Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

NÊN ĐỔI!


-Hiện nay trong xã hội có hai luồn dư luận, một đàng cho rằng nên đổi tên nước, tên đảng (thực ra là lấy lại tên cũ), một đàng cho rằng nên dữ nguyên. Vậy nên thay đổi hay dữ nguyên?
-Khi đặt khái niệm hay nhãn mác (tên gọi) cho một sự vật, hiện tượng, người ta thường giải thích, định nghĩa khái niệm, nhãn mác ấy, nghĩa là nêu ra bản chất, sự khác biệt đặc thù của sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Đó là công việc mang tính tất yếu trong tiến trình nhận thức của loài người.
-Nhưng trong suốt quá trình tồn tại, khái niệm, nhãn mác ban đầu của sự vật, hiện tượng có thể tách rời  bản chất của nó, nhưng người ta vẫn mặc nhiên sử dụng và coi như đã hiểu. Có tình hình đó là do "sức ỳ" chủ quan của con người. Thí dụ cho điều này rất nhiều, nhưng điển hình là vấn đề khối lượng. Khi cân một vật, ta quen tưởng là đang đo khối lượng (mức độ quán tính), nhưng thực ra là đang đo lực của vật đó (tác dụng lên bàn cân do hấp dẫn).
-Phải nói rằng giai đoạn từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946 là giai đoạn khó khăn, phức tạp và hiểm nghèo nhất của Cách mạng Việt Nam, khi mà Chính quyền Cách mạng đang trong bước hình thành còn non yếu, trước hàng loạt kẻ thù lăm le bóp nghẹt: giặc Pháp, giặc Tưởng, giặc phản động tay sai, giặc đói, giặc dốt…
Chính trong lúc ngàn cân treo sợi tóc đó, thiên tài của đại anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh vụt sáng chói hơn bao giờ hết.
 Dân tộc Việt đã đặt nhiệm vụ nặng nề đó lên vai Hồ Chí Minh, người con ưu tú nhất của mình trong một thời đại, vị đại anh hùng dân tộc mà phải trăn trở suốt hơn 150 năm, tính từ khi Quang Trung - Nguyễn Huệ băng hà, đất nước Việt Nam mới hun đúc nên được.
-Ngày 16-5-1946, Hồ Chí Minh nói chuyện với Tiêu Văn về “Ba nguyên tắc trong chính sách quốc gia” của ông. Ba nguyên tắc đó là:
1- Chọn một đường lối thân Trung Quốc
2- Không đầu hàng Pháp
3- Không thực hiện cương lĩnh cộng sản trong vòng 50 năm tới
Hồ Chí Minh giải thích với Tiêu Văn rằng ông tin ở thuyết Tam dân chủ nghĩa. rằng chủ nghĩa cộng sản không thích hợp với nước Việt Nam lạc hậu về công nghiệp, rằng chính phủ ông không phải là chính phủ cộng sản, và chính sách cơ bản của chính phủ ông giống chính sách của chính phủ Trung Quốc như Tưởng Tổng Tài (Tưởng Giới Thạch) đã tuyên bố; “Nhân dân trước hết, quốc gia trước hết”.
 -Có lẽ, từ suy nghĩ đó mà nước ta mang tên "Việt Nam dân chủ cộng hòa" và Đảng mang tên "Đảng lao động Việt Nam"
 -Đó là những cái tên đích đáng nhất, sáng ngời nhất, đúng với bản chất xã hội mà Hồ Chí Minh mơ ước, theo đuổi ngay từ thuở ban đầu. Qua đây cũng thấy được tầm trí tuệ phi thường của ông!
 -Sau Thắng Lợi Vĩ Đại, nước ta bước vào thời kỳ xây dựng đất nước. Do Thắng Lợi to quá, do lúc đó "phe" XHCN còn tồn tại có vẻ "vững chãi" quá và đặt niềm tin hầu như tuyệt đối vào CNXH, mà lại hoàn toàn "ú ớ" về xây dựng kinh tế nên nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tỏ ra hồ hởi, "lạc quan tếu" trước tương lai sán lạn của đất nước. 
-Đây là những câu nói ấu trĩ của Lê Duẩn, TBT Đảng hồi đó: 
    +“Không có nhiệt tình cách mạng thì không thể có hành động cách mạng; song, nếu chỉ có nhiệt tình không thôi thì nhiều nhất cũng chỉ có thể phá được cái cũ chứ không thể xây dựng được xã hội mới.”,
     +«Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác-Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính»! (Văn kiện đảng toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị Quốc gia 1976, trang 403-404).
     +«Tết Bính Thìn 1976, về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Mồng 1 Tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó». «Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh»! (Quang Hào ghi: 13 năm làm cận vệ cho TBT Lê Duẩn, Văn nghệ Công an online, 05/2//2007).
     +«Nhật Bản phải tiến hành công nghiệp hoá trong năm sáu chục năm, nhưng họ không có nhiều nguyên liệu trong nước, họ phải nhập hầu hết; lúc bắt đầu công nghiệp hoá, lương thực bình quân đầu người chỉ có 124, 125 kilôgam. Còn ta thì hiện nay bình quân đầu người về lương thực đã trên 300 kilôgam và ta có nguyên liệu dồi dào, phong phú hơn Nhật Bản. Cho nên, chúng ta có căn cứ vững chắc để tin rằng chừng vài chục năm nữa chúng ta có thể tiến lên thành một nước có nền kinh tế tiên tiến» [!]. (Lê Duẩn: sđd trang 41),
    +«Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể». (Thuyết giảng tại trường Nguyễn Ái Quốc, 13/3/1977 * “Hồ sơ lãnh tụ Lê Duẩn”, Kho lưu trữ Học viện Quốc gia HCM). 
      +«Chúng ta cứ việc khai thác rừng, nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…». (Ba Duẩn huấn thị cho ông Phan Xuân Đợt, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp 1981-1992).
      +«Mục tiêu của cuộc cách mạng này là làm cho toàn dân, trước hết là nhân dân lao động, thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gạt bỏ thế giới quan và nhân sinh quan cũ, xây dựng thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa Mác-Lê Nin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta và trở thành hệ tư tưởng của toàn dân, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới của nhân dân ta». (Lê Duẩn: sđd trang 10).
     +«Giai cấp tiểu tư sản không muốn lao động vất vả, không căm ghét ăn bám, bóc lột; ngại khó khăn gian khổ, thường tính toán “được mất” cá nhân mà ít nghĩ đến nhiệm vụ cách mạng. Trong chế độ cũ, giai cấp tư sản thường chỉ nắm những vị trí then chốt về kinh tế, chính trị và để cho những người trong giai cấp tiểu tư sản “làm quan” cho chúng. Ngày nay, có một số thanh niên trí thức cũng muốn “làm quan” cho giai cấp vô sản. Họ muốn làm cách mạng một cách “an nhàn”, “thoải mái”, sợ đấu tranh gay gắt, sợ hy sinh phấn đấu, thích hoà bình hưởng lạc». (Lê Duẩn: sđd, trang 106, 109).
     +«Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát, chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ»! (Trần Đĩnh: Đèn Cù 1, cuối trang 186, đầu trang 187).
     +«Áp dụng phổ biến quy luật của tiến hoá là phê bình và tự phê bình, là biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt», «vì tự phê bình và phê bình là quy luật của sự tiến bộ, là vũ khí tốt để rèn luyện tư tưởng». (Lê Duẩn: sđd trang 110, 155). «Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ»! (Theo T$ luật học Nguyễn Đình Lộc – Đại biểu đảng hội 1981-1987, Bộ trưởng Bộ Tưpháp-1992-2002)
-Nhận thức dẫn đến những suy nghĩ đó cũng như một tất yếu dẫn đến đòi hỏi đổi tên nước thành"Cộng hòa XHCN Việt Nam" và đổi tên đảng thành "Đảng cộng sản Việt Nam", trái với Hồ Chí Minh. 
-Cho đến nay, những nhãn mác đó đã lỗi thời, làm nảy sinh sự đòi hỏi lấy lại tên cũ.
-Theo định nghĩa, Cộng hòa dân chủ có thể hiểu nôm na là một hình thức nhà nước mà bản chất của nó chính xác là   "của dân, do dân, vì dân", thể hiện tập trung nhất và rõ ràng nhất chính là hoạt động của quốc hội, nơi mà tất cả công dân đủ điều kiện đều có một tiếng nói bình đẳng trong các quyết định của địa phương và quốc gia có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, quyền lực nhà nước là quyền lực chung (dân chủ), không có quyền lực cá nhân  mà có thể có quyền lực tập thể (của một đảng phái nào đó), các cơ quan chính phủ đều được dân bầu hoặc tập thể ủy quyền bổ nhiệm (cộng hòa). Còn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa là hình thức nhà nước vừa có tính cộng hòa, vừa  có tính cộng sản, lấy học thuyết Mác-lênin làm nền tảng tư tưởng. Thực tế, nhà nước này gồm chủ yếu hai quyền lực: quyền lực quốc hội (được dân ủy quyền!) và quyền lực của Đảng CS, trong đó quyền lực của Đảng CS là cơ bản (vì Đảng đã giành vai trò lãnh đạo đất nước, nếu không có quyền lực, sẽ không thể nào lãnh đạo được!). Nhân dân bầu quốc hội, quốc hội bầu chính phủ, như vậy nhân dân gián tiếp tham gia vào công việc nhà nước thông qua đại diện là các đại biểu quốc hội. Rõ ràng, Đảng và Quốc hội nắm toàn quyền đất nước, thực chất là Đảng toàn trị, dù vẫn "ra rả" là "nhà nước của toàn dân". Nhà nước Việt Nam hiện nay đang "pha tạp" hai hình thức này, với hình thức cộng hòa XHCN nổi trội hơn, có phần "lấn át" hơn!
-Vậy đổi hay giữ nguyên tên nước là tùy thuộc vào nhận thức của người nắm quyền hiện hành. Nếu muốn dân giàu nước mạnh hơn, đất nước có điều kiện phát triển nhanh hơn, thì Việt Nam (đang mang hình thức là "của dân, do dân, vì dân") nên trở về tên cũ là: "VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA".
-Nhưng muốn trở lại tên cũ và làm cho tên cũ bộc lộ đúng nhất bản chất "của dân, do dân, vì dân" thì phải cải tổ lại bộ máy nhà nước sao cho nó thực sự có được quyền lực đúng nghĩa là "của nhân dân" để hoàn thành trách nhiệm "phụng sự nhân dân", mà trước hết phải xét lại sự tồn tại của Đảng. Muốn thực hiện điều đó, phải có bản lĩnh, lòng dũng cảm, ý chí xả thân phụng sự chân lý và một tinh thần vì nước, quên thân!
-Thuyết địa tâm của Ptôlêmê vẫn được ngự trị là chân lý trên vũ đài khoa học suốt hàng trăm năm sau khi thuyết nhật tâm của Côpécníc đã được thừa nhận, rốt cuộc mới bị đào thải vĩnh viễn. Sau khi thuyết địa tâm bị đào thải, vật lý thiên văn mới có điều kiện phát triển vũ bão!

------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Chủ nghĩa Tam dân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chủ nghĩa Tam dân
Sunyatsen1.jpg
Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn), người đề xuất Chủ nghĩa Tam dân.
Phồn thể 三民主義
Giản thể 三民主义
Chủ nghĩa Tam dân hay Tam dân Chủ nghĩa (chữ Hán phồn thể: 三民主義, chữ Hán giản thể: 三民主义) là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốc thành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Cộng hòa Trung Hoa. Cương lĩnh (hay học thuyết) chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự dodân sinh hạnh phúc.

Chi tiết của chủ nghĩa

  • Dân tộc độc lập: Phản đối chủ nghĩa đế quốcvà quốc quân phiệt cấu kết xâm lược, mưu cầu bình đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc.
  • Dân quyền tự do: Thi hành chính sách dân chủ, ngăn cản sự lạm dụng chế độ hiện hành của Âu-Mỹ, nhân dân có quyền bầu cử, kêu gọi bầu cử, sáng tạo, trưng cầu dân ý để thông qua đó chọn ra các cơ quan lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
  • Dân sinh hạnh phúc: Quyền về đất đai của mỗi người dân và kiểm soát vốn, tư nhân không thể thao túng sinh kế quốc dân.

2/7/1976 Quốc hội Khóa VI quyết định đổi tên thành Nước CHXHCN Việt Nam

Thứ Sáu, 02/07/2010, 08:42 [GMT+7]
Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước; kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã được triệu tập vào tháng 6 năm 1976.

Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới.

Ngày 2-7-1976, Quốc hội quyết định đổi tên nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - bắt đầu chương mới huy hoàng của lịch sử Việt Nam.

Quốc hội quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở ra cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước. Quốc hội khóa VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hòa bình, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Ngày nay nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân các dân tốc Việt Nam có đầy đủ mọi khả năng và nghị lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vĩ đại đó.

Lê Lan (tổng hợp)
 

    Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

    Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:

    Hình ảnh Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh số 1

    <>Tinh thần của nền công hòa

    “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

    “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

    Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Với khát vọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, thoát khỏi áp bức bất công cho nhân dân, Hồ Chí Minh cũng đã đến với chủ nghĩa “Tam dân”: Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc, như đến với những giá trị của tinh thần cộng hòa ở phương Đông.

    Mục tiêu tối thượng là giải phóng thuộc địa từ tay thực dân Pháp giành lại độc lập cho đất nước và lợi quyền cho nhân dân, đã thúc đẩy Hồ Chí Minh đến với Lênin, qua bài viết của Lênin về vấn đề thuộc địa. Vấn đề này, ở khía cạnh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi áp bức bóc lột, bất công do đế quốc thực dân gây ra, thiết nghĩ cũng không nằm ngoài tinh thần cộng hòa - là cái mà Hồ Chí Minh cần tìm, chọn cho Việt Nam.

    Tinh thần cộng hòa theo tư duy và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với việc lựa chọn chính thể cho Việt Nam sau khi giành được độc lập, bao gồm một số nội dung cơ bản như:

    -         Nền cộng hòa dân chủ.

    -         Sứ mệnh và tầm nhìn của nền dân chủ cộng hòa ấy là: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.

    -         Tất cả quyền bính là của toàn thể nhân dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất cả quyền bính đó, được cụ thể hóa trong 11 điều (từ điều 6 đến 16) của Hiến pháp năm 1946, đến nay vẫn còn nguyên giá trị của tính thần cộng hòa, dân chủ.

    -         Tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật – ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là cơ sở pháp quyền cho sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

    <>Sự bất cập của thể chế

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập được bầu ra tại cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946.

    Trải qua trên 65 năm, Hiến pháp năm 1946 đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1959, năm 1980 và năm 1992. Ba lần sửa đổi đó, mà nhất là lần sửa đổi năm 1992 đã có khoảng cách khác biệt khá xa với tinh thần cộng hòa, dân chủ mà Hiến pháp năm 1946 đã chọn.

    Hiến pháp năm 1992, chọn chế độ chính trị là xã hội chủ nghĩa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thay cho Dân chủ Cộng hòa của Hiến pháp 1946.

    Vậy xã hội chủ nghĩa (XHCN) là gì mà vừa thay cho Cộng hòa Dân chủ, lại vừa gắn kết với cộng hòa trong cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa?

    XHCN được đề cập ở đây là một hình thái xã hội (xã hội XHCN), mà những người phát kiến ra nó đã đưa vào đó những ý tưởng rất nhân văn, rất đáng được trân trọng. Nhưng mô thức tổ chức vận hành của hình thái xã hội XHCN cả trên góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn, lại có không ít những nội hàm không hợp lý, quá lạc hậu, nhất là lạc hậu so với sự phát triển của xã hội hiện đại vốn mang những đặc tính cơ bản đã được sàng lọc, lựa chọn trong quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại, bao gồm kinh tế thị trường, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền.

    Nền tảng chính trị tư tưởng và là kim chỉ nam của sự phát kiến hình thái xã hội XHCN là học thuyết Mác - Lênin. Mà với nhiều kết quả nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn cho biết – học thuyết Mác-Lênin có cái trước đúng nay vẫn đúng, có cái trước đúng nay không còn phù hợp vì bối cảnh xã hội đã có quá nhiều thay đổi, có cái trước và nay đều không đúng. Đơn giản chỉ vì nó “không phải là một học thuyết đã hoàn thành hẳn, có sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch nào đó”, như cách nói của chính Lênin.

    Vì thế, mô thức tổ chức xã hội XHCN, tự thân nó có nhiều khuyết tật gây bất ổn cho hệ thống giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội. Những khuyết tật gây bất ổn đó đã và đang tồn tại gắn liền với một số đặc trưng cơ bản như:

    Tổ chức xã hội theo thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Coi đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. Coi Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản và trên thực tế đã không tránh khỏi tình trạng lấy vô sản chuyên chính dân tộc đánh vào khối đại đoàn kết dân tộc.

    Mô thức tổ chức và vận hành nền kinh tế bị chi phối hầu như  tuyệt đối bởi chế độ công hữu tư liệu sản xuất (bao gồm cả ruộng đất) là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phương thức kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thay cho phương thức thị trường. Chọn mô thức tổ chức và vận hành như thế là không phù hợp với tinh thần “lấy dân làm gốc”, không khuyến khích và tạo điều kiện cho việc phát triển mọi nguồn lực của dân từ khu vực dân doanh.

    Trong khi đó, khu vực kinh tế Nhà nước,  nhất là các tổng công ty và tập đoàn kinh tế lớn được quá nhiều ưu ái, giao cho quá nhiều nguồn lực (cả nguồn lực cứng lẫn nguồn lực mềm) vượt quá tầm quản lý (cả quản trị kinh doanh và quản lý nhà nước), và hệ lụy khôn lường đã và đang đến là vừa kinh doanh không hiệu quả, vừa làm vẩn đục môi trường kinh doanh, tạo quá nhiều lỗ hổng cho cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí, thất thoát và tham nhũng vô phương cứu chữa.

    Đảng nắm quyền lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối mọi mặt hoạt động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, và trên thực tế quyền lãnh đạo đó đã trở thành siêu quyền lực, ( có nơi có lúc là Đảng trị cộng với sùng bái cá nhân) đặt lên trên dân quyền và pháp quyền. Sự hiện hữu của siêu quyền lực như vậy, không phù hợp với tinh thần đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật. Tập trung thái quá quyền lãnh đạo của Đảng làm cho Đảng bị tha hóa và cũng làm cho các bộ phận quyền lực khác của hệ thống chính trị nói riêng và toàn xã hội nói chung (bao gồm quyền của người dân và công dân) bị vô hiệu hóa, trở thành hữu danh vô thực. Hệ lụy đã và đang đến là, đã mất quyền thì cũng mất luôn trách nhiệm xã hội, khiến cho xã hội không có người làm chủ đích thực và trở thành chỗ dung thân hợp pháp cho thói vô trách nhiệm và vô cảm.

    Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN với những đặc trưng vốn hàm chứa nhiều khuyết tật gây bất ổn cho giải pháp phát triển và hoàn thiện xã hội như vậy thực sự không còn đáng được tồn tại trong sự lựa chọn thể chế chính trị mà Hiến pháp cần có.

    Mô thức tổ chức vận hành xã hội XHCN như vậy, cũng có khoảng cách khác biệt quá xa với tinh thần của nền cộng hòa theo tư duy Hồ Chí Minh. Do vậy, cũng không thể ghép “XHCN” đó với “cộng hòa” trong cụm từ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” để giữ lại cái tên nước Việt Nam là nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” như đã ghi trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

    Hiến pháp năm 1992 so với Hiến pháp năm 1946 là một bước thụt lụi. Không có những đột phá về cải cách thể chế trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khó có thể có được kết quả lập hiến ngang tầm với giai đoạn phát triển mới.

    <>Mấy kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

    Xin nêu mấy vấn đề, cũng có thể coi là những ý tưởng muốn góp vào Hiến pháp sửa đổi:

    -       Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Các dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, đều bình đẳng, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo, đảng phái.

    -       Chế độ chính trị mà Việt Nam lựa chọn đưa vào Hiến pháp là Cộng hòa (hoặc Cộng hòa – Dân chủ hay Cộng hòa – Dân chủ - Nhân dân). Sứ mệnh với tầm nhìn xa của chính thể Cộng hòa là bảo vệ nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu nước mạnh, xã  hội dân chủ, công bằng, văn minh.

    -       Lợi quyền lớn nhất, cao nhất kể cả quyền sửa Hiến pháp là của toàn dân. Nghiêm cấm bất kỳ sự áp đặt lợi quyền nào khác lên trên lợi quyền của dân, do dân, vì dân.

    -       Nhà nước của nước Cộng hòa Việt Nam (hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Dân chủ Nhân nam) là Nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập, của dân, do dân, vì dân chứ không thể chỉ phân công ba quyền dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng như hiện nay.

    -       Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội Việt Nam. Thiết nghĩ, trong  Hiến pháp sửa đổi, điều này nên dành cho những quy định của Hiến pháp về Đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền phải trung thành với Hiến pháp và tuân thủ pháp luật, được nhân dân lựa chọn với những giới hạn thời gian nhất định, chịu sự giám sát, phán xét và xử lý của nhân dân theo Luật định.

    -       Với tầm của Hiến pháp, cần có quyết sách đúng và rõ về chủ quyền và quyền sở hữu về đất đai.

    Đất đai là tài nguyên và môi trường tự nhiên, như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên nước, thời tiết khí hậu và đa dạng sinh học, vùng trời, vùng biển và hải đảo . . . thuộc chủ quyền quốc gia, Nhà nước được trao quyền quản lý, ai khai thác sử dụng phải được Nhà nước cho phép, chịu sự chế tài của pháp luật và phải nộp thuế cho Nhà nước.

    Đất được đưa vào sử dụng, trở thành sản phẩm của lao động (thậm chí cả lao động cha truyền con nối), là tài sản của chủ thể sản xuất kinh doanh nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất, như các yếu tố công cụ khác là vật sở hữu của nông dân, không có lý gì đất ở đây không phải là vật sở hữu của nhà nông. Đất là yếu tố cấu thành tài sản trong bất động sản, vốn là một thể thống nhất không thể chia cắt được, tất yếu phải là tài sản, là vật sở hữu của chủ thể kinh doanh bất động sản.

    Vì thế với tầm Hiến pháp, lần sửa đổi này, cần có quyết sách đúng về chủ quyền quốc gia về tài nguyên và môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất. Và cần có sự thừa nhận quyền sở hữu của các chủ thể sử dụng đất với tư cách là tài sản, là tư liệu sản xuất, là yếu tố của sản xuất như bao nhiêu yếu tố khác vốn đã là sở hữu của họ, trong đó có chủ thể là tư nhân (là chủ sở hữu tư nhân), có chủ thể là tổ chức xã hội (là sở hữu tập thể) và có chủ thể là Nhà nước (là sở hữu Nhà nước).

    Đất đai là tài sản có chủ sở hữu rõ ràng, trong kinh tế thị trường việc dịch chuyển quyền sở hữu dưới hình thức mua bán đất là tất yếu. Nhà nước khi có nhu cầu vì quốc kế dân sinh thường phải trưng mua theo cơ chế và giá cả thị trường.

    -       Mô hình kinh tế tổng quát bị chi phối bởi thể chế kinh tế nặng về công hữu là nền tảng, kinh tế Nhà nước là chủ đạo, kế hoạch hóa tập trung và bao cấp đã không còn phù hợp, thiết nghĩ phải thay đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

    Mô hình kinh tế được lựa chọn, thay thế có những đặc trưng cơ bản là: (1) Kinh tế thị trường hiện đại; (2) Hai loại hình – công hữu và tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ba khu vực - kinh tế công, kinh tế tư  nhân và  kinh tế  hỗn hợp; với đa dạng các chủ thể kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không coi công hữu là nền tảng và cũng không coi kinh tế Nhà nước là chủ đạo, mà chỉ xác định đúng mức vai trò của Nhà nước pháp quyền đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; (3) Thực thi dân chủ trong kinh tế, mà vấn đề cốt lõi là quyền của người dân và thực quyền kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Liên kết hợp tác và hội nhập quốc tế.

    <>PGS. Đào Công Tiến
    Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế VN.

    'Đa số ý kiến đồng ý giữ nguyên tên nước'

    Dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Ủy ban dự thảo Hiến pháp cho rằng, tên nước hiện nay được Quốc hội khóa 1 lựa chọn, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận nên việc giữ tên nước là cần thiết.
    Ong-Ly-7945-1382417842.jpg
    Ông Phan Trung Lý.
    Sáng nay, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý đã trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992.
    Theo đó, đa số ý kiến đại biểu và nhân dân đồng ý giữ tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù vẫn có ý kiến lấy tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng ông Lý cho rằng, tên nước hiện nay đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau khi đất nước thống nhất, đã thân quen với nhân dân và được quốc tế công nhận nên việc giữ tên nước là cần thiết.
    Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về nội dung này trong điều 4 của dự thảo vì "đa số ý kiến tán thành".
    Liên quan đến thu hồi đất, do có nhiều ý kiến khác nhau nên Ủy ban dự thảo đề nghị cần quy định chặt chẽ, tránh việc lạm dụng để lấy đất tràn lan, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Ngoài lý do thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội cần phải quy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường.
    Để khẳng định bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang, theo ông Lý, cần quy định rõ trong Hiến pháp nghĩa vụ trung thành của lực lượng vũ trang với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Còn Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
    Còn Ủy ban thường vụ Quốc hội được đề nghị giao nhiệm vụ giám sát HĐND cấp tỉnh, nếu phát hiện vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng thì quyết định giải tán HĐND đó; đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được giao quyền quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
    Quoc-hoi-ky-6-5267-1382417842.jpg
    Toàn cảnh kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII. Ảnh: VGP
    Do đa số đồng ý với việc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành mà không đồng ý thành lập Hội đồng Hiến pháp nên ông Lý đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo.
    Về việc bảo vệ Hiến pháp, Ủy ban dự thảo cho rằng cần bảo đảm tính ổn định lâu dài của Hiến pháp nên  đề nghị không quy định những nội dung cụ thể và đối tượng của việc trưng cầu ý dân trong Hiến pháp mà để luật quy định, tùy vào tình hình thực tiễn của mỗi giai đoạn phát triển đất nước.
    Tương tự, do nhiều ý kiến cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm mới được triển khai lần đầu và cần tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm nên Ủy ban dự thảo thấy rằng, việc không quy định lấy phiếu tín nhiệm trong bản dự thảo này không ảnh hưởng đến thẩm quyền Quốc hội quyết định lấy phiếu tín nhiệm đánh giá cán bộ.
    Trước ý kiến đề nghị bổ sung quy định về "quyền được chết" vào dự thảo, Ban soạn thảo, Ủy ban dự thảo cho rằng, đây là vấn đề cần được quan tâm, nhưng còn mới và nhiều ý kiến tranh luận khác nhau ở Việt Nam và nhiều nước nên đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu.
    Vì Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đều không quy định thời điểm có hiệu lực nên Ủy ban dự thảo đề nghị, Hiến pháp có hiệu lực từ khi Chủ tịch nước công bố.
    Theo chương trình kỳ họp, sáng 23/10, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngày 5/11 và sáng 18/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường; sáng 28/11 sẽ biểu quyết thông qua dự thảo này.
    Tiến Dũng

    'Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục'

    "Để có một Quốc hiệu mới phải nhận diện lại toàn bộ vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân đặt vấn đề về tên nước thì phải nghiêm túc xem xét lại".
    > 'Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ'
    GS.TSKH Phan Xuân Sơn, nguyên Phó viện trưởng Viện Chính trị học, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương trao đổi với VnExpress xung quanh vấn đề có nên đặt lại tên nước.
    - Ông nghĩ gì về việc Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra hai phương án về tên nước?
    - Tôi cảm thấy khá đột ngột khi nội dung này được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập tới. Điều đó có nghĩa việc đổi tên nước đã được nhiều người dân quan tâm. Tôi tham gia nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về tổng kết Hiến pháp 1992, góp nhiều ý kiến về bản Dự thảo Hiến pháp mới. Nhưng trong các cuộc góp ý, đây là vấn đề chưa được đặt ra như là một nội dung chính của sửa đổi Hiến pháp lần này. Chúng ta cũng thấy vấn đề này ít được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
    Tôi cảm nhận rằng, lúc này ta chưa chuẩn bị đầy đủ lập luận, cơ sở dữ liệu, đặc biệt là về tâm lý, thông tin, các văn bản liên quan đến tên nước. Vì vậy, vẫn nên sử dụng tên nước hiện tại: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Tên nước là vấn đề thiêng liêng, liên quan đến mọi người dân. Phải làm sao để mọi người đều có cơ hội suy nghĩ, cân nhắc, lựa chọn, nói lên tiếng nói của mình. Vì vậy, nếu đặt vấn đề đổi tên nước, phải có tổ chức thảo luận chu đáo, bàn bạc kỹ, đồng thời phải chuẩn bị tốt công tác tư tưởng, thông tin, tránh đảo lộn tâm lý.
    Giáo sư Phan Xuân Sơn:
    Giáo sư Phan Xuân Sơn (Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh): "Vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước nữa hay không mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như kỳ vọng ban đầu". Ảnh: Nguyễn Hưng.
    - Ông nghĩ sao trước ý kiến tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không còn phù hợp với thực tế ?
    - Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định bởi Quốc hội khóa VI (Quốc hội Việt Nam thống nhất) ngày 2/7/1976. Trong tên này có hai thành tố quan trọng: Thứ nhất là Việt Nam, ta tạm goi là “tên nước lịch sử”, chỉ quốc gia của người Việt phương Nam (so với Trung Quốc); thứ hai Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, là hình thức chính thể.
    Tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó được đưa vào Hiến pháp 1980, nhưng chưa được trưng cầu dân ý. Cũng chính vì chưa trưng cầu dân ý nên bây giờ có bàn tán này nọ. Quan điểm của tôi là phải trưng cầu dân ý về Hiến pháp. Việc này phải làm trung thực, vì vận mệnh đất nước là do nhân dân quyết định. Như thế thì Hiến pháp mới bền vững, có sức sống lâu dài.
    Cho đến cuối thế kỷ 20 có khoảng 100 nước hoặc tuyên bố phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc tự nhận là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, hoặc gắn tính từ xã hội chủ nghĩa vào tên nước lịch sử. Chúng ta biết rằng xu hướng đó gắn liền với sự lớn mạnh cũng như những thành tựu phát triển của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn Sri Lanka và Việt Nam là còn tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước.
    Cũng cần khẳng định rằng, tính từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước không cản trở sự phát triển của một đất nước. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước được công nhận trên trường quốc tế. Thế giới công nhận chính thể này, vai trò và bản sắc dân tộc này, trách nhiệm của dân tộc này với cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập thành công của Việt Nam dù chưa đạt được hoàn toàn như mong muốn, nhưng đã chứng tỏ được khả năng hòa đồng với thế giới. Tên nước hiện tại vì thế không cản trở, không mâu thuẫn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề đặt ra có chăng là vấn đề xây dựng CNXH thì phải giàu mạnh hơn, phải dân chủ hơn, công bằng hơn các mô hình xã hội khác. Theo tinh thần đó, Đảng phải lãnh đạo như thế nào, Nhà nước quản lý như thế nào và nhân dân làm chủ như thế nào. Các nước Bắc Âu dù không công khai phô trương nhưng cũng đang xây dựng một mô hình CNXH của họ. Họ không coi tên nước “Vương quốc” của họ đe dọa đến sự phát triển, văn minh. Vậy, vấn đề cốt lõi là chúng ta ứng xử với bản thân và cộng đồng quốc tế như thế nào. Chúng ta đặt ra mục tiêu và phát triển đất nước ra sao.
    "Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô, Đông Âu không còn hấp dẫn nữa. Đây không phải lỗi ở định hướng XHCN và khái niệm CNXH mà lỗi ở sự vận dụng và xây dựng một mô hình cực đoan về CNXH, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Điều này khiến không ít người muốn chối bỏ danh từ CNXH, thậm chí sợ hãi, nghi ngờ nó".
    Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội cụ thể, đã bị biến tướng thành chủ nghĩa xã hội quan liêu. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa có từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và nó vẫn đồng hành cùng nhân loại trong quá trình tìm kiếm một mô hình nhà nước có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân các nước và cộng đồng nhân loại về một xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái, văn minh. Như vậy, vấn đề đặt ra không phải là sử dụng tính từ XHCN trong tên nước nữa hay không, mà chính là việc giải quyết, tìm ra một mô hình CNXH của Việt Nam thực sự tốt đẹp như sự kỳ vọng ban đầu.
    - Việc thay đổi cụm từ “xã hội chủ nghĩa” có thể làm cho nhiều người suy nghĩ rằng Việt Nam đã thay đổi mục tiêu, đường lối phát triển. Là người nghiên cứu lâu năm về lĩnh vực chính trị, quan điểm của ông về vấn đề này?
    - Nhiều người cho rằng tên Cộng hòa XHCN Việt Nam quá khác với thế giới và muốn đặt tên khác. Theo tôi vấn đề đó cũng đáng để suy nghĩ. Chúng ta có quá “khác” với thế giới hay không? Trên kia chúng ta đã nói về sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế, của khả năng hội nhập. Nhưng để có một tên nước mới thì cần được bàn bạc một cách nghiêm túc, công phu, có thời gian. Phải nhận diện lại toàn bộ các vấn đề của đất nước chứ không đơn giản là hôm nay đặt tên này, mai đặt tên khác. Tuy nhiên, nếu nhân dân muốn xem xét lại tên nước thì phải nghiêm túc xem lại. Tất cả đều phải phục tùng ý chí của nhân dân.
    - Thời gian lấy ý kiến rộng rãi cho bản dự thảo Hiến pháp còn kéo dài tới hết tháng 9. Với vấn đề trọng đại này thì cần làm những gì?
    - Trước hết về chủ trương, cần phải đưa vấn đề này ra thảo luận ngay bây giờ. Phân tích vấn đề đổi tên nước cũng không kém gì so với phân tích những vấn đề lớn khác của Hiến pháp từng được thảo luận. Truyền thông phải vào cuộc, các địa phương tổ chức lấy ý kiến, để người dân nói lên suy nghĩ, lựa chọn.
    Vấn đề này chỉ nhạy cảm ở yếu tố tâm lý chứ không liên quan đến định hướng phát triển đất nước, đến vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân. Về lý luận lẫn thực tế, để xác định được đầy đủ nội dung trong mục tiêu xây dựng CNXH và một mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là việc rất khó, nhưng rất cần thiết.
    votetennuoc1-237003-1369380704_500x0.jpg
    Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc VnExpress trong 2 ngày (16-17/4).
    - Hiện có nhiều ý kiến muốn lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Theo ý kiến GS thì thế nào?
    - Tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” rất hay, rất Việt Nam, thể hiện sự tiến bộ của đất nước là đã lật đổ chế độ nhà nước phong kiến chuyên chế. Tuy nhiên nó từng tồn tại trong thời kỳ trên dải đất hình chữ “S”, dù tính chính danh rất khác nhau, nhưng có tới 4 tên “nước”: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại vùng tạm chiếm), Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam (vùng giải phóng ở miền Nam). Trên bản đồ chính trị thế giới lúc bấy giờ, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là miền Bắc Việt Nam. Lấy lại tên đó, không tránh khỏi sự hình dung, sự liên tưởng về miền Bắc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam.
    Theo tôi, về thực chất, bây giờ xã hội ta đã vượt qua thời kỳ đó. Mặc dù có nhiều chiến công hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại gắn liền với thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp với nhiều khuyết điểm nóng vội, duy ý chí. Bản thân tôi không muốn quay trở lại tên này, mặc dù thời kỳ “Việt nam dân chủ cộng hòa” gắn liền với nhiều kỷ niệm đẹp đẽ của thế hệ chúng tôi.
    Nếu buộc phải đổi tên nước, theo tôi nên lấy tên là “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”.
    Nguyễn Hưng thực hiện
    Ý kiến bạn đọc ()
    Kết lại, “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”. vẫn rất hay như ý kiến đa số nhân dân và ý kiến của bác nguyễn Minh Thuyết đã phân tích.
    trungnhan - 14:00 17/04/2013
    Tên nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM có gì không tốt, không phù hợp mà phải đổi lại? Điều cốt lõi là phải phát triển đất nước ngày càng mạnh, thực hiện tốt việc phát huy dân chủ, chứ không phải đặt tên nước là dân chủ!
    truongtonngoc - 14:00 17/04/2013
    Theo tôi nên lấy tên là “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”.
    theo tôi vẫn giữ nguyên tên nước là : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất nước phát như thế nào đều do con người trong đất nước ấy quyết định. Đổi tên nước la rất tốn kém và rích rắc giấy tờ.
    HoangTrung - 14:20 17/04/2013
    Tôi thấy lấy tên nước là '' Cộng hòa dân chủ Việt Nam '' là chính xác và hợp lý nhất.
    hoangminh29t - 14:20 17/04/2013
    Theo tôi hoàn đồng ý đổi tên nước thành: Cộng hòa dân chủ Việt Nam.
    Tôi nhất trí đổi lại tên nước mà Bác Hồ đã đặt
    Vu chinh Dat - 14:30 17/04/2013
    hãy để nguyên như cũ vì đổi tên nước còn liên quan đến nhiều mặt khác của xã hội mà nước ta còn nhiều việc cần phải làm trước mắt để phát triển xã hội. Ví dụ như đổi tên nước thì phải đổi tiền kèm theo, nếu như vậy ...  
    LMD7960 - 14:20 17/04/2013
    đơn giản thôi, chi phí cho việc này tốn vài chục nghìn tỉ, lấy từ ngân sách ra,
    thanhnga1313 - 14:00 17/04/2013
    nên lấy tên nước là Cộng hòa dân chủ Việt Nam
    Hung nguyen - 14:20 17/04/2013
    Đổi tên nước thành Việt nam Dân chủ Cộng Hòa
    Dinh Ba Quy - 14:30 17/04/2013
    Đổi tên nước => Làm lại tất cả giấy tờ. Hic hic
    lethang - 14:20 17/04/2013

    Có Nên Đổi Tên Nước hay Không ?

    GS Thuyết: “Nên đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”
    GS.TS Nguyễn Minh Thuyết ủng hộ đề nghị của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về việc lấy lại tên nước lúc mới giành được độc lập, đồng thời cho rằng theo đúng ngữ pháp tiếng Việt, phải gọi là “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”.
    au 3 tháng lấy ý kiến của toàn dân, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một bản dự thảo mới, kèm theo đó là báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân, có nhiều điểm sửa đổi rất đáng ghi nhận.

    Đổi tên nước là một phương án đúng

    Lần này, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã tiếp thu và đưa vào Dự thảo những nội dung quan trọng mà nhiều chuyên gia và người dân đóng góp, đó là điều đáng mừng. Điều đáng chú ý đầu tiên là kiến nghị lấy lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà nước ta đã có từ ngày giành được độc lập.
    “Tôi cho rằng đây là một phương án đúng, bởi cái tên này thể hiện đúng bản chất của chế độ chính trị nước ta: Cộng hòa Dân chủ - chế độ do dân làm chủ, mọi việc thực hiện theo bản Hiến pháp do toàn dân nhất trí thông qua và hệ thống pháp luật do những đại diện mà dân bầu ra ban hành. 

    Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời năm 1976, trong không khí hào hùng của những ngày giang sơn thu về một mối. Khi ấy, trong tất cả các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa chỉ 5 nước có tên xã hội chủ nghĩa là Liên bang cộng hòa XHCN xô viết (Liên Xô), Cộng hòa nhân dân XHCN An-ba-ni, Cộng hòa liên bang XHCN Nam Tư, Cộng hòa XHCN Ru-ma-ni, Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc, còn các quốc gia khác từ Ba Lan, Bun-ga-ri, Đông Đức, Hung-ga-ri, đến Trung Quốc, Lào, Triều Tiên đều lấy tên là Cộng hòa nhân dânCộng hòa dân chủ hoặc Cộng hòa dân chủ nhân dân. Tên nước Cu-ba XHCN chỉ đơn giản là Cộng hòa Cu-ba.
     
    Ngoài ra, lúc đó có 2 nước không thuộc khối XHCN cũng có cụm từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước là My-an-ma (từ 1974 đến 1988), và Ly-bi. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn Việt Nam và Sri Lan-ca có cụm từ xã hội chủ nghĩa trong tên nước, nhưng ta biết rằng quan niệm về XHCN của Sri Lan-ca không giống nước ta, ít nhất ở 2 điểm – chính thể không do Đảng Cộng sản cầm quyền và không theo chủ nghĩa Mác - Lênin”, GS Thuyết chia sẻ.
    Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, trở lại với tên gọi thiêng liêng, đánh dấu sự ra đời của nền độc lập, của chế độ dân chủ và gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của người dân. Do đó, chúng ta không có gì phải e ngại khi quyết định trở lại với tên gọi này.
    Với những ý kiến lo ngại rằng, đổi tên nước thì sẽ xa rời con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: “Đó là lo ngại không chính đáng. Từ năm 1945 đến tận năm 1976, tên nước ta không có cụm từ xã hội chủ nghĩa, nhưng đâu có phải vì vậy mà ta không xây dựng chủ nghĩa xã hội! Nếu chỉ lấy một cái tên thể hiện mơ ước mà đạt ngay được mơ ước của mình thì các nước người ta đã làm trước mình lâu rồi”.
    Tuy nhiên,với tư cách một chuyên gia về ngôn ngữ, GS Thuyết cho biết tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt theo trật tự từ tiếng Hán (Trung Quốc). “Từ giữa thế kỷ XX trở về trước, chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán. Các tên gọi như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Việt Nam độc lập đồng minh hội, Việt Nam tuyền truyền giải phóng quân v.v… đều là cách diễn đạt theo tiếng Hán. Bây giờ phải gọi lại là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam mới đúng ngữ pháp tiếng Việt”, GS Thuyết phân tích. 

    “Hiến pháp được toàn dân thông qua thì mới vững bền”
    GS Thuyết cũng nhận định, việc tập thể Chính phủ kiến nghị quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bởi luật chứ không phải pháp luật là đúng. “Nói pháp luật thì quá rộng, vì Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, thông tư của cấp Bộ, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân từ cấp tỉnh cho tới cấp xã cũng bao hàm trong nghĩa này; và nếu tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đó đều có thể hạn chế quyền con người, quyền công dân thì như vậy là lạm quyền. Cònluật là do Quốc hội thông qua, chỉ cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước này mới có đủ quyền để quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân.

    Ở ta hiện nay vẫn đang tồn tại chuyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh điều chỉnh những việc liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Tôi cho như vậy không phù hợp với thẩm quyền của cơ quan này, vì chỉ có Quốc hội mới được toàn dân ủy quyền”, GS Thuyết nói.
    Đề cập tới ý kiến của đa số thành viên Chính phủ  cho rằng quyền lập hiến là sự thể hiện cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, bao gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo hiến pháp và cuối cùng là quyền biểu quyết qua trưng cầu ý dân, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: “Đây là một đề xuất hợp lòng dân. Hiến pháp là một khế ước xã hội, tức là thỏa thuận của toàn dân về thể chế chính trị, bộ máy nhà nước mà họ muốn lập nên, về quyền của con người, của công dân và của các cơ quan nhà nước trong thể chế ấy. 
     
    Cho nên Hiến pháp được toàn dân thông qua thì mới vững bền. Cách thức thông qua Hiến pháp là tổ chức trưng cầu ý dân. Luật về trưng cầu ý dân chưa làm kịp thì có thể làm sau, nhưng trước mắt bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi này cần được toàn dân thông qua. Vừa rồi, Nhà nước có lấy ý kiến nhân dân về bản Dự thảo. Nhưng lấy ý kiến và trưng cầu ý dân là hai việc hoàn toàn khác nhau. Trưng cầu ý dân được tổ chức theo hình thức bỏ phiếu kín, có những câu hỏi rõ ràng để người dân thể hiện sự Đồng ý hay Không đồng ýcủa mình”.
    Theo Giao dục Việt Nam
    Người cập nhậtĐinh Văn Chung

    Chốt phương án không đổi tên nước














    Dân trí Không đổi tên nước; không đặt vấn đề người dân trực tiếp bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng; không bỏ quy định thu hồi đất các dự án phát triển kinh tế - xã hội; không bổ sung quy định về Hội đồng bảo hiến…

    Đây là những điểm chốt trong bản dự thảo Hiến pháp vừa trình Quốc hội.

    Các nội dung trong chương Chế độ chính trị, trước hết, về tên nước, Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp ý kiến, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có 313/357 đại biểu QH được thăm dò ý kiến tán thành Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đề nghị lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
    Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: Quan trọng nhất vẫn là kiểm soát thu nhập cán bộ.
    Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Qua nghiên cứu, xem xét nhiều mặt, ông Lý lập luận, việc giữ tên nước hiện tại là cần thiết để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường đã lựa chọn là xây dựng CNXH ở Việt Nam. Hơn nữa, tên gọi này đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau ngày nước nhà thống nhất, đã thân quen với người dân ta, được bạn bè và các nước công nhận, trân trọng. Do đó, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ tên nước hiện tại.

    Với quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4), kết quả phiếu xin ý kiến của đại tại kỳ họp trước cho kết quả, có 328/357 đại biểu tán thành với nội dung điều khoản này thể hiện trong dự thảo (khẳng định vai trò lãnh đạo, nêu bản chất, trách nhiệm của Đảng).

    Quy định này được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quy định như vậy, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho là phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng, là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của Việt Nam.

    Về hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), ông Lý khái quát, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về các hình thức dân chủ trực tiếp để bảo đảm tính cân đối trong quy định về hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
    Qua nhiều cuộc thảo luận trước đó, cũng có nhiều ý kiến đề nghị mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp như người dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp cơ sở…

     Tuy nhiên, theo ông Lý, cũng nhiều ý kiến khác cho rằng Hiến pháp chỉ nên quy định khái quát về hình thức dân chủ trực tiếp còn những vấn đề cụ thể để thực hiện dân chủ trực tiếp sẽ do luật quy định.

    Tiếp thu ý kiến này, dự thảo mới nhất chỉnh lại Điều 6 thành: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước”.

    Giữ quy định quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng

    Chương bảo vệ Tổ quốc, ở Điều 65 - quy định lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, có ý kiến tán thành hướng quy định này, ý kiến khác lại đề nghị giữ nguyên Điều 45 của Hiến pháp hiện hành, không bổ sung quy định này.

    Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp phân tích, lực lượng vũ trang của Việt Nam do Đảng thành lập và rèn luyện. Lịch sử cách mạng của dân tộc đã chứng minh bản chất cách mạng và sự trung thành của lực lượng vũ trang đối với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, để khẳng định bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang, cần quy định rõ trong Hiến pháp nghĩa vụ trung thành của lực lượng vũ trang với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước là cần thiết. Ông Phan Trung Lý đề nghị giữ quy định về nội dung này như trong Dự thảo.

    Về chế độ kinh tế, vẫn nêu ra 3 nhóm ý kiến với 3 phương án quy định về các thành phần kinh tế theo hướng quy định cụ thể hay không về từng thành phần, giữ hay bỏ quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

    Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhận xét, nếu quy định đầy đủ các thành phần kinh tế như phương án 1 sẽ không bảo đảm tính khái quát và ổn định lâu dài của Hiến pháp do nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Nếu không liệt kê các thành phần kinh tế như phương án 3 thì tuy bảo đảm tính khái quát, ổn định của Hiến pháp nhưng lại không thể hiện được định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta.

    Nghiêng về phương án 2, không quy định cụ thể các thành phần kinh tế nhưng khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, ông Lý lập luận, trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước và kinh tế nhà nước là rất quan trọng. UB Dự thảo Hiến pháp chốt quy định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

    Về vấn đề thu hồi đất, vẫn có nhiếu ý kiến đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp để thực hiện “các dự án phát triển kinh tế - xã hội” để tránh được việc lạm dụng trong thu hồi đất.

    Trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, Trưởng Ban biên tập khẳng định, vẫn cần thiết phải thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn trực tiếp với lợi ích của người sử dụng đất và doanh nghiệp nên cần phải quy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường.

    Điều luật quy định về vấn đề này, do vậy, được bổ sung thêm nội dung “Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.

    Một điểm mới được duy trì qua suốt quá trình thảo luận đến nay được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp rút vào phút cuối là quy định về Hội đồng Hiến pháp. Lý do đưa ra, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp là vấn đề mới, lại đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, nên trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành, trong đó, tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, nhất là UB Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc bảo vệ Hiến pháp là phù hợp. Vì vậy, quy định về Hội đồng Hiến pháp được đề nghị rút khỏi dự thảo trình ra Quốc hội lần này.

    P.Thảo

    “Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?" - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150831/co-tong-bi-thu-le-duan-va-nhung-cau-noi-dang-nho#sthash.bR2BLixp.dpuf
    “Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh ” - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150831/co-tong-bi-thu-le-duan-va-nhung-cau-noi-dang-nho#sthash.bR2BLixp.dpuf
    “Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh ” - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150831/co-tong-bi-thu-le-duan-va-nhung-cau-noi-dang-nho#sthash.bR2BLixp.dpuf
    “Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh ” - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150831/co-tong-bi-thu-le-duan-va-nhung-cau-noi-dang-nho#sthash.bR2BLixp.dpuf

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét