DU LỊCH QUÁ KHỨ 7/h (Trung Kỳ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là “cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ”. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.

Đà Lạt được gọi với cái tên là thành phố sương mù.
Cao
nguyên Lang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người
Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung
Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn
không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ
hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm
đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được
coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành
trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác
như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).

Lang Biang là tiền thân của Đà Lạt ngày nay.
Ngày
3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm
đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến
đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực
hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk
để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.

Đà Lạt những năm đầu thập niên 80
Ngày
31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ
ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố
(commune- thành phố loại 2) Đà Lạt
cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành
một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm
Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một
viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ
tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt.
Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành
tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.
NGUYÊN THI

Lịch sử hình thành Đà Lạt
Thứ năm, 17/11/2011, 14:53 GMT+7
Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về lịch sử hình thành của dia diem du lich nổi tiếng này.
Đà Lạt
là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao
nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự
nhiên: 393,29 km².Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là “cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ”. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù.
Đà Lạt được gọi với cái tên là thành phố sương mù.
Lang Biang là tiền thân của Đà Lạt ngày nay.
Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Đà Lạt những năm đầu thập niên 80
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.
Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.
Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.
Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.
Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.
Những người chép sử Đà Lạt bằng ảnh
15:38, 29/10/2015
Đà Lạt là một thành phố “lạ”. Bởi, tuy là thành phố ở một
đất nước phương Đông miền nhiệt đới nhưng lại mang sắc màu của một đất
nước ôn đới phương Tây. Đà Lạt giống Pháp, từ khí hậu, văn hóa đến kiến
trúc. Thành phố nhỏ bé này được nhiều người yêu thương, ôm vào lòng nâng
niu. Chính bởi lẽ đó, Đà Lạt được đồng bào khắp nơi thương tặng cho cả
một kho ảnh khổng lồ. Ở khía cạnh nào đó, khi hệ thống lại, kho ảnh ấy
chính là cuốn biên niên sử mà câu chuyện của Đà Lạt trong đó được kể một
cách đa diện, đa sắc và chạm đến “ánh sáng của sự thật”.
Lịch sử, theo nghĩa nôm na là “câu chuyện chúng ta nói về chúng ta”.
Lịch sử Đà Lạt qua ảnh còn hơn cả thế, được chép lại chân thực từ ánh
mắt đến trái tim qua ống kính máy ảnh.
Một góc Đà Lạt xưa nhìn từ trên cao. Ảnh Trần Văn Châu |
Đà Lạt qua không ảnh
Cảnh trí có một không hai của cao nguyên Lâm Viên có lẽ đã gây ra một
cảm xúc mạnh cho bất cứ người nào dù chỉ một lần đến với Đà Lạt rồi đi.
Đó cũng chính là lý do mà thành phố nhỏ bé này sở hữu một kho ảnh xưa và
nay đồ sộ đến vậy. Cố nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh Trần Văn Châu có lẽ
là người Việt Nam đã có công “chép” và lưu giữ phần lớn những hình ảnh
về Đà Lạt vào những năm từ 1940 đến 1970. Hàng trăm bức ảnh “đắt giá”
về Đà Lạt xưa của bác Châu hiện đang được phổ biến trên mạng internet
và treo trong các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê ở Đà Lạt và nhiều nơi
khác trên đến nước.
Sinh tại Hà Nội vào năm 1935. Năm 17 tuổi (1942) khi đang ở độ tuổi
bắt đầu biết rung động với cái đẹp, Trần Văn Châu di cư vào Đà Lạt và
bắt đầu một tình yêu đến điên cuồng dành cho Đà Lạt từ đấy. Vốn biết
chụp ảnh từ khi còn nhỏ nên suốt thời gian sống ở Đà Lạt, tình yêu ông
dành cho Đà Lạt đó là những buổi lang thang từ sớm tinh mơ đến tận khuya
để góp nhặt tất cả những nét đẹp đời thường, của phong cảnh, kiến trúc
vào trong khung ảnh. “Kho” ảnh của ông hiện nay là nguồn tư liệu vô cùng
quý và được đánh giá là “nhân chứng sống” của Đà Lạt xưa. Hơn100 bức
ảnh xưa, phần nhiều là âm bản đang được người con trai út của ông hiện
đang sống ở Mỹ lưu giữ cẩn thận.
“Ba tôi là người yêu cái lạ; thích chụp ảnh dạng phóng sự” - anh Trần
Ngọc Dũng, con trai bác Châu kể. Và cái lạ ấy được thể hiện rất rõ trong
những bức ảnh của bác Châu. Tôi thì có cảm giác dường như ông mê đắm vẻ
đẹp đa chiều của Đà Lạt nên rất thích chụp Đà Lạt từ trên không và
những bức ảnh từ trên cao của bác cho thấy cái nhìn đa chiều hơn về Đà
Lạt ngày ấy. Bác Châu chính là người Việt Nam đầu tiên chụp ảnh Đà Lạt
từ trên máy bay. Bạn bè ông kể rằng, ông nuôi mộng chụp ảnh Đà Lạt từ
trên không suốt một thời gian dài. Trước khi điều đó trở thành sự thật
vào năm 1960, ông đã thường leo lên tháp chuông của Trường Cao đẳng Sư
phạm Đà Lạt, lên những ngôi nhà cao tầng hoặc những ngọn cây cao để có
thể chụp được những bức ảnh về Đà Lạt toàn cảnh từ trên cao. Ở góc nhìn
trên không, kiến trúc, phong cảnh Đà Lạt ngày ấy hiện ra đa diện hơn.
Một Đà Lạt hợp lý về đô thị với những điểm nhấn kiến trúc tuyệt đẹp đã
được định hình như Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Ga Đà Lạt, Nhà thờ
Con Gà, Khách sạn Palace… với phân khu giáo dục, thương mại, du lịch
thắng cảnh, dã ngoại và những ấp làng chuyên trồng rau, hoa ở ngoại ô.
Loạt không ảnh về Đà Lạt của bác Châu thời ấy ghi lại tổng thể kiến trúc
của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt từ trên cao, khu trung tâm thành phố
Đà Lạt… dù đã được scan và phổ biến tràn lan trên internet nhưng cho
đến nay vẫn là những bức ảnh hiếm về Đà Lạt xưa và đang gánh trên vai
một sứ mệnh cao quý - “nhân chứng lịch sử” đa diện, đa chiều và chân
thực nhất về tổng thể kiến trúc đô thị Đà Lạt thời bấy giờ.
Đà Lạt qua sắc ảnh
Cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu không chỉ là một người nổi tiếng ở Đà
Lạt mà còn nổi tiếng cả nước. Bên cạnh bức ảnh kinh điển “Dáng mẹ” gắn
liền với tên tuổi của ông, những bức ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên Đà Lạt
một thời cũng đã mang về cho ông một loạt những giải thưởng cao quý
trong và ngoài nước và đến nay, nó có giá trị lịch sử rất cao. Với sở
trường về kỹ thuật phân sắc độ ảnh bằng thủ công, bác Mậu còn được giới
nhiếp ảnh tặng cho danh hiệu “vua ảnh phân sắc”.
Qua sự biến đổi của thiên nhiên, chớp lấy những khoảnh khắc vàng. Cảnh
vật và con người Đà Lạt những năm 50, 60, 70 được cố nhiếp ảnh gia
Nguyễn Bá Mậu ghi lại một cách đa màu, sinh động. Đó là hình ảnh của
những chuyến xe ngựa lốc cốc chở khách ngược xuôi trên khu Hòa Bình;
hình ảnh của những phụ nữ gánh hàng rong nhưng đằm thắm trong tà áo dài
truyền thống Việt Nam; hay những bức ảnh về câu chuyện văn hóa ăn mặc
của những thanh niên nam nữ với những bộ đồ tây, áo dài cách tân, khoác
hờ những chiếc áo len đan tay; mặt hồ Xuân Hương sớm mai sương bãng
lãng…
Nét đẹp của phụ nữ Đà Lạt xưa. Ảnh chụp năm 1952 của Đặng Văn Thông |
Nhỏ tuổi hơn hai cố nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Mậu và Trần Văn Châu
nhưng nhiếp ảnh gia Đặng Văn Thông cũng được xem là đồng nghiệp cùng thế
hệ với 2 nhà nhiếp ảnh nổi tiếng trên. Khó có thể nói ai hơn ai về nghề
nhưng Đặng Văn Thông cũng là người vô cùng đam mê chụp phong cảnh Đà
Lạt. Ông hiện cũng đang lưu giữ khoảng 50 tấm ảnh về Đà Lạt xưa. Năm nay
đã 80 tuổi, sức khỏe không còn cho phép ông hằng ngày lang thang để ghi
lại những hình ảnh của thành phố Đà Lạt đang từng ngày đổi thay, nhưng
thỉnh thoảng người ta vẫn bắt gặp một cụ già dáng người nhỏ nhắn, da đã
lên đồi mồi, đi tìm lại những góc ảnh xưa. Ông bảo: “Đà Lạt bây giờ thay
đổi rất nhiều so với trước. Chúng ta không thể bắt Đà Lạt đứng yên được
trong khi mọi thứ đang vận động. Người đông, xã hội phát triển, nhiều
loại hình phương tiện giao thông hiện đại ra đời thì đường sá theo đó
cũng phải mở rộng hơn, nhà cửa cũng nhiều hơn là chuyện tất yếu. Nhưng
Đà Lạt vẫn còn những góc đẹp, như ở Hồ Xuân Hương hay khu vực đồi thông ở
Dinh 2… Hy vọng rằng, trong tương lai thành phố sẽ giữ gìn được những
nét đặc trưng và chỉnh trang đường phố, quy hoạch nhà cửa hợp lý hơn để
Đà Lạt mãi là Đà Lạt của tất cả mọi người”.
Đà Lạt qua góc nhìn vi tế
MPK, có thể được coi là một trong những nhiếp ảnh gia xứng đáng nối
tiếp thế hệ của Trần Văn Châu, Nguyễn Bá Mậu, Đặng Văn Thông… bởi sự đam
mê và yêu thương của anh đối với “Cha trời, Mẹ đất Đà Lạt”. Yêu cái
đẹp, nên suốt thời gian dài, MPK luôn chỉ tìm kiếm góc nhìn đẹp về Đà
Lạt, về cỏ cây, hoa lá và cả con người. Chụp ảnh với MPK có lẽ không chỉ
đơn thuần là vì yêu nghệ thuật nhiếp ảnh nữa, mà đó còn là vì tình yêu
của anh với thành phố này. MPK đặc biệt ghi dấu ấn đậm nét với người yêu
nhiếp ảnh khi chuyển hướng đi vào tìm kiếm những nét đẹp của thế giới
vi tế đầy sâu sắc và gai góc. Đà Lạt qua góc nhìn của anh xuất hiện
những câu chuyện có được, có mất, có vui, có buồn qua những đổi thay của
lịch sử. 30 năm cầm máy, anh đã tổ chức 35 cuộc triển lãm khắp nơi trên
đất nước. Những cuộc triển lãm ấy ở mỗi thời điểm, giai đoạn đều xoay
quanh câu chuyện của Đà Lạt. Zoom chặt vào từng chi tiết nhỏ bé nhất,
MPK đã tạo ra được cái hồn và thần thái riêng của bộ ảnh. Ví dụ như với
“Ứa”, là câu chuyện về rừng thông của Đà Lạt. Thiên nhiên đang “khóc” vì
sự độc ác của con người đối với môi trường. Hay bộ ảnh mới nhất: “Nhìn
từ Langbian và nhìn về Langbian” là câu chuyện kể về sự biến đổi của
thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng tác động và kéo theo những nhạt phai về
văn hóa con người Đà Lạt. “Thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng của mỗi
vùng đất tạo ra cho con người vùng đó nét văn hóa riêng. Đà Lạt từ ngày
xưa cũng là vùng đất hội tụ của đồng bào bốn phương, nhưng nhờ không khí
yên bình, nhẹ nhàng, lãng mạn của thiên nhiên mà người ta luôn biết
cười với nhau. Nét hiền hòa, lịch lãm rất riêng thể hiện trong ứng xử,
ăn mặc hằng ngày của người Đà Lạt đã bị phôi phai cùng với biến thay của
thiên nhiên những năm gần đây.” - Theo MPK, đó cũng chính là sự đổi
thay lớn nhất của Đà Lạt mà anh nhìn thấy.
Đà Lạt những năm 80. Ảnh MPK |
Cùng thế hệ với cố nhiếp ảnh gia Trần Văn Châu, Nguyễn Bá Mậu, nhiếp
ảnh gia Đặng Văn Thông hay MPK, là nhiều nhiều nhà nhiếp ảnh khác nữa.
Họ cũng đang ôm trong lòng một “kho” tư liệu ảnh về lịch sử, văn hóa và
con người của vùng đất này. Xâu chuỗi và hệ thống lại theo dòng chảy của
không gian, thời gian… ấy chính sẽ là câu chuyện lịch sử đa diện và vô
cùng chân thực về hình ảnh và văn hóa Đà Lạt.
Một chứng tích lịch sử bị bỏ hoang ở Đà Lạt
Dinh I - hay
còn gọi là Dinh Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với đường
hầm bí mật nằm ở đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng)
nổi tiếng xinh đẹp và là chứng nhân lịch sử một thời của miền Nam Việt
Nam đang rơi vào tình trạng hoang phế…
Dinh
I - hay còn gọi là Dinh Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với
đường hầm bí mật nằm ở đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt (Lâm
Đồng) nổi tiếng xinh đẹp và là chứng nhân lịch sử một thời của miền Nam
Việt Nam đang rơi vào tình trạng hoang phế…
Dinh I hoang phế |
Cỏ dại lấn đường, mái tốc, tường loang lổ
Dinh I từng là "Tổng
hành dinh" của Cựu hoàng Bảo Đại. Đến năm 1958 biến thành Dinh Tổng
thống Đệ nhất VNCH - Ngô Đình Diệm. Sau năm 1975. Dinh I được giao cho
quân đội quản lý. Đến năm 1995, Dinh I được giao về cho Cty Du lịch Lâm
Đồng đưa vào liên doanh với Cty DRI nhằm khai thác du lịch.
Một thời gian sau,
người ta sửa chữa, tôn tạo, trang trí lại một số phòng ốc trong Dinh và
cho khách du lịch vào tham quan, trừ đường hầm bí mật. Những năm gần
đây, không hiểu sao chính quyền địa phương lại “đóng cửa”.
Sáng 3/8, có mặt tại
Dinh I chúng tôi bàng hoàng trước cảnh cỏ dại mọc đầy, căn biệt thự xinh
đẹp phía trước ngôi Dinh bị tốc mái, cửa kính bể toang hoác, phơi ra
bức tường loang lổ.
Cửa chính vào Dinh bị
khóa và được niêm phong bởi “Sở Tài chính Lâm Đồng”, chỉ còn lại hai
hàng cây bạch dương xinh đẹp ngày nào là rì rào với ngàn thông như than
thở. Một đôi cô dâu chú rể mới cưới từ TP Hồ Chí Minh theo gia đình vào
đây chụp ảnh lưu niệm xuýt xoa: “Một dinh thự như thế này, mà người ta
bỏ hoang phế, không đưa vào khai thác du lịch thì lãng phí quá?”
Cần giải pháp để chứng tích không thành phế tích
Qua tài liệu mà chúng
tôi thu thập được cho thấy: Năm 1950 biến Đà Lạt thành "Hoàng triều
cương thổ", Bảo Đại quyết định bỏ ra 500.000 đồng tiền Đông Dương để mua
lại ngôi biệt thự xinh đẹp này của một chủ trang trại người Pháp tên là
Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm có nơi làm việc tại Đà Lạt.
Trước đó, khi Nhật đảo
chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật được lính Nhật đào từ Dinh I
thông đến tận Dinh II (Dinh Toàn quyền Decoux) dài hơn 3 km, băng qua Sở
Điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 nằm trên đường Paul
Doumer (nay là đường Trần Hưng Đạo) ra đến tận đường Yên Thế, nhằm bắt
sống các quan Tây trong Dinh và các biệt thự.
Do không biết lính Nhật
đào đường hầm bí mật từ bao giờ, nên khi biến cố "đảo chính" xảy ra thì
các quan chức người Pháp ở đây hoàn toàn bất ngờ, chỉ còn nước "đê đầu
thúc thủ".
Cụ Nguyễn Đức Hòa, một
người hầu cận thân tín của Cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời "nguyên thủ quốc
gia" chế độ cũ (đã quá cố) từng kể với tôi: "Khi về Dinh ni tui và một
số người đã phát hiện ra đường hầm bí mật. Trong đường hầm có rất nhiều
dơi. Buổi trưa tui và ông Nguyễn Hằng thường vào soi đèn pin bắt dơi
nướng ăn. Nhưng Cựu hoàng căn dặn tuyệt đối không được hé răng!"
Năm 1956, Ngô Đình Diệm
lên làm Tổng thống VNCH liền tịch thu tài sản của Bảo Đại và các hoàng
thân quốc thích. Đến cuối năm 1958, Dinh I được dành riêng cho Tổng
thống; Dinh II trước đây của Toàn quyền Decoux được giao cho vợ chồng cố
vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân dùng làm "Dinh thự mùa hè"; còn Dinh
III - Biệt điện Bảo Đại thì dành tiếp các quan khách cấp cao của Tổng
thống mỗi khi có dịp viếng thăm và làm việc tại Đà Lạt. Khi ấy, cụ Hòa
vẫn được trọng dụng phục vụ Tổng thống tại Dinh I nên biết rất rõ việc
xây dựng đường hầm bí mật trong ngôi dinh này.
Cụ Hòa kể: Sau khi Phạm
Phú Quốc ném bom Dinh Độc lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá, liền cho gọi
nhà thầu Phan Xứng ở Đà Lạt đến ra lệnh đổ bê tông xây lại đường hầm
kiên cố để có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra "đảo chính".
Đường hầm bí mật được
thiết kế từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng
khách ra đến tận sân sau để đến bãi đáp trực thăng. Để xây dựng đường
hầm bí mật, người ta đã huy động hơn 20 thợ hồ, thợ sắt lành nghề đến
làm việc và ăn ở tại chỗ, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" và việc thi
công kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong.
Năm 1960, chẳng may một
số nơi trong đường hầm bị rạn nứt phải làm lại. Ngô Đình Diệm thường
dặn dò cụ Hòa là người biết rõ nhất về đường hầm bí mật này: "Muốn còn
chỗ đội nón thì phải "ba không": Không thấy, không nghe, không biết
hỉ!".
Cứ mỗi lần nhận điện từ
Sài Gòn: "Cụ sắp lên", thì ông Hòa lại phải hì hục lau chùi đường hầm
suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh, công việc
đầu tiên của Ngô Tổng thống là xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí
mật.
Năm 1995, ngôi dinh
được bàn giao cho Cty Du lịch Lâm Đồng liên doanh với nước ngoài khai
thác kinh doanh du lịch, tôi là một trong những nhà báo may mắn được
bước vào đường hầm bí mật của ngôi Dinh này chụp ảnh. Trước mắt tôi là
một dinh thự cổ kính ẩn chứa nhiều điều bí mật.
Để đảm bảo an toàn, Ngô
Đình Diệm đã cho xây lối vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng
ngủ của ông ta. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần
đẩy nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu
đi từ phía toilette thì chỉ cần đẩy êm bức vách là có thể bước ngay vào
miệng đường hầm bí mật.
Phía dưới đường hầm
được xây dựng bê tông cốt thép khá chắc chắn cao gần 2m rộng 1,5 m, có
ngách để làm 3 phòng: Phòng làm việc và nghỉ ngơi của Tổng thống, phòng
điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn
bộ được điều khiển tự động. Việc bảo vệ Dinh Tổng thống được một lực
lượng bảo an và mật vụ hùng hậu luân phiên canh gác cẩn mật...
Tuy nhiên, có một nghi
vấn đau lòng: Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, toàn bộ
số công nhân tham gia xây dựng không còn được trở về với gia đình của họ
nữa! Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, Ngô Đình Diệm đã ra lệnh thủ tiêu số
công nhân này. Tôi hỏi cụ Hòa có biết việc này không?. Với vẻ mặt thật
buồn, cụ bảo: "Tui cũng nghe nói rứa, nhưng thực hư không biết răng mô!"
Thiết nghĩ, trước thực
trạng hoang phế của Dinh I, đã đến lúc Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Lâm
Đồng và các ngành chức năng nên sớm có giải pháp chỉnh trang lại ngôi
Dinh, khôi phục lại đường hầm bí mật nói trên, để có thêm sản phẩm du
lịch cho du khách trong và ngoài nước vào tham quan, nhằm hiểu biết về
một quá khứ đầy máu và nước mắt của nhân dân miền Nam cũng như Đà Lạt
đã lùi sâu vào dĩ vãng.
Phúc Ân
Dinh thự xa hoa của vua Bảo Đại tại Đà Lạt
Dinh thự của vị vua cuối cùng triều Nguyễn tại Đà Lạt nay đã được trùng
tu, sửa chữa và đón khách tham quan sau một năm đóng cửa.
Toạ lạc trên độ cao 1.550 m, có rừng thông bao quanh, King Palace 1 (còn được biết đến với tên gọi Dinh 1) được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây năm 1929. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh của mình trong thời gian ông làm quốc trưởng (1949-1955). |
Ngày 19/9, Dinh 1 chính thức được mở cửa trở lại đón khách tham quan sau một năm trùng tu. Nơi đây được gọi với tên thứ hai là King Palace. |
Đường đi chính từ cổng vào dinh được lát đá với hai hàng cây rợp bóng mát, hai bên được trồng hoa cùng những chiếc ghế nghỉ chân mang đậm phong cách Pháp. |
Căn biệt thự cổ kính được sơn sửa lại đúng màu nguyên bản thời kỳ vua Bảo Đại sử dụng. Phía trước là một vườn hoa lớn. |
Căn phòng quan trọng nhất tại Dinh 1 nằm ở lầu 2 của tòa nhà. Phòng Nội Các là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Quốc trưởng Bảo Đại thời kỷ 1949-1954. Tại đây cũng diễn ra các cuộc họp bàn về chiến sự từ năm 1955-1963. |
Phòng làm việc của vua Bảo Đại nằm bên trái của lầu 2. Tường phía trên lò sưởi còn treo súng săn và những tấm hình ghi lại thú chơi xa hoa nức tiếng thời bấy giờ của cựu hoàng. |
Giữa căn phòng có một cây đàn piano. Sau hàng chục năm bị xuống cấp, tháng 12/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định trùng tu nâng cấp Dinh 1 và tới giữa tháng 9 đã hoàn thành giai đoạn 1. |
Lầu 2 có 3 phòng ngủ là phòng của bà Từ Cung ( mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua, phòng của Nam Phương hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang. Sau này, Ngô Đình Diệm cũng sử dụng căn phòng ngủ của vị vua cuối cùng, cho sửa sang và xây dựng lại đường hầm bí mật. Cánh cửa đi xuống hầm được nguỵ trang bằng một giá sách bên tay phải giường ngủ. Cửa thoát dẫn thẳng ra bãi đậu trực thăng phía sau đồi. |
Những vật dụng trước đây như máy nghe nhạc đĩa than, kệ lò sưởi, giá sách, bàn ghế... đều được tu sửa và đặt lại nguyên vẹn như xưa. |
Chiếc điện thoại cổ được đặt trong góc phòng Nội Các. |
Một chiếc điện thoại khác với tai nghe và mic nói riêng biệt được đặt trong phòng làm việc của Nguyễn Đệ - bí thư của Bảo Đại - ở lầu 1. |
Tại lầu 1, ngoài sảnh chính để đón tiếp, hai bên tòa nhà là hai phòng khách. Phía sau còn bốn căn phòng là phòng văn thư, phòng chuyển tiếp, vệ sinh và bếp. |
Cuối lầu 1 bên phải còn có một studio (phòng chụp hình) được trang hoàng ngai vàng, võng lọng sơn son thiết vàng để phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách. |
Với tổng diện tích 60 ha ban đầu, hiện tại toàn bộ dinh thự chỉ quây gọn trong 18 ha. Dinh còn có 2 khu nhà phụ, một nằm ở ngay cổng vào và một khu nằm phía sau dinh chính. |
Phía sau lưng đồi là bãi đậu trực thăng. Lối đi ngầm nơi đây được thông vào phòng ngủ của vua Bảo Đại, đi qua các phòng điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính, có đường tỏa ra các trạm gác xung quanh dinh thự. |
Đài phun nước trước đây cũng được sang sửa lại mang phong cách châu Âu hiện đại. |
Chiếc xe ngựa cổ được tân trang lại để phục vụ nhu cầu chụp ảnh kỷ niệm cho khách du lịch. |
Quanh dinh có 18 ha rừng thông. |
Ban quản lý cho biết từ nay đến hết tháng 9 sẽ miễn phí 100% vé vào cổng; trong tháng 10 giảm 50% giá vé cho khách tham quan. |
100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa và những năm Pháp thuộc
07/06/2012
Đà Lạt nổi tiếng với vẻ
đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi
đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ
phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng
Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.
Đà Lạt
ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp,
vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà
Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.
Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt
đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan
xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp
dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và
Pháp.
Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau
đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh
gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm
nay.

1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới

2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930

3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925

4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa

5. Thác Ponggour Đà Lạt

6. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)

7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống

8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian

9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt

10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ

11. Một khách sạn Đà Lạt

12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.

13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ

14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.

15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp

Và Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước

16. Đường phố Đà Lạt 1925

17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.

18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy

19. Bản đồ đỉnh LangBian

20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt

21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt

22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN

23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt

24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925

25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920

26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace


27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960

28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy

29. Đỉnh LangBian ngày trước

30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961

31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt

32. Một con đường trên phố Đà Lạt

33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961

34. Thác Ponggour Đà Lạt 1968

35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip

36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968

37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều

38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao

39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968

40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt

41. Bờ hồ Xuân Hương

42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968

43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt

44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.

45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968

46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968

47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968

48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương

49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao

50. Đà Lạt chụp từ trực thăng

51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.

52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...

53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.

54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.

55. Một góc khu trung tâm sang trọng

56.

57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt

58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968

59.

60.

61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957

62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950

63. Một buổi sớm mai 1950

64. Đường Hàm Nghi năm 1941

65. Đường Phan Đình Phùng 1957

66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960

67.

68.

69.

70.

71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia

72.

73.

74. Núi Langbian

75. Đất đỏ Đà Lạt

76.

77. Cam Ly Đà Lạt

78. Nhà Ga Đà Lạt 1948

79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948

79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948

80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước

81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948

82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương

83.

84. Bệnh viện Đà Lạt

85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời

86.

87. Thác Gougha 1948

88. Du Parc hotel

89. Du Lac hotel 1948

90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931

91. thác Liên Khương 1926

92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926

93. Chợ Đà Lạt

94. Lycee YERSIN 1948

95.

96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948

97. LYCEE YERSIN 1948

98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt

99.

Nhận xét
Đăng nhận xét