Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 293

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử Tướng LÊ THIẾT HÙNG – Người Đầu Tiên Được Phong Hàm Tướng Đã Làm Cách Mạng Giúp TQ Ra Sao

Có phải CIA 'quá trắng' nên không nhận ra được nguy cơ 9/11?


Bản quyền hình ảnh Joe Raedle/Getty Images)
Image caption Bà Carie Lemack, có mẹ chết trong biến cố 9/11, tại một cuộc họp báo về việc này năm 2004

Khi CIA không thể ngăn chặn các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, 2001, nhiều người đặt vấn đề cơ quan này lẽ ra phải có thể làm được nhiều hơn. Nhưng lý do tại sao cơ quan tình báo quan trọng nhất của Mỹ bị ''mù'' có thể liên quan đến sự đa dạng, Matthew Syed viết.
Sự thất bại của CIA trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo của âm mưu 9/11 đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong lịch sử tình báo. Đã có những ủy ban, cuộc thẩm định, điều tra nội bộ và nhiều hơn thế nữa.
Một vế là những người nói CIA đã bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo rất rõ ràng. Vế kia là những người lập luận rằng rất khó để xác định các mối đe dọa trước đó, và CIA đã làm mọi thứ họ có thể làm được.
Nhưng nếu cả hai bên đều sai thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu lý do thực sự khiến CIA thất bại trong việc phát hiện âm mưu 9/11 tinh tế hơn cả hai bên nhận ra. Và điều gì sẽ xảy ra nếu nguyên nhân này vượt ra ngoài vòng tình báo và đang âm thầm ám ảnh hàng ngàn tổ chức, chính phủ và đội ngũ ngày nay?





Trong khi nhiều câu hỏi tập trung vào sự phán đoán cụ thể về những diễn biến điên cuồng dẫn đến ngày 9/11, một số người đã lùi một bước để kiểm tra cấu trúc bên trong của chính CIA và đặc biệt là chính sách tuyển dụng của họ. Ở một cấp độ, phương pháp tuyển dụng của CIA đã đạt đến trạng thái nghệ thuật. Những nhân viên tiềm năng phải qua một loạt các kỳ thi tâm lý, y tế và nhiều kỳ thi khác. Và chắc chắn là CIA đã tuyển được những người rất phi thường.
"Hai kỳ thi quan trọng gồm bài kiểm tra kiểu SAT để đo lường trí thông minh của ứng cử viên và phác họa hồ sơ tâm lý để kiểm tra trạng thái tinh thần của họ", một cựu nhân viên CIA nói. "Các bài kiểm tra lọc ra bất kỳ ai không xuất sắc trong cả hai phương diện. Trong năm tôi nộp đơn, họ chỉ chọn một nhân viên trong mỗi 20.000 ứng viên. Khi CIA nói về việc chỉ tuyển người giỏi nhất, họ đã làm được điều đó."
Mỹ treo thưởng truy tìm con trai Bin Laden
Vụ Khashoggi: Trump nói gì về đánh giá của CIA?
Cuộc chiến tình báo: Tập Cận Bình truy quét ‘nội gián’
Tuy nhiên, hầu hết những tân binh này trông rất giống nhau - a trắng, phái nam, người Anglo-Saxon, người Mỹ theo đạo tin lành.





Bản quyền hình ảnh Getty Images
Đây là một hiện tượng phổ biến trong việc tuyển dụng, đôi khi được gọi là "đồng nhất" - chúng ta có xu hướng thuê những người nghĩ và trông giống mình. Được bao quanh bởi người chia sẻ quan điểm và niềm tin của khiến người ta cảm thấy được củng cố. Thật vậy, quét não cho thấy khi người khác phản ánh suy nghĩ của chúng ta, nó kích thích các trung tâm khoái cảm của bộ não.





Bản quyền hình ảnh SAUL LOEB/AFP/Getty Images
Trong nghiên cứu của họ về CIA, hai chuyên gia tình báo Milo Jones và Phillipe Silberzahn viết: "Tính nhất quán đầu tiên về bản sắc và văn hóa của CIA từ năm 1947 đến 2001 là sự đồng nhất nhân sự của họ về chủng tộc, giới tính, dân tộc và nền tảng giai cấp (liên quan cả phần còn lại của nước Mỹ và toàn thế giới).''
Một nghiên cứu của tổng thanh tra tuyển dụng cho thấy vào năm 1964, một chi nhánh của CIA, Văn phòng Dự toán Quốc gia, "không có nhân viên da đen, Do Thái, hoặc phụ nữ, và chỉ có một số người Công giáo".
Đến năm 1967, báo cáo cho biết, có ít hơn 20 người Mỹ gốc Phi trong số 12.000 nhân viên CIA không phải là người làm việc văn phòng, và cơ quan này có chính sách không thuê người thiểu số từ thập niên 1960 đến thập niên 1980. Và cho đến năm 1975, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ "công khai không mướn người đồng tính".
Nói về kinh nghiệm của mình với CIA trong thập niên 1980, một người trong cuộc đã viết rằng quy trình tuyển dụng "dẫn đến những sĩ quan mới trông rất giống những người tuyển dụng họ - da trắng, chủ yếu là Anglo-Saxon, tầng lớp trung lưu và thượng lưu; ". Có rất ít phụ nữ và "một số ít người thiểu số, ngay cả thiểu số gốc châu Âu gần đây".
Nói cách khác, nhân viên CIA thậm chí không có sự đa dạng như trong số những người đã giúp tạo ra cơ quan CIA."
Sự đa dạng đã bị bóp nghẹt hơn nữa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Một cựu nhân viên nói rằng CIA có "văn hóa lúa trắng".
Trong những tháng ngày dẫn đến /11, Tạp chí Quốc tế về Tình báo và Phản gián nhận xét: "Từ khi thành lập, Cộng đồng Tình báo [đã] được giới thượng lưu nam giới Tin lành trắng hỗ trợ không chỉ vì đó là giai cấp quyền lực, mà là vì giới thượng lưu đó tự cho mình là người đảm bảo và bảo vệ các giá trị và đạo đức của Mỹ. "





Bản quyền hình ảnh DANIEL SLIM/AFP/Getty Images
Image caption The headquarters of the CIA in Langley, Virginia
Tại sao sự đồng nhất này là yếu tố đáng quan tâm? Nếu bạn đang thuê một đội chạy tiếp sức, bạn không chỉ muốn những người chạy nhanh nhất sao? Thế thì tại sao việc có cùng màu da, giới tính, và tầng lớp xã hội lại quan trọng?
Tuy nhiên, luận lý, trong khi đúng cho các nhiệm vụ đơn giản như chạy, lại không áp dụng được cho các công việc phức tạp như tình báo. Tại sao? Bởi vì trước một vấn đề phức tạp, không ai có tất cả các câu trả lời. Tất cả chúng ta đều có điểm mù, khoảng trống trong sự hiểu biết.
Điều này có nghĩa là, nếu bạn tạo ra một nhóm người có chung quan điểm và hoàn cảnh tương tự, họ sẽ chia sẻ những điểm mù giống nhau. Và điều này có nghĩa là những điểm mù này không những không bị thách thức và được giải quyết, chúng còn được củng cố.





Mù lòa trong quan điểm nói đến thực tế là chúng ta thường bị mù với những điểm mù của chính mình. Mô hình suy nghĩ của chúng ta theo thói quen đến nỗi chúng ta hiếm khi thấy đánh giá về thực tế của mình bị lọc qua lăng kính quan điểm.
Nhà báo Reni Eddo-Lodge mô tả một thời gian khi cô phải đạp xe đi làm: "Một sự thật khó chịu chợt nảy ra khi tôi đưa xe đạp lên xuống cầu thang: phần lớn phương tiện giao thông công cộng không dễ tiếp cận, trước khi phải mang xe đạp của mình lên xuống cầu thang, tôi chưa bao giờ nhận ra vấn đề này. Tôi đã không biết thực tế là sự thiếu khả năng tiếp cận này đã ảnh hưởng đến hàng trăm người. "
Ví dụ này không nhất thiết nói rằng tất cả các trạm phải được trang bị đường dốc hoặc thang máy. Nhưng nó cho thấy rằng chúng ta chỉ có thể thực hiện một phân tích có ý nghĩa nếu các khuyết và ưu điểm được ghi nhận.
Điều này nói đến sự đa dạng của quan điểm. Giao tiếp với những người khác mình có thể giúp chúng ta nhìn thấy những điểm mù của mình, ngược lại chúng ta có thể giúp họ nhìn thấy những điểm mù của họ





Osama Bin Laden tuyên chiến với Hoa Kỳ từ một hang động ở Tora Bora vào tháng 2 năm 1996. Hình ảnh cho thấy một người đàn ông với bộ râu đổ dài xuống ngực. Ông ta quấn vải vào người bên dưới lớp quân phục.
Ngày nay, với những gì chúng ta biết về nỗi kinh hoàng mà Bin Laden gây ra, tuyên chiến của Bin Laden có vẻ thực sự đe dọa. Nhưng một người trong cơ quan tình báo hàng đầu của Hoa Kỳ nói rằng CIA lúc ấy "không thể tin rằng người Ả Rập có râu cao lớn này, ngồi xổm quanh đống lửa trại, lại có thể là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ".





Bản quyền hình ảnh Getty Images
Đối với một loạt các phân tích quan trọng, lúc đó, Bin Laden trông có vẻ hoang sơ và không có vẻ gì là một nguy hiểm nghiêm trọng. Richard Holbrooke, một quan chức cấp cao dưới thời Tổng thống Clinton, nói thế này: "Làm sao một người đàn ông trong hang động có thể giao tiếp với xã hội truyền thông hàng đầu thế giới?''
Một người khác nói: "Đơn giản là CIA không thể có ý tưởng đưa tài nguyên vào việc tìm hiểu thêm về Bin Laden và al-Qaeda, trước tình cảnh ông ta chỉ là một người sống trong hang động. Đối với họ, Bin Ladin là bản chất của sự lạc hậu."
Hãy phân tích việc một người quen thuộc hơn với Hồi giáo sẽ cảm nhận được gì từ những hình ảnh tương tự.
Bin Laden quấn vải không phải vì ông ta kém về trí tuệ hay lạc hậu về công nghệ, mà vì ông muốn phục sức như một nhà tiên tri. Ông nhịn ăn vào những ngày vị tiên tri ăn chay. Tư thế và dáng điệu của ông, xem ra có vẻ rất lạc hậu với khán giả phương Tây, là những tư thế mà truyền thống Hồi giáo gán cho vị tiên tri được cho là thần thánh nhất.
Như Lawrence Wright viết trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer của ông về 9/11, Bin Laden đã phối hợp hoạt động của mình bằng cách "dùng đến những hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc đối với người Hồi giáo nhưng thực tế vô hình với những người ngoài tôn giáo này".
Jones viết: "Giai thoại râu và lửa trại là bằng chứng cho một mô hình lớn hơn, trong đó người Mỹ không theo đạo Hồi - thậm chí là người Mỹ có kinh nghiệm tình báo - đã đánh giá thấp Al Qaeda vì lý do văn hóa."





Bản quyền hình ảnh Getty Images
Về hang động, điều này thậm chí còn có tính biểu tượng sâu sắc hơn. Như hầu hết bất kỳ người Hồi giáo nào cũng biết, Mohammad đã tìm nơi ẩn náu trong một hang động sau khi trốn thoát những kẻ bắt bớ mình ở Mecca. Đối với một người Hồi giáo hang động là thánh địa. Nghệ thuật Hồi giáo tràn ngập hình ảnh của những nhũ đá.
Bin Laden đã làm cuộc lưu vong đến Tora Bora như hành trình của cá nhân mình và sử dụng hang động để tuyên truyền. Như một học giả Hồi giáo đã nói: "Bin Laden không phải là con người hoang sơ, ông rất chiến lược. Bin Laden biết cách sử dụng hình ảnh của Koran để kích động những người sau này trở thành liệt sĩ trong các cuộc tấn công ngày 9/11.''
Các nhà phân tích cũng bị đánh lừa bởi thực tế là Bin Laden thường đưa ra công bố trong thơ. Đối với các nhà phân tích thuộc tầng lớp trung lưu, người da trắng, điều này có vẻ lập dị, củng cố ý tưởng về một "nhà truyền giáo hoang sơ trong hang động". Đối với người Hồi giáo, tuy nhiên, thơ có một ý nghĩa khác. Nó là một điều linh thiêng. Taliban thường xuyên thể hiện mình qua thơ.
CIA thời đó đã nghiên cứu những tuyên bố này với khung tham chiếu sai lệch. Như Jones và Silberzahn đã vạch ra nói: "Bản thân thơ không chỉ đơn thuần bằng tiếng nước ngoài của tiếng Ả Rập, nó bắt nguồn từ một vũ trụ khái niệm cách xa Langley nhiều năm ánh sáng".





Đến năm 2000, nhóm người ''vô học, chống sự hiện đại" đã tăng lên khoảng 20.000, đa số có trình độ đại học và giỏi về kỹ thuật. Yazid Sufaat, người sẽ trở thành một trong những nhà nghiên cứu bệnh than (anthrax) của al-Qaeda, có bằng hóa học và khoa học phòng thí nghiệm. Nhiều người trong số này sẵn sàng chết vì đức tin của họ.
Trong khi đó, Paul Pillar nhân viên cao cấp CIA (người da trắng, trung niên, nhà giàu, học giỏi), lại đánh giá rằng viễn ảnh của một cuộc khủng bố lớn không khả thi. "Sẽ là một sai lầm khi xác định lại chủ nghĩa chống khủng bố là một nhiệm vụ đối phó với khủng bố 'thảm khốc', 'lớn' hoặc 'siêu'," trong khi thực tế những nhãn hiệu này không đại diện cho hầu hết các vụ khủng bố mà Hoa Kỳ có thể phải đối mặt".
Một lỗ hổng khác trong các cuộc thảo luận của CIA là sự miễn cưỡng của họ khi tin rằng Bin Laden sẽ khởi xướng sự xung đột với Mỹ. Tại sao bắt đầu một cuộc chiến mà ông ta không thể thắng? CIA đã không có một bước nhảy vọt về mặt khái niệm rằng chiến thắng đối với các chiến binh thánh chiến không phải ở trên trái đất mà là trên thiên đường.
Tên mã al-Qaeda cho âm mưu khủng bố là Đám Cưới Lớn. Trong hệ tư tưởng của những kẻ đánh bom tự sát, ngày chết của một vị tử đạo cũng là ngày cưới của anh ta, nơi anh ta sẽ được các trinh nữ chào đón trên thiên đàng.





Bản quyền hình ảnh Getty Images
CIA đáng ra đã nên dành nhiều nhân sự và tài nguyên hơn cho al-Qaeda, như tìm cách xâm nhập hàng ngũ al-Qaeda. Nhưng họ đã không có khả năng nắm bắt được sự cấp bách. Họ không phân bổ nhiều tài nguyên hơn, vì không thấy ra mối đe dọa.
CIA không tìm cách thâm nhập vào al-Qaeda vì họ không biết gì về lỗ hổng trong phân tích của họ. Vấn đề không phải là (chỉ) không có khả năng kết nối các dấu chấm vào mùa Thu năm 2001, mà là một thất bại trong toàn bộ chu trình tình báo.





Khan hiếm nhân viên người Hồi giáo chỉ là một minh họa là sự đồng nhất đã làm suy yếu cơ quan tình báo hàng đầu thế giới. Nó cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về việc một nhóm đa dạng hơn có thể tạo ra sự hiểu biết phong phú hơn không chỉ về mối đe dọa do al-Qaeda gây ra, mà còn là những nguy cơ trên toàn thế giới. Và lợi ích của các khung tham chiếu khác nhau, quan điểm khác nhau, sẽ tạo ra một tổng hợp toàn diện, sắc thái và mạnh mẽ hơn.
Một tỷ lệ cao đáng kinh ngạc của nhân viên CIA đã lớn lên trong các gia đình trung lưu, ít khi gặp khó khăn tài chính, hoặc các dấu hiệu có thể đóng vai trò là tiền thân của sự cực đoan, hoặc bất kỳ kinh nghiệm nào khác có thể tạo thêm sự hiểu biết sâu sắc về quá trình tình báo.
Mỗi người sẽ là tài sản trong một môi trường đa dạng hơn. Một nhóm đồng nhất, dĩ nhiên có những thiếu sót của nó.
Điều này, tuy nhiên, không chỉ đúng về CIA.
Hãy nhìn vào nhiều cơ quan chính phủ, công ty luật, đội ngũ lãnh đạo quân đội, công chức cao cấp và thậm chí là giám đốc điều hành tại một số công ty công nghệ. Trong vô thức, chúng ta bị cuốn hút bởi những người có suy nghĩ giống mình, và hiếm khi nhận thấy sự nguy hiểm của việc này, vì ít người nhận ra được những điểm mù của mình.
John Cleese, diễn viên hài, nói thế này: "Mọi người đều có lý thuyết. Những người nguy hiểm là những người không nhận thức được lý thuyết của chính họ. Đó là, những lý thuyết mà theo đó họ vận hành phần lớn là vô thức. "
Có được pha trộn đúng đắn của sự đa dạng trong một tổ chức không phải là điều dễ dàng.
Có một khoa học về việc kết hợp những suy nghĩ đúng đắn, với những quan điểm thách thức, tăng cường, phân kỳ và thụ phấn chéo nhau thay vì lập lại như vẹt, chứng thực và hạn chế. Việc kết hợp được những quan điểm, góc nhìn đa dạng đang trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho các tổ chức, chưa kể các cơ quan an ninh. Đây là cách để làm cho 2+2 thành 5, 6, chứ không phải chỉ 4.
CIA đã có những bước tiến tới sự đa dạng có ý nghĩa kể từ ngày 9/11, nhưng đây vẫn còn vấn đề tiếp tục ám ảnh cơ quan này.
Như John Brennan, lúc đó là giám đốc của CIA, nói: "Nhóm nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng về cơ quan của chúng tôi và đưa ra một kết luận rõ ràng: CIA đơn giản phải làm nhiều hơn để phát triển môi trường lãnh đạo đa dạng và toàn diện mà các giá trị của chúng tôi yêu cầu và nhiệm vụ của chúng tôi đòi hỏi.''
Matthew Syed là tác giả của cuốn: 'Rebel Ideas: The Power of Diverse Thinking 

Lộ ảnh đặc vụ CIA cài cắm bên cạnh Tổng thống Putin

Ảnh chụp Oleg Smolenkov, người được cho là gián điệp của CIA gài ở điện Kremlin, vừa được công bố lần đầu tiên.  

Smolenkov là quan chức Kremlin được cho là chụp ảnh các tài liệu bí mật trên bàn làm việc của Tổng thống Nga Putin và cung cấp thông tin cho tình báo Mỹ về âm mưu can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của Nga.
Lộ ảnh đặc vụ CIA cài cắm bên cạnh Tổng thống Putin

Smolenkov, 50 tuổi, được nhiều người ở Nga cho là gián điệp của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA). Nhân vật này được CIA rút đi vào năm ngoái do lo sợ đang gặp nguy hiểm. Smolenkov sau đó sống ở ngoại ô Washington D.C dưới tên thật.
Truyền thông Nga hôm 12/9 đã công bố bức ảnh nghi phạm đào tẩu này khi còn là nhân viên Bộ Ngoại giao Nga.
Smolenkov, từng là trợ lý của Đại sứ Nga tại Mỹ Yuri Ushakov vào đầu những năm 2000 và tiếp tục làm việc dưới quyền ông Ushakov khi ông này làm việc tại Kremlin với tư cách cố vấn ngoại giao quyền lực nhất dưới thời Putin.
Smolenkov được cho là gần gũi với Tổng thống Putin đến mức có thể chụp ảnh các tài liệu mật trên bàn người đứng đầu nước Nga.
Hiện, Nga cho biết đã chính thức đề nghị Mỹ - thông qua Interpol, xác nhận tung tích cựu quan chức Kremlin trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm 12/9
Bà Zakharova nói, Nga đã mở một cuộc điều tra hình sự sau khi ông Smolenkov biến mất và hiện nắm được tin qua giới truyền thông rằng ông này và gia đình đang sống ở Mỹ. “Tất nhiên, thông tin này cần được kiểm chứng qua các kênh thích hợp”, bà Zakharova nói.
Dù thông tin Smolenkov được cho là gián điệp của CIA đã lan truyền rộng khắp ở Moscow, song ở Washington thông tin này vẫn chưa được xác nhận.
Theo Daily Mail, hiện không thấy Smolenkov hiện diện tại căn nhà trị giá 925.00 USD tại Stanfford, Mỹ kể từ khi hãng tin CNN đưa tin ông này là nội gián của CIA ở tâm điểm chính quyền Nga.
browser not support iframe.
Hoài Linh

Nga cách chức hàng loạt quan chức để 'điệp viên CIA' trốn thoát qua Mỹ

0 Thanh Niên Online
Interfax ngày 13.9 đưa tin Nga đã cách chức hàng loạt quan chức cho phép một cựu nhân viên Điện Kremlin được cho là điệp viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) trốn khỏi đất nước.
Chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chất vấn Mỹ về tung tích cựu nhân viên của mình
Reuters
Động thái trên diễn ra sau khi CNN hồi đầu tuần đưa tin Mỹ đã rút thành công một nguồn tin cấp cao ra khỏi nước Nga vào năm 2017. Người này đã cung cấp tài liệu mật cho CIA về nghi án Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, theo CNN.
Nhật báo Nga Kommersant cho rằng “điệp viên nhị trùng” là cựu nhân viên Điện Kremlin tên Oleg Smolenkov. Vợ chồng ông Smolenkov cùng ba con đang được chính phủ Mỹ bảo vệ kể từ khi họ "biến mất" trong chuyến du lịch ở Montenegro vào tháng 6.2017.
Theo Interfax, việc để gia đình Smolenkov đi nghỉ ở Montenegro đã vi phạm lệnh cấm các quan chức Nga đến thăm đất nước Balkan này được Moscow ban hành thời điểm đó.
“Ngay sau khi Smolenkov mất tích vào tháng 6.2017, các cơ quan chức năng liên quan đã mở cuộc điều tra và kết quả cho thấy việc các quan chức cho phép một nhân viên của chính quyền tổng thống và gia đình người này đi nghỉ ở Montenegro là vi phạm lệnh cấm (du lịch)”, Interfax dẫn nguồn tin cho hay.
Lệnh cấm được đưa ra vào đầu năm 2017 do căng thẳng leo thang giữa Nga và Montenegro sau cuộc đảo chính bất thành tại Podgorica vào năm trước đó, theo nguồn tin trên. Moscow phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến âm mưu đảo chính ở Montenegro.
“Hành động trên của những người có trách nhiệm được xếp vào loại quản lý lỏng lẻo. Nhiều người trong số họ (các quan chức) đã bị trừng phạt, bao gồm cả bị cách chức”, theo Interfax.
Sau đó, rõ ràng Smolenkov là một “kẻ đào ngũ”, nguồn tin trên nói với Interfax. Điện Kremlin hiện chưa bình luận về thông tin của Interfax.
Trong buổi họp báo ngày 12.9, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết thông qua Interpol, Moscow đã chất vấn Washington về tung tích của Smolenkov.
“Một công dân Nga mất tích ở nước ngoài cùng gia đình ông ta. Chúng tôi chất vấn Washington thông qua Interpol về vụ mất tích và sự hiện diện của ông ta ở Mỹ”, AFP dẫn lời bà Zakharova cho biết thêm.
Ông Smolenkov có mối quan hệ mật thiết với cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về tung tích của Smolenkov, ông Ushakov đáp: “Miễn bình luận”. Còn bà Zakharova gọi thông tin của truyền thông Mỹ là “kiểu tuyên truyền kinh điển”.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 11.9 bác bỏ thông tin cho rằng “điệp viên nhị trùng” là cựu nhân viên Điện Kremlin đã cung cấp tài liệu mật cho CIA.
Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin. Dmitry Peskov xác nhận: “Nhân viên này đã bị sa thải. Chúng tôi không biết ông ta có phải là gián điệp hay không. Cơ quan tình báo Nga đang điều tra”.
Nga nói thông tin "gián điệp Mỹ làm việc ở Điện Kremlin" là "tiểu thuyết lá cải"

Những gián điệp động vật bí mật của CIA

14-09-2019 - 04:53 PM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) - Thời chiến tranh lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng động vật gồm chim bồ câu, quạ, cá heo và mèo để thực hiện các nhiệm vụ bí mật.

Hôm 14-9, đài BBC đưa tin CIA gần đây tiết lộ chi tiết các nhiệm vụ gián điệp bí mật của họ thời chiến tranh lạnh.
Động vật đầu tiên được nhắc tới là chim bồ câu. CIA sử dụng "gián điệp" này để chụp ảnh những địa điểm nhạy cảm bên trong lãnh thổ Liên Xô.
Tại trụ sở của CIA ở Langley, bang Virginia – Mỹ, có một bảo tàng không mở cửa cho công chúng. Ở đó, một con chim bồ câu gắn máy ảnh được đem ra trưng bày. Theo hồ sơ mới tiết lộ, CIA dùng chim bồ câu trong hoạt động có tên mã "Tacana" vào những năm 1970. Chúng được gắn những chiếc máy ảnh tí hon với khả năng chụp ảnh tự động.
Hồi Thế chiến thứ hai, một nhánh thuộc tình báo Anh là MI14 cũng sử dụng chim bồ câu để thu thập thông tin chi tiết về các vị trí phóng tên lửa và trạm radar của Đức.
Những gián điệp động vật bí mật của CIA - Ảnh 1.
Thời chiến tranh lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) sử dụng động vật gồm cả quạ để thực hiện các nhiệm vụ bí mật. Ảnh: The News
Ngoài chim bồ câu, CIA còn huấn luyện một con quạ lấy những vật nhỏ có trọng lượng lên tới 40g từ bệ cửa sổ. Họ chiếu tia laser để đánh dấu mục tiêu và một chiếc đèn đặc biệt kéo con chim trở lại.
Trước đó, một hoạt động do CIA tiến hành được gọi là "Acoustic Kitty" liên quan đến việc đặt thiết bị nghe lén trên một con mèo. Vào những năm 1960, CIA cũng dùng cá heo để thực hiện các nhiệm vụ dưới nước. Năm 1967, CIA đã chi hơn 600.000 USD cho 3 chương trình liên quan đến cá heo, chim, chó và mèo. Trong đó, chim bồ câu tỏ ra hiệu quả nhất và đến giữa thập niên 1970, CIA bắt đầu thực hiện một loạt nhiệm vụ mang tính thử nghiệm.
Chim bồ câu được gắn máy ảnh trị giá 2.000 USD, nặng 35g kết hợp với đai dưới 5g. Các thử nghiệm cho thấy khoảng một nửa trong số 140 bức ảnh thu được có chất lượng tốt.
Còn cá heo được CIA huấn luyện để thay thế thợ lặn đặt chất nổ trên các tàu đang neo đậu hoặc di chuyển, lẻn vào các bến cảng của Liên Xô và để lại thiết bị phát hiện tên lửa hoặc thu thập thông tin từ tàu ngầm.
Phạm Nghĩa (Theo BBC)

Iran bắt 17 gián điệp CIA, tuyên án tử

22-07-2019 - 06:34 PM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) - Iran hôm 22-7 cho biết họ đã bắt giữ 17 công dân nước này “được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng để do thám các địa điểm hạt nhân và quân sự”.

Theo hãng tin AP, một số gián điệp đã bị kết án tử hình. Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Tehran hôm 22-7, một quan chức tình báo Iran nói các vụ bắt giữ được thực hiện trong những tháng vừa qua. Các nghi phạm làm việc tại một số "địa điểm nhạy cảm" trong các cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, ông không đề cập bao nhiêu người bị kết án tử hình.
AP bình luận việc quan chức tình báo Iran không giới thiệu tên mình tại cuộc họp báo được xem là điều bất thường. Ngoài ra, hiếm khi các quan chức tình báo nước này xuất hiện trước truyền thông.
Iran bắt 17 gián điệp CIA, tuyên án tử - Ảnh 1.
Iran hôm 22-7 cho biết họ đã bắt giữ 17 công dân nước này “được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển dụng. Ảnh: CIA
Quan chức này tuyên bố 17 gián điệp của CIA được đào tạo bài bản nhưng không ai thành công khi tiến hành nhiệm vụ phá hoại. Họ bị cáo buộc thu thập thông tin tại nơi làm việc, tham gia các hoạt động kỹ thuật và tình báo cũng như chuyển giao và lắp đặt các thiết bị giám sát.
Ông nói thêm CIA hứa cấp thị thực hoặc việc làm tại Mỹ cho những người mà họ tuyển dụng. Một số gián điệp sau đó "quay lại và hợp tác với tình báo Iran chống lại Mỹ".
Quan chức này còn công bố một đĩa CD trong đó có một đoạn video ghi lại cảnh "một nữ gián điệp nước ngoài làm việc cho CIA". Trong đĩa CD có cả tên của một số nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Zimbabwe và Áo, những người mà Iran tin rằng đã liên lạc với các gián điệp được CIA tuyển dụng.
Washington chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Iran từng thông báo bắt giữ một số gián điệp làm việc cho nước ngoài, bao gồm Mỹ và Israel. Hồi tháng 6, Tehran xác nhận họ đã xử tử một cựu nhân viên Bộ Quốc phòng vì làm gián điệp cho CIA.
Vào tháng 4, Iran công bố 290 trường hợp gián điệp làm việc cho CIA cả trong lẫn ngoài nước.

Phạm Nghĩa (Theo AP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét