Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 29

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Him Lam xin 1.000 hécta trồng cây tỷ đô: Tổng thư ký HH Nông nghiệp và Nông thôn nói gì?

(VTC News) – Việc Him Lam xin 1.000 hécta đất tại các tỉnh Tây Nguyên để trồng cây mắc ca, quyết cùng các nhà đầu tư khác biến Việt Nam thành "thủ phủ cây tỷ đô mắc ca" bị cho là không khả thi và tham vọng quá đà.


Him Lam cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) đã xây dựng đề án đầu tư phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, tổng trị giá khoảng 20.000 tỷ đồng. Theo đề án, mắc ca là cây hứa hẹn mang lại tỷ đô.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về đề án phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Phóng viên VTC News đã trao đổi với TS Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Giá trị cao nhưng không dễ trồng

- Ông đánh giá thế nào về đề án của Him Lam? Cây mắc ca có thực sự có giá cao không, thưa ông?

Muốn đánh giá rõ đề án của Him Lam cần phải hiểu rõ về cây mắc ca.

mắc ca
TS Nguyễn Trí Ngọc 
Mắc ca là cây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cho Tổng cục Lâm nghiệp theo dõi về mặt nhà nước. Nhắc đến Tổng cục lâm nghiệp, mọi người sẽ nghĩ mắc ca là cây lâm nghiệp để lấy gỗ. Thế nhưng, mắc ca cũng là cây ăn quả dài ngày. Cây mắc ca có nhân. Nhân mắc ca sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,…

Đây là cây đa chức năng, nhiều tác dụng.

Ở Việt Nam, cây mắc ca vẫn còn tương đối mới. Cây mắc ca mới đưa vào từ 1992, tới bây giờ mới gần được 20 năm. Cả trăm năm sau vẫn còn có thể khai thác được mắc ca. Là cây trồng trăm năm nhưng mới vào Việt Nam 20 năm nên chưa có gì để nói nhiều về mắc ca.

Phải hiểu đặc tính của cây mới có những nhận xét, đánh giá toàn diện được. Nếu chỉ nhìn nó như cây dài ngày hoặc ngắn ngày bình thường thì khó đánh giá.

- Với các đặc tính ông vừa nêu, dường như cây mắc ca có giá trị kinh tế cao?

Kết luận cây mắc ca có giá trị kinh tế hay không phải đặt trong một phép so sánh, phải tìm cây tương tự để so sánh. Cà phê là cây có nhiều điều kiện giống mắc, cũng là cây công nghiệp, lấy quả và hạt. Cây cà phê có nhiều chức năng nhưng không bằng cây mắc ca.

Tính trên đầu 1ha, cây mắc ca có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 đến 5 lần so với cây cà phê. So với chè, giá trị kinh tế của mắc ca còn cao hơn rất nhiều, cao hơn cả về đa dạng chức năng cũng như thời gian khai thác dài hơn. 

Tuy nhiên, mắc ca cũng có những hạn chế so với các cây khác. Mắc ca là cây trồng mới du nhập vào Việt Nam nên cả giới khoa học và nông dân đều chưa hiểu nhiều về cây, chưa va chạm nhiều nên nói nôm na thì chúng ta chưa biết được cái sướng, cái khổ của trồng mắc ca như thế nào.

Ngay cả với cà phê, một loại cây vốn đã rất phổ biến ở Việt Nam, có nhiều người làm giàu nhờ cà phê nhưng cũng không ít doanh nghiệp “chết” vì cà phê. Cũng có người nông dân không thể làm giàu được từ cà phê ngay trên đất trồng cà phê, vùng trồng cà phê.

Nhiều vùng trồng cà phê như Tây Bắc cũng phải lao đao khốn đốn mới khẳng định được thương hiệu. Điều đó cho thấy, cây mắc ca dù có giá trị kinh tế cao nhưng không dễ dàng gì để kiếm lợi nhanh chóng.

- Điều gì cản trở cây mắc ca, thưa ông?

Tôi nói câu chuyện để khẳng định mắc ca là loại cây trồng như bao cây trồng khác, phải chịu tác động của hai yếu tố. Đó là thị trường và khí hậu, thời tiết. Vẫn còn chưa biết yếu tố nào tác động nhiều hơn tới cây mắc ca.
Thứ nhất, nếu coi mắc ca là sản phẩm, hàng hóa, thị trường sẽ là yếu tố quyết định. Trong đó, cầu rất quan trọng. Có cầu ắt có cung.

Về cầu, mắc ca mới chỉ đáp ứng phần rất nhỏ nhu cầu trên toàn thế giới. Thị trường cần 100 thì cung mới đáp ứng được khoảng 20. Cầu rất lớn ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Mắc ca đang trong tình trạng muốn mua nhưng không có mà mua.

Cung thấp vì vùng trồng mắc ca khá hạn hẹp. Ngoài một số nước như Australia, Nam Phi,… chỉ một vài nước châu Á, trong đó có Việt Nam có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng mắc ca. Cả thế giới mới có 80.000 ha đất dành cho mắc ca. Ở Việt Nam, vùng trồng mắc ca rất khiêm tốn, chỉ 2.000ha.

Thứ hai, nếu coi mắc ca là đối tượng cây trồng thì mắc ca phụ thuộc nhiều vào khí hậu. Mọi diễn biến thất thường của thời tiết đều tác động đến cây trồng. Ví dụ mấy ngày mưa phùn gió bấc gần đây tác động đến phân hóa mầm. Cây sẽ vẫn ra hoa nhiều nhưng ít đậu quả.

mắc ca
Hạt mắc ca có giá trị kinh tế cao 
- Như vậy, đề án trồng cây mắc ca của Him Lam sẽ khó thành công?
Đề án trồng cây mắc ca của Him Lam đang rất “nóng” trong dư luận. Tôi nhận thấy có rất nhiều ý kiến trái chiều. Bản thân tôi đánh giá đề án có nhiều vấn đề.

Thứ nhất, Him Lam là nhà đầu tư. Mà nhà đầu tư trước hết phải tính đến lợi nhuận. Có lợi nhuận mới có đầu tư. Muốn đầu tư phải có đất. Đất cũng là tài sản. Nhưng trước đây không ít doanh nghiệp lấy đất làm việc khác. Câu chuyện đó có rồi, đặc biệt với cây cao su. Vì vậy, cần hết sức tỉnh táo với câu chuyện đó để phân tích.

Thứ hai, tính đến lợi nhuận thì tính đến tiềm năng mắc ca. Đúng là mắc ca có tiềm năng, có thị trường. Him Lam xây dựng chuỗi giá trị khi xây dựng đề án cho mắc ca. Chuỗi giá trị bắt đầu từ giống, trồng trọt, chế biến và thị trường. Đề án đáp ứng được cái đó. Người ta cũng nêu rõ những thuận lợi, khó khăn.

Tôi đánh giá đây là đề án có cơ sở, đã được tính toán kĩ, đi đúng hướng. Bản thân nhà đầu tư lại là ngân hàng, có tiền. Làm cái này không thể không có tiền vì đầu tư dài ngày. Vốn cho 1ha mắc ca là 190 - 200 triệu đồng. Nông dân không thể có vốn lớn như vậy để tự làm.

Điều kiện cần và đủ (thị trường và tiền vốn) của đề án đã có, chỉ thiếu đất trồng và người trồng. Vì vậy, cần khuyến khích người dân hướng tới cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khuyến khích thế nào đừng để nông dân ảo tưởng trở thành vỡ mộng.

"Thủ phủ mắc ca": Không khả thi
- Ông ủng hộ đề án này và kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành “thủ phủ mắc ca”?

Sau 20 năm vào Việt Nam, mắc ca mới phát triển được 2.000ha. Đây là con số quá ít. Còn với mong muốn trở thành thủ phủ vùng trồng măc ca nhiều nhất thế giới, tôi đánh giá đây là mong muốn chính đáng. Ai chẳng muốn làm giàu. Đã giàu rồi, ai cũng muốn giàu hơn.

Mong muốn chính đáng nhưng khả thi hay không thì cần xem xét. Cần nhìn kỳ vọng sẽ phát triển diện tích trồng mắc ca ở Việt Nam từ nay đến 2030 hoặc sau 2030 lên 200.000 ha có khả thi không. Tôi cho rằng không khả thi.

mắc ca
Mong muốn Việt Nam trở thành thủ phủ mắc ca được đánh giá không khả thi 
20 năm qua chúng ta mới có 2.000ha. Muốn thành thủ phủ mắc ca trong 15 năm sau thì toàn quốc phải có 200.000ha. Quỹ đất thì có nhưng không khả thi vì mắc ca cây trồng đặc biệt khó tính. Chúng ta có thể trồng hàng loạt, cây vẫn ra hoa nhưng có thể không có quả. Mà không có quả thì không hiệu quả.

Vì vậy chúng tôi, với tư cách cả nhà khoa học và quản lý cho rằng Việt Nam chỉ đặt mục tiêu khoảng 100.000ha là vừa đủ sức. Diện tích trồng mắc ca như vậy đã bằng cả diện tích trồng mắc ca cả thế giới hiện nay.

- Ngoài quy mô, đề án còn phải xem lại vấn đề gì nữa không, thưa ông?

Đề án trở thành cường quốc mắc ca cần phải xem lại về mặt tiến độ, xem lại cả về mặt mục tiêu. Như thế quá lớn, tham vọng quá cao. Quy mô và tiến độ chưa sát thực tiễn, khó có tính khả thi. Đề án cần đi sát thực tiễn hơn, phải điều chỉnh cả quy mô, tiến độ.

Đó là vĩ mô, từ vi mô đi xuống vĩ mô, đề án cần xác định vùng nào trồng được cây mắc ca. Hiện nay đề án chưa làm được điều đó, chỉ xác định chung chung là Tây Bắc, Tây Nguyên. Mà ở Tây Bắc, Tây Nguyên có hàng triệu ha.

Vì vậy, cần phải phân vùng trồng cây. Vùng nào trồng chè đang có hiệu quả thì để nguyên, không thể phá chè trồng mắc ca được. Thậm chí có vùng còn trồng cây ngắn ngày như ngô. Vì vậy, cần rà soát kĩ quy hoạch, chi tiết.

Bên cạnh đó, mắc ca là cây dài ngày. Hiệu quả cao bao nhiêu thì rủi ro lớn bấy nhiêu. Rủi ro liên quan tới thị trường và thời tiết. Nông dân trồng cây được 10 năm rồi, đầu tư nhiều rồi mà lúc đó mới nói cây không hiệu quả thì “chết” luôn.


Đề án trở thành cường quốc mắc ca cần phải xem lại về mặt tiến độ, xem lại cả về mặt mục tiêu. Như thế quá lớn, tham vọng quá cao. Quy mô và tiến độ chưa sát thực tiễn, khó có tính khả thi. Đề án cần đi sát thực tiễn hơn, phải điều chỉnh cả quy mô, tiến độ.

Yếu tố kỹ thuật cũng rất quan trọng. Hiện nay chúng ta chưa hiểu nhiều về cây mắc ca. Cây cao su có mặt ở đay hàng trăm năm rồi mà nhiều vấn đề kỹ thuật vẫn chưa được giải quyết triệt để. Rồi vấn đề giống thế nào để tái canh cho hiệu quả, xử lý phân bón thế nào,… cũng quan trọng. Cây mắc ca mới vào Việt Nam được 20 năm nên chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ. 

- Ông có lời khuyên nào cho nông dân - những người đang có kế hoạch trồng cây mắc ca.

Thông qua VTC News, tôi muốn phân tích cho hết sức khách quan, cũng như cảnh báo một số vấn đề để người nông dân không mắc phải. 

Mắc ca là cây ăn quả dài ngày. Cây ăn quả dài ngày không được trồng thực sinh. Cây ăn quả về nguyên lý kỹ thuật phải ghép mới kết hợp được gốc ghép, mắt ghép mới cho năng suất cao từ việc sử dụng nguồn gen tinh túy của cả cây bố và mẹ.

Cây được trồng thực sinh từ hạt, hạt vẫn nảy mầm, cây vẫn sống, vẫn đơm hoa, kết hạt nhưng năng suất kém. Cây ghép sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cây ghép khá phức tạp. Đầu tiên, phải trồng cây thực sinh, đến một khoảng thời gian nào đó mới cắt cành để ghép vì thế giá thành cao.

Ví dụ, giá thành cây thực sinh chỉ là 10.000 đồng thì giá cây ghép lên tới 30.000 hoặc 50.000 đồng. Người dân tham rẻ mua cây thực sinh và nghĩ rằng đây đúng là cây mắc ca rồi. Thời gian đầu, cây sinh trưởng bình thường nhưng phải 3,4 năm sau người dân mới chịu hậu quả.

Hiện nay, trong 1.600 ha ở Tây nguyên, không dưới 50% cây mắc ca được trồng là cây thực sinh. Hậu quả là năng suất kém, chất lượng kém rồi người dân đổ lõi đề án làm không tốt. Đã có bài học nhãn tiền rồi. Trước đó là cà phê, cao su,…

- Ngoài giống, nông dân còn chú ý gì nữa không, thưa ông?

Ngoài giống, người nông dân cần phải biết vùng đất mình định trồng mắc ca có phải vùng phù hợp không. Khi trồng mắc ca, nông dân đã có doanh nghiệp bao tiêu cho sản phẩm của mình chưa, cần phải gắn kết với doanh nghiệp ngay từ đầu.

Nếu cứ trồng mắc ca mà không có doanh nghiệp bao tiêu, tới khi thu hoạch, nông dân sẽ không biết bán sản phẩm cho ai.

Quan trọng không kém đó là nông dân phải kiên nhẫn. Trồng cây ăn quả là ông trồng cho cháu, cho thế hệ sau, ý nói phải mang tính bền vững. Mà cây trồng dễ không bền vững bởi ý thức con người thay đổi theo thời gian.

Tôi rất sợ trồng cây được 3 năm, sắp đến ngày ra quả thì nông dân lại nhổ đi trồng cây khác. 

- Có nhiều tích cực và hạn chế, thế nhưng kết lại, ý kiến của ông về đề án này là gì?

Về phương diện chung, tôi rất hoan nghênh đề án này. Phải là doanh nghiệp có tâm và có tâm mới đầu tư vào nông nghiệp nông thôn vì lĩnh vực này có nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp ngày càng giảm, giờ chỉ khoảng 1% vì không hiệu quả.

Khi xây dựng nông nghiệp nông thôn, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích bảo hộ, không thể để nông dân tiếp tục bơi trong vòng luẩn quẩn, bơi không có định hướng để chìm ngập trong biển cả thị trường.

Còn về đề án này hay bất cứ đề án nào, khi đánh giá phải cố gắng khách quan, nhìn cả mặt tích cực và hạn chế để tìm cách phát huy tích cực và kiềm chế hạn chế. Đừng để doanh nghiệp lợi dụng, làm mục tiêu này nhưng hướng tới mục tiêu khác. Câu chuyện đó đã xảy ra rất nhiều.

Thậm chí có trường hợp có một số đối tượng vì lợi ích nhóm đã thổi phồng các câu chuyện. Đằng sau đó là mảnh đất mảnh mỡ, bán giống rởm.


Nghiên cứu trồng 250.000 ha cây mắc ca trong 5 năm tới tại Tây Nguyên

(VTC News) - Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội thảo nghiên cứu 'Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên'.


Với những tiềm năng, vị thế của cây Mắc ca có thể phát triển rộng rãi tại Tây Nguyên và có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao bằng cách trồng xen canh với các loại cây công nghiệp khác, sáng 7.2, tại TP Đà Lạt, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội thảo nghiên cứu “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. 

Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên và GS.TS Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế TƯ chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các vị khách quốc tế, các nhà khoa học, bà con nông dân.


Phát biểu khai mạc tại hội thảo, GS. Vương Đình Huệ, Trưởng ban kinh tế trung ương, cho biết cây mắc ca mang lại kinh tế cao và có thể trồng xen canh với các cây trồng khác như cây cà phê, tiêu, điều, chuối tiêu.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị,Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên_ Ông Vương Đình Huệ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì Hội thảo 

“Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển cây mắc ca để trở thành trung tâm mắc ca không chỉ của khu vực mà còn thế giới. Chúng ta có thể tin tưởng mắc ca Việt Nam có vị trí xức đáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cần phải tránh bẫy phát triển cây mắc ca giá rẻ”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ nhấn mạnh.


Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ cây nông nghiệp khác để xây dựng chuối giá trị cho cây mắc ca, theo hướng bao tiêu sản phẩm để nâng cao giá trị xuất khẩu cũng như tránh được tình trạng được mua mất giá.

Đề cập tới chiến lược phát triển cây mắc – ca, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Him Lam cho rằng, chỉ có công nghệ tiên tiến mới là chìa khóa cho chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Ông Minh đề xuất “Chính phủ cần có chính sách quy hoạch và sản xuất quy mô lớn cho ngành mắc ca, khai thác chuối giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến tiêu thụ. Bên cạnh đó, cần có chính sách cổ phần hóa đặc thù với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quy định nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng/đất và trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần thua lỗ hoặc phá sản, người nông dân không bị mất ruộng/ đất”.

Theo ông Minh, Nhà nước cần xây dựng chính sách cụ thể để kích thích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn trong nông nghiệp, nông thôn như chính sách ưu đãi thuế, vốn. Tăng cường thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích các mô hình liên doanh nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, bởi đây là yếu tố sẽ mạng đến công nghệ mới, phương thức canh tác mới để cải tiến các yếu tố lác hậu cũng như tạo ra sức ép cạnh tranh cho sản phẩm.

Về vốn tín dụng cho giống cây trồng này, hiện nay có 2 ngân hàng là Agribank và Ngân hàng chính sách Xã hội đang cho người nông dân vay vốn trồng mắc ca. Tại hội thảo, Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch  LienVietPostBank khẳng định sẽ cho người nông dân vay tín chấp với vườn mắc ca thời hạn từ 7 – 10 năm với lãi suất dưới 10%. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ cho vay thế chấp bằng vườn mắc ca.
Toàn cảnh Hội thảo 
Ông Hưởng nhấn mạnh,  “Thực tế, với điều kiện của Tây Nguyên thì suất đầu tư cho cây mắc ca cũng rẻ hơn, khoảng 100 triệu/5 năm/ha, chưa có tiền đất. Hiện nay, đa số người nông dân đã có đất và trồng xen canh với cây cà phê, tiêu, chuối thì rất thuận lợi. Trong 5 năm tới, LienVietPostBank sẽ mua bảo hiểm cho người nông dân vay vốn của ngân hàng, theo hướng nếu có rủi ro thì người nông dân cũng không bị mất đất”.


Đại diện cho Ngân hàng Nhà nước, Ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế cho biết sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng phạm vi quy mô phát triển cây mắc ca theo hướng rút kinh nghiệm từ các cây nông nghiệp khác. Từ nay đến thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu để xây dựng gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với đặc thù của cây mắc ca.

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải nghiên cứu tổng thể, sâu hơn nữa khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca cho rằng, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha. GS. Hoàng Hòe cho biết, khảo sát tại Tây Nguyên có 1 triệu ha phù hợp với cây mắc ca.

Tuy nhiên theo giáo sư Hoàng Hòe, trước mắt chỉ nên trồng khoảng 1/5 diện tích với sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Quá trình phát triển cần phải thận trọng, trong đó cần coi trọng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả; coi trọng khâu chế biến…


Ông Martin Novak - một chuyên gia trong ngành mắc ca đến từ Australia cũng khẳng định giá trị kinh tế cao của cây mắc ca.

Trong khi đó, cây mắc ca phải trồng trên loại đất tốt nên rất nhiều nước không thể trồng được loại cây này. Ông đánh giá, Tây Nguyên có thuận lợi là mắc ca có thể trồng xen vào các loại cây công nghiệp khác. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở Việt Nam rất thuận lợi nên có thể nâng cao được sản lượng. Ông tính toán với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha có thể thu lãi 100 triệu đồng.


Chuyên gia sinh học – Giáo sư Nguyễn Lân Hùng Tổng thư ký các ngành sinh học Việt Nam tỏ ra rất tin tưởng về giá trị kinh tế của cây mắc ca. Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho biết, hạt mắc ca là loại quả khô ngon nhất thế giới. Nó ngon hơn cả hạt điều, hạt hạnh nhân và hạt hạch đào. Dầu và hạt mắc ca còn được sử dụng làm thực phẩm rất bổ dưỡng và  được ưa chuộng.

Giáo sư Nguyễn Lân Hùng cho rằng nên chăng cần phải có một cuộc cách mạng cho Tây Nguyên và khẳng định chỉ cần mỗi hộ nông dân có 50 cây mắc ca thì cả Tây Nguyên sẽ được xóa đói giảm nghèo. Cây mắc ca sẽ là thế mạnh, đòn bẩy giúp Tây Nguyên xóa đói giảm nghèo bền vững ?


Đại diện một số nông dân trồng cây mắc ca phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Tuấn Hòa - một nông dân tại Tây Nguyên đã trồng mắc ca khẳng định, cây mắc ca dễ trồng, cho lợi nhuận cao và tốn ít công sức. Tuy nhiên điều các hộ nông dân băn khoăn lo lắng là đầu ra của cây mắc ca sẽ như thế nào, mong muốn có nhà máy chế biến và các khâu tiêu thụ khép kín.

Phát biểu kết luận hội thảo, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định lợi thế, tiềm năng kinh tế to lớn của cây mắc ca tại Tây Nguyên và vùng Tây Bắc.

Đại tướng nhấn mạnh, để hiện thực hóa mục tiêu đưa cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, thường trực ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ NNPTNT và các cơ quan chức năng sớm đề xuất bổ sung cây mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới; đồng thời ban hành chủ trương, chính sách khuyến khích việc trồng, tiêu thụ sản phẩm loại cây này.

Đề nghị Bộ NNPTNT thúc đẩy nhanh việc xây dựng chương trình quốc gia về phát triển cây mắc ca trên cơ sở phối hợp với vác địa phương có tiềm năng như Tây Nguyên; chú trọng việc trồng và sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và khai thác đồng bộ chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tận thu các sản phẩm từ mắc ca.

Tiến tới đưa mắc ca thành sản phẩm quốc gia, đưa Việt Nam không chỉ có tên trên bản đồ mắc ca thế giới mà kỳ vọng Việt Nam sớm trở thành một trong những cường quốc mắc ca thế giới.


Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” đã có gần 20 ý kiến phát biểu tham luận, 40 bài tham luận và sự tham dự đông đủ của các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, các vị khách quốc tế, các nhà khoa học, bà con nông dân.

 



Quan chức Quốc hội: DNNN nợ cả triệu tỷ đồng là 'điều bình thường'

(VTC News) – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng số nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước là 'điều bình thường'.
Trước khi bế mạc kỳ họp thứ 8, khóa XIII, Quốc hội đã nhận được báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc góp cổ phần.

Theo đó, tổng nợ phải trả theo báo cáo hợp nhất của các đơn vị xấp xỉ 1,515 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012. Con số này gấp khoảng 1,45 lần vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đây thực sự là con số nợ đáng lo ngại, cho thấy "sức khỏe" thực sự của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang có “vấn đề”.
Các DNNN đang nợ hơn 1,5 triệu tỷ đồng
Tuy nhiên, bình luận về con số này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng đó là điều hết sức bình thường.

“Vấn đề là cần phải so số nợ đó trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó ta thấy hệ số nợ đó vẫn chấp nhận được. Không có gì hoảng loạn trong chuyện đấy cả”, ông Kiên nói.

- Trong bối cảnh kinh tế còn rất khó khăn, việc chi đầu tư không nhiều, nhưng tại sao con số nợ của các DNNN năm 2014 lại tăng tới 9% so với năm 2013, thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Kiên: 'Doanh nghiệp Nhà nước nợ 1,5 triệu tỷ là bình thường'
Đó là chúng ta chưa lấy con số nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chứ, nếu lấy thì nợ của khối doanh nghiệp đó còn cao hơn nhiều.


Chúng ta cần phải xem xem nợ xấu được hình thành từ tổ chức tín dụng thì bao nhiêu % là nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhiều hơn nhiều. Cho nên không nên nhìn DNNN bằng con mắt xấu như thế.

Còn việc tăng lên là do lạm phát tăng thì nó phải tăng lên chứ. Lạm phát gần 3% nhưng sức mua của thị trường giảm xuống làm nợ tăng lên, tỷ lệ hàng tồn kho tăng thì nợ tăng là bình thường.

Chúng ta đừng tách DNNN với doanh nghiệp tư nhân, mà hãy nhìn doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đi thì bức tranh sẽ rõ hơn.

Tỷ lệ của DNNN thấp hơn doanh nghiệp khác, trừ FDI nhưng tổng số thì DNNN lớn hơn khối các doanh nghiệp kia. Bởi tổng khối lượng tài sản của DNNN lớn hơn khối lượng của doanh nghiệp tư nhân, cho nên đó là chuyện bình thường.

Hoạt động cho vay của ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp, nên số lượng tài sản lớn hơn thì được cho vay nhiều hơn là chuyện bình thường.

- Nhưng thực tế, nhìn vào con số này, rất nhiều ý kiến cho rằng nó đã phản ánh chân thực nhất hoạt động của DNNN không được hiệu quả, thưa ông?


Trừ doanh nghiệp FDI ra, các doanh nghiệp Việt Nam có ai khá hơn đâu, các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng chung như thế cả.

Mà thực tế, việc hoạt động hiệu quả hay không cũng tùy từng doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp như Vinamilk hoạt động rất hiệu quả.

Trong những DNNN mà chúng ta nói, trước tiên ta thấy là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp ví như xây lắp đường giao thông, cái đấy là suốt một thời gian dài nhà nước nợ doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn của ngân hàng, song nhà nước lại vẫn chưa trả.


Vấn đề là cần phải so số nợ đó trên tổng tài sản của doanh nghiệp, trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó ta thấy hệ số nợ đó vẫn chấp nhận được. Không có gì hoảng loạn trong chuyện đấy cả.


Cái nợ đọng xây dựng cơ bản đó chính là nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngành giao thông bị giảm sút nghiêm trọng.


Nếu tính từ thời điểm 1995 khi chúng ta bắt đầu có đấu thầu quốc tế, đến thời điểm năm 2014 này thì năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông giảm sút nghiêm trọng vì chúng ta đã nợ doanh nghiệp quá lâu rồi cho nên người ta phải bỏ tiền ra làm và một loạt dự án chúng ta chậm trả nợ. Đấy là một trong những nguyên nhân.

Sau đó đến doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, phần lớn là DNNN và tư nhân, nếu họ vào làm xây dựng cơ bản mà dính vào BĐS là chết, và khi họ chết về mặt tài chính thì khả năng của họ không có.

Nhìn đi nhìn lại, chúng ta phải thấy cái khả năng cạnh tranh của DNNN như thế cũng bắt đầu từ lỗi của cơ chế, chúng ta đã tạo ra cái thâm hụt như thế. Vấn đề ở đây là nói phải cho cụ thể, từng phân ngành một chứ đánh giá chung là chưa khách quan.

Trong tái cơ cấu DNNN chúng ta đã nói rõ cơ chế quản trị DNNN của chúng ta đang có vấn đề và chúng ta phải tách bạch quản lý với quan hệ chủ sở hữu ra khỏi DNNN. Ví như, Tổng công ty xi măng Việt Nam hiện chỉ chiếm chưa đến 50% thị phần nhưng lại dùng nó để điều tiết giá của cả thị trường xi măng là không đúng.

- Báo cáo của Chính phủ gửi lên Quốc hội mới đây cho thấy, Tập đoàn Dầu khí đang chiếm gần 1/3 tổng số nợ, và hiện cũng đang có số nợ khó đòi lớn nhất. Theo ông, tại sao với một ngành khai thác tài nguyên sẵn có như vậy nhưng lại có con số nợ khổng lồ đến thế?

Vấn đề con số nợ đó phải đặt trên tổng tài sản của Tập đoàn Dầu khí là bao nhiêu và tổng số tiền mà Tập đoàn Dầu khí nộp từ trên vốn vay đó là bao nhiêu. Còn nếu chỉ nhìn vào con số nợ mà nói xấu thì ai chả nói được. Cả một bức tranh, ta chỉ nhìn 1 góc và nói về góc đó thì ai mà chả xấu.

Tôi nghĩ đó là bình thường, trong một nền kinh tế đặc thù như Việt Nam thì điều đó là bình thường, không có gì hoảng loạn và đáng quan tâm vì chuyện đấy cả. Vấn đề quan tâm nhất đó là anh nuôi nguồn thu ấy được bao nhiêu lâu, chứ không phải là nợ nhiều hay nợ ít.

Vấn đề nợ hay không nợ, tổng số nợ là bao nhiêu không quan trọng mà quan trọng là khả năng trả nợ và nó đóng góp cho nền kinh tế là bao nhiêu. Đấy mới là cái mà ta cần quan tâm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét