Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

DU LỊCH QUÁ KHỨ 6/e (Nam Kỳ-Lục Tỉnh)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Huỳnh Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bàn thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại khu đền mộ ở Tân An.
Nguyễn Huỳnh Đức (chữ Hán: 阮黃德; 1748 - 1819) là danh tướng và là công thần khai quốc của nhà Nguyễn. Ông là một trong số các võ quan cao cấp đầu triều Nguyễn, từng giữ chức Tổng trấn của cả Bắc Thành lẫn Gia Định Thành.

Thân thế

Trước ông có tên là Huỳnh Tường Đức(黃奉德), sau nhờ lập được nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là Nguyễn Huỳnh  , sinh trưởng tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
Ông xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương, đều theo phò chúa Nguyễn và đều được phong chức Cai đội. Năm 1731, cha và ông nội theo Điều khiển Trương Phước Vĩnh tham gia đánh dẹp cuộc nổi loạn Sá Tốt. Sau khi dẹp yên, vua Chân Lạp hoảng sợ, xin đem hai vùng đất là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng cho chúa Nguyễn Phúc Chú. Để tiện việc coi giữ, vị chúa này cho lập châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai hoang lập nghiệp. Từ đó, gia đình ông ở lại khai khẩn và lập nghiệp tại nơi sinh ra ông.

Sự nghiệp


Chân dung Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Huỳnh Đức là người có "dung mạo khôi ngô, khỏe mạnh hơn người, ai cũng coi ông là hổ tướng"  . Năm 1781, ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn. Sau, mặc dù chủ tướng bị chúa Nguyễn Phúc Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được lưu dùng.
Năm Nhâm Dần (1782), ông được phong chức Tiền quân. Từ đó về sau, cuộc đời ông gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt, Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man...Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh ban cho ông "quốc tính" và xem ông như người trong hoàng tộc  Từ đó, ông mang tên là "Nguyễn Huỳnh Đức" như đã kể trên.
Năm 1783, ông đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, nhưng bị thua, bị bắt cùng với 500 thuộc hạ. Chỉ huy quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ thấy ông khỏe mạnh, nên thu dùng. Ông chịu theo Tây Sơn nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh, chứ không đánh nhau với quân của chúa Nguyễn

Tranh thờ Nguyễn Huỳnh Đức
Năm 1786, Nguyễn Huỳnh Đức theo Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đánh nhau với quân Trịnh, rồi về làm Phó tướng cho Nguyễn Văn Duệ. Ông Duệ trước là tướng tâm phúc của Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Nguyễn Huệ. Muốn lợi dụng việc này để trốn về với chúa Nguyễn, Nguyễn Huỳnh Đức bàn với Nguyễn Văn Duệ rằng hãy theo đường tắt mà lẻn về với Nguyễn Nhạc. Tin lời, ông Duệ dẫn hơn 5000 quân băng rừng rậm về Quy Nhơn. Trên đường, Nguyễn Huỳnh Đức lựa dịp trốn sang Vạn Tượng rồi qua Xiêm La (Thái Lan). Nhưng khi ông đến nơi, chúa Nguyễn đã về Gia Định. Vua Xiêm La muốn giữ lại, nhưng ông cương quyết về với chúa Nguyễn.
Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công.
Năm 1810, ông được làm Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân. Năm 1816, ông trở về Nam làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức, cai quản toàn miền Nam.
Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (tức 27 tháng 10 năm 1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có 4 người con trai đều là võ quan, trong số đó có 2 người là rể của vua Gia Long.

Di tích Lăng Nguyễn Huỳnh Đức


Bía đá và ngôi mộ hình hộp chữ nhật của Nguyễn Huỳnh Đức.
Hiện nay, nơi quê quán của Nguyễn Huỳnh Đức ở Long An, có đền và mộ của ông, được dòng tộc giữ gìn khá tốt. Ngôi điện lợp ngói lưu ly xanh được gia tộc xây dựng năm 2000 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ Sài Gòn.
Tại đây có bức họa truyền thần được vẽ từ năm 1802 (ảnh), bộ ván độc mộc dài 3,4 m - rộng 1,8 m - dày 0,14 m, vốn là vật dụng của ông. Bên trong đền còn có 3 bộ lỗ bộ (đồ binh khí), lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi công trạng ông do vua Gia Long ngự ban. Ở cuối chánh điện có khám thờ với bức đại tự do vua Tự Đức đề tặng vào năm 1854. Bên trong đền còn lưu giữ chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của nhiều vua Nguyễn phong tặng. Đặc biệt, nơi điện thờ còn lưu giữ đoản kỷ do vua Xiêm La ban tặng vào năm 1789, khi ông đi sứ qua đó; một khánh lệnh bằng đồng do vua Gia Long ban tặng vào năm 1819.
Cách không xa đền là khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng từ thời Nguyễn , với nhiều cây sứ cổ thụ. Trước mộ có tấm bia đá cao 1,56 m - rộng 0,95 m được mang từ Huế vào. Mộ đấp nấm hình hộp: dài 3,4 m - rộng 2,7 m - cao 0,3 m (ảnh). Sau ngôi mộ là bình phong lớn có viết bài Thọ Phần Minh. Tất cả, được che chắn bằng những bức tường đá ong kiên cố. Trong khuôn viên này có cả thảy 9 cặp liễn đối, một bài minh, một bức bình phong bằng đá ong cao 3 m, có đắp nổi hoa văn hình cây đại thụ che mát cho đôi hươu...
Năm 1993, toàn thể khu di tích trên, được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là "di tích lịch sử cấp Quốc gia" theo số quyết định 534-QĐ/BT ký ngày 11 tháng 5 năm 1993  

Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1985 có tới 2 con đường mang tên Nguyễn Huỳnh Đức. Đường Nguyễn Huỳnh Đức của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Trần Tuấn Khảiquận 5, còn đường Nguyễn Huỳnh Đức của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Huỳnh Văn Bánh ở quận Phú Nhuận. Điều đặc biệt là cả hai con đường mang tên Nguyễn Huỳnh Đức này đều bị đổi tên vào cùng ngày 4 tháng 4 năm 1985. Ngoài ra trước năm 1976, quận 5 còn có phường Nguyễn Huỳnh Đức, ngày nay là địa bàn các phường 5 và 6 của quận 5.

Tôn Thọ Tường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tôn Thọ Tường (chữ Hán: 孫壽詳; 1825 - 1877) là một danh sĩ người Công Giáo sống vào thời nhà Nguyễn. Do ông cộng tác với thực dân Pháp nên bị nhiều trí thức người Việt chỉ trích mạnh mẽ.

Cuộc đời

Tôn Thọ Tường là người huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Ông vốn xuất thân trong một gia đình khoa hoạn, cha là Tôn Thọ Đức đỗ cử nhân, làm quan dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức. Ngay từ thời trẻ, Tôn Thọ Tường học ở Huế, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Năm 1840, cha qua đời, nên việc học ông bị dở dang, đến năm 30 tuổi vẫn chưa đỗ đạt gì.
Năm 1855, Tôn Thọ Tường được tập ấm làm quan, nhưng chỉ được giao một chức quan võ, không hợp với khả năng nên ông từ chối. Vì túng thiếu, ông phải đi làm bài thi mướn để lấy tiền. Việc bại lộ, ông bị bắt giải về Kinh đô Huế. Vua Tự Đức xét đến công lao của cha ông và nhận thấy ông cũng là người có tài nên gia ơn tha tội  
Ông trở về Nam, khi đi qua tỉnh Bình Thuận, các viên quan ở đây vì mến tài, muốn bổ ông chức thông phán, nhưng bộ Lại không chấp nhận. Việc này càng làm cho Tôn Thọ Tường bất mãn triều đình Huế[2].
Đến Gia Định, ông lập lại Bạch Mai thi xã, để cùng các bạn xướng vịnh. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông được chính quyền mới mời ra nhận chức tri phủ Tân Bình, nên được người đời gọi là Phủ Ba Tường. Đô đốc Bonard muốn dùng ông dùng uy tín của mình để dụ hàng Trương Định, nhưng không thành công. Năm 1863, ông được cử làm ký lục trong phái bộ của Phan Thanh Giản sang PhápTây Ban Nha.
Năm 1867, ông được nhà cầm quyền Pháp phái về Ba Tri (Bến Tre) để dụ hàng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng hai người con Phan Thanh GiảnPhan TônPhan Liêm, nhưng thất bại.
Năm 1871, ông được thăng đốc phủ sứ
Tháng 2 năm 1872, viên chủ quận Vũng Liêm tên Thực bị nghĩa quân ở nơi đó giết chết, ông được cử đến thay. Sau, vì không ổn định được tình hình nơi ông cai quản , nhà cầm quyền Pháp rút ông về dạy Hán văn ở trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires) Nam Kỳ.
Năm 1873, ông được tham dự phái đoàn của Pháp sang Trung Quốc hai tháng. Năm 1875, Tôn Thọ Tường làm việc dưới quyền của Tổng Lãnh sự Pháp De Kergaradec ở Bắc Kỳ.
Năm 1877, trong một lần theo viên lãnh sự này đi quan sát miền thượng du Bắc Kỳ, ông mắc bệnh sốt rét ác tính rồi mất.

Nhận xét

Tôn Thọ Tường được đánh giá là một nhà thơ có thi tài được thể hiện qua một số bài thơ có hình tượng nghệ thuật như Đĩ già đi tu, Từ thứ qui Tào, Cây mai, Mười bài tự thuật...Đương thời, Tường bị các trí thức người Việt, đặc biệt hơn cả là Phan Văn Trị lên án, chỉ trích do làm việc cho người Pháp là kẻ xâm lược.
Năm 1966, GS. Trịnh Vân Thanh có nêu lên một nhận xét khá công tâm hơn
Với một tâm trạng đau khổ, luôn bị dằn dặt của Tôn Thọ Tường, chúng ta thấy ông không phải là người đánh mất cả lương tri. Việc vận động với người Pháp để xin ân xá cho Bùi Hữu Nghĩa, nhẫn nhục nhận lấy những lời thóa mạ, nguyền rủa của Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu...mà không tìm cách trả thù hay ám hại, chứng tỏ Tường vẫn còn biết trọng nho phong, sĩ khí...

Đường phố

Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới 2 con đường mang tên Tôn Thọ Tường. Đường Tôn Thọ Tường của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Tạ Uyên đi qua quận 5 và quận 11, còn đường Tôn Thọ Tường của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Phan Văn Hân ở quận Bình Thạnh.

Phan Văn Trị

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Văn Trị

Tượng Phan Văn Trị trong Bảo tàng thành phố Cần Thơ
Sinh năm 1830
Bến Tre
Mất 22 tháng 6, 1910 (80 tuổi)
Phong Điền, Cần Thơ
Công việc Nhà thơ
Phan Văn Trị (潘文值, 18301910); là một nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt.

Tiểu sử

Phan Văn Trị sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre).
Khoảng năm 18471848, ông đến làng Hạnh Thông Tây, Gia Định (nay là Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) trú ngụ tại nhà người thân để học.
Khoa thi Hương năm Tự Đức thứ 3 (Kỷ Dậu, 1849), ông đỗ thứ 10 trên 17 Cử nhân . Năm ấy, ông vừa tròn 19 tuổi.
Với tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng buồn vì thời cuộc cứ rối ren... ông không ra làm quan, mà về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An). Sau, ông tị địa về Vĩnh Long, rồi về Phong Điền (Cần Thơ). Ở đó, ông dạy học, bốc thuốc và làm thơ...
Phan Văn Trị mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (22 tháng 6 năm 1910) tại làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), thọ 80tuổi.

Sự nghiệp văn chương


Khu đền thờ và mộ Phan Văn Trị.
Phan Văn Trị sáng tác nhiều nhưng hiện chỉ mới tìm được khoảng trăm bài bao gồm thơ vịnh vật như: "Con mèo", "Cái cối xay", "Hột lúa", "Con rận", "Cào cào", "Con cóc",... và chùm thơ họa lại 10 bài thơ của Tôn Thọ Tường.
Trước khi thực dân Pháp đến, Phan Văn Trị thường vịnh cảnh, vịnh vật để bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam Kỳ, ông làm thơ yêu nước.
Lòng yêu nước ấy chan chứa trong bài thơ tiêu biểu sau:
Thất tỉnh Vĩnh Long
Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai, dạ xót xa.
Uốn khúc sông rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa
Tan nhà cám nỗi câu ly hận,
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta.
Và khi quân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm nổ ra tại Láng Hầm, cạnh Phong Điền. Để tỏ lòng tiếc thương những nghĩa sĩ đã bỏ mình, Phan Văn Trị đã làm hai câu đối thật xúc động:
Võ kiếm xung thiên, Ba Láng giang đầu lưu hận huyết.
Văn tinh lạc địa, Trà Niềng thôn lý đãi sầu nhan.
Tạm dịch:
Kiếm võ ngút trời, Ba láng sông sâu tràn hận huyết.
Sao văn sa đất, Trà Niềng thôn xóm thảy sầu mang.

Mộ Phan Văn Trị và vợ.
Mặt khác, nói về mảng thơ mang tính chiến đấu của ông, nhà thơ Bảo Định Giang nêu nhận xét:
Sau Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo, nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất đau, khiến đối phương không cựa quậy được...
Và một điều ai cũng rõ: Phan Văn Trị dùng bút đánh Tôn Thọ Tường, không đơn giản như đánh một tên tay sai võ biền dung tục …mà đối thủ của ông là bạn cũ, từng xướng họa với ông ở Thi xã Bạch Mai  ngày nào... Để rồi bằng sức mạnh chính nghĩa, Phan Văn Trị đã giáng cho đối thủ của mình những đòn bất ngờ, giành thế chủ động từ đầu đến cuối..."
Trong Bản lược đồ văn học VN, GS. Thanh Lãng cũng đã viết:
Phan Văn Trị là phát ngôn viên cho phe chủ chiến. Chính ông đã đập vỡ cái thành trì yên lặng của nhà Nho, xung phong đứng ra tố cáo và kết án phái chủ hòa. Mỗi khi phe địch lên tiếng biện hộ, thanh minh... là ông lại viết bài vạch trần mưu mô, tâm địa thấp hèn của họ. Cái mới mà Phan Văn Trị đưa vào văn học thế hệ này chính là ở chỗ đó... 
Đề cập vai trò của ông trong cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường, Từ điển văn học (bộ mới) có đoạn:
Bị dư luận lên án gay gắt, Tôn Thọ Tường làm bài thơ "Từ Thứ quy Tào" để ngụy biện, chống đỡ cho hành động phản dân hại nước của y. Phan Văn Trị công kích luận điệu của Tường bằng bài thơ "Hát bội".
Cuộc bút chiến dưới hình thức họa thơ nổ ra từ đó. Tôn Thọ Tường làm 10 bài thơ liên hoàn tự thuật, tán dương sức mạnh vật chất của thực dân, cho rằng lực lượng kháng chiến non kém khó mà địch nổi, và trong thực tế cuộc kháng chiến đang lâm vào cảnh bi thảm. Cho nên người trí thức khôn ngoan là phải biết tùy thời mà ở.
Họa lại những bài thơ ấy, Phan Văn Trị đã mắng Tôn Thọ Tường bằng những lập luận sắc sảo, bằng những hình tượng độc đáo, rất đắt...Trong cuộc họa thơ này, Phan Văn Trị đã lôi cuốn được đông đảo sĩ phu Nam Kỳ vào cuộc như Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu.. 
Trích một bài thơ họa:
Hơn thua chưa quyết đó cùng đây,
Chẳng đã nên ta phải thế này.
Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy,
Cồn Rồng dầu mặc muội tro bay.
Nuôi muông giết thỏ còn chờ thủa,
Bủa lưới săn nai cũng có ngày.
Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá, há lung lay.

Tưởng nhớ


Tấm bia mộ khi xưa đặt trước nấm mộ đất của Phan Văn Trị.
Đức độ và tài năng của Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm phục. Trong số đó có cai tổng Định Bảo tên là Lê Quang Chiểu  xem ông như một bậc thầy, nên đã giới thiệu người em gái con cô con cậu là Đinh Thị Thanh[8](183526 tháng 6 năm 1911) kết duyên cùng ông Trị.
Ông Chiểu cũng cho người dựng một mái nhà tranh lá cho Phan Văn Trị nương náu và khi ông Trị mất đã được chôn trên phần đất của vị cai tổng này.
Ngày trước, mộ Phan Văn Trị chỉ là một nấm mồ bằng đất giản dị  Năm 2005, chính quyền cùng nhân dân đã cho xây dựng đền thờ, trùng tu phần mộ Phan Văn Trị và cải táng mộ vợ ông ở gần đó về nằm cận kề, trong khu đất rộng, phía trước là con lộ trải nhựa rộng khoảng 5 m và con rạch Cái Tắc, thuộc ấp Nhơn Lộc I, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thành một nơi khang trang, rộng rãi và đẹp đẽ. và hàng năm, đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể.
Trước 1975, vì là vùng chịu nhiều bom đạn, nên cơ ngơi bằng gạch bề thế của ông Chiểu cũng đã đổ nát hết, và căn nhà tre lá của cử nhân Trị cũng không còn sót lại bất cứ vật dụng gì. Tại xã Thạnh Phú Đông, quê hương Phan Văn Trị, đầu năm 1998, chính quyền huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) cũng đã cho xây dựng nhà tưởng niệm Phan Văn Trị. Công trình đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 89 năm ngày mất của ông (22 tháng 6 năm 1999).
Hiện nay, nhiều trường học, đường phố ở nhiều nơi mang tên Phan Văn Trị.

Khu di tích lịch sử mộ Phan Văn Trị

Thứ tư, 14/01/2015 16:07

Khu di tích mộ Phan Văn Trị nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2400 m2, trong khu vực có nhiều vườn cây trái sum xuê trĩu cành, cách thành phố Cần Thơ 16km. Thuộc Ấp Nhơn Lộc 1, Thị Trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành Phố Cần Thơ. Trước đây phần mộ của Ông chỉ là một ngôi mộ bằng đất đơn giản. Năm 2005 , chính quyền cùng nhân dân đã cho xây dựng đền thờ, trùng tu phần mộ và cải táng mộ vợ ông ở gần đó về nằm cận kề.

di tich lich su cu phan van triDi tích lịch sử mộ nhà thơ Phan Văn Trị
 Từ thành phố Cần Thơ theo quốc lộ 1, đi về hướng Sóc Trăng tới cầu Cái Răng rẽ phải chạy theo tỉnh lộ 923 (ven sông), du khách sẽ đi qua vùng cây ăn trái nổi tiếng và đến mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, ở ấp Nhơn Lộc 1, Thị Trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Di tích mộ cụ Phan Văn Trị đã được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia năm 1991.
khu tuong niem cu phan van triKhu tưởng niệm cụ Phan Văn Trị
Năm 2005, huyện Phong Điền tiến hành cải tạo mở rộng di tích với quy mô 3.000 m2. Công trình khánh thành năm 2006, nhân dịp kỷ niệm 96 năm ngày giỗ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị. Nằm giữa miệt vườn, di tích có cảnh quan lý tưởng với sông sâu phía trước vườn cây vây quanh tạo không gian yên bình, cổ kính, là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch tìm về cội nguồn văn hoá dân tộc. Khu di tích gồm nhiều hạng mục: nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, nhà chờ…. Ngoài ra còn có các văn bia đá khắc họa lại những bài thơ nổi tiếng của Cụ.
van bia da trong khu tuong niem phan van triVăn bia đá khắc họa lại những bài thơ nổi tiếng của Cụ Phan Văn Trị
Phan Văn Trị người đời thường gọi ông là Cử Trị, Ông sinh năm 1830 tại làng Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh và đậu cử nhân năm 19 tuổi tại kỳ thi Hương của trường Gia Định năm 1849. Nhưng thấy thời cuộc rối ren Ông không ra làm quan mà về dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An), sau dời về làng Nhơn Ái, (nay là huyện Phong Điền, thành phố cần Thơ), vừa dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và làm thơ ca ngợi ý chí của các sĩ phu yêu nước .
Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị qua đời ngày 22 tháng 6 (âm lịch) năm 1910, tại làng Nhơn Ái, huyện Phong Điền và được bà con an táng trong vườn nhà ông Lê Tiến Dũng, ấp Nhơn Lộc I, xã Nhơn Ái. Tuy nhiên, để che mắt người Pháp, dân làng đã tổ chức lễ an táng giả tại chùa Vạn Linh, xã Long Hoà (nay là phường Long Hoà, quận Bình Thủy). Vì thế, sau này có thời người ta tranh luận nhau về ngôi mộ thật của Phan Văn Trị. Vì mục đích che giấu người Pháp và tay sai của Pháp, ngôi mộ thật của cụ Phan không được đắp nấm, không có tam cấp, cũng không có mộ bia, chỉ là một nấm đất nằm lẻ loi trên thảm cỏ xanh, xung quanh là rừng cây vắng lặng. Sau này, khi tình hình lắng dịu, dân làng Nhơn Ái mới đắp lại mộ và dựng bia (tấm bia mộ này hiện nay đã lạc mất).
mo ong phan van tri va ba dinh thi thanhMộ cụ Phan Văn Trị và bà Đinh Thị Thanh
Cử nhân Phan Văn Trị là một nhà thơ yêu nước, không cam lòng  trước cảnh nước mất nhà tan, ông cùng với các sĩ phu tiết nghĩa thời bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt… dùng ngòi bút, tinh thần bất khuất để đả kích quân ngoại xâm và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Khi còn ở Vĩnh Long (1862-1868), ông cùng với nhiều sĩ phu yêu nước đề xướng và phát động phong trào bất hợp tác với giặc, khiến Pháp gặp nhiều lúng túng trong việc xây dựng bộ máy cai trị tại miền Nam.
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Ông đã để lại trong lịch sử và văn học sử nước nhà một dấu ấn đẹp và là một  tấm gương sáng để các thế hệ con cháu noi theo trong học tập và xây dựng quê hương đất nước.
Lyly
24 bài thơ xướng họa của
Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị
LýTrầnLêNguyễn / Paris sưu tầm
08 tháng 1, 2011
Mừng Dương Lịch 2011
Nhóm LýTrầnLêNguyễn / Paris sưu tầm và kính chuyển đến quý liệt vị cùng thưởng thức 24 bài thơ xướng họa của Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Đồng thời cũng là dịp đọc lại trang sử Việt Nam Cận Đại lúc Thực dân Pháp xâm chiếm Tổ Quốc chúng ta với sự hổ trợ cuồng nhiệt của Cường Lực Quốc Tế.
24 bài thơ đường luật xướng họa, thể hiện một cuộc bút chiến giữa hai phe. Kính mời Quý Liệt Vị Trưởng Thượng nhận xét và phẩm bình.

Một bên là :
Tân tòng Da Tô giáo, tay sai Thực dân Pháp thực hiện nền Thống trị trên quê hương VN
Bài xướng : Tôn Thọ Tường
Một bên là :
Sĩ phu Văn Thân chống Pháp và Cường quyền quyết dành lại Độc lập cho quê hương VN
Bài họa : Phan Văn Trị
10 bài thơ liên hoàn " Giang san ba tỉnh"
Giang san ba tỉnh hảy còn đây,
Trời đất xui chi đến nỗi này ?
Chớp nhoáng thẳng bom dây thép kéo,
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay.
Xăn văn thầm tính, thương đòi chổ,
Khấp khởi riêng lo, biết những ngày.
Miệng cọp hàm rồng, chưa dễ chọc,
Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay !
1
Hơn thua chưa biết đó cùng đây,
Chẳng đã, nên ta mới thế này
Bến Nghé quản bao cơn lửa cháy,
Cồn Rồng dầu mặc bụi tro bay.
Nuôi muông giết thỏ còn chờ thủa,
Bủa lưới săn nai cũng có ngày.
Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá há lung lay !
Thày lay lại chuốc lấy danh nhơ,
Ai mượn mình lo chuyện bá vơ ?
Trẻ dại, giếng sâu, lòng chẳng nỡ,
Đường xa, ngày tối, tuổi không chờ.
Áo xiêm chán thấy xăn tay thợ,
Xe ngựa nào toan gỡ nước cờ.
Rủi rủi may may đâu đã chắc ,
Miệng lằn lưỡi mối hãy tai ngơ !
2
Lung lay lòng sắt đã mang nhơ,
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ !
Người trí mảng lo danh chẳng chói,
Đứa ngu mới sợ tuổi không chờ.
Bài hòađã sẳn trong tay thợ,
Việc đánh chưa thua giống cuộc cờ.
Chưa trả thù nhà đền nợ nước,
Dám đâu mắt lấp lại tai ngơ !
Tai ngơ mắt lấp buổi tan tành, ,
Nghĩ việc đời thêm hổ việc mình.
Nghi ngút tro tàn nhà đạo nghĩa,
Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh
Hai bên vai gánh ba giềng nặng,
Trăm tạ chuông treo một sợi mành.
Trâu ngựa dầu kêu, kêu cũng chịu,
Thân còn chẳng kể, kể chi danh !
3
Tai ngơ sao được lúc tan tành
Luống biết trách người chẳng trách mình.
Đến thế còn khoe danh đạo nghĩa,
Như vầy cũng gọi cửa trâm anh.
Khe sâu vụng tính dung thuyền nhỏ,
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành.
Thân có, ắt danh tua phải có,
Khuyên người ái trọng cái thân danh.
Kể chi danh phận lúc tan hoang,
Biển rộng trời cao nghĩ lại càng.
Lên núi bắt hùm chưa dể láo,
Vào sông đánh cá, há rằng oan.
Người giương mắt ngạo đôi tròng bạc,
Kẻ ứa gan trung bảy lá vàng.
Chiu chít thương bầy gà mất mẹ,
Cũng là gắng gỏi, dám khoe khoang !
4
Thân danh chẳng kể, thiệt thằng hoang!
Đốt sáp nên tro lụy chẳng càn ...
Hai cửa trâm anh xô sấp ngữa,
Một nhà danh giáo xáo tan hoang.
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc,
Người khó xăn văn mới gặp vàng.
Thương kẻ đồng văn nên phải nhắc,
Dễ ta đâu dám tiếng khoe khoang.
Khoe khoang sức giỏi cậy tài khôn.
Múa mép khua môi cũng một phồn.
Tơ vấn cánh ruồi kinh trí nhện,
Gió đưa hơi cọp khiếp oai chồn.
Siêng lo há đợi cơm kề miệng,
Chậm tính nào ngờ nước đến trôn.
Hay dở chuyện đời còn lắm lối,
Múa men xin hãy chớ bôn chôn.
5
Khoe khoang việc phải mới rằng khôn.
Kẻ vạy người ngay há một phồn !
Hồng dẫu hư lông đâu sợ sẻ,
Hùm như thất thế dễ thua chồn.
Ngươi Nhan sá ngại dao kề lưỡi,
Họ Khuất nào lo nước đến trôn.
Tháy máy gặp thời ta sẽ động,
Muốn nên việc lớn chớ bôn chôn.
Hảy chớ bôn chôn việc cửa nhà,
Sau này còn ngại nỗi đàng xa.
Ma duồng cơn ngặt lung hai trẻ,
Trời mỏn lòng thương xót một già.
Lái đã vững vàng cơn sóng lượn,
Thoi toan đan dệt lúc mưa sa.
Ở đời há dễ quên đời được,
Tình thiệt so hơn cũng gọi là ...
6
Bôn chôn cũng bởi bận vì nhà,
Dám trách người xưa chửa tính xa?
Hăm hở hãy đang hăng sức trẻ,
Chìu lòn e cũng mỏn hơi già.
Mồi thơm cá quý câu không nhạy,
Cung yếu chim cao bắn chẳng sa.
Đáy giếng trông trời giương mắt ếch,
Làm người như vậy cũng rằng là ...
Cũng gọi là người ắt phải lo,
Có hay chịu khó mới nên trò.
Bạc mông mênh biển cầu toan bắc,
Xanh mịt mù trời thước rắp đo.
Nước ngược chống lên thuyền một mái,
Gác cao bó lại sách trăm pho.
Lòng này dầu hỏi mà không hổ,
Lặng xét thầm soi cũng biết cho
7
Rằng là người trí cũng xa lo,
Nhuần nhã kinh luân mới phải trò.
Ngay vạy nảy ra cho biết mực,
Thấp cao trông thấy há rằng đo.
Xe Châu nào đợi kinh năm bộ,
Níp Tống vừa đầy sách nửa pho.
Chuốc miệng khen người nên cắc cớ:
Đạo trời ghét vạy há soi cho !
Đã biết cho chưa, hỡi những người,
Xin đừng tiếc hận, chớ chê cười !
Ví dầu, vật ấy còn roi dấu,
Bao quản thân này chịu dể ngươi.
Trăng giữa ba thu mây cũng tỏ,
Hoa trong chín hạ nắng càng tươi.
Khó lòng mình biết lòng mình khó.
Lòn lỏi công trình kể mấy mươi.
8
Soi cho cũng biết ấy là người.
Chẳng tiếc thân danh, luống sợ cười;
Ba cõi may dầu in lại cũ,
Đôi tròng trông đã thấy không ngươi.
Ngọc lành nhiều vết coi sao lịch,
Thợ vụng ít màu nhuộm chẳng tươi.
Đứa dại trót đời, già cũng dại,
Lựa là tuổi mới một đôi mươi.
Kể mấy mươi năm nước lễ văn,
Rắn dài, beo lớn, thế khôn ngăn;
Bốn đời, chung đội ơn nuôi dạy, ,
Ba tỉnh, riêng lo việc ở ăn.
Hết sức người theo trời chẳng kịp,
Hoài công chim lấp biển không bằng.
Phải sao chịu vậy thôi thì chớ,
Nhắm mắt đưa chân lỗi đạo hằng.
9
Một đôi mươi uổng tính xăn văn,
Đất lở ai mà dễ dám ngăn ?
Nong nả dốc vun nền đạo nghĩa
Xốn xang nào tưởng việc làm ăn.
Thương người vì nước ngồi không vững,
Trách kẻ cầm cân kéo chẳng bằng.
Gió mạnh mới hay cây cỏ cứng,
Dõi theo người trước giữ năm hằng.
Đạo hằng chi trước thảo cùng ngay,
Lỗi đạo sao cho đáng mặt thầy.
Đất quét đã đành bia lỗ miệng,
Chén tràn e nỗi trở bàn tay.
Nghĩa đen dạy trẻ tranh còn lấp,
Mặt trắng xem trời cánh khó bay.
Chí muốn ngày nào cho được toại ?
Giang san ba tỉnh hãy còn đây !
10
Năm hằng vốn thiệt thảo cùng ngay,
Cuộc ấy ai xui khéo bận thầy.
Gặp lúc chẳng may nên ngậm miệng,
Chờ khi tháy máy sẽ ra tay.
Nổi chìm mặt thế tình dày mỏng,
Cao thấp dầu ta sức nhảy bay.
Một trận gió đưa xiêu ngã cỏ,
Hơn thua chưa quyết đó cùng đây.
Tôn Phu Nhân quy Thục
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng,
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông!
Lìa Ngô, bịn rịn chòm mây bạc,
Về Hán, trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi,
Đá vàng chi để thẹn núi sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn :
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng.

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng,
Mặt ngã trời chiều biệt cõi Đông.
Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng,*
Duyên về đất Thục đượm màu hồng.
Hai vai tơ tóc bền trời đất,
Một gánh cang thường nâng núi sông
Anh hởi ! Tôn Quyền : anh có biết ?
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng.

* có sách viết :
Khói tỏa trời Ngô chen thức bạc,
Từ Thứ quy Tào
Thảo đâu dám sánh kẻ cày voi,*
Muối xát lòng ai, nấy mặn mòi.
Ở Hán hãy còn nhiều cột cả,
Về Tào chi sá một cây còi !
Bâng khuâng nhớ mẹ khôn nâng chén,
Bịn rịn trông vua biếng giở roi.
Chẳng đặng khôn Lưu đành dại Ngụy,
Thân này xin gác ngoại vòng thoi!
* Vua Thuấn đi cày bằng voi

Quá bị trên đầu nhát búa voi,
Kinh luân đâu nữa để khoe mòi.
Xăn văn ruổi Ngụy mây ùn đám,
Dáo dác xa Lưu, gió thổi còi.
Đất Hứa nhớ thân sa giọt tủi,**
Thành Tương mến chúa nhẹ tay roi!
Về Tào miệng ngậm như bình kín,
Trân trọng lời vàng đáng mấy thoi ?
** Đất Hứa : tỉnh Hứa Xương

Bàn về hai bài thơ xướng , họa :Tôn phu nhân quy Thục .
11-10-2011
Mỹ nhân.JPG 
Lấy tích từ truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa.
TÔN PHU NHÂN QUI THỤC* 
Bài xướng:

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
 
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
 
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
 
Về Hán trau tria mảnh má hồng
 
Son phấn thà cam dày gió bụi
 
Đá vàng chi để thẹn non sông
 
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
 
Thà mất lòng anh được bụng chồng
 
                    
 
Tôn Thọ Tường
Bài họa:

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
 
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
 
Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng
 
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
 
Hai vai tơ tóc bền trời đất
 
Một gánh cương thường nặng núi sông
 
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
 
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
 
                            
 
Phan Văn Trị
*Ghi chú: 
Lấy tích từ truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa.

         Tôn Phu Nhân là em ruột Tôn Quyền, vua nước Đông Ngô đời Tam Quốc. Vì việc tranh giành đất đai, Tôn Quyền theo kế của quân sư Châu Du tự là Công Cẩn giả bộ cầu thân với Lưu Bị vua nước Hán (đất Thục). Tôn Quyền mời Lưu Bị qua Giang Đông nói là gả em gái để kết tình lân bang giao hảo, định dùng phục binh giết chết trong tiệc rượu. Âm mưu sắp đặt bí mật không tiết lộ bên ngoài. Khổng Minh là quân sư của Lưu Bị biết rõ âm mưu sâu độc của Tôn Quyền liền bày kế cho Lưu Bị khi sang đất Ngô tuyên bố ầm lên là mình được Tôn Quyền mời sang gả em gái. Việc nầy thấu tai đến bà Ngô Quốc Thái, mẹ của Tôn Quyền. Biết đó là mưu mô xảo quyệt, Bà cho gọi Tôn Quyền vào mắng cho một trận, rằng tại sao lại dụng kế tiểu nhân để tiếng nhơ muôn đời. Nhận thấy Lưu Bị là người đạo đức nhân hòa, bà buộc Tôn Quyền phải tôn trọng lời hứa và nhất quyết gả con gái cho Lưu Bị. Tôn Phu Nhân không rõ mưu kế của anh, vâng lời mẹ kết duyên với Lưu Bị. 
     Thất bại mưu kế hại Lưu Bị, Tôn Quyền định dùng quyền tước và phú quý mua chuộc Lưu Bị để cầm chân ông ở Đông Ngô. Nhưng theo kế sắp sẵn của Khổng Minh và lòng cương quyết theo chồng cho trọn đạo tòng phu của Tôn Phu Nhân, nên cả hai vợ chồng Lưu Bị trở về đất Hán được bình yên.

                  Phần bình thơ

Nhìn lại cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường qua bài thơ Tôn Phu Nhân Qui Thục
 . Một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn học Việt Nam đó là cuộc bút chiến, xướng họa thơ giữa hai nhà Nho  Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường trong thời điểm đất nước đang bị thực dân Pháp xâm lược. Cuộc bút chiến nầy đã góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà, có thể gọi một hiện tượng "vô tiền khoáng hậu". Việc họa thơ văn từ trước tới nay vẫn thường xảy ra trên văn đàn, nhưng họa xướng theo đúng nghĩa của nó, xem ra chỉ có Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường. Thiết nghĩ cũng nên đưa ra đây một thí dụ, để chúng ta cùng tham khảo. 
        1.
 
Tôn Thọ Tường 
Tôn Thọ Tường quê làng Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Cháu một vị công thần nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1825, mất 1877 tại huyện Bình Dương. Thuở nhỏ học ở Huế, nổi tiếng văn hay chữ tốt, trượt thi Hương vào Gia Định lập "Tao Đàn Bạch Mai Thi Xã" ở chùa Cây Mai. Năm 1855, ông được tập ấm làm quan.
 
       Sau khi thành Vĩnh Long thất thủ (1862), Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, ông ra giúp chính phủ Pháp, làm tri phủ Tân Bình, trấn nhậm Saigon. Tuy tận tình với chức vụ, nhưng không một cử chỉ, một lời nói cùng một hành động nào tùy tiện cả. Bởi thế, các quan đầu phòng người Pháp hết lòng kính nể, sau được thăng Đốc Phủ Sứ. Ông theo viên lãnh sự Pháp ra miền bắc quan sát miền thượng du và bị bệnh chết.
 
         Ra làm quan hơn 15 năm, Tôn Thọ Tường vẫn nghèo như trước.
 
      Ngoài một quan lại, ông còn là nhà thơ có tài được thể hiện qua một số bài thơ có hình tượng nghệ thuật như Đĩ già đi tu, Tứ Thứ qui Tào, Vịnh Cây mai, Tôn Phu Nhân Qui Thục ...
     Có lẽ trong thâm tâm, ông tha thiết mong mỏi cho những công trình chánh đáng mà âm thầm của mình sẽ giúp ích đôi chút cho quê hương đất nước và đồng bào chủng tộc.
 
     Đọc lại tất cả thơ văn của ông, chúng ta nhận thấy một điều ông luôn bày tỏ niềm u uất vì những tiếng khích bác của những người đồng hội. Ông gửi tâm sự vào mười bài Tự Thán, Tôn Phu Nhân Qui Thục, Từ Thứ Qui Tào…
 
       Trong bài "Tôn Phu Nhân Quy Thục" ông đã mượn tấm lòng băn khoăn, đau khổ lưu luyến giữa tình và hiếu của người đàn bà quý phái nước Ngô, đau lòng ra đi theo chồng cho trọn đạo tòng phu, qua đó để biện hộ cho lập trường "tiến thoái lưỡng nan" của mình khi ra hợp tác với Pháp. Tâm trạng đó đã được phô diễn rõ rệt trong những chữ "bịn rịn, trau tria…" Vì lúc bấy giờ nhóm nho sĩ công kích Tôn Thọ Tường là theo Pháp…      Vì vậy cho nên ông luôn phải cố gắng vạch rõ thế nào là trung thành hợp lý. Theo ông thì chính sách bảo thủ của triều đình vua Tự Đức và tầng lớp nho sĩ đương thời đã đưa dân tộc vào con đường mất nước. Ngày xưa vì Tôn Quyền quá tin lời Châu Công Cẩn mà Tôn Phu Nhân phải đau khổ về Thục. Thì ngày nay triều đình nhà Nguyễn cũng đã làm mất Lục tỉnh (Nam phần) khiến ông phải "dứt áo theo chồng". Ông ra đi không phải vì lợi danh mà đeo lấy một nhiệm vụ chính trị, "quyết tâm cứu nước".
 
     Bài thơ nầy Tôn Thọ Tường đã mượn tâm sự của người con gái đất Giang Đông đi lấy chồng ở đất Thục, để phân trần việc ông ra hợp tác với Pháp:
 
       
 
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng 
Mấy chữ "cật ngựa thanh gươm" trong câu thơ trên, tác giả làm cho chúng ta hình dung lại cảnh Tôn Phu Nhân cầm gươm, lên ngựa lìa bỏ đất Ngô để về Kinh Châu với Lưu Bị.  Những chữ nầy cũng nhắc lại việc Tôn Phu Nhân đứng ra ngăn cản quân Ngô, phá tan mưu kế của Chu Du để cứu chồng. 
      
 
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông 
Hành động như thế, Tôn Phu Nhân làm theo lẽ phải, đúng với đạo lý tam tòng của Nho giáo. Danh tiết của người con gái đất Giang Đông nhờ đó được sáng chói muôn đời.
 
      
 
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc 
Ra đi theo chồng là để tròn bổn phận làm vợ trong một hoàn cảnh rất éo le, bảo sao Tôn Phu Nhân không nhớ đến quê hương, lìa mẹ già và người anh đáng kính để theo chồng về đất Thục. Tôn Phu Nhân không dằn được nỗi nhớ nhung, luyến tiếc.
 
      
 
Về Hán trau tria mảnh mà hồng 
Trong cảnh não lòng ấy, nhưng Tôn Phu Nhân vẫn phải lo tròn bổn phận của người "sửa túi nâng khăn" dù biết rằng đức ông chồng của mình là người thù của anh, của quê hương mình.
      
 
Son phấn thà cam dày gió bụi 
       Đá vàng cho để thẹn non sông
 
  Đã trao thân gửi phận cho Lưu Bị rồi thì phải "bến nước mười hai" trong nhờ đục chịu, theo chồng về đất Thục dù nhan sắc có tàn phai theo năm tháng, Tôn Phu Nhân không thể nào lỗi đạo làm vợ được.
 
      
 
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn 
       Thà mất lòng anh đặng bụng chồng .
Tôn Phu nhân lại nhắn với kẻ tạo ra cuộc tình duyên bất ngờ ấy là Châu Công Cẩn rằng: "Thà mất lòng anh, chớ không thể phụ nghĩa chồng". Lời lẽ nầy tuy có vẻ sống sượng, nhưng đây là lời nói với Châu Du nên không đáng trách.
 
       Tại sao Tôn Thọ Tường có thái độ cương quyết như vậy ? Trong chuyến đi cùng sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình về việc ba tỉnh miền đông Nam phần (là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), ông thấy triều đình nhà Nguyễn chỉ lo bảo vệ mồ mả của bà Từ Dũ mà không lo gì cho dân chúng đang rên siết trong khói lửa của giặc Pháp. Hơn nữa ông cũng thấy sức mạnh quân sự hiện đại của Pháp. Và có ý khuyến khích phát triển văn minh theo kiểu Tây phương (như quan điểm của ông Nguyễn Trường Tộ).
 
      Dùng điển tích Tôn Phu Nhân để thanh minh việc làm của mình và để giới sĩ phu đương thời hiểu rõ tâm trạng mình, Tôn Thọ Tường đã vô tình đưa ra một đề tài trái hẳn với chủ đích của ông. Dù ông cố mượn lớp "phấn son" của người con gái đất Giang Đông "ngàn thu rạng tiết" để bào chữa cho việc theo Pháp của ông cũng vẫn không được mọi người tán thành. Vì một lẽ rất giản dị và dễ hiểu: Tôn Phu Nhân không thể là ông Đốc Phủ Sứ Tôn Thọ Tường, dù cả hai cùng một họ.
 
     Đã là kẻ sĩ, Tôn Thọ Tường tất phải hiểu rõ nhiệm vụ của bậc sĩ phu trong cơn quốc biến. Trong khi toàn dân đang nỗ lực chống xâm lăng thì họ Tôn lại ra hợp tác với thực dân Pháp. Muốn phân trần biện bạch với nhóm sĩ phu hiểu rõ hoàn cảnh trớ trêu đã xui mình ra hợp tác với kẻ thù dân tộc thì phải nhắn nhủ cái gì khác hơn, chớ sao lại quá liều lĩnh cho rằng "thà mất lòng anh đặng bụng chồng.
 
     2.
 
Phan Văn Trị 
    Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại làng Hưng Thạnh, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Thạnh Phú Đông, quận Giồng Trôm, tỉnh Kiến Hoà. Ông thi đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu, năm Tự Đức thứ hai (1849) tại Trường thi Gia Định, người ta thường gọi ông là Cử Trị. Cha tên là Phan Văn Tấn, làm quan khâm sai Chưởng tiền dinh Đô thống chế, đã bị triều đình nhà Nguyễn phạt chín đời không được làm quan. Vì thế khi đỗ đạt, Cử Trị không ra làm quan mà lui về sống nhàn tản ở quê hương, mở trường dạy học. Trong thời gian nầy ông kết bạn tâm giao với Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa. Nhân thấy Tôn Thọ Tường không còn giữ tiết tháo của một nhà Nho chân chính, theo ra hợp tác với Pháp, Phan văn Trị dùng thơ văn đả kích thóa mạ họ Tôn. Lúc bài "Tôn Phu Nhân Qui Thục" vừa ra đời, ông đã thấy ngay nhược điểm của Tôn Thọ Tường và lấy ngay đề tài, thể thơ mà họa lại nguyên vận bài thơ, hạ họ Tôn bằng ngón đòn thích đáng. Trước hết họ Phan nhận định: Tôn Phu Nhân là phận gái tất phải theo trọn đạo tam tòng. Mà đã theo chồng thì luân lý Nho giáo không cho phép người đàn bà nói tới nhiệm vụ chính trị, mà phải sống theo khuôn phép người làm vợ, phải e dè lúc ra đi.
 
     Họa lại nguyên vận bài "Tôn Phu Nhân Qui Thục" của Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị châm biếm và mỉa mai hành động ra hợp tác với Pháp của họ Tôn. Đứng về phương diện đạo lý Phan Văn Trị tán thành việc làm của người con gái đất Giang Đông, theo chồng để vẹn đạo tòng phu, tròn danh tiết…
 
      Phan văn Trị đã họa:
 
      
                 
Tôn Phu Nhân Qui Thục 
                      Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
 
                      Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
 
                      Ngút toả đồi Ngô ùn sắc trắng
 
                       Duyên về đất Thục đượm màu hồng
 
                       Hai vai tơ tóc bền trời đất
 
                       Một gánh cương thường nặng núi sông
 
                       Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
 
                       Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
 
                                                      
Phan Văn Trị 
Phan Văn Trị có dụng ý muốn cho Tôn Thọ Tường biết là Phu Nhân họ Tôn cũng như bao nhiêu người con gái khác "xuất giá tòng phu" thì phải "cài trâm sửa áo" chớ không thể "cật ngựa thanh gươm". Cử Trị đã ngầm bảo với họ Tôn rằng đã theo về với Pháp, thì nên "chỉnh tề khăn áo" chớ có oai vệ nỗi gì mà "cưỡi ngựa đeo gươm". 
      
 
Mặt ngả trời chiều biệt cõi đông 
Phan Văn Trị cho ta thấy Tôn Phu Nhân từ giã quê hương vào một buổi chiều tà, bị bao trùm một màu ảm đạm thê lương. Dùng những chữ "mặt ngả trời chiều", tác giả muốn nói đến cảnh đau thương của dân tộc đang đắm chìm trong khói lửa chiến tranh. Cử Trị muốn cho họ Tôn nhớ rằng người con gái của đất Giang Đông đã lìa quê trong một hoàn cảnh đau buồn, chớ không phải được "rạng tiết gái" cũng như họ Tôn đã theo Pháp trong khi nước non suy tàn, như vậy sao lại gọi là rạng rỡ.
 
      
 
Ngút tỏa đồi Ngô ùn sắc trắng 
       Duyên về đất Thục đượm màu hồng
 
Hình ảnh những đám mây trắng vào một buổi chiều thu nắng nhạt gợi lên trong lòng người ly hương mối sầu viễn xứ. Lìa
quê trong cảnh buồn bã như thế Tôn Phu Nhân chẳng bao giờ tưởng nhớ tới mẹ già và anh trai. Tác giả muốn ám chỉ việc họ Tôn theo Pháp trong lúc đất nước điêu tàn, nhân dân lầm than trước họa xâm lăng để hưởng sự vui sướng cho thân mình. 
      
 
Hai vai tơ tóc ngang trời đất 
       Một gánh cương thường nặng núi sông
 
Họ Phan nói thẳng với họ Tôn rằng: "Tôn Phu Nhân đã vẹn hai vai tơ tóc" và trọn đạo thờ chồng. Còn ông, ông theo về với Pháp có giữ được "gánh cương thường" không ? Nếu không, ông đã bất trung với đất nuớc, bất nghĩa đối với đồng bào chủng tộc, vậy còn khoe khoang đạo nghĩa làm gì nữa ? Ông là người bất chính, và khẳng định với Tôn Thọ Tường:
 
      
 
Anh hỡi! Tôn Quyền anh có biết 
       Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
 
    Khen Tôn Phu Nhân là người đàn bà, biết giữ tròn đạo nghĩa bao nhiêu thì họ Phan lại chê trách Tôn Thọ Tường bấy nhiêu. Tôn Thọ Tường là người đàn ông thì làm thế nào giống như trường hợp Tôn Phu Nhân được. Gái tiết hạnh phải làm tròn bổn phận người vợ hiền, còn trai ngay phải trọn đạo làm tôi đối với chúa. Trong lúc non sông nghiêng ngửa, Tôn Thọ Tường ra hợp tác với kẻ thù cướp nước thì sao lại gọi là "trai ngay" (tôi trung) được.
 
     Sau khi phá giải lợi dụng đề tài của Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị còn lớn tiếng bênh vực lập trường của nhóm nho sĩ yêu nước và quan điểm bút chiến của mình.
 
      3. Nhận xét tác dụng
 
Mục tiêu của Tôn Thọ Tường là giải bày tâm sự, của Phan Văn Trị là đả kích cá nhân. Nhưng nếu nhìn xa hơn ta có thể thấy ngay đó là tiếng nói của hai lớp người trong một giới nho sĩ: một đàng theo tiếng gọi của Tây phương, của nền văn minh cơ khí đang lần mò tìm chỗ trống ở Á châu, một đàng là tiếng nói của thành trì cổ kính, muốn giữ đúng quan điểm Nho gia, chứ không chịu lìa bỏ vai trò lãnh đạo của mình. Ảnh hưởng của cuộc đấu tranh bằng thi văn nầy được phổ biến sâu đậm trong nhân gian khiến cho vai trò uy tín của nhà Nho phải một phen lung lạc.
 
     Vì là một cuộc bút chiến, trong văn thơ của  Phan Văn Trị, và Tôn Thọ Tường chúng ta thấy không còn những vẻ phù phiếm, vốn rất phổ biến trong thơ văn thời bấy giờ, lời văn đi sát thực tế hơn với mục đích phục vụ nhân sinh, thúc đẩy nền văn học sử phát triển.
 
    Những vần thơ thời thế của Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường đã ghi lại những dấu vết của những biến cố lịch sử trong buổi giao thời của hai nền văn minh Đông-Tây bắt đầu va chạm.
 
        Cả hai ông đều dùng văn thơ để bày tỏ tâm sự và chí hướng, vì thế lời văn của hai ông có một giọng điệu chân thành, dễ rung cảm lòng ngưởi. Tạo ra một cuộc bút chiến, xướng họa thực sự đúng theo nghĩa của nó. Một hiện tượng hiếm thấy trong nền văn học Việt Nam .
 
         Đó mới thực sự là họa thơ. Từ đó về sau, thử hỏi có ai xướng họa thơ đúng và hay hơn hai ông .

                                            Diên Hồng

"Phan, Lâm mãi quốc - Triều đình khi dân !"


Thế kỷ XIX, nước Nam bế môn quan tỏa, dân chúng nghiệp chướng đói rách tơi bời thê thảm, nổi dậy như bầy ong vỡ tổ. "Đảng trưởng" Tự Đức và "Nhà nước Huế" chủ trương "tiêu diệt thế lực thù địch", cố giữ lấy chế độ lỗi thời triều đình vạn tuế cho quan chức thỏa thuê phè phỡn suốt đời.
Liên quân Pháp, Tây Ban Nha dòm ngó nước Nam suy yếu, bèn hè nhau viễn chinh xâm lược. Chúng đánh phá Đà Nẵng rồi bỏ vô Nam mưu chiếm Gia Định.
Tướng Nguyễn Tri Phương lập đại đồn Kỳ Hòa chống giữ. Sức yếu thế nhược, thành ra ngài liên tiếp thua trận mất đất.
" Quân Pháp và quân Y Pha Nho ở Sài gòn lúc bấy giờ chỉ có độ 1.000 người mà quân của Việt Nam ta thì có đến hơn một vạn người. Nhưng mà quân ta đã không luyện tập, lại không có súng ống như quân Tây. Mình chỉ có mấy khẩu súng cổ, bắn bằng đá lửa, đi xa độ 250 hay là 300 thước tây là cùng; còn súng đại bác thì toàn là súng nạp tiền mà bắn mười phát không đậu một. Lấy những quân lính ấy, những khí giới ấy mà đối địch với quân đã lập theo lối mới, thì đánh làm sao được. Bởi vậy cho nên xem trận đồ của Việt Nam ta từ đầu cho đến cuối, chỉ có cách đào hầm đào hố để làm thế thủ, chứ không bao giờ có thế công, mà người Tây thì lợi cả công lẫn thủ."


Quân Pháp vì thế hạ được đồn Kỳ Hoà, chiếm tỉnh Định Tường rồi vết dầu loang ra chiếm tiếp Biên Hòa, Vĩnh Long. Quan quân "chánh quy" triều đình bỏ chạy, dân chúng nghĩa quân khắp nơi tự động tiêu thổ kháng chiến, chống Tây xâm lược.
Bấy giờ miền Bắc, vô số "giặc giả" nhân cơ hội, kích thích dân chúng khởi nghĩa lật đổ nhà nước, tạo ra thế gọng kìm Nam Bắc khiến vua quan phải bạc tóc đối phó.
Triều đình Tự Đức chọn con đường bán nước hòa giặc, rảnh tay đối phó dân chúng cứu nguy chế độ. Hai đại quan Phan Thanh Giản (Tổng tài quốc sử quán), Lâm Duy Hiệp (Binh bộ thượng thơ), nhà vua sai cử vô Nam nghị hòa khiến bọn Pháp cũng ngạc nhiên sung sướng. Nhâm Tuất hòa ước (1862) ký kết, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) chủ quyền "Đại Pháp", nước Nam phải nộp thêm 4 triệu franc chiến phí. Đổi lại, Pháp giao trả Vĩnh Long để ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ vẫn thuộc triều đình.


Hòa ước Nhâm Tuất làm dân chúng sôi sục căm tức. Phan Thanh Giản , Lâm Duy Hiệp hóa ra hai kẻ mãi quốc cầu vinh. Triều đình xoa dịu dân bằng cách nghị tội Lâm, Phan.
Lâm bị tước phẩm hàm, uất ức mà chết. Riêng Phan được triều đình cử đi sứ Paris lập công "chuộc lại ba tỉnh".
Phái đoàn bộ ba Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đi sứ đến Tây kinh, gặp lúc "Pháp hoàng Nã Phá Luân đệ tam" đi nghỉ mát, đành ăn chờ ở chực sau một tháng mới gặp. Pháp hoàng vui vẻ ghi nhận ý kiến, hẹn đình nghị rồi mới sẽ đáp từ sau đó.
Ba sứ đáp tàu thủy lênh đênh về nước. Phan Thanh Giản nhiệm sở trấn thủ tỉnh Vĩnh Long. Quân Pháp ổn định cai trị miền Đông xong xả bèn đánh chiếm tiếp ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Đáng ra, quân triều đình phải kế sách hợp lực cùng dân chúng tiêu thổ kháng chiến, quân dân một lòng họa may cầm chân giặc giữ nước. Thế nhưng họ Phan chưa đánh đã thua, còn hối hả giục quân sĩ nộp hết thành trì cho bọn xâm lược, rồi uống thuốc độc tự sát !


Hậu sanh cụ Phan "mãi quốc" sau này có ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng nước VN CS, góp công đổi mới làm cho cuộc sống dân chúng dưới trào này bớt đi phần khốn khó. Cụ Phan "mãi quốc" được giới sử học "cách mệnh" xóa đi tội đồ bán nước, lý do mất nước "tất yếu lịch sử", cụ dâng đất cho giặc chỉ cầu mong dân được an ổn sống đời nô lệ, nên cũng gọi là có lòng yêu nước thương dân !
Đất nước nào cũng vậy, có lòng yêu nước mới sanh ra tinh thần giữ nước. Có giữ được nước mới còn tên quốc gia dân tộc mình để mà gọi. Chế độ cầm quyền của dân, do dân, vì dân thời sẽ đứng về phía dân, cùng toàn dân "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh", sanh ra sức mạnh giữ nước. Nhà nước nào ở trong tay bọn bán nước buôn dân, mưu cuộc sống vinh thân phì gia, thời chúng nó sẽ sẵn sàng mãi quốc cầu vinh, viện dẫn vô vàm lý tro lý trấu. Ngẫm nghĩ sai một ly đi xa một dặm, "Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khi dân" di họa ra, dân chúng sau này theo cụ Phan Bội Châu, "xối máu nóng rửa vết dơ nô lệ" rồi để cơ hội CS nắm quyền.


Link cố định 24/04/2013@9h46, 1895 lượt xem, viết bởi: tinnhiem
Chuyên mục: Quan sát cuộc sống

Nam bộ là khu vực mở cõi sau cùng của nước Việt. Tính từ khi Thượng đẳng công thần Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam định biên cương, thì Nam bộ mới hơn 300 năm. Vậy mà có biết bao biến động đã diễn ra trên vùng đất nhiều sức sống, lắm ân tình này.
Người đầu tiên đậu tiến sĩ mở hàng cho Nam bộ là cụ Phan Thanh Giản. Ông là người đa tài, xuất thân nghèo khổ, học giỏi, làm quan cho triều đình Nhà Nguyễn suốt ba đời Vua, đóng góp cho đất nước nhiều công trình giá trị từ văn chương, thơ phú, tới bộ lịch sử tầm cỡ quốc gia, nhưng cuối đời không trấn giữ được 3 tỉnh miền Tây trước giặc Pháp lắm mưu mô, ông phải nhịn ăn và uống thuốc tự vận để giữ lòng trung trinh với đất nước.

Tượng này có trước 1975, sau ngày thống nhất bị hạ bệ đem cất, giờ mới được đặt lại tại đền thờ, tượng cũng lắm trần ai.
Vậy mà, sử sách lại ghi ông là phản quốc, từ Vua đến dân nhiều nơi đều buộc phải hiểu như vậy. Nhưng nhân dân và người cùng thời với ông ở Nam bộ không muốn tin điều đó. Với họ, ông là một vi quan thanh liêm, cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, gần dân, biết lo cho dân cho nước. Tranh luận công tội về ông là tranh luận kéo dài giữa thế lực nhiều tư liệu lịch sử và quần chúng nhân dân chỉ có tấm chân tình, tưởng không có hồi kết.

Lịch sử vì vậy là một bộ môn luôn có nhiều biến động, đáng lý ra là rất hấp dẫn, vì những tài liệu nghiên cứu thường không chỉ có một nguồn mà rất đa dạng từ trong cho tới ngoài nước, từ dân cho đến quan, khắp mọi miền đất nước, đều có thể bổ sung nhiều tư liệu quý. Người diện dẫn ông bán nước và minh oan cho ông đều dựa vào những sử liệu đáng tin để làm luận cứ, trong đó có những câu thơ nữa, vì vậy việc tranh luận dù kéo dài nhưng rất thú vị.
Nhà văn Vũ Hạnh dẫn câu "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" để lên án Phan Thanh Giản. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư lại nói hai câu này xuất phát từ quê ông ở Hà Tĩnh do Trần Tấn và Đặng Như Mai tung lên để kéo quân vào kinh thành lật đổ triều đình nhà Nguyễn, còn dân Nam Kỳ vẫn tôn trọng triều đình. Với lại khẩu khí này không phải là khẩu khí của dân Nam Kỳ.

Trong bài "Điếu Phan Công" của Nguyễn Đình Chiểu, câu cuối như tiếng nấc của nhà thơ :
"Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thu".
GS Trần Thanh Đạm nhà nghiên cứu phê bình văn học nghĩ Gió Thu là từ trời Tây để nói cụ Đồ đã phê phán cụ Phan! Nhà văn Hoàng Lại Giang giải thích giúp Gió Thu ở đây là ngọn gió mát lành, ngọn gió mà dân mong đợi, hy vọng sớm chiều đã tắt. Khác với gió Tây, gió lạnh từ phương Tây thổi tới - chỉ thế giặc Tây :
"Ngày nào trời đất an ngôi cũ,
Mừng thấy non sông lặng gió Tây"

Đoc "Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh" mới thấy không ai hiểu, cảm thông và quý trọng Phan Thanh Giản bằng Nguyễn đình Chiểu:
"Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh,
Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc."

Một lần cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng, nếu tôi là Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương… thì tôi cũng làm như mấy ổng, đánh Tây tới cùng. Nhưng nếu tôi là Phan Thanh Giản, với tư cách một quan văn, một nhà ngoại giao, một đại thần đã từng chứng kiến cuộc chiến bại ở thành … Mỗi người yêu nước một cách khác nhau, Trương Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương… yêu nước theo cách của mấy ông. Cụ Đồ Chiểu yêu nước theo cách cụ Đồ Chiểu và Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Phan Thanh Giản.

"Mỗi người yêu nước theo cách của mình. Đừng bắt Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Trương Định và ngược lại cũng đừng bắt Trương Định yêu nước theo cách của Phan Thanh Giản".


Nhiều hội thảo về ông đã được tổ chức nhằm làm sáng tỏ thêm những điều còn tranh luận. Cuối cùng, ngày 24/1/2008, Cục Di sản văn hóa đã đồng ý các nhà sử học đánh giá cao công lao của cụ Phan Thanh Giản trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa. Như vậy sau hơn 140 năm kể từ ngày bị buộc tội phản quốc, công lao của cụ Phan Thanh Giản mới được khôi phục.


Văn Thánh miếu Tỉnh Vĩnh Long và bàn thờ cụ Phan nằm trong khuôn viên
Trước đó quần chúng nhân dân không bao giờ quên ông. Họ đã thờ ông trong Văn Miếu đặt tại tỉnh Vĩnh Long ngay khi ông lìa đời.

Đền thờ được trùng tu sau hội thảo năm 2003 đề nghị giải oan cho ông.
Năm 1970, một nhà tưởng niệm được dựng lên bên cạnh ngôi mộ đơn sơ của ông. Sau đó nhà này bị hoang phế rêu phong, mãi đến năm 2003, sau cuộc hội thảo lịch sử có những kết luận rõ ràng về cụ, Ông Võ Văn Kiệt đến thăm, và ngôi nhà mới được trùng tu lại. Sau ngày thống nhất, biết bao tượng đài, tên đường, tên trường học đã bị hạ bệ tháo dỡ chữ Phan Thanh Giản trong sự tiếc nuối của mọi người mà đến nay nhiều nơi vẫn chưa muốn dựng lại .

Hy vọng lịch sữ sẽ là môn học nhiều sinh động và hấp dẫn hơn, chứ lặng lẽ hoặc quá nhàm chán bằng những con số ngày tháng của những chiến công thời hiện đại chưa thể làm SVHS hăng hái học tập. Có một cháu học lớp sáu đang thi học kỳ hai, cháu đang ôn tập môn sử, bỗng cháu la lớn lên "không học được câu này!". Tìm hiểu mới biết, cháu đang học về chiến công của Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan…trong chính sử, bỗng có một câu hỏi rất lạ: Chi bộ đầu tiên ở quận… được thành lập năm nào, có bao nhiêu đảng viên và ai làm bí thư? Hỏi thế làm sao người lớn học vô chứ đừng nói trẻ lớp sáu. Thử hỏi mấy ông cán bộ đương chức hay đảng viên có biết điều ấy hôn mà đi dạy cho con trẻ ?

Mộ Cụ Bà lặng lẽ nằm xa
Về Bến Tre, thấy mộ cụ Phan Thanh Giản vẫn còn đó, người cháu đời thứ sáu vẫn luôn quét dọn hương khói hàng ngày, dù cục mịch như thuở nào nhưng không dấu niềm tự hào vì luôn bên cạnh mộ phần danh nhân nước Việt. Đây có lẽ là một ngôi mộ, một đền thờ đơn giản nhất của một người có công với nước, nhưng đã chịu bao thăng trầm đầy bi kịch của lịch sử.

Mộ ông rất gần gũi, không mang chút nào thần thánh hoá, hay hoà trộn những lễ bái cầu xin của bá tánh, góp sức công đức để phô trương, mà chỉ có những đóng góp rất thầm lặng của các cháu học sinh Trường Phan Thanh Giản gần đó như nén nhang, các băng ghế đá…. Thế hệ trẻ là người cần phải hiều rõ mọi việc để giữ nước non có tình đất tình người cho mãi mãi đời sau! Thầm lặng và vững chắc vẫn hơn. Dù sao cũng thấy niềm vui trở về khi đứng trước mộ cụ Phan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét