Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

TỰ NHIÊN TỒN TẠI 04

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 sức mạnh kỳ quái của thiên nhiên bạn sẽ khó tin nhưng có thật

Khoa học bối rối với 'chuyện lạ' hành tinh lớn xoay quanh sao lùn đỏ

Giới khoa học bất ngờ khi tìm thấy hệ mặt trời cách Trái Đất gần 30 năm ánh sáng, dù trung tâm là một ngôi sao lùn đỏ cỡ nhỏ vẫn giữ được hành tinh khối lượng lớn trong quỹ đạo.
Các nhà khoa học cho biết thường thì các hệ mặt trời hoạt động theo mô hình ngôi sao trung tâm lớn hơn gấp nhiều lần những hành tinh xoay quanh nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học vừa phát hiện một ngôi sao lùn đỏ có khả năng giữ được hành tinh lớn gần bằng nó trong quỹ đạo.
GJ 3512 lớn bằng 12% Mặt Trời của chúng ta và lớn hơn Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong hệ thống, khoảng 35%. Trong khi đó, hành tinh xoay quanh nó có khối lượng ít nhất bằng 50% Mộc tinh.
Nó được phát hiện bởi Đài quan sát Calar Alto tại Tây Ban Nha, với chu kỳ 204 ngày để hoàn thành quỹ đạo, theo Reuters.
Khoa hoc boi roi voi 'chuyen la' hanh tinh lon xoay quanh sao lun do hinh anh 1
Mô phỏng hành tinh khí GJ 3512b xoay quanh ngôi sao lùn đỏ GJ 3512 có khối lượng không lớn hơn quá nhiều, đang cách Trái Đất 30 năm ánh sáng. Ảnh: Reuters.
"Phát hiện này gây nhiều bất ngờ vì về lý thuyết các mô hình cho thấy các ngôi sao khối lượng nhỏ chỉ có thể giữ những hành tinh nhỏ trong quỹ đạo, khối lượng cỡ Trái Đất hay Hải Vương tinh", nhà vật lý thiên văn Juan Carlos Morales, làm việc tại Viện Nghiên cứu Không gian Catalonia thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Tây Ban Nha, cho biết.
"Trong khi với trường hợp này, chúng ta nhìn thấy một hành tinh khí khổng lồ, cấu tạo giống như Mộc tinh nhưng xoay quanh một ngôi sao rất nhỏ", Morales nhận định.
Theo nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha, GJ 3512 là sao lùn đỏ có kích thước nhỏ, nhiệt độ bề mặt thấp.
"Nó phát ra ít năng lượng hơn và không sáng như Mặt Trời. Nhiệt độ bề mặt dưới 3.800 Kelvin (3.527 độ C). Đây là lý do mà ngôi sao có màu đỏ nhạt", ông nói.
Đăng tải phát hiện trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết họ ghi nhận dấu hiệu còn hành tinh thứ 2 xoay quanh GJ 3512. Nhiều khả năng từng tồn tại hành tinh thứ 3 nhưng đã rơi khỏi quỹ đạo.

Hình ảnh chưa từng có về thời khắc hố đen xé toạc một ngôi sao

4 Thanh Niên Online
Trong lúc săn lùng các hành tinh mới, kính viễn vọng TESS của Cơ quan không gian vũ trụ Mỹ (NASA) đã thu được khoảnh khắc một hố đen “xé xác” nạn nhân của nó là một ngôi sao thành những mảnh vụn.
Hình ảnh mô phỏng dựa trên máy tính về sự kiện hiếm hoi vừa được quan sát
NASA
TESS đã cho phép các nhà khoa học chứng kiến hiện tượng nghẹt thở trong lúc nó đang diễn ra, đánh dấu lần đầu tiên giới thiên văn học Trái đất có thể theo dõi trực tiếp sự kiện vô cùng hiếm hoi này.
Giới chuyên gia gọi hiện tượng trên là sự gián đoạn thủy triều. Chúng chỉ diễn ra một lần trong mỗi 10.000 đến 100.000 năm ở thiên hà có kích thước như Dải Ngân hà của chúng ta.
“Dữ liệu của TESS cho phép chúng ta thấy được chính xác quá trình phá hủy, được đặt tên là ASASSN-19bt, vào giai đoạn nó bắt đầu sáng bùng lên, vốn chưa từng được quan sát trước đây”, theo trang Phys.org dẫn lời chuyên gia Thomas Holoien, nghiên cứu sinh của Đài quan sát thiên văn Carnegie ở Pasadena, bang California.
Sự kiện ban đầu được phát hiện từ hồi đầu năm nhờ vào ASAS-SN, một hệ thống gồm 20 kính viễn vọng khác nhau. Dựa trên thông tin này, giới thiên văn học trên toàn cầu lâm vào tình trạng cảnh báo cao độ để có thể kịp thời theo dõi ASASSN-19bt vào thời điểm nó diễn ra.





Hình ảnh chưa từng có về thời khắc hố đen xé toạc một ngôi sao - ảnh 1
Mô phỏng thời điểm một ngôi sao đến sát một hố đen
NASA
Sau khi tiếp nhận thông tin, chuyên gia Holoien xoay 2 kính thiên văn về hướng sự kiện và đề nghị được các kính viễn vọng khác hỗ trợ.
TESS đã ghi công lớn khi cuối cùng thu được những hình ảnh quý báu về hiện tượng mà trước nay vẫn chỉ được nhắc đến trong giả thuyết.
“Dữ liệu ban đầu của TESS cho phép chúng tôi thấy được ánh sáng đang ở rất gần hố đen, khoảng cách gần nhất từ trước đến nay”, theo ông Patrick Vallely, đồng tác giả báo cáo và là nghiên cứu sinh của Đại học bang Ohio.
Sự gián đoạn thủy triều vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Chẳng hạn, giới thiên văn học không rõ tại sao hố đen trong lúc “ngốn ngấu” ngôi sao lại phun ra quá nhiều tia cực tím nhưng lại quá ít tia X.

Phát hiện cụm thiên hà cổ xưa nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học quốc tế công bố phát hiện một cụm thiên hà hình thành trong giai đoạn đầu của vũ trụ cách đây hơn 13 tỷ năm.





Ảnh chụp 12 thành viên trong cụm thiên hà Protocluster. Ảnh: Scitech Daily.
Ảnh chụp 12 thành viên trong cụm thiên hà Protocluster. Ảnh: Scitech Daily.
Bằng các quan sát từ ba kính viễn vọng Subaru, Keck và Gemini, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn dầu bởi Yuichi Harikane từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản đã tìm thấy một cụm bao gồm 12 thiên hà khổng lồ, được gọi là Protocluster. Với tuổi đời hơn 13 tỷ năm tuổi, chỉ khoảng 800 năm vụ nổ Big Bang, đây là cụm thiên hà lâu đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ.
Trong số 12 thành viên của cụm Protocluster, có một thiên hà đã được tìm thấy từ 10 năm trước, có tên là Himiko. Đó là một đám mây khí khổng lồ nằm cách trung tâm cụm thiên hà tới 500 triệu năm ánh sáng. "Thật khó hiểu tại sao một vật thể lớn như Himiko lại không nằm ở trung tâm. Tuy nhiên, manh mối này có thể là chìa khóa để hiểu mối quan hệ giữa các thiên hà và cụm thiên hà khổng lồ", Masami Ouchi, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Trong vũ trụ hiện tại, các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm thành viên, nhưng bằng cách nào mà chúng phát triển thành cụm vẫn là một câu hỏi lớn trong thiên văn học. Việc phát hiện những cụm thiên hà sơ khai như Protocluster có ý nghĩa rất quan trọng, có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự hình thành của chúng.
"Protocluster là một hệ thống hiếm, đặc biệt, có mật độ cực kỳ cao và không dễ tìm", Yuichi mô tả. "Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng trường quan sát rộng của kính viễn vọng Subaru để lập bản đồ một khu vực rộng lớn trên bầu trời và tìm kiếm".
Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí vật lý thiên văn Astrophysical Journal hôm 27/9.
Đoàn Dương (Theo AFP/Scitech Daily)

Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện

Chủ Nhật, ngày 29/09/2019 18:17 PM (GMT+7)

Từ thuở xa xưa trước cả thời khủng long, Trái đất từng nguội lạnh bởi bụi vũ trụ bao phủ bầu khí quyển và vô số sinh vật mới xuất hiện.

Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 1
Mô phỏng vụ va chạm thiên thạch tạo ra bụi vũ trụ khổng lồ che phủ Trái đất.
Theo Daily Mail, các nhà khoa học tin rằng họ đã giải mã được bí ẩn khiến Trái đất trở nên nguội lạnh cách đây 466 triệu năm.
Đó là do một vụ va chạm thiên thạch rộng 150km ở khu vực nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Kết quả va chạm tạo ra lượng bụi vũ trụ khổng lồ rải xuống Trái đất suốt 2 triệu năm sau đó.
Lượng bụi vũ trụ này che phủ ánh sáng Mặt trời, khiến Trái đất nguội lạnh đến mức làm thay đổi sự sống, tạo ra sự bùng nổ của các chủng loài mới.
Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 2
Những sinh vật mới xuất hiện trong thời kỳ này chủ yếu là sinh vật phù du.
Dấu vết sinh vật lạ xuất hiện trong thời kỳ này đã được các nhà cổ sinh vật học khắp thế giới ghi nhận. Những sinh vật này chủ yếu là nhóm sinh vật phù du, là chuỗi thức ăn trong đại dương, ví dụ như bọt biển san hô, sao biển, nhím biển…
"Thông thường, mỗi năm Trái đất nhận khoảng 40.000 tấn bụi từ ngoài khí quyển", phó giáo sư Philipp Heck tại Đại học Chicago, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Hãy tưởng tượng số lượng đó được nhân lên thêm 1.000 hoặc 10.000 lần".

Nhóm nghiên cứu cũng phân tích đá lấy từ đáy biển cổ đại và tìm kiếm các yếu tố thường ít khi xuất hiện trong đất đá của Trái đất. Họ phát hiện nguyên tử helium thường có hai hạt proton, hai hạt neutro và hai hạt electron. Nhưng những đồng vị bắn ra từ Mặt trời và bay vào không gian lại thiếu mất một hạt neutron.
Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 3
Bụi vũ trụ còn đem đến Trái đất những nguyên tố hiếm.
Sự hiện diện của các đồng vị helium đặc biệt này cùng với các kim loại hiếm thường được tìm thấy trong thiên thạch, đã chứng minh rằng lớp bụi đến từ ngoài không gian.
Nhóm nghiên cứu nói việc phát hiện nguyên nhân bụi vũ trụ khiến Trái đất trải qua giai đoạn nguội lạnh mang ý nghĩa quan trọng. Đó có thể là cơ sở để con người tìm kiếm phương pháp kiểm soát hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Heck cảnh báo: "Các đề xuất can thiệp khí hậu cần phải được đánh giá rất cẩn trọng bởi vì nếu có điều gì sai sót, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều".
Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5Vụ nổ thiên thạch khổng lồ khiến Trái đất nguội lạnh, sinh vật mới xuất hiện - 5

Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)



Trái đất sắp vào tiểu kỷ băng hà: Mong đợi thay vì sợ hãi?

Thứ Ba, ngày 02/01/2018 19:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng Trái đất sẽ bước vào chu kỳ nhiệt độ suy giảm ngay trong 3 năm tới và kéo dài đến những năm 2050.

Sự kiện:

Bí ẩn khoa học

Trái đất sắp vào tiểu kỷ băng hà: Mong đợi thay vì sợ hãi? - 1
Cảnh Trái đất chìm trong băng giá trong bộ phim "The Day After Tomorrow".
Trong giai đoạn 2020-2030, chu kỳ hoạt động của Mặt trời sẽ yếu đi, giống như những gì xảy ra cách đây hơn 370 năm trước.
Hiện tượng “Maunder minimum” hay còn gọi là tiểu kỷ băng hà xảy ra năm 1645-1715 tạo ra đợt rét kỷ lục, đến mức sông Thames tại London đóng băng, theo Daily Mail.
Giáo sư Valentina Zharkova đến từ Đại học Northumbria, Anh là người đứng đầu nghiên cứu và đưa ra dự đoán này.
Bà cũng là người đã xây dựng hệ thống dự đoán sóng điện từ của Mặt trời trước kia. Đây chính là công cụ giúp bà Zharkova đưa ra dự đoán về kỷ băng hà mini.
Bà Zharkova tự tin nói nhóm nghiên cứu của mình đưa ra kết quả “chính xác tới 97%”. Bà mô tả nghiên cứu là “dự đoán nghiêm túc đầu tiên về sự thay đổi trong chu kỳ của Mặt trời có ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất”.
Bà Zharkova lưu ý rằng, những gì xảy ra trong những năm tới có thể sẽ không thực sự giống như kỷ băng hà, vì hiện tượng Trái đất nóng lên đang ở ngưỡng nghiêm trọng.
Michael Brown, giáo sư thiên văn học tại Đại học Monash, Úc, cho rằng kỷ băng hà mini sẽ không làm thay đổi tình trạng Trái đất nóng lên như hiện tại.
Trái đất sắp vào tiểu kỷ băng hà: Mong đợi thay vì sợ hãi? - 2
Sông Thames ở Anh từng đóng băng trong giai đoạn 1645-1715.
“Lượng khí thải nhà kính tăng thêm 40% so với giai đoạn thế kỷ 17. Nhiệt độ toàn cầu không ngừng lập kỷ lục mới”, ông Brown nói. “Tôi cho rằng Maunder minimum sẽ không làm thay đổi đáng kể khí hậu trên Trái đất”.
Tuy vậy, bà Zharkova tin tưởng rằng, kỷ băng hà mini có thể làm chậm, hoặc đảo ngược hoàn toàn hiện tượng Trái đất ấm lên trong hàng chục năm qua.
"Tôi hy vọng rằng hiện tượng Maunder minimum sẽ góp phần ngăn cản quá trình nóng lên của Trái đất, giúp chúng ta có thêm 30 năm để giải quyết các vấn đề liên quan", bà Zharkova nói.
Theo nghiên cứu, hoạt động của Mặt trời sẽ giảm tới 60% ngay từ những năm 2030. giống hệt như những gì đã từng xảy ra trong kỷ băng hà mini vào năm 1645.
"Ở chu kỳ số 26 (diễn ra vào năm 2030-2040), sóng Mặt trời sẽ đạt đỉnh ở hai bán cầu đối diện nhau, và chúng sẽ triệt tiêu nhau. Nó sẽ tạo ra hiện tượng kỷ băng hà mini”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Geophysics.
Nhân loại chỉ còn 1.000 ngày cứu Trái đất khỏi thảm họa?
Nhân loại chỉ còn khoảng 1.000 ngày để hành động cứu lấy Trái đất bởi sau khoảng thời gian này, các biện pháp đối...

Theo Đăng Nguyễn - Daily Star (Dân Việt)



Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời có thể là hố đen thu nhỏ


(VTC News) - Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời có thể là hố đen nguyên thủy.

Khái niệm Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời nằm cách xa sao Hải Vương từng thu hút sự chú ý của công chúng năm 2016. Đầu năm nay, ý tưởng này một lần nữa “nóng” lại khi các nhà khoa học tìm thấy thêm các bằng chứng củng cố sự tồn tại của "Hành tinh thứ 9" này.



Hanh tinh thu 9 trong He Mat troi co the la ho den thu nho hinh anh 1
 Hình ảnh đồ họa một hố đen đang hoạt động. (Ảnh: NASA)

Trước đó, các nhà nghiên cứu Caltech năm 2015 tiết lộ bằng chứng toán học về một hành tinh mà các nhà khoa học về không gian gọi là Hành tinh thứ 9 hay Hành tinh X. Họ cho biết vật thể lạ lùng này có thể nặng gấp 10 lần Trái Đất và cần 20.000 năm Trái Đất, để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời khi nó nằm trong khoảng cách 45 tỷ - 150 tỷ km từ hành tinh này.
Gần đây, một nhóm các nhà thiên văn học đã đưa ra giả thuyết thú vị hơn: Đó là vật thể lạ lùng mà chúng ta quan sát thấy có thể không phải là một hành tinh mà là một hố đen thu nhỏ.
Các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến điều mà họ gọi là "khả năng thú vị", rằng những chuyển động lạ lùng của các vật thể quay quanh Mặt Trời bên ngoài sao Hải Vương có thể được giải thích bằng sự hiện diện của một hố đen nguyên thủy.
Các hố đen nguyên thủy, về lý thuyết là các hố đen được hình thành vào thời kỳ sơ khai nhất của vũ trụ, không lâu sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra. Khi vũ trụ sơ khai còn rất đặc, các hố đen không thể hình thành từ sự sụp xuống của các ngôi sao mà trên một quy mô nhỏ hơn nhiều. Một hố đen nặng gấp 5 lần Trái Đất có thể đặt vừa lòng bàn tay chúng ta trong khi 1 hố đen nặng gấp 10 lần Trái Đất có kích cỡ chỉ bằng một quả bóng bowling.
Điều ấy tức là những hố đen nguyên thủy như vậy nhỏ hơn nhiều những hố đen chúng ta quen nghiên cứu ngày nay, vì thế, có thể một hố đen như thế đang tồn tại trong Hệ Mặt trời mà chúng ta chưa chú ý tới.
Các nhà vật lý cho rằng Hành tinh X bí ẩn có thể không hoàn toàn là một hành tinh mà là hố đen có khối lượng bằng một hành tinh. Nếu phát hiện này được chứng minh là đúng, các nhà khoa học cho biết họ sẽ có thể tìm thêm được những bằng chứng bổ sung về hình thức lóe sáng của những tia gamma được tạo nên bởi sự tương tác giữa các phân tử vật chất tối trong ánh hào quang bao quanh 1 hố đen.
Các nhà khoa học này cũng đang hướng tới việc tìm thêm các bằng chứng để chứng minh cho lý thuyết của họ bằng cách nghiên cứu các dữ liệu từ Kính Thiên văn tia Gamma Fermi.
Lộ diện hành tinh 'lẽ ra không tồn tại' nặng khoảng 150 lần trái đất
Lộ diện hành tinh 'lẽ ra không tồn tại' nặng khoảng 150 lần trái đất
Sự xuất hiện của một thiên thể bí ẩn cách chúng ta 31 năm ánh sáng được cho là "buộc các nhà thiên văn suy nghĩ lại về cách các hành tinh hình thành".
Sao Kim biến thành hành tinh chết vì biến đổi khí hậu
Sao Kim biến thành hành tinh chết vì biến đổi khí hậu
Sao Kim từng là hành tinh có sự sống trong khoảng 2-3 tỷ năm cho đến khi biến đổi khí hậu và trở thành một hành tinh chết.



Kiều Anh/VOV.VN/RT, Digital Trends
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét