DU LỊCH QUÁ KHỨ 7/g (Trung Kỳ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Một cảnh sinh hoạt của bộ đội Thừa Thiên - Chiến khu 2 năm 1948.
Bộ đội Quảng Ngãi luyện tập trong kháng chiến chống Pháp.
Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
Với nhiều thế hệ người Việt Nam, Bà mẹ Gio Linh là một trong những bài hát nằm lòng. Cùng với Quê nghèo, Về miền Trung, Bà mẹ Gio Linh thành một chùm ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy khắc họa khung cảnh, con người miền Trung những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian lao nhưng hào hùng, bi thương mà vẫn lạc quan để đi đến ngày chiến thắng.
Câu chuyện trong Bà mẹ Gio Linh xảy ra ở làng Mai Xá Chánh, xã Gio
Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị - quê hương của người viết bài báo
này. Ca sĩ Thái Thanh từng nói lần nào hát Bà mẹ Gio Linh, cô cũng khóc
và nhiều người trong chúng ta cũng từng rưng rưng khi nghe ca khúc này.
Cứ đau đáu một nỗi căm hờn, một sự bao dung, một niềm đau không gì bù
đắp nổi mà người ta vẫn phải sống. Cát vẫn trắng, cây vẫn xanh, rồi
những câu chuyện sẽ lãng quên hay được giữ gìn để nói lại cho nhau nghe,
cũng là có ích. Những ca từ, hình ảnh nếu không phải là người của thế
hệ trước hay là người của miền quê này, chưa chắc đã hiểu hết được. Vì
vậy, tôi xin có đôi dòng nói thêm.
Câu chuyện đã được nhiều người biết là năm 1948, lính Pháp ở đồn Nhĩ Hạ bắt được anh Nguyễn Đức Kỳ (xã đội trưởng), người làng Mai Xá Thị và anh Nguyễn Phi (cán bộ bình dân học vụ xã) - người làng Mai Xá Chánh rồi đem hành quyết, cắt đầu găm vào đòn xóc, thả xuống đoạn sông trước chợ, cũng là trước cửa đình. Ngày hôm đó, ba của tác giả bài báo này, cùng với cậu Giáo (Trương Quang Giáo) và mấy người bạn - đều tuổi thiếu niên - chạy ra chợ chơi, thấy hai đầu người ở dưới thì tưởng các anh đang tắm sông liền nhào xuống, nói “cho em tắm với”. Vừa xuống thì biết sự tình vội chạy lên bờ cấp báo cho người nhà.
Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Nghe tin dữ, bác Cửu Diêu (Lê Thị Cháu) - mẹ của anh Kỳ - cùng người nhà anh Phi cắp thúng ra chợ, gói đầu con vào chiếc khăn rồi giấu trong thúng đem về, sau đó bỏ vào hộp vuông đem đi chôn cất.
Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ
Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta
Câu chuyện này, khi vào Bình Trị Thiên công tác, nhạc sĩ Phạm Duy (lúc đó tham gia kháng chiến), được nghe kể lại và ông xúc động sáng tác ca khúc Bà mẹ Gio Linh.
Hai đoạn đầu ca khúc đều dẫn ra hình ảnh bà mẹ Gio Linh “Cuốc đất trồng khoai, tưới nước trồng rau”. Ở những miền quê nghèo miền Trung ngày ấy và cả bây giờ, những mảnh vườn nhỏ thường chỉ trồng rau, trồng khoai, dăm nhà trồng được ít cây chè và nhiều nhất ở Quảng Trị là trồng ớt... Khó nghèo nên “áo rách sờn vai, cơm ăn bát vơi bát đầy” là chuyện thường, cũng như trong ca khúc Quê nghèo, Phạm Duy từng mô tả: “Có người bừa thay trâu cày” hay “Vui vì nồi cơm ngô đầy”. Nhưng trong nghèo khó mà vẫn hào hùng, lạc quan, vẫn “mẹ mừng con giết được nhiều Tây”, vẫn “con vui ra đi sớm tối vác súng về”.
Đoạn cuối ca khúc là những hình ảnh có bếp lửa reo vui, có tình mẹ con, quân dân ấm áp.
Mẹ già nấu nước chờ ai
Đêm đêm súng nổ vang trời...
Bộ đội đã ghé về chơi
Khơi vui bếp lửa tơi bời
Mẹ già đi lấy nồi khoai
Bưng lên khói hương mờ bay
Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
Khung cảnh này là thời điểm Trung đoàn 95 của tỉnh Quảng Trị đưa bộ đội về trong dân, các anh được các gia đình nhận làm con nuôi. Lúc này, ba ông bác của tôi đi bộ đội cũng làm con nuôi các bà mẹ ở làng quê khác, còn bác Tường người Huế làm con nuôi của bà nội tôi. Năm 1975, giải phóng miền Nam, bà nội tôi được các bác đón ra Hà Nội thăm con cháu, bác Tường vẫn còn sống đã đến thăm chào, mẹ con gặp nhau trong nước mắt tủi mừng.
Trong khung cảnh ấy, Phạm Duy khắc họa bà mẹ Gio Linh xởi lởi, ấm áp, hiền từ. Vẫn là nồi khoai lang, ấm nước chè bà mẹ nghèo đãi các anh bộ đội, mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa, dặn dò các anh nhớ ghé thăm cho cảnh nhà bớt quạnh quẽ... Thật cao cả, tuyệt vời lòng mẹ Việt Nam, các mẹ sống mãi trong lòng người dù đã đi vào cõi vĩnh hằng.

Có lẽ tôi chưa có dịp nào để nói về việc đi tìm tiết điệu cho những ca khúc PD sáng tác từ lúc tôi bước vào nghề âm nhạc (1942) cho tới nay (2009). Bây giờ, vì có một người bạn chuyên về nhạc học muốn biết về một công việc cũng không kém phần quan trọng như công việc sáng tác giai điệu mà tôi đã nói ra trong những trang hồi âm trước... nên tôi cố gắng ngồi nhớ lại chuyện phóng tác nhịp điệu trong quá trình viết nhạc của tôi.

Schubert
Tới khi anh Khiêm từ Pháp trở về VN, cả nhà dọn từ Phố Hàng Dầu lên đường Blocklauss Nord cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước, tủ sách của anh Khiêm chiếm cả một phòng trên gác, ngay cạnh phòng tôi ngủ. Tôi không những được đọc rất nhiều sách tiếng Pháp (lúc đó tôi 14 tuổi, đã đậu bằng Tiểu Học và đang theo học Trung Học tại trường Thăng Long), mà còn được nghe khá nhiều đĩa nhạc do anh Khiêm đem về từ Pháp. Thế là tôi bắt đầu được làm quen với nhạc cổ điển Tây Phương, không phải chỉ với những bài quá quen thuộc với dân yêu nhạc ở VN như Sérénade, Ave Maria của Schubert (nhờ phim chiếu bóng đã khởi sự có tiếng nói), mà là những bài như Élégie, Méditation de Thais của Massenet, La Norma của Bellini, Les Millions d’Arlequin của Drigo, một đoạn trong opera Le Barbier de Séville của Rossini v.v... Lúc đó, tôi đã đi vào tuổi 15 và đang học Trung Học.

Phải nói rằng thơ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi từ khi tôi biết yêu những bài thơ đầu đời của ông và còn yêu cho tới bây giờ. Tôi làm quen với thơ Hàn Mặc Tử từ lúc còn đi học. Rồi theo rõi thơ ông cũng như những bài viết về ông. Đọc cuốn THI NHÂN VIỆT NAM thì thấy Hoài Thanh cho thơ Hàn Mặc Tử là quái dị.
Vũ Ngọc Phan thì viết :
'' Thơ Hàn Mặc Tử có những thi hứng dồi dào nhưng phần nhiều khúc mắc, nhạc điệu hình như không phải là phần quan hệ, lời thơ nhiều khi rất thô. Bệnh ông lại làm cho ông có những ý tưởng khác thường nên nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những ai muốn khảo sát về một tâm trạng, một tâm hồn đau khổ...''
Vào năm 1988, soạn xong Mười Bài Rong Ca,
tôi tưởng chừng như đã có thể kết thúc cuộc đời soạn nhạc của mình. Quá
bận bịu với việc đi hát rong trên thế giới, tôi không có nhiều thì giờ
để ngồi sáng tác. Vả chăng, vào lúc cuộc đời lưu dân đã trở nên khá buồn
tẻ, coi như tôi đã cạn nguồn cảm hứng. Vậy mà không ngờ vào năm 1992,
tôi lại viết thêm được một chương khúc 10 bài ca nữa !

Tôi viết nhạc từ 1942. Sau khi đã soạn ra khá nhiều đoản khúc (như Kháng Chiến Ca, Dân Ca, Tình Khúc v.v...) mỗi bài dài chừng năm, ba phút tạm gọi là tiểu nhạc... vào năm 1954, sau khi đi Pháphọc nhạc thêm, tôi mon menbước vào cái tạm gọi là đại nhạc, nghĩa là nhạc phẩm dài và lớn hơn, gồm :
* Trường Ca Con Đường Cái Quan (hoàn tất năm 1960), Mẹ Việt Nam (1964)...
* Chương Khúc Tâm Ca (1965), Tâm Phẫn Ca (1966)... tiếp tục với Bé Ca, Nữ Ca và Bình Ca (1972)...

Nhưng sự công phẫn của tôi qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ (và đi thêm một bước nữa là văng tục) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất : không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai : tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Có thể nói đó là một thứ triết lý nhẫn nhục, nhưng thực sự khi ta chịu đựng thời gian đau khổ của mình một cách chững chạc, thì ta tìm ra cái lớn lao. Và chính ở trong thái độ đó mà tôi đi ra khỏi phẫn nộ để đạt tới một thế quân bình mới.
Saigon 1965
Sau khi Tâm Ca ra đời và là tiếng gọi của lương tâm trong một thời đại (từ 1964 trở đi...) mà tôi dùng hình thức Chương Khúc để đưa ra mười bài hát rất ư là tả thực, nói thẳng vào cái xã hội nát tan trước mặt.
Về hình thức, trong mỗi bài tâm ca, tôi dùng một nhạc đề trong một đoạn, rồi hai nhạc đề trong một đoạn... tôi còn dùng nhiều cách để phát triển nhạc đề thành một câu nhạc và phát triển hai nhạc đề (a và b) thành một câu nhạc v.v... Chưa kể vì tính chất ác liệt, khổ đau của xã hội, tôi phải nén lòng làm cho melody cũng phải trơ trụi, xác xơ, cục cằn.

... Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Đội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.
Rất vững lòng sau khi soạn xong CON ĐƯỜNG CÁI QUAN vốn đã là sự phát triển về cả hai phần hồn, phần xác :

1960
Trước khi đi học về Sự Thành Hình Và Biến Hình của Ngũ Cung (La Formation et les Tranformations du pentatonique) ở Pháp, tôi đã vô tình sáng tác những bài hát (từ Nhớ Người Thương Binh tới Về Miền Trung) với gần như tất cả những nguyên lý mà các giảng sư đã hệ thống hóa hộ tôi.
Tỉnh xưa Bình Trị Thiên
Bình
Trị Thiên là một tỉnh cũ của Việt Nam được thành lập vào năm 1976, tỉnh
lị là thành phố Huế. Tỉnh Bình Trị Thiên xưa là vùng đất bao gồm 3 tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, trải dài từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân.
Đây là mặt trận chiến đấu ác liệt trong cuộc chiến tranh 1945 - 1954.
Từ ngày 15/6 đến ngày 24/10/1950, nơi đây đã diễn ra chiến dịch tiến
công của hai trung đoàn chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương ở
Quảng Bình và Quảng Trị (gọi là chiến dịch Phan Đình Phùng), đánh vào
quân chủ lực cơ động của Pháp.
Phía Bắc tỉnh Bình Trị Thiên giáp tỉnh Hà Tĩnh, ranh giới tự nhiên là dãy núi Hoành Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Đà Nẵng, ranh giới tự nhiên là đèo Hải Vân. Diện tích toàn tỉnh là 18.340 km2,
dân số 2.020.500 người (1984), thuộc các dân tộc Kinh, Rục, Vân Kiều,
Tà Ôi. Theo Quyết định ngày 30/06/1989 của kì họp thứ 5, Quốc hội khóa
VIII, ba tỉnh này được tách ra như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên thì có tên
mới là Thừa Thiên - Huế.
Bình Trị Thiên là vùng đất anh hùng, là đề tài của nhiều tác phẩm thi ca, hội họa, trong đó nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Bình Trị Thiên khói lửa của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.
Chuyện người Liệt nữ “Nam tiến” làng Vĩnh Lộc: Đinh Kế Thị Tường Vi
(Xây dựng) - LTS: Chị Đinh Kế Thị Tường Vi - Làng Vĩnh Lộc, xã Quảng
Lộc, huyện Quảng Trạch (tên mới là Thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình; có
lẽ là người phụ nữ trẻ nhất, đầu tiên của của quê hương Quảng Bình tham
gia Quân đội nhân dân VN trong thời kỳ chống Pháp. Người con gái mới 16
tuổi, theo truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu cùng Lời hiệu triệu cứu nước
của Bác Hồ; chị đã "Tòng quân Nam tiến” đợt I, vào cuối năm 1946. Sau
gần 5 năm chiến đấu trên mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất ở Thừa Thiên
Huế - Chiến khu Ba Lòng (Phân khu Bình Trị Thiên), năm 1951 khi vừa
tròn 20 tuổi, chị Tường Vi đã anh dũng hy sinh tại Phong Thu (Phong
Điền), dâng trọn tuổi thanh xuân đẹp nhất trong cuộc đời cho non sông
đất nước.
(Xây dựng) - LTS: Chị Đinh Kế Thị
Tường Vi - Làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch (tên mới là
Thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình; có lẽ là người phụ nữ trẻ nhất, đầu
tiên của của quê hương Quảng Bình tham gia Quân đội nhân dân VN trong
thời kỳ chống Pháp. Người con gái mới 16 tuổi, theo truyền thống Bà
Trưng, Bà Triệu cùng Lời hiệu triệu cứu nước của Bác Hồ; chị đã "Tòng
quân Nam tiến” đợt I, vào cuối năm 1946. Sau gần 5 năm chiến đấu trên
mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất ở Thừa Thiên Huế - Chiến khu Ba Lòng
(Phân khu Bình Trị Thiên), năm 1951 khi vừa tròn 20 tuổi, chị Tường Vi
đã anh dũng hy sinh tại Phong Thu (Phong Điền), dâng trọn tuổi thanh
xuân đẹp nhất trong cuộc đời cho non sông đất nước.
Nhân
dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2014), TS
trân trọng giới thiệu tấm gương của người Liệt nữ Đinh Kế Thị Tường Vi
cùng bạn đọc qua bài viết “Chuyện người Liệt nữ “Nam tiến” làng Vĩnh Lộc
Đinh Kế Thị Tường Vi” của Nhà báo Lê Quang Vinh.
Liệt Nữ Tường Vi
Trên Chiến khu Ba Lòng
Người
con gái mà Đại tá Lê Phương nói đến trong Hồi ký “Trên Chiến khu Ba
Lòng” (Tác phẩm mới công bố gần đây); bị giặc giết trong một trận càn,
đó là chị Đinh Kế Thị Tường Vy, con gái cụ Đinh Kế Tác - Người làng Vĩnh
Lôc, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (tên cũ là huyện Quảng Trạch), tỉnh
Quảng Bình:
“Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê
đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng toan hãm hiếp chị. Chị
đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa lồ, tang thương”. Đoạn
hồi ký kể về cuộc càn của giặc Pháp trên vùng rừng núi có tên Phong Thu,
thuộc Phân khu Bình Trị Thiên năm 1951, được ông Lê Phương viết bằng cả
trái tim yêu thương đồng chí đến nao lòng và hờn căm chất chứa bởi sự
dã man của giặc khiến trời xanh cũng phải quặn đau. Hồi ký của người
chiến sĩ “trong cuộc”, nóng bỏng đến ngày nay:
“Tôi
nhớ đến mùa chiến dịch, cùng cán bộ cơ quan về xuôi đi chiến đấu. Lúc
này, tôi không trực tiếp cầm súng nhưng không phải ở mãi sau trận tuyến.
Chúng tôi phải “nhanh như điện”, chuyển tải những mệnh lệnh chiến đấu,
những lời động viên của cấp trên, những tờ báo theo sau gót người chiến
sĩ. Cùng ém quân phục kích đoàn xe lửa trên cầu Mỹ Chánh, đánh ở Liêm
Công Tây, Liêm Công Đông. Chiến dịch Lê Lai, Phan Đình Phùng đều có mặt.
Trong cuộc chiến đấu đó, tôi đã bị thương, nhỏ giọt máu đào cho Tổ
quốc.Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong Thu (huyện Phong Điền – Thừa Thiên),
vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong một
cái túi. Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô. Chúng
tôi, những người lính văn phòng, không một tấc sắt để chống cự; chỉ kịp
tiêu hao tài liệu, công văn. Mở đầu trận lùng, bọn giặc trên máy bay bắn
bị thương đồng chí Dung nằm cách tôi một thước. Tiếng Dung gọi: “Phương
ơi, tao bị thương rồi”! Trong tay không có một cuộn băng nào, phải mau
chóng đưa Dung vào nấp trong bụi rồi xé áo băng bó cho bạn. Tôi cảm phục
người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác khi chúng
toan hãm hiếp chị. Chị đã bị bắn chết trên bãi cát, với thân thể lõa
lồ, tang thương. Tôi mến thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên
mất tên), lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách
tôi không đầy một cánh tay.
Giờ phút nguy cấp,
tiếng loa của giặc rõ dần, không còn cách nào khác là vứt hết đồ đạc,
chôn tài liệu và bơi qua sông. Sông không rộng, nhưng nước chảy mạnh.
Tôi cố lấy hết sức bơi sang đến bờ thì kiệt sức, nằm sóng sượt. Tiếng ca
nô của địch ầm ầm, các đồng chí đều phải chạy, hướng thẳng lên rừng,
sau lưng đạn bay như mưa.
Sau trận lùng ấy, mỗi
người chỉ sót lại chiếc quần đùi mặc trên người, bụng thì đói, cắn răng
thoát hiểm tìm về căn cứ. Các đơn vị bạn mở cuộc “lạc quyên” giúp đỡ
chúng tôi, cùng nhường cơm xẻ áo. Chúng tôi lại bắt tay xây dựng nhà
cửa. Lao động quần quật suốt ngày. Trận lụt năm 1951 phá hoại ghê gớm
tài sản của đồng bào. Bình Trị Thiên đã nghèo lại nghèo thêm, đã khổ lại
khổ thêm. Bao kho gạo dự trữ cho kháng chiến bị ngập. Gạo ngâm nước lụt
lâu ngày phơi khô mốc ẩm, lên men. Nấu cơm lên thối đến nỗi cho chó chó
chê, cho lợn lợn không ăn. Cơm nấu xong, xới ra trên lá môn quạt hết
hơi đến nguội để bớt thối. Thế nhưng, mấy hôm đầu không ai ăn được. Cái
đói giày vò, cái bụng bắt phải nuốt, công việc bắt phải ăn, nhắm mắt
nhắm mũi mà đút vào mồm. Anh em ăn vào đi lỏng, ra toàn vỏ gạo (vì gạo
chưa xát). Dần dần bụng chúng tôi cũng phải quen với loại cơm đáo để này
và đành phải “làm bạn” với nó hàng tháng trời.
Ăn
uống như thế, nên nhiều đồng chí đã “quỵ xuống” vì mệt nhọc, vì sốt
rét... Gạo đã thiếu thuốc càng thiếu hơn. Lên cơn sốt rét thì đắp chăn
mà run. Có được viên thuốc quinine vàng liền hòa ra hàng lít nước để
chia nhau.
Trong gian nan mới thật thương nhau.
Tình đồng chí xây bằng máu. Cứ mỗi lần đồng chí nào về xuôi lên mang
theo được lon gạo nếp, không nỡ ăn một mình, mà mượn cái nồi to đổ thật
nhiều nước, nấu cháo húp mỗi ngưòi một bát.
Gian
khổ, đói rét không làm chúng tôi lung lay, lòng vẫn lạc quan tin tưởng.
Những ngày ở chiến trường Bình Trị Thiên thực sự là “trường học” rèn
luyện thử thách, đào tạo nên người chiến sĩ. Song cũng có những kẻ hèn
nhát, tham sống sợ chết, dao động hoang mang, không chịu nổi đã đầu hàng
giặc.”
Chị Đinh Kế Thị Tường Vi trong đoạn văn
trích, được kể lại chân thực và vô cùng kiệm lời, nhưng đủ để hiển hiện
lên hình ảnh chị là một nữ “Anh hùng Liệt sĩ” khá tiêu biểu: kiên trinh,
bất khuất, hy sinh anh dũng đến giọt máu cuối cùng giữa bầy lang sói;
chị quyết không thể cho chúng làm nhục nhằm giữ nguyên phẩm tiết của
người con gái tuổi xanh, hiến dâng trọn vẹn cuộc sống tươi đẹp nhất cho
Tổ quốc lúc lâm nguy.
Ngay sau khi trận càn xẩy
ra tại Phong Thu 1951, tổ chức và đoàn thể hồi ấy cũng đã nắm rõ vì sao
chị Tường Vi hy sinh. Nhiều vị lão thành tham gia kháng chiến chống Pháp
cùng thời Đại tá Lê Phương và chị Tường Vi, hiện vẫn còn nhớ chi tiết
về sự hy sinh của người nữ điệp báo này: Chị Đinh Kế Thị Tường Vy là
người trực tiếp quản lý và sử dụng điện đài trong đơn vị, nên khi bị
giặc vây chặt tứ phía, theo phản ứng nghiệp vụ của công tác (cơ yếu) mà
chị đã được huấn luyện (người “đặc trách” điện đài), chị phải mau chóng
hủy máy móc cùng mọi tài liệu liên quan (“Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong
Thu, vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong
một cái túi. Trên Trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô.
Chúng tôi - những người lính văn phòng - không một tấc sắt để chống cự;
chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn.”). Vào thời đó (1950 - 1951),
phương tiện vô tuyến điện đài quân sự kết cấu còn khá cồng kềnh và rất
nặng; vật liệu gần như 100% sắt thép có độ bền chắc cao...Bình thường,
người có sức khỏe phá được cỗ điện đài loại này cũng rất khó. Vì thế
thời gian để cho chị thực hiện xong nhiệm vụ đương nhiên bị kéo dài hơn
so mọi chiến sĩ khác, khiến cơ hội phá vòng vây thoát địch là vô cùng
ngặt nghèo. Chị Tường Vi phải dồn mọi khả năng, sức lực để quyết phá hủy
bằng được phương tiện thông tin chỉ huy chỉ trong mươi lăm phút nguy
cấp. Đó là chiến công rất có ý nghĩa của công tác bảo mật trên chiến
trường. Chiến công này thực sự đặc biệt so với sức lực của một người con
gái bé nhỏ trong hoàn cảnh tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Do đó,
chị Tường Vi bị sa vào tay giặc là điều cực kỳ khó tránh khỏi. Tuy
nhiên, nhờ có chiến công của chị mà sau trận càn, mọi tài liệu bí mật
của cơ quan Phân khu bộ Bình Trị Thiên đã không bị rơi vào tay giặc; thế
trận trên toàn tuyến Chiến khu Thừa Thiên - Ba Lòng (Quảng Trị) - Tây
Quảng Bình những ngày tiếp theo vẫn được giữ vững.
Là
một phụ nữ rất đẹp, tuổi mới 20 – 21, căng phồng nhựa sống; bọn giặc
như bầy quỷ dữ, không thể bỏ qua cơn khát thú tính cùng sự hung ác tột
độ, chúng đã dùng sức mạnh tập thể cưỡng bức hãm hiếp chị. Chúng lột
trần quần áo người con gái ngọc ngà, nhưng rõ ràng không thể nào thực
hiện được sự đồi bại vì chị Tường Vi ngoan cường chống trả quyết liệt.
Dầu biết sẽ chết, chị quả cảm bảo vệ đến cùng phẩm tiết của mình. Vì thế
lũ quỷ cay cú cùng bản chất hung bạo, liền xả súng bắn chết người con
gái trung dũng, kiên cường của quê hương Vĩnh Lộc chúng ta.
Theo
hồi ký "Trên Chiến khu Ba Lòng" của ông Lê Phương, trận càn phục kích
này của giặc Pháp, đơn vị ông hy sing mất 2 nữ đồng chí và 1 chiến sĩ
nam bị thương. Rõ ràng gương hy sinh của “người bạn gái cùng quê”,“người
chị gái nuôi quân lấy thân mình che đạn cho mẹ con một cháu bé” và của
“đồng chí Dung” (bị thương) là vô cùng anh dũng, rất điển hình trong
chiến tranh. Ở khía cạnh này, các anh chị đã chiến thắng cả đội quân
hung hãn của giặc để hoàn thành sứ mạng của người chiến sĩ vệ quốc
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!”. Đoạn hồi ký của Đại tá Lê Phương
(trích dẫn) ngắn gọn, hàm súc nhưng lột tả được hiện thực bi tráng về
cái chết oanh liệt của hai nữ Liệt sĩ trong sự nghiệp cứu nước và cách
mạng của nhân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp; khiến người đọc hôm
nay phải quặn lòng vì quá xot xa...Chắc chắn hai chị sẽ còn sống mãi
trong ký ức của nhiều thế hệ con cháu cũng như quê hương xứ sở. “Tôi mến
thương người chị gái nuôi quân (lâu ngày quên mất tên), lấy thân mình
che đạn cho mẹ con một cháu bé. Chị hy sinh cách tôi không đầy một cánh
tay” - Càng đau đớn bội phần, vì Đại tá Lê Phương còn không thể nhớ lại
nổi tên người nữ đồng chí ấy (chuyện xẩy ra từ năm 1951, hồi ký được
viết năm 1959). Quá đau, quá thương cảm vì sự hy sinh mất mát đến tột
cùng! Một Nữ Anh hùng “VÔ DANH”!
Lời kể của cựu Phó chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch
Ông
Đinh Duyệt, năm nay 95 tuổi – Cán bộ Tiền Khởi nghĩa, Huy hiệu 65 tuổi
Đảng (2012), nguyên Chuyên viên Cao cấp công tác tại Tòa án Nhân dân Tối
cao; hiện nghỉ hưu tại quê nhà là thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, Thị xã
Ba Đồn (huyện Quảng Trạch cũ), tỉnh Quảng Bình; khi được tiếp xúc Hồi ký
"Trên chiến khu Ba Lòng" của em trai vợ mình (Bà Lê Thị Toán) là Đại tá
Lê Phương, nguyên sĩ quan công tác tại Cục Chính trị Bộ tư lệnh Phòng
không – Không quân (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đến ngày nghỉ hưu),
lòng bồi hồi xúc động nhớ lại: Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là
cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán (Sur veilzan) có
tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối
với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hòa
Ninh (nay là xã Quảng Hòa, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn
Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên
Trường tiểu học Élémenter Hòa Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ
Quảng Trạch thời đó: Hòa Ninh, Vĩnh Lộc, Phú Trịch, Vĩnh Phước, Minh Lệ,
La Hà...có nơi học tập. Riêng với mảnh đất chôn rau cắt rốn là làng
Vĩnh Lộc, cụ Đinh Kế Tác đã bỏ công của vật lực đắp xếp 2 con kè lớn
bằng đá hộc lẫn đá sa thạch để ngăn luồng nước xiết chống xói lở giải
đất ven sông làng Vĩnh Lộc, làng Phú Trịch (phía Rào Đơờng - Nguồn Nậy
sông Gianh, nhánh chảy qua các làng Vĩnh Lộc, Cồn Sẻ và Văn Lôi). Hai
con kè đá này sau gần cả trăm năm hiện vẫn còn y nguyên tác dụng (đắc
dụng). Nếu chiến tranh Pháp - Việt không nổ ra, cụ đã hoàn thành tâm
nguyện xây dựng một cây cầu cho cả 2 làng Vĩnh Lộc – Hòa Ninh liền bờ,
vị trí định xây dựng gần lối bến sông cạnh nhà ông Đặng Phụng, để đi ra
đường “Kiệt Ngang” Hòa Ninh qua chợ Mới (Minh Lệ).
Ông Đinh Duyệt - cán bộ "Tiền Khởi nghĩa", năm nay 95 tuổi.
Chị
Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh hiếm hoi thời đó ở vùng quê
nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ (cha mẹ) gửi vào Kinh đô Huế cho ăn học và
chị đã học thêm một nghề “thời thượng” lúc đó là đánh máy chữ cả tiếng
Pháp lẫn tiếng Việt. Thế rồi cuối năm 1946, Pháp núp bóng quân Anh trở
lại đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định và cả Nam bộ. Hưởng ứng “Lời Hiệu
triệu cứu nước” ngày 20 tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (đêm
hôm trước 19/12/1946, chiến sự bùng nổ - mở đầu Ngày “Toàn quốc kháng
chiến”), chỉ trong 2 tháng cuối năm 1946 - đầu năm 1947, nhân dân Thẻ
Làng (chỉ riêng Giáp Đông) đã có 3 đợt nam nữ thanh niên xung phong “Nam
tiến” để cùng quân dân Nam Bộ đánh giặc. Đợt “Nam tiến” đầu tiên, có 4
anh chị em, trong đó có chị Đinh Kế Thị Tường Vi. (Thẻ Làng: tục danh;
tên chữ là “Thị Lang” có từ thời Nhà hậu Lê, đời sau đổi thành: làng
“Vĩnh Khang”, rồi “Vĩnh Lộc”. Riêng Làng Vĩnh Lộc phía Bắc sông Hòa Ninh
gọi là “Giáp Đông”, không bao gồm “Xóm Vụng”; một phần làng Vĩnh Lộc ở
phía Nam sông Hòa Ninh, gọi là “Giáp Đoài”).
Ông
Đinh Duyệt nhớ lại như in, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn, tóc dài, nước
da trắng nõn nà nhưng bặm trợn khi lên vị trí diễn giả để tranh luận với
đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam tiến”. Khi mấy cán bộ
Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn quá nhỏ tuổi (chị
là bạn học với anh Lê Phương - sinh năm 1932, so các anh cùng đăng ký
“Nam tiến” đợt I này ít hơn ngót chục tuổi), thân hình lại "liễu yếu đào
tơ", dứt khoát không tiếp nhận và để chị kê khai lý lịch cũng như viết
quyết tâm bày tỏ nguyện vọng lên đường ...; chị Đinh Kế Thị Tường Vi
liền “nhảy phốc” lên cướp lời mọi người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt
khoát: “Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui
(tôi) tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở
cái tinh thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ,
người nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị
Tường Vi lên đường “Nam tiến” cùng 3 trai làng khác là anh Đinh Xuân Dật
(tên trong Bằng Tổ quốc ghi công: Liệt sĩ Đinh Thụy Sơn), Nguyễn Đăng
Khoa và Đinh Như San. Chị Đinh Kế Thị Tường Vi, hai anh Đinh Xuân Dật và
Đinh Như San hy sinh trong những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống
Pháp; còn anh Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm Quý Hợi – 1923) may mắn sống
sót, tiếp tục chiến đấu suốt gần 30 năm trong 2 cuộc kháng chiến chống
Pháp - Mỹ và xây dựng quân đội sau Hòa Bình và đất nước thống nhất, là
sĩ quan với cấp bậc “Thiếu tá”. Cụ qua đời cách đây 17 năm (27/11/Đinh
Sửu - 1997) khi đã về nghỉ hưu nhiều năm tại quê nhà.
Buổi
đăng ký cho thanh niên lên đường “Nam tiến” đợt đầu tiên này diễn ra
tại đình làng Vĩnh Lộc (ngôi đình giữa cánh đồng, đã bị triệt phá sau
Cải cách ruộng đất mấy năm). Thời điểm này, Cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky là
Chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (xã Quảng Lộc sau này); ông Đinh Duyệt
(cháu gọi Cụ Nghè là “Cậu ruột”) – Cấp Phó của Cụ. Hai cậu cháu chính
là hai cán bộ Việt Minh nòng cốt, cao nhất tổ chức các cuộc lên đường
“Nam tiến” trên quê hương mình.
Anh Đinh Như San
có người anh ruột là Đinh Như Hằng, tham gia lực lượng vũ trang tại địa
phương và cũng hy sinh anh dũng trong trận chống càn đầu tiên của quân
Pháp vào phía Nam Quảng Trạch đầu năm 1947. Hai anh em Đinh Như Hằng và
Đinh Như San là con trai cụ Đinh Thị Vặt - tục danh “Giang Ưa”. Cụ là O
ruột (cô ruột) của ông Đinh Duyệt. Hiện địa phương đang làm các thủ tục
để đề nghị Chủ tịch nước Truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”
cho cụ Giang Ưa.
Mối lương duyên ngày lên đường và bức hình còn lại
Thạc
sĩ Nguyễn Bá Sinh, nguyên Phó giám đốc “Công ty Tư vấn – Đầu tư xây
dựng Giao thông - Công chính Hà Nội”, con thứ 5 của cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá
Ky (như đã nói, cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky chính là cậu ruột của ông Đinh
Duyệt), khi đọc hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”, đã chia sẻ những tư
liệu rất quý về mối tình đầu và bức ảnh “duy nhất còn lại” mà gia đình
đang thờ phụng người nữ anh hùng liệt sĩ này:
“Những
ngày sau CM tháng 8, chị Đinh Kế Thị Tường Vy là một nữ sinh trung học;
đã tham gia hoạt động phụ nữ cùng chị gái tôi là Nguyễn Thi Ngọc Lan.
Chị Nguyễn Thi Ngọc Lan sau này trở thành vợ của người cán bộ Việt Minh -
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ
tướng).
Dạo đó, chị Đinh Kế Thị Tường Vy hay
sang nhà tôi ở "bên Xóm" (một phần làng Vĩnh Lộc phía Nam sông Hòa Ninh,
người xưa gọi là “giáp Đoài”) để cùng chị Lan trù tính công tác đoàn
thể. Dáng người chị Tường Vi thanh mảnh, xinh xắn; nước da trắng trẻo,
mái tóc tha thướt tôn vẻ đẹp dịu hiền như người con gái xứ Huế.
Ông Nguyễn Văn Phầu và Thạc sĩ Nguyễn Bá Sinh
Tôi
có người chú họ tên là Nguyễn Văn Phầu, sinh năm 1925, học trường Khải
Định - Huế. Chú tôi vào “Vệ quốc đoàn” năm 1949; sau đó được điều ra
Việt Bắc học “Trường Sĩ quan Lục quân”; rồi được giữ lại làm cán bộ
“huấn luyện”. Đến năm 1959, với quân hàm “trung úy”, chú chuyển ngành
sang công tác tại Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động – Thương binh & Xã
hội). Tại đây, ông tiếp tục học lên Đại học Giao thông – Vận tải
(chuyên ngành “Cơ khí ô tô”), làm việc suốt mấy chục năm ở Bộ. Trước khi
nghỉ hưu, ông là Vụ trưởng “Vụ Định mức & Tổ chức Lao động”.
Ông Nguyễn Văn Phầu, sinh năm 1925, nay đã 90 tuổi.
Chú
Phầu tôi cùng làng với chị Đinh Kế Thị Tường Vy nên hai người biết nhau
từ tấm bé và khi còn lứa truổi "học sinh", đã rất mến rồi đâm lòng yêu
thương chị. Có lẽ do “Duyên Trời” (Thiên duyên) nên hai người dễ dàng có
"hẹn ước". Ôông mệ (ông bà) tôi đã có “cơi trầu”, “chai rượu” sang thưa
với Ôông mệ bên nhà chị xin được kết giao “thông gia”. Nhưng rồi, còn
đâu ! Kháng chiến bùng nổ. Sau khi mặt trân Huế vỡ, quân Pháp đánh lan
ra Quảng Trị, Quảng Bình. Khói lửa ngút trời. Những chàng trai cô gái
làng tôi như anh Lê Phương, chị Tường Vy, chúPhầu tôi... rời làng lên
đường đi chiến đấu. Lúc chia tay, chị Tường Vy tặng chú tôi một tấm ảnh
nhỏ (cỡ 3x4 cm ảnh snows ) làm kỷ niệm – như lời "hẹn ước trăm năm" của
đôi trai gái.
Chị được tổ chức điều vào Phân khu
Bình Trị Thiên làm công tác điện đài (mật mã); còn chú Phầu tôi ra Bắc
học Trường sỹ quan lục quân. Rồi một hôm từ Việt Bắc, chú Phầu tôi nhận
được tin sét đánh: Trong một trận càn của giặc, chị Tường Vy đã lọt vào
tay giặc và anh dũng hy sinh như lời kể của anh Lê Phương trong hồi ký
“Trên chiến khu Ba lòng”. Từ đó, bức hình chị Tường Vi đối với chú Phầu
tôi là “chứng nhân” của mối tình nồng thắm “thuở ban đầu” và cả quê
hương yêu dấu trong ba lô người chiến sỹ trên mỗi bước hành quân suốt cả
chiều dài hai cuộc kháng chiến đánh Pháp và đánh Mỹ.
Nhiều
năm sau khi đất nước đã hòa bình, anh trai chị là ông Đinh Kế Nhậm đã
dày công tìm kiếm được hài cốt chị Tường Vy tại Phong Thu, Phong Điền –
Thừa Thiên Huế, đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ quê nhà. Thời
điểm này, chú Phầu tôi cũng đã ở tuổi tám mươi, mái tóc bạc phơ, chân đi
chầm chậm về thăm quê. Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội, chú tôi thuê hiệu
ảnh chụp lại tấm hình của người yêu cũ vô vàn yêu dấu – Di ảnh còn lại
duy nhất của chị Tường Vi năm xưa, rồi phóng to lên thành ảnh thờ. Chính
trong dịp về quê này, ông đem bức hình đã phóng trao lại cho gia đình
chị Tường Vi. Trong giây phút xúc động ngập tràn, ông Đinh Kế Nhậm đón
nhận hình em mà gần như “chết lặng” vì quá bất ngờ và đau đớn sau mấy
chục năm mới lại được nhìn thấy khuôn mặt người em. Hai anh em liền đặt
bức chân dung lên bàn thờ gia tiên thắp hương cho chị rồi cùng con cháu
ra nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Lộc, tìm đến bên mộ người yêu - người
đồng chí. Trước nấm mộ có ngôi sao quân hiệu nhỏ nhoi như hiển hiện trái
tim người chiến sĩ và dòng tên quá đỗi thân thương, tất cả đám người ai
ai cũng nhói buốt tâm can với hàng hàng nước mắt tuôn trào đẫm má. Cuộc
“đoàn viên” đặc biệt ấy, với những bông hoa cúng trắng muốt trong làn
khói hương bay não nùng, chú Phầu tôi như khuỵu xuống, bất giác trong
tâm linh cảm thấy câu thơ Kiều mà mấy trăm năm trước Thi hào Nguyễn Du
đã viết gần như để dành riêng cho mình và người yêu hôm nay:“Minh dương
đôi ngả cách rồi, Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên”…”.
Anh
trai trưởng trong gia đình chị Đinh Kế Thị Tường Vi - Đinh Kế Nhậm,
tiếp bước người em gái vào "Vệ quốc đoàn" năm 1947. Năm 1954, được “phục
viên” về quê Vĩnh Lộc tham gia công tác tại địa phương. Rồi ông trở
thành cán bộ của Ngành Ngân hàng, công tác suốt mấy chục năm liền trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước và sau này khi đất nước thống nhất,
tại các địa phương tỉnh Quảng Bình. Những năm tháng về quê Vĩnh Lộc
nghỉ chế độ hưu trí, ông cùng ông Đinh Duyệt, hai người bạn từ thời trẻ
thơ, lại hăng hái tham gia tích cực công tác xã hội; đóng góp nhiều công
sức cùng con em xây dựng “Nông thôn mới” quê nhà như gương sáng và sự
hy sinh của cha và em gái. Ông Đinh Kế Nhậm qua đời năm 2005, thọ 78
tuổi.
Ông bà Đinh Kế Nhậm có 7 người con. Tất cả
đều được học hành chu đáo và trưởng thành. Trong đó người con trai cả
Đinh Vĩnh Hiền, bộ đội kháng chiến chống Mỹ - cứu nước, tham gia đánh
bọn Pol Pot xâm lấn biên giới Tây – Nam và giải phóng nhân dân Cam Pu
Chia khỏi họa diệt chủng; Thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng Đinh Quang Hiếu
– Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình... Một đại
gia đình suốt mấy đời có công với nước và ngày nay con cháu chắt đang
tiếp bước truyền thống cha ông, sống gương mẫu phấn đấu cống hiến nhiều
hơn nữa xây dựng quê hương.
23 giờ 13’ ngày 17/11/2014
Lê Quang Vinh
Nhà thơ Hải BẰng
SỐ PHẬN BÀI THƠ “KHÓC KẺ THÙ” CỦA HẢI BẰNG
Ngô Minh
Nhà thơ Hải Bằng đi vào cõi vĩnh hằng đã hơn 20 năm rồi, nhưng độc giả yêu thơ Miền Trung, nhất là ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị , Thừa Thiên Huế vẫn không ai quên “người nô bộc tận tụy” của thơ ca , một thi sĩ lính đa cảm và bộc trực này . Nhiều bài thơ của ông vẫn được mọi người thuộc lòng . Hải Bằng tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Tôn là chắt nội của vua Hiệp Hòa . Ông là nhà thơ duy nhấït ở Huế có 2 tấm thẻ hội viên trong hành trang của mình . Thẻ Hội Viên Hội Văn Nghệ Việt Nam năm cấp 1957 do nhà văn Nguyễn Tuân ký . Năm 1958, do ông có thơ và tranh minh họa đăng trên bâo Nhân Văn, nên bị kỷ luật vì dính Nhân văn- Giai phẩm, bị “phát vãng” về Quảng Bình, mấy năm ròng đi câu câ ở lăng Cảnh Dương dưới chân Đèo Ngang. Sau một thời gian mới được gọi đi lăm ở Sở Văn hóa tỉnh, làm nghề bân sách. Sau một thời gian làm thơ, được giải thưởng thơ Bâo Văn Nghệ với bài thơ Cồn Cỏ, năm 1985, ông được cấp lại thẻ Hội viên Hội nhà văn Việt Nam do nhà văn Nguyễn Đình Thi ký.
Năm mười bốn tuổi , Hải Bằng đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa giàu sang của gia đình Hoàng tộc để đi theo Vệ Quốc Đoàn , trở thành chiến sĩ trung đoàn 101 nổi tiếng của Vệ Quốc đoàn vùng Trị Thiên - Huế từ năm 1945 .Từ năm 1948, ông ở trong đoàn văn nghệ Liên khu IV vào chi viện cho chiến trường Bình Trị Thiên . Thời kỳ nay, Hải Bằng lấy tên là Văn Tôn , làm thơ , rồi đọc cho bộ đội nghe. Những bài thơ của ông liên tục xuất hiện tại chiến khu Dương Hòa , Ba Lòng , Do Linh ,Cam Lộ từ đó. Trong đó có bài thơ nổi tiếng “ Em nữ cứu thương người Pháp” . Khi còn sống nhà thơ kể rằng, mùa hè năm 1952 , ông theo bộ đội Trung đoàn 95 ra trận phục kích đoàn quân Pháp tiếp tế cho đồn Nam Đông vùng Cam Lộ, Quảng Trị trên đường 73, 74 . Trong trận đánh quân ta bắt được một số tù binh Pháp, trong đó có một nữ cứu thương Pháp còn rất trẻ. Bọn Pháp đã bắn ca-nông vào trận địa ta, làm cho người nữ cứu thương người Pháp , và bộ số bộ đội bị tử trận . Người ta tìm thấy trong túi cô cứu thương Pháp có bức thư của người mẹ từ Pháp gửi qua, nhắn con gái hãy trở về với mẹ . Xúc động trước thân phận người con gái nước ngoài bị bọn thực dân ném vào cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, nhà thơ trẻ Văn Tôn lúc đó mới 22 tuổi , xúc động thức suốt đêm , đốt đèn dầu lạc , làm bài thơ dài 14 khổ ( 56 câu) , như một nén nhang thắp cho người con gái xấu số:
Chiều nay tiếng súng anh ngừng nổ
Thấy xác em nằm giữa cỏ tranh
Anh đắp cho em mền trấn thủ
Còn đâu nhìn thấy mắt xanh xanh
Bên xác còn nguyên tờ giấy mỏng
Nhậm ngùi anh nhặt đọc dòng thư
Thư buồn mẹ nhắn con về nước
Anh biết nhà em cũng xác xơ...
Làm xong bài thơ, Hải Bằng đọc cho các chiến sĩ trong đơn vị mình nghe. Bài thơ tự sự , dân dã, ngôn ngữ cấu tứ không cầu kỳ, nhưng lại da diết nỗi niềm, nên lay động lòng người. Bài thơ lập tức được chép tay, được học thuộc và lan truyền nhanh chóng trong các đơn vị bộ đội và nhân dân trên chiến trường Trị Thiên lúc đó và gây nên sự xúc động sâu sắc . Một số lính ngụy ở lô cốt Giăng-phạc-ngân cũng chép và thuộc bài thơ . Đây là lần đầu tiên trong “văn chương cách mạng” Việt Nam có một tác phẩm viết về “kẻ thù”, nhưng không ở góc độ phản kháng, chống đối, mà ở sự “thương xót” cho số phận con người và lên án chiến tranh. Vì thế bài thơ có tầm nhìn nhân loại lớn, cách nhìn chiến tranh rất nhân văn và nhân đạo, không còn “xưng tụng một chiều” : Em chết, chiều nay chết ở đây / Mẹ đâu thấy bóng buổi sau này / Quê hương bên ấy chiều xanh khói / Sẽ thấy bà con nước mắt đầy...
Bài thơ cũng nói rất rõ là cô cứu thương người Pháp bị Vệ Quốc đoàn bắt, nhưng rồi cô bị giết bởi đạn ca-nông của chính bọn Pháp , nên sự cắm hờn càng nhân lên, sức tố cáo chiến tranh càng nhân lên bởi chính bọn xâm lược cũng chẳng thiết gì mạng sống của đồng đội mình ! Bắt em, súng anh ngừng không bắn / Nhưng súng quân thù lại giết em / Chúng bắn ca-nông vào giữa trận / Mắt xanh nhắm lại xác nằm im... Sau trận đánh, các chiến sĩ Việt Minh đã đắp cho cô gái Pháp nấm mộ đàng hoàng nơi chiến khu:” Rằng các anh là Vệ quốc đoàn / Chiều nay thắng trận tiếng hò vàn / Em được đắp dày ngôi mộ mới / Anh ngừng tay cuôc : giận... buồn...thương...”.
Đó là tình cảm quốc tế rộng lớn của người chiến sĩ Vệ Quốc đoàn ! Bài thơ đã được nhà văn Nguyễn Khắc Thứ ( người nổi tiếng với ký sự Trận Thanh Hương) dịch ra tiếng Pháp gửi cho những người lính hàng binh com-măng-do đọc trong thời gian đó . Không khí bài thơ trầm lắng, buồn thương nhờ sự xoáy sâu, khai thác những hình ảnh của người con gái trẻ bị chết trên chiến trường Việt Nam với người mẹ, người yêu, em thơ ...đang buồn đau ở làng quê nước Pháp xa xôi :” Con mẹ từ nay lấp bụi đường...”..., “ Em thơ ngơ ngác ngùi thương chi / Chim ở quanh vườn thôi hát ca...”.
Bài thơ không được in ở đâu ca, chỉ chép truyền , nhưng đã làm cho Văn Tôn nổi tiếng trong làng văn nghệ kháng chiến Liên khu IV lúc đó, đồng thời cũng gây nên rắc rối cho ông . Dù không được in sách báo nào, nhưng một số vị lãnh đạo cực đoan lúc đó cho rằng “quan điểm địch , ta trong bài thơ không rõ ràng” ! Bài thơ bị “ đua lên bàn mổ “ , phê phán gay gắt trong các cuộc chỉnh quân , đặc biệt tại Hội nghị văn nghệ ba tỉnh Bình Trị Thiên ở Cùa theo chỉ thị “ Nâng cao lập trường giap cấp , xác định rõ bạn thù, tăng cường tính chiến đấu trong sáng tác”. Hội nghị đó có nhà thơ Chế Lan Viên dự. Tác giả bị kiểm thảo vì đã “ thương xót kẻ thù”.
Sinh thời , nhà thơ Hải Bằng kể :” Trong những ngày chỉnh quân, bài thơ “ Em nữ cứu thương người Pháp” bị quy kết là “ không biết căm thù giặc” và “ thương vay khóc mướn”.v.v..Có ý kiến phản đối kịch liệt, nhưng cũng có ý kiến bênh vực . Những rồi người ta vẫn đọc và vẫn ngâm cho nhau nghe...“ . Vì thế bài thơ hay nổi tiếng ấy đã không được vào các tuyển tập thơ kháng chiến , nên các thế hệ trẻ sau này không được đọc . Sau năm 1975, đất nước thống nhất, trở về Huế , những năm cuối đời nhà thơ Hải Bằng in tới thơ 13 tập thơ, nhưng không hiểu sao ông không đưa bài thơ ấy vào tập thơ nào cả ! Có lẽ ông sợ lại bị “kiểm điểm “ lần nữa chăng ? Hay ông tin chẳng cần in bài thơ vẫn sống trong lòng người chiến sĩ ?
Nhưng rất nhiều cựu chiến binh và nhân dân thời chống Pháp ở chiến trường Bình Trị Thiên , đặc biệt là vùng Cam Lộ, Do Linh đến nay vẫn thuộc bài thơ. Sinh thời nhà thơ Hải Bằng thường nhắc lại một kỷ niệm , năm 1975 khi miền Nam giải phóng, ông trở lại vùng Cam Lộ thăm lại nơi chiến đấu xưa, thì gặp chị Nậy, một cô thiếu xữ trẻ xưa kia nay đã già và bị mù do bom đạn Mỹ. Nhà thơ cầm tay chị và khi nói mình tên và Văn Tôn , thì chị Nậy òa khóc, rồi sau đó đọc thuộc lòng bài thơ “ Em nữ cứu thương người Pháp” ! Trong một đặc san kỷ niệm ngày thành lập ngày cựu chiến binh Việt Nam của Hội Cựu chiến binh Quảng Trị gần đây , đã chép trong trí nhớ để in lại bài thơ đó , nhờ đó chúng ta mới được đọc trọn vẹn bài thơ này.
Mới hay, khi thơ ca đã vào lòng người, thì không cần giấy trắng mực đen, nó vẫn sống mãi với thời gian! Xin mời các bạn đọc lại bài thơ “ Khóc kẻ thù” để hiểu thêm sự ấu trĩ trong nhận định đánh giá tác phẩm một thời
HẢI BẰNG
EM NỮ CỨU THƯƠNG NGƯỜI PHÁP
Chiều nay tiếng súng anh ngừng nổ
Thấy xác em nằm giữa cỏ tranh
Anh đắp cho em mền trấn thủ
Còn đâu nhìn thấy mắt xanh xanh
Bên xác còn nguyên tờ giấy mỏng
Ngậm ngùi anh nhặt đọc dòng thư
Thư buồn, mẹ nhắn con về nước
Anh biết nhà em cũng xác xơ
Chúng bắt em đi xa đất nước
Bỏ nhà, lìa mẹ, cách em thơ
Qua đây giày xéo quê hương bạn
Nhà cửa tan tành ngọn cỏ khô !
Qua đây em nhớ nhà không nhỉ ?
Thao thức đêm dài mẹ nhớ con
Thôi chiều nay hết - em đi biệt
Tiếc nuối thương đời nữ cứu thương !
Em ở mấy mùa trên đất Việt
Những ngày hôm trước biết gì không ?
Tin rằng độ ấy em không biết
Nếu biết giờ đây đỡ lạnh lùng...
Bắt em, súng anh ngừng không bắn
Nhưng súng quân thù lại giết em
Chúng bắn ca-nông vào giữa trận
Mắt xanh nhắm lại, xác nắm im...
Anh giận đời em đi lạc hướng
Tội em theo bước bọn thù chung
Băng bó vết thương cho lũ giặc
Bạn em còn sống biết hay không ?
Em chết, chiều nay chết ở đây
Mẹ đâu thấy bóng buổi sau này
Quê hương bên ấy chiều xanh khói
Sẽ thấy bà con nước mắt đầy
Em chết, bàn tay vây máu đỏ
Tin về bên ấy lạnh lùng chưa !
Buổi mai tuyết phủ dồn trên mái
Có bóng người yêu lỡ hẹn hò
Mẹ bước vào sâu trong phòng lạnh
Bàn tay ôm lấy một vòng hoa
Em thơ ngơ ngác ngùi thương chị
Chim ở quanh vuờn thôi hát ca...
Từ độ em đi cho đến nay
Pa-ri vùng dậy biết bao ngày
Biểu tình chống giặc bắt đi lính
Đỡ khổ làng anh máu nhuộm đầy
Rằng các anh là Vệ quốc đoàn
Chiều nay thắng trận tiếng hò vang
Em được đắp dày ngôi mộ mới
Anh ngừng tay cuốc : giận... buồn... thương...
Thôi em nằm đó anh đi trận
Giết kẻ thù chung cướp nước anh
Đem lại ngày mai hai dân tộc
Tình thương hứa hẹn một bình minh.
Kể thêm về Bà mẹ Gio Linh
28/01/2014 18:59
Phạm Duy khắc họa bà mẹ Gio Linh xởi lởi, ấm áp, hiền từ. Nồi khoai lang, ấm nước chè bà mẹ nghèo đãi các anh bộ đội, mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa. Thật cao cả, tuyệt vời lòng mẹ Việt Nam...
Mẹ già cuốc đất trồng khoai
Nuôi con đánh giặc đêm ngày
Cho dù áo rách sờn vai
Cơm ăn bát vơi bát đầy
Với nhiều thế hệ người Việt Nam, Bà mẹ Gio Linh là một trong những bài hát nằm lòng. Cùng với Quê nghèo, Về miền Trung, Bà mẹ Gio Linh thành một chùm ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy khắc họa khung cảnh, con người miền Trung những năm kháng chiến chống Pháp đầy gian lao nhưng hào hùng, bi thương mà vẫn lạc quan để đi đến ngày chiến thắng.
Câu chuyện đã được nhiều người biết là năm 1948, lính Pháp ở đồn Nhĩ Hạ bắt được anh Nguyễn Đức Kỳ (xã đội trưởng), người làng Mai Xá Thị và anh Nguyễn Phi (cán bộ bình dân học vụ xã) - người làng Mai Xá Chánh rồi đem hành quyết, cắt đầu găm vào đòn xóc, thả xuống đoạn sông trước chợ, cũng là trước cửa đình. Ngày hôm đó, ba của tác giả bài báo này, cùng với cậu Giáo (Trương Quang Giáo) và mấy người bạn - đều tuổi thiếu niên - chạy ra chợ chơi, thấy hai đầu người ở dưới thì tưởng các anh đang tắm sông liền nhào xuống, nói “cho em tắm với”. Vừa xuống thì biết sự tình vội chạy lên bờ cấp báo cho người nhà.
Mẹ già tưới nước trồng rau
Nghe tin xóm làng kêu gào
Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Hò ơi ơi ới hò ! Hò ơi ơi ới hò !
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Nghe tin dữ, bác Cửu Diêu (Lê Thị Cháu) - mẹ của anh Kỳ - cùng người nhà anh Phi cắp thúng ra chợ, gói đầu con vào chiếc khăn rồi giấu trong thúng đem về, sau đó bỏ vào hộp vuông đem đi chôn cất.
Tay nâng nâng lên, rưng rức nước mắt đầy
Mẹ nhìn đầu con, tóc trắng phất phơ bay
Ta yêu con ta, môi thắm bết máu cờ
Nụ cười hồn nhiên, đôi mắt ngó trông ta
Câu chuyện này, khi vào Bình Trị Thiên công tác, nhạc sĩ Phạm Duy (lúc đó tham gia kháng chiến), được nghe kể lại và ông xúc động sáng tác ca khúc Bà mẹ Gio Linh.
Hai đoạn đầu ca khúc đều dẫn ra hình ảnh bà mẹ Gio Linh “Cuốc đất trồng khoai, tưới nước trồng rau”. Ở những miền quê nghèo miền Trung ngày ấy và cả bây giờ, những mảnh vườn nhỏ thường chỉ trồng rau, trồng khoai, dăm nhà trồng được ít cây chè và nhiều nhất ở Quảng Trị là trồng ớt... Khó nghèo nên “áo rách sờn vai, cơm ăn bát vơi bát đầy” là chuyện thường, cũng như trong ca khúc Quê nghèo, Phạm Duy từng mô tả: “Có người bừa thay trâu cày” hay “Vui vì nồi cơm ngô đầy”. Nhưng trong nghèo khó mà vẫn hào hùng, lạc quan, vẫn “mẹ mừng con giết được nhiều Tây”, vẫn “con vui ra đi sớm tối vác súng về”.
Đoạn cuối ca khúc là những hình ảnh có bếp lửa reo vui, có tình mẹ con, quân dân ấm áp.
Mẹ già nấu nước chờ ai
Đêm đêm súng nổ vang trời...
Bộ đội đã ghé về chơi
Khơi vui bếp lửa tơi bời
Mẹ già đi lấy nồi khoai
Bưng lên khói hương mờ bay
Khi trông con nuôi xúm xít dưới túp nhà
Mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa
Con, con con ơi ! Uống hết bát nước đầy
Ngày một ngày hai, con nhớ ghé chơi đây.
Khung cảnh này là thời điểm Trung đoàn 95 của tỉnh Quảng Trị đưa bộ đội về trong dân, các anh được các gia đình nhận làm con nuôi. Lúc này, ba ông bác của tôi đi bộ đội cũng làm con nuôi các bà mẹ ở làng quê khác, còn bác Tường người Huế làm con nuôi của bà nội tôi. Năm 1975, giải phóng miền Nam, bà nội tôi được các bác đón ra Hà Nội thăm con cháu, bác Tường vẫn còn sống đã đến thăm chào, mẹ con gặp nhau trong nước mắt tủi mừng.
Trong khung cảnh ấy, Phạm Duy khắc họa bà mẹ Gio Linh xởi lởi, ấm áp, hiền từ. Vẫn là nồi khoai lang, ấm nước chè bà mẹ nghèo đãi các anh bộ đội, mẹ nhìn đàn con thương nhớ đứa con xưa, dặn dò các anh nhớ ghé thăm cho cảnh nhà bớt quạnh quẽ... Thật cao cả, tuyệt vời lòng mẹ Việt Nam, các mẹ sống mãi trong lòng người dù đã đi vào cõi vĩnh hằng.
BÙI PHAN THẢO
Đi Tìm Tiết Điệu
- Written by Phạm Duy
- Hits: 91
Có lẽ tôi chưa có dịp nào để nói về việc đi tìm tiết điệu cho những ca khúc PD sáng tác từ lúc tôi bước vào nghề âm nhạc (1942) cho tới nay (2009). Bây giờ, vì có một người bạn chuyên về nhạc học muốn biết về một công việc cũng không kém phần quan trọng như công việc sáng tác giai điệu mà tôi đã nói ra trong những trang hồi âm trước... nên tôi cố gắng ngồi nhớ lại chuyện phóng tác nhịp điệu trong quá trình viết nhạc của tôi.
Học Nhạc Classic
- Written by Phạm Duy
- Hits: 97
Schubert
Tới khi anh Khiêm từ Pháp trở về VN, cả nhà dọn từ Phố Hàng Dầu lên đường Blocklauss Nord cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước, tủ sách của anh Khiêm chiếm cả một phòng trên gác, ngay cạnh phòng tôi ngủ. Tôi không những được đọc rất nhiều sách tiếng Pháp (lúc đó tôi 14 tuổi, đã đậu bằng Tiểu Học và đang theo học Trung Học tại trường Thăng Long), mà còn được nghe khá nhiều đĩa nhạc do anh Khiêm đem về từ Pháp. Thế là tôi bắt đầu được làm quen với nhạc cổ điển Tây Phương, không phải chỉ với những bài quá quen thuộc với dân yêu nhạc ở VN như Sérénade, Ave Maria của Schubert (nhờ phim chiếu bóng đã khởi sự có tiếng nói), mà là những bài như Élégie, Méditation de Thais của Massenet, La Norma của Bellini, Les Millions d’Arlequin của Drigo, một đoạn trong opera Le Barbier de Séville của Rossini v.v... Lúc đó, tôi đã đi vào tuổi 15 và đang học Trung Học.
Trường Ca Hàn Mặc Tử
- Written by Phạm Duy
- Hits: 139
Phải nói rằng thơ Hàn Mặc Tử đã ám ảnh tôi từ khi tôi biết yêu những bài thơ đầu đời của ông và còn yêu cho tới bây giờ. Tôi làm quen với thơ Hàn Mặc Tử từ lúc còn đi học. Rồi theo rõi thơ ông cũng như những bài viết về ông. Đọc cuốn THI NHÂN VIỆT NAM thì thấy Hoài Thanh cho thơ Hàn Mặc Tử là quái dị.
Vũ Ngọc Phan thì viết :
'' Thơ Hàn Mặc Tử có những thi hứng dồi dào nhưng phần nhiều khúc mắc, nhạc điệu hình như không phải là phần quan hệ, lời thơ nhiều khi rất thô. Bệnh ông lại làm cho ông có những ý tưởng khác thường nên nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những ai muốn khảo sát về một tâm trạng, một tâm hồn đau khổ...''
Thiền Ca (Hát Trên Ðường Về)
- Written by Phạm Duy
- Hits: 161
Rong Ca
- Written by Phạm Duy
- Hits: 188
Tôi viết nhạc từ 1942. Sau khi đã soạn ra khá nhiều đoản khúc (như Kháng Chiến Ca, Dân Ca, Tình Khúc v.v...) mỗi bài dài chừng năm, ba phút tạm gọi là tiểu nhạc... vào năm 1954, sau khi đi Pháphọc nhạc thêm, tôi mon menbước vào cái tạm gọi là đại nhạc, nghĩa là nhạc phẩm dài và lớn hơn, gồm :
* Trường Ca Con Đường Cái Quan (hoàn tất năm 1960), Mẹ Việt Nam (1964)...
* Chương Khúc Tâm Ca (1965), Tâm Phẫn Ca (1966)... tiếp tục với Bé Ca, Nữ Ca và Bình Ca (1972)...
Đạo Ca
- Written by Phạm Duy
- Hits: 181
Nhưng sự công phẫn của tôi qua những bài ca muộn phiền hay phẫn nộ (và đi thêm một bước nữa là văng tục) cũng không thể kéo dài. Thứ nhất : không thể đổ thêm dầu vào lửa, Thứ hai : tâm lý chung của người Việt Nam là họ tìm thấy sự cao qúy khi chẳng may trở thành nạn nhân. Có thể nói đó là một thứ triết lý nhẫn nhục, nhưng thực sự khi ta chịu đựng thời gian đau khổ của mình một cách chững chạc, thì ta tìm ra cái lớn lao. Và chính ở trong thái độ đó mà tôi đi ra khỏi phẫn nộ để đạt tới một thế quân bình mới.
Tâm Phẫn Ca
- Written by Phạm Duy
- Hits: 230
Sau khi Tâm Ca ra đời và là tiếng gọi của lương tâm trong một thời đại (từ 1964 trở đi...) mà tôi dùng hình thức Chương Khúc để đưa ra mười bài hát rất ư là tả thực, nói thẳng vào cái xã hội nát tan trước mặt.
Về hình thức, trong mỗi bài tâm ca, tôi dùng một nhạc đề trong một đoạn, rồi hai nhạc đề trong một đoạn... tôi còn dùng nhiều cách để phát triển nhạc đề thành một câu nhạc và phát triển hai nhạc đề (a và b) thành một câu nhạc v.v... Chưa kể vì tính chất ác liệt, khổ đau của xã hội, tôi phải nén lòng làm cho melody cũng phải trơ trụi, xác xơ, cục cằn.
Tâm Ca
- Written by Phạm Duy
- Hits: 215
... Biến cố 11-63 (đánh đổ chế độ Ngô Đình Diệm) kéo theo nhiều xáo trộn trong miền Nam nước Việt. Về mặt chính trị, thường xuyên có những vụ đảo chính, chỉnh lý, xuống đường. Về mặt quân sự, sự có mặt của Quân Đội ngoại quốc trên đất nước khiến cho chiến tranh khởi sự leo thang dữ dội. Về mặt xã hội là cả một sự đổ vỡ về luân lý, sự mất niềm tin. Tôi gọi thời kỳ này là thời kỳ sợ hãi, hoài nghi và khinh thị (le temps de la peur, du soupcon et du mépris). Thời kỳ thần đồng gẫy cánh, cõi tiên lạc lõng, nhạc trời đứt đoạn. Và tâm ca bắt buộc phải ra đời.
Mẹ Việt Nam
- Written by Phạm Duy
- Hits: 274
- về nội dung thì vẫn là tình ca quê hương nghĩa là “khóc hay cười theo mệnh nước ca” nhưng rộng rãi, sâu đậmhơn những bài xưng tụng ca là Tình Hoài Hương, Tình Ca, vì có lịch sử tính, có địa lý tính, có nhiều cảm tính khác nhau (êm đềm, giận dữ, phê phán, tha thứ v.v...) không chỉ ca ngợi một chiềumà thôi...
- về hình thức thì đó là một sự phát triển về nhiều mặt : giai điệu, tiết điệu, hợp âm (chords), cấu phong (composition).
Con Đường Cái Quan
- Written by Phạm Duy
- Hits: 355
1960
Trước khi đi học về Sự Thành Hình Và Biến Hình của Ngũ Cung (La Formation et les Tranformations du pentatonique) ở Pháp, tôi đã vô tình sáng tác những bài hát (từ Nhớ Người Thương Binh tới Về Miền Trung) với gần như tất cả những nguyên lý mà các giảng sư đã hệ thống hóa hộ tôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét