Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

XÃ HỘI SUY ĐỒI 20

-Nguyên nhân sâu xa là:
1. Thực trạng ngày một "băng giá" của tình cảm nhân ái trong xã hội làm tăng bản tính ích kỷ trong tâm hồn con người (suy đồi đạo đức).
2. "Bần cùng sinh đạo tặc".
3. Thèm khát danh lợi đến mức mù quáng (xã hội đồng tiền!).
-Nói cách khác: nhà nước đã xây dựng gần thành công...xã hội tư bản, một xã hội mà bản chất của nó là đề cao chủ nghĩa cá nhân đầy ích kỷ lên tối thượng, làm tài trợ hay từ thiện suy cho cùng là cũng vì mình, lấy thương tiền làm ưu tiên lựa chọn số một, thay cho lòng nhân ái!

-----------------------------------
(ĐC sư tầm trên NET)

Tử hình kẻ siết cổ cô giáo đến chết

21:34:00 23/12/2015

Hà Dã Viễn có quan hệ tình cảm với cô giáo nơi Viễn đang theo học. Viễn rủ cô lên Đà Lạt chơi rồi siết cổ cô này đến chết, treo cổ tạo hiện trường giả, cướp tài sản lấy tiền chơi ma túy đá.

Tử hình kẻ siết cổ cô giáo đến chết - Ảnh 1.
Hà Dã Viễn tại buổi xét xử - Ảnh: Lâm Thiên
Ngày 23-12, TAND tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Hà Dã Viễn (21 tuổi, ngụ tại thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Phiên tòa được xử lưu động tại UBND thị trấn Di Linh.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng, khoảng tháng 1-2015, Hà Dã Viễn có quan hệ tình cảm với chị Đ.T.Y, giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Bình Thạnh (TP.HCM) - là nơi Viễn đang theo học.
Ngày 21-9, khi đi uống cà phê, Viễn thấy Y. sử dụng điện thoại có giá trị nên nảy sinh ý định chiếm đoạt để lấy tiền sử dụng ma túy đá.
Để thực hiện ý đồ này, sáng 23-9, Viễn chở Y. bằng xe máy của Y. ra bến xe miền Đông để đón xe về Đà Lạt chơi. Đến Di Linh, xe dừng trước một tiệm tạp hóa, Viễn thấy bên trong tiệm có bán dây dù nên nói Y. đi taxi về nhà ông bà nội Viễn ở tổ 13, thị trấn Di Linh trước để Viễn đi mua quà cho bà nội.
Sau khi Y. đi, Viễn mua khoảng 3m dây dù bỏ vào túi nilông màu đen. Sau đó, Viễn gọi điện cho Y. và đi taxi đến đón Y. ở quán nước mía ngã ba Cây Sơn. Viễn dẫn Y. xuống hồ nước chơi. Đến khu vực cà phê lâu năm cách xa đường, Viễn dừng lại lấy lý do ngồi nghỉ mệt rồi bất ngờ siết cổ Y. đến khi nạn nhân bất động.
Viễn lấy dây dù cuốn cổ nạn nhân và vắt 2 đầu dây qua cành cà phê lớn rồi cột cố định vào cành cà phê, tạo hiện trường giả nạn nhân tự tử.
Sau đó, Viễn lấy điện thoại, CMND, giấy tờ xe, phiếu giữ xe cùng số tiền 130.000 đồng để trong giỏ xách của Y. rồi đi bộ ra đường nhựa. Trên đường đi, Viễn tháo sim điện thoại của Y. vứt rồi gọi điện cho bạn gái đến đón. Viễn bảo bạn gái chở đến shop gần chợ Di Linh mua quần áo để thay và đến tiệm điện thoại bán chiếc điện thoại mà Viễn vừa cướp được với giá 1.030.000 đồng.
Đến khoảng 21g cùng ngày, Viễn đón xe về TP.HCM, khi đến bến xe miền Đông, Viễn đưa phiếu xe và lấy chiếc xe của chị Y. rồi mang đi bán với giá 4.000.000 đồng. Đến ngày 4-10, Viễn bị công an huyện Di Linh bắt khi đang ở phòng trọ tại Q.Gò Vấp.
Tại buổi xét xử, Hà Dã Viễn luôn tỏ thái độ vô cảm, bất cần và trả lời câu hỏi của chủ tọa một cách cộc lốc: Có, không. Đặc biệt, khi chủ tọa hỏi: bị cáo có ân hận khi giết cô giáo và là người có quan hệ tình cảm với mình không thì Viễn trả lời ngắn gọn: “Không!” khiến nhiều người ồ lên ngao ngán.
Bản thân Viễn từ lúc sinh ra được ông bà nội nuôi dưỡng, mẹ Viễn bỏ đi. Đến năm 3 tuổi thì cha Viễn mất. Viễn là người dùng ma túy và có 1 tiền án.
Trước đó, vào ngày 6-9-2012, Viễn từng bị TAND huyện Di Linh xử phạt 24 tháng tù về tội “cướp tài sản” và “trộm cắp tài sản”, Viễn cố tình cho ông nội uống thuốc mê để lấy trộm tài sản chơi ma túy.
Xét thấy hành động của Viễn là hết sức dã man, không có thái độ ăn năn hối cải, cần phải loại bỏ khỏi xã hội nên chủ tọa đã tuyên án tử hình về tội giết người, 8 năm về tội cướp tài sản, tổng hình phạt là tử hình đối với Hà Dã Viễn.
Ngoài ra, tòa còn buộc Viễn phải bồi thường cho gia đình bị hại tổng số tiền 160 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần và phí an táng.
Tử hình kẻ siết cổ cô giáo đến chết - Ảnh 2.
Phải đến khi bà nội đến nói chuyện với mình, Viễn mới bật khóc nức nở - Ảnh: Lâm Thiên
Theo Tuổi Trẻ

Nam Định: Nghịch tử cầm dao sát hại bố mẹ trong đêm

11:28:19 12/09/2015

Chỉ vì mâu thuẫn, cãi vã, Hùng đã cầm dao sát hại bố mẹ ngay tại nhà rồi nhanh chóng bỏ trốn nhưng bị công an vây bắt.

Ngày 12/9, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đang tích cực điều tra, làm rõ vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra ở một ngôi nhà trên đường Nguyễn Bính, TP. Nam Định (tỉnh Nam Định) khiến một đôi vợ chồng tử vong.

giet 2-e30ed
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, đưa thi thể nạn nhân lên xe cứu thương. Ảnh: CTV
Theo đó, tối ngày 11/9, giữa Hùng (27 tuổi) và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Đến khoảng 23h20 phút cùng ngày, Hùng bất ngờ dùng dao truy sát bố mẹ.

Bị con trai đâm bất ngờ, vợ chồng ông T. và bà Đ. (bố mẹ Hùng) tri hô hàng xóm. Nghe thấy tiếng kêu cứu một số hàng xóm chạy sang cũng là lúc Hùng cầm theo hung khí nhảy tường rào chạy ra ngoài đường.

Đúng lúc này, Công an TP. Nam Định có mặt đã bắt gọn đối tượng. Ngay sau đó, lực lượng chức năng tiến vào nhà đối tượng để kiểm tra thì phát hiện bà Đ. và ông T. nằm sõng soài trên vũng máu và đã tử vong.

Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tích cực điều tra, làm rõ.

Nghịch tử sát hại cha lĩnh án 10 năm tù giam

16:31:00 23/12/2015

Trong lúc say, lại bị cha đuổi đánh vì dám cho em dâu mượn xe máy nhưng không hỏi ý kiến mình, nghịch tử đã sát hại cha tại chỗ.

Ngày 23/12, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Tơ Đênh Triệu (SN 1979, trú thôn A Bát, xã Chà Val, huyện Nam Giang, Quảng Nam) về hành vi sát hại cha ruột của mình.
Nghịch tử sát hại cha lĩnh án 10 năm tù giam - Ảnh 1.
 Bị cáo Tơ Đênh Triệu nhận tội trước phiên tòa.
Theo cáo trạng, bi kịch gia đình xảy ra vào trưa ngày 14/3/2015, Triệu và ông Đíp cùng ngồi nhậu tại nhà. Sau khi đã uống hết một lít rượu nhưng vẫn chưa “đủ đô”, Triệu chở cha đến nhà những người hàng xóm để nhậu tiếp “tăng 3” nữa.
Khoảng 16h30 cùng ngày, Triệu chở ông Đíp về nhà nghỉ ngơi, sau đó lấy xe của cha để đến nhà ông Tơ Đênh Đường (SN 1993, em cùng cha khác mẹ với Triệu, trú cùng thôn) để chơi. Tại đây, Triệu cho vợ của Đường mượn xe để đi mua mì tôm khoảng 5 phút.
Đến 16h45, Triệu mang xe về trả cho cha và có nói thật là mới vừa cho em dâu mượn xe. Tức giận vì Triệu tự ý cho vợ Đường mượn xe mà không hỏi ý kiến mình, ông Đíp văng tục rồi cầm xà beng bằng sắt đuổi đánh Triệu chạy vòng quanh nhà.
Sau một lúc rượt đuổi, vì sức yếu không đuổi kịp con trai nên ông Đíp ném xà beng về phía Triệu khiến Triệu mất đà ngã xuống đất. Sau đó, ông Đíp chạy lại định nhặt cây xà beng lên để đánh tiếp nhưng Triệu đã đứng dậy rút một cây củi dài gần 100cm đánh liên tiếp vào đầu ông Đíp khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Nghịch tử sát hại cha lĩnh án 10 năm tù giam - Ảnh 2.
 Hội đồng xét xử tuyên án phạt bị cáo
Luật sư bào chữa cho bị cáo cho biết, Triệu là người dân tộc thiểu số, không được học hành, lại bị kích động trong lúc say xỉn và bị cha ruột đuổi đánh nên mới dẫn đến hành vi giết cha. Ngoài ra, tại cơ quan chức năng, bị cáo đã khai báo thành khẩn. Đặc biệt, đại diện gia đình của người bị hại (gia đình cha ruột của Triệu) cũng xin giảm án cho bị cáo và không yêu cầu bồi thường dân sự nên luật sự đề nghị tòa xem xét giảm án.
Tuy nhiên, sau thời gian nghị án, cho rằng hành vi của bị cáo Triệu là cực kỳ nguy hiểm và trái với đạo lý con người nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Triệu 10 năm tù giam.
Kết thúc phiên tòa, bị cáo Triệu chỉ biết cúi đầu nhận tội. Có lẽ, đối với bị cáo thì giờ đây mức án dù có như thế nào cũng không thể bằng bản án lương tâm và sự cắn rứt vì tội giết cha đeo bám suốt quãng đời còn lại.
Theo Tam Xuân / Trí Thức Trẻ

Vĩnh Phúc: Con trai rượu say chém vào đầu mẹ già tật nguyền rồi đốt nhà

09:38:00 23/12/2015 

Rượu say, Lập về nhà chửi bới đuổi đánh vợ con. Khi mẹ của mình vào can liền bị Lập cầm dao chém vào đầu gây thương tích. Chưa dừng lại ở đó, người đàn ông này tiếp tục phóng hỏa đốt nhà mình.

Khoảng 23h đêm ngày 21/12, nhiều người dân sống trong khu phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hốt hoảng khi nghe thấy tiếng cãi cọ trong gia đình ông Tô Văn Lập (40 tuổi), ít phút sau ông này cầm dao rượt đuổi đòi chém chết chính con trai ruột của mình.
Vĩnh Phúc: Con trai rượu say chém vào đầu mẹ già tật nguyền rồi đốt nhà - Ảnh 1.
 Lực lượng cứu hỏa đang dập tắt đám cháy sau khi Lập phóng hỏa đốt nhà. Ảnh: Facebook
Tuy nhiên, khi người dân chạy sang thì thấy cụ bà Nguyễn Thị Q. (73 tuổi, mẹ đẻ Lập ) bị con trai chém gây thương tích ở trên đầu nên người dân hốt hoảng đưa cụ bà đi bệnh viện cấp cứu.
Theo một số người dân khu phố kể lại, sau khi uống rượu về, Lập gây sự rồi đuổi đánh vợ con. Thấy vậy cụ bà Q., dù tật nguyền (teo đôi chân, chỉ di chuyển quanh nhà bằng tay) nhưng vẫn cố gắng ra can ngăn con trai bớt hung hãn. Tuy nhiên, trong lúc can ngăn bà Q. bị Lập chém bị thương. Chưa dừng lại ở đó, sáng sớm hôm sau, Lập lại phóng hỏa đốt nhà mình.
Vĩnh Phúc: Con trai rượu say chém vào đầu mẹ già tật nguyền rồi đốt nhà - Ảnh 2.
 Ngôi nhà sau khi xảy ra hỏa hoạn.
Trao đổi lại sự việc, ông Nguyễn Phương Chăm, Trưởng khu phố Lai Sơn (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo ông đã trực tiếp đến giải quyết vụ việc.
“Đến nơi, tôi đã thấy có rất nhiều người dân vây quanh ngôi nhà nên liền phóng xe máy thẳng vào sân thì suýt nữa cũng bị Lập chém. Lúc đó, ở trong nhà chỉ còn Lập với bà cụ Q., khi thấy bà cụ kêu cứu thì chúng tôi đợi cơ hội hắn không để ý mới lao vào cứu bà vì trong tay hắn vẫn cầm dao, rất manh động. Bà Q. được đưa ra khỏi ngôi nhà trong tình trạng bị chém vào đầu, chảy máu nhưng không nặng lắm.”, ông Chăm kể lại.
Vĩnh Phúc: Con trai rượu say chém vào đầu mẹ già tật nguyền rồi đốt nhà - Ảnh 3.
 Ông Chăm, Trưởng khu phố Lai Sơn kể lại sự việc.
Người dân nhanh chóng đưa bà đến bệnh viện để khám và điều trị. Hiện tình trạng sức khỏe của bà đã khá lên nhiều.
Theo ông Chăm, ngay sau khi xảy ra sự việc, công an phường Đồng Tâm đã có mặt tại hiện trường, nhưng do tên Lập rất manh động nên lực lượng công an đã buộc phải bao vây căn nhà đề phòng những sự việc đáng tiếc khác về người có thể xảy ra.
Tuy nhiên, đến sáng sớm thì Lập phóng hỏa đốt nhà, trên tay vẫn cầm dao và rất manh động nếu ai có ý định dập tắt ngọn lửa. Đội cảnh sát cứu hỏa thành phố Vĩnh Yên đã kịp thời chữa cháy nên không có thiệt hại nặng về tài sản.
Nhiều người dân địa phương bức xúc cho biết, Lập từng vướng vào lao lý vì tội đánh nhau và phải đi tù. Tuy nhiên, sau khi ra tù thường xuyên rượu chè, đánh đập vợ con.
Hiện vụ việc đang được Công an phường Đồng Tâm phối hợp với Công an Vĩnh Yên tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Định Nguyễn / Trí Thức Trẻ

Hiếp dâm bạn vợ khi đang tắm

(VTC News) - Trong lúc đi đánh răng ngang qua phòng tắm của nhà trọ, đối tượng nhìn thấy người bạn của vợ đang tắm nên lẻn vào bịt miệng để hiếp dâm.

Ngày 14/9, cơ quan CSĐT Công an huyện Chơn Thành (Bình Phước) cho biết đã bắt khẩn cấp và tạm giữ Lưu Quốc Cường (27 tuổi, hộ khẩu thường trú huyện Chợ Mới, An Giang, tạm trú tại khu phố 1, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành) để tiếp tục điều tra hành vi “Hiếp dâm”.


Do tiết kiệm tiền nên Cường cùng với vợ là Lê Thị Ngọc Lan (23 tuổi) và hai người bạn của chị Lan là N.T.N.L (24 tuổi, hộ khẩu thường trú huyện Thạnh Phú, Bến Tre) và Nguyễn Trần Hoàng (24 tuổi, ngụ xã Minh Long, huyện Chơn Thành, Bình Phước) góp tiền thuê phòng trọ ở chung.


Sáng ngày 11/9, trong khi chị Lan, Hoàng và chị L. đi làm thì Cường vẫn ngủ tại phòng trọ. Khoảng 9h15 cùng ngày, chị L. về phòng trọ để đi tắm. Phòng tắm trong nhà trọ chỉ được che bằng tấm nilon, không có cửa, nên khi Cường đi đánh răng ngang qua nhìn thấy chị L. trong đó.


Ngó xung quanh không thấy ai, Cường vén tấm nilon chui vào phòng tắm đòi quan hệ tình dục với chị L.


Chị L.cố vùng vẫy nhằm thoát ra nhưng không được. Cường dùng tay kẹp cổ, bịt miệng chị nên cũng không thể kêu cứu. Cường đã thực hiện hành vi hiếp dâm đối với chị L.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chị L. tới công an tố cáo. Cường được mời lên công an làm việc và thừa nhận hành vi hiếp dâm bạn của vợ.

An Sương



“Người giàu có xu hướng thiếu đạo đức”?

Đoan TrangBáo Pháp luật TP. HCM
04:53' CH - Chủ nhật, 03/08/2014

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà nghiên cứu ĐH California và ĐH Toronto, thì những cá nhân ở tầng lớp thượng lưu - những người có nhiều tiền nhất, có thu nhập cao nhất, học vấn tốt nhất và công việc danh tiếng nhất - lại có xu hướng thể hiện hành vi thiếu đạo đức hơn. (VietNamNet, ngày 1-3)
Kết quả nghiên cứu tại phương Tây này có thể không nói lên điều gì về xã hội Việt Nam chúng ta nhưng cuộc tranh cãi về đạo đức của người giàu cũng đã đi từ âm ỉ đến bùng phát trên khắp các diễn đàn tại Việt Nam từ cả chục năm nay. Sự bùng nổ của nền kinh tế đã sản sinh ra một tầng lớp người cực kỳ giàu có và bỏ lại phía sau rất nhiều người nghèo. Sự chênh lệch về khả năng tài chính này dẫn đến sự chênh lệch về hành vi và không phải khi nào, sự chênh lệch hành vi này cũng dễ chấp nhận.
Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi không đầy nửa tháng qua, đã có hai “siêu đám cưới” của gia đình hai nữ đại gia Việt Nam được tổ chức: một là bà Phạm Thị Diệu Hiền, mẹ của chú rể trong đám cưới ở Cần Thơ và hai là bà Nguyễn Thị Liễu, mẹ của chú rể trong đám cưới ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Người ta thấy những dàn siêu xe được họ tổ chức đi diễu hành, riêng phố núi Hương Sơn lại còn được chứng kiến những ca sĩ đình đám nhất hiện nay như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Quang Lê, với chi phí tổ chức lễ cưới có thể đã lên đến 50 tỉ đồng.
Phải khẳng định rằng mọi người đều có quyền quyết định cách chi tiêu đồng tiền của mình trong khuôn khổ pháp luật. Mặt khác, xã hội không những chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, mà còn có các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán… Bà Diệu Hiền, người được mệnh danh là đại gia thủy sản miền Tây, sẽ đụng chạm đến những tiêu chuẩn đạo đức khắt khe khi đoàn siêu xe trong đám cưới con trai bà diễu hành qua những người nông dân đang bị công ty bà thiếu nợ đến 200 tỉ đồng tiền cá. Họ thậm chí đã có một cuộc biểu tình nhỏ với băng rôn đòi nợ ngay trên lộ trình đám cưới đi qua.
Cũng tương tự như vậy, chi phí tổ chức đám cưới của con trai bà Liễu tương đương với tổng thu nhập trung bình của hơn 3.000 người Hà Tĩnh, tính theo GDP đầu người năm 2011. Đối với một huyện nghèo như Hương Sơn, con số này chắc hẳn phải cao hơn.
Cho đến nay hai đại gia này đã biết chắc chắn đám cưới của con trai họ vui hay buồn và có được mát mặt như họ kỳ vọng hay không. Người ta thường tìm thấy hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của người khác chứ ít khi tìm được trong ánh mắt ngơ ngác của số đông lam lũ xung quanh.
Và một thái độ khác với đồng tiền
Trong khi hai đám cưới linh đình trên dường như hoàn toàn do một tay sắp đặt của hai người phụ nữ giàu có, với sự hoang phí trong chi tiêu và những món của hồi môn kếch xù cho cô dâu chú rể, tính bằng hàng chục cây vàng và những chiếc siêu xe thì một người đàn ông giàu có khác trở về từ nước Mỹ lại có cái nhìn về tiền khác hẳn. Đó là TS Alan Phan, một tỉ phú Việt kiều sở hữu một công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, với số vốn hóa thị trường lên tới hàng trăm triệu USD.
Ông chia sẻ: “Con đầu lòng của tôi, từ năm 13 tuổi, mặc dù mức sống gia đình tôi thuộc loại trung lưu ở Mỹ, khá thoải mái về vật chất nhưng nó vẫn dậy từ 5 giờ sáng giao báo để kiếm tiền thêm. Năm 14 tuổi, nó đi làm nhân công trong siêu thị, quét dọn và bán kem mỗi ngày 2 tiếng sau khi tan học. Tiền kiếm được nó để dành đến năm 16 tuổi, đủ mua một cái xe hơi cũ khoảng hơn 2.000 đô la. Tôi hoàn toàn có thể cho nó số tiền ấy nhưng đây là tiền riêng của nó nên nó trân trọng yêu quý cái xe ấy vô cùng”.
Vốn dĩ người ta thường chỉ trân trọng những đồng tiền do công sức lao động của mình kiếm ra và việc chi tiêu một cách hợp lý những đồng tiền ấy là biểu hiện cơ bản nhất của thái độ trân trọng này.
Ở Việt Nam, với sự xuất hiện ngày càng phổ biến hơn của xa xỉ phẩm, những đám cưới xa hoa và những giàn siêu xe bạc tỉ, người ta không thể chỉ đánh giá nó như một hiện tượng đơn lẻ nữa mà có thể nó đã trở thành lối sống của một bộ phận người giàu. Nhân tố xã hội nào đưa đẩy những người này đến lối sống xa xỉ như vậy? Ông Nguyễn Trần Bạt, một nhà nghiên cứu đồng thời cũng là một doanh nhân thành đạt nhận định: “Tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách “ngẫu nhiên” và phi lao động. Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm đủ tiền để mua xe ô tô Rolls-Royce” - VTC News, 23-2.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiện tượng giàu có một cách chóng vánh đang đẻ ra một tầng lớp trọc phú mới và họ không, chưa biết làm gì với số tiền này. Sự bế tắc của họ trong việc tìm ra những lý do hợp lý để tiêu những khoản tiền ngẫu nhiên, phi lao động khiến cho tiền chảy vào những cửa hàng xa xỉ phẩm và được tiêu xài một cách vô lối.

Suy thoái đạo đức hiện nay

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-27
    Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn
    Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn
    (Ảnh cắt ra từ clip)
    Nghe bài này
    Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
    “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
    Hồi tháng 9 năm ngóai, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt thế giới !
    Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán
    báo Đất Việt
    VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngòai”.
    Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, ">Nửa đêm dân ra hôi bánh kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…
    Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt.
    Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Files photos
    Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều  người Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay tại các nước ngòai ?
    Tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo...
    báo Sankei Shimbun
    Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?
    Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
    GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này, mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục, cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã hội văn minh.
    Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá
    GS Nguyễn Thế Hùng
    Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
    GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
    Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc
    GS Nguyễn Thanh Giang
    “Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng ngại.
    LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng khẳng định chính cái "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống." và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
    Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
    MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp.
    GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
    Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi “ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói, theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”.

    Vì đâu đạo đức xã hội xuống cấp như hiện nay?

    Anh Vũ, thông tín viên RFA
    2015-01-25
    Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý.
    Lễ tốt nghiệp một trường đại học địa phương được tổ chức tại Văn Miếu ở Hà Nội vào ngày 18, năm 2014. Ngôi đền là nơi mà các trường đại học lâu đời nhất của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều Lý.
    AFP
    Chính phủ vừa đặt mục tiêu đến 2020 ngăn chặn xong và đến năm 2030 đẩy lùi được sự xuống cấp đạo đức xã hội, theo tinh thần Nghị quyết số 33 năm 2014 của Đảng CSVN.
    Nguyên nhân do đâu đạo đức xã hội đã xuống cấp trầm trọng
    và đã trở thành vấn đề cấp nhà nước?
    Ở VN trong thời gian qua, sự xuống cấp về đạo đức xã hội đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm.
    Thực trạng vấn đề đạo đức xã hội hiện nay
    Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.
    Đứng trước thực trạng này, Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 33 của Trung ương Đảng. Theo đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ ngăn chặn xong và đến năm 2030 sẽ đẩy lùi được sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
    Đánh giá về thực trang vấn đề đạo đức xã hội ở VN hiện nay, PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng, Trường Đại học KH-XH & Nhân văn thấy rằng, việc xuống cấp đạo đức xã hội là điều có thật. Ông cho biết:
    Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục
    PGS. TS. Sử học Hà Minh Hồng
    “Cái gọi là xuống cấp của đạo đức xã hội là điều có thật và cái dấu hiệu này thậm chí còn được một số người quan trọng hóa cho rằng tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Và người ta đánh động đến các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục, đặc biệt là hệ thống nhà trường, đặc biệt là những người được đào tạo, được giáo dục, tôi cho rằng họ có cơ sở của người ta. Nhưng về phía tôi thì thấy rằng trong thực tế chúng ta có nhiều cái tốt đẹp, nhiều cái thiện, nhiều người tốt, nhiều sự việc thì trên thực tế nó bị chìm nghỉm đi. Còn những cái xấu kia thì nó nổi trội lên như thế.”
    Nhà báo Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở VHTT cho biết suy nghĩ của mình, bà nói:
    “Tôi nghĩ một khi đạo đức xã hội xuống cấp thì mình phải thừa nhận nó thôi chứ chối cãi thế nào được. Thế nào là xuống cấp? Tức là: vợ giết chồng, chồng giết vợ, cha mẹ giết con cái, con cái giết cha mẹ chỉ vì không được chia một mảnh đất cho nó công bằng, theo như nhận thức của họ. Theo tôi nghĩ, đạo đức xã hội thế là xuống cấp rồi.”
    Khi được hỏi, phải chăng vấn đề giáo dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này?
    Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
    Hình ảnh cô giáo tiểu học (ảnh minh họa/hiephoabacgiang.edu.vn)
    Không đồng ý với quan niệm đó, bà Nguyễn Thế Thanh chia sẻ:
    “Tôi không tin điều đó đâu, thế cái ông BS. ở phòng mạch Cát tường là cái gì đấy? Ông ấy có là trí thức không? Ông ấy là thạc sĩ y khoa đấy chứ! Cái anh chàng sinh viên chặt tay người ta để cướp có là trí thức không? Trí thức đấy chứ! Cho nên cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều. Vấn đề ở đây là gì? Là chúng ta dạy họ làm người, đã làm người thì dù giàu hay nghèo, dù là nhiều chữ hay ít chữ, thì là người chỉ được phép làm những điều như thế này thôi!”
    Cái việc gây ra tội ác, người có lòng ích kỷ nó không chọn người có bằng cấp hay người không có bằng cấp để nó chen vào. Tôi tin rằng sự tử tế nó có cả ở những người chữ ít, nó có cả ở những người chữ nhiều
    bà Nguyễn Thế Thanh
    Nguyên nhân xa gần
    Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu khiến cho đạo đức xã hội ở VN đã xuống cấp tới mức báo động như hiện nay?
    Khả năng quản lý và thực thi pháp luật của nhà nước hiện nay không đáp ứng nổi là nguyên nhân chính. TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên, cho biết:
    “Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp. Nếu chúng ta giở các bộ luật Hình sự hay Hiến pháp của các nước sẽ thấy, bao giờ Hiến pháp cũng hướng tới Chân, Thiện, Mỹ. Không có Hiến pháp nước nào cho phép những cái đó cả. Nhưng mà ở ta nó vẫn diễn ra, thì chứng tỏ bộ máy của cơ quan quản lý để thực thi pháp luật nó đã xuống cấp. Xuống cấp ở cái đó, tôi cứ nói thẳng thắn là xuống cấp ở khả năng quản lý và thực thi pháp luật. ”
    Đây là hệ quả của nhiều vấn đề, cả ở giáo dục, quản lý nhà nước kể cả về mặt lý luận. TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng cho hay:
    Tôi cho rằng chính cái quản lý và thực thi pháp luật xuống cấp, chứ không phải pháp luật của chúng ta xuống cấp.
    TS. Kinh tế Nguyễn Hữu Nguyên
    “Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được? Trong tổ chức đoàn thể chúng ta thử nhìn lại xem cơ quan nhắc nhở nhau về đạo đức được mấy lần? Đi trễ về sớm triền miên, vi phạm quy định của tổ chức hay có cách sống ích kỷ, vô cảm rất nhiều nhưng ai nhắc nhở? Và cuối cùng là chuẩn thang giá trị về đạo đức thay đổi mà không ai đánh giá, không ai kiểm soát và không ai nhắc nhở. Cho nên, những cái đó nó làm cho sự ích kỷ, vị kỷ của con người trong KT thị trường trở thành bộc phát. Chính do như thế nó trở thành thách thức xã hội.”
    Theo Tạp chí CS, nguyên nhân chủ quan của vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp là do: “Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ."
    Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân, trong điều kiện chưa có nền tảng về đạo đức, pháp luật là nguyên nhân cơ bản nhất, bà Nguyễn Thế Thanh cho biết:
    Trong trường học môn Đạo đức thì biến thành môn Giáo dục công dân, khô khan, công thức và sơ cứng. Tôi còn không hiểu nổi, thì làm sao các cháu thiếu niên nhi đồng họ hiểu được?
    TS. Giáo dục Nguyễn Việt Hùng
    “Vì sao nó xuống cấp thì là vì, khi chúng ta đi vào kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận có sự cạnh tranh, nhưng là sự cạnh tranh lành mạnh, có đạo đức, có pháp luật. Nhưng ta chưa xây dựng đầy đủ cái nền tảng ấy cho nên người ta cứ chăm chăm vào cái cạnh tranh mà thôi. Để có một đồng lương cao hơn, một chỗ làm tốt hơn… thì người ta phải cạnh tranh rất nhiều. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng năng lực, bằng chuyên môn thì người ta có thể làm theo cách khác. Đó là có những người đạo đức kém, năng lực thì vừa phải thậm chí kém nhưng vẫn được đưa vào những vị trí quan trọng. Và khi họ vào những vị trí quan trọng ấy thì tự nhiên người ta sẽ hành xử như cái đã đưa người ta lên”
    Nói về vai trò của truyền thông trong vấn đề góp phần chặn đứng sự xuống cấp của đạo đức xã hội, TS. Nguyễn Việt Hùng cho hay:
    “Chúng ta phải tôn vinh người làm nghĩa cử hào hiệp, tốt phải khen, xấu phải chê. Chứ nếu còn không, người ta làm tốt không khen, người vi phạm đạo đức không chê, không lên án thì tất cả mọi người ngang nhau, đồng thau lẫn lộn, Thiện Ác lẫn lộn. Và như thế nó sẽ không tạo thành sức mạnh động lực để người ta tôn vinh cái hay, cái đẹp.”
    Đạo đức là tập hợp những quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội, nhờ đó con người có thể  điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội. Trong một xã hội có đạo đức chuẩn mực, thì lòng nhân đạo sẽ lan tỏa, ngấm dần dần vào trong tâm hồn, vào hành động của mỗi con người. Như thế, xã hội sẽ dần dần trở nên an bình, ổn định hơn và cái ác sẽ bớt dần đi, lúc ấy cái ác sẽ không còn là điều phổ biến và tràn lan như hiện nay.
    AI LÀM “VĂN HÓA XUỐNG CẤP”,
    “ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI SUY ĐỒI”?
     
    Nguyễn Trọng Bình
     
    1. “Hà Nội ư? Có riêng gì Hà Nội...?” 
    Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân nhìn chung được nâng lên so với thời kỳ “chưa mở cửa” thế nhưng ở chiều ngược lại đời sống văn hóa tinh thần lại “đi xuống” đến mức “báo động đỏ”. Đây là nhận định chung của khá nhiều người trong đó có những “chuyên gia văn hóa”, những người đang giữ trọng trách “sản xuất” và “tuyên truyền” văn hóa của đất nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong khoảng vài năm trở lại đây. Nhiều người còn thẳng thắn lên án và “định danh” những biểu hiện “lệch lạc” trong lối sống, lối sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân (nhất là lớp trẻ) hiện nay là: “suy đồi về đạo đức” hay “xuống cấp về văn hóa” nói chung. Và đỉnh điểm cho thực trạng đau lòng này, có lẽ là vấn đề đang được dư luận cả nước quan tâm và mổ xẻ tạo thành một diễn đàn trao đổi sôi nổi trên báo điện tử Vietnamnet mấy ngày gần đây: vì sao có một bộ phận không nhỏ người Hà Nội – những người đang sống ngay tại thủ đô “nghìn năm văn hiến” của cả nước lại có những biểu hiện “suy đồi về đạo đức”, “xuống cấp về văn hóa” đến mức “không thể tin dù đó là sự thật”? Thế thì nguyên nhân nào đưa đến thảm cảnh này? Và những ai phải chịu trách nhiệm chính?  
    2. Bi kịch do lịch sử để lại?
    Trước hết cần khẳng định, vấn đề “suy đồi về đạo đức” hay “xuống cấp về văn hóa” của một bộ phận người dân hiện nay không chỉ ở riêng thủ đô Hà Nội mà là ở khắp nơi trên đất nước. Có nhiều nguyên nhân đã được các “chuyên gia văn hóa” đưa ra, tuy vậy với góc nhìn cá nhân cũng xin mạo muội góp vào một ý kiến chia sẻ dưới đây.
     Từ góc nhìn văn hóa – lịch sử, có thể nói, Việt Nam trước khi có mặt của người Pháp là một xã hội thuần nông nghiệp; mọi vấn đề tổ chức thể chế chính trị, tổ chức đời sống, văn hóa đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc từ Trung Hoa. Điều này tất yếu dẫn đến mọi “chuẩn mực” văn hóa của người dân trong xã hội đều được xác lập dựa trên cơ sở nền tảng là những học thuyết, tư tưởng, văn hóa ảnh hưởng từ Trung Hoa mà nổi bật nhất là học thuyết Nho giáo của Khổng Tử.
    Khi người Pháp đặt chân lên và dần dần thiết lập sự thống trị trên toàn lãnh thổ (bởi “chủ nghĩa thực dân”) thì như một lẽ tất yếu những nền tảng văn hóa chịu ảnh hưởng của người Trung Hoa trước đây bị phá vỡ. Xã hội Việt Nam lúc này bị phân hóa thành hai xu hướng. Xu hướng tiến bộ ra sức cổ vũ và ủng hộ văn hóa Phương Tây (vừa du nhập vào), xu hướng bảo thủ thì cho rằng cần phải lên án đồng thời ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa (chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa) mà họ xem là “truyền thống”. Đây có thể xem là “sự xáo trộn và mất ổn định” hay nói cách khác là “loạn chuẩn” văn hóa đầu tiên trong xã hội Việt Nam trong quá trình vận động và phát triển.
      Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (lấy tư tưởng Mac-xit làm nền tảng trong mọi đường hướng) trong suốt một thời kì dài “đánh thực dân (sau này là “đánh đế quốc”) – phong kiến” giành độc lập và thống nhất đất nước gần như những vấn đề liên quan đến văn hóa phương Tây, văn hóa thời phong kiến lúc này gần như lại bị lên án, xóa bỏ. Dù muốn dù không, ở chỗ này chúng ta cũng đã thừa nhận có những sai lầm vì đã vô tình đồng nhất giữa những giá trị văn hóa của nhân loại dù là của phương Tây hay phương Đông với những tập đoàn thù địch, phản động. Cho nên, lẽ ra ta chỉ “đánh” những “thế lực phản động” (cụ thể ở đây là những tập đoàn phong kiến vốn đã phơi bày những yếu kém, lạc hậu hay “chủ nghĩa thực dân”, “chủ nghĩa đế quốc” tàn bạo xâm lược chủ quyền chứ không phải “đánh” văn hóa phong kiến hay văn hóa Phương Tây. Khẩu hiệu: “Phú, Trí, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rể” là một minh chứng tiêu biểu nhất cho sai lầm đã được Đảng thừa nhận sau này. Và đây chính là lần “loạn chuẩn văn hóa” lần thứ hai của chúng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
    Từ khi “mở cửa” cho đến nay, có thể nói tuy nhiều vấn đề của đất nước (trong đó có văn hóa) đã được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn nhưng cơ bản nhìn chung xã hội vẫn còn bị phân hóa bởi hai xu hướng: ủng hộ văn hóa phương Tây, phê phán lên án quyết liệt những vấn đề liên quan đến văn hóa Trung Hoa (coi đó là xiềng xích nguy hiểm) vốn đã ăn sâu vào tận xương tủy của rất nhiều người Việt Nam; ngược lại là xu hướng xem những giá trị văn hóa bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa là “tinh thần”, là “bản sắc”, là “truyền thống” văn hóa dân tộc cần phải giữ gìn, phát huy. Khoan bàn đến chuyện ủng hộ xu hướng nào, tuy nhiên có thể nói đây cũng là biểu hiện rõ ràng cho thấy chúng ta còn vẫn còn bị “xáo trộn và mất tính ổn định” trong việc xác lập những giá trị riêng mang tính cốt lõi, nền tảng trong xu hướng hội nhập phát triển của đất nước. Ngoài ra, trong xu hướng thế giới mở, sự bùng nổ thông tin của thời đại ngày nay thì sự xáo trộn và mất ổn định thậm chí mất kiểm soát những giá trị văn hóa vốn góp phần làm nên “hồn cốt” của dân tộc đang ngày một trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Thế nhưng điều đáng tiếc là vấn đề này chúng ta lại ít chú ý (có lẽ do quá tập trung cho việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống vật chất mà quên việc chăm lo đời sống tinh thần – vấn đề này xin được bàn kỹ hơn ở phần sau).  
    ***
    Từ những vấn đề trên có thể nói, đây là sự trớ trêu của lịch sử khi đã đặt dân tộc vào những “tình cảnh ngặt nghèo” nhất trong quá trình vận động và phát triển. Ở góc nhìn văn hóa, hậu quả của những sự “loạn chuẩn” văn hóa kéo dài này đã vô tình gây nên sự hoang mang đối với người dân. Bởi mỗi lần thay đổi “ý thức hệ” là một lần “xáo trộn” văn hóa (cho phù hợp với chính sách của nhà cầm quyền). Điều đáng nói là chỉ trong một thời gian ngắn nhưng có quá nhiều sự thay đổi và “xáo trộn” nên người dân thật sự không cách nào thích ứng cho kịp. Họ cảm thấy hoang mang, mơ hồ thậm chí mất phương hướng trước những vấn đề của cuộc sống khi không biết “dựa vào đâu”, “tin vào ai” để xác lập cho bản thân một thái độ ứng xử phù hợp, đúng đắn. Đây chính là một trong những nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất gây nên những sự “lệch lạc” hay “xuống cấp” và “suy đồi” văn hóa đạo đức trong xã hội ta hiện nay.
    Vì vậy, đề cập đến những hiện tượng “xuống cấp về văn hóa” hay “suy đồi về đạo đức” trong xã hội ta hiện nay mà không xem xét đến yếu tố này như một nguyên nhân căn bản sẽ khó lý giải và tìm ra những giải pháp khắc có hiệu quả. Ví như vấn đề “suy đồi đạo đức” hay “xuống cấp văn hóa” hiện nay không chỉ diễn ra ở thủ đô Hà Nội mà là ở khắp nơi trên đất nước nhưng tại sao Hà Nội lại là nơi bị dư luận “điểm danh” đâu tiên? Thật ra, cũng không khó để lý giải chuyện này. Thứ nhất, do Hà Nội là thủ đô, là trung tâm, là “đầu não” của đất nước - nơi trực tiếp “sản xuất” và “tuyên truyền” văn hóa của cả nước mà còn như thế thì dù muốn dù không cũng phải chịu sự “phán xét” trước tiên. Bên cạnh đó, so với các địa phương khác phải chăng Hà Nội là nơi mà theo nhiều người thì sự “xuống cấp” và “suy đồi” đạo đức, văn hóa là trầm trọng nhất.  Nói điều này không phải nhằm mục đích nhục mạ người dân thủ đô mà trước hết nên xem đây là sự “phản tĩnh” cần thiết để mọi người dù đang sống ở bất kỳ nơi đâu hiểu rằng nguy cơ suy đồi văn hóa đang hàng ngày rình rập chúng ta. Đồng thời khi đã hiểu được bản chất vấn đề rồi có khi mọi người cần thông cảm cho người Hà Nội hơn. Sở dĩ tôi nói vậy là vì hai lý do:
    Một là, như đã nói, Hà Nội với tư cách là thủ đô, là thủ phủ của đất nước nên gần như tất cả những vấn đề liên quan đến chính sách văn hóa thì Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng và tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Điều đó cũng có nghĩa sự xáo trộn và mất ổn định trong việc xác lập những giá trị văn hóa của dân tộc qua các chặng đường lịch sử như đã phân tích ở trên thì Hà Nội là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nói cách khác, ở bất cứ thời kỳ nào, hoàn cảnh nào nếu những chính sách văn hóa của nhà cầm quyền ban ra đúng đắn, lành mạnh thì người dân thủ đô khi ấy sẽ là người “hưởng lợi” nhiều và trước nhất; còn ngược lại nếu những chính sách văn hóa sai lầm hay tiêu cực thì cũng chính người Hà Nội chứ không phải người dân địa phương khác phải gánh lấy hậu quả khủng khiếp nhất. Đây là nguyên nhân có tính khách quan cần nhìn nhận và thông cảm cho người dân thủ đô.
    Hai là, một lý do khác vừa có yếu tố là khách quan vừa mang chủ quan gây nên sự “xuống cấp và suy đồi văn hóa, đạo đức” của người Hà Nội nặng nề hơn so với các vùng miền khác bởi Hà Nội là địa phương có đường biên tiếp xúc với “thằng cha láng giềng” Trung Quốc gần và trực tiếp nhất. Như một lẽ tất yếu chúng ta ở gần một “anh hàng xóm quỷ quyệt, xảo trá” nên dù có cố gắng tự bảo vệ mình bằng những “chuẩn mực” riêng (để không bị “gần mực thì đen”) nhưng vì “ở cạnh nhau” lâu dài và mãi mãi nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi có lúc nào đó ta lơ là, mất kiểm soát. Để rồi khi không kiềm chế được ta buộc phải “chẳng đặng đừng” mà buông ra những tiếng “chửi thề” (nhằm bày tỏ sự bức xúc của mình với anh hàng xóm xảo quyệt kia). Mà một khi đã buông ra tiếng “chửi thề” thì khó giữ nổi danh hiệu “người Tràng An thanh lịch” vì dù muốn dù không “chửi thề”chính  là biểu hiện của sự thô tục và thiếu văn hóa. Đó là chưa kể nếu không tỉnh táo, quên mất “giọt máu đào” để rồi “bán anh em xa mua láng giềng gần” thì càng nguy hiểm hơn nữa!
    Tóm lại, nếu cho rằng đất nước ta hiện nay đang bị “loạn chuẩn” văn hóa thì sự “loạn chuẩn” này một phần là do sự trớ trêu của lịch sử để lại. Lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam nhìn từ phương diện này có thể nói đó là một bi kịch đớn đau! 
    3. Trách nhiệm thuộc về ai?
    Nếu nói sự “xáo trộn và mất ổn định” của những giá trị văn hóa do lịch sử để lại là nguyên nhân sâu xa gây nên sự “loạn chuẩn” hay “suy đồi” văn hóa của con người hiện nay thì cũng cần thừa nhận còn một nguyên nhân trực tiếp đã gây nên thảm cảnh này? Vậy nguyên nhân trực tiếp ấy là gì? Xác định rõ nguyên nhân này cũng đồng nghĩa với việc chỉ ra trách nhiệm xã hội đối với thực trạng bát nháo và suy đồi về văn hóa trong xã hội hiện nay.
    Trong bài viết Trách nhiệm văn hoá là trách nhiệm chung,  GS Trần Hữu Dũng khái quát lại có “ba thành phần” phải có “trách nhiệm đối với văn hóa” đó là: người “sản xuất văn hóa”, người “phê bình văn hóa” người “tiêu thụ văn hóa”. Từ góc nhìn này, có thể nói, “sự xuống cấp và suy đồi văn hóa, đạo đức” xã hội hiện nay, ngoài nguyên nhân khách quan do lịch sử để lại thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác đó là do chính những con người hiện tại, cụ thể là những người đang nắm trọng trách định hướng và tuyên truyền văn hóa trong bộ máy nhà nước (những “người sản xuất và phê bình văn hóa” như cách nói của giáo sư Trần Hữu Dũng). Bởi văn hóa vốn chỉ có ý nghĩa và giá trị với người đang có mặt, đang thụ hưởng vì thế dù muốn dù không tất cả chúng ta đang có mặt ở đây đều không thể chối bỏ trách nhiệm này. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ thành phần nào phải chịu trách nhiệm chính chứ không thể nói trách nhiệm xã hội một cách chung chung được. (Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng tuy “người tiêu thụ văn hóa” cũng là một thành phần phải chịu trách nhiệm về sự “xuống cấp” văn hóa nhưng theo tôi ở nước ta đại bộ phận những “người tiêu thụ văn hóa” hiện nay vốn là những người dân ít có điều kiện và cơ hội phát biểu những vấn đề văn hóa “lớn lao” so với hai thành phần “người sản xuất và phê bình văn hóa” vì thế ở đây chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh đến trách nhiệm của hai thành phần này mà thôi).
    ***
    Rõ ràng đến thời điểm này phải thừa nhận một điều những người đang nắm giữ trọng trách “sản xuất và phê bình văn hóa” đang rất lúng túng và lơ là trong việc xác lập những cái gọi là “chuẩn mực văn hóa” của dân tộc trong sự vận động và phát triển của đất nước. Nghiêm túc mà nói đến nay, những cái gọi là “tinh hoa” văn hóa dân tộc vốn đã bị xáo trộn và mất ổn định qua từng chặng đường lịch sử vẫn chưa được xác lập lại sao cho thật thuyết phục, tránh rơi vào cực đoan, phiến diện. Cụ thể, phải làm sao xác lập những giá trị văn hóa căn bản nhất góp phần làm nên “diện mạo” của dân tộc để mọi người dân thật sự tin tưởng và xem đó như những giá trị văn hóa mang tính nền tảng, một “cứu cánh của tâm hồn” trong cuộc sống nhất định họ phải hoàn thiện một cách tự giác; những giá trị văn hóa thật sự mang lại niềm tự hào cho người dân trong quá trình hội nhập, giao lưu với bạn bè thế giới; và để bạn bè thế giới nhìn vào là nhận ra đó là giá trị văn hóa xuất xứ từ Việt Nam... Thật đáng tiếc, tất cả những vấn đề này thời gian qua lại ít được chú trọng, ít được xem xét một cách nghiêm túc và thấu đáo. Xin được minh chứng sự “lúng túng” này qua một số biểu hiện sau:
    Thứ nhất, nói về những giá trị làm nên “bản sắc’ và “cá tính” riêng của dân tộc cho đến nay hầu như trong đường hướng xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới dường như chúng ta vẫn mới dừng lại ở việc hô hào một cách rất chung chung thông qua những khẩu hiệu cổ động vốn chỉ để đọc cho nhau nghe trong những cuộc họp và giăng mắc đầy khắp các hàng cùng ngõ hẻm trên khắp nẻo đường đất nước. Tiêu biểu là khẩu hiệu mà bất kỳ người người Việt Nam nào cũng được ít nhất vài lần nghe hay được nhắc nhở buộc phải nghe, đó là: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là khẩu hiệu rất hay nhưng rõ ràng là quá mơ hồ. Bởi thế nào là “nền văn hóa tiên tiến”, thế nào là “đậm đà bản sắc dân tộc”? “Tiên tiến” ở đây là gì, “bản sắc dân tộc” chỗ này là gì? Mỗi người dân trong cuộc sống cần suy nghĩ, hành động như thế nào thì đất nước mới thật sự có được “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”? Có ai xác định và nói một cách thật cụ thể những điều này để ít nhất hình thành một “cẩm nang” đưa vào trường học như một pháp lệnh buộc ngành giáo dục phải rèn luyện cho các em học sinh qua từng cấp học chưa? Nhất là xem đó như là một “chiến lược” trong việc xây dựng và đào tạo con người phục vụ đất nước trong tương lai? Để các em trước khi nhận tấm vé thông hành là công dân chính thức của đất nước thì nhất định những giá trị văn hóa kia phải thấm vào xương tủy?
    Hay chúng ta đã làm gì để mỗi người dân qua từng thế hệ đều thấu hiểu, tự hào với ý thức tôn trọng giữ gìn một cách tự giác nhất những giá trị truyền thống, những “tinh hoa” văn hóa làm nên “hồn cốt” của dân tộc ở từng “bộ môn” cụ thể một cách thật thuyết phục chứ không “vì lợi ích nhóm”, vì sự háo danh, sĩ diện hão... mà thêu dệt nên. Ví như: tinh hoa văn hóa của dân tộc trong văn chương nghệ thuật, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc... là gì, có những tác phẩm nào, văn nghệ sĩ nào là đáng tôn vinh nhất?; tinh hoa văn hóa trong lịch sử, quân sự, khoa học là ai, công trình gì, chiến công gì...?
    Nhà thơ Chế Lan Viên vốn được xem là người làm thơ “giàu chất trí tuệ và triết lý” ấy mà lại viết ra câu thơ khái quát về dân tộc, theo tôi là chua xót và đau đớn quá:
    “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc.
    Sắc tài sao mà lắm truân chuyên” (Đọc Kiều – Chế Lan Viên)
    Khoan bàn đến chuyện “chiều sâu tư tưởng” của nhà thơ ở đây là gì nhưng trước hết, thi sĩ nỡ nào lấy cô Kiều (một cô gái bán hoa – mà có người không đồng cảm gọi là con đĩ) để so sánh với cả dân tộc như thế liệu có ổn không về mặt văn hóa? “Đời dân tộc”, “tinh hoa” dân tộc liệu có giống như “đời” của một cô nàng (cho dù có tài sắc đi nữa nhưng cũng thể phủ nhận sự thật trong cuộc đời mình cô đã “sống làm vợ khắp người ta”?). Chế Lan Viên vì quá yêu cô Kiều hay thầm xót xa cho dân tộc mà lại hạ bút thế này?
    Một ví dụ cụ thể như trên để thấy, lâu nay chúng ta cứ nói, cứ hô hào về “tinh hoa”, về “bản sắc” văn hóa dân tộc nhưng nói thế nào cho thật sự thuyết phục, cho mọi người dân (nhất là những người trẻ) đều cảm thấy tự hào và xem đó như cứu cánh của tâm hồn họ thì gần như vẫn rất mơ hồ!
    Thứ hai, trong khi vẫn chưa xác lập, vẫn chưa chỉ ra đâu là những giá trị văn hóa cốt lõi làm nên “cá tính” riêng của dân tộc để người dân noi theo nhưng chúng ta lại không thôi phát động các phong trào mang tính bề nổi. Không khó để nhận ra bất cập này qua việc khắp các hang cùn ngõ hẻm; từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng thấy gắn những bảng hiệu: “cơ quan văn hóa”, “khu phố văn hóa”, “hẻm văn hóa”, “phường văn hóa”, “xã văn hóa”, “thôn văn hóa”, “làng văn hóa”, “gia đình văn hóa”... Thế nhưng nghịch lý ở chỗ là đâu đâu cũng thấy kêu gọi phấn đấu “xây dựng và giữ vững danh hiệu... văn hóa” ấy nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại, tức là đâu đâu cũng đầy dẫy những biểu hiện của sự “suy đồi văn hóa”.
    Tương tự vậy, trong khi người dân nhất là lớp trẻ vẫn đang mất phương hướng trong việc xác lập “chuẩn mực văn hóa” của dân tộc để làm hành trang ứng xử với cộng đồng thì “những người sản xuất và phê bình văn hóa” lại mạnh ai nấy bày tỏ tính “duy ngã độc tôn” về vấn đề này đến mức cực đoan. Người thì bảo thủ cho rằng tất cả những gì liên quan đến người Việt mình (hay của địa phương mình) cũng đều tốt đẹp hơn so thiên hạ; cái gì của mình cũng là “nhất”. Cho nên mới có những câu “văn mẫu” rất sáo rỗng, đại loại như: “dân tộc VN có truyền thống...”; “người dân VN có truyền thống...”, “người phụ nữ VN có truyền thống...”, “thanh niên VN có truyền thống...”; “người Hà Nội là thanh lịch nhất”; “Nghệ An là đất địa linh nhân kiệt”,“Nghệ Tĩnh là đất học”, “Cần Thơ là trung tâm văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.... Trong khi đó, những người theo xu hướng “cởi mở” hơn thì không ngận ngại phủ nhận và xổ toẹt những giá trị văn hóa cha ông.
     Có thể nói, hậu quả của những việc làm này vô tình đã gây ra những “phản ứng ngược” rất tai hại vì chỉ càng làm cho người dân nhất là các bạn trẻ càng thêm rối tung, rối mù hơn. Những người có cơ hội đi đây đi đó, trải nghiệm cuộc sống nhiều sẽ bất ngờ nhận ra tại sao người Việt mình tự nhận có nhiều “truyền thống tốt đẹp” thế kia nhưng sao trong quá trình xây dựng, đất nước vẫn cứ nghèo nàn lạc hậu; “văn hóa xuống cấp”; còn thiên hạ chẳng thấy họ hô hào có nhiều “truyền thống tốt đẹp” như mình nhưng sao đất nước họ lại giàu mạnh, người dân họ rất có văn hóa? Những người khác thì thấy, dân tộc mình cũng “không đến nỗi nào” nhưng sao có người lại phủ nhận và lên án gay gắt, quyết liệt? Vì thế, càng làm cho họ thêm hoang mang và mất phương hướng vì không biết “tin vào ai”, không biết “dựa vào đâu”, “chuẩn mực nào” để hành xử sao cho không bị xem là “lạc hậu”, “cổ hủ”, “trì trệ” đồng thời lại không bị “ném đá” là “lai căng”, “mất gốc”...
    Những chuyện như thế này lâu dần sẽ gây sự hoài nghi và mất niềm tin trong dân chúng ngày một tăng lên. Một khi người ta không tin thì người ta sẽ không theo và chắc chắn sẽ chọn một cách hành xử khác (có thể tích cực nhưng cũng có thể là rất tiêu cực).
    Thứ ba, nói đến trách nhiệm trong việc xác lập, ổn định và tuyên truyền những giá trị, những chuẩn mực của văn hóa dân tộc hiện nay không thể không nhắc đến vai trò của ngành giáo dục. Bởi giáo dục chứ không phải môi trường nào khác chính là nơi trực tiếp “sản xuất” và gieo những hạt mầm văn hóa đầu tiên góp phần hình thành nhân cách, bồi bổ tâm hồn cho con người. Thế nhưng đáng tiếc thay dường như bản thân ngành giáo dục hiện nay vẫn chưa thật sự ý thức hết tầm quan trọng của vấn đề này! Vai trò và trách nhiệm của ngành giáo dục hiện nay đang bị bóp méo, có thể nói đây là “sự tha hóa trong môi trường lẽ ra rất văn hóa”. Giáo dục gì mà chỉ chăm chăm hướng đến việc “dạy để có thành tích”, “học chỉ để thi” cộng với việc xã hội “xem trọng bằng cấp hơn năng lực” không những đã vô tình không ươm, không gieo được những hạt giống tâm hồn cao đẹp mà còn nhanh chóng làm cho nó bị thui chột, héo úa, cằn cỗi hơn. Cho nên, hậu quả là các bạn trẻ tuy chưa rời ghế nhà trường nhưng những suy nghĩ lệch lạc do nghèo nàn về văn hóa tâm hồn; sẵn sàng cư xử bạo lực với bạn mình ngay trong lớp học; sẵn sàng “chết” vì “thần tượng” nào đó xa lắc xa lơ bên xứ người; hay thậm chí bắt chước người lớn tạo scandal để được nổi tiếng...
    Cuối cùng, trong thời đại bùng nổ công nghệ truyền thông hiện nay, nói đến trách nhiệm văn hóa đất nước cũng không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống truyền thông báo chí, nước nhà. Báo chí vừa là sản phẩm văn hóa đồng thời cũng là phương tiện để tuyên truyền văn hóa thế nhưng thật đau lòng mà nói, nền báo chí của chúng ta hiện nay chẳng khác gì một cái chợ đầy rác rưởi rất bẩn thỉu. Người dân nhất là các bạn trẻ vốn đã không được trang bị những chuẩn mực văn hóa cần thiết giờ lại bị tiêm nhiễm những thứ rác rưởi ấy thì thử hỏi văn hóa không “loạn”, không “xuống cấp”, không “suy đồi” mới là chuyện lạ.  
    4. Thay lời kết
    Con người muốn được xem là “có văn hóa” nhất định phải trải qua một quá trình rèn luyện, bồi đắp lâu dài trong một môi trường văn hóa ổn định, lành mạnh. Để xảy ra sự “loạn chuẩn” hay “lệch lạc” văn hóa như hiện nay ngoài những nguyên nhân do lịch sử để lại thì phần nhiều là do cách “ứng xử” của chúng ta hiện nay (đặc biệt là hai thành phần “sản xuất” và “phê bình” văn hóa). Để kết thúc bài viết này xin mượn ý kiến của GS Trần Hữu Dũng như một lời chia sẻ và đồng cảm như sau: “Chúng ta thường trách nhà nước không nâng đỡ đúng mức, thậm chí đã kềm chế tiến bộ văn hoá, song nghĩ cho cùng, không một nhà nước nào có thể “sản xuất” văn hoá. Tất nhiên sự “can thiệp” mạnh tay của nhà nước vào văn hoá, mà lại không có một nâng đỡ nào đáng kể, là một điều đáng phàn nàn. Nhà cầm quyền, nhất là những người có trách nhiệm đối với sinh hoạt văn hoá, phải nhận trách nhiệm của mình đối với hậu thế. Chúng ta cũng thiếu những nhà văn hoá lớn. Song không ai trong chúng ta là vô can. Chúng ta quá dễ dãi với văn hoá hạ cấp, chúng ta quá thờ ơ, dửng dưng với văn hoá có chất lượng. Chúng ta không bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Và nói thẳng, đôi khi chúng ta, mỗi chúng ta, có những hành động thiếu văn hoá!” 
     Nguyễn Trọng Bình
    Cần Thơ, 5/6/2012

    Ba nguyên nhân suy thoái đạo đức và xuống cấp văn hóa trong xã hội Việt Nam, từ góc nhìn lịch sử – văn hóa

     Thời gian qua, có nhiều ý kiến luận bàn nhằm lý giải nguyên nhân của vấn đề “xuống cấp về văn hóa”, “suy thoái về đạo đức” trong xã hội Việt Nam hiện nay. Từ góc nhìn lịch sử-văn hóa, người viết bài này mạo muội tiếp lời và đi vào mổ xẻ cụ thể hơn những vấn đề trên. 
    1. Nguyên nhân thứ nhất: sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa
    1.1 Nước Việt Nam trước khi có mặt của người Pháp là một đất nước mà mọi vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, thể chế văn hóa đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc từ Trung Hoa trong đó nổi bật nhất là học thuyết Nho giáo của Khổng Tử.
    Khi người Pháp đặt chân lên và dần dần thiết lập sự thống trị trên toàn lãnh thổ thì như một lẽ tất yếu xã hội đã xảy ra những “va chạm”, “xung đột” trong nhận thức văn hóa của mỗi người dân. Xã hội Việt Nam từ đây chính thức bị phân hóa thành hai xu hướng kéo dài cho đến tận ngày nay. Xu hướng cổ vũ và ủng hộ văn hóa phương Tây và xu hướng lên án văn hóa phương Tây, ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa có tính “truyền thống”. Đây có thể xem là “sự xáo trộn và mất ổn định” hay nói cách khác là sự “đứt gãy”loạn chuẩn (mực) văn hóa đầu tiên trong xã hội Việt Nam.
    1.2 Từ sau 1945, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đặc biệt là trong suốt thời kì xảy ra chiến giữa hai miền Nam Bắc thì một lần nữa những sự xáo trộn và “đứt gãy” văn hóa trong xã hội lại diễn ra. Thời kỳ này, đặc biệt là ở miền Bắc những vấn đề liên quan đến văn hóa phương Tây, văn hóa thời phong kiến bị lên án, bị phê phán thậm chí được là yêu cầu phải triệt để xóa bỏ. Khẩu hiệu: “Phú, Trí, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rể” là minh chứng tiêu biểu nhất cho vấn đề này. Đây là nhận thức ấu trĩ và sai lầm đã được Đảng thừa nhận sau này. Điều đáng nói là chính nhận thức này đã để lại hậu quả, những dư chấn rất nặng nề trong đời sống tinh thần của người Việt mãi cho đến ngày nay vì lẽ, sự xáo trộn và “đứt gãy” lần này là trầm trọng nhất. Sở dĩ nói sự xáo trộn và “đứt gãy” lần này là trầm trọng nhất là vì thời kỳ này hàng loạt hệ giá trị văn hóa của người Việt đã bị bức tử một cách không thương tiếc. Cụ thể, tất cả những gì liên quan đến văn hóa thời phong kiến đều bị xem là mê tín, là hủ tục (nói như nhà thơ Nguyễn Duy là “đền chùa thành kho hợp tác”), còn những giá trị văn hóa du nhập từ phương Tây đang dần đi vào ổn định thì bị xem là mang tính “tư sản”, “đồi trụy”, “phản động”…
    Nói cách khác, nếu như ở lần “đứt gãy” thứ nhất tuy lúc đầu cũng là sự cưỡng bức của chính quyền thực dân Pháp nhưng về sau người Việt đã dần tự nguyện thay đổi và sàn lọc lại để từ đó làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc (điều này đã được chứng minh qua sự ra đời và thành công của thế hệ trí thức Tây học từ đầu thế kỷ XX đến 1945) thì lần “đứt gãy” thứ hai này hoàn toàn là sự cưỡng bức. Và trong khi các hệ giá trĩ cũ bị loại bỏ nhưng hệ giá trị mới chỉ vừa hình thành, chưa có sự ổn định nên tất yếu dẫn đến sự rối loạn. Vì những lý do khách quan của lịch sử nên những rối loạn ấy chưa có điều kiện để bùng phát ra nhưng có thể xem đây là thời kỳ “ủ bệnh”, chờ dịp chín muồi sẽ vỡ ra.
    Tuy vậy, như đã nói thời kỳ này, những người dân sinh sống ở miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các vùng miền khác. Đây phải chăng cũng chính là nguyên nhân làm cho sự “xuống cấp” về văn hóa và suy đồi về đạo đức biểu hiện qua sự bát nháo trong các mùa lễ hội ở các tỉnh phía Bắc hiện nay nặng nề hơn so với ở miền Nam hay “khúc giữa” miền Trung?
    1.3 Sau ngày đất nước thống nhất cho đến nay thì như mọi người đã thấy xã hội lại phải hứng chịu thêm một lần “xáo trộn” và “đứt gãy” văn hóa với những biểu hiện qua hai giai đoạn rất cụ thể. Giai đoạn đầu là từ khi nước nhà thống nhất đến năm 1986 – năm có tính bước ngoặt đánh dấu cho sự đổi mới trong tư duy lãnh đạo của Đảng nhằm cứu vãng đất nước đang đứng cheo leo bên bờ vực thẳm của đói nghèo trên tất cả mọi phương diện. Do “vật chất quyết định ý thức” nên từ đói nghèo về miếng cơm manh áo đã đưa đến hệ lụy là sự cằn cỏi về tâm hồn, sự trượt dốc về nhân tâm (hay như cách nói của người xưa “phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”). Có thể dẫn ra đây hàng loạt những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mà nội dung của nó đã phản ánh rất rõ cái tâm thế của cả một dân tộc trong thời kỳ này như một ví dụ cụ thể và sinh động nhất.
    Giai đoạn thứ hai là từ sau 1986 và nhất là những năm đầu thế kỷ XXI cho đến nay. Có thể lý giải nguyên nhân của sự xáo trộn và “đứt gãy” văn hóa giai đoạn này này qua hai biểu hiện sau:
    Một, do tâm lý mặc cảm vè sự nghèo đói, lạc hậu, trì trệ trước đó nên khi có điều kiện và cơ hội nhìn ra thế giới bên ngoài nhiều người đã không ngần ngại mở toang hết tất cả các cánh cửa ra để mặc tình cho các làn gió văn hóa ngoại ùa vào mà thiếu sự sàn lọc dẫn đến sự mất kiểm soát lúc nào không hay. Đại khái vấn đề này, nói như giáo sư Trần Văn Khê trong bài nói chuyện về vấn đề âm nhạc dân tộc là, lẽ ra khi chúng ta đón khách đến chơi thì phải dướng dẫn họ sang phòng khách để tiếp chuyện đằng này chúng ta đã lơ là để cho khách tự tiện đi lại hay thậm chí “trèo lên” cả bàn thơ tổ tiên ông bà mình trong nhà.
    Hai, trước đây, do nhận thức sai lầm nên đã nhiều người đã hăng hái nhảy vô “đánh” tất cả những gì thuộc về “văn hóa phong kiến”, “văn hóa “tư sản”, hậu quả là những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, những đức tin của con người cũng theo đó bị xiêu đổ thì bây giờ khi có điều kiện nhìn nhận lại các giá trị ấy, tiếc thay, do thiếu hiểu biết nên đã xảy ra những chuyện dở khóc dở cười. Điều này thể hiện qua việc sự tùy tiện trong khi tiến hành phục dựng, trùng tu những di tích cổ; sự phóng đại, quốc gia hóa, quốc tế hóa những lễ hội truyền thống vốn chỉ ý nghĩa và diễn ra trong một cộng đồng dân cư nào đó…
    1.4 Như vậy, có thể nói, do có quá nhiều sự “xáo trộn” và “đứt gãy” các hệ giá trị văn hóa của dân đã làm nẩy sinh tâm lý hoài nghi, hoang mang thậm chí mất phương hướng trong nhận thức văn hóa của nhiều người dân hiện nay. Nói cách khác, chính sự “xáo trộn” và “đứt gãy” những hệ giá trị văn hóa có tính khách quan trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc là một nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất gây nên sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về đạo đức rất đáng sợ của dân tộc.
    Bên cạnh đó, trước tình hình đất nước đầy phức tạp và ngổn ngang hiện nay, nhiều người thực sự không biết dựa vào đâu, tin vào ai, vào hệ giá trị văn hóa nào để xác lập cho bản thân một thái độ ứng xử phù hợp, đúng đắn. Nếu như trước đây nhà thơ Vũ Hoàng Chương nói thế hệ của ông là thế hệ“đầu thai nhầm thế kỷ” thì người dân (nhất là thế hệ trẻ) bây giờ cũng đang sống trong nỗi niềm và tâm trạng ấy. Thậm chí còn đau đớn và oằn oại hơn như cách nói của một nhà thơ trẻ nọ là:
    “Ta ói ra ngàn lời khinh bỉ
    Ta đi xiêu vẹo giữa đèn vàng
    Ta vào nhầm triều, thờ nhầm chúa
    Ta kết huynh đệ với phường gian…”
    [1]

    Và như vậy, từ chỗ do mất phương hướng và mất niềm tin nên xã hội đang bắt đầu rơi vào tình trạng mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai. Hậu quả là như nhiều người đã và đang cảnh báo.
    2. Nguyên nhân thứ hai: sự thất bại của hệ thống giáo dục “già nua” và lộn xộn
    Giáo dục là một bộ phận của văn hóa, vì vậy, khi những hệ giá trị văn hóa bị “đứt gãy” thì đương nhiên giáo dục cũng bị tổn thương và ngược lại. Tuy vậy, ở đây chúng tôi muốn tách yếu tố giáo dục ra để phân tích và nhìn nhận như một nguyên nhân cốt lõi gây nên sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về đạo đức hiện nay, vì lẽ:
    Thứ nhất, giáo dục suy cho cùng là con đường, là “công cụ” quan trọng nhất để nuôi dưỡng và bồi đắp văn hóa cho con người thế nhưng như mọi người đã thấy hệ thống giáo dục của chúng ta kể từ khi nước nhà thống nhất đến nay đã phơi bày quá nhiều những khiếm khuyết và hạn chế.
    Có thể nói, thời gian qua người Việt Nam (nhất là thế hệ trẻ) thực ra không phải đang thụ hưởng mà là “chịu đựng” và “sống trong sợ hãi” trước một nền giáo dục “già nua”, lạc hậu và vô cùng lộn xộn. Trong đó, nổi bật hơn cả là quan điểm giáo dục mang nặng sự áp đặt một chiều về mọi vấn đề liên quan đến nhận thức, đến suy nghĩ của mỗi cá nhân trong xã hội. Nói khác đi, trong suốt một thời gian dài giáo dục đã không hoàn thành sứ mạng của nó là phát triển nhân cách, đạo đức cho con người vì bận làm tuyên truyền, cổ vũ cho những vấn đề cao siêu nhưng rất mơ hồ và không thực tế của một hệ thống chính trị. Sự áp đặt một chiều này cũng giống như người ta dùng cái bơm hơi để thổi không khí vào cái bong bóng một cách nhiệt tình và thái quá vì muốn nhanh chóng làm cho cái bong bóng kia căng tròn theo ý của riêng họ. Hậu quả là chẳng mấy chốc, “bùm” một cái bong bóng vỡ ra, mọi thứ trở nên lộn xộn và bát nháo cả lên.
    Thứ hai, ở trên là nói về giáo dục nhìn từ phía hệ thống nhà trường chịu sự chi phối trục tiếp từ chính sách chung của Nhà nước. Còn nếu nhìn từ phía gia đình thì phải nói sự  “lộn xộn” này cũng không thua kém gì.
    Thời gian qua nhất là khi dất nước mở cửa để làm ăn đến nay điều dễ thấy nhất là cái “nếp nhà”, “cái gia phong lễ giáo” trong rất nhiều gia đình Việt bị đảo lộn hay thậm chí là hoàn toàn mất đi. Bên cạnh đó, có không ít người vì quá “yêu bản thân mình”  đã cố níu kéo nhằm giữ cái “nếp nhà” ấy lại trong sự khắc khe và cứng nhắc nhằm thỏa mãn cái uy quyền, sự độc đoán và tính gia trưởng. Tức là, có không ít bậc phụ huynh vì muốn giữa cái “nếp nhà” truyền thống nhưng tiếc thay, họ hoàn toàn không màng đến sự vận động và thay đổi của môi trường xung quanh, không màng đến sự tiến bộ của thế giới trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Những người này, vì vậy, xem con cái như những chú chim non nên đã nhốt nó vào một cái lồng kín và hàng ngày mang nước và thức ăn đến chăm bẵm chúng rất cẩn thận. Thế nhưng, dù cẩn thận đến mấy cũng có lúc lơ là. Hậu quả là một lần nọ, chú chim kia được sổ lồng tung cánh bay ra bên ngoài. Trước bầu trời xanh bao la, thoạt đầu chú chim có chút ngạc nhiên nhưng ngay sau đó chú cảm thấy đây mới thật sự là thế giới của mình, là con đường, là cuộc đời của mình. Nghĩ vậy, nên chú không bao giờ quay lại cái lồng kín dù rất đẹp nhưng quá tù túng và chật chội…
    Như vậy, có thể thấy, sự già nua và lộn xộn của hệ thống giáo dục (nhà trường lẫn gia đình) đã góp phần làm cho đạo đức, văn hóa của người Việt hiện nay thêm phần ngổn ngang và có nguy cơ mất kiểm soát.
    3. Nguyên nhân thứ ba: hệ thống pháp luật thừa nghiêm khắc nhưng thiếu nghiêm minh
              Có thể thấy so với nhiều nước khác trên thế giới thì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia còn duy trì án tử hình cho những hành vi vi phạm luật của con người. Vấn đề này, theo tôi ít nhiều đã thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật Việt Nam. Tuy vậy, điều đáng bàn ở đây là tuy pháp luật Việt Nam nghiêm khắc như vậy nhưng khi thực thi lại rất không nghiêm minh. Và sự không nghiêm minh này thể rõ nhất ở sự bất công và thiên vị trắng trợn trong quá trình xử lý vi phạm giữa một bên là những người lãnh đạo có chức có quyền và một bên là những người dân; giữa một bên là những tầng lớp giàu có, ăn trên ngồi trước và một bên là đại bộ phận người dân nghèo khổ.
              Thực ra vấn đề này, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây đều là như vậy chứ không riêng gì ở Việt Nam, tuy vậy phải thừa nhận rằng ở Việt Nam thời gian qua sự bất công này về mức độ và cường độ thì có vẻ như ngày một “đậm đặc” hơn.
    Vừa rồi, trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 27/2/2015 và 2/3/2015 có đăng hai bài báo mà theo tôi đã phản ánh rất rõ sự bất công này.
    Ở bài báo thứ nhất, liên quan đến một cô người mẫu nọ vì bênh vực người lái tắt xi vi phạm luật giao thông đã không ngần ngại mắng xối xả những người đang chấp pháp. Rất nhanh chóng cô này đã bị “bắt khẩn cấp” vì tội “chống người thi hành công vụ” ngay sau đó. [2]
    Ở bài báo thứ hai thì đưa tin “11 lãnh đạo, cán bộ công an huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc liên quan đến vụ chạy án và rút súng dọa bắn đoàn kiểm tra liên ngành” bị xử kỷ luật “cảnh cáo” và chờ chuyển công tác lên… tỉnh [3]. Trong đó, đáng nói là trường hợp của vị thiếu tá công an Võ Ngọc Quang – Đội trưởng đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an huyện Cư Kuin đã rút súng doạ bắn đoàn công tác liên ngành khi ông được mời để thông báo lệnh khám xét nhà theo quyết định của UBND huyện Cư Kuin vi đơn tố cáo của nhân dân liên quan đến việc mua bán và tàng trữ trái phép gỗ quý. Theo đó, ngày 13/11 ông thiếu tá công đã “phanh ngực áo (đang mặc sắc phục công an), tỏ thái độ hung hăng, đe doạ đoàn công tác. Rồi bất ngờ ông Quang rút súng ngắn chĩa vào đoàn liên ngành, trần nhà doạ bắn khiến mọi người hoảng loạn, bỏ chạy. Sự việc diễn ra ngay tại phòng họp của trụ sở UBND huyện Cư Kuin” (trích báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Krông Ana – báo Tuổi trẻ ngày 2/11/2014).
    Bỏ qua những vấn đề không liên quan, ở đây chúng ta thử so sánh hành động của cô người mẫu khi “phun châu nhả ngọc” vào mặt những người đang thực thi pháp luật và việc “rút súng dọa bắn” những người cũng đang thi hành nhiệm vụ để thấy hành động nào nguy hiểm cho xã hội hơn? Đương nhiên ai cũng thấy, việc rút súng dọa bắn người khác của ông thiếu tá công an là cực kỳ nguy hiểm thế nhưng cuối cùng thì sao? Cô người mẫu nọ “bị bắt khẩn cấp” còn ông thiếu tá công an chỉ bị kỷ luật “cảnh cáo”. Ở đây, phải khẳng định việc bắt cô người mẫu kia là không có gì sai nhưng vấn đề là hành động “rút súng dọa bắn” người khác của ông thiếu tá công an nguy hiểm hơn gấp nhiều lần và những quy định của pháp luật cũng sờ sờ ra đó nhưng không hiểu sao không có một cái lệnh “bắt khẩn cấp” nào được đưa ra?
    Tương tự như vậy là trường hợp xử lý có tính chất “nội bộ” liên quan đến hai cựu quan chức trong bộ máy lãnh đạo vốn nổi đình nổi đám thời gian gần đây. Đó là trường hợp ông cựu Tổng thanh tra Chính phủ và ông cựu Tổng bí thư. Cũng xuất phát từ sự nghi ngờ của dư luận về tài sản “khủng” sau nhiều năm liêm khiết và tận tụy phụng sự nhân dân với đồng lương công chức “ba cọc ba đồng”. Thế nhưng, qua các phương tiện truyền, mọi người đã biết, ông cựu Tổng thanh tra Chính phủ thì bị “đánh” tơi bời còn ngài cựu Tổng Bí thư đến một câu nói cũng không một ai trong lực lượng chấp pháp hó hé (ở đây đúng ra cũng không thể gọi là xử lý)! Tại sao như vậy? Tôi tin ở chỗ này mọi người đã tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình.
              Trên đây chỉ là vài ví dụ điển hình trong vô thiên lủng những câu chuyện cho thấy sự thừa nghiêm khắc nhưng thiếu nghiêm minh của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
    Có thể nói, sự thừa nghiêm khác nhưng thiếu nghiêm minh của hệ thống pháp luật này không chỉ xảy ra giữa người dân và lãnh đạo chính quyền mà còn trong nội bộ những lãnh đạo với nhau. Một người dân bình thường mà vi phạm pháp luật thì nhìn chung sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc  (từ bản án cho đến công khai rộng rãi trong xã hội) nhằm “phòng ngừa, răn đe” nhưng nếu một lãnh đạo hay lãnh đạo cấp cao nào đó mà vi phạm tính nghiêm minh của pháp luật bị giảm sút một cách bất thường. Điều này nếu so sánh với các nước phát triển trên thế giới thì chẳng khác gì một trò hề, cười ra nước mắt.
    Nhìn ở góc độ văn hóa, đây là biểu hiện của sự “loạn chuẩn” trong hành xử và ứng xử của những người được xã hội phân công nhằm thực thi công lý. Chính điều này đã làm cho pháp luật Việt Nam trở thành “có cũng như không” trong mắt những kẻ có quyền và có tiền; là nguyên nhân gây nên sự mất niềm tin cũng như tâm lý bất mãn và coi thường pháp luật, coi khinh lực lượng chấp pháp trong quần chúng nhân dân. Lâu dần, như nhiều người đã nói, vì không còn tin nữa nên một khi trong cuộc sống xảy ra va chạm dù lớn hay nhỏ thì người dân bắt đầu có xu hướng “tự xử” theo luật của riêng mình. Nhẹ thì ném vào nhau vô số những ngôn từ “chợ búa” (như kiểu cô người mẫu trong câu chuyện ở trên), nặng thì thông qua “nắm đấm”. Xã hội vì thế, nếu không loạn mới là chuyện lạ.
    4. Thay lời kết
    Trên đây là chỉ những luận giải thể hiện góc nhìn riêng trong sự hiểu biết còn hạn hẹp của người viết. Thật ra, 3 nguyên nhân mà chúng tôi đề cập ở trên trước đây ít nhiều đã có người chỉ ra. Vấn đề là những biểu hiện cụ thể trong từng vấn đề thì hình như nhiều ý kiến vẫn còn rất dè dặt, vẫn chưa dám “nhìn thẳng và nói cho rõ những sự thật”. Với tinh thần “quét rác”, “dọn rác” chứ không “bới rác”, người viết bài này thiển nghĩ: nếu chúng ta bàn về chuyện văn hóa của con người mà tiếng nói góp bàn lại không trung thực thì chẳng khác nào chính chúng ta chứ không ai khác đã vô tình tiếp tay cho sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về đạo đức trong xã hội thêm phần trầm trọng hơn? Bởi lẽ, một trong biểu hiện rõ nhất về sự sự “xuống cấp” về văn hóa, suy thoái về đạo đức trong xã hội ta hiện nay đó là sự lên ngôi của căn bệnh giả dối và không trung thực của con người trong các mối quan hệ đời sống.
     
    Cần Thơ, 8/3/2015
    N.T.B
    ————
    Chú thích nguồn:
    [1]: Thơ Nguyễn Thiên Ngân

     Tác giả gởi cho viet-studies ngày 9-3-5

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét