Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 34

-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Cuộc đời thì quá ngắn, như chớp nháy, còn sự ngu ngốc lại quá dài, vô hạn!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                  Chuyện lạ đại gia: Đi tù vẫn nhận tiền tỷ

Chuyện lạ đại gia: Đi tù vẫn nhận tiền tỷ, cổ phiếu tăng "phi mã" nhờ... bị bắt

Dân trí Tuần qua, thông tin về đời sống đại gia thu hút sự quan tâm đặc biệt. Đáng chú ý, các đại gia một thời đi tù mà vẫn nhận tiền tỷ và cổ phiếu Petroland tăng “phi mã” sau khi Chủ tịch bị bắt. Trong một diễn biến khác, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam hiện nay.
>>Khó hiểu: Cổ phiếu Petroland tăng “phi mã” sau khi Chủ tịch bị bắt
>>Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và “nữ tướng VietJet” vừa tăng rất mạnh

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn giàu nhất Việt Nam
Phiên giao dịch ngày 11/10, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng 1.100 đồng tương ứng 0,94% lên 1.100 đồng sau chuỗi 3 phiên liên tục diễn biến lình xình. Mức giá của VIC hiện ở mức 118.000 đồng. Tương tự, cổ phiếu VJC của Vietjet Air cũng tăng 1.900 đồng tương ứng 1,38% lên 139.400 đồng/cổ phiếu.


Chuyện lạ đại gia: Đi tù vẫn nhận tiền tỷ, cổ phiếu tăng phi mã nhờ... bị bắt - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo là hai tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam
Với diễn biến trên của cổ phiếu VIC, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup tăng thêm 2.051,7 tỷ đồng lên 220.092 tỷ đồng. Theo những thống kê chính thức thì ông Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.
Việc VJC tăng giá mạnh cuối tuần cũng mang về cho Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo thêm 384,2 tỷ đồng và đưa giá trị khối tài sản trên sàn của bà Thảo đạt 29.195 tỷ đồng.
Đại gia Trịnh Sướng bị bắt, vẫn nhận cổ tức tiền tỷ
Theo số liệu tại báo cáo tài chính bán niên năm 2019 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (CCL), tại thời điểm 30/6/2019, ông Trịnh Sướng vẫn đang có 50 tỷ đồng vốn góp tại công ty này, chiếm tỷ lệ 10,53% tổng vốn đầu tư của chủ sở hữu CCL.


Chuyện lạ đại gia: Đi tù vẫn nhận tiền tỷ, cổ phiếu tăng phi mã nhờ... bị bắt - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng và vụ buôn xăng giả được cho là không liên quan đến CCL
Cùng với ông Nguyễn Triệu Dõng, ông Dương Thế Nghiêm, ông Trịnh Sướng là một trong 3 cá nhân góp vốn lớn nhất của CCL.
Số vốn góp nói trên của ông Trịnh Sướng tương đương với 5 triệu cổ phiếu CCL. Như vậy, trong đợt chia cổ tức tới đây, ông đại gia này sẽ nhận về 2,5 tỷ đồng tiền mặt.
Cổ phiếu Petroland tăng “phi mã” sau khi Chủ tịch bị bắt
Cổ phiếu PTL của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland) vẫn “một mạch” tăng giá mạnh, tăng 5,49% lên 5.000 đồng. Chỉ trong 1 tuần qua, mã này đã tăng tới 26,58%.
Chiều qua, Hội đồng quản trị Petroland đã quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Bùi Minh Chính sau khi ông này bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, liên quan việc chuyển nhượng đất gây thiệt hại nặng nề.
Hé lộ về nữ CEO “đầu quân” cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Sáng 7/10, VIC mất giảm 500 đồng mỗi cổ phiếu tương ứng 0,42% còn 117.500 đồng/cổ phiếu và ghi nhận mức sụt giảm gần 3% trong vòng 1 tháng giao dịch vừa qua.
Liên quan đến tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng , thông tin mới nhất cho thấy, công ty mới thành lập với vốn điều lệ hơn 3.000 tỷ đồng One Mount Group đã chiêu mộ người đồng sáng lập - cựu CEO Giao Hàng Nhanh - Nguyễn Trần Thi về đầu quân.
Như đã đưa tin, bên cạnh ngành, nghề kinh doanh chính là đại lý, môi giới, đấu giá hàng hoá thì One Mount Group còn hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, lưu giữ hàng hoá… Do đó, sự gia nhập của ông Nguyễn Trần Thi, một người có kinh nghiệm lâu năm trong logistic sẽ mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp này.
Đặc biệt, tham vọng của One Mount Group là trở thành người thay đổi cuộc chơi trong lĩnh vực bán lẻ khi đưa hàng hoá tự sản xuất của Vingroup và những doanh nghiệp trong liên minh sáng lập đến được với người tiêu dùng một cách trực tiếp, cắt bỏ tất cả các khâu trung gian phân phối ở giữa.
Choáng với độ chi “tiền tấn” của gia đình đại gia Đặng Văn Thành
Trong xu hướng, cổ phiếu SBT của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà cũng diễn biến giằng co và đang tạm đứng mức tham chiếu 17.800 đồng.
Trong khi đó, bà Huỳnh Bích Ngọc - Thành viên Hội đồng quản trị lại hoàn thành việc mua vào 35 triệu cổ phiếu .Với giá SBT cao nhất trong giai đoạn mua vào là 18.500 đồng/cổ phiếu, ước tính bà Ngọc có thể đã phải chi ra khoảng 648 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu từ 2,65% lên 8,31% vốn điều lệ của công ty, tương ứng với gần 50,6 triệu cổ phiếu sở hữu và chính thức trở thành cổ đông lớn của SBT.
Ngay sau đó, trong ngày 4/10/2019, bà Ngọc lại tiếp tục đăng ký mua thêm 17 triệu cổ phiếu SBT theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, dự kiến giao dịch trong khoảng 9/10 - 7/11/2019.
Nếu giao dịch này được thực hiện thành công, bà Ngọc sẽ phải chi thêm khoảng 315 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu lên 11,1% vốn điều lệ, tương đương với 67,6 triệu cổ phiếu SBT. Như vậy, nếu thuận lợi thì trong vòng 1 tháng, bà Ngọc có thể sẽ mua vào tới 52 triệu cổ phiếu SBT với số tiền dự chi xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 23/9/2019, con gái bà Huỳnh Bích Ngọc là Đặng Huỳnh Ức My, cũng là thành viên Hội đồng quản trị SBT đăng ký mua vào 30 triệu cổ phiếu SBT để tăng sở hữu từ 11,66% lên 16,16% vốn điều lệ SBT (tương ứng 98,4 triệu cổ phiếu). Số tiền dự chi cho thương vụ này khoảng khoảng 555 tỷ đồng.
Chủ tịch Eximbank giữ “ghế” trong “cơn bão” nội chiến
Tại Eximbank, cuộc “nội chiến” giữa các nhóm cổ đông trong ngân hàng vẫn chưa đến hồi kết. Ngân hàng này vừa có thông báo về vụ kiện của Công ty cổ phần Rồng Ngọc, cổ đông sở hữu 1,99% cổ phần Eximbank, đề nghị đình chỉ nghị quyết bầu ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng.
Tuy vậy, TAND TPHCM đã ra quyết định ngày 1/10/2019 không chấp nhận kháng cáo của cổ đông này và giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự ngày 19/6/2019 của TAND quận 1.
Tòa cũng đình chỉ việc xét Đơn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh thương mại sơ thẩm được TAND quận 1 thụ lý ngày 5/6/2019 về việc “yêu cầu đình chỉ thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị”. Bên cạnh đó, Rồng Ngọc không còn được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết lại việc dân sự.
Như vậy, ông Cao Xuân Ninh vẫn giữ ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank sau khi đã được bầu vào vị trí này hồi tháng 5 vừa qua.
Thế Hưng (tổng hợp)

Đại gia tuần qua: Thêm nhiều nhân tài về đầu quân cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết

authorThiên Lý Thứ Bảy, ngày 12/10/2019 16:02 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Tuần qua, VinGroup và FLC đã có thông tin về việc thay đổi nhân sự cấp cao tại 2 tập đoàn này.


   
Cựu CEO Giao hàng nhanh đầu quân về công ty mới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Vừa qua, ông Nguyễn Trần Thi - đồng sáng lập kiêm cựu CEO của CTCP Dịch vụ Giao hàng nhanh (GHN) chính thức gia nhập CTCP One Mount Group (một thành viên mới được thành lập của Tập đoàn Vingroup).
One Mount Group vốn điều lệ đăng ký 3.047 tỉ đồng do Vingroup sở hữu 51,22% . Ngành nghề hoạt động chính của công ty này là đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa (trừ hoạt động đấu giá hàng hóa).
Ở One Mount Group, nhiệm vụ của cựu CEO Giao hàng nhanh sẽ là tập hợp các tài năng người Việt trên toàn thế giới để tạo ra một nền tảng kỹ thuật số cho một số ngành công nghiệp chính, giúp các doanh nghiệp tập trung vào lợi thế cạnh tranh của họ.
Được biết, ông Nguyễn Trần Thi có nhiều năm làm việc trong ngành logistics và chuỗi cung ứng. Nhân sự chủ đạo đưa Giao hàng nhanh từ chỗ doanh nghiệp startup trở thành công ty hơn 10.000 nhân sự.
Cuộc hóa đổi nhân sự cấp cao tại FLC và Sunshine Group
Theo tin từ Tập đoàn FLC, đầu tháng 10, bà Đặng Thị Lưu Vân sẽ đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Tài chính Thương mại của Tập đoàn FLC.
Bà Đặng Thị Lưu Vân tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Trường United Business Institutes và có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Bà Vân từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại các doanh nghiệp lớn như Phó Tổng Giám đốc Thường trực của Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group), Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Hội sở của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Giám đốc phía Bắc của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Giám đốc nghiệp vụ của Mizuho Corporate Bank.
 dai gia tuan qua: them nhieu nhan tai ve dau quan cho ty phu pham nhat vuong va trinh van quyet hinh anh 1
FLC thu nhận thêm nhân sự cấp cao từ Sunshine Group.
Trong một diễn biến khác, đầu tháng 9 vừa qua bà Dương Thị Mai Hoa đã rời khỏi Tập đoàn FLC để gia nhập Sunshine Group ở vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Trước đó, bà Mai Hoa là Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) - hãng bay do Tập đoàn FLC sở hữu 100%.
Rót gần 10 nghìn tỷ đồng cho Bầu Đức, Thaco của ông Trần Bá Dương gặp sóng gió
Sau động thái Bầu Đức chuyển nhượng lại hơn 196 triệu cổ phần tại HAGL Land cho Đại Quang Minh – Công ty con của THACO, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của Thaco đang gây nhiều chú ý. Báo cáo cho thấy, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này đã có sự thay đổi đáng kể so với trước khi diễn ra cái "bắt tay" hợp tác giữa ông Chủ tịch Trần Bá Dương với Bầu Đức.
Hoạt động kinh doanh của Thaco đã cho thấy sự suy giảm hiệu quả đáng kể trong 6 tháng đầu năm. Doanh thu giảm 3,3% so với cùng kì năm trước xuống mức 26.835 tỉ đồng; lợi nhuận gộp giảm đến 10% so với cùng kì năm trước còn 4.900 tỉ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng đến 77% lên 1.217 tỉ đồng khiến lợi nhuận công ty giảm đến 40% so với cùng kì năm 2018, giảm xuống mức 1.807 tỉ đồng.
Bất chấp hoạt động kinh doanh chính là ô tô đi xuống, tổng tài sản của ông lớn này đã tăng 11.413 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương ứng mức tăng 15,3% lên 84.248 tỉ đồng.  Thực chất, tài sản tăng thêm do Thaco tiếp nhận một loạt tài sản từ các công ty của Bầu Đức.
Chính điều này khiến các khoản nợ đang ngày càng phình to. Nợ phải trả của Thaco đã tăng 17,3% lên mức 51.335 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm, chiếm 59,5% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay tiếp tục tăng 26,3% so với thời điểm đầu năm 2019 lên mức 31.436 tỉ đồng; riêng nợ vay ngắn hạn, chủ yếu là vay tín chấp 26.627 tỉ đồng, chiếm 85% tổng nợ vay.Trong đó, mức tăng lớn nhất nằm ở khoản trả trước cho người bán ngắn hạn, tài sản dở dang dài hạn và các khoản góp vốn vào đơn vị khác.
Dựa theo thông tin của Thaco công bố, tính đến cuối tháng 6, tổng số tiền mà Thaco đã rót trực tiếp vào các công ty của Bầu Đức lên đến hơn 9.750 tỉ đồng.
Cựu chủ tịch Vinashin tiếp tục hầu tòa theo kháng nghị tăng án
TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa đưa vụ án Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ra xét xử phúc thẩm. Phiên tòa được mở theo kháng cáo của nhiều bị cáo và kháng nghị tăng nặng của Viện kiểm sát.Phiên xét xử phúc thẩm dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
 Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên chủ tịch HĐTV Vinashin) bị cấp sơ thẩm tuyên 13 năm tù về tội "lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Sau phiên tòa, ông Sự kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Khi phiên tòa phúc thẩm chưa diễn ra, ông Sự lại có đơn bổ sung kháng cáo, nhưng đến ngày 22-7 ông Sự lại có đơn xin rút toàn bộ kháng cáo. Ngày 26-7, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã có thông báo về việc rút kháng cáo của bị cáo Sự.
Tuy nhiên, ông Sự còn bị Viện kiểm sát kháng nghị theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự nên bị cáo này tiếp tục phải hầu tòa.
Bị tòa sơ thẩm tuyên 17 năm tù, bị cáo Trần Đức Chính (nguyên kế toán trưởng kiêm trưởng ban Tài chính Vinashin) kháng cáo toàn bộ bản án, xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường dân sự. Bị cáo Trương Văn Tuyến (nguyên tổng giám đốc Vinashin) cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, ông Tuyến bị tuyên 7 năm tù.
Bị cáo Phạm Thanh Sơn (nguyên phó tổng giám đốc Vinashin) thì cho rằng mức án sơ thẩm tuyên 6 năm tù là quá nặng, tòa chưa xem xét hết tình tiết giảm nhẹ, cũng như việc buộc bị cáo bồi thường 4,5 tỉ đồng là không chính xác. Ông Sơn kháng cáo đề nghị được gỡ bỏ kê biên tài sản.
Vũ "nhôm" sẽ vắng mặt trong phiên tòa xét xử vụ lừa đảo làm quốc tịch Mỹ
 dai gia tuan qua: them nhieu nhan tai ve dau quan cho ty phu pham nhat vuong va trinh van quyet hinh anh 2
Vũ "nhôm" sẽ vắng mặt tại phiên tòa tới đây. 
TAND TP HCM dự kiến sẽ đưa vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") là người bị hại ra xét xử sơ thẩm trong ngày 30-10. Hai kẻ lừa Vũ "nhôm" lấy 700.000 USD cùng ra tòa về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng.
Theo thông tin từ TAND TP HCM, bị hại trong vụ án - ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đã có đơn xin vắng mặt, đồng thời ủy quyền cho luật sư tham dự phiên tòa.
Theo cáo trạng, ngày 20-7-2018, Phan Văn Anh Vũ (bị can trong hai vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ") có đơn gửi cơ quan điều tra tố cáo Hoàng Hữu Châu lừa đảo chiếm đoạt 700.000 USD thông qua việc hứa hẹn làm quốc tịch Mỹ cho ông ta cùng vợ con.

Người đàn ông 74 tuổi chứng minh: Làm nghề gì cũng có thể trở thành tỷ phú USD, ngay cả khi bạn chỉ là tài xế xe tải chưa học hết lớp 10!

12/10/2019 07:30 AM | Kinh doanh

Masaru Wasami từng làm việc bán thời gian tại một cửa hàng rau củ năm 12 tuổi trước khi bỏ học, làm tài xế và trở thành tỷ phú USD.

Người đàn ông 74 tuổi chứng minh: Làm nghề gì cũng có thể trở thành tỷ phú USD, ngay cả khi bạn chỉ là tài xế xe tải chưa học hết lớp 10!
Masaru Wasami bắt đầu làm việc bán thời gian tại một cửa hàng rau củ từ năm 12 tuổi để đỡ đần người mẹ ốm yếu của mình trong trận chiến với bệnh lao. Ba năm sau, ông nghỉ học để làm việc toàn thời gian nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Năm 1970, ông bắt đầu với một chiếc xe tải nhỏ duy nhất và chỉ vài năm sau đó, công ty Maruwa Unyu Kikan Co. của ông đã có hơn 100 chiếc xe và tạo ra loại xe giao hàng hiện đang xử lý mảng logistics cho các chuỗi nhà thuốc và siêu thị trên khắp Nhật Bản.
Thời điểm hiện tại, Wasami đã trở thành tỷ phú USD, một phần không nhỏ là nhờ Amazon, tập đoàn đã hợp tác với công ty của ông năm 2017 để quản lý dịch vụ giao hàng trong ngày tại Nhật.
Nhớ lại lúc nảy ra ý tưởng kinh doanh vận tải, ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi mất ngủ cả đêm. Đầu ngày hôm đó, tôi cùng một người bạn nhận được một số kiện hàng từ nhà máy sợi và rất bức xúc bởi sự cẩu thả của nhân viên xử lý bưu kiện. Vài tháng sau, tôi bắt đầu giao hàng bằng xe tải của mình".
Wasami (74 tuổi) được đánh giá là có tầm nhìn với cơ hội thành công cao trong thỏa thuận với Amazon. Quan hệ đối tác của ông với nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới đã giúp cổ phiếu Maruwa Unyu Kikan tăng vọt, tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Việc sở hữu gần 60% cổ phần công ty đã giúp ông trở thành tỷ phú với tài sản khoảng 1 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg.
Theo một chuyên gia, doanh thu của Maruwa Unyu Kikan sẽ tiếp tục tăng trong trung và dài hạn khi Amazon và ông lớn thương mại điện tử của Nhật – Rakuten đang tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với các công ty chuyển phát như Maruwa để giao hàng trong ngày.
Sự trỗi dậy của Amazon và những gã khổng lồ thương mại điện tử khác đã tạo ra sự giàu có cho nhiều cá nhân trong vài thập kỷ qua. Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos hiện là người giàu nhất hành tinh với khối tài sản trị giá 107 tỷ USD. Jack Ma – ông chủ của Alibaba là người giàu nhất Trung Quốc trong khi hai nhà đồng sáng lập Flipkart cũng trở thành tỷ phú vào năm ngoái.
Maruwa phát triển nhanh chóng sau khi Yamato Holdings Co., một trong những hãng vận chuyển bưu kiện lớn nhất Nhật Bản rút khỏi việc cung cấp giao hàng trong ngày cho Amazon để giảm bớt gánh nặng cho lực lượng lao động của mình. Điều đó đã khiến Amazon chuyển sang các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân khác để đẩy mạnh mở rộng tại Nhật Bản – thị trường thương mại điện tử lớn thứ tư trên thế giới, nơi vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.
Theo Bloomberg, thương mại điện tử chỉ chiếm 6,2% trong số các giao dịch bán lẻ tại đất nước mặt trời mọc trong năm ngoái so với 18% của Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn, Wasami cho biết: "Chúng tôi đã đề nghị Amazon hợp tác với Maruwa để đảm nhận dịch vụ giao hàng trong ngày của họ trong nhiều năm. Tôi đã thuyết phục rằng họ có thể tin tưởng vào chúng tôi".
Tuy nhu cầu giao hàng tăng là lợi ích cho những công ty như Maruwa nhưng nó cũng đi kèm với chi phí cao hơn đồng thời gây thiệt hại cho nhân sự. Năm 2017, Yamato đã tăng tỷ lệ giao hàng lần đầu tiên sau gần ba thập kỷ trong bối cảnh thiết hụt lao động và tăng khối lượng vận chuyển từ các nhà bán lẻ thương mại điện tử. Tháng trước, công ty này đã đề xuất một đợt tăng giá khác ngay trước đợt thăng thuế tiêu thụ mới tại Nhật.
Trong khi đó, Maruwa đã không đàm phán tăng giá với Amazon cũng như hứa hẹn mức lương cạnh tranh cho tài xế của công ty. Họ có thể kiếm được khoảng 7,2 triệu yên (khoảng 67.000 USD) mỗi năm bằng cách giao hơn 150 kiện hàng mỗi ngày.
Doanh thu của Maruwa đã tăng 15% lên 85,6 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc ngày 31/3 vừa qua. Dịch vụ logistics cho các nhà bán lẻ thực phẩm vẫn là hoạt động kinh doanh lớn nhất của công ty nhưng thương mại điện tử giờ đây đã chiếm hơn 1/3 doanh thu, tăng từ 24% trong năm 2017.
Dù đã thành công và trở thành tỷ phú, Wasami vẫn chưa thực sự hài lòng và luôn cho rằng ông chưa làm hết sức mình. Dẫu sao, với việc từng là một cậu bé phải nghỉ học để trang trải cuộc sống đến tỷ phú tự thân, ông đã trở thành một tấm gương sáng cho giới trẻ về tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu.
Gia Vũ
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét