Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 37

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Mặt trái của làng báo | Khi báo chí tham nhũng tha hóa - Gia tăng tàn phá đất nước!

Công khai kết luận thanh tra bán đảo Sơn Trà, chuyển Bộ Công an điều tra 2 dự án

Dân trí Chiều 18/10, Thanh tra Chính phủ chính thức thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư trên bán đảo Sơn Trà; chuyển Bộ Công an điều tra, xử lý 2 dự án.
>>Thanh tra toàn diện các dự án xây dựng trên bán đảo Sơn Trà
>>Một góc bán đảo Sơn Trà bị đào xới, quận "chưa nắm rõ"

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an điều tra, xử lý theo quy định tại Dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa do Công ty CP Xây dựng 79 làm Chủ đầu tư.
Lý do được cơ quan thanh tra đưa ra là khi giao đất, các cơ quan chức năng thẩm định không đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT; UBND TP Đà Nẵng xác định tiền chuyển quyền sử dụng đất với diện tích thấp hơn so với quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 là 13.679 m2.
Chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ dự án được phê duyệt, vi phạm quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Sau khi được cấp 33 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 194.968 m2, chủ đầu tư ký hợp đồng góp vốn bằng 33 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có biểu hiện chuyển nhượng dự án nhưng không thấy doanh nghiệp kê khai, nộp các khoản nghĩa vụ có liên quan vào Ngân sách nhà nước.
Bộ Công an cũng sẽ điều tra sai phạm tại Dự án Khu biệt thự Suối Đá. “UBND thành phố Đà Nẵng giao đất, cho thuê đất đối với Lô L09 không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với Dự án Khu biệt thự Suối Đá, làm giảm tiền sử dụng đất 11.272,5 triệu đồng, có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước”- kết luận thanh tra nêu.




Công khai kết luận thanh tra bán đảo Sơn Trà, chuyển Bộ Công an điều tra 2 dự án - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Giao đất tùy tiện
Theo kết quả tổng điều tra, kiểm kê rừng thành phố Đà Nẵng năm 2016 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố thì tổng diện tích rừng tại Bán đảo Sơn Trà năm 2016 là 3.729 ha.
Trong tổng số 18 dự án trên Bán đảo Sơn Trà được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt, chấp thuận có 9 dự án có một phần diện tích là rừng tự nhiên với tổng diện tích là 163,32 ha nhưng chưa xác định trong phương án giao quản lý, bảo vệ rừng.
2 dự án UBND TP Đà Nẵng có văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 nhưng chỉ có 1 dự án Bộ Quốc phòng có ý kiến thống nhất, 1 dự án chưa có văn bản trả lời, nhưng UBND TP Đà Nẵng vẫn giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án,
Còn lại 16 dự án, UBND TP Đà Nẵng chưa có văn bản lấy ý kiến Bộ Quốc phòng; sau đó Đà Nẵng không tổ chức rà soát để xử lý vi phạm. Qua rà soát, báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, bước đầu xác định có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất vi phạm về an ninh quốc phòng.
Thanh tra Chính phủ khẳng định việc giao đất, cho thuê đất đối với 3 dự án (Khu du lịch bãi Bụt; Khu du lịch bãi Trẹm; Khu du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản) khi không có hồ sơ dự án đầu tư, vi phạm Nghị định số 12/2000 của Chính phủ; không tổ chức thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đối các dự án thuộc nhóm A (khu du lịch Bãi Bụt; tổ hợp khu du lịch – dịch vụ cao cấp Sơn Trà) là vi phạm Nghị định số 07/2003.
Cơ quan thanh tra cũng phát hiện việc không thẩm định về nhu cầu sử dụng đất đối với 4 dự án (Khu du lịch, dịch vụ ven biển và dịch vụ sinh thái cao cấp Hồ Xanh; Khu du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái cao cấp Ghềnh Đa – Mũi Nghê; Khu du lịch sinh thái biển kết hợp nuôi trồng thủy hải sản; Khu biệt thự Suối Đá) hoặc có thẩm định nhưng không đầy đủ trình tự, thủ tục, vi phạm Nghị định số 181/2004 và Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc và Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa).
Đà Nẵng cũng giao cho các đơn vị không có chức năng, thẩm quyền (Công ty Quản lý và Khai thác đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án Sơn Trà-Điện Ngọc) ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất với chủ đầu tư một số dự án, vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai năm 2003.
Giao đất cho cá nhân (chủ đầu tư) tại 3 dự án (Khu du lịch sinh thái Bãi Trẹm; Khu du lịch biển Đông mở rộng; Khu du lịch Bãi Rạng) là không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền. Đến thời điểm thanh tra, UBND TP Đà Nẵng đã thu hồi dự án Khu du lịch Bãi Rạng, giao Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố quản lý.
“Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư để thực hiện 5 dự án trên Bán đảo Sơn Trà với thời hạn sử dụng đất lâu dài, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003. UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết 3 dự án chưa phù hợp với diện tích quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 2 dự án không thuộc các trường hợp được điều chỉnh”- Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
“Chỉ căn cứ ý kiến của Chủ tịch và các Phó chủ tịch thành phố”
Việc Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi chủ đầu tư chưa lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bổ sung, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; cho chủ đầu tư hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất từ năm 2004-2015 không đúng đối tượng, vi phạm Luật Khuyến khích đầu tư; thực hiện chưa đầy đủ thủ tục thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, vi phạm Luật Đầu tư 2005.
Kết luận thanh tra còn phát hiện Đà Nẵng không ban hành giá đất tại Bán đảo Sơn Trà dẫn đến việc xác định tiền thu sử dụng đất, tiền thuê đất gặp nhiều khó khăn; chưa thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định về xác định giá đất; không lấy ý kiến hoặc không xem xét ý kiến của các sở ban, ngành mà chỉ căn cứ ý kiến của Chủ tịch và các Phó chủ tịch thành phố tại các cuộc họp.
Xác định sai thời điểm tính giá đất để thu tiền sử dụng đất; cho hưởng ưu đãi, giảm 10% tiền sử dụng đất... tại một số dự án không đúng quy định. Xác định, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất; không tính, thu tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất... là không đúng quy định.
Xác định tiền chuyển quyền sử dụng đất Dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa, diện tích đất thấp hơn so quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 là 13.679 m2.
Giao đất, cho thuê đất Lô L09 thuộc dự án Khu biệt thự Suối Đá không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu biệt thự Suối Đá chưa đúng quy định, nếu tính theo giá đất giao có thu tiền sử dụng đất là 2.500.000 đồng/m2, làm giảm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng.
Giao Đà Nẵng kiểm điểm trách nhiệm
Thanh tra Chính phủ khẳng định, trách nhiệm đối với các khuyết điểm, vi phạm trên thuộc về Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Giám đốc các Sở, lãnh đạo các phòng ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và các cán bộ có liên quan qua các thời kỳ có các khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng, cán bộ các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về khuyết điểm, vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý. Chủ đầu tư các dự án, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm về các vi phạm nêu tại kết luận.
Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Đà Nẵng tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm. 
Thế Kha

3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông

19/10/2019 15:56 GMT+7

TTO - Số tiền 3 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ được xếp đầy trong 2 chiếc vali, 1 balô và đem cất giấu ngoài bancông.

3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông - Ảnh 1.
Cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Bắc Son - Ảnh: VIỆT DŨNG
So với kết luận điều tra, cáo trạng vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG đã làm rõ hơn quá trình nhận hối lộ số tiền hàng triệu USD của cả hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng 2 cựu lãnh đạo của Mobifone.
Cáo trạng xác định ông Nguyễn Bắc Son là người đứng đầu Bộ Thông tin - truyền thông đã giới thiệu, định hướng cho MobiFone mua cổ phần của AVG.
Ông Son biết rõ năng lực tài chính của AVG rất xấu, kinh doanh bết bát, nhưng với mục đích mong muốn MobiFone sớm thực hiện được dự án mua cổ phần của AVG trong năm 2015 nên đã chỉ đạo các ông Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải khẩn trương triển khai thực hiện dự án.
Ông Son chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn, thời điểm đó là thứ trưởng, ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trái pháp luật, quyết định giá mua 8.900 tỉ đồng cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản thực của AVG.
Bị can Son cũng quyết liệt chỉ đạo ông Lê Nam Trà ký thỏa thuận và hợp đồng với AVG để chuyển tiền mua bán cổ phần.
Quá trình thực hiện dự án, ông Nguyễn Bắc Son đã gọi Phạm Nhật Vũ 126 cuộc điện thoại và 139 tin nhắn để trao đổi về tiến độ và thúc đẩy dự án sớm hoàn thành.
"Sau khi MobiFone chuyển tiền cho AVG, Nguyễn Bắc Son đã nhận 3 triệu USD, tương đương hơn 66 tỉ đồng đồng từ Phạm Nhật Vũ", cáo trạng quy kết.
Theo cáo trạng, cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khai nhận trong quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần liên lạc gọi điện thoại, nhắn tin để thúc đẩy nhanh chóng việc mua bán, với mong muốn ông Son chỉ đạo để AVG sớm bán được cổ phần.
Sau khi hoàn thành dự án MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, Vũ đã đến nhà riêng đưa cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD.
Ông Son đã mang 3 triệu USD lên phòng làm việc tại tầng 2, xếp đầy vào 1 vali du lịch loại nhỏ màu đen nhãn hiệu Samsonite và 1 balô du lịch tối màu. Số tiền còn lại xếp vào 1 vali du lịch loại to màu trắng nhãn hiệu Samsonite.
Sau khi xếp tiền vào vali, ông Son mang ra ngoài bancông quây kín bằng khung nhôm kính cất.
Để làm rõ số tiền này hiện đang ở đâu, cơ quan điều tra đã nhiều lần lấy lời khai của cựu bộ trưởng. Ông Son khai toàn bộ số tiền 3 triệu USD đã đưa cho con gái Nguyễn Thị Thu Huyền.
Ông Son khai đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần 300.000 - 400.000 USD trong những lần Huyền từ TP.HCM ra Hà Nội thăm gia đình. Khi đưa tiền ông Son dặn bà Huyền không được gửi tiết kiệm, "còn đầu tư vào đâu thì tùy".
3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông - Ảnh 2.
Ông Phạm Nhật Vũ tại cơ quan điều tra - Ảnh: Bộ Công an
Ngoài ra, ông Son khai đã nhận của Cao Duy Hải, cựu tổng giám đốc MobiFone, số tiền 200 triệu đồng dịp 30-4-2015 và 200.000 USD của Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone dịp Tết Nguyên đán năm 2016.
Cũng theo cáo trạng, cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận thức rõ nếu không phải là bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông, người có vai trò quyết định trong việc triển khai thực hiện dự án để MobiFone mua 95% cổ phần của AVG thì sẽ không được Phạm Nhật Vũ đưa số tiền 3 triệu USD.
Số tiền nhận từ ông Phạm Nhật Vũ là tiền bất hợp pháp nên ông Son đã nhiều lần viết đơn xin nộp lại nhưng không nhận được sự phối hợp của gia đình trong việc nộp lại số tiền nhận từ Phạm Nhật Vũ.
Ông Nguyễn Bắc Son đề nghị được sử dụng số tiền hơn 591 triệu đồng trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình để trả lại một phần số tiền đã chiếm đoạt.
Cũng theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thu Huyền không thừa nhận việc nhận 3 triệu USD từ Nguyễn Bắc Son.
Căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Thị Thu Huyền. Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của Nguyễn Thị Thu Huyền tiếp tục được điều tra làm rõ qua kết quả xét hỏi tại phiên tòa.
Giống như ông Son, cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận quá trình thực hiện dự án đã được ông Phạm Nhật Vũ nhiều lần gọi điện thúc giục tạo điều kiện thực hiện nhanh. Sau khi hoàn thành dự án, ông Vũ đã đến phòng làm việc riêng của ông Tuấn đưa số tiền 200.000 USD, tương đương 4,5 tỉ.
Hiện ông Tuấn và gia đình đã nộp lại cơ quan điều tra hơn 4 tỉ đồng.
Truy tố cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD Truy tố cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD
TTO - Hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng một số nguyên lãnh đạo Mobifone đã nhận tiền hối lộ từ Phạm Nhật Vũ để chỉ đạo, quyết định việc Mobifone mua cổ phần của AVG.

THÂN HOÀNG



Vì sao cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ hưởng hơn 5.800 tỉ nhưng thoát tội?

19/10/2019 17:31 GMT+7

TTO - Trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, bị can Phạm Nhật Vũ chỉ bị truy tố về tội đưa hối lộ vì đã 'lại quả' cho hai cựu bộ trưởng và lãnh đạo MobiFone hàng triệu USD.

Vì sao cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ hưởng hơn 5.800 tỉ nhưng thoát tội? - Ảnh 1.
Ông Phạm Nhật Vũ tại một hội nghị của Truyền hình An Viên (AVG) - Ảnh tư liệu
Theo cáo trạng vừa được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ngày 19-10, trước khi MobiFone mua cổ phần AVG, tình hình tài chính của AVG rất khó khăn. AVG đang trong tình trạng bết bát, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn.
Với vai trò chủ tịch hội đồng quản trị AVG, bị can Phạm Nhật Vũ biết rõ tình hình tài chính của AVG đang trong tình trạng bết bát. Nhưng vì mong muốn bán được AVG cho MobiFone với giá cao, Vũ đã đưa ra các thông tin về việc AVG bán cổ phần với đối tác nước ngoài là Công ty 8206 Hong Kong và đã nhận đặt cọc 10 triệu USD.
Bị can Vũ gọi điện cho ông Nguyễn Bắc Son 85 cuộc điện thoại và 206 tin nhắn để trao đổi và đề nghị cựu bộ trưởng chỉ đạo cấp dưới sớm thực hiện dự án. Bị can Vũ cũng gọi cho các ông Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đề nghị sớm triển khai việc mua bán cổ phần.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định các thông tin nêu trên do Vũ đưa ra là không có căn cứ.
Bị can Phạm Nhật Vũ khai nhận việc thỏa thuận mua bán cổ phần với đối tác nước ngoài và nhận tiền cọc 10 triệu USD chỉ là dự kiến, không có tài liệu chứng minh.
Từ những thông tin không có thật như trên, AVG và MobiFone đã có buổi đàm phán và đi đến thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là gần 8.900 tỉ đồng.
Đáng chú ý, dù biết rõ dự án chưa được Thủ tướng phê duyệt, ông Nguyễn Bắc Son vẫn chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn ký quyết định số 236 và chỉ đạo các bị can Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện ký kết hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, đến ngày 15-1-2016, MobiFone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng, tương đương gần 8.600 tỉ đồng cho 8 cổ đông của AVG.
Kết quả, ông Phạm Nhật Vũ đã bán cổ phần AVG cao hơn giá trị thật nhiều lần, mang lợi ích cho Vũ cùng các cổ đông AVG 6.500 tỉ. Trong đó cá nhân ông Vũ đã được hưởng hơn 5.850 tỉ đồng.
Đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn nhà nước tại MobiFone.
Theo cáo trạng, đối với bị can Phạm Nhật Vũ, mặc dù không phải chịu trách nhiệm chính về các hậu quả thiệt hại của MobiFone do hành vi phạm tội vi phạm về đầu tư công của ông Nguyễn Bắc Son và đồng phạm gây ra, tuy nhiên trước khi khởi tố vụ án, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho MobiFone gồm gần 8.500 tỉ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và hơn 329 tỉ đồng tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án.
"Bên cạnh đó, bị can Vũ đã tích cực phối hợp cung cấp tài liệu để cơ quan điều tra làm rõ hành vi của các bị can vi phạm về đầu tư công cũng như hậu quả của vụ án. Do đó không xử lý trách nhiệm của Phạm Nhật Vũ về hành vi này", cáo trạng của viện kiểm sát nêu.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ, bị can Vũ đã có đơn tự nguyện khai báo và đầu thú về hành vi phạm tội, nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội; tích cực khai báo và hợp tác với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can nhận hối lộ, giúp cơ quan tố tụng sớm kết thúc điều tra vụ án.
Bị can Vũ có nhiều hoạt động từ thiện và đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đơn ghi nhận. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội, tỉnh Hà Giang, tỉnh Tuyên Quang và một số địa phương có đơn đề nghị xem xét cho ông Phạm Nhật Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Do đó, với những tình tiết giảm nhẹ đáng kể như trên, viện kiểm sát cho rằng cần áp dụng đầy đủ, triệt để các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 để xem xét quyết định mức hình phạt tương xứng với những tình tiết giảm nhẹ của bị can Phạm Nhật Vũ.
Theo cáo trạng, bị can Phạm Nhật Vũ bị truy tố về tội đưa hối lộ. Ông Vũ đã "lại quả" cho 2 cựu bộ trưởng và 2 cựu lãnh đạo MobiFone số tiền tùy thuộc vào vị trí, chức vụ và tính quyết định từng cá nhân trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể, Vũ đã hối lộ các ông Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải 500.000 USD.
Vì sao cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ hưởng hơn 5.800 tỉ nhưng thoát tội? - Ảnh 3.
3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông 3 triệu USD xếp đầy 2 vali, 1 balô được ông Nguyễn Bắc Son để ngoài bancông
TTO - Số tiền 3 triệu USD cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ từ Phạm Nhật Vũ được xếp đầy trong 2 chiếc vali, 1 balô và đem cất giấu ngoài bancông.
THÂN HOÀNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét