Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

XÃ HỘI SUY ĐỒI 58

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khi hàng triệu người dân Hà Nội cam chịu xài nước bẩn

Bắt 3 cô giáo mầm non quỳ gối trước cửa lớp học, một đối tượng bị khởi tố

Dân trí Cho rằng các cô giáo mầm non đã có hành vi bạo hành con mình, đối tượng đã chửi bới, dùng tay tát vào mặt, thậm chí còn bắt các cô giáo phải quỳ gối ngay trước cửa lớp học.




Bắt 3 cô giáo mầm non quỳ gối trước cửa lớp học, một đối tượng bị khởi tố - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Đối tượng Đỗ Thanh Toàn tại cơ quan công an (ảnh báo QN)
Thông tin từ Công an TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tối nay (17/10) cho biết, Cơ quan CSĐT Công an thành phố vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Thanh Toàn (SN 1992, trú tại tổ 12, khu 1, Cao Xanh, TP Hạ Long) để điều tra về tội làm nhục người khác.
Theo hồ sơ tại cơ quan công an, trước đó vào khoảng hơn 7h ngày 5/10, Đỗ Thanh Toàn đã có hành vi chửi bới, dùng tay tát vào mặt các cô H. Th. H, Ng. V. K và Đ. Th. L. đều là giáo viên lớp mầm non  thuộc trường mầm non tư thục Tuổi Thơ Xanh ( Tổ 2, Khu 2, phường Yết Kiêu, TP Hạ Long).
Chưa hết, Toàn còn bắt các cô giáo này phải quỳ ngay tại vỉa hè trước cửa lớp học.
Nguyên nhân Đỗ Thanh Tùng ra tay với các cô giáo được xác định là do Toàn cho rằng các cô giáo này đã có hành vi bạo hành cháu Đ. A.T., con gái của Toàn hiện đang học tại một lớp thuộc trường mầm non này.
Ngay sau vụ việc xảy ra, Công an TP Hạ Long đã vào cuộc điều tra, xác minh, làm rõ. Bước đầu cơ quan công an xác định Toàn đã có hành vi như trên đối với 3 cô giáo mầm non.
Công an TP Hạ Long hiện đã ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đỗ Thanh Toàn để tiếp tục điều tra, xử lý.
An Nhiên

Cách chức nữ hiệu trưởng vì sử dụng bằng THPT giả

Cập nhật lúc 23:49, Thứ sáu, 18/10/2019
print  

(BVPL) – Nữ Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Lơ Ku, huyện Kbang (Gia Lai) vừa bị cơ quan chức năng cách chức vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để lập hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính.


Nữ chủ tịch UBND xã bị cách chức vì sử dụng bằng THPT giả


Nữ trưởng phòng Tỉnh uỷ dùng bằng THPT của chị gái để “thăng tiến”

Thêm một nữ 9x được bổ nhiệm “thần tốc” làm lãnh đạo

Làm rõ trách nhiệm...cán bộ Tỉnh ủy mượn bằng THPT của chị gái để "thăng tiến"

Ngày 18/10, ông Nguyễn Thái Bình - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị vừa ký quyết định đề nghị thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính của bà Hoàng Thị Huê - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Lơ Ku, huyện Kbang (Gia Lai).
Bằng Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính của bà Huê vừa bị cơ quan chức năng ký quyết định đề nghị thu hồi.
Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Kbang tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với bà Hoàng Thị Huê - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Lơ Ku. Qua kiểm tra và kết luận, bà Huê sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp để lập hồ sơ học và đã được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính (do trường Chính trị tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/4/2013, hệ tại chức).
Sau khi phát hiện ra sai phạm Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ Kbang đã xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với bà Huê.
Thiên An

Vẫy xe đi nhờ đúng "đối thủ", nam thanh niên bị đâm nguy kịch

Cập nhật lúc 07:58, Thứ sáu, 18/10/2019
print  

(BVPL) - Mâu thuẫn trong quán karaoke, mặc dù đã giải hòa nhưng nam thanh niên lại bị nhóm đối tượng tấn công trên đường về nhà.


Thông tin bất ngờ về tin đồn nữ sinh ở Quảng Ninh bị bắt cóc


Giám đốc công ty vận tải ở Quảng Ninh chiếm đoạt hàng tỷ đồng bằng chiêu góp vốn

Làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra buôn lậu trên địa bàn Quảng Ninh

Khen thưởng lái xe húc ngã tên cướp cầm súng cướp tiệm vàng tại Quảng Ninh

 Hiện trường vụ án thanh niên bị đâm trên đường về nhà.
Ngày 17/10, lãnh đạo UBND xã Tân Việt, thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa mới xảy ra cuộc ẩu đả khiến một thanh niên phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Theo đó, vào đêm 16/10, anh Nhất (28 tuổi) có mâu thuẫn với một nhóm thanh niên tại một quán karaoke trên địa bàn thị xã Đông Triều (Quảng Ninh), sau đó hai bên đã hòa giải. Trên đường đi bộ, anh Nhất đã vẫy để đi nhờ xe về nhà, nhưng lại đúng đoàn xe của nhóm có mâu thuẫn với mình trước đó.
Sau đó hai bên có lời qua tiếng lại dẫn đến xảy ra ẩu đả nhau. Anh Nhất bị 2 người dùng dao đâm phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau khi gây án, hung thủ đâm anh Nhất đã đến Công an thị xã Đông Triều tự thú.
Hiện vụ việc đang được Công an thị xã Đông Triều thụ lý và giải quyết theo quy định.
Hoàng Hưng

Phát ngôn phản cảm, nước sạch sông Đà muốn phủi trách nhiệm


Chuyên gia cho rằng phát ngôn của các lãnh đạo công ty nước sạch sông Đà thể hiện đạo đức thị trường vô cùng kém. Công ty bắt buộc phải xin lỗi và bồi thường cho người dân.

Lãnh đạo nước sạch sông Đà né tránh việc xin lỗi, đền bù cho người dân Đại diện bên Công ty nước sạch sông Đà cho rằng họ là nạn nhân lớn nhất trong việc nguồn nước bị ô nhiễm và không xin lỗi người dân Hà Nội.
Tại buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức chiều 18/10, khi được báo chí hỏi về việc đền bù cho người dân Hà Nội, ông Bùi Đăng Khoa, Phó giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) liên tục né tránh và cho rằng “công ty là nạn nhân lớn nhất”.
Ba ngày trước đó, phát ngôn tương tự cũng được ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Viwasupco, đưa ra tại buổi họp của Thành ủy Hà Nội. “Công ty sẽ họp lại với nhau để xem xét rõ trách nhiệm của mình. Chúng tôi cũng là nạn nhân của sự việc”, ông Tốn nói.
Trao đổi với Zing.vn, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho rằng những phát ngôn này vô cùng phản cảm, thể hiện văn hóa và đạo đức thị trường yếu kém của lãnh đạo Viwasupco.

Phủi trách nhiệm

Theo GS Đặng Hùng Võ, việc không xin lỗi và không thừa nhận trách nhiệm từ phía lãnh đạo công ty có thể xuất phát từ tâm lý sợ bồi thường. Doanh nghiệp này chối bỏ lỗi bằng cách nhận mình là nạn nhân hoặc thậm chí không nhận ra trách nhiệm thực sự của mình. Động thái này của công ty cũng ngầm khẳng định sẽ không có sự đền bù nào cho người dân.
Cụ thể, phía công ty có thể cho rằng khu vực đổ chất thải không nằm trong phạm vi quản lý của công ty, đơn vị hoàn toàn bị động trước sự việc và người đổ chất thải phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Phat ngon phan cam, nuoc sach song Da muon phui trach nhiem hinh anh 1
Cư dân tòa nhà 17T10 chiều 18/10 khi thau rửa phát hiện không khí dưới bể ngầm có mùi khét rất khó chịu, còn nước thì đen kịt. Là thợ sửa xe máy, ông Tạ Hùng cho biết mùi dưới bể khá giống với mùi dầu thải trong động cơ, còn nước bẩn bắn trên tay ông phải dùng xà phòng rửa đến 3 lần mà vẫn chưa trôi hết. Ảnh: Việt Linh.
Nhưng ở đây, trách nhiệm của đơn vị nằm ở chỗ không thông báo cho chính quyền ngay khi sự cố xảy ra, cũng không có thông tin tới người dân mà tiếp tục cấp nước khi biết rằng nước có thể nhiễm hóa chất. Đây mới chính là yếu tố gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua.
“Cách xử lý của công ty không thể chấp nhận được. Lãnh đạo doanh nghiệp đã thể hiện văn hóa, thậm chí là đạo đức thị trường vô cùng yếu kém khi không dám nhận trách nhiệm và xin lỗi khách hàng khi xảy ra sai sót”, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định.
Vị giáo sư cho rằng sự yếu kém về năng lực xử lý khủng hoảng của công ty còn thể hiện ở chỗ cố tình bưng bít thông tin khi ông Nguyễn Văn Tốn tuyên bố nước đảm bảo chất lượng và mùi khét người dân ngửi được chỉ là clo.
Bình luận về phát ngôn này của ông Tốn, bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, cho rằng Viwasupco đã không minh bạch thông tin sau khi sự việc bị "vỡ lở".
Cho đến khi Hà Nội thông báo kết quả xét nghiệm nước nhiễm styren, lãnh đạo công ty lại tiếp tục giải thích rằng “nước trên nhà máy sau khi được xử lý thì không có mùi và các chỉ số giám định ở ngưỡng an toàn, nên công ty vẫn tiếp tục cấp nước cho người dân”.
“Nước sạch thứ thiết yếu và liên quan mật thiết đến sức khỏe người dân, rất cần sự minh bạch thông tin. Công ty không được phép để xảy ra sự việc như vậy, chứ đừng nói là để xảy ra sau đó phủ nhận trách nhiệm”, bà An nói.
Phat ngon phan cam, nuoc sach song Da muon phui trach nhiem hinh anh 2
Lượng dầu đổ ra đã tràn vào khu vực thượng nguồn gần nhà máy nước sông Đà, sau đó công ty vẫn lấy nước này để đưa vào xử lý và bán ra cho người dân. Ảnh: Hồng Quang.
Bà An cho rằng các chủ đầu tư được tạo điều kiện để kinh doanh, bán sản phẩm cho dân thì khi có sự cố, doanh nghiệp bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước dân chứ không được né tránh, bao biện.
Vì vậy, dù chưa xác định được rõ trách nhiệm của đơn vị trong việc đảm bảo an ninh nước sạch, nhưng việc công ty cố tình bưng bít thông tin và không xử lý, thông báo kịp thời xuống người dân đã là hành vi sai trái.
“Phía công ty có quyền không đưa ra lời xin lỗi nhưng phải làm rõ chuyện đền bù cho người dân”, bà An nêu quan điểm.

Nhất định phải xin lỗi và bồi thường cho người dân

Nói về cách xử lý hậu quả sau sự việc, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho rằng phía công ty cần thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm của mình và xin lỗi người dân một cách chân thành. Điều đó sẽ xoa dịu được dư luận thay vì cố chấp chối bỏ trách nhiệm.
Cụ thể trong trường hợp này, lãnh đạo công ty có thể xin lỗi vì đã không thông báo kịp thời cho người dân, tự ý đưa ra phương án xử lý không đúng phương pháp nên gây hại cho người dân, khiến cộng đồng hoang mang.
"Lỗi nào của mình thì xin lỗi cái đó. Công ty nên thể hiện thái độ cầu tiến, tiếp thu, chấp nhận nhìn thẳng vào cái sai chứ không phải trốn tránh", GS Đặng Hùng Võ gợi ý.
Phat ngon phan cam, nuoc sach song Da muon phui trach nhiem hinh anh 3
Nước đóng chai trong siêu thị cháy hàng khi người dân mua về dự trữ trong những ngày bị cắt nước.
Cùng với đó, người dân hoàn toàn có thể khởi kiện dựa trên kết quả xét nghiệm nước hoặc minh chứng cho thấy sự vô trách nhiệm của công ty đã gây ra hậu quả về kinh tế, sức khỏe cho nhiều người.
Việc xử lý doanh nghiệp căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng ký với người dân và căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ thiệt hại trong suốt quá trình xảy ra sự việc. Dựa trên việc phân tích về thiệt hại, tòa án sẽ có phán quyết về trách nhiệm công ty và yêu cầu đơn vị bồi thường.
"Trong sự việc này, Công ty nước sạch sông Đà là doanh nghiệp bán sản phẩm, hơn nữa là nguồn cung cấp độc quyền. Công ty không có trách nhiệm với khách hàng, cung ra sản phẩm kém chất lượng, không có cảnh báo với người dân thì nhất định phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường theo hợp đồng thương mại", GS Võ nhận định.

Chính quyền có trách nhiệm

Nhận định thêm về động thái giải quyết sự cố của Hà Nội, GS Đặng Hùng Võ cho rằng sau sự việc này, lãnh đạo thành phố cần xem xét lại trách nhiệm của mình khi xử lý sự việc một cách bị động, chậm trễ. Trong phạm vi chính quyền, Hà Nội hoàn toàn có thể yêu cầu phía công ty đóng van xả nước để kiểm tra ngay khi người dân có phản ánh.
"Lãnh đạo thành phố có rất nhiều cách ứng xử trước sự cố để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân, thay vì xử lý bị động như vậy", nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT thẳng thắn.
Cùng quan điểm, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) nhận định ngoài Công ty nước sạch sông Đà, UBND Hà Nội phải chịu một phần trách nhiệm. Theo luật sư, thành phố đã thể hiện vai trò quá "mờ nhạt, chậm chạp" khi phản ứng với sự cố môi trường nghiêm trọng.

Nước bể ngầm chung cư đen đục, bốc mùi sau sự cố nhiễm dầu thải Sau sự cố nước sinh hoạt nhiễm dầu thải, nhiều khu dân cư phải thau rửa các bể chứa. Tại chung cư 17T10 Trung Hòa - Nhân Chính, nước có màu đen đục, bốc mùi khét.

Vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải: Xử nghiêm để lấy lại niềm tin của dân

Sự chậm trễ, lúng túng của chính quyền, cơ quan chức năng trong vụ nước sông Đà nhiễm dầu thải khiến dân hoang mang. Đại biểu Quốc hội đề nghị xử nghiêm để lấy lại niềm tin.

Làm rõ trách nhiệm...cán bộ Tỉnh ủy mượn bằng THPT của chị gái để "thăng tiến"

Cập nhật lúc 16:14, Thứ hai, 07/10/2019
print  

(BVPL) - Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa chỉ đạo Văn phòng Tỉnh ủy sớm tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Tổ kiểm tra, rà soát các cơ quan, đơn vị...để xem xét kết luận và xử lý nghiêm các sai phạm có liên quan đến bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) Trưởng Phòng Quản trị (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy) dùng bằng THPT của chị gái để đi học và làm việc.

Nữ trưởng phòng Tỉnh uỷ dùng bằng THPT của chị gái để “thăng tiến”

Phó Bí thư Đảng ủy bị cách hết các chức vụ trong Đảng vì khai man bằng cấp

Chủ tịch UBND xã bị cách tất cả chức vụ trong Đảng vì sử dụng bằng cấp sai quy định

Người bị rối loạn tâm thần vẫn được cấp bằng lái hạng B2 và liên quan đến án mạng?

Liên quan đến vụ bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (SN 1973), (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, SN 1975) – Trưởng Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng bằng THPT của chị gái, ngày 7/10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có công văn về phối hợp thông tin việc xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên.
Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk thông tin với báo chí về trường hợp của bà Trần Thị Ngọc Thảo dùng bằng THPT của chị gái để làm việc và công tác..  
Theo nội dung công văn, sau khi nhận được kết quả thẩm tra của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai việc xem xét, kỷ luật bà Sa về mặt Đảng và chính quyền theo thẩm quyền.
Đối với việc kiểm tra, rà soát, xác định trách nhiệm, sai phạm của các cán bộ, đảng viên có liên quan đến quá trình tuyển dụng, tiếp nhận, thẩm tra, xác minh lý lịch, đề bạt, bổ nhiệm bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo).
Để bảo đảm tính khách quan, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Văn phòng Tỉnh ủy sớm tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập Tổ kiểm tra, rà soát gồm các cơ quan, đơn vị như: Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy để xem xét, kết luận. Quan điểm của Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy là sẽ xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Sau khi có kết quả chính thức về giải quyết, xử lý vụ việc, Văn phòng Tỉnh ủy sẽ thông báo tới các cơ quan, đơn vị liên quan, các cơ quan thông tấn, báo chí và cán bộ, đảng viên, nhân dân được biết.
Cũng theo nội dung công văn, ngày 22/8/2019, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nhận được Đơn tố cáo (nặc danh) tố cáo bà Thảo chưa học hết THPT nhưng đã lấy bằng THPT của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (là chị ruột của bà Thảo) để đi học Trung cấp, học liên thông lên đại học và hiện nay đã học đến thạc sĩ; đồng thời, kê khai lý lịch cán bộ công chức không trung thực...
Ngay khi nhận được đơn thư tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo, giải quyết. Qua xem xét nội dung đơn tố cáo và thẩm tra, xác minh, đối chiếu với các hồ sơ, tài liệu có liên quan, đến ngày 17/9/2019, Ban Tổ chức Tỉnh ủy kết luận, nội dung đơn tố cáo bà Sa như ở trên là đúng.
Bà Sa (tên thật là Thảo) cũng đã thừa nhận sai phạm của mình, tự giác, thành khẩn nhận khuyết điểm, đề nghị được giải quyết cho thôi việc. Tuy nhiên, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy đã không đồng ý và thống nhất triển khai quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với bà Sa theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
Về quá trình công tác của bà Sa, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk thông tin: Từ năm 1975-1997 bà Sa sinh sống, học tập tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng); từ năm 1997-1999 lấy chồng, sinh sống với gia đình chồng tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); từ năm 1999 đến tháng 5/2002, làm nhân viên tại Xí nghiệp chế biến Cà phê, thuộc Công ty xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk; từ tháng 5/2002 đến tháng 4/2005, làm Kế toán trưởng tại khách sạn Bạch Mã (TP Buôn Ma Thuột); từ tháng 5/2005 đến tháng 5/2011, phụ trách kế toán rồi làm Kế toán trưởng tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk; từ tháng 5/2011 đến tháng 10/2019, công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, lần lượt giữ các chức vụ: Nhân viên kế toán, Phó Trưởng phòng Quản trị, Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk. Bà được kết nạp Đảng ngày 10/3/2013; chính thức: ngày 10/4/2014 tại Chi bộ Quản trị, Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy.
Nguyễn Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét