Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 8

-“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”,
Lời nói người xưa đâu có sai;
Sống khác loài người vừa bốn tháng,
Tiều tuỵ còn hơn mười nǎm trời.
 (Trích bài thơ; "Tứ cá nguyệt liễu – Bốn tháng rồi" của Hồ chí Minh)
-Trong xã hội pháp trị hướng tới công bằng, xử tội và trị tội con người, dù có biện minh cỡ nào, thì rõ ràng cũng là hành vi mang tính ác của Đức Huyền Diệu. Hệ thống lao tù của bất cứ nhà nước nào cũng thể hiện ít nhiều sự vô nhân đạo, sự hạn chế nhân quyền của nó (là sự vô nhân đạo trong nhân đạo, và để đảm bảo tự do, dân chủ thì bắt buộc phải hạn chế nhân quyền!).
-Đó là công việc chẳng đặng đừng để duy trì một xã hội lương thiện nên có tính thiêng liêng!
-Cũng vì như vậy nên người xử án vừa rất dễ được mến phục vừa rất dễ (có khi là vô tình) gây điều tội lỗi, độc ác.
-Muốn không phạm phải tội ác, người thực thi xét xử phải có lòng vừa trong sáng, công tâm, vừa thực sự yêu thương con người, không cậy quyền lực, đồng thời có nhận thức đúng đắn về thiện-ác (vận dụng tối ưu pháp luật, thậm chí vượt tầm ý thức hệ!).
-Hành động độc ác nhất: đày đọa tư duy!

-------------------------------------------- 

(ĐC sưu tầm trên NET)

Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức kết thúc vào tháng 6 năm 1958.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem đây là phong trào chống chính quyền của một nhóm trí thức do bị tình báo nước ngoài lôi kéo, nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo Chính trị và Nhà nước duy nhất của Đảng Lao động Việt Nam, thậm chí kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình 

Khởi nguồn

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệmTrần Duy làm thư kí toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.
Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng CầmLê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài Nhất định thắng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ,[2] với những câu thơ nổi tiếng:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ, đăng trong Giai phẩm Mùa thu.
Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
  1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viêncán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
  2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn NgữĐào Duy Anh.
Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Trong thời gian này, một loạt các vụ biểu tình đã biến thành bạo động ở Đông Âu (như cuộc nổi dậy Posener ở Ba Lan, cuộc cách mạng Hungary năm 1956, cuộc thảm sát Tiflis 1956), cũng như tình hình miền Nam Việt Nam đang có những diễn biến phức tạp, gây lo ngại cho Đảng Lao động Việt Nam. Trong khi đó, báo Nhân văn số 6 có bài kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Song Đảng viên, công nhân nhà in Xuân Thu (nơi tin báo Nhân văn) đã phát hiện ra và thông báo với chính quyền để xử lý. Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành 
Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.
Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm phải tham gia học chỉnh huấn vì có tư tưởng bị xem là trái với đường lối của Đảng Lao động Việt Nam. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm".

Một số văn nghệ sĩ trong phong trào 


Bị xử phạt nặng nhất là Thụy An và Nguyễn Hữu Đang. Bà Thụy An bị kết tội làm gián điệp, cùng với đó là bài báo công kích "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Mãi đến năm 1973 hai người mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa. 

Việc dập tắt phong trào

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd).
Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd).
Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:
Những tư tưởng chính trị thù địch
  1. Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
  2. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo.
  3. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
  1. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
  2. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
  3. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.

Các quan điểm

Đảng lao động Việt Nam

Về phía Đảng Lao động Việt Nam, họ cho rằng: trong bối cảnh phương Tây đang tiến hành gây rối loạn ở hệ thống xã hội chủ nghĩa, lực lượng tình báo nước ngoài đã kích động một bộ phận văn nghệ sĩ có chính kiến đối lập tạo nên phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Ban đầu, Nhân Văn-Giai Phẩm chỉ phê phán những sai lầm, nhưng về sau dần chuyển sang phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam về Chính trị và Nhà nước thậm chí kích động kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình. Cuối năm 1956, vài người cầm đầu phong trào đã bộc lộ khuynh hướng chống chế độ ngày càng công khai. Sau các biến động trên thế giới, chính quyền quyết định chấm dứt Nhân Văn-Giai Phẩm. Qua đấu tranh, một số người trong nhóm "Nhân Văn-Giai Phẩm" đã tự kiểm điểm, tự phê bình và nhận những sai lầm, đồng thời tiếp tục rèn luyện tư tưởng chính trị. Một số bị xử lý hành chính do những sai phạm, chỉ có số ít hoạt động phạm pháp thì bị xử lý bằng pháp luật 

Các nhân vật trong phong trào

Trong cuốn Kẻ bị mất phép thông công Nguyễn Mạnh Tường viết ): "Giới sĩ phu Việt Nam, nhất là ở Hà Nội, đa số - ít nhất là những người cầm bút và còn quan tâm đến tự do và liêm sỉ của người trí thức, kể cả những nhà văn còn trong bộ đội – Bộ Đội, như đã từng được biết, là thành trì của tinh thần cách mạng trong sáng và chính thống - đồng tâm đứng lên theo tiếng gọi của dân chủ và tố cáo sự bạo ngược đối với những sinh hoạt trí thức... Ở Việt Nam, người ta bắt đầu vụ xử án liên quan đến những người viết văn, làm báo, thầy giáo mà lý do duy nhất là họ dám giễu cợt trên cái kỳ quặc và nực cười của những người cộng sản. Họ bị kết án là đã bắn mũi tên vào trí tuệ của lãnh đạo, của lực lượng vũ trang. Những kẻ cứng đầu ngoan cố này bị kết án là chống Đảng và làm nhiễm độc Cách Mạng. Nhưng trong kho công cụ trấn áp lại không có loại văn bản nào nói về mấy tội trên. Mặc kệ, họ có thể làm ra ngay một cái. Nhưng văn bản để áp dụng biện pháp trị tội lại không thể có hiệu lực hồi tố. Như trong thời kỳ Thượng Cổ, luật pháp là điều bí mật mà các Pháp Sư và quan toà nắm độc quyền. Không còn gì kinh hoàng hơn là Nhà Nước Cộng Sản đã vực dậy những thứ đã thành quá khứ từ hàng ngàn năm nay để nhảy xổm lên trên Luật Pháp và dùng nó duy nhất là để cô lập, tiêu diệt những người mà họ nghi là có tư tường xét lại chống Đảng, cóc cần biết đến cái gì là công lý và công bằng! Tại sao mọi người phải quan tâm đến chuyện văn bản trong khi quyền lực chỉ ở trong tay một kẻ độc tài?"
Trong cuốn Đêm giữa ban ngày, chương 30, tác giả Vũ Thư Hiên đã ghi chép những bình luận được cho là của Văn Cao về "tác giả" của việc dập tắt phong trào Nhân văn - Giai phẩm: "Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche (tiếng Pháp, có nghĩa là cuộc quân hành dài, ý nói Trường Chinh) mới là kẻ sáng tác ra vụ Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[7] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?"

Ý kiến khác

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, trong nhật ký của mình, sau khi nhắc tới tên một số người trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm đã phê phán: “Bọn họ có người nói: "Đừng viết nữa, để dành cho trẻ viết. Vô luận một bài, một sáng tác nào của anh em mà họ gọi là “cây đa cây đề”, họ đều gạt đi, cho là tồi. Trong khi đó thì họ tâng bốc những bài của họ mà phần lớn là không ngửi được!” (trích nhật ký ngày 23-1-1956). Theo Phạm Khải, về sau, khi một số vụ việc trong quá khứ đã lùi xa, lợi dụng sự thiếu thông tin, một số người đã cố tình tung ra những cách đặt vấn đề làm lệch hướng nhận thức của các bạn đọc trẻ về Tố Hữu nhằm phục vụ một mục đích “sâu xa” khác 

Dư âm của Phong trào

Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, dư âm của phong trào này kéo dài sang những năm kế tiếp. Tháng Hai năm 1957 Đảng Lao động cho thành lập một tổ chức mới là Hội Văn nghệ để tập hợp văn nghệ sĩ. Văn Cao được bầu làm hội trưởng. Hội đoàn này cho ra tạp chí Văn, số đầu tiên phát hành Tháng Năm 1957 nhưng được 37 số đến đầu năm 1958 thì lại bị đình bản vì tội tiếp tục "chống đối đảng". Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn và phải "tự kiểm điểm". Hơn 300 người còn phải ký tên quy thuận đường lối của đảng.

Giải thưởng Nhà nước

Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời:
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 22 tháng 02 năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm tỏ ý buồn rằng các bạn cũ như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung.... đã không còn sống để thấy giải thưởng hôm nay. Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là gần 50 năm, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó từ thời Đổi Mới, mọi thứ được bắt đầu phục hồi nhưng không công khai.  Cùng ngày, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Tôi nghĩ chuyện giải thưởng này như một câu của ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: "Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh". Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."


VỤ ÁN NHÂN VĂN – GIAI PHẨM
CÓ OAN KHÔNG?
Tạp bút Tạ Hữu Đỉnh

Vụ án Nhân văn – Giai phẩm xẩy ra đã khá lâu. Các cơ quan ngôn luận, báo chí thời gian đó đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Như ông Thái Kế Toại, tác giả bài “Chuyện giải toả cho ông Nguyễn Hữu Đang” đã viết: “Hồ sơ vụ án nhiều hàng mét khối”. Nhưng vẫn thiếu những thông tin minh bạch, chính xác. Cho nên người đọc vẫn không hiểu các văn nghệ sỹ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm họ đã “chống Đảng” và “phá hoại về chính trị” bằng cách nào? Bằng văn chương, bằng lời nói hay hành động gi?
Bây giờ được đọc bài của ông Thái Kế Toại trên mạng Internet, chúng tôi mới hiểu thêm nhiều điều chung quanh vụ án phức tạp này. Tuy nhiên vẫn còn có điều thắc mắc. Vậy xin được trao đổi với tác giả và bạn đọc, những ai cùng quan tâm;
Trong bài trả lời phỏng vấn của bà Thuỵ Khuê, trên báo mạng ông Nguyễn Hữu Đang đã viết: “Không phải là hết án mà về đâu chị ạ. Cũng không phải la do Nhà nước khoan hồng. Tôi về là ở trong cái diện “Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris”, bên miền Nam người ta cũng đại xá chính tri phạm
. Miền Bắc cũng đại xá chính trị phạm. Trại tôi ở là thuần tuý chính trị. Họ giải tán trại đó…”.
Ông Nguyễn Hữu Đang bị bắt tháng 4/1958. Tại phiên toà ngày 21/1/1960, ông bị tuyên phạt 15 năm tù giam, về tội “phá hoại về chính trị”. Năm 1973 ông Đang được về là đúng 15 năm. Nhưng lại không phải là về do mãn hạn, mà do hiệp định Paris. Vậy nếu hiệp định Paris không có điều khoản đại xá, thì năm 1973, khi hết hạn tù liệu ông Đang có được về không?
Sở dĩ tôi đặt ra câu hỏi này, vì: Năm 1973 ông Đang được về, cộng với 5 năm quản chế tại địa phương (mà ông Toại gọi là “theo tiền lệ thời bấy giờ”. Còn ông Đang gọi là “cư trú bắt buộc”). Vậy thì từ năm 1978 trở đi, đáng lẽ ông Đang phải được tự do cư trú làm ăn sinh sống. Nhưng thật đáng tiếc là ông Đang và các văn nghệ sỹ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm vẫn tiếp tục bị theo dõi, bị bao vây phong toả. Thậm chí cả các con cháu trong gia đình họ cũng vẫn bị “những rào cản đôi với nghề nghiệp, đời sống” (chữ của ông Thái Kế Toại).
Ở chỗ này, để bạn đọc dễ nắm bắt nội dung câu chuyện. Chúng tôi xin được mở ngoăc nói thêm về chưyện “rào cản”. Rào cản thời xưa thường là:
“Không được vào Đoàn thanh niên, không được chứng thực lý lịch để đi xin việc làm, đi học nghề, đi thi vào các trường học. Hoặc học xong bị treo bằng. Nếu gia đình đương sự chưa vào Hợp tác xã. Đó là đối với các gia đình bình thường. Còn với các gia đình là tư sản, địa chủ cường hào, hay gia đình can phạm chính trị như Nhân văn – Giai phẩm, thì ngoài những cái “không được” như trên kia, họ còn bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử và xa lánh. Vì sợ bị liên quan. Con cái họ không được lấy vợ, lấy chồng là cán bộ công nhân viên Nhà nước. Thậm chí xin đi bộ đội cũng không được).
Cuộc bao vây, phong toả đó đã kéo dài mãi đến ngày Đổi mới năm 1986. Mà cũng rất có thể nếu năm ấy chưa có Đổi mới, thì cuộc bao vây, phong toả đó còn kéo dài chưa biết đên bao giờ mới chấm dứt!
Trước sự thật như vậy, nên chúng tôi nghĩ rằng: Đối với tội phạm chính trị thì thời gian cải tạo không nhất thiết phải phụ thuộc vào án quyết của toà. Mà phụ thuộc vào cơ quan quản lý phạm nhân, khi nào họ nhận thấy can phạm đã thực sự được cải tạo, thì mọi cái đến lúc đó mới chấm dứt. Cho nên chúng tôi mới đặt ra câu hỏi như vậy.
Trong bài “Chuyện giải toả cho ông Nguyễn Hữu Đang”, có mấy dòng tác giả viết: “Nói thêm là cùng với số văn nghệ sĩ tham gia Nhân văn – Giai phẩm còn có một số văn nghệ sĩ khác cũng bị ngừng in bài, in sách trong một thời gian dài như Nguyễn Dậu, Hồ Dzếnh, Vũ Trọng Phụng, Hà Minh Tuân, Hoàng Tiến, Hoàng Yến, Trần Huyền Trân, Hoàng Công Khanh”.
Ai cũng biết viết văn là một nghề chân chính, và chưa bao giờ bị Nhà nước cấm. Vậy vì sao không bị cấm hành nghề, mà lại bị cấm in sách? Rồi cả cái kiểu bị cấm một cách lặng lẽ như vậy, các văn nghệ sĩ cũng không được cơ quan có thẩm quyền nào báo cho họ biết lý do vì sao? Chuyện thật bi và cũng thật hài, y như câu nói thời xưa: “Không chém đầu, chỉ cắt cổ!”
Nhất là trong số các văn nghệ sĩ bị cấm in tác phẩm đó, chẳng hiểu sao lại có cả cố nhà văn Vũ Trọng Phụng? Ông đã qua đời từ trước cách mạng tháng Tám rồi cơ mà. Vả lại ông có phải là nhà văn của nền văn học cách mạng đâu?...
Về nhà văn tài năng độc đáo này, chúng tôi xin được trích mấy dòng trong bài “Lời nhà xuất bản”, của NXB Văn Học, khi in Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, năm 2007, để bạn đọc tham khảo:
“Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt Nam. Với 27 năm cuộc đời, với 10 năm càm bút, Vũ Trọng Phụng đã đề lại trong kho tàng văn học Viêt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với nội dung tư tưởng mang giá trị tố cáo xã hội trước cách mạng mạnh mẽ và một nghệ thuật sâu sắc tài hoa đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước…”.
Vậy vì sao một thời gian rất lâu tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại không được in? Phải chăng người ta không giám treo “một tấm gương văn chương mang giá trị tố cáo xã hội”. Vì sợ các nhà văn thế hệ sau soi tỏ?...
Tác giả Thái Kế Toại đã viết:
“Ông (tức Nguyễn Hữu Đang) thích nói về tư tưởng Lão Trang, triết học an nhiên tự tại, thuận theo quy luật tạo hoá. Ông cũng tỏ ra không ân oán vụ án mà ông chịu 15 năm tù giam 5 năm quản chế sau mãn hạn tù. Tôi biết ông đã trải qua những trại giam khắc nghiệt như Phong Quang Lào Cai, Quyết Tiến Hà Giang, nhưng ông chỉ nói đến việc lần ông bị tạm giam ở Nam Định do sang thăm người bạn tù (nhưng không có giấy phép của công an Thái Bình – THĐ) bị một thanh niên 18 tuổi cưỡi trên lưng, bắt ông làm chó cắn gâu gâu”.
Kẻ sĩ vốn coi thường bạo lực (uy vũ bất năng khuất), nhưng rất coi trọng danh dự và đạo đức con người. Nguyễn Hữu Đang cũng là một kẻ sỹ, ông đã từng là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Trưởng Ban tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/ 1945. Vì đấu tranh cho tự do ngòi bút mình và bầu bạn mình, nên ông sẵn sàng chịu đựng tù đày khổ sở, suốt 15 năm sống ở nơi khắc nghiệt, rừng thiêng nước độc, nhưng không một lời cầu xin ân giảm. Thế mà khi đã được ra tù rồi, chỉ vì một chút sơ suất nhỏ, ông lại bị bắt và bị tạm giam bốn tháng. Bốn thàng thì chẳng là gì, so với 15 năm ông đã trải qua. Nhưng cái làm cho ông uất giận nhất, đau đớn nhất là bị một tên vô lại cưỡi trên lưng bắt ông phải làm chó sủa gâu gấu! Nỗi nhục đó từ cổ chí kim, liệu có người trí thức nào phải chịu như ông không?...
Thưa ông Thái Kế Toại, người mà ông gọi là “một thanh niên 18 tuổi” đó có phải là một tên “đầu gấu” ở trại tù không? Tôi đã được nghe kể rất nhiều chuyện về bọn người này. Ở bên ngoài chúng là bọn “xã hội đen” cờ bạc, nghiện hút, chuyên đâm thuê chém mướn, đầu trộm duôi cướp, bị sa lưới pháp luật. Vào tù chúng lại dở trò hành hung để cướp miếng ăn của bọn cùng tù, khi họ có người đến thăm nuôi tiếp tế. Đồng thời cũng là để làm trò tiêu khiển cho bọn chúng. Như: Chúng bắt người có râu phải dùng táy tự nhổ trụi bộ râu của mình, mà bọn chúng goị là “vặt lông gà”. Hay bắt người tù phải cởi trần, nàm úp mặt xuông sàn nhà, rồi chúng lấy túi nilông bất diêm đốt, để nhựa chẩy nhỏ giọt xuống lưng. Nhưng phải nằm yên, chúng cấm không được gịât nẩy mình lên. Và nhất là không được kêu đau, mà phải cười và phải kêu: “Ối trời ơi! Con sướng quá!”.
Nhà tù là công cụ bạo lực của cơ quan luật pháp Nhà nước, để răn đe, để trừng phạt và giáo dục những kẻ phạm pháp. Người bị tù tuy đã mất quyền công dấn, nhưng họ vẫn còn quyền tự do thân thể, không ai được phép hành hung đánh đập họ.
Về tổ chức trại giam, thì trại nào cũng có cảnh vệ, được trang bị vũ khí để canh gác, bảo vệ an ninh, và trại nào cũng có cán bộ quản giáo, để quản lý và giáo dục phạm nhân. Vậy ai cho phép bọn “đầu gấu” được hành hung độc ác như vậy? Câu hỏi này hiện nay đang còn là một ẩn số. Vậy nên chúng ta chỉ có thể suy đoàn như thế này: Trong dân gian có câu nói: “Lấy cái độc để giải độc”. Và cả sách Binh pháp cũng có thuật ngữ: “Dĩ địch chế địch” (Lấy lực lượng của địch để đánh địch). Cho nên rất có thể ở trại giam nào đó có người đã bắt chước sách Binh pháp. Họ bật đèn xanh, họ ngoảnh mặt đi để cho bọn “đầu gấu” lộng hành. Do đó mà một con người hiền lương như ông Nguyễn Hữu Đang đã bị kẻ ác bắt phải làm chó, chứ không được làm người!...
*
* *
Xin trở lại bài ông Nguyễn Hữu Đang trả lời phỏng vấn của bà Thuỵ Khuê:
“Thưa ông, rút cục vụ án Nhân văn – Giai phẩm đã kết thúc ra sao? Ông và các bạn đã trải qua những giai đoạn như thế nào?”
Nguyễn Hữu Đang: “Thì tất nhiên tôi là người, tiếng bấy giờ gọi là “đầu sỏ trong cái bọn Nhân văn – Giai phẩm” thì tôi bị bắt giữ và đưa ra toà. Ra toà thì họ buộc cho cái tội là “phá hoại về chính trị”. Lúc đầu thì đề ra phạm kỷ luật về tuyên truyền, nhưng phạm kỷ luật về tuyên truyền thì nhẹ lắm, mà thêm một cái “phá hoại về chính trị” thì tội đó rất nặng. Ở trước toà án thì tôi nhận mấy điểm như thế này:
1- Tôi có phạm kỷ luật của Đảng và Nhà nước về phương diện tuyên truyền.
2- Trong việc làm của tôi, cũng có những vụng về, sai sót. Anh em cũng như tôi thôi, thế nhưng tôi gánh trách nhiệm nặng hơn.
3- Động cơ thì nhất định là tốt: Chúng tôi chỉ vì dân vì nước mà tin rằng việc mình làm là có ích nước lợi dân cho nên làm thôi…”.
Trong bài “Chuyện giải toả cho ông Nguyễn Hữu Đang”, tác giả Thái Kế Toại đã viết (lược trích):
Bắt đầu đổi mới tôi được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp trên xem xét xử lý vụ Nhân văn – Giai phẩm. Việc đầu tiên là phải đọc toàn bộ hồ sơ vụ án. Đó là một việc rất nan giải, vì hò sơ vụ án nhiều hàng mét khối…Khi đọc hồ sơ tôi hiểu được bản chất vụ án, phát hiện ra một số tình tiết mà một số bài báo, bản tống kết sau nảy đã viết khác đi…
…Kết quả là tôi đã đề xuất cần thực hiện nhanh các biện pháp giải toả cho những văn nghệ sỹ đã tham gía nhóm Nhân văn – Giai phẩm…Việc đầu tiên là khôi phục ngay hội tịch cho những người đã bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật. Thứ hai là cấp lương hưu cho hai ông Nguyễn Hữu Đang và Phùng Cung, sau khi đi tù về không có lương, chỉnh lương hưu cho những người đã có lương nhưng quá thấp như Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm. Thứ ba là việc bình thường hoá việc in tác phẩm trên báo, xuất bản sách cho họ. Thứ tư là dỡ bỏ những rào cản đối với nghề nghiệp, đời sống con cái họ.
…Riêng ông Nguyễn Hữu Đang do thân phận đặc biệt của ông cần được giải quyết ngay. Tôi đi Thái Bình, hội ý với Phó giám đốc phụ trách an ninh…rồi xuống Trường cấp hai Vũ Công (nơi ông Đang ở nhờ) làm việc với ông Đang.
…Về Hà Nội tôi báo cáo với Bộ trưởng, đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm lương hưu cho ông Đang. Ông được hưởng mức trợ cấp như chuyên viên bậc 5, tương đương vụ trưởng.
…Việc cấp nhà và chuyển lên Hà Nội thì lâu hơn nhưng cũng xong vào đầu những năm 90…Căn hộ ông được cấp ở khu tập thể Hội Sân khấu đường Liễu Giai...”.
Về việc cấp nhà, trong bài trả lời phỏng vấn của bà Thuỵ Khuê, ông Nguyễn Hữu Đang đã viết: “Cách đây vài tháng thì tôi đã được cấp một gian nhà ở, vì tôi thuở bé đến giờ chưa bao giờ có nhà cả. Bây giờ người ta cấp nhà, tuy rằng nhà cho thuê thôi, như thế cũng là phấn khởi lắm!”.
*
* *
Thưa bạn đọc, trên kia ông Thái Kế Toại đã viết: “…Khi đọc hồ sơ tôi hiểu được bản chất vụ án…”. Tuy ông không nói rõ hai chữ “bản chât” có nghĩa là vụ án đúng hay sai? Nhưng căn cứ vào các biện pháp giải toả cho các văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã được thực hiện, thì chúng ta cũng có thể khẳng định đựơc rằng: Vụ án Nhân văn – Giai phẩm là một vụ án oan. Cái tội “phá hoại về chính trị” mà toà án đã buộc cho ông Nguyễn Hữu Đang và nhóm Nhân văn – Giai phẩm là không có thật.
Mấy tháng trước trên báo mạng có một cái tin rất vui về vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn. Tin đó như sau:
“ Ngày 17/4/2015 hàng trăm người tập trung kín hội trường UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang để theo dõi buổi công khai xin lỗi của TAND Tối cao. Đại điện công an tỉnh Bắc Giang, công an huyện Việt Yên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang có mặt. Gần 10 giờ ông Ngô Hồng Phúc, Phó Chánh toà Phúc thẩm TAND Tối cao, sau khi đọc tóm tắt vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết tội oan, ông nói: “Thay mặt cơ quan tố tụng và những người tham gia tố tụng vụ án này, Toà Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội chúng tôi xin lỗi”.
Sau lời xin lỗi, ông Phó Chánh toà Phúc thẩm TAND Tối cao Ngô Hồng Phúc đã tặng hoa ông Nguyễn Thánh Chấn. (Lời xin lỗi sẽ được toà đăng 3 số liên tiếp trên báo Công lý và báo tỉnh Bắc Giang).
Để đất nước và xã hội ta càng ngày càng công bằng hơn, dân chủ và vắn minh hơn, chúng tôi rất mong TAND Tối cao có lời xin lỗi ông Nguyễn Hữu Đang và tất cả các văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm ./.

TP Uông Bí, ngày 10/9/2015
Tạ Hữu Đỉnh

Ðề tài: Sưu Tầm Những Vụ Án Oan trong LSVN đến nay


  1. XÉ BỨC MÀN DỐI TRÁ TRONG VỤ THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN

    (Rút trong cuốn BÊN LỀ CHÍNH SỬ
    Tác giả : TS Đinh Công Vĩ
    NXB Văn hóa Thông tin 2005)


    Mối quan hệ giữa "quân và thần", đặc biệt là giữa vua chúa với công thần khai quốc sau thời cùng chung hoạn nạn (nhiều khi là thời chiến) chuyển sang thời phân chia quyền lực, lợi lộc (nhiều khi là thời hoà bình) thường dẫn tới những gay cấn, lắm khi là các vụ thảm án cực kỳ bất công tàn bạo. Đó là việc xẩy ra không riêng gì ở Việt Nam. Song thường là vua chúa làm việc “quăng nơm bẻ ná". Như Việt Vương Câu Tiễn giết Văn Chủng, làm Phạm Lãi bỏ đi; Lê Lợi giết Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, bắt giam Nguyễn Trãi... Gia Long giết Đỗ Thanh Nhơn, Nguyễn Văn Thành... Nhưng hậu phi tham gia vào việc đó, người đàn bà trực tiếp giết công thần khai quốc thì ở Đông phương chỉ có hai trường hợp nổi bật nhất: 1) Lã Hậu tiếp tay Hán Cao tổ trực tiếp sai giết công thần khai quốc số một nhà Tây Hán là Hàn Tín. 2) Thái hậu Nguyễn Thị Anh trực tiếp dàn dựng lên vụ án Lệ Chi Viên (Vườn Vải) tru di tam tộc đại công thần khai quốc, nhà văn hoá số một là Nguyễn Trãi và sau đó còn gây ra hàng loạt vụ án khác, giết thêm một số công thần khai quốc nữa như Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục...

    Chính sử nhà Lê không ít chỗ ca ngợi bà Anh. Bởi chẳng gì bà cũng là "bậc mẫu nghi thiên hạ" đẻ ra một trong những lịch đại đế vương chính thống của nhà Lê là Lê Nhân Tông, là mẹ già của vua Lê Thánh Tông... Song dù bưng bít vẫn lộ ra những mặt không hay. Chính Đại Việt sử ký toàn thư của nhóm sử thần nhà Lê như Ngô Sĩ Liên... vẫn phải dẫn Trung Hưng ký để nói về bà Anh :

    "Thái hậu Nguyễn Thị Anh như gà mái gáy mai... người giỏi như Trịnh Khả, Trịnh Khắc Phục thì vội giết đi, người tài như Nguyễn Mộng Tuân thì ném vào hoạ hại, oan uổng không kêu đâu được".

    Để Nguyễn Thị Anh lộng hành được thế, do bước đầu cũng có chỗ yếu, khe hở của vua thứ hai nhà Hậu Lê (thời Lê sơ) là Lê Thái Tông. Mới 11 tuổi, Thái Tông đã nối ngôi Lê Lợi nên ông sớm được hưởng lạc. Vào tuổi biết yêu, ngoài công việc triều chính, Thái Tông khác nào con bướm mẫn cán thưởng thức hương nhụy trong vườn hoa phi tần muôn tía nghìn hồng. Trong đó nổi bật lên ba đoá hồng rực rỡ : Dương Thị Bí, Lê Thị Mai (tức Bùi Quí nhân, theo tư liệu dòng họ Lê Bùi ở xã Thượng Trưng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), Nguyễn Thị Anh. Những đoá hồng ấy làm át đi những bông hoa bình thường vì "vị cây, dây cuốn" mà được vào cung đình như Lê Thị Ngọc Dao, con gái Đại tư đồ Lê Sát và Lê Thị Lệ con gái quan Đại Đô đốc Lê Ngân... Song không gì làm Thái Tông say đắm một cách lâu bền như Nguyễn Thị Anh, hoa khôi của xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn (Thanh Hoá). Trong xứ sở hồng tía đua tươi, nhờ sắc, nhờ tài, kể cả những mẹo vặt mà Thị Anh dần dần chiếm được trái tim chúa xuân. Chiếm được trái tim Thái Tông, bà có thể làm được những việc động trời. Bà làm được việc động trời vì dù triều Lê là một vương triều hiển hách có nhiều cống hiến cho đất nước nhưng triều Lê vẫn có những mặt sơ hở: Thời Lê Thái Tông, bà Phạm Huệ phi, vợ Lê Lợi "oán vọng" mà phải chết. Vua Thái Tông không những giết một bà phi bằng hàng mẹ mình mà còn "nghi kỵ", "ruồng đuổi anh ruột" là Lê Tư Tề, giết hai ông bố vợ là các Đại thần Lê Sát, Lê Ngân. Cung đình loạn tới mức triều đình phải theo kế Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi) bắt giam những con gái ngỗ nghịch. Việc tuyển chọn người đẹp thời này chưa chặt chẽ: Bà Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông) thời trẻ, có chị gái là Xuân vào hầu vua Thái Tông ở hậu cung nên theo chị vào, vua trông thấy thích thì cho làm cung tần, cần gì chọn. Thời Lê Thánh Tông về sau (ở nước ta) là thời gọi là toàn thịnh của chế độ phong kiến tập quyền, chế độ phi tần qui củ nhất thời Lê sơ mà còn có chuyện nội thần là Phan Tông Trinh thông dâm với cung nữ là Nguyễn Mai nữa là cái thời thối nát dột từ nóc, không chặt chẽ ấy. Chính vì thế, Nguyễn Thị Anh mới làm được việc khủng khiếp như bà Thái hậu thời Lã Bất Vi đổi máu hoán ngôi. Theo tư liệu Ngọc phả họ Đinh ở làng Đông Cao huyện Nông Cống (Thanh Hoá) có ghi lại Bút ký Hồng Mai của Thái sư Lân quốc công Đinh Liệt với bản dịch của Đinh Quốc Bảo và cả phần chữ Nôm chữ Hán chép tay, ông Bảo ghi lại mà nay nhiều người có, lưu lại ở dòng họ Đinh ở Đông Cao và cả ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm... Tư liệu này đã được trích dẫn hay sử dụng từng phần trong các báo Pháp luật, báo Nhân dân, báo Đại đoàn kết, báo Xưa & Nay, báo tỉnh Hà Tây, báo tỉnh Thanh Hoá. Vậy, chúng tôi tiếp bước các báo khác, xin cung cấp cho bạn đọc vài thông tin để có thêm tư liệu tham khảo, dù là còn dưới dạng nghi án mà chúng tôi chỉ nêu ra, tuỳ bạn đọc suy xét. Theo tài liệu Ngọc phả đó, thì Bang Cơ (vua Nhân Tông) do Nguyễn Thị Anh có thai sẵn từ ngoài khôn khéo đưa vào cung đình mà Thái Tông vẫn tưởng là con mình, yêu quý hơn vàng hơn ngọc. Sự kiện này, ăn khớp một cách lạ lùng với lời "Đại xá thiên hạ" sau khi lật đổ mẹ con Nguyễn Thị Anh của Lê Nghi Dân vào năm Diên Ninh thứ 6 (1459) ghi rõ là: “Diên Ninh (Lê Nhân Tông) tự biết mình không phải con của tiên đế (Lê Thái Tông)". Lời đáng chú ý ấy, dù là lời của một người làm việc lật đổ vẫn được các nhà sử học: Ngô Sĩ Liên (trong Đại Việt sử ký toàn thư), và Lê Quý Đôn (trong Đại Việt thông sử) là những người cẩn trọng ghi vào sách sử của mình. Không phải ngẫu nhiên mà hai sử thần vào hàng cự phách, viết dưới quyền uy của triều Lê, ở hai giai đoạn khác nhau lại đều trùng nhau dám công bố bài văn "Đại xá" có câu “Diên Ninh..." ấy. Ngô Sĩ Liên từng làm Đô Ngự sử thời đó, được gần vua càng dễ biết "thâm cung bí sử". Vậy làm sao Đinh Liệt, cháu gọi Lê Lợi bằng cậu, cựu thần của cả mấy triều Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông, cả thời Nghi Dân, và Nguyễn Trãi, vị khai quốc công thần đặc biệt lại không biết? Chính cái biết đó, cộng với việc vợ chồng Nguyễn Trãi thường xuyên bảo vệ, bênh vực bà Ngô Thị Ngọc Dao và cái thai trong bụng bà (về sau là vua Lê Thánh Tông), người trực tiếp vừa là tình địch, vừa có thể tranh giành ngôi vị với mẹ con mình mà Nguyễn Thị Anh phải tìm cách hạ thủ Nguyễn Trãi và gia tộc ông.

    Về vua Lê Thái Tông, một trong những nạn nhân:

    Sử sách chính thống coi ông là vị anh quân vì đã biết ngăn ngừa cường thần, dẹp yên phiên trấn, sùng Nho, mở khoa thi, làm văn vật rực rỡ. Song trong hoàn cảnh hậu cung phức tạp, ông lại có điểm yếu là nặng về sắc dục. Mới 20 tuổi, vua Thái Tông đã chết đột ngột. Ai giết ông? Có thể là Thái Tông tự giết mình hay góp phần để người khác dễ giết vì dục tình, vì ăn chơi quá đà để Thị Anh lợi dụng. Hoặc phải chăng là do Thị Anh giết? Bởi biết đâu sự nhập nhằng của bà có thể có người biết, nếu lan ra, đến tai vua thì nguy quá. Vậy bà phải lợi dụng cái chết do bệnh tình của bản thân vua, hay phải giết vua sớm, để sớm đưa Bang Cơ lên ngôi, tránh tai vạ. Cho nên, phải có sự dàn dựng nên hai vụ án liên đới: Vụ Nguyễn Trãi thi hành khẩn cấp ngày 16 tháng 8 năm 1442 và vụ giết hai quan thị Đinh Thắng, Đinh Phúc để vừa đổ vấy cho người khác, vừa bịt đầu mối, cứu mẹ con mình, đoạt phú quý, lại vừa để trả thù những người làm việc trái ý mình, bất phục tùng.

    Về Nguyễn Trãi:

    Ông cũng có chỗ hở là không lường trước, ngăn trở, để Nguyễn Thị Lộ có mặt vào đúng lúc vua chết, làm cho bọn Nguyễn Thị Anh có cớ lợi dụng. Mà thật ra với một Lễ nghi Học sĩ kề cận để giúp vua như bà Lộ, Nguyễn Trãi lường trước cũng rất khó.

    Còn về chuyện bà Lộ dùng sắc đẹp đầu độc vua thì rất khó tin. Vì theo gia phả họ Nguyễn ở Nhị Khê và một số tài liệu thành văn khác (trong đó có tài liệu của G.S. Bùi Văn Nguyên), kể cả truyền thuyết dân gian thì: Nguyễn Trãi gặp Nguyễn Thị Lộ nếu sớm nhất là vào thời nhà Hồ, nếu muộn hơn có thể vào thời Minh thuộc, cách nhau chỉ vài năm: Lúc đó bà Lộ ở tuổi "Trăng tròn lẻ" (16, 17 gì đấy) + 10 năm ở "góc thành Nam" + 10 năm kháng chiến chống Minh + 15 năm ở triều đình đến khi xảy ra vụ án. Lúc đó bà Lộ đã hơn 50 tuổi, ân ái với ông vua 20 tuổi, tin được không? Nhà vua thiếu gì những phi tần còn trẻ đẹp hơn? Tất nhiên ta không loại trừ hẳn những trường hợp đặc biệt ngược lại: có những người trai trẻ thích đi lại với người đàn bà già hơn vợ mình hoặc người già mà vẫn quá hấp dẫn hơn người trẻ. Nhưng các trường hợp này ít xảy ra hơn. Về cơ bản có thể thấy: Nếu nhà vua muốn gần, hoặc quan hệ với bà Lộ cũng vì việc chung của triều đình, vì trọng trí thức, đức độ của bà mà thôi, hơn là vì những chuyện sàm sỡ. Song ta vẫn có thể đặt ra trường hợp xấu nhất: Nếu bà Lộ có quan hệ tình dục với Thái Tông thật, thì bà cũng chẳng có tội gì cả. Vì vua bảo bề tôi chết bề tôi cũng phải nghe theo... (như lệ xưa). Nếu vậy, kẻ có tội chính là Thái Tông, người dùng cường quyền để ép buộc.

    Nhưng, đây chỉ là giả thuyết. Suy cho cùng thì: Bà Lộ có mặt chỉ là cái cớ để vu khống. Với cái biết và cái bênh của Nguyễn Trãi cùng với tài năng, đức độ đối lập với bọn quyền gian, đứng đầu là Nguyễn Thị Anh đang rất đông ở triều đình của ông thì dù có hay không có bà Lộ, vụ thảm án vẫn cứ xảy ra, dàn dựng ở vườn vải hoặc nơi khác... để đưa ông vào thảm hoạ tru di.

    Về việc thi hành thảm án:

    Theo cuốn Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc của Trúc Khê Ngô Văn Triện (do NXB Tân Dân in năm 1941) có thuật lại chuyện: "Khi Nguyễn Trãi sắp bị chém có than : Đáng tiếc không nghe theo lời Hoàng Phúc". Thượng thư Hoàng Phúc, quan cai trị nhà Minh, trước đây có xem mộ tổ nhà Nguyễn Trãi và ghi "Nhị Khê mạch đoản, hoạ thảm tru di", khuyên ông sớm từ bỏ chức về để tránh hậu hoạ. Thị Anh và bọn tay chân đã triệt để lợi dụng, nói trá hai tiếng Hoàng Phúc thành "Thắng Phúc" để vu cáo cho Đinh Thắng và Đinh Phúc tội thông đồng với Nguyễn Trãi mà giết cả hai. Tư liệu này không ăn khớp với quốc sử nhà Lê, tiếng nói của bọn cầm quyền từng vu khống xử án Nguyễn Trãi (buộc quốc sử làm sao nói để có lợi cho bọn chúng) nhưng lại rất ăn khớp với Ngọc phả họ Đinh, cuốn Ngọc phả góp phần giải thích thêm : Thực ra căn nguyên Thắng - Phúc bị giết vì cả hai vị là quan thị có trách nhiệm ghi ngày giờ phi tần vào nằm với vua và phát hiện ra việc của bà Nguyễn Thị Anh. Hai người đã mật báo cho Đinh Liệt (và có thể cho cả Nguyễn Trãi) biết từ lâu. Tất nhiên Đinh Liệt không thể nói dù là với vua Thái Tông vì vua đang mê đắm Thị Anh, tin sao được, có khi lại nguy vào thân. Ở “Bút ký Hồng Mai" trong Ngọc phả, Đinh Liệt viết về vua Nhân Tông (đọc lái là Nhung Tân):

    Nhung Tân hà hữu Tống Thai tinh
    Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
    Niên nguyệt nhật thể Thăng Đính ký
    Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh.

    (Nhân Tông đâu phải máu con rồng
    Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
    Năm tháng ngày giờ Đinh Thắng chép
    Hoàng bào để vết tiếng ngàn năm).

    Tức là từ khi bà Anh nằm với vua tới khi đẻ Bang Cơ chỉ có 6 tháng.

    Đáng chú ý là từ xưa tới nay nơi hành hình, nơi chôn cất những người trong vụ thảm án Nguyễn Trãi vẫn còn nhiều ức thuyết, khó xác định. Có người cho rằng nơi hành hình là ở khu vực Trường Thi (Hà Nội) ngày nay. GS Bùi Văn Nguyên cho rằng: "Những người bà con xa và học trò của Nguyễn Trãi đã xin thi hài của ông đưa đi táng tại núi Giáp Sơn thuộc địa phận Hà Bắc, nhưng rất bí mật, vì cho đến nay con cháu trong họ cũng chẳng mấy người biết đích xác là ở đâu”. Theo Nguyễn thị thế phả thì thi hài Nguyễn Trãi mai táng tại núi Tam Tiêm, còn răng tóc táng tại trang Thượng Thung huyện Đông Triều, trấn Hải Dương (nay là Quảng Ninh).Gần đây, chuẩn bị cho năm kỷ niệm Nguyễn Trãi và cuộc Hội thảo Khoa học về bà Nguyễn Thị Lộ, chúng tôi có đi các nơi và phát hiện ra ở thôn Khuyến Lương (thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) là nơi có miếu thờ Nguyễn Thị Lộ riêng duy nhất ở Thăng Long và ở nước ta.

    Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ từng có thời về đây sinh sống. Dân ở đây nhiều người cho biết: Trước đây sát miếu Bà là khu ruộng cấy lúa, người ta đào ao, vật đất lên làm trại chăn nuôi, phát hiện ra một khối gỗ xếp theo hình cũi, xếp mộng rất khít. Lúc mới đào lên, gỗ mềm như bún, để lúc sau thì cứng như đá. Anh Nguyễn Văn Khải người ở đây nhặt được chiếc châm bằng vàng, cắm búi tóc phụ nữ dài 1,5 phân ở trong cũi. Dư luận ở đó, nhiều người cho đấy là châm của bà Lộ, sau khi chém, tử thi chôn cùng cũi. Cũng có người phân vân... Chúng ta cần tiếp tục cân nhắc các ức thuyết đó.
    Trả Lời Với Trích Dẫn
    Về việc minh oan cho Nguyễn Trãi và gia quyến:

    Ngay từ thời mới xảy ra thảm án đã có nhiều người biết Nguyễn Trãi oan, nhưng ai dám nói? Ngay như vua Lê Nhân Tông, khác với bà mẹ đầy mưu hiểm, ông là người trí nhân hơn đã sáng suốt nhìn thấy chân giá trị của Nguyễn Trãi. Theo lời ghi lại của Lý Tử Tấn ở cuối sách Dư Địa Chí: Khi Nhân Tông đến Bí thư các, thấy di bản Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi sót lại đã cảm động nói với quần thần: "Nguyễn Trãi là người trung thành đã giúp đức Thái Tổ dẹp ngoại xâm, giúp đức Thái Tông sửa sang trị bình. Văn chương sự nghiệp của ông các danh tướng bản triều không ai bằng". Nói vậy, song vua Nhân Tông cũng chỉ tin vào lời tâu của quần thần, hoặc cố ý tin tại Thị Lộ gây biến. Nhà vua không thể vượt ra ngoài tình mẫu tử.

    Phải đến tháng 7 năm Giáp Thân, niên hiệu Quang Thuận thứ 5 (1464), vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chế tẩy oan. Đúng ngày rằm tháng bẩy, lễ tẩy oan Nguyễn Trãi được tổ chức trọng thể tại thôn Hạ, xã Nhuỵ Khê (nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Phạm Anh Vũ, con trai bà Phạm Thị Mẫn (vợ thứ của Nguyễn Trãi) được đổi theo họ cũ của cha thành Nguyễn Anh Vũ, và được phong chức Tri huyện, thay mặt dòng họ trực hệ Nguyễn Trãi đứng ra làm chủ tế buổi lễ. Vua Lê Thánh Tông có cái ơn cứu tử của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ với mẹ con mình, lại rất khâm phục tài đức Nguyễn Trãi nhưng khi tẩy oan, nhà vua vẫn truy phong cho Nguyễn Trãi cái tước "bá" kém tước "hầu” thuở bình sinh của ông. Phải mãi tới năm Hồng Thuận thứ 4 (1512) vua Lê Tương Dực mới tăng lên tước "Tế Văn hầu” cho Nguyễn Trãi, ngang với tước hầu của ông thời Lê Thái Tổ. Nếu Lê Thánh Tông truy phong quan tước cho Nguyễn Trãi bằng cũ hoặc hơn cũ thì khác nào là một cách để chứng minh rằng tất cả những sai lầm là thuộc về nhà Hậu Lê, thuộc về tiên đế và bậc mẫu nghi, còn Nguyễn Trãi đúng cả. Dù là ơn huệ sâu sắc, Thánh Tông không thể làm thế được. Ông còn phải giành chỗ đứng trong danh dự cho vương triều của mình, góp phần giữ vững ngai vàng của mình nên không muốn truy cứu thêm. (Ở đây, dù Lê Thánh Tông có được sử sách ca ngợi là vua Thánh, chúng ta cũng vẫn phải công bằng xem xét thêm: Cung Vương Khắc Xương là anh ruột Lê Thánh Tông đã cao cả không nhận ngôi vua để nhường cho ông ta. Vậy mà Thánh Tông vẫn ghen ghét bức tử anh ruột. Thánh Tông thù vặt giết cả những đại thần thuộc dòng mấy đời có công phò tá đất nước như Lê Lăng.. Với vua "Thánh" hẹp lượng như thế, trả ơn cho người ruột thịt máu mủ đã nhường ngai vàng điện ngọc với cả giang sơn gấm vóc cho mình bằng sự gian manh tàn bạo thì với Nguyễn Trãi, người không có họ hàng làm sao có thể trả ơn đầy đủ, cộng với biết bao sự phức tạp xung quanh làm cho việc gọi là giải oan của ông chỉ là nửa vời. Phải chăng là thế?)

    Điều đặc biệt đáng chú ý là: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên vẫn cứ cho bà Lộ dùng sắc hại vua, khiến Nguyễn Trãi bị liên luỵ. Trong bài "chế tẩy oan" thì Lê Thánh Tông lại có đôi nét khác: ông chỉ ca ngợi công lao vang lừng của Nguyễn Trãi ở hai triều Thái Tổ và Thái Tông mà không nói xấu, nhưng cũng không ca ngợi Nguyễn Thị Lộ và cho rằng: "Sự nghiệp (của Nguyễn Trãi) còn ghi trong sử sách dẫu rằng thời và mệnh không hài hoà nhau bởi lẽ huyền bí, khó mà biết được". Đổ cho "lẽ huyền bí" là cái rất khéo của vua Thánh! Chính vì huyền bí mà từ Lê đến Nguyễn, kể cả thời Pháp thuộc, người ta hay nhắc đến chuyện phong thuỷ, rắn báo oán, thêu dệt nên chuyện bà Lộ là hiện thân của rắn đó. Sự thêu dệt đó vừa là bản thân vụ án ở hoàn cảnh nước ta dẫn đến, cũng có thể là trên nền nhiều chuyện rắn truyền miệng và thành văn ở phương Đông nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam mà nó chịu ảnh hưởng dẫn đến. Như chuyện Ngô Hy đời Tống, chuyện Phương Chính Học đời Nguyên (ở Trung Quốc) đều là rắn đầu thai để báo thù người, đặc biệt là chuyện nhà Minh (đương thời với nhà Lê) có nàng Kiều Oanh bán hoa gặp Đại học sĩ Chu Tuệ có khác gì nàng Thị Lộ bán chiếu, bán cháo gặp Nguyễn Trãi, cũng đồng nhất là rắn trả thù, tuy chi tiết có điểm chưa thống nhất.

    Song từ nửa sau thế kỷ XX trở đi, dưới ánh sáng của phương pháp khoa học mới, các nhà nghiên cứu khoa học (trước tiên là ở chuyên ngành Sử học) mới tìm ra và phân tích những nguyên nhân sâu xa của thảm án Lệ Chi Viên là ở mưu đồ nham hiểm của cái bậc gọi là "mẫu nghi thiên hạ" đã dựng nên vụ án để giành ngai vàng cho con mình (nên muốn loại trừ mẹ con Lê Thánh Tông gắn với loại trừ Nguyễn Trãi và mọi trở lực khác). Đó là điểm cơ bản nhất mà nhóm sử thần Ngô Sĩ Liên dẫu biết cũng không dám nêu lên trong Đại Việt sử ký toàn thư. Vậy nên, để đỡ cho bà Anh và cũng là giữ danh dự cho nhà Lê, người ta lại hay kết án bà Lộ. Qua đó, dù muốn minh oan cũng vẫn gián tiếp trách Nguyễn Trãi là thiếu sáng suốt mới rơi vào thảm hoạ tru di... Cải khó xử trong cách lập luận chính là ở đây, làm cho người ta có khi cố ý, hay vô tình lồng những chuyện huyền hoặc vào để che đậy sự thực. Trong tác phẩm Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, xuất bản năm 1962, Trần Huy Liệu đã phân tích, vạch ra sự lắt léo của những văn đề ấy, để đi đến khẳng định: "Ngày nay chúng ta chẳng những phải làm sáng tỏ khí tiết của Nguyễn Trãi mà còn phải minh oan cho Nguyễn Thị Lộ nữa".
  2. Trích Từ bài viết của Ngáo Ngơ View Post
    Song từ nửa sau thế kỷ XX trở đi, dưới ánh sáng của phương pháp khoa học mới, các nhà nghiên cứu khoa học (trước tiên là ở chuyên ngành Sử học) mới tìm ra và phân tích những nguyên nhân sâu xa của thảm án Lệ Chi Viên là ở mưu đồ nham hiểm của cái bậc gọi là "mẫu nghi thiên hạ" đã dựng nên vụ án để giành ngai vàng cho con mình (nên muốn loại trừ mẹ con Lê Thánh Tông gắn với loại trừ Nguyễn Trãi và mọi trở lực khác). Đó là điểm cơ bản nhất mà nhóm sử thần Ngô Sĩ Liên dẫu biết cũng không dám nêu lên trong Đại Việt sử ký toàn thư. Vậy nên, để đỡ cho bà Anh và cũng là giữ danh dự cho nhà Lê, người ta lại hay kết án bà Lộ. Qua đó, dù muốn minh oan cũng vẫn gián tiếp trách Nguyễn Trãi là thiếu sáng suốt mới rơi vào thảm hoạ tru di... Cải khó xử trong cách lập luận chính là ở đây, làm cho người ta có khi cố ý, hay vô tình lồng những chuyện huyền hoặc vào để che đậy sự thực. Trong tác phẩm Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, xuất bản năm 1962, Trần Huy Liệu đã phân tích, vạch ra sự lắt léo của những văn đề ấy, để đi đến khẳng định: "Ngày nay chúng ta chẳng những phải làm sáng tỏ khí tiết của Nguyễn Trãi mà còn phải minh oan cho Nguyễn Thị Lộ nữa".
    Như vậy Nguyễn Trãi cũng đã được Sử học Việt Nam nửa sau thế kỷ 20 minh oan là không phải ông âm mưu cho Thị Lộ giết Vua để đoạt vương quyền; cũng giống như Thái hậu Dương Vân Nga được minh oan vào cùng thời những năm 60, vậy mà có mod diễn đàn ta không biết là vô tình hay cố ý lại cho rằng Thái hậu Dương Vân Nga là kẻ giết chồng đoạt ngôi về cho nhân tình, thật là vô sỉ, bôi cho chát chấu vào mặt lịch sử.
    Trích Từ bài viết của Sephiroth View Post
    Hãy điểm qua vài Hoàng hậu có thể coi là ghê gớm nhất trong lịch sử Đại Việt:

    1. Dương Thái hậu:
    Là Hoàng hậu của hai triều Đinh, Tiền Lê. Là vợ của 2 hoàng đế chiến tướng chinh chiến tài ba vào bậc nhất lịch sử Đại Việt, Dương thị cũng không hổ danh là 1 bậc nữ trung hào kiệt.
    Sinh ra Đinh Toàn vốn dĩ không có hy vọng được làm Thái tử, Dương hậu đã tư thông cùng Thập đạo tướng quân Lê Hoàn để sát hại cả Đinh Tiên Hoàng đế và Đinh Liễn, đưa thành công con mình lên ngôi. Sau khi có sự phản biến của các trung thần triều Đinh, thì Dương hậu lại rất nhanh chóng đưa người tình lên ngai vàng Đại Việt, tiếp tục kiến lập 1 triều đại mới, nơi bà tiếp tục làm Hoàng hậu.
    Thảm nào có bạn cho rằng diễn đàn ta suy cấp, tức là suy giảm cấp độ.
    Trả Lời Với Trích Dẫn
    vụ án Lệ Chi Viên thì liên quan gì đến vụ thái hậu Dương Vân Nga vậy bác 1 bên là chứng cứ rành rành, được vua giải oan, một bên là mập mờ, khập khiễng quá
    Trưa nắng ngâm mình nơi sông nước,
    Lưỡng đỉnh vu sơn đón nắng hồng.
    Ẩn hiện mập mờ đoạn thương ngắn,
    Xuất thủy vô tình đón mây bay.

     

    Thời Trần có một án oan cũng khá ly kỳ là vụ Quốc phụ Trần Quốc Chẩn bị bắt oan và bị bỏ đói tới chết. Vụ việc được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư khá ngắn gọn :

    “Trước đây, Thượng hoàng (chỉ Trần Anh Tông - ND) vẫn trông mong nhiều vào Quốc Chẩn, muốn phó thác Nhà vua (chỉ Trần Minh Tông) cho ông. Đến lúc Thượng hoàng bị bệnh, mỗi khi Nhà vua vào thăm, Thượng hoàng bắt phải cùng đi với Quốc Chẩn để khỏi sinh lòng hiềm nghi. Đến đây Nhà vua tuổi đã nhiều mà chưa quyết định được ngôi Thái tử. Quốc Chẩn tự nhận mình là cố mệnh đại thần, lại là bố đẻ Hoàng hậu, nên cố chấp là đợi khi nào Hoàng hậu sinh con trai trưởng sẽ lập làm Thái tử. Văn Hiến Hầu (con của Trần Nhật Duật, không rõ tên) muốn đánh đổ Hoàng hậu để lập Hoàng tử tên là Vượng, bèn lấy 100 lạng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Phẫu, xúi Trần Phẫu vu cáo Quốc Chẩn âm mưu làm phản.
    Nhà vua tin lời Trần Phẫu, bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tư Phúc, rồi đem việc ấy hỏi thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung vốn cùng bè đảng với Văn Hiến Hầu, lại là người cùng làng với mẹ đẻ của Vượng (bà Minh Từ Thái phi, người họ Lê, quê ở Giáp Sơn), hơn nữa, Khắc Chung từng giữ chức Sư phó để dạy Vượng, vì thế, Khắc Chung liền tâu ngay bằng câu thành ngữ “tróc hổ dị, phóng hổ nan” (bắt hổ dễ, thả hổ nguy!). Nhà vua bèn cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt phải tự tử. Hoàng hậu phải thấm nước vào áo đưa đến cho uống. Quốc Chẩn uống xong thì mất. Những người bị bắt lây lên đến hơn hai trăm, khi tra hỏi, ai cũng kêu gào là oan.
    Về sau, vợ cả, vợ lẽ của Trần Phẫu ghen nhau, đem việc Văn Hiến Hầu đút lót vàng ra tố cáo. Nhà vua giao việc này cho quan giữ việc Hình ngục là Lê Duy xét hỏi. Lê Duy là người cương trực, lập tức tra xét ngay. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc".


    Về sau một số học giả còn cho rằng chính Trần Khắc Chung là người chủ mưu. Không biết họ dựa vào bằng chứng lịch sử nào ???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét