng chính tắc". Công trình nghiên cứu một vấn đề quan trọng trong lý thuyết kỳ dị ứng dụng trong nhiều ngành toán học khác nhau. Kết quả của công trình được ghi nhận có khả năng giải quyết một giả thuyết được nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới quan tâm nghiên cứu trước đó. Công trình được đăng trên Acta Mathematica - một trong 5 tạp chí danh giá của các Tạp chí Toán học thế giới.
Giải thưởng Ramanujan dành cho các nhà toán học tuổi dưới 45, từ các nước đang phát triển đã được trao hàng năm kể từ năm 2005. Hội đồng giải thưởng là các nhà toán học danh tiếng trên thế giới do ICTP, Liên minh toán học quốc tế (IMU) và Bộ Khoa học và Công nghệ của Chính phủ Ấn Độ (DST) chỉ định. Người xứng đáng được lựa chọn sẽ kèm với khoản tiền mặt trị giá 15.000 USD và đến trụ sở của ICTP (tại Italy) để nhận thưởng và giảng bài.
Bích Ngọc

Nhà khoa học dạy chuột lái xe tìm thức ăn

MỹChuột được huấn luyện để trèo lên xe, nắm lấy cần lái bằng đồng và điều khiển chiếc xe nhỏ tiến thẳng hoặc chuyển hướng. 
Nhà khoa học thần kinh Kelly Lambert cùng đồng nghiệp tại Đại học Richmond huấn luyện kỹ năng mới cho chuột trong phòng thí nghiệm, Science Alert hôm nay đưa tin. Họ chế tạo một chiếc xe nhỏ từ hộp thức ăn rỗng, trang bị thêm bánh xe, ba thanh đồng làm cần lái và các thiết bị khác.
Thanh đồng và sàn nhôm tạo ra dòng điện giúp chiếc xe nhỏ tiến lên. Chuột có thể điều khiển hướng đi khi dùng chân nắm lấy thanh đồng bên trái, phải hoặc ở giữa. Nhóm chuyên gia huấn luyện chúng bằng cách thưởng thức ăn mỗi lần chúng nắm cần lái và điều khiển xe tiến về phía trước.
Các nhà khoa học cũng thiết kế một hộp chữ nhật rộng vài m2 để chuột tập lái. Họ đặt thức ăn ngày càng xa để khuyến khích chúng nâng cao kỹ năng. Có 11 con đực và 6 con cái tham gia thí nghiệm. Môi trường sống của chúng ảnh hưởng đến quá trình học lái. Chuột sống trong môi trường phức tạp, nhộn nhịp, học lái nhanh hơn nhiều so với những con sống trong phòng thí nghiệm tẻ nhạt.
Có vẻ hành động lái xe giúp chuột thư giãn, Lambert nhận định. Giống như người, chúng cảm thấy thỏa mãn khi thực hiện thành công một nhiệm vụ khó.
Thí nghiệm lái xe đáng chú ý vì nó cho thấy tính khả biến thần kinh của chuột, hay khả năng não thích ứng và học hỏi những nhiệm vụ mới, có thể tốt hơn nhiều so với mức giới khoa học từng ước lượng. Lambert cho rằng thí nghiệm này chỉ là bước khởi đầu và có thể nâng cao độ khó trong tương lai. Dữ liệu thu được từ việc quan sát chuột giúp nghiên cứu tác động của bệnh Parkinson và trầm cảm.   
Thu Thảo (Theo Science Alert)

Tại sao con người cởi quần áo khi sắp chết cóng?

26/10/2019 22:55 GMT+7

TTO - Nếu thân nhiệt bị hạ đến mức giới hạn nghiêm trọng, con người sẽ bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự "đào hang" và tự cởi quần áo trước khi trở nên mất ý thức hoàn toàn.

Tại sao con người cởi quần áo khi sắp chết cóng? - Ảnh 1.
Người bị hạ thân nhiệt thường có những hành vi kỳ lạ như tự cởi bỏ quần áo - Ảnh: Live Science
Theo trang tin Live Science, hạ thân nhiệt là tình trạng xảy ra khi nhiệt độ trung tâm cơ thể hạ xuống 35 độ C hoặc thấp hơn. Khi bị hạ thân nhiệt, con người sẽ bắt đầu run rẩy và đa phần sẽ gặp khó khăn về cử động như vấp ngã hay chậm chạp. Ngoài ra, họ cũng có thể bị mất phương hướng, bối rối và nói chậm như đang chịu ảnh hưởng của ma túy hoặc rượu.
Nếu tình trạng hạ thân nhiệt trở nên nghiêm trọng thì hô hấp và nhịp tim có thể giảm đến mức nguy hiểm. Người bị hạ thân nhiệt có thể mất ý thức và thậm chí tử vong.
Nhưng trước khi mất hoàn toàn ý thức, nạn nhân sẽ thể hiện một số hành vi kỳ quái như tự "đào hang" và cởi bỏ quần áo.
Hành động tự "đào hang"
Thông thường, những động vật có máu nóng trong kỳ ngủ đông sẽ tự đào hoặc chôn mình vào một cái hang nhỏ để trú ẩn suốt mùa đông. Hang động nhỏ hẹp giúp cơ thể động vật hạn chế mất nhiệt.
Trong giai đoạn cuối trước khi chết cóng, con người cũng thực hiện một hành vi mà các nhà nghiên cứu gọi là "đào hang lần cuối". Trong một nghiên cứu đăng trên Legal Medicine năm 1995, các nhà nghiên cứu Đức miêu tả nạn nhân chết cóng thường trong tư thế thể hiện cơ chế tự vệ cuối cùng như là nằm dưới giường ngủ, sau tủ quần áo, trong tủ.
Hành vi "đào hang" này không được nghiên cứu rộng rãi và không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu người Đức cho rằng đây là quá trình tự động của thân não, diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình hạ thân nhiệt, tạo ra hành vi nguyên thủy gần giống với đào hang để bảo vệ cơ thể như các động vật ngủ đông.
Nghịch lý tự cởi quần áo
Ngoài hành động tự đào hang còn có một hành vi kỳ lạ không kém là "nghịch lý cởi quần áo". Thuật ngữ này mô tả hành vi của nhiều nạn nhân bị giảm thân nhiệt tự cởi bỏ phần lớn hoặc toàn bộ quần áo trên cơ thể, khiến thân nhiệt càng giảm nhanh hơn.
Khi sưởi ấm cơ thể người bị hạ thân nhiệt bằng một cơ thể khác, các chuyên gia sơ cứu thường khuyên cả nạn nhân và người sưởi ấm nên khỏa thân hoặc mặc thật ít đồ. Điều này giúp hơi ấm di chuyển từ người sưởi ấm sang nạn nhân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng, lời khuyên này không có liên quan đến nghịch lý cởi quần áo.
Để ngăn hơi ấm thoát ra từ tứ chi, cơ thể sẽ tự co mạch, nghĩa là sự co thắt theo phản xạ của các mạch máu. Nhưng theo thời gian, các cơ cần thiết cho việc co mạch trở nên quá tải và thất bại, khiến máu ấm chảy ra từ trung tâm cơ thể đến tứ chi. Hiện tượng này dẫn đến một cơn nóng đột ngột khiến những nạn nhân vốn đã mất phương hướng cảm thấy như họ đang bị đốt cháy. Các nhà nghiên cứu kết luận vì vậy mà họ tự cởi quần áo.
Nghịch lý tự cởi quần áo thường xảy ra trước hành động đào hang lần cuối. Các nhà khoa học người Đức ghi chú khi nghiên cứu về các nạn nhân hạ thân nhiệt rằng tư thế cuối cùng của các thi thể chỉ có thể tạo thành khi nạn nhân bò, trườn, gây ra những vết trầy xước ở khuỷu tay hay đầu gối. Hành động này xảy ra sau khi nạn nhân trút bỏ quần áo, vì trên da có vết trầy nhưng vị trí tương ứng trên quần áo lại không có dấu hiệu tổn hại.
Hành vi đào hang lần cuối và nghịch lý tự cởi quần áo đã khiến nhiều nạn nhân chết cóng bị hiểu lầm là án mạng. Một số cảnh sát điều tra thường nhầm lẫn một người tử vong trong tình trạng khỏa thân là nạn nhân của hành vi tấn công tình dục và giết người. Việc phát hiện thi thể bên trong các không gian nhỏ hẹp như dưới gầm các đồ nội thất lại được cho là giống hành vi giấu xác.
Anh muốn cộng đồng người Việt giúp nhận diện 39 người chết trong container Anh muốn cộng đồng người Việt giúp nhận diện 39 người chết trong container
TTO - "Dù chúng tôi chưa thể suy đoán được quốc tịch của các nạn nhân, chúng tôi đang nhận được một lượng lớn thông tin từ những người Việt đang sống ở Anh và người Việt Nam trong nước".
LINH TÔ


Thomas Edison: Từ cậu bé chỉ đi học 3 tháng đến thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại

Thứ Bảy, ngày 26/10/2019 12:00 PM (GMT+7)

Thấy con trai Thomas Edison bị nhận xét là đần độn, điên khùng, không đáng được ngồi học, bà Nancy đã quyết định cho con học tại nhà và điều kỳ diệu đã xảy ra.

Sự kiện:

Giáo dục

Thiên tài khoa học từng bị đuổi tử tiểu học
Thomas Edison: Từ cậu bé chỉ đi học 3 tháng đến thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại - 1
Lúc nhỏ Edison bị thầy cô nhận xét là đứa trẻ loạn trí, không đáng được ngồi học.
Thomas Alva Edison là nhà khoa học tiêu biểu của nước Mỹ và cả thế giới. Ông sở hữu hàng ngàn bằng phát minh và nổi tiếng nhất là bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm… Ông từng được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ nhưng tuổi thơ ông lại phải trải qua những tháng ngày bị kì thị, ruỗng rẫy. Đó là những ngày tháng Edison còn cắp sách đến trường.
Một ngày nọ, trong khoảng năm 1854 đến 1855, cậu bé Edison 7 tuổi khi đó từ trường về đưa mẹ của cậu là bà Nancy Elliott tờ giấy của giáo viên. Với giọng hồ hởi nhất, Edison nói với mẹ: "Mẹ ơi, thầy giáo nói con đưa mẹ tờ giấy này". Khá tò mò, bà Nancy Elliott mở ra xem. Đọc từng chữ trong lá thư, bà Nancy không thể cầm được nước mắt, bật khóc nức nở. Khá bất ngờ với phản ứng của mẹ, Edison ngỏ lời muốn biết nội dung trong thư có gì.
Bằng tất cả sự bình tĩnh, bà Nancy đọc thật dõng dạc: "Con trai của ông bà là thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Ông bà hãy tự dạy dỗ con trai mình".
Như vậy, chỉ sau 3 tháng nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, Edison được mẹ cho ở nhà để bà tự dạy học. Nhiều năm sau đó, bà Nancy qua đời, còn Edison lại trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại. Một ngày nọ, Edison bỗng phát hiện ra tờ giấy được xếp nhỏ, cất kĩ trong ngăn bàn. Mở ra đọc, Edison không khỏi ngạc nhiên khi thấy đó chính là thư của người thầy giáo năm xưa nhưng những dòng chữ trong đó lại là: "Con trai ông bà là đứa trẻ bị loạn trí. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa".
Edison đã khóc rất nhiều và ông quyết định ghi vào quyển nhật ký của mình rằng: "Thomas Alva Edison là đứa trẻ đần độn. Nhờ người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỷ". Về sau, Edison còn phát biểu rằng: "Mẹ đã làm nên tôi. Bà tin tưởng và chắc chắn về tôi, khiến tôi cảm nhận rằng mình có lý tưởng để sống và ai đó không thể để họ thất vọng".
Quả thật là như vậy. Edison từng bị cho rằng có vấn đề về thần kinh, là chậm phát triển, thậm chí còn bị thầy hiệu trưởng nhận xét "là học trò dốt, lười và hư, nên cho đi chăn lợn, có học nữa cũng chẳng làm nên trò trống gì". Nhưng tất cả, nhờ niềm tin của một người mẹ dành cho con, bà không từ bỏ hy vọng vào con và cũng không khiến con thất vọng về chính bản thân mình. Tình yêu vĩ đại và sự tin tưởng trọn vẹn của người mẹ đã đánh thức tiềm năng trong Edison, gieo vào ông niềm tin vào chính bản thân mình.
Thomas Edison: Từ cậu bé chỉ đi học 3 tháng đến thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại - 3
Edison được giáo dục tại nhà dưới sự hướng dẫn của mẹ sau khi rời trường học.
Edison ngày nhỏ là một cậu bé rất hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Cũng như nhiều đứa trẻ, cậu thường đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao. Trước những câu hỏi kì lạ của con, trong khi nhiều bậc phụ huynh sẽ mắng con hay tỏ ra khó chịu khi con hỏi nhiều hay chỉ trả lời một cách qua loa thì bà Nancy, mẹ cậu thường kiên trì giảng giải tỉ mỉ và còn kích thích thêm sự tò mò của đứa con.
Một lần, Edison hỏi bố: "Bố ơi, tại sao lại có gió?". Bố trả lời: "Edison, con không hiểu được đâu!". Edison lại hỏi: "Tại sao con lại không hiểu được?". Bố đáp: "Con hãy thử hỏi mẹ con xem". Thế là Edison tìm đến mẹ và hỏi. Sau đó, bà Nancy đã trách chồng: "Anh không thể lúc nào cũng nói với con là nó không biết gì cả. Như thế là kìm hãm lòng ham hiểu biết của con chúng ta rồi đấy!".
Edison cũng thường phá tung những món đồ chơi của mình rồi chăm chú nghiên cứu và lắp ráp chúng lại theo những cách khác nhau. Cha của Edison cảm thấy rất phiền lòng nhưng mẹ cậu thường xoa dịu ông bằng những câu nói ngọt ngào: "Anh à, con trai của chúng ta chỉ muốn xem cách thức hoạt động của các loại đồ chơi thôi mà. Trẻ con thích nghiên cứu tìm tòi cũng là một điều tốt đấy".
Tin tưởng vào con và khuyến khích niềm đam mê của con
Thomas Edison: Từ cậu bé chỉ đi học 3 tháng đến thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại - 4
Nhờ tình yêu của mẹ, Edison đã trở thành thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại.
Trong khi nhà trường và thầy giáo luôn cho rằng Edison học kém và có vấn đề về đầu óc, thì mẹ của ông vẫn có một niềm tin mạnh mẽ ở con và không ngừng khẳng định con mình là người thông minh. Điều này là vô cùng quan trọng đối với thành công của con cái sau này. Bố mẹ cần tôn trọng trẻ và giúp trẻ ý thức được giá trị của chính mình, nó sẽ giúp trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn.
Matthew Josephson, tác giả cuốn tiểu sử về Edison, viết về bà Nancy: “Bà không ép buộc hay khuyên con trai học hành. Bà chỉ cố gắng kích thích sự hứng thú của con bằng cách đọc cho con nghe những tác phẩm văn học xuất sắc. Bà ấy là một người mẹ tuyệt vời”.
Chính bà Nancy cũng là người đã khuyến khích và nuôi dưỡng niềm đam mê của Edison đối với khoa học. Bà đã mua cho Edison một cuốn sách giải thích và hướng dẫn cách thực hiện những thí nghiệm khoa học ở nhà có tên “School of Natural Philosophy” (Trường học về triết lý khoa học tự nhiên) của tác giả R.G.Parker. Edison đã từng chia sẻ rằng đó là “quyển sách về khoa học đầu tiên mà tôi đọc lúc còn nhỏ.” Nó đã giúp việc học của Edison trở nên thú vị hơn rất nhiều, và ông đã làm hết tất cả những thí nghiệm có trong cuốn sách. Sau khi thấy con đã nghiền ngẫm hết cuốn sách, bà Nancy lại mua cho con một quyển “Từ điển khoa học” để khuyến khích niềm đam mê của con.
Đến năm Edison 11 tuổi, việc dạy học của mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức của ông. Bà Nancy Edison dẫn Edison tới thư viện và khuyến khích ông đọc sách để giải cơn khát kiến thức. Bà cũng khuyến khích Edison chơi đùa ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên và học một cách thực tiễn qua những thí nghiệm khoa học.

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Số phận bi thảm của thiên tài mù mắc hội chứng bác học, vừa sinh ra đã biết chơi nhạc

Thứ Ba, ngày 15/10/2019 01:00 AM (GMT+7)

Với khả năng âm nhạc trời phú cùng hội chứng bác học, người đàn ông với biệt danh “Tom mù” đã trở thành một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất ở Mỹ thế kỷ 19.

Thiên tài âm nhạc mù bẩm sinh
Số phận bi thảm của thiên tài mù mắc hội chứng bác học, vừa sinh ra đã biết chơi nhạc - 1
Thiên tài âm nhạc Thomas Wiggins sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen và bị mù bẩm sinh.
Thomas Wiggins (1849 – 1908) sinh ra trong một gia đình nô lệ da đen tại Georgia, Mỹ. Tuy nhiên, ngay từ khi mới chào đời cậu đã bị mù bẩm sinh. Cha mẹ ông, Charity và Domingo là nô lệ chịu sự quản lý của Wiley Jones.
Do bị mù, Thomas Wiggins chính là nỗi thất vọng của chủ nô. Ít lâu sau trong một cuộc đấu giá nô lệ, người chủ này đem bán người mẹ cho tướng James Bethune ở Columbus, Georgia. “Người đàn bà nô lệ này còn đứa con trai. Tôi đồng ý cho không đứa nhỏ này”, chủ nô nói với tướng James Bethune.
Và thế là, người mẹ đáng thương cùng đứa con trai mù 1 tuổi về làm nô lệ cho người chủ mới. Lúc đó tướng James Bethune đặt tên cho ông là Thomas Wiggins Bethune, nhưng mọi người đều quen gọi cậu là “Tom mù”.
Thiên tài từ khi lọt lòng
Điều đặc biệt là khi còn mới ẵm ngửa, Tom đã tỏ ra rất nhạy cảm với những tiếng động, đặc biệt là âm nhạc. Cả gia đình tướng James Bethune cũng phải công nhận tài năng khác thường của cậu bé da đen này.
Khả năng kỳ diệu về âm nhạc được khám phá khi Tom mới lên 3 tuổi. Vào một buổi chiều khi đang nô nghịch trên thềm nhà, bất ngờ cậu cất giọng hòa với giọng hát của các tiểu thư nhà tướng Bethune. Cậu đã hát hết bản nhạc một cách tài tình dù là những đoạn khó xử lý nhất.
Năm Tom 4 tuổi, khi một nhóm người bắt đầu giải tán sau khi cùng chơi dương cầm suốt mấy tiếng đồng hồ, bỗng họ nghe thấy giai điệu của bản nhạc họ vừa chơi vang lên. Mọi người lần theo tiếng đàn tìm tới phòng khách và đều sửng sốt khi thấy một cậu bé da đen bẩn thỉu đang say sưa chơi lại bản nhạc vừa được nghe trên chiếc đàn dương cầm ở đó.
Tất cả mọi người trong gia đình tướng James đều vô cùng kinh ngạc vì họ chưa bao giờ cho phép Tom chạm vào cây đàn. Không ai biết cậu bé mù này đã học đàn từ đâu và từ khi nào?
Ngay từ khi bắt đầu chơi dương cầm, Tom đã biết sử dụng thuần thục các phím đàn đen trắng. Các phím đàn không dễ sử dụng đối với một người sáng mắt chứ đừng nói gì là bị mù và chưa từng được ai huấn luyện như Tom. Vậy mà Tom đã có thể chơi các bản nhạc cổ điển nổi tiếng một cách thành thạo. Những ngón tay của cậu lướt trên phím đàn vô cùng chính xác và điêu luyện.
Nhận ra tài năng thiên bẩm của Tom, James Bethune cho đứa trẻ nô lệ học piano. Tom nhanh chóng vượt qua thầy giáo đến mức được so sánh với các nhà soạn nhạc vĩ đại như Ludwig van Beethoven và Wolfgang Amadeus Mozart. Tuy nhiên, thay vì trân trọng, James Bethune lại coi Tom như mỏ vàng. Hắn ép cậu bé chơi nhạc thuê để thu về 100.000 USD mỗi năm.
Từ năm 8 tuổi, Tom bắt đầu trình diễn các bản hòa tấu trước công chúng. Tom không bị giới hạn bất cứ thể loại nhạc nào, cậu có thể trình diễn những nhạc phẩm nổi tiếng của Beethoven, Mendelsohn hay bất kỳ ai.
Càng ngày, danh tiếng Tom mù càng vang xa. Lớn lên, chàng nô lệ nổi tiếng đến mức được Tổng thống Mỹ khi đó là James Buchanan mời đến thủ đô Washington và trở thành nhạc sĩ Mỹ gốc Phi đầu tiên biểu diễn tại Nhà Trắng. Nhà văn Mark Twain thậm chí hâm mộ Tom đến mức đi xem một show diễn tới ba lần.
Các màn trình diễn của Tom vô cùng đặc biệt. Người nghệ sĩ hay mời khán giả lên sân khấu chơi bản nhạc mà họ cho là khó nhất rồi đọc từng nốt và tái hiện một cách chính xác giai điệu vừa nghe, bao gồm cả những lỗi sai vị khán giả mắc phải. Hơn thế, Tom xuất sắc đến mức có thể cùng lúc biểu diễn ba bản nhạc hoàn toàn khác nhau bằng tay phải, tay trái và miệng.
Ngoài khả năng chơi nhạc, Tom ghi nhớ khoảng 7.000 tác phẩm. Năm 1861, ông cho ra đời tác phẩm nổi tiếng nhất của mình là The Battle of Manassas.
Căn bệnh kỳ quái
Dù sở hữu tài năng xuất chúng, Tom lại thiếu hụt về mặt cảm xúc, lúc nào cũng tỏ ra lạnh lùng đến mức được mô tả như "một chiếc máy hát với khả năng ghi nhớ và sáng tạo âm thanh tự động". Ông cũng không thể tự chăm sóc bản thân hay giao tiếp mà cần đến sự trợ giúp của người thứ ba. Một số nhân chứng khẳng định Tom còn không biết mình là dân Mỹ gốc Phi.
Với tất cả đặc điểm trên, giới chuyên gia kết luận Tom bị tự kỷ và hội chứng bác học. Trên thực tế, hội chứng bác học (savant syndrome) là bệnh hiếm gặp trên thế giới. Nó khiến con người đột nhiên vượt trội ở một lĩnh vực nào đó nhưng thường đi kèm khiếm khuyết tâm lý hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh nhân hội chứng bác học thường gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường và giao tiếp nên sống xa lánh xã hội.
Quay trở lại với Tom mù, do chứng bệnh kỳ quái và thân phận nô lệ, người nghệ sĩ chịu sự quản lý của gia đình Bethune đến hết đời. Toàn bộ số tiền ông kiếm được đều bị gia đình này cướp đi để phục vụ lối sống xa hoa. Ngày 13/6/1908, Tom qua đời vì cơn đau tim.
Những thiên tài thay đổi cả thế giới nhưng từng bị coi là “điên rồ”
Họ là những người cực kỳ thông minh với những phát minh làm thay đổi cả thế giới. Nhưng đôi khi tính cách hoặc những...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét