Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

DƯ LUẬN XÃ HỘI 73

-Nếu ông Lê Hải An bị sát hại thì sớm muộn gì tâm linh và thời gian cũng sẽ làm sáng tỏ! 
--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NPH2019_609: Phỏng vấn nb Nguyễn Phương Hùng về cái chết bí ẩn của ông Lê Hải An

Sự thật về Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An ngã lầu qua đời ở trụ sở Bộ?

Sự việc Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An ngã từ tầng cao trụ sở Bộ và qua đời vào sáng ngày 17/10 đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người bày tỏ sự tiếc thương bởi Thứ trưởng Bộ GDĐT được đánh là người trí tuệ, tình cảm, thông minh. Mới giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT được gần một năm nhưng ông Lê Hải An đã chứng minh được năng lực lãnh đạo điều hành khi phụ trách giáo dục đại học vốn kèm theo trách nhiệm rất nặng nề nhưng với kinh nghiệm giáo dục đại học nên Thứ trưởng nắm bắt và nhập cuộc rất nhanh.
Khi đang giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ GDĐT, Thứ trưởng An không may gặp nạn qua đời.
Dù ngay khi xảy ra sự việc, Bộ GDĐT đã phát đi thông tin báo chí cho biết, Thứ trưởng Lê Hải An qua đời do tai nạn vào sáng 17/10. Nhưng sau đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An, trong đó đưa ra nhiều nhận định, suy đoán không có căn cứ, khiến thông tin về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng An bị tam sao thất bản, nhiều người tiếp nhận những thông tin không kiểm chứng trên đã có những cách hiểu không đúng về sự việc.
Khu vực hiện trường tầng 8 được cho là Thứ trưởng Bộ GD ĐT Lê Hải An ngã từ trên tầng xuống đất tử vong.© Kiến Thức Khu vực hiện trường tầng 8 được cho là Thứ trưởng Bộ GD ĐT Lê Hải An ngã từ trên tầng xuống đất tử vong. Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục lan truyền bức ảnh được cho là chụp tại lan can tầng 8 trụ sở Bộ GDĐT, nơi được cho là Thứ trưởng An bị ngã từ đó xuống đất tử vong và đưa ra nhiều giả thuyết hoài cái chết của Thứ trưởng không phải do bị ngã. Những thông tin này không được kiểm chứng, thậm chí không đúng sự thật nhưng đã được chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội.
Trong khi đó, sáng ngày 18/10, lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị này đã cử cán bộ tới trụ sở Bộ GDĐT để phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn của Thứ trưởng Lê Hải An và hiện cơ quan công an vẫn tiếp tục điều tra làm rõ về nguyên nhân cái tử vong của ông An.
Đồng nghĩa với việc, cơ quan công an chưa công bố nguyên nhân dẫn đến việc Thứ trưởng Lê Hải An tử vong do vẫn đang điều tra làm rõ. Vậy cơ sở nào để những người không có chuyên môn lại phân tích mổ xẻ nguyên nhân vụ việc với nhiều thông tin suy diễn không có căn cứ, tạo nên luồng dư luận xấu liên quan vụ việc trên.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc bày tỏ quan điểm, thái độ của công dân trước một sự việc là quyền tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận cũng phải đặt trong giới hạn quy định của pháp luật. Pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bởi vậy, nếu ai đó đưa thông tin sai sự thật gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức cá nhân thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, việc Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An tử vong do rơi từ tầng 8 tòa nhà Bộ này xuống đất là một sự việc hết sức bất ngờ, đau thương cho gia đình, người thân bạn bè của ông An. Sự việc này cơ quan công an sẽ vào cuộc, xác minh làm rõ nguyên nhân và sẽ có kết luận trong thời gian tới đây.
Trong quá trình xác minh tin báo, cơ quan công an sẽ trích xuất các camera để làm rõ tại thời điểm xảy ra vụ việc thì có những ai ở trong khu vực hiện trường, có việc mâu thuẫn xô xát với ai hay không.
Thứ trưởng Lê Hải An.© Kiến Thức Thứ trưởng Lê Hải An. Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ khám nghiệm tử thi, tìm kiếm các dấu vết để lại trên hiện trường xem có việc tác động ngoại lực từ phía bên ngoài tới nạn nhân hay không.
Trong trường hợp không chứng minh được trên hiện trường có người đã tấn công, gây thiệt mạng đến nạn nhân, không có hành vi xâm hại đến nạn nhân thì cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ các thông tin về diễn biến tâm lý, tình cảm của nạn nhân xem có nguyên nhân nào thúc đẩy nạn nhân tự sát hay không?
Bên cạnh đó, không loại trừ việc nạn nhân bị “tai nạn” do ông An trèo lên lan can để thực hiện một công việc gì đó...Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng ít khi xảy ra bởi đặc điểm của lan can đó hết sức nguy hiểm, một người như ông Hải An thì hoàn toàn có thể nhận thức được việc trèo lên lan can như thế có thể xảy ra tai nạn nhưng dẫu sao thì tình huống này cũng không loại trừ.
“Kết quả xác minh thông tin chỉ có thể xảy ra một trong các trường hợp: tai nạn, tự sát hoặc bị sát hại. Cơ quan điều tra sẽ thực hiện hoạt xác minh tin báo theo quy định pháp luật và phải kết luận nguyên nhân tử vong của nạn nhân là do bị tai nạn, tự tử hay do bị sát hại. Trong trường hợp nếu có sự tác động bên ngoài, có người đã hãm hại nạn nhân thì sẽ khởi tố vụ án giết người và tiến hành hoạt động điều tra theo quy định pháp luật. Còn trường hợp kết luận là nạn nhân tự sát hoặc bị tai nạn dẫn đến thiệt mạng sự việc không có lỗi của người khác thì cơ quan điều tra sẽ quyết định không khởi tố vụ án”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.

Lê Hải An và những cái chết bí ẩn...

Diễm Thi, RFA
2019-10-18
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng (phải) trong ngày đưa tang cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng (phải) trong ngày đưa tang cựu chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.
AFP
Cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An được cho là rơi từ lầu 8 xuống đất, một lần nữa nhắc nhớ dư luận về những cái chết trước đây của các quan chức cao cấp như Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Trần Đại Quang, Trần Bắc Hà… mà đến bây giờ vẫn được coi là “những cái chết bí ẩn”.
Hôm 17/10/2019, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Lê Hải An tử vong sau khi ngã từ tầng 8 của tòa nhà ở địa chỉ số 35 đường Đại Cồ Việt (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Sau đó, thông cáo báo chí phát đi từ Bộ GD&ĐT xác nhận Thứ trưởng Lê Hải An từ trần do tai nạn vào lúc 7h10 sáng 17/10/2019. Theo đúng thủ tục, thi thể ông An đã được cho là đưa đi khám nghiệm tử thi để cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh cái chết của vị thứ trưởng 48 tuổi này khi mới cách đây 2 tháng, ông đã ký một văn bản kỷ luật hàng loạt công chức do vi phạm quy chế thi cử...
Qua sự việc này nhiều người nhớ lại buổi trưa định mệnh 18/7/2019 khi báo chí trong nước đồng loạt đưa tin ông Trần Bắc Hà, Cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, chết trong thời gian bị tạm giam vào buổi sáng cùng ngày. Những thông tin sau đó khiến người dân lạc vào “mớ hỗn độn” không biết ông Trần Bắc Hà chết trong trại tạm giam hay chết trên đường đi cấp cứu…Và rồi những nghi vấn đó lại tắt ngấm đi khi truyền thông im bặt không thông tin gì về cái chết của ông Trần Bắc Hà nữa.
Với những gì đã xảy ra như chúng tôi vừa nêu bên trên, Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, nhận định rằng chính quyền đã nói dối:
“Từ trước đến nay, qua hàng loạt cái chết khuất tất, bất minh và bị nghi ngờ rất nhiều bởi dư luận như cái chết của Phạm Qúy Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là của Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, cái chết ở Yên Bái hay là vụ Trần Đại Quang. Và cho tới bây giờ là trường hợp của ông Lê Hải An, tôi chỉ thấy một điều: khi bắt đầu xảy ra những cái chết đó thì cơ quan chính quyền lập tức nói dối; Nói dối liên tục nhưng lại không có hệ thống. Mạnh cơ quan nào cơ quan đó nói dối và đá nhau lung tung.”
Ông Phạm Chí Dũng dẫn trường hợp mới nhất là ông Lê Hải An. Vào buổi sáng ngày 17 tháng 10, khi xảy ra cái chết của ông Lê Hải An, Bộ GD&ĐT đã vội vã công bố rằng đó là một vụ tai nạn dù không có nhân chứng, không có vật chứng, không có camera ghi hình, không có hình ảnh nào cả. Ông kết luận:
Dối trá là các phản ứng nhanh và nó đã trở thành các phản xạ có điều kiện ăn sâu vào các não trạng của các cơ quan của đảng Cộng sản. Và chỉ có thể rút ra một triết lý thế này đối với các quan chức của các cơ quan đảng Cộng sản: sự dối trá kéo dài từ lúc sống cho đến lúc chết.”
Quay ngược lại cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang xảy ra vào ngày 21/9/2018, khi Ủy ban bảo vệ sức khỏe Trung ương loan tin rằng ông Quang mắc loại virus hiếm và độc hại, trên thế giới chưa có thuốc chữa. Cái chết của ông Trần Đại Quang không khiến người dân ngạc nhiên nhiều bởi vô số lời đồn đoán rằng ông đã bị vô hiệu hóa và bị “đầu độc” theo kiểu Nguyễn Bá Thanh trước đây được các facebookers cập nhật, phân tích hàng ngày thông qua mạng xã hội, trong khi báo chí chính thống thì im lặng.
Cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh được báo chí loan chết ngày 13/2/2015 cũng gây ra nhiều nghi vấn bởi sự giấu diếm bệnh tình của ông Thanh. Nhà nước chỉ chính thức loan tin khi trên mạng xã hội đã tràn ngập tin tức, hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh trong bệnh viện ở nước ngoài.
Xa hơn nữa là cái chết bất ngờ của ông Phạm Quý Ngọ vào tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi Chính phủ công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”.
Điều đáng nói là lúc bấy giờ nhà báo Như Phong đã loan tin trên mạng lúc 19g58 phút tối 18/2/2014 rằng ông Ngọ đã chết lúc 21g20 phút cùng ngày, có nghĩa là ông Phong biết trước giờ mất của ông Ngọ trước đó ít nhất là 1 giờ 22 phút.
Ông Nguyễn Bá Thanh.
Ông Nguyễn Bá Thanh. AFP
Với Nhà báo Võ Văn Tạo thì những cái chết như thế không phải bây giờ mới xảy ra và không phải chỉ Việt Nam mới có. Ông dẫn chứng:
“Đối với những cái chết bất thường, bất minh của cán bộ, người dân…thì không chỉ là đặc thù ở Việt Nam đâu mà ở Liên Xô, Trung Quốc cũng có.
Tôi nhớ có đọc cuốn “Nửa thế kỷ của ĐCS Trung Quốc và sự phản bội của Mao Trạch Đông” của tác giả Vương Minh - trước đây cũng là một trong những lãnh tụ của đảng cộng sản TQ. Trong đó đã nói từ năm 1930-1940 đã có những chuyện thanh trừng lẫn nhau bằng cách bỏ thủy ngân vô thực phẩm. Ở Liên Xô cũng thế. Chuyện bí mật thủ tiêu nhau rất là nhiều. Ở Việt Nam cũng vậy”.
Trở lại cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An, theo thông tin từ báo chí trong nước, sáng 17/10/2019 (cái ngày ông An chết), ông sẽ phải cùng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với Hội đồng Quốc gia giáo dục tại trụ sở Bộ.
Chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng quốc gia về Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực 2016-2021 viết trên Facebook cá nhân sau cái chết của ông An rằng:
"Chúng tôi làm việc với nhau tuy không lâu, nhưng biết An là người có năng lực và nhiệt huyết trong việc cải tổ giáo dục đại học. Một mất mát lớn cho tương lai ngành giáo dục."
Ông Võ Văn Tạo nhận định cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là không bình thường. Ông An được cho là một người tài, một nhà giáo có năng lực, đặc biệt có tư tưởng giáo dục tiến bộ có khả năng làm Bộ trưởng Giáo dục thay thế ông Bộ trưởng hiện nay là Phùng Xuân Nhạ vào năm 2021.
Ở một góc nhìn khác, Luật sư Phạm Công Út nhận định sinh tử là chuyện bình thường và ‘Trời kêu ai nấy dạ’. Có những người là quan chức và khi bị bắt họ bị chết trong tù hay những quan chức đột tử cũng xảy ra nhiều, không chỉ những người thay thế những người bất tài vô dụng mới chết. Tuy vậy ông nhận xét:
“Tôi thấy những cái chết của những người có vị trí lớn trong xã hội, mạnh mẽ, có tài và được lòng dân (có thể nói trong số 4 triệu đảng viên cũng có những người được lòng dân) thì cái chết đến với họ có thể sớm hơn số mạng của họ.”
Mãi mãi là bí mật?
Sau cái chết của nhiều quan chức từ xưa đến nay, từ cấp cao cho đến cấp thấp gần như luôn gây nghi ngờ trong công chúng. Trên mạng xã hội có những câu mỉa mai như “Quan chức cộng sản hay rơi vậy nhỉ (?!)”.
Xe cấp cứu. Ảnh minh họa.
Xe cấp cứu. Ảnh minh họa. AFP
Điều đó quả không sai khi nhiều vụ quan chức rơi từ trên lầu xuống đất trong vài năm qua mà báo chí trong nước loan tin có thể kể ra như:
Giữa tháng 8/2019, ông Phạm Văn Khương - phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội bị rơi xuống đất từ tầng 27 của tòa nhà Vinaconex 1.
Ngày 16/01/2019, ông Phan Tấn Nghị - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam - tử vong do rơi từ tầng 3 của trụ sở này xuống đất.
Ngày 29/10/2018, Nữ cán bộ y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang tử vong sau khi nhảy từ lầu 2 tại bệnh viện.
Ngày 13/7/2016, Thượng tá Huỳnh Hữu Khiêm đã rơi lầu 6 của trụ sở tử vong.
Ngày 4/11/2016, ông Lê Hoàng Vân, cán bộ công ty nhà nước rơi từ lầu 4 trường ĐH Bình Dương xuống đất tử vong.
Nguyên nhân cái chết được báo chí trong nước loan tải không hẳn khiến người dân tin tưởng, bởi nhà nước đã dối dân quá nhiều và người dân không còn bị mù thông tin như xưa sau khi họ có mạng xã hội.
Ông Phạm Chí Dũng phân tích:
“Khi mà các cơ quan chính quyền tố cáo một số phần tử trên mạng xã hội, các thế lực phản động đã tung ra những cái thuyết âm mưu về cái chết của Nguyễn Bá Thanh, của Trần Đại Quang ở Yên Bái… cho đến Lê Hải An thì chính các cơ quan chính quyền cũng tung ra thuyết âm mưu vì họ không có cơ sở gì cả. Thật sự, cho tới nay, tất cả những cái chết mà tôi vừa đề cập là đều vẫn còn bị nghi ngờ rất lớn trong dư luận khi họ nhắc đến.”
Nhà báo Võ Văn Tạo thẳng thắn nêu quan điểm của ông khi ông cho rằng một xã hội độc tài và không minh bạch thì những cái chết trong xã hội đó cũng không minh bạch. Ông nói thêm:
“Việc khám nghiệm tử thi, điều tra có được công bố hay không, rồi công bố có đúng sự thật hay không lại là một việc khác. Người dân cũng chỉ biết đến thế.
Nhà nước chủ trương bưng bít qúa nhiều nên giả sử lần này có công bố đúng chắc gì người dân đã tin.”
Với cái nhìn của một luật sư, ông Phạm Công Út lên tiếng cho rằng sau cái chết cũng có những cuộc điều tra hoặc giải phẫu tử thi, giám định pháp y…nhưng người quan trọng nhất là gia đình của họ không lên tiếng nghi ngờ…họ chấp nhận cái chết đó là cái chết không có nghi vấn. Xã hội đặt vấn đề nghi vấn thì đó là quyền của xã hội, nhưng quyền cao nhất vẫn là gia đình họ, những người ruột thịt. Ông nói thêm rằng:
“Hãy dành cho gia đình họ lên tiếng, còn nếu họ sợ điều gì đó mà không lên tiếng thì lịch sử sẽ nói lại, và khi đó họ sẽ có chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của họ là có căn cứ.”

Vì sao Thứ trưởng GD-ĐT Lê Hải An rơi lầu tử vong?

(VietnamDaily) - Dư luận vẫn đặt câu hỏi và không ngừng đưa ra các giả thuyết về cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An dù nguyên nhân không chính thức vẫn được cho là do tai nạn
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An gặp nạn khi ngã từ tầng cao trụ sở Bộ và qua đời vào sáng 17/10 đến nay đã gần 1 tuần, cơ quan công an cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa công bố nguyên nhân chính thức về cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An.
Suốt thời gian qua, dư luận vẫn đặt câu hỏi và không ngừng đưa ra các giả thuyết dù nguyên nhân không chính thức vẫn được cho là do tai nạn. Tuy nhiên, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin, nhận định, suy đoán không có căn cứ về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Thứ trưởng An.
Ví như việc dân mạng lan truyền tấm ảnh chụp lan can tầng 8 nơi được cho là hiện trường vụ việc và cho rằng thành lan can rất cao nên không thuyết phục cho lý do Thứ trưởng bị ngã…
Trước tình trạng trên dư luận cho rằng, cơ quan công an cần sớm có kết luận chính thức để xóa bỏ những hồ nghi và thuyết âm mưu không đúng liên quan vụ việc đau lòng trên. Bởi với những vụ việc nhạy cảm, dư luận đặc biệt quan tâm thì càng cần sớm công bố thông tin ban đầu.
Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về thời hạn điều tra và công bố kết quả điều tra vụ việc theo quy định của pháp luật?
Vi sao Thu truong GD-DT Le Hai An roi lau tu vong?
 Thứ trưởng GD&ĐT Lê Hải An.
Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, vụ việc Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chết bất thường tại trụ sở của bộ giáo dục là một sự kiện pháp lý cần được cơ quan công an xác minh làm rõ để giải quyết theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Cơ quan điều tra, Công an quận Hai Bà Trưng hoặc Công an thành phố Hà Nội phải thực hiện thủ tục thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định pháp luật.
Theo đó, nếu tiếp nhận trực tiếp, phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận, trong một số trường hợp có thể ghi âm, ghi hình việc tiếp nhận; nếu tiếp nhận gián tiếp qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải trên cơ sở nguyên tắc chỉ những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để bảo đảm cho việc xử lý nhanh chóng, hiệu quả những trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường, bảo vệ những người liên quan đến sự việc.
Do đó, trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cùng với đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư số 01/2017/TTLT quy định như sau:
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 2 tháng.
Chậm nhất là 5 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi; Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
“Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thủ tục xác minh sự việc đối với Thứ trưởng Lê Hải An sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày, nếu tính chất phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.
Hết thời hạn 2 tháng mà chưa thể kết thúc được thì viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên có quyền gia hạn 1 lần nhưng không quá 2 tháng. Tổng thời gian xác minh tin báo không quá 4 tháng kể cả trường hợp có gia hạn. Hết thời hạn xác minh tin báo nếu không có căn cứ tạm đình chỉ thì cơ quan điều tra phải ra một trong hai quyết định là khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu kết quả xác minh cho thấy thứ trưởng Lê Hải An bị sát hại thì phải khởi tố vụ án và truy tìm, khởi tố bị can đối với hung thủ. Trong trường hợp Thứ trưởng bị tai nạn hoặc tự tử thì sẽ quyết định không khởi tố vụ án theo quy định nêu trên”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Tâm Đức

Mạng xã hội đòi điều tra rõ cái chết của ông Lê Hải An

  • 23 tháng 10 2019
Bản quyền hình ảnh MOET
Image captionCố Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Cố Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam
Vụ Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An chết nghi do ngã từ tầng cao xuống vẫn chưa bớt nóng khi dư luận trên mạng xã hội tiếp tục đặt câu hỏi về nguyên nhân.
FacebookerTrương Huy San đề cập đến các đấu đá trong chính trường và cho rằng 'nhất thiết phải điều tra':
"Một khi Bộ không phải là cấp chỉ làm chính sách mà còn lấp lánh kim - ngân thì chính trường khốc liệt lắm. Nhất thiết phải điều tra (tìm trong các bàn bạc nội bộ về những vụ như chủ trương thanh tra Đại học Đông Đô, kỷ luật các thanh tra khảo thí...) những lắt léo chính trị. Có làm rõ những áp lực gián tiếp, dẫn đến cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An thì mới có được phương án nhân sự tử tế cho ngành rường cột nhất này của quốc gia, dân tộc."
Tang lễ ông Lê Hải An: Hàng ngàn người tới viếng
Đối xử với "trí thức tinh hoa" qua "cú ngã" của ông Thứ trưởng
Thứ trưởng Lê Hải An chết vì 'rơi từ tầng 8'
Ngoài việc đòi phải có điều tra, đa số các Facebookers đưa ra nhận xét là với kích thước của lan can tầng lầu 8, việc ông Lê Hải An tự nhiên bị rơi xuống là điều không khả thi.
Facebooker An Nguyennhắc lại các thông số kỹ thuật của lan can tầng 8 Bộ GDĐT - hiện được cho là nơi ông An gặp nạn: "Hành lang tầng 8, lan can khoảng 1,2-1,3 m, thông thoáng, chẳng có vật nào chắn ngang...!"
Facebooker Quang Trần: "Cái lan can cao đến khoảng 1,2 m, phía dưới tường xây, phía trên rao sắt mà trượt chân ngã rơi xuống đất được mới lạ."
Facebooker Nguyễn Văn Cầu: "Công an nên thực nghiệm xem có ai trượt mà ngã vuọt qua một rào ban công cao 1m45 được."
Facebooker Ngoc Tran Bich: "Chỉ có trẻ con thì mới tin đay là một tai nạn."
Facebooker Nguyễn Thị Minh Tú: "Xin chia buồn cùng gia đình, ngành giáo dục đã mất đi một nhà giáo ưu tú, tài năng, đức hạnh, mẫu mực. Nhưng anh ra đi đột ngột và bí ẩn. Tôi đề nghị các nghành chức năng điều tra rõ sự việc. Mong linh hồn anh được siêu thoát."
Facebooker Hoàng Huyền: "Sao lại ngã được nhỉ thật tiếc thương thay cho một nhân tài đất nước."
Facebooker Thu Tran: "Tại sao thầy lại ngã từ tầng 8 nhỉ,tôi rất băn khoăn vì điều này?"
Facebooker Phạm Đức Bảo biểu đồng tình với yêu cầu phải điều tra của Trương Huy San: "Rơi đúng quy trình? Cần khởi tố vụ án để điều tra về cái chết bất thường của Thứ trưởng Lê Hải An."
Facebooer Phạm Thành: "Nếu không phải ông Hải An chết tại nhà hay chết tại một nơi nào đó mà gia đình ông Hải An đã biết, thì, tại sao người nhà ông Hải An không lên tiếng và cung cấp rõ ràng hành tung của ông Hải An từ ngày 16 cho đến sáng 17/10?.. Và tại gia đình sao lại đồng ý lễ tang và hỏa táng ông Hải An nhanh chóng đến vậy? Và… tóm lại, tại sao gia đình lại im lặng trước mọi thông tin giả thuyết về cái ch.ết của ông Hải An tràn ngập trên mạng?"
Trước những hoài nghi của dư luận xã hội, bài viết có tên "Tiếng súng của bọn kền kền mạng trước cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An" đăng trên trang nguyenxuanphuc.org hôm 17/10 cho rằng "đơm đặt thông tin" quanh vụ việc này là "không thể chấp nhận được".
"Động cơ xây dựng kịch bản nguyên nhân cái chết của Thứ trưởng Lê Hải An là gì? Phải chăng chúng muốn câu view, đánh bóng tên tuổi bản thân. Xét về tính thời điểm sắp diễn ra Đại hội 13, sắp có sự thay đổi trong công tác cán bộ thì phải chẳng đây là một chiêu trò kích động, chia rẽ lòng dân và hạ uy tín lãnh đạo? Cho dù vì lý do gì đi nữa thì những kẻ lợi dụng cái chết của người khác để mưu đồ lợi ích cá nhân thì đúng là bất nhân bất nghĩa," bài viết này nhận định.
Tuy nhiên, Facebooker Tuân Đoàn cho rằng "Khi chưa có lời giải thích có sức thuyết phục khách quan về cái chết thương tâm của Ông ấy thì việc công luận lên tiếng cũng là bình thường."

'Trang u tối của giáo dục Việt Nam'

Bản quyền hình ảnh MOET
Image captionCố Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Cố Thứ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam
Tiến sĩ văn chương Đỗ Ngọc Thống được trích lời trên trang Nghiệp đoàn báo chí, cho rằng dù với nguyên nhân gì thì "Cái chết của ông Lê Hải An cũng là một trang u tối của giáo dục Việt Nam hiện đại."
Facebooker Nguyễn Thị Ánh Hoa nói cảm thấy rất buồn và thương tiếc vì sự ra đi của một người 'như ngọn đuốc soi đường giữa một xã hội lụn bại vì nạn tham nhũng và nhất là sự yếu kém của ngành giáo dục như hiện nay."
Facebooker Phạm Đình Trọng thì bình luận rằng cái chết của ông Lê Hải An là "điềm báo cho một cái chết khác".
"Cái chết của trí tuệ và nhân cách Lê Hải An là cái chết của sự lương thiện và chân chính trong chính trường Việt Nam. Một chính trường mà người đứng đầu nội các quản trị quốc gia và điều hành nền kinh tế đất nước chỉ thấy làm công việc của hoạt náo viên, lăng xăng khắp sân khấu cuộc đời chỉ nói được những câu chọc cười rẻ tiền."
"Dù là tài năng lớn, trí tuệ cao, dù là quan chức cấp thứ trưởng nhưng cái chết đúng qui trình của ông thứ trưởng Lê Hải An cũng chỉ là cái chết của một cá thể. Nhưng một thể chế mà một tài năng, một trí tuệ đích thực muốn được làm việc đóng góp mà phải chết đúng qui trình thì thể chế đó làm sao có thể tồn tại."
"Cái chết đúng qui trình của cá thể Lê Hải An là điềm báo cho cái chết đúng qui trình của cả thể chế đã gây ra cái chết cho tài năng, trí tuệ Lê Hải An. Hy vọng cơ quan điều tra sẽ sớm đưa ra kết luận để không tiếp diễn những kiểu suy diễn vô căn cứ, hết sức mất dạy như trên."
Đến nay, thông tin nguyên nhân về cái chết của ông Lê Hải An vẫn chưa được công bố ngoài thông tin rằng cơ quan công an 'sẽ điều tra' đăng trên một số báo Việt Nam hôm 17/10.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét