Nàng công chúa loạn luân cả em trai
Nhắc đến nàng công chúa lẳng lơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thì không thể không nhắc tới Sơn Âm công chúa.
Sơn Âm công chúa vốn là 1 trong 4 người con gái của Nam Tống Hiếu
Vũ đế Lưu Tuấn và Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên. Công chúa Sơn Âm
nổi tiếng với sắc đẹp tuyệt trần, làn da trắng như ngọc.
Nhan sắc Sơn Âm khiến đàn ông khó làm chủ.
Tuy nhiên, điểm khiến ít ai quên được nàng công chúa này chính là sự "háo dâm" vô độ.
Một trong những điển tích nhắc tới nàng công chúa này chính
là mối tình loạn luân với hoàng đế Lưu Tử Nghiệp, cũng chính
là em trai của Sơn Âm công chúa. Sau khi Lưu Tử Nghiệp lên ngôi vua
lúc 16 tuổi, mặc dù Sơn Âm công chúa đã lấy chồng vẫn thường
xuyên vào cung để hưởng thụ thú vui xác thịt với em trai mình.
Chồng của Sơn Âm công chúa bị nàng công chúa hoang dâm và vị vua
dâm loạn bày kế hại chết để thoải mái quay cuồng trong dục
vọng.
Sau này để thỏa mãn cho thú vui của mình, Sơn Âm còn tuyển thêm 30 mỹ nam hằng ngày phục vụ.
Trong lịch sử kể lại, Sơn Âm còn say đắm Trử Uyên vốn là chú
dượng, chồng của cô ruột Sơn Âm công chúa. Tuy nhiên, người chú
ruột chính trực đã thể hiện sự kiên định của mình không mảy
may xiêu lòng trước mọi chiêu trò gạ gẫm của Sơn Âm. Em gái thông dâm cùng anh trai
Không nổi tiếng về độ hoang dâm như Sơn Âm nhưng nàng công chúa
Văn Khương được xem là mỹ nhân loạn luân. Văn Khương là công chúa
nước Tề, sở hữu nhan sắc tuyệt trần. Nhưng ít ai biết, cô còn
có mối tư tình với chính anh trai mình là thái tử Chư Nhi.
Sau khi Văn Khương được gả cho vua nước Lỗ và Chư Nhi lên ngôi vua, cặp đôi này vẫn thư từ qua lại tình tứ.
Trong 1 lần xin về thăm nước Tề, Văn Khương đã vào cùng và quay cuồng trong dục vọng cùng anh trai mình.
Vụ việc nhanh chóng bị vua nước Lỗ phát hiện. Để che giấu
hành vi đáng hổ thẹn, vua nước Tề, Chư Nhi đã sai người ám hại
vua nước Lỗ ngay trên chuyến xe về nước Lỗ. Thế là Văn Khương ở
lại Tề, cùng anh ruột mây mưa mê mải. Sau khi con trai của Văn Khương
và vua nước Lỗ lên ngôi vua, Văn Khương bèn ở phía biên giới hai
nước để tiện cho việc hoan lạc với anh trai mình.
Sau khi vợ của mình là công chúa nhà Chu vì buồn đau mà chết
thì Tề vương thường giả cách săn bắn, ra chốn biên giới Tề - Lỗ để đêm
ngày giao hoan với em gái.
Sau này, Tề vương bị chết, Văn Khương vẫn không từ bỏ thói hoang
dâm của mình mà vẫn tiếp tục mời gọi thêm nhiều tình nhân
khác.
theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn về cuộc sống hoan lạc của vua Louis 15 với 5 chị em gái
Louis
15 có biệt hiệu là "Louis đáng yêu", năm 5 tuổi ông được thừa
hưởng ngai vàng từ ông cố là Louis XIV và trở thành vua nước
Pháp. Người nhiếp chính của triều đình Pháp khi đó là Công tước
Philippe của Orléans. Sau khi Philippe mất vào năm 1723, người có ảnh
hướng chính tới Louis là André Hercule de Fleury, thầy của Louis, Thủ
tướng nước Pháp.
Sau khi André Hercule de Fleury chết năm 1743, Louis XV ít quan tâm
đến triều chính và bị ảnh hưởng bởi các quý phi sủng ái của mình. Những
thất bại của ông đã đưa nước Pháp vô tình thế hỗn loạn, để rồi cuộc Cách
mạng Pháp bùng nổ. Những người tình khét tiếng của hoàng đế nước Pháp
Không nổi danh với những quyết định trị vì tiến bộ, Louis lại nổi danh với những mối tính đình đám.
Nhan sắc của nữ hầu tước Pompadour
Louis 15 sở hữu danh sách người tình khá dài và tất nhiên
nổi đình nổi đám trong số đó là nữ hầu tước Pompadour (tên
thật là Jeanne Antoinette Poisson. Nàng ta xuất thân từ một cô gái
thường dân, nhưng nhờ nhan sắc và sức hấp dẫn của mình, Pompadour trở
thành người phụ nữ quyền lực bậc nhất, mặc sức “hô phong, hoán vũ”, làm
nghiêng ngả triều dã.
Bên cạnh đó còn có Marie-Jeanne Bécu- phu nhân bá tước Du Barry.
Cô nàng Marie-Jeanne Bécu- vốn xuất thân là 1 gái gọi và được
mọi người "ưu ái" gọi là ả đàn bà dâm đãng nhất nước Pháp.
Sở hữu sắc đẹp và thân hình quyến rũ, cô gái có mái tóc vàng rực rỡ
và bộ ngực được xếp vào dạng “cực kỳ khêu gợi” như Marie-Jeanne đã nhanh
chóng hút hồn hầu hết những người đàn ông đến với quán rượu nơi cô làm
việc.
Sau vài năm làm việc tại quán rượu này, Marie-Jeanne đã trở thành một
tiếp viên nổi tiếng nhất bởi những mánh khóe gợi tình và những chiêu
thức độc đáo trên giường mà không một người đàn ông nào có thể cưỡng
nổi.
Kỹ năng "trên giường" của Marie Jeanne khiến vua Louis 15 mê mẩn.
Và một trong những khách hàng lớn nhất của Marie-Jeanne chính là vua Louis 15.
Nổi tiếng không khép trong lịch sử tình ái của Louis 15
chính là gia đình 5 chị em gái cùng chung chăn đụng gối với vị
vua này. Nhân tình đầu tiên trong danh sách 5 chị em gái là cô chị cả
sau đó nhằm bảo vệ vị trí của mình, lần lượt các cô chị đã tiến cử em
mình thế chân. Cả 5 chị em trong gia đình này đều qua tay vị vua
hoang dâm Louis 15 và đều nhận kết cục không mấy làm tốt đẹp. "Cung điện hoan lạc" của vua Louis
Nhắc đến vua Louis XV người ta sẽ phải "ngã mũ" về khả năng
chịu chơi chiều người tình của vị vua nước Pháp này.
Vào năm 1753, hoàng đế Louis 15 đã mua nó để tặng cho người đàn bà
được ngài sủng ái nhất: nữ hầu tước Pompadour. Đây cũng được xem là
nữ nhân tình đầy "tai tiếng" của vị vua này.
Nơi này được gọi tên là "phòng nhì" hay là hậu cung của
chính vị vua đam mê sắc đẹp này. Nơi đây chứng kiến nhiều bữa
tiệc tình dục xa hoa do chính nữ hầu tước Pompadour và vua Louis
tổ chức.
theo Trí Thức Trẻ
Chuyện về vương triều toàn hoàng đế hoang dâm
15:40, Thứ Sáu, 31/08/2012 (GMT+7)
Tất cả hoàng đế triều Bắc Tề hễ ngồi trên ngai vàng là
trở nên hoang dâm điên cuồng, khiến Bắc Tề được gọi là vương triều cầm
thú.
Thời gian triều Bắc Tề tồn tại không lâu, tuy nhiên, lại là triều đại để lại nhiều tài tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tất cả các vị hoàng đế của triều đại này, hễ ngồi lên được ngai vàng là
trở nên hoang dâm vô đạo, coi cuộc sống của dân như cỏ rác, chỉ biết
hưởng thụ cho riêng mình. Vì vậy, những sử gia đời sau đã dành cho vương
triều này một biệt danh khá đặc biệt: “Vương triều cầm thú”…
Triều Bắc Tề trải qua tất cả 6 đời hoàng đế gồm: Thần vũ Hoàng đế Cao
Hoan, Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng, Văn Tuyên Hoàng đế Cao Dương, Hiếu
Thiệu Hoàng đế Cao Diễn, Vũ thành Hoàng đế Cao Trạm và Hậu chủ Cao Vỹ.
Trong số này, ngoại trừ Cao Hoan về cơ bản là bình thường, Cao Diễn vẫn
chưa kịp có những biểu hiện của bệnh tật, 4 vị hoàng đế còn lại, không
ngoại trừ ai đều có những biểu hiện tâm lý bất thường, động một chút là
có thể làm những việc mà đến loài cầm thú cũng không làm.
Văn Tương Hoàng đế Cao Trừng là kẻ biến thái nổi tiếng từ khi còn rất
nhỏ. Khi mới 15 tuổi, Cao Trừng đã la liếm đầu mày cuối mắt rồi thông
dâm với với ái thiếp của cha mình. Sau khi tiếp quản ngai vàng từ Cao
Hoan, những thành tích phong lưu, dâm loạn của Cao Hoan càng được dịp
phát huy.
Trừng thường xuyên chọc ghẹo, cưỡng bức vợ con các đại thần. Tệ hại hơn,
đến cả người thân của mình, Trừng cũng không tha. Trừng đã chiếm vợ của
em trai mình là Cao Dương về làm vợ. Chính vì thế, những người xung
quanh Cao Trừng không ai không hận y tới tận xương tủy. Cuối cùng, để
trả thù, họ đã tập hợp nhau lại, tổ chức chính biến lật đổ ông vua dâm
loạn và biến thái. Cao Trừng bị chính người em mà y bức hại giết chết.
Cao Trừng bị giết, Cao Dương tức vị, tiếp quản ngai vàng. Thực tế, Cao
Dương từ nhỏ đã nổi tiếng là có tướng hoàng đế. Những người quen biết
Cao Dương đều nói, Dương người có vảy rồng (có lẽ là bệnh vảy nến?) chắc
chắn sau này sẽ phú quý tột bậc. Trước khi leo lên được ngôi vị hoàng
đế Bắc Tề, Cao Dương vẫn tỏ ra là một minh quân, sáng suốt uy nghi. Tuy
nhiên, chẳng được bao lâu sau, căn bệnh di truyền nhà họ Cao bắt đầu tái
phát. Cao Dương trở thành một kẻ điên loạn, hành động bất thường khó
đoán.
Những kẻ đầu óc điên loạn đương nhiên rất đáng sợ nhưng vẫn còn những kẻ
đáng sợ hơn, ấy chính là những hoàng đế điên loạn. Sau năm Thiên Bảo
thứ 5, bách tính trăm họ nhà Bắc Tề thường xuyên nhìn thấy một người
xuất hiện trên những con phố phồn hoa đô hội của kinh thành. Người này
lúc thì ăn mặc diêm dúa như lễ hội, đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, lúc
thì lại trên thân không một mảnh vải che thân chạy loanh quanh ở những
ngã tư đông đúc.
Một hôm, đang nhảy múa trên đường, đột nhiên người này chạy tới trước
mặt một phụ nữ trong vòng vây những người tò mò đứng xung quanh hỏi:
“Ngươi thấy hôm nay thiên tử (đức vua) như thế nào”. Người phụ nữ thấy
một kẻ nhảy múa như điên làm trò cười cho kẻ khác, không thèm để ý, mỉa
mai nói: “Nhảy múa như thằng ngốc, làm sao là thiên tử được”. Người này
nghe xong, đùng đùng nổi giận, lập tức ra lệnh giết người phụ nữ ngay
trên phố. Hóa ra, người này vốn chẳng phải ai khác mà chính là đương kim
hoàng đế triều Bắc Tề Cao Dương.
Cao Dương mặc dù hay nổi cơn điên, tuy nhiên, thi thoảng cũng có lúc đầu
óc tỉnh táo. Chẳng hạn như khi đại thần Thôi Tiến qua đời, Cao Dương
không quên đi phúng viếng. Tại linh đường của người quá cố, Cao Dương
bước tới hỏi thăm vợ của Thôi là Lý thị, nói: “Thôi Tiết chết, ngươi có
nhớ ông ta không?”
Lý thị trả lời: “Vợ chồng tiện thiếp lấy nhau đã nhiều năm, vợ chồng
tình thâm, sao có thể không nhớ được”. Cao Dương gật gù tán thưởng:
“Ngươi thật là một người vợ trung trinh. Ngươi đã nghĩ thế chi bằng lập
tức xuống gặp ông ta”. Nói xong, Cao Dương rút thanh bảo kiếm đeo bên
mình đâm chết Lý thị rồi lẻn ra cửa sau về cung.
Cao Dương có thể tùy tiện quyết định mạng sống của vợ người khác như
vậy, đương nhiên với vợ mình y chẳng việc gì phải khách khí. Cao Dương
từng rất sủng ái một phi tần họ Tiết, việc gì cũng nghe theo cô ta.
Một hôm, trong lúc rảnh rỗi, bỗng nhiên Cao Dương nghĩ rằng, Tiết thị
xinh đẹp như thế, trước đây lại đã từng tư thông với người khác vì vậy,
không có gì đảm bảo rằng tương lai sẽ không xảy ra chuyện. Vì vậy, để
“trừ hậu hoạ”, Cao Dương ra lệnh chém đầu Tiết thị rồi lấy đầu ôm vào
lòng để được độc chiếm người đẹp.
Trong bữa tiệc mời các đại thần sau đó, Cao Dương lấy đầu của Tiết thị
ra ném lên bàn rồi đột nhiên khóc lóc: “Người đẹp khó tìm thấy được nữa,
thật là đáng tiếc lắm thay”. Những đại thần được mời đến bữa tiệc thấy
chiếc đầu bê bết máu được quẳng lên bàn tiệc ai nấy đều hoảng hồn. Trong
khi đó, Cao Dương càng khóc càng thương tâm, ôm chiếc đầu vào lòng rồi
rời khỏi bữa tiệc.
Không chỉ giết phụ nữ, với đàn ông, Cao Dương càng không biết ghê tay là
gì. Đô đốc Tấn Dương là Úy Tử Diệu bị Cao Dương dùng giáo đâm chết
trong một lần chơi đùa. Quan đại thần Hàn Triết dù không có tội vẫn bị
Cao Dương chặt làm ba khúc khi cao hứng. An Lạc Vương Nguyên Ngang bị
Cao Dương bắn hơn 100 phát tên giết chết mà nguyên nhân chỉ vì Cao Dương
nhìn thấy người vợ xinh đẹp của Nguyên Ngang.
Tuy nhiên, sau khi giết người, công việc của Cao Dương vẫn chưa hoàn
tất. Thi thể những người chết ít nhất phải được Cao Dương “gia công”
thêm một giai đoạn nữa. Không phải là chặt chân tay thì cũng đốt cháy
thành tro. Mẹ ruột của Cao Dương thấy con mình hành động như loài cầm
thú mới trách mắng y. Thế nhưng ngay cả mẹ ruột của mình, Cao Dương cũng
không coi ra gì, thậm chí còn dọa: “Cái bà già này thật lắm lời. Tôi sẽ
gả bà cho bọn người Hồ mọi rợ”.
Mùa đông năm 559, Cao Dương vì tửu sắc quá độ nên mắc bệnh, không ăn
uống gì được nữa, ít lâu sau thì chết. Năm đó, Cao Dương mới tròn 30
tuổi. Sau khi Cao Dương chết, triều đình Bắc Tề trải qua một loạt các
cuộc chính biến, đấu đá “sứt đầu mẻ trán”, cuối cùng ngai vàng lại rơi
vào tay của Cao Trạm, em trai Cao Dương.
Không chịu thua kém anh trai của mình, Cao Trạm cũng đặc biệt thích thú
với vợ của những người khác mà đặc biệt là những người thân thích của y.
Cao Trạm vừa lên ngôi lập tức cưỡng bức người chị dâu của mình, hoàng
hậu của Cao Dương - Lý Tổ Nga. Chưa hết, sau Lý Tổ Nga, lần lượt các phi
tần từng được Cao Dương một thời yêu chiều đều trở thành ái thiếp trên
long sàng của Cao Trạm. Với những người vợ của Cao Dương, Cao Trạm quyến
luyến không nỡ rời xa. Tuy nhiên, với những đứa con của Cao Dương, tức
cháu ruột của mình, Cao Trạm nhất loạt tìm cách đẩy chúng tới chỗ chết.
Thực ra, bình tâm mà suy xét thì “cống hiến” lớn nhất của Cao Trạm với
triều đại Bắc Tề không phải là loạn luân và tàn sát mà là sinh dưỡng
được vị hoàng đế thế hệ kế tiếp – Cao Vĩ. Cao Vĩ có thể nói chính là
“tập đại thành” của hoàng gia biến thái này.
Sau khi Cao Vĩ lên ngôi, em trai ruột của Vĩ là Cao Xước được phong làm
thích sử Định Châu. Một lần, Cao Xước trên đường đi gặp một người phụ nữ
đang bế một đứa trẻ liền sấn tới trước cướp đứa trẻ dùng làm thức ăn
cho những con chó sói mà y nuôi. Người phụ nữ xót con chạy theo kéo áo
Cao Xước. Cao Xước đương nhiên rất tức giận với người phụ nữ không biết
trời cao đất dày là gì này liền dùng máu của đứa trẻ bôi lên người của
cô ta, rồi cho những con chó sói của mình theo mùi máu mà cắn chết.
Sau đó, Cao Vĩ biết chuyện liền triệu Cao Xước vào kinh thành. Các đại
thần đều chắc mẩm rằng, Cao Xước sẽ bị trị tội nghiêm minh để làm gương.
Không ngờ, khi Cao Xước vào diện kiến, câu đầu tiên Cao Vĩ hỏi là: “Ở
Định Châu của ngươi trò gì là vui nhất?”. Cao Xước lúc này đã lấy lại
được tinh thần nói: “Bỏ người vào một chiếc ao đầy bọ cạp, xem rất vui”.
Cao Vĩ nghe xong liền sai người bắt một đống bọ cạp. Sáng ngày hôm sau,
Cao Vĩ sai thả bọn bọ cạp vào chiếc chậu lớn đặt giữa sân rồi ném người
vào đó.
Mỗi khi nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của người bị bọ cạp cắn, Cao Vĩ
lại cười như nắc nẻ vì sung sướng rồi quay sang vỗ vai Cao Xước nói:
“Trò vui như vậy sao ngươi không nói với ta sớm?”.
Năm 576, khi nhà Bắc Chu đem quân tấn công Bắc Tề thì Cao Vĩ đang đi săn
với ái thiếp của mình là Phùng Tiểu Liên. Nhận được tin cấp báo, Phùng
Tiểu Liên không vui, nói rằng, đã làm việc gì thì không nên bỏ giữa
chừng, vì thế Phùng thị khuyên Cao Vĩ đi săn xong rồi mới về tiếp viện
sau. Cao Vĩ cho rằng Phùng Tiểu Liên nói chí lí, quyết định tiếp tục vui
chơi cho tới khi mặt trời lặn. Kết quả là chẳng bao lâu sau, quân Bắc
Chu tấn công vào tận kinh thành Tấn Dương của Bắc Tề, bắt sống Cao Vĩ
rồi đem xử tử, kết thúc 28 năm trị vì đầy tội ác của “vương triều cầm
thú”.
Theo Phunutoday
Vị hoàng đế Hung Nô chết ngay trong đêm tân hôn
14:03, Thứ Năm, 17/11/2011 (GMT+7)
Cả cuộc đời chinh chiến lẫy lừng, hoàng đế Hung Nô Attila
không chết trên chiến địa mà ngay trên giường tân hôn, trong đêm động
phòng.
Attila gây dựng một đế chế Hung Nô
hùng mạnh và đầy uy lực, chỉ huy cả một đạo quân thiện chiến nhất trong
lịch sử, thôn tính hầu hết châu Á vào những năm 450. Thế nhưng, cái
chết của Attila lại không phải ngoài chiến trường mà là trên giường,
ngay trong đêm động phòng, kết thúc số phận một cuộc hôn nhân chưa kịp
“khai sinh”.
Oanh liệt trên chiến trường
Người Hung Nô là tên gọi dành cho các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ
ngày nay. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, người Hung Nô đã kiểm soát
một đế chế rộng lớn trên thảo nguyên, kéo dài về phía tây tới khu vực
Kavkaz (Caucasus). Vua của đất nước Hung Nô được gọi là thiền vu, tức
người trị, đấng tối cao, tương đương với "thiên tử" của người Hán.
Attila được coi là thiền vu của Đế quốc Hung Nô từ năm 434 đến khi qua
đời vào năm 453 và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người
Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic.
Theo hình dung và miêu tả về thiền vu Attila thì vị vua này nổi danh là
một người cao lớn dũng mãnh, luôn khoác trên mình bộ áo giáp cùng cây
giáo xông pha trận mạc. Cưỡi trên mình con ngựa khỏe nhất đoàn binh,
Attila thét ra lửa, hô ra khói khiến cho nhiều kẻ thù kinh hồn bạt vía.
Attila là một trong những chiến binh vĩ đại nhất.
Attila được mệnh danh là “ngọn roi của thượng đế” hay “tai họa của
ông Trời”. Đối với người dân Hung Nô thì Attila là một anh hùng vĩ đại
có công chinh phạt khắp nơi, xây dựng một đế chế Tây Hung Nô hùng mạnh.
Tuy nhiên, đối với các đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã trong cùng thời
kì đó thì sự xuất hiện của Attila giống như một mối hiểm họa đáng sợ.
Với lực lượng hùng hậu và đặc biệt là sự tinh nhuệ, dũng mãnh, thiện
chiến của kỵ binh Hung Nô, Attila đã đem quân tàn phá đế quốc Đông La Mã
(443 - 448).
Có thể nói, dưới thời của Attila, sức mạnh Hung Nô lên tới đỉnh cao.
Nhắc đến đội quân của Attila trong thời kỳ đó, người ta vẫn không thể
không trầm trồ trước một đội kỵ binh với hàng nghìn con ngựa, hàng nghìn
chiến binh và những vũ khí, khiên, giáp sắt đầy đủ nhất có thể. Kỵ binh
Hung Nô trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch
sử.
Trước năm 450, đội quân của Attila đi đến đâu là càn quét, cướp bóc, hủy
diệt tất cả mọi thứ, nhờ đó ông chiếm đoạt được hầu hết châu Á, từ Mông
Cổ cho đến sát địa phận của Nga.
Không phải ngẫu nhiên, Attila được mệnh danh là một trong những bạo
chúa hung ác nhất trong lịch sử nhân loại, với việc sẵn sàng làm tất cả
mọi thứ, giết chết tất cả mọi thứ trên đường mình đi để có thể mang lại
thắng lợi là đất đai, lương thực nhằm mở mang đế chế của mình.
Và chết trên giường tình
Như bất cứ ông vua nào khác trong thời kỳ đó, Attila là một người anh
hùng ham mê cái đẹp. Và phụ nữ chính là một trong những đam mê của
Attila. Trong lịch sử hôn nhân của mình, Attila đã cưới tất cả 7 người
vợ. Sáu người vợ trước đều sinh cho Attila những đứa con chung. Tuy đã
có rất nhiều vợ và con nhưng đối với Attila, việc có thêm vợ con cũng
giống như việc mở mang thêm lãnh thổ của mình. Một trong những người
đáng lẽ cũng sẽ trở thành vợ của Attila là Honoria, chị gái của Valentinianus III, hoàng đế Tây La Mã.
Chị gái rắc rối của hoàng đế Valentinianus III lúc đó đang bị giam lỏng
trong tu viện và bị hứa gả cho một thành viên Viện nguyên lão. Năm 450,
bà đã gửi một bức thư cho vua Hung Nô yêu cầu sự giúp đỡ của Attila giải
thoát cho bà khỏi tình trạng giam cầm. Đáp lại, bà sẽ kết hôn với ông
và dâng tặng một nửa đế chế Tây La Mã như của hồi môn. Attila yêu cầu
Honoria được đưa tới cùng với của hồi môn. Đề xuất này gây ra cuộc chiến
đẫm máu lớn nhất của thời đại cổ xưa giữa đế quốc Hung Nô và Tây La Mã.
Hoàng đế Valentinianus III của đế quốc Tây La Mã từ chối những yêu cầu
này, và Attila sử dụng nó như một cái cớ để đem một lực lượng lớn tiến
quân sang phía Tây, phát động một chiến dịch tàn phá xứ Gaul. Đó chính
là trận Chalons (hay còn gọi là trận đồng bằng Catalaunian) trong năm
451.
Trong trận chiến này, Attila đã thua trước chiến thuật của người La Mã
và khiến lời nguyền về một Attila bất khả chiến bại không còn linh
thiêng nữa và ý định xâm chiếm Tây Âu của Attila cũng trở nên thất bại.
Câu chuyện về Honoria và cuộc chiến Chalons cũng không khiến Attila phải
buồn phiền lâu, vì chỉ hai năm sau đó, vào năm 453, Attila đã cưới Ildico,
công chúa xinh đẹp người German. Ildico nổi tiếng khắp cả một vùng và
là mục tiêu của rất nhiều ông vua, bạo chúa trên khắp các lãnh thổ trên
thế giới. Cuối cùng, cha của Ildico đã lựa chọn gả nàng cho bạo chúa đế
quốc Hung Nô vốn đang lẫy lừng khắp thế giới.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Attila đã bị mê hoặc bởi vẻ quyến rũ của
người con gái này, vừa có một chút đam mê lại có một chút man rợ. Vẻ đẹp
vô song đó càng được phát huy trong ngày cưới của Attila và Ildico.
Người ta trang điểm cho Ildico thật xinh đẹp, lộng lẫy. Cô đeo mạng che
mặt bước ra gặp Attila, người chồng tương lai của mình.
Và cho đến khi kéo tấm mạng lên, nhìn thấy Ildico thì Attila sung sướng
không còn gì có thể tả trên đời. Nổi tiếng về sự hung hãn trên chiến
trường, nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn.
Tuy nhiên, vì quá hạnh phúc và tự hào, Attila đã tuyên bố cho tất cả
mọi người một đêm thật no say trong yến tiệc và những lời chúc tụng liên
tục vang lên.
Attila lâng lâng sung sướng và nghĩ mình là người đàn ông quyền lực nhất
trên thế giới này khi có được Ildico. Thường ngày, ông ăn uống từ tốn
và nhã nhặn, thế nhưng vì quá phấn khích nên trong buổi tiệc, không kiềm
chế được mình, ông chìm đắm trong men say cùng sơn hào hải vị. Attila
lảo đảo đi khắp nơi cùng mọi người nâng chén chúc mừng đám cưới của
mình. Vì quá say nên ông cũng không để ý rằng nhiều lúc trong bữa tiệc,
ông đã bị chảy máu cam. Tuy nhiên, Attila không để tâm lắm và cho rằng
đó là điều không quan trọng. Niềm vui đã lấn át tất cả mọi thứ.
Yến tiệc tan khi đã rất khuya. Mọi người giải tán, trong khi Attila và
Ildico trở về phòng tân hôn. Trong căn phòng diêm dúa và hoa lệ với ánh
nến mờ ảo, Attila đã quá say và thấy Ildico càng xinh đẹp gấp bội phần.
Không chờ được lâu hơn, Attila đã lao ngay vào Ildico và tận hưởng chiến
thắng của mình, còn hơn cả niềm vui của những lần thắng trận.
Sau cuộc mây mưa mặn nồng thắm thiết, vì quá mệt nên cả hai lăn ra ngủ.
Và không ai biết rằng, ngay trong đêm động phòng ấy, Attila đã kết thúc
cuộc đời một chiến binh anh hùng của mình. Sáng hôm sau, người nhà tỉnh
dậy vì nghe thấy những tiếng la hét của cô dâu từ phòng của Attila. Mọi
người cùng đổ xô chạy đến. Khi tất cả mọi người cùng đạp cửa xông vào
thì nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Ildico mặt cắt không còn
giọt máu đang đứng nép mình sau một tấm rèm trong phòng. Trên giường tân
hôn, Attila nằm chết trên một vũng máu. Tất cả đều hét lên trước hình
ảnh đang bày ra trước mắt. Trong đêm hôm đó, hoàng đế bị chảy máu cam
nhiều lần nhưng quá say không hề ý thức được. Máu cứ thế chảy ra và cuối
cùng thì Attila chết ngộp trong vũng máu của chính mình.
Có nhiều lời đồn đoán xung quanh cái chết của Attila. Có giả thiết cho
rằng Attila đã chết vì một âm mưu được sắp đặt trước. Nhưng nguyên nhân
được tin tưởng nhất chính là vì Attila đã quá sức trong đêm tân hôn,
trong khi trước đó, ông đã bị chảy máu cam và uống rượu rất nhiều.
Theo Phunutoday
Thần dược phòng the quái đản của hoàng đế
10:54, Thứ Năm, 24/10/2013 (GMT+7)
Tuy biết thuốc xuân tình luôn có hai mặt nhưng vì không
muốn bỏ phí hàng nghìn gái đẹp trong cung, nhiều ông vua tuy đã suy yếu
vì tình dục quá độ vẫn cố dùng thuốc để đêm đêm hành lạc, dẫn đến chết
yểu. Đó là trường hợp của vua Minh Thế Tông và người con kế nghiệp là
Minh Mục Tông.
Hầu hết các vị vua đều phải dùng xuân dược mới đủ sức “hưởng thụ” gái
đẹp trong tam cung lục viện. Và loại thuốc này đã giết chết khá nhiều
quân vương. Xuân dược là các loại thuốc tăng cường ham muốn cũng như khả
năng cương dương của nam giới.
Minh Thế Tông (1507 - 1567), tên thật là Chu Hậu Thông, thụy hiệu Túc đế, miếu hiệu Thế Tông là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Chu Hậu Thông cai trị từ năm 1521 tới năm 1567 với niên hiệu Gia Tĩnh.
Sử sách chép lại rằng, trong thời gian Minh Vũ tông Chu Hậu Chiếu trị vì, tuy phi tần rất nhiều nhưng chẳng ai sinh con. Đến năm 1521, khi sắp chết thì Vũ tông đã nói chuyện với thủ phụ Dương Đình Hòa
để chỉ định em họ mình là Chu Hậu Thông lên kế vị. Năm 1521, Chu Hậu
Thông được Dương Đình Hòa triệu về kinh và lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Tĩnh.
Tuy Gia Tĩnh lên ngôi lúc mới 15 tuổi và chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng
nhờ có Dương Đình Hòa nhiếp chính, Gia Tĩnh đã vạch ra tới 20 tội lỗi
của Minh Vũ tông, có ý chê anh họ mình bạc nhược, không biết cai trị đất
nước.
Ngay sau đó Gia Tĩnh đã thực hiện hàng loạt những cải cách mới. Mâu
thuẫn xã hội dần dần được xoa dịu. Triều chính đổi mới. Quốc khố được
tăng dần. Dân chúng ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên khi ở ngôi chưa được một
năm, Gia Tĩnh đã có mâu thuẫn với Dương Đình Hòa nên từ đó không ai
thèm coi chính sự, khiến triều chính hết sức u ám. Gia Tĩnh bắt đầu làm
theo Minh Vũ Tông, trọng dụng gian thần, tin tưởng hoạn quan, ăn chơi xa
xỉ, chính sự từ đó lại nát như cũ.
Thế nhưng sau này, Gia Tĩnh còn là kẻ hoang dâm vô độ. Ông cho bắt hàng
loạt những mĩ nữ trong hoàng tộc và cả thường dân đem về. Theo ghi chép
của Minh Hội Yếu, một bộ sách 80 quyển ghi chép về điển chương nhà Minh
thì Hoàng đế Chu Hậu Thông từ khi lên ngôi cho tới khi từ giã cõi trần
thực hiện rất nhiều lần tổ chức các đợt tuyển mĩ nữ. Các cô gái xinh đẹp
trên khắp cả nước có độ tuổi thấp nhất là 11 tuổi và cao nhất không quá
16 tuổi đều phải tham gia các đợt tuyển chọn này.
Minh Thế Tông, tên thật là Chu Hậu Thông.
Vì sao Chu Hậu Thông lại bất chấp quy chế của tổ tiên mình để tuyển
chọn những thiếu nữ còn quá trẻ như vậy vào cung phục vụ? Nhiều người
nói rằng, nguyên nhân là do Chu Hậu Thông tin vào các loại xuân dược và
thuốc trường sinh bất lão của bọn đạo sĩ.
Kẻ đạo sĩ đã dâng bài thuốc xuân tình kia là Đào Trọng Văn.
Hắn vốn là một tên quan coi kho, họ Đào không ai biết tới nhờ “phương
thuốc” này mà được trọng dụng. Tuy nhiên, theo các lương y đông y hiện
nay thì thứ được xem là “xuân dược” này hoàn toàn không có tác dụng với
chuyện phòng the, vô dụng với sức khỏe, thậm chí còn gây chết người.
Theo đó, kinh nguyệt lần đầu tiên của các cô gái trẻ có thể dùng làm
nguyên liệu để luyện thuốc tráng dương. Vì vậy Chu Hậu Thông đã cho
tuyển những cô gái có độ tuổi trước khi phát dục để các đạo sĩ có thể có
một nguồn nguyên liệu luyện đan dồi dào. Nhiều cô gái chưa tới tuổi dậy
thì còn bị bọn đạo sĩ hạ lệnh dùng thuật thúc kinh để có nguyên liệu
làm thuốc.
Theo tương truyền thì phương thuốc bí truyền “hồng diên hoàn” của họ Đào
bày cho Minh Thế Tông cực kì quái dị. Theo đó, nguyên liệu số một để
chế “Hồng diên hoàn” là kinh nguyệt lần đầu của phụ nữ (hồng diên) đựng
trong những vật dụng bằng kim loại rồi cho thêm sương đêm, ô mai vào,
sau đó đem sắc bảy lần. Sau khi đã sắc bảy lần những loại nguyên liệu đó
lại cho thêm trầm hương, chu sa, nhựa thông… rồi luyện bằng lửa, cuối
cùng mới cô đặc lại chế thành thuốc viên để dùng.
Nhờ có “thuốc bí truyền” và miệng lưỡi dẻo hoạt, họ Đào rất biết cách
dùng những lời lẽ kích động thú tính dâm dục trong con người Minh Thế
Tông. Chính vì thế vị vua tham mê nhục dục này dù lúc đó đã ngoài 50
tuổi, sau khi uống thuốc của họ Đào có thể mây mưa với cung tần mĩ nữ
liên tục tùy theo ý muốn, cả ngày lẫn đêm. Nhờ dâng được loại thuốc quý
giúp Minh Thế tông trở thành “anh hùng” trên giường mà được trọng dụng.
Phương thuốc của họ Đào quả là hiệu nghiệm, nó biến ông vua ở tuổi ngũ
tuần bỗng trở nên đầy “bản lĩnh”, có thể “ban ơn mưa móc” liên tục cho
các cung tần mĩ nữ cả ngày lẫn đêm. Và để giữ “phong độ” như thế, nhà
vua phải liên tục dùng thuốc kích dục. Từ đó, Minh Thế Tông càng sao
nhãng công việc triều chính, thậm chí còn làm rối loạn cả trật tự hậu
cung.
Luật thời đó ghi rõ, cung nữ sau khi được nhà vua ngự hạnh, sáng hôm sau
sẽ phải tới báo danh để tạ ơn và sẽ được nhà vua ban cho danh hiệu.
Nhưng Thế Tông đã ngự hạnh loạn xạ, không kể ngày đêm nên việc tạ ơn và
ban thưởng không sao thực hiện được. Bao nhiêu tinh huyết ở tuổi xế
chiều bị vắt kiệt vào những cuộc "mây mưa". Và chỉ 9 năm sau khi gặp
được “thần y”, nhà vua băng hà do ngộ độc xuân dược.
Con trai ông là Minh Mục tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả
thói hoang dâm của bố cùng “phương thuốc thần” kể trên. Vì lạm dụng xuân
dược sớm hơn vua cha nên Mục tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi
trên ngai vàng, hưởng dương 36 năm.
Tuy nhiên, có một sự thật là thứ “hồng diên hoàn” kia chỉ là uế trọc, vô
dụng, cái chính là kẻ đạo sĩ đã có những lời lẽ kích động thú tính dâm
dục trong con người Minh Thế tông.
Trong cuốn “Hậu cung nhà Thanh” có viết: “Tiếp mệnh thần đan tuy
được một số nhà luyện đan và nhà dưỡng sinh suy tôn hết mức nhưng trên
thực tế tác dụng của nó lại không được thần kì như mong đợi”. Vì thế mà tới thời nhà Thanh, chẳng thấy còn mấy ai để ý tới loại thần dược này nữa. Đối với loại nguyên liệu “hồng diên”, Lý Thời Trân – nhà dược học nổi tiếng cuối thời Minh - đã thẳng thắn bác bỏ.
Trong sách “Bản thảo cương mục”, ông viết rằng: “Kinh nguyệt là thứ
không sạch sẽ, bọn phương sĩ dùng tà thuật để tô vẽ, coi đó là loại thần
dược bí truyền. Nhiều kẻ ngu muội đã tin theo những điều vô căn cứ đó
nên mới đưa thứ uế trọc này vào người, làm cho âm dương khí huyết bị
thương tổn, sinh ra đủ thứ bệnh tật, đâu có biết rằng, đó là thứ người
quân tử cần phải tránh xa”.
Các nghiên cứu về sau cũng đã khẳng định, trong “hồng diên” cũng như
kinh nguyệt của phụ nữ không chứa các chất có tác dụng hồi xuân cũng như
những chất đặc biệt có tác dụng để chữa bệnh. Vì vậy, trong các sách
thuốc của Đông y hiện đại không còn thấy đề cập đến “hồng diên” nữa.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì máu kinh nguyệt không có giá trị
gì trong việc phòng the, kích thích. Vậy nhưng không hiểu bài thuốc bí
truyền của vị thần y kia có sự đặc biệt ở chỗ nào mà khiến cho sức lực
của bao nhiêu năm được đốt nhanh chóng trong vòng có vài năm, kể ra cũng
tài tình? Thật lạ là trong thời phong kiến và thậm chí cả bây giờ, đàn
ông thường xem những gì liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ là dơ bẩn,
thế mà hai ông vua này dám uống nó. Thế mới biết lòng tham sắc dục có
thể làm con người trở nên mù quáng như thế nào.
Sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này tất yếu
phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Nhưng loại thuốc này giúp ông
ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc, họ chết bởi trễ nải
giang sơn, không để ý đến việc triều chính, họ chết vì nghe theo lời mĩ
nhân mà mất nước, chết vì say đắm mĩ nhân mà không cảnh giác gian thần,
những cái chết đó người đời lên án nhưng những vị vua kể trên lại là
nạn nhân của thói hoang dâm vô độ, chết vì hao tinh tổn khí, chết vì mê
đắm sắc dục.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét