Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

VÕ THUẬT TINH HOA 30

(ĐC sưu tầm trên NET)

Công lực của Tổ sư Uyeshiba Morihei


Cuộc đời của Tổ sư Uyeshiba Morihei đầy những giai thoại về khí lực của một kẻ đã thành đạt. Ta hãy nghe Đại sư Shioda Gozo, chưởng môn phái Aikido Yoshinkan kể:
Sức mạnh tinh thần siêu việt
“Một hôm Hoàng đế Hiro Hito muốn  quan sát Aikido. Đô đốc Takeshita bèn cho mời Tổ sư Uyeshiba. Tổ sư đáp: “Tôi không thể giả dối trước mặt Thiên Hoàng. Ngài nói vậy vì nếu ra đòn thật sự thì đối phương sẽ không bao giờ chỗi dậy được để tiếp tục tấn công. Nghe vị đô đốc trình lại, Hoàng Đế Hiro Hito cười bảo “Vậy thì ông ta hãy cho ta xem cái trò giả dối đó cũng được”.
Mười hôm trước khi ngày biểu diễn, Tổ sư bị bệnh hoàng đản, Ngài bị nôn mửa liên hồi, và đến ngày hẹn, người ta phải dìu ngài đến trước Hoàng gia. Tôi và ông Yukawa là hai người được chọn làm uke, ông Yubawa sẽ làm uke nửa giờ đầu, sau đó sẽ đến phiên tôi tấn công bằng mộc kiếm, cả hai chúng tôi đều rất lo âu. Ở địa vị của Tổ sư, chắc chắn tôi sẽ không thể biểu diễn được. Người ta bế xốc Tổ sư ra diễn trường. Nhưng vừa thấy Thiên Hoàng xuất hiện Tổ sư liền tự mình đứng dậy, tất cả chúng tôi đều ngẫn người ra vì kinh ngạc. Tôi xem đó là sức mạnh tinh thần siêu việt.
Thoạt tiên, Yukawa tấn công một cách dè dặt, nhưng chỉ trong hai mươi giây là anh bị chấn thương  và tôi phải ra thay. Và thế là trong vòng 40 phút, thật khủng khiếp, tôi mệt lả người trong khi tai vẫn nghe Tổ sư nói: “tiếp tục đi, bên này, bên kia…” Khi trận cuồng phong đã qua, Tổ sư bước ra một cách đường bệ. Nhưng ngay khi khuất mắt Thiên Hoàng Ngài ngã quỵ và ngất đi, Ngài kiệt sức đến độ gương mặt trắng bệch như thây ma. Riêng tôi thì bị cơn sốt hoành hành liên tục, ngủ li bì suốt 3 ngày đêm. Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời tôi.”
Những câu chuyện tương tự không hiếm trong đời Tổ sư. Các chứng nhân chỉ là học trò hay người ngưỡng mộ Tổ sư. Kể cả các kẻ địch của Tổ sư cũng phải nể cái khí lực vô song đó. Một trong những kẻ đó là Tenryu, một tay vô địch Sumo.
Ném ngã đại võ sĩ Sumo

Năm 1939, Tổ sư đã 56 tuổi, được mời tham dự một cuộc biểu diễn với các hảo thủ của Nhu Đạo, Kiếm Đạo, Cung Đạo… Tổ sư cảm nhận được mối hoài nghi trong ánh mắt của các võ sư khác trong đó có Tenryu, một đại võ sĩ Sumo khôi vĩ đang ở vào độ tuổi 30 sung mãn.
Tổ sư cất tiếng mời các khán giả trực tiếp nghiệm xét. Tenryu bước ra.
- Anh là Tenryu, lừng danh trong giới Sumo, phải không? Chắc là anh đang nghĩ bụng là với cái tuổi tác và vóc dáng nhỏ thó của tôi thì làm gì có thể quật ngã được anh! Đúng không?
Rồi Ngài đưa cánh tay trái ra:
- Này nhé, cánh tay trái của tôi, có yếu hơn cánh tay phải một chút, tôi sẽ để anh tự do, anh muốn làm gì thì tự nhiên.
Vừa mới chạm vào cánh tay Tổ sư, Tenryu đã cảm nhận được một nguồn khí lực thâm hậu tỏa ra, cánh tay cứng như một thanh sắt nguội. Anh ta hiểu là vị võ sư già này có một căn bản nội lực vô cùng phong phú. Anh nắm với một tay, rồi bằng cả hai tay, anh tìm cách vặn, nâng cánh tay Tổ sư. Vô ích, cánh tay vẫn bất động. Bỗng nhiên anh thấy mình bị quật xuống thảm.
Tối hôm đó, Tenryu đã đến xin thọ giáo Tổ sư.

Võ nghệ tuyệt luân
Để thay cho một kết luận, tôi xin mượn lời của một võ sư Karate nổi tiếng, Konishi Yasuhiro, người đồng thời với Gichin Funakoshi và Choki Motobu, hai bậc danh sư từ Okinawa đã đưa môn Karate vào Nhật Bản và cũng là chỗ quen biết Tổ sư môn Judo là Jigoro Kano. Võ sư Konishi viết: “Trong cuộc đời tôi, tôi nghĩ là tôi chưa hề biết ai võ nghệ tuyệt luân như võ sư Uyeshiba”.
Bushido” trích từ tác phẩm của võ sư Karate Keuji Tokitsu, số tháng 7 năm 1984.
Loạn thủ Đại Sư Tamura

                   Võ sư Tamura Nobuyoshi

Tháng10 năm 1964 võ sư Tamura Nobuyoshi trên đường từ Nhật qua Pháp, lưu lại SàiGòn hai hôm. Chiếc tàu “Laos” ghé cảng Sài Gòn để đỗ hành khách từ Nhật đến và lấy hành khách từ Việt Nam đi Ấn Độ, Pháp…

Võ sư Tamura cùng vợ đến thăm đạo đường Aikido ở Đakao. Đạo đường này do võ sư Đặng Thông Trị sáng lập cách đó 4 năm, và hiện do người em của võ sư là Đặng Thông Phong, một huấn luyện viên Aikido nhất đẳng tạm thời đảm trách.
Sáng hôm đó,  trong buổi tập, võ sư Tamura cảm nhận qua ánh mắt các môn sinh – mà phần lớn là những hảo thủ của nhiều môn phái khác nhau – có thoáng nghi ngờ đối với môn võ mới du nhập vào Việt Nam và đối với người thầy đến từ xứ Phù Tang. Ông bèn mời năm võ sinh cao đồ ra sân tập và đề nghị một trận randori (loạn thủ).
Các môn sinh có thể sử dụng đòn tay và cả đòn chân và võ sư Tamura sẽ dùng kỹ thuật Aikido để tự vệ, tương tự như bài tập taninsu gake (nhiều người tấn công). Cuộc minh chứng bắt đầu, giữa vòng vây của 5 hảo thủ, liên tiếp tấn công, người võ sư 31 tuổi ung dung tự tại sử dụng tenkan, phép di hình hoán ảnh của Aikido và kokyu nage, các đòn đòn khí lực để ném các đối thủ lăn long lóc…
Một đối thủ trẻ bổng thét lên và sữ dụng một đòn bay đá ngang. Bỗng thấy võ sư Tamura xoay người và thụp xuống, trong khi đối thủ bị ném qua góc đối diện. Khi ông từ từ đứng thẳng người lên thì trong tay là một dải thắt hakama. Nó đã bị bứt ra khỏi củng của anh môn sinh trẻ lúc anh đang tung đòn bay đá. Các môn sinh Aikido đạo đường Đakao ngồi xem trận randori sáng hôm đó đều bật lên tiếng vỗ tay vang dội. Kỹ thuật, thân pháp, khí lực, và nhất là bản lãnh của một vị thầy, tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng đã chứng tỏ được thế nào là công lực của môn Aikido và trình độ của một hảo thủ Aikido được chân sư truyền thụ.

Nhân dịp đó, võ sư Tamura đã thăng nhị đẳng cho ba HLV Bùi Duy Cảnh, Trần Kỉnh và Đặng Thông Phong, và thăng nhất đẳng cho 7 vị, trong đó có võ sư Nguyễn Hữu Huy, một huấn luyện viên trong đội tuyển Judo Việt Nam và phu nhân là nữ võ sư Nguyễn Thị Ngọc Chi. Sau đợt trao huyền đai do võ sư Nakazono thực hiện, đây được xem là đợt trao huyền đai thứ hai tại đạo đường Aikido Đakao vậy.
    

Thiên Long    (Viết lại theo lời kể của võ sư Lê Hoàng Văn)
      Ngày 10/5/2007


Võ sư Hồ Ngạnh thắng Trịnh Hùng Trí

 

MINH VŨ st
Trích “Sổ tay Võ Thuật” tháng 8/1994

Triều đình Huế triệu Hồ Ngạnh từ Thuận Truyền (Bình Định) đến Kinh đô dạy côn-quyền cho một số thanh niên hoàng tộc hâm mộ võ Bình Định. Trong số hơn vài chục học viên của Ngạnh, có một ông hoàng rất thông minh và lúc nào cũng muốn “vét sạch tài nghệ” của thầy.

Ông hoàng này tìm mưu tính kế, tạo cơ hội cho thầy mình thượng đài với các danh sư khác. Có thế mới hy vọng “học hết” được những “đòn” tuyệt đỉnh của cả hai bên ! Khó khăn là ở chỗ biết chọn mời ai cho xứng với tài nghệ siêu đẳng của thầy ! Trong nhóm người hành nghề Sơn Đông mãi võ hiện đang có mặt tại chợ Đông Ba, có một võ sư thượng thặng về môn trường đao, tên là Trịnh Hùng Trí sẵn sàng nhận lời mời thi đấu của bất kỳ ai và bất cứ môn võ công nào trong “thập bát ban võ nghệ”.

Ông hoàng trẻ bèn mời Trí thượng đài với thầy mình. Ngày gặp gỡ đã đến, Trịnh Hùng Trí, vị võ sư đàn anh của nhóm Sơn Đông mãi võ, đến chào Hồ Ngạnh bằng nụ cười ngạo mạn. Ngày hội đột xuất này được tổ chức tại khu chợ Gia Lạc.

Qua nữa giờ thi đấu, những người ủng hộ Hồ Ngạnh càng lo ngại vì Ngạnh hoàn toàn bị động, bởi đây là lần đầu ông đấu roi trên võ đài. Thường thì ông đấu trên những khu gò rộng-đấu bằng tất cả sức bình sanh quyết sống mái với bọn cướp của giết người chứ không khoan nhượng… hoặc cũng có khi ông dợt với bằng hữu trên những bãi cát ven sông dài-học hỏi nhau từng đòn đánh hiểm hóc sáng tạo một cách vô cùng thoải mái. Còn ở đây, bắt buột phải hạn chế tầm tấn công trước một đối thủ tầm cỡ quốc tế như Trịnh võ sư ! Ngạnh càng lúng túng, Trí càng thai thác nhược điểm ấy tấn công tới tấp. Thanh trường đao của Trí vun vút không ngớt tung ra những đòn đao lạ, dũng mãnh rợn người ! Ống hoàng hét to : “Xin dừng cuộc đấu”, roi đã bị đao chém gãy lìa làm hai đoạn ! Lập tức một thanh roi mảnh khảnh khác được ném nhanh vào tay thầy. Trịnh Hùng Trí khiếu nại : “Roi bị lâm đòn “triệt kích” gãy lìa, tức là giây phút toàn thắng của đao gần kề. Tại sao không để cho đao tiếp tục sử dụng một vài đường quyết định sau đó ?” ông hoàng chưa biết trả lời sau cho ổn. Hồ Ngạnh từ tốn tỏ vẻ tán thành ý kiến của Trịnh võ sư, ông quay người về ông hoàng như muốn có riêng vài lời, nhưng vẫn cố ý để Trí cũng nghe : “Lần sau nếu có rủi roi bị chém gãy hoặc chém rơi… cũng xin đừng bận tâm. Chỉ khi nào !… “Ngạnh chưa nới hết câu đã nghe tiếng xé gió của đao từ sau chém tới… Bất giác Ngạnh cảm thấy phấn khởi lạ thường vì qua đường đao “lạc lõng” này, ông phát hiện chính xác hơn về thực lực đao pháp của đối phương… đúng vào lúc cả hai đều đang tập trung cao độ vào các thế đánh rất lạ của nhau… thì cũng là lúc roi bị chém trúng lần nữa ! Lần này roi bị chém lìa ở chỏm khoảng 30cm. Mọi người lại hồi hộp và chăm chú nhìn theo đường bay… nhảy múa, nhào lộn trên không của mảnh roi vừa bị chém… như đang xem trò “ảo thuật” Thật chẳng ai ngờ chính đòn đơn “trí hoặc” của Ngạnh ! Nhanh như tia chớp-phần roi còn lại đã biến tác dụng thành một mũi dao sắc sảo, đâm xuyên qua…  chiếc thắt lưng xanh có thêu dòng chữ Hán “vô địch võ lâm” của Trí. Bằng đòn đánh gia truyền được gọi là “trí hoặc” ấy, Ngạnh đã gây cho đối thủ tài ba của mình  cảm giác ghê rợn – ngỡ như đang bị đâm xuyên từ bụng đến sau lưng bằng chính thanh roi vừa được “mình” vạt nhọn giúp cho Ngạnh ! Tay đao không tự chủ được nữa… chỉ còn chờ Ngạnh sử dụng thêm động tác dọa nữa là đoạt được ngay thanh đao khổng lồ trong tay nhà vô địch đối diện. Vâng, Hồ Ngạnh đã làm hoàn toàn đúng như thế bằng thế võ “Ưng Trảo quyền” rất ngoạn mục trong tiếng hò reo của mọi người !.

“Hồ Ngạnh danh bất hư truyền”, Trịnh Hùng Trí đã trang trọng phát biểu như vậy sau trận đấu lịch sử này !

MINH VŨ  
 (sưu tầm)

(*) Trịnh Hùng Trí, cựu vô địch Sơn Đông (Trung Quốc), sau 10 năm học võ Thiếu Lâm. Sau lần gặp gỡ Hồ Ngạnh. Trí định cư vĩnh viễn ở Tam Quan (Bình Định).
Nguồn gốc “Lăng ba vi bộ”.
Bạn đã đọc truyện võ hiệp của Kim Dung, ắt hẳn không quên nhân vật Đoàn Dự, công tử nước Đại Lý, một bạch diện thư sinh trói gà không chặt trong thiên tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ (Lục Mạch Thần Kiếm). Trong chuyến lưu lạc giang hồ một cách bất đắc dĩ, chàng ta đã “rủi ro” học được hai môn võ công thuộc hàng đệ nhất thiên hạ, đó là “Lăng ba vi bộ” và “Lục mạch thần kiếm” (Nhất dương chỉ). “Lăng ba vi bộ” là thuật khinh công có một không hai trên đời, mới nghe qua ai cũng ngỡ đó là sản phẩm của trí tưởng tượng siêu phàm của Kim Dung tiên sinh. Nhưng, thật sự đã có môn “Lăng ba vi bộ”, vào thời xa xưa của võ lâm Trung Hoa. Mà truyền thuyết sau đây là một minh chứng …


Thượng Hồng
(Trích “Sổ tay VÕ THUẬT” số 36/96)


Bí Quyết “Lăng ba vi bộ”.

Đọc “Lục mạch thần kiếm”, bạn biết được rằng, do rủi ro sa chân xuống một vực sâu, Đoàn Dự đã lạc vào một thạch động bỏ hoang từ bao đời. Trong lòng thạch động ẩn chứa một bí mật chưa có người khám phá, đó là pho tượng của một phụ nữ đẹp mê hồn và một bí kíp võ công thật lạ lùng là “Lăng ba vi bộ”. Đoàn Dự đã tò mò tập thử không ngờ đã thành công (mặc dù không trọn vẹn bởi chẳng chuyên tâm). Và kể từ đó trên bước đường bôn ba giang hồ, mỗi lần Đoàn Dự giở món khinh công lạ lùng ấy ra đều làm cho các cao thủ võ lâm kinh ngạc, sợ hãi! Bởi vì, ngay cả vào thời ấy, trong võ lâm Trung Nguyên, hầu như không có ai luyện được tuyệt kỹ khinh công đó. Vì sao?

Theo truyền thuyết, không phải ai cũng học được tuyệt kỹ này, bởi phương pháp quá khó, lại vô cùng rối rắm. Một người dù võ công cao siêu đến đâu, nếu chỉ cậy vào nội lực, vào võ nghệ, thì sẽ không bao giờ luyện được “Lăng ba vi bộ”. “Lăng ba vi bộ” là thuật khinh công chạy “lăng quăng” theo hình zic-zac để vừa né tránh mọi ám toán bằng cung tên, ám khí, lại vừa đạt độ nhanh khó ai đuổi kịp.
          

 
Thông thường, người hiểu “khinh công” là thuật vi hành bằng chân đạt tốc độ nhanh như gió, người nhẹ lướt trên mặt đất, thậm chí vượt qua mặt nước, nhưng chủ yếu là chạy thẳng, càng thẳng thì càng nhanh. Chớ như cách chạy “Lăng ba vi bộ” thì khó lòng đạt tốc độ như chạy thẳng. Vậy mà, theo mô tả của Kim Dung, cỡ trình độ võ công “i tờ” như Đoàn Dự, nhưng khi giở “Lăng ba vi bộ” ra thì Kiều Phong cũng phải thán phục! Có người bảo rằng, người thi triển khinh công “Lăng ba vi bộ” không dùng nội lực, mà lại dùng “trí lực”. Chính cái đầu đã điều khiển đôi chân, để từ đó nhấc cả thân thể lên, “biến” cả khối thịt xương hơn nửa tạ của con người nhẹ tựa chiếc lá, rồi cũng bằng trí lực, người thi triển làm cho bước chân mình đảo chỗ liên hồi, lượn qua tả, sàng qua hữu như con vụ theo một sức ly tâm càng lúc càng mạnh, càng nhanh. Đoàn Dự do “học lóm” nên khi sử dụng đôi lúc đã không tự điều khiển được, khi thì vụt chạy như chim lượn, lúc lại vụng về ngã té. Đó chẳng qua là do anh chàng không biết vận dụng trí não để điều khiển bước chạy.

Một chút truyền thuyết.
           

 
Thuật khinh công “Lăng ba vi bộ” bắt nguồn từ đâu? Trong sách của Kim Dung cũng chỉ đề cập đến người đàn bà biệt cư trong hang động là chủ nhân của bí kíp võ công đó, chứ cũng chưa nói rõ nó thuộc môn phái nào? Xuất xứ từ đâu?

Ngày nay chúng ta được dịp nghiên cứu nhiều sách vở, kể cả sách từ xưa, cũng thấy nhắc tới thuật phi hành lạ lùng đó. Duy nhất có quyển “Truyền thuyết dân gian của các dân tộc Mãn Châu” là có ghi vắn tắt một đoạn, có thể tóm lược như sau: “Người của các bộ tộc Mãn ở vùng núi A Lạp Thiên Sơn thường cưỡi ngựa đi săn bắn, những lúc đuổi theo con mồi trong những vùng cát mềm hoặc vùng đồi đá dựng đứng, họ không thể dùng ngựa mà dụng thuật khinh công chạy theo hình chữ chi trên mặt cát và áp dụng nó để vượt qua các địa hình hiểm trở ở đồi núi. Đặc biệt khi bị săn đuổi bởi cung tên của kẻ thù, người tẩu thoát phải dùng thuật khinh công chạy đổi hướng liên tục để tránh cung tên, ám khí …”.

Ở giai đoạn cuối của quyển “Truyền thuyết dân gian các bộ tộc Mãn Châu” có ghi một giai thoại sau đây, mà chúng tôi cho là nguồn gốc của thuật khinh công “Lăng ba vi bộ”. Vào thời khai sơ, lúc các bộ tộc Kim Mãn còn sống rải rác ở khắp các vùng thảo nguyên miền quan ngoại, ngoài vùng lãnh thổ của tộc Hán ở Trung Nguyên (Trung Hoa), thì toàn bộ vùng lãnh thổ rộng lớn đó mạnh ai nấy sinh sống, hùng cứ. Đứng đầu mỗi bộ tộc là một tộc trưởng nắm quyền sinh sát. Có hai bộ tộc ở gần nhau trong vùng chân núi A Lạp Thiên Sơn, là tộc A Đà Niêu và tộc Khật Tháp Giả. Từ chỗ thân thiện, tương trợ lẫn nhau, họ đã trở thành thù địch không đội trời chung, chỉ vì người của bộ tộc A Đà Niêu đã vô tình bắn chết người con cả của tộc trưởng Khật Tháp Giả trong một chuyến đi săn.

Mối thù âm ỉ suốt nhiều thế hệ. Thỉnh thoảng bên này lại kéo quân tấn công bên kia, gây thành những thảm cảnh máu đổ thây phơi. Vào một ngày cuối đông, lúc mặt trời chưa kịp nhô lên trên đỉnh núi, dân làng Khất Tháp Giả kinh hoàngvì tiếng chiên trống, tiếng ngựa chạy, tiếng binh khí va chạm, cuộc chiến đẫm máu kéo dài cho đến lúc mặt trời lên cao. Khi đoàn quân xâm lược rút đi thì hầu như toàn bộ những chiếc lều da dê của tộc Khất Tháp Giả đã ra tro bụi. Người chết hơn trăm, muông thú chồng chất xác lên nhau. May mắn là trong cơn loạn lạc đó, cả gia quyến tộc trưởng Tháp Thiên Á Quyến đều bình an. Máu hận ngút trời, cả bộ tộc đều thề sẽ rửa hận lập tức. Tộc trưởng A Có lồng lên như mãnh hổ bị thương, ông chém đầu một con trâu rừng, thét lên lời thề: “Nếu ta không trả được thù này thì đời đời con cháu sẽ không có đất sống!”.

Lời thề vang vọng theo gió thảo nguyên lan ra khắp đồi núi chung quanh. Nhưng oái oăm thay, trong khi đó cô con gái út của tộc trưởng là nàng Cố Luân Mộc Chân lại đang cưu mang một kẻ đại thù. Nguyên là, sau cuộc giao tranh, trên đường trở về nhà lúc chập choạng tối, nàng đã vô tình dẫm phải một xác người nằm ngang lối đi. Khi nhìn kỹ thấy cái xác chỉ bị thương nặng chứ chưa chết. Động lòng trắc ẩn, Mộc Chân đã lén đưa chàng trai bị trọng thương về một động đá cách xa lều để cứu chữa. Oan nghiệt đều từ đó. Bởi vì chàng trai đó chẳng ai khác hơn là con trai của vị tộc trưởng A Khô Lý của bộ tộc A Đà Niên. Chính anh chàng A Khố Nặc Sơn này đã lãnh đạo cuộc tấn công. Khi biết được lai lịch chàng trai, đã có phút giây nàng định kết liễu đời chàng bằng một nhát kiếm trên tay. Nhưng dường như con tim nàng đã ngăn cản, đã làm mềm lòng sự thù hận chất chứa lâu nay … Thế rồi, sau nửa tuần trăng, khi bịnh tình Nặc Sơn thuyên giảm định giã biệt, thì cũng là lúc hai con tim cừu địch hòa nhịp đập cùng nhau. Họ yêu nhau trong nghịch cảnh.

Không lâu chuyện vỡ lở. Tộc trưởng Tháp Thiên lồng lên như thú dữ, suýt chút nữa ông đã giết chết con gái cưng. May mà Mộc Chân nhanh chân thoát thân, trốn vô rừng vào nửa đêm hôm đó, trong lúc bơ vơ giữa rừng thẳm âm u, bỗng một con mãnh hổ vồ lấy nàng, mang thẳng lên núi A Lạp Thiên Sơn.

Khi Mộc Chân tỉnh lại đã thấy người tình ngồi bên cạnh. Thì ra con mãnh hổ vồ lấy nàng là Nặc Sơn giả dạng. Chàng đã mang nàng lên một thạch động cheo leo giữa sườn núi cao. Mộc Chân kinh hãi khi nhìn xuống chân núi, nàng lo sợ địa hình hiểm trở đầy nguy hiểm. Nặc Sơn đã nói thẳng ý của mình cho nàng nghe:

“- Chúng ta không có con đường trở về. Từ nay không có anh thì bố em cũng không còn lý do gì để trả thù bộ tộc của cha anh, còn vắng em ở nhà thì cha em lấy ai để trút cơn giận dữ? Ta giờ đây chỉ biết có nhau. Đỉnh núi này sẽ là “vương quốc” của hai ta …”

Họ đã sống bên nhau, cách ly với mọi người. Một năm sau thì họ sinh một đứa con trai. Thằng bé lớn lên dần, cũng là lúc nó cảm thấy tù túng khi phải chui rúc trong gian thạch động. Nó tìm cách lén ra ngoài, trèo qua vách đá cheo leo … Một buổi sáng, khi vợ chồng Nặc Sơn thức dậy không thấy con, họ hốt hoảng chạy đi tìm và gặp mảnh khố da beo của con trên bờ vực sâu!

Thương con, cả hai vợ chồng đều không kể gì mạng sống, đã cố lần theo vách đá để xuống vực sâu hơn 100 thước. Từ hôm đó, chẳng còn ai thấy bóng họ trên lưng chừng núi nữa.

Năm năm sau, những toán thợ săn của bộ tộc Khất Tháp Giả trong lúc say sưa đuổi theo con mồi vào vùng núi cao, đã vô cùng kinh ngạc khi thấy bóng ba người, gồm hai người lớn và một trang thiếu niên đang trổ thuật phi hành nhẹ nhàng như chim liệng chuyền theo vách đá dựng đứng chẳng khác con chim yến đang làm tổ trên vách Thiên Sơn.

Ba người đó không ai khác hơn là vợ chồng Nặc Sơn và Mộc Chân cùng cậu con trai Thiên Giả Cáp Tề của họ. Thì ra năm năm trước, họ đã tìm được con trai khi rơi xuống vực đã may mắn vướng vào một cành cây nên không chết. Họ đã cứu con rồi cùng nhau đi sâu xuống vực, tìm một thạch động khác. Họ đã sống luôn ở đó, vì muốn trở lên cũng chẳng có cách nào.

Một hôm ngồi dưới đáy vực nhìn lên vách núi, họ thấy những con rắn rất lạ, chúng thoăn thoắt trườn ngược theo vách đá dựng đứng để đuổi theo những con chim yến đang làm tổ. Thân rắn trơn lẳn, không bám víu vào đâu, vậy mà chúng chẳng hề rơi xuống. Nhìn kỹ hơn, Nặc Sơn khám phá ra nguyên tắc di chuyển của con rắn bắng cách chuyển hướng liên tục, như con vụ quay để tạo ra sức ly tâm, và chính nhờ  thế chúng luôn luôn bám vào vách đá, vừa có thể tiến đi nhanh như chim bay – loài rắn núi nào khi chạy ở đường bằng phẳng cũng không quên nguyên tắc chuyển động cứ lao vòng xoay vun vút, thế mà không ai đuổi theo kịp chúng!

Đó là khởi đầu cho một tuyệt kỹ, mà sau này giới võ lâm được biết dưới cái tên “Lăng ba vi bộ”!

Xin nói thêm, chàng trai Tiên Giả Cáp Tề nói trên, chính là ông Nội Tổ của Nỗ Nhĩ Cáp Tề, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Mãn Thanh từng thống trị dân tộc Hán (Trung Hoa) ngót 300 năm sau này.

TH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét