CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 5
-Vì sao con người còn muốn sống? Vì còn công lý!
-Vì sao xã hội còn tồn tại? Vì còn tình yêu thương!
----------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-Vì sao xã hội còn tồn tại? Vì còn tình yêu thương!
----------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
"Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa
Chủ nhật, 23/10/2011 - 01:38 AM (GMT+7)
Cảm
ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là
hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng
đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt
phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử
với nhau hơn.
Trong
nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới
người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ,
và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
Văn hóa cảm ơn và xin lỗi
Có những lời nói, những từ, chữ chỉ cần nghe qua một lần nhưng ta lại nhớ suốt đời. Đừng tiết kiệm lời cảm ơn và xin lỗi.
Nguyễn Hữu Hiếu
Đến độ tuổi này thì tôi nhận ra rằng tôi phải xin lỗi rất nhiều người
tôi gặp trong đời, đồng thời cũng phải cảm ơn rất nhiều người. Nhưng đau
khổ một điều là có những lời cảm ơn và xin lỗi không thể đến với người
tôi muốn nói vì họ không còn bên cạnh tôi hoặc họ đã sang bên kia thế
giới. Vì thế đừng ngại nói cảm ơn và xin lỗi với mọi người xung quanh.
Tất nhiên lời nói phải đi đôi với hành động. Trong nhiều tình huống, chỉ
với một lời cảm ơn và xin lỗi mà nó giúp mọi thứ diễn ra tốt hơn.
Chứng kiến nhiều cuộc bể dâu, tôi thấy cuộc đời nhiều cảnh thương tâm
lắm. Thương cho người đời và thương cho chính mình. Có những nỗi đau
khiến ta nhói lòng, “nỗi đau này không của riêng ai” (K. Simonov). Suy
nghĩ thấy câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có phần đúng:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
Khôn ngoan lắm, oan trái nhiều. Càng giỏi giang thì gặp càng nhiều
ngang trái. Có lúc tim ta như thắt lại khi thương yêu ai đó. Nhiều khi
bồng bột, con người ta chưa suy nghĩ hết được hậu quả của những gì mình
đang nói hoặc làm.
Vấp váp nhiều, người ta mới bắt đầu chiêm nghiệm cuộc đời. “Bạn đứng
thứ mấy trong lớp không quan trọng, nhưng phải thể hiện được đẳng cấp
khi bước chân ra xã hội” (Bill Gates). Không có tấm bằng của trường đại
học nào danh giá được như tấm bằng của trường đời, đó là trường học cuối
cùng mà bất kỳ ai cũng phải chinh phục. Mà chốn người đời vốn có nhiều
gian nan trắc trở.
Xét theo một góc độ nào đó thì hai điều bao trùm lên cuộc sống này là
tiền bạc và tình yêu. Tình yêu ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa mà đó
là tình yêu với tất cả con người, vạn vật. Mỗi người có một cách thể
hiện sự quan tâm của mình với thế giới bên ngoài khác nhau.
Có những lời nói, những từ, những chữ mà chỉ cần nghe qua một lần nhưng
ta lại nhớ suốt đời. Đừng tiết kiệm lời cảm ơn và xin lỗi.
Vài nét về tác giả:
Tôi là kẻ lang thang cô độc của thế giới mà không tìm ra được điều gì ý nghĩa trên cuộc đời này - Nguyễn Hữu Hiếu.
Cám ơn, xin lỗi, trả lời... không dễ |
|||
Trần Trọng Thức | |||
Thứ Hai, 23/2/2015, 10:50 (GMT+7) | |||
|
Nhận xét
Đăng nhận xét