Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

NHÂN TÍNH 13

-Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!
-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...

--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Vị vua hoang dâm nhất lịch sử TQ, chọn mỹ nhân qua đêm bằng xe dê

Cập nhật lúc: 19:30 04/08/2015

(Khám phá) - Cuối cùng vị vua hoang dâm Tư Mã Viêm cũng nghĩ ra một cách, đó là ông thường ngồi xe dê đi trong cung để chọn mỹ nhân qua đêm. Dê dừng ở đâu thì ngủ lại đó.

Nhắc tới độ háo sắc và hoang dâm thì không thể không kể tới Tấn Vũ Đế - vị vua được mệnh danh là có nhiều vợ nhất Trung Quốc. Và ông cũng chính là vị vua đã thống nhất Trung Hoa. Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
Tấn Vũ Đế (236-290) tên thật là Tư Mã Viêm, là vị vua đầu tiên nhà Tây Tấn của Trung Quốc. Ông là người có công thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời chia cắt Tam Quốc.
tan-vu-de-phunutoday-vn
Chân dung vị vua hoang dâm Tấn Vũ Đế.
Tư Mã Viêm là cháu nội Tư Mã Ý, con trai Tư Mã Chiêu. Khi Tư Mã Viêm lớn lên, dòng họ Tư Mã đã nắm quyền thao túng Triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc.
Năm 251, Tư Mã Ý qua đời, bác Tư Mã Viêm là Tư Mã Sư lên thay, nắm quyền trong triều. Tư Mã Sư không có con nên Tư Mã Chiêu cho người con thứ Tư Mã Du (em Viêm) làm con anh mình. Tư Mã Sư thấy Phế đế Tào Phương có ý chống đối, bèn truất ngôi và lập Tào Mao lên thay.
Năm 254, Tư Mã Sư ốm chết, Tư Mã Chiêu lên thay. Tào Mao cũng định chống đối Chiêu, bị Chiêu giết chết và lập Tào Hoán kế vị, tức Ngụy Nguyên Đế.
Năm 263, Tư Mã Chiêu điều binh diệt nước Thục Hán, được vua Ngụy phong tước Tấn Vương. Năm 265, Chiêu ốm nặng, có người khuyên nên lập Tư Mã Du là người hương hỏa của Tư Mã Sư, nhưng Chiêu không nghe theo mà lập con cả Tư Mã Viêm.
Tư Mã Viêm lên ngôi Tấn Vương, không lâu sau đó đã bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại Triều đình cho mình vào ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu (tức 4 tháng 2 năm 266). Ông lên ngôi Hoàng đế vào ngày Bính Dần (17) cùng tháng (tức 8 tháng 2), tức là vua Tấn Vũ Đế, vương triều Tây Tấn được thành lập.
Các lực lượng chống đối trung thành với nhà Ngụy đều không còn, các đại thần khuyên ông nên đánh nốt nước Ngô vì Vua Ngô là Tôn Hạo là kẻ tàn bạo đang mất lòng dân. Sau mấy lần do dự, cuối cùng Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự, Vương Tuấn cùng Tư Mã Du mang quân Nam tiến đánh Ngô (280). Quân Tấn nhanh chóng đánh bại quân Ngô và tiêu diệt nước Ngô, bắt sống Tôn Hạo.
Sau ánh hào quang của một vị anh hùng có công thống nhất đất nước thì Tư Mã Viêm được xem là người hoang dâm. Ông là vị vua sở hữu số lượng phi tần, thê thiếp trong cung nhiều nhất Trung Quốc. Cũng từ đây Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
1. Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng
Theo cuốn “Võ Nguyên Dương Hoàng hậu truyền” mô tả lại: Tấn Vũ Đế muốn tuyển chọn con gái nhà lành trong khắp cả nước vào hậu cung làm phi tần, do vậy ông ra lệnh “cấm dân chúng tiến hành hôn lễ, dựng vợ gả chồng. Nhà ai có ý định giấu con gái hoặc kháng lệnh sẽ bị trừng phạt”. Sứ giả của nhà vua cưỡi xe phi tới các châu, quận để truyền lệnh vua ban. Nhiều gia đình giàu có đã phải cho con cái ăn mặc rách rưới hoặc giả bệnh để tránh việc bị tuyển vào cung.
Thực ra, mãi sau này Tư Mã Viên mới ban hành lệnh cấm trên. Ban đầu khi mới lên ngôi, Tấn Vũ Đế nổi tiếng là một người rất sợ vợ. Vì sao ư? Vì vợ của ông cũng là một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa – Hoàng hậu Dương Diễm.
Theo sử sách ghi lại, hoàng hậu Dương Diễm lòng dạ hẹp hòi, vì vậy tính háo sắc của Tấn Vũ Đế cũng bị kiềm chế tới mức tối đa.
Cho tới năm Thái Thủy thứ 9, Hoàng hậu Dương Diễm lâm bệnh nặng, Tư Mã Viêm mới được tự do “sổ lồng”. Sau khi được “sổ lồng”, Tư Mã Viêm bèn hạ lệnh “Cấm dân chúng kết hôn”, tiến hành việc tuyển chọn với quy mô rộng khắp cả nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra sự việc này. Hoàng đế thì đâu thiếu gì , nhưng việc cấm toàn thể dân chúng không được phép kết hôn lại là việc trước nay chưa từng có. Hơn thế nữa, phạm vi tuyển chọn lại còn mang tính toàn quốc. Vì không gì cao hơn lệnh vua ban, nên kẻ nào dám trái lệnh sẽ bị xử trảm.
Năm Thái Thủy thứ 9 toàn bộ hôn lễ đều bị hủy bỏ, tất cả trong nước kể cả người đã là vợ chưa cưới của người khác cũng bị liệt vào danh sách mỹ nữ tiến cung cho vua Tấn Vũ Đế. Tư Mã Viêm còn đặc biệt yêu cầu con gái của các vị đại quan trong triều cũng phải vào cung ứng tuyển, nếu kháng lệnh sẽ bị xử tội. Những gia đình quý tộc không dám trái lệch vua, đành phải chuẩn bị cho con gái mình thật xinh đẹp để tiến cung.
vua-phunutoday-vn
Mỹ nữ tiến Vua (Ảnh minh hoạ).
Qua một lượt tuyển chọn, Tấn Vũ Đế là sở hữu trong tay rất nhiều người đẹp thời đó, bất luận là người đã có hôn ước hay là người chuẩn bị làm cô dâu tương lai thì cũng đều phải tiến cung. Bỗng chốc số lượng mỹ nhân trong hậu cung tăng lên tới năm ngàn người.
Vài năm sau, quân Tây Tấn đánh thắng quân Ngô. Tấn Vũ Đế nghe nói người đẹp Giang Nam không giống với mỹ nhân Bắc Kinh, nhất là người đẹp ở Ngô Việt thùy mị, kiều diễm, khiến người khác vô cùng mê mẩn. Bởi vậy Tư Mã Viêm lại hạ lệnh tuyển mỹ nữ Giang Nam tiến cung. Được biết, ngay sau khi vua Ngô qua đời, Tấn vương bèn ban lệnh đưa tất cả mỹ nữ trong cung của vua Ngô đem vào hậu cung của mình.
Vua Ngô Tôn Hạo cũng thích sưu tầm người đẹp không khác gì Tư Mã Viên. Mỹ nữ trong cung vua Ngô nhiều vô kể, ước khoảng hơn năm ngàn người. Sau khi nước Ngô quy hàng Tấn Vũ Đế, tất cả hơn năm ngàn người đẹp của vua Ngô đều phải vào cung Lạc Dương của Tấn vương.
Cứ như vậy, mỹ nữ trong cung của Tấn Vũ Đế lên tới hơn một vạn người. Lúc đó cung điện thì quá nhỏ, không chứa đủ nhiều mỹ nữ như vậy, do đó Tấn Vũ Đế bèn sai người ngày đêm xây thêm cung điện. Cuối cùng cũng bố trí ổn thỏa cho tất cả người đẹp của ông. Từ đó Tấn Vũ Đế cũng bắt đầu cuộc đời ăn chơi trụy lạc của mình.
2. Dùng dê chọn mỹ nhân qua đêm
Nhắc tới độ hoang dâm xa xỉ của Tấn Vũ Đế thì không thể không kể tới câu chuyện “xe dê”.
Mỹ nhân trong cung Tấn Vũ Đế vốn đã nhiều, nhưng sau khi thu phục được nước Ngô, số lượng mỹ nữ còn lên tới hàng nghìn người. Một năm 365 ngày, nếu mỗi đêm Tấn Vũ Đế chỉ “sủng ái” một mỹ nhân, vậy phải mất bao nhiêu năm ông mới “sủng ái” được một vạn mỹ nhân của mình. Trong hàng ngàn mỹ nhân ấy, việc qua đêm với cô nào trước, cô nào sau cũng khiến Tư Mã Viêm vô cùng đau đầu.
tan-vu-de-phunutoday-vn
Tấn Vũ Đế dùng dê tìm mỹ nhân qua đêm.
Cuối cùng Tư Mã Viêm cũng nghĩ ra một cách đó là ông thường ngồi xe dê đi trong cung để chọn mỹ nhân qua đêm, cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng thì ông sẽ ngủ lại ở đó. Những mỹ nữ được qua đêm cùng với nhà vua tất sẽ được bạn thưởng sự sủng ái. Đối với những người đẹp bao năm không biết thế nào là mùi của đàn ông, ắt sẽ muốn tranh đoạt sự sủng ái ấy. Có mỹ nhân nghĩ ra cách vảy nước muối vào lá trúc cài trước cửa để thu hút dê tới cửa phòng mình nhằm đạt được sự sủng ái từ Tư Mã Viêm. Tuy nhiên, phương pháp hay sau cùng cũng bị lộ. Các mỹ nhân thi nhau dùng muối dụ dỗ con dê, khiến muối trong hậu cung hiếm rất là. Con dê ăn nhiều muối quá, sinh bệnh, lăn ra chết. Rồi đến hàng chục con dê sau đó cũng như vậy!.
Cuộc sống buông thả trong dục vọng của Tư Mã Viêm đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của ông. Ngay tới cả “Tư Trị Thông Giám” cũng nói rằng: “Cực ý thanh sắc, toại chí thành tật” đại ý là do việc ham mê dục vọng, sắc đẹp quá đà mà sinh ra bệnh tật. Bởi vậy, năm Công nguyên 290, Tư Mã Viêm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 55 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu là Vũ Hoàng Đế.

Hoàng đế Chu Nguyên Chương và "độc chiêu" khét tiếng lịch sử

Cập nhật lúc: 20:30 06/08/2015

(Khám phá) - Thực tế, họ Chu cũng là đàn ông, cũng thích người đẹp và chuyện có nhiều phi tần là rất bình thường.

Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế (chữ Hán: 大明太祖高皇帝, 21 tháng 10, 1328 – 24 tháng 6, 1398), tên thật là Chu Nguyên Chương (朱元璋), còn gọi là Hồng Vũ Đế (洪武帝), Hồng Vũ Quân (洪武君), hay Chu Hồng Vũ (朱洪武), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞). Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là "Hồng Vũ chi trị" (洪武之治). Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.
Vào giữa thế kỷ 14, cùng với nạn đói, bệnh dịch và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và chấm dứt nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á. Với việc chiếm được Đại Đô của nhà Nguyên, ông tuyên bố thiên mệnh thuộc về mình và lập ra nhà Minh vào năm 1368. Chỉ tin vào gia đình, ông phân phong đất đai cho các con trai thành các phiên quốc trấn thủ các vùng đầm lầy phía bắc và thung lũng sông Dương Tử. Người con cả của ông, thái tử Chu Tiêu chết sớm, việc này đã khiến ông chọn người cháu nội là Chu Doãn Văn làm người kế vị cùng với việc ban bố Hoàng Minh Tổ Huấn. Nhưng những việc này đều thất bại, khi Chu Doãn Văn quyết định ra tay với các ông chú đã dẫn đến cuộc nổi loạn thành công của Yên Vương Chu Đệ.
chu-nguyen-chuong-phunutoday-vn
Hoàng đế Chu Nguyên Chương
Chu Nguyên Chương đặt niên hiệu là Hồng Vũ (洪武). Khi qua đời, ông được truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖) và thụy hiệu là Cao Hoàng đế (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Minh sử, quyển 1-3, Thái Tổ bản kỷ. Ông được táng ở Hiếu lăng, Nam Kinh.
Sống cuộc sống cực kỳ phóng túng và dâm loạn, song Chu Nguyên Chương lại quản lý những người phụ nữ của mình cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có thể nói là tàn khốc. Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó có được sùng ái đến đâu…
Người ta thường nói, đã là hoàng đế không ai là không háo sắc. Điều này không sai. Khi quyền lực trong tay đã tới mức tột đỉnh, sở hữu cả thiên hạ thì việc các bậc “con giời” này sở hữu hậu cung bạt ngàn âu cũng là lẽ thường tình. Chẳng hạn như trường hợp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người lập nên triều đại nhà Minh, nổi tiếng là một hoàng đế cai trị nghiêm khắc cũng có một tình dục chốn hậu cung vô cùng phong phú.
Sách “Minh Hội Điển” có chép rõ ràng: “Minh Thái Tổ (tức Chu Nguyên Chương) có 40 phi tần. Trong đó có 2 phi được chôn cất ở phía Đông và Tây của lăng (lăng mộ của Chu Nguyên Chương). Những người còn lại đều bị bức phải chết rồi tùy táng (chôn theo hoàng đế)”. Một số cuốn sử khác lại nói rằng, số lượng phi tần của Chu Nguyên Chương là 46 người chứ không phải 40 như sách “Minh Hội Điền” nói. Như vậy, bất chấp con số nào là chính xác cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng số lượng phi tần mà Chu Nguyên Chương có trong hậu cung không dưới 40 người.
Sách “Quốc Xác” cũng ghi rõ tên tuổi của các phi tần của Chu Nguyên Chương gồm có Chiêu Kính Doãn Phi Hồ Thị, Thành Mục Quý Phi Tôn Thị, Thục Phi Lý Thị, An Phi Trịnh Thị, Huệ Phi Thôi Thị, Lệ Phi Vạn Thị… Đó còn là chưa kể hàng ngàn người không được cưới hỏi một cách chính thức, không có bất cứ sử sách nào ghi chép được. Nói cách khác, Chu Nguyên Chương mặc dù khi còn sống không hề có tiếng xấu là “dâm loạn”, song các mỹ nhân trong chốn hậu cung của ông vua này là không kém bất cứ hoàng đế nào trong lịch sử.
Thực tế, họ Chu cũng là đàn ông, cũng thích và chuyện có nhiều phi tần là rất bình thường. Nhiều dã sử còn chép rõ rằng, chính Chu Nguyên Chương không chỉ là người sáng lập triều Minh mà còn là người mở đầu cho “truyền thống” tìm gái lầu xanh của các ông vua triều Minh sau này. Chuyện kể rằng, trước khi Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế, từng có một thời gian qua lại với một kỹ nữ ở chốn thanh lâu. Trong một lần cao hứng, Chu Nguyên Chương còn viết tặng cô kỹ nữ này một bài thơ, coi như lời thề hẹn của mình.
Sau đó ít lâu, cô kỹ nữ này có mang. Cái trong bụng cô kỹ nữ liệu có phải là của Chu Nguyên Chương hay không thì không ai có thể khẳng định được. Tuy nhiên, sau khi đứa con được sinh ra, cô kỹ nữ này biết rằng Chu Nguyên Chương đã trở thành hoàng đế mới mang cả đứa con lẫn bài thơ khi xưa tới gặp vị hoàng đế họ Chu. Chu Nguyên Chương đương nhiên vẫn nhớ chuyện khi xưa nhưng bản thân giờ đã là một hoàng đế, làm sao có thể gặp một cô kỳ nữ thân phận thấp hèn lại còn thừa nhận mình đã từng có mối quan hệ với cô ta. Vì vậy, lúc bấy giờ Chu Nguyên Chương đã đuổi cổ cô kỹ nữ đã có con với mình ra khỏi hoàng cung.
Nhiều người cũng kể về chuyện tránh mặt người kỹ nữ khi xưa nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa rằng ông vua khai quốc triều Minh không bao giờ dính líu tới kỹ nữ nữa. Mặc dù trong hậu cung mỹ nữ bạt ngàn nhưng thú vui được vụng trộm với những cô kỹ nữ ở chốn lầu xanh thì Chu Nguyên Chương không thể nào bỏ được. Vì thế, mỗi khi có nhã hứng, Chu Nguyên Chương lại sai người chuẩn bị xe ngựa, đang đêm một mình bỏ ra ngoài cung tìm tới các chốn thanh lâu kỹ viện để tìm người đẹp.
Sống cuộc sống cực kỳ phóng túng và dâm loạn, song Chu Nguyên Chương lại quản lý những người phụ nữ của mình cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có thể nói là cực kỳ tàn khốc. Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó được sủng ái đến đâu. Chuyện Chu Nguyên Chương xử chết Ngạc Phi, người được cho là mẹ ruột của Minh Thành Tổ Chu Đệ, là ví dụ điển hình.
Sách “Minh Thái Tổ Thực Lục” (ghi chép về cuộc đời Chu Nguyên Chương) do Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi chủ trì biên soạn cũng như các sử liệu chứng thích từ “Minh Sử” (Sử nhà Minh) đều nói rằng, Chu Đệ là do Mã Hoàng hậu sinh ra. Đệ có 3 người anh, tức Thái tử Chu Tiêu, Tần Vương Chu Sảng, Tấn Vương Chu Cương. Chu Đệ là con trai thứ 4 và bên dưới còn một người em cũng do Mã Hoàng hậu sinh ra là Chu Thu. Tuy nhiên, các văn nhân thời Minh và Thanh thì đều cho rằng, chính sử đã “bịa chuyện”, và mẹ ruột của Chu Đệ là Ngạc Phi.
Theo đó, những ghi chép về Ngạc Phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, bà có thể là một hậu phi trong hậu cung nhà Nguyên được Chu Nguyên Chương giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được nhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc. Ngạc Phi có thể là người Mông Cổ, cũng có thể là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay). Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngạc Phi chính là mẹ ruột của Chu Đệ chứ không phải Mã Hoàng hậu. Bằng chứng là trong gian thờ chính của Minh Hiếu Lăng có sắp xếp bài vị của Chu Nguyên Chương và các phi tần thì ở chính giữa là Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, phía phải là Lý Thục Phi và hơn 20 người khác, trong khi phía bên trái chỉ có một mình Ngạc Phi.
Trong thời đại phong kiến, các hoàng đế chỉ truyền ngôi cho dòng đích (con trai vợ cả), chính vì thế, là con một thứ phi như Chu Đệ mà ngồi trên ngai hoàng đế là không chính danh. Chính vì vậy, sau khi Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, có ý định sửa lại sử sách để mình trở thành con chính cung hoàng hậu nên không dám công khai nhận mẹ ruột của mình là Ngạc Phi nữa. Tuy nhiên, khi tế lễ, Chu Đệ vẫn muốn mẹ mình được hưởng đặc thù riêng nên mới để bài vị của mẹ ruột mình xếp ở bên trái bài vị của Chu Nguyên Chương. Bên cạnh đó, Chu Đệ còn tìm cách xóa tất cả các dấu tích về mẹ ruột của mình. Đây cũng là lý do mà người đời sau không biết gì nhiều về Ngạc Phi.
Điều đáng buồn là chỉ vì sinh Chu Đệ sớm hơn 2 tháng, Ngạc Phi đã bị Chu Nguyên Chương nghi ngờ là vụng trộm với người bên ngoài nên đã có thai trước khi được sủng hạnh. Chuyện kể rằng, khi đó, Ngạc phi Đệ được 7 tháng thì lâm bồn, sớm hơn gần 2 tháng so với tính toán thông thường. Đứa trẻ được sinh ra chính là Chu Đệ. Cho rằng Ngạc Phi đã tư thông với người ngoài, Chu Nguyên Chương không thương tiếc ra lệnh xử chết Ngạc Phi.
Tàn bạo là khi vị hoàng đế có tới hơn 40 bà vợ và không ít mối tình với kỹ nữ lầu xanh lại dùng một hình phạt vô cùng tàn khốc với người phi đã từng một thời đầu gối tay ấp. Sử sách chép rằng, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh dùng hình phạt có tên là “thiết quần” để giết chết Ngạc Phi. “Thiết quần” (cái váy bằng sắt) là một loại hình phạt tàn bạo dùng để trị tội những phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc. Để thực hiện hình phạt này, người ta dùng sắt đúc thành một chiếc váy rồi cho váy bằng sắt sẽ được nung cháy đỏ khiến da thịt phạm nhân bị nướng chín, đau đớn đến chết.
Nhiều người nói rằng, câu chuyện về mẹ ruột của Chu Đệ thực chất chỉ là một truyền thuyết trong dân gian, hoàn toàn không có thực. Tuy vậy, người ta vẫn nói, thái độ của ông vua này đối với những người phụ nữ “bất trung” với mình tàn bạo như thế nào.

Chiêu Tín - Ác phụ được mệnh danh "Quái vật của lịch sử TQ"

Cập nhật lúc: 20:30 10/08/2015

(Khám phá) - Sử sách không ghi rõ ràng về xuất thân của Chiêu Tín và thời trẻ của bà, cũng không cho biết gì về việc nhập cung của bà.

Chiêu Tín (chữ Hán: 昭信, ? - 70 TCN), tên đầy đủ là Dương Thành Chiêu Tín (陽成昭信), là vương hậu nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, bị nhiều sử gia đánh giá là ác phụ.
Sử sách không ghi rõ ràng về xuất thân của Chiêu Tín và thời trẻ của bà, cũng không cho biết gì về việc nhập cung của bà. Căn cứ theo Hán thư, quyển 53 thì có lẽ Chiêu Tín nhập cung trở thành Quảng Xuyên vương hậu sau năm 92 TCN.
Nước Quảng Xuyên vốn được Hán Cảnh Đế phong cho con trai thứ 10 của mình là Quảng Xuyên Huệ vương Lưu Việt vào năm 148 TCN. Trải qua ba đời thì đến người cháu nội của Lưu Việt là Lưu Khứ (lên làm vương năm 92 TCN). Lưu Khứ là người giỏi võ và tàn bạo háo sắc, trong cung có hàng trăm mĩ nữ, trong đó sủng ái nhất là hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, từng hứa lập làm vương hậu. Lúc Lưu Khứ bị bệnh, Chiêu Tín thường đến chăm sóc hầu hạ, từ đó Lưu Khứ chuyển sang sủng ái Chiêu Tín.
chieu-tin-phunutoday-vn
Chiêu Tín - "Quái vật" của lịch sử Trung Quốc.
Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế. Chiêu Tín đẹp thế nào thì không thấy sử sách ghi, nhưng tính tình tàn nhẫn hiểm ác thì vào loại hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo sử chép thì lúc đầu Lưu Khứ rất sủng ái hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vốn là kẻ hoang dâm vô độ nên sau này ông ta lại quay ra sủng ái Chiêu Tín. Chiêu Bình, Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu định hại Chiêu Tín.
Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. Đánh roi mây, Chiêu Bình nén chịu không khai, chuyển sang dùng dùi sắt đâm, Chiêu Bình đau quá phải khai. Thế là Lưu Khứ bèn triệu tập các phi tần đến, bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư, còn Chiêu Bình thì để Chiêu Tín đâm chết. Ông ta còn cho treo cổ 3 thị tỳ, sau đó đem đốt xác hai ông ta hằng yêu dấu thành tro rồi đổ đi.
Chưa hài lòng, Chiêu Tín còn vu cáo Vọng Ngưỡng, một ái thiếp khác được Lưu Khứ sủng ái. Nghe Chiêu Tín siểm tấu, Lưu Khứ cho gọi các phi tần cùng kéo đến nơi Vọng Ngưỡng ở, lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ gí vào người nàng. Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn, Chiêu Tín lôi lên, dùng giáo đâm vào chỗ kín, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác xem.
Chưa hết, Chiêu Tín còn vu cáo hãm hại một cung phi là Vinh Ái. Vinh Ái sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín lôi lên, trói lại, gí dao nung làm mù hai mắt, cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phân thây bắt chôn mỗi thứ một nơi. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành hạ như vậy.

Lã Hậu - Người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử Trung Quốc

Cập nhật lúc: 19:30 07/08/2015

(Khám phá) - Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.

Lã hậu hay Lữ hậu (chữ Hán: 呂后, 241 TCN – 180 TCN, còn được gọi là Hán Cao hậu (汉高后), là hoàng hậu của Hán Cao Tổ triều đại nhà Hán. Bà sinh ra Hán Huệ Đế Lưu Doanh và Lỗ Nguyên Công chúa (魯元公主).
Lã hậu là người phụ nữ đầu tiên mang tước hiệu Hoàng hậu (皇后) trong lịch sử Trung Quốc, sau khi Hán Cao Tổ băng hà, tiếp tục nhận tước hiệu Hoàng thái hậu (皇太后) và Thái hoàng thái hậu (太皇太后), lâm triều xưng chế dưới thời của Hán Huệ Đế cùng Lưu Cung và Lưu Hồng (194 TCN - 180 TCN), tổng cộng 15 năm.
Lã hậu cùng Võ Tắc Thiên (武则天) và Từ Hi thái hậu (慈禧太后) là những người phụ nữ chuyên chính nổi bật nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lã hậu có tên thật là Lã Trĩ (呂雉), tự là Nga Hủ (娥姁). Cha Lã Trĩ là Lã Văn (呂文), nguyên quán ở Đan Phụ (單父)[2]. Thời Tần, Lã Văn dời nhà đến Bái huyện (沛县)] để tránh bị trả thù. Tại đây Lã Văn gặp Lưu Bang – lúc đó mới làm chức đình trưởng (亭長). Lã Văn cho rằng Lưu Bang sẽ làm nên nghiệp lớn, bèn gả Lã Trĩ cho Lưu Bang. Bà kém Lưu Bang chừng 15 tuổi.
la-hau-phunutoday-vn
Lã Hậu là một nhân vật khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Hình minh họa.
Hán Cao tổ Lưu Bang và Lã Trĩ quả là một cặp vợ chồng hoạn nạn có nhau, thế nhưng sự xuất hiện của Thích Phu nhân là một trở ngại nghiêm trọng cho cuộc sống hạnh phúc của cặp vợ chồng đế hậu này.
Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân hình , hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý.
Như Ý thông minh khôi ngô, Lưu Bang rất yêu nên có ý muốn phế trưởng lập thứ. Lã Hậu rất hoảng, tưởng bị phế đến nơi, may nhờ có các đại thần ủng hộ nên bà ta mới giữ vững được ngôi hậu.

Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.
Những thủ đoạn giết người tàn bạo không phải là hiếm ở Trung Quốc, nhưng thủ đoạn tàn ác như Lã Hậu thì quả là có một không hai. Không những hại Thích Phu nhân, Lã Hậu còn lừa Như Ý vào trong cung.
Huệ Đế biết rõ tính mẹ, sợ đứa em cùng cha bị mẹ hãm hại nên ăn ngủ cùng nhau, không rời một bước. Nhưng dù được người anh tốt bụng che chở thì Như Ý cũng không thoát khỏi tay người đàn bà hiểm độc được mãi. Một lần, nhân lúc Huệ Đế đi săn ngoài cung, Lã Hậu đã sai người bóp chết con trai của kẻ tình địch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét