DU LỊCH QUÁ KHỨ 6/c (Nam Kỳ-Lục Tỉnh)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp

Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp
Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp
Di
tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ
Hòa, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, với diện tích được quy hoạch
bảo tồn khoảng 290ha.
Di
tích khảo cổ học Gò Tháp được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện
và công bố vào khoảng những năm cuối của thế kỷ XIX, với tên gọi Prasat
Pream Loven (Chùa năm gian). Đây là địa điểm còn lưu giữ được nhiều giá
trị lịch sử, văn hóa và khoa học gắn với nền văn hóa Óc Eo. Các nhà khảo
cổ học đã phát hiện tại địa điểm này nhiều loại hình di tích, như di
tích cư trú, mộ táng, kiến trúc…, phân bố trên địa bàn rộng, đặc biệt,
tại khu vực này đã phát hiện được tượng thần Vishnu, Shiva bằng đá sa
thạch, có khắc hoa văn và minh văn…
Trong
thời kỳ lịch sử cận, hiện đại, khu di tích này gắn liền với cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta - Nơi đây từng
là đại bản doanh của nghĩa quân Thiên hộ Võ Duy Dương, Đốc binh Nguyễn
Tấn Kiều trong thời kỳ đầu chống Pháp. Trong khoảng những năm 1946 -
1948, Gò Tháp là căn cứ địa của xứ Ủy Nam bộ, Ủy ban Hành chính - Kháng
chiến Nam bộ, Khu ủy Khu 8… Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tiểu
đoàn 502 (những người con của quê hương Đồng Tháp) đã đánh sập Viễn vọng
đài của quân địch tại đây.
Hiện nay, tại khu vực này còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khá tiêu biểu, như:
Gò
Tháp Mười: là gò cao nhất, mặt gò xuất lộ nhiều gạch và những khối đá
lớn, lòng gò còn khối kiến trúc xây bằng gạch, phần Bắc nằm dưới phế
tích ngôi tháp 10 tầng (dựng năm 1956 - 1958), phần Nam còn tương đối
nguyên dạng.
Các
nhà khảo cổ học đã phát hiện tại đây dấu vết đền thờ thần Vishnu và
nhiều hiện vật (02 tượng Vishnu, cánh tay tượng đá, rãnh Yoni vỡ, khuôn
đúc đồ trang sức…) thuộc giai đoạn văn hóa Óc Eo.
Gò
Minh Sư: nằm cách di tích Gò Tháp Mười khoảng 400m về phía Bắc- Đông
Bắc. Gò cao 3,96m, rộng khoảng 1200m2, dạng gần vuông..., mặt gò xuất lộ
nhiều mảnh gốm cổ, gạch vỡ, chân tượng cùng nhiều khối đá cuội.
Gò
Bà Chúa Xứ: cách Gò Tháp Mười khoảng 570m về phía Bắc. Năm 1984, các
nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại di tích này và phát hiện được nền
móng gạch của công trình kiến trúc cổ…
Hố
thám sát GT84 - BCX1: được mở ở đỉnh gò phía Tây. Về cơ bản, địa tầng
của khu vực này đã bị xáo trộn khá mạnh. Dựa vào những kết quả khai
quật, các nhà khảo cổ học cho rằng, lớp đất bên dưới đỉnh gò đã được xử
lý và mang những dấu hiệu của hiện tượng xây đắp.
Hố
thám sát GT84 - BCX2: nằm tại phía trước Linh Miếu Bà. Trong địa tầng
xuất lộ những vỉa gạch xây và một khối nền kiến trúc cổ (dài 25m, rộng
13,8m), có niên đại cách ngày nay khoảng trên 1.500 năm, gắn với văn hóa
Phù Nam. Đây là dạng kiến trúc cổ thường gặp ở khu vực Đông Nam Á và
Đông Dương.
Miếu
Bà Chúa Xứ (Linh Miếu Bà): dựng năm 1973, quay hướng Đông Nam, tường
xây bằng gạch. Miếu gồm ba gian, gian giữa thờ Bà Chúa Xứ, hai gian bên
đặt khám thờ Tả ban và Hữu ban.
Chùa
Tháp Linh (Tháp Linh tự): có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Công”, gồm
các hạng mục: cổng, sân, chùa, đài Quán Thế Âm, chánh điện, hậu Tổ, nhà
tăng ni.
Miếu
Hoàng Cô: xưalà nơi thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia
Long. Năm 2007, Ban Hội hương Gò Tháp đã phục hồi lại miếu bằng vật liệu
hiện đại…
Mộ
Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: được xây dựng sau khi ông mất (1866). Địa
điểm này vốn là nền đồn Trung, thuộc đại bản doanh Gò Tháp, nơi ông đã
từng đóng quân. Tháng 10 năm 1954, Cao Đài Liên minh đã cho xây mộ bằng
vật liệu vữa, gạch, xi măng. Hiện nay, mộ nằm phía sau đền thờ chính,
xung quanh xây tường rào kiên cố, mái đúc bằng bê tông, cột tròn, thân
mộ ốp đá hoa cương, phía trước gắn bia đá,…
Đền
thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: xây dựng năm
1958, thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Đến năm 1991, đền được sửa chữa và
thờ thêm Thiên hộ Võ Duy Dương, vì địa điểm này cũng từng là đại bản
doanh mà Thiên hộ Võ Duy Dương đã chiêu mộ nghĩa quân chống lại thực dân
Pháp. Các hạng mục chính của đền hiện nay gồm: nghi môn, tượng đài,
chính điện…
Hằng
năm, tại di tích Gò Tháp tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của Bà
Chúa Xứ - ngày 15 tháng 3 (Âm lịch) và hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ
Võ Duy Dương, Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều - ngày 15 tháng 11 (Âm lịch).
Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân sở tại và du khách thập
phương.
Với
những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày
27/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử
và khảo cổ Gò Tháp là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số
1419/QĐ-TTg).
Cảnh Toàn (Theo Hồ sơ xếp hạng di tích, tư liệu Cục Di sản văn hóa)
Đền thờ anh hùng dân tộc thủ khoa Huân
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu
Huân. Sinh năm 1830 (canh dần). Tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh
Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo. Con ông Nguyễn Hữu Cẩm
một nông dân khá giả trong vùng.
Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khẳng
khái, học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập. Năm 1852 (dưới triều vua Tự
Đức), ông dự thi hương tại Gia Định, đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân).
Sau đó ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng tỉnh Định
Tường.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
(2/1859), ông bỏ chức giáo thọ, từ biệt gia đình tham gia kháng chiến,
liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống
giặc, ngược với chiến lược hòa mà thực chất là đầu hàng của triều đình
nhà Nguyễn.
Tháng 04 năm 1861 Pháp chiếm Mỹ Tho, ông
cùng Thiên Hộ Dương phát động khởi nghĩa vào hoạt động: Tân An, lan
rộng Mỹ Tho, rất ảnh hưởng đối với sĩ phu Nam Kỳ. Lúc đó Thiên Hộ Dương
làm Chánh Quản Đạo, ông làm Phó.
Cuối năm 1861 thấy được ảnh hưởng của ông Pháp sai Tôn Thọ Tường dụ hàng nhưng không thành.
Đầu năm 1862 bị giặt đánh úp, ông bị
giặc bắt và giải về Sài Gòn. Pháp giao cho ông Đỗ Hữu Phương (gọi là
tổng đốc Phương) đầu sỏ Việt Gian mua chuộc, ông từ chối và khôn khéo
tìm cách trở lại hoạt động liên kết với Trương Định.
Tháng 06 năm 1863 giặc phát hiện căn cứ
ông ở Thuộc Nhiêu (Cai Lậy) nên bao quây càn quét. Ông và Thiên Hộ Dương
chạy thoát về An Giang xây dựng căn cứ Bảy Núi.
Dựa vào điều ước Nhâm Tuất, chúng gửi
tối hậu thư buộc quan tỉnh An Giang giao nộp Thủ Khoa Huân và Thiên Hộ
Dương. Biết tin, Thiên Hộ Dương trốn thoát sau đó chuyển căn cứ về Đồng
Tháp Mười. Còn Thủ Khoa Huân bị bắt giao nộp cho Pháp. Chúng khép ông
vào tội chống lại nhà nước Lang Sa (Pháp) phản đối hiệp ước mà triều
đình đã ký, kết án 10 năm khổ sai và đài ra đảo Réunion. Sau 07 năm tù
chúng ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Đỗ Hữu Phương (Tổng đốc).
Đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo “sinh đồ” ở chợ Lớn với hy vọng
lôi kéo ông về phía chúng. Ông lợi dụng điều kiện dạy học liên lạc với
các sĩ phu yêu nước và hội kín Hoa Kiều “Trường Phát” nhờ mua vũ khí
chuẩn bị khởi nghĩa. Trong khi công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa đang khẩn
trương thì giặc Pháp nhờ bọn dọ thám đã bắt được thuyền trở vũ khí của
nhóm “Trường Phát”. Kế hoạch khởi nghĩa bị vỡ vì không có vũ khí.
Trước tình hình đó ông đã ra lệnh bãi
binh, trở về Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa. Địa bàn
hoạt động chạy suốt từ Cai Lậy đến Mỹ Quý (Sa đéc). Trung tâm ngay vùng
bến Tranh – đã gây tiếng vang toàn cõi Nam Kỳ.
Để đối phó giặc sai Đốc phủ kiêm địa chủ Trần Bá Lộc từ Vĩnh Long đến Mỹ Tho đem quân đàn áp.
Năm 1875 trong trận giao chiến với giặc
bất lợi ông cùng với tùy tùng Đốc binh Hương lẽn về chợ Gạo dự định quá
giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng Đốc binh Hương bị Trần
Bá Lộc mua chuộc dẫn quân bắt Nguyễn Hữu Huân ở chợ Gạo ngày 15 tháng 05
năm 1875, đem giam tại Mỹ Tho. Sau 04 ngày giam tại Mỹ Tho mọi mưu
chước chiêu hàng không thành chúng kết án tử hình Nguyễn Hữu Huân.
Ngày 19 tháng 05 năm 1875 chúng cho tàu
chở ông theo dòng Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết (12 giờ
trưa). Năm ấy ông 45 tuổi.
Suốt 15 năm hoạt động 03 lần khởi nghĩa –
03 lần bị bắt trên chiến trường, trong tù ngục và ngay đến khi bị xử
trảm Thủ Khoa Huân luôn nêu tấm gương “tận trung báo quốc” và “đạo
cương thường” vì nước vì dân.
Để tỏ lòng tôn kính nhân dân địa phương
đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m – ngay trường tiểu học Mỹ
Tịnh An. Trước kia do chính sách phản động của bọn thực dân đế quốc nên
hàng năm để tưởng nhớ đến ông chỉ có các bô lão địa phương đến viếng âm
thầm. Sau khi đất nước thống nhất, lễ thờ cúng ông và những người có
công lập làng vào ngày 15/4 (AL) hàng năm – được tổ chức rất trọng thể,
có rước đoàn hát bội về phục vụ.
Năm 1995 với sự đồng ý của UBND tỉnh
Tiền Giang Đền thờ Thủ Khoa Huân được dời về cạnh ngôi mộ của ông ở ấp
Hòa Quới, xà Hòa Tịnh, Huyện Chợ Gạo.
Thủ Khoa Huân và Tuyệt Mệnh Thi ( Thơ Tuyệt Mạng )
đăng lúc 08:47:10 PM, Aug 24, 2015 * Số lần xem: 248
*
Thủ Khoa Huân và Tuyệt Mệnh Thi ( Thơ Tuyệt Mạng )
Thơ Tuyệt Mạng
Gian nan vó ngựa diệt thù chung
Chỉ tại thua binh mạng phải cùng
Hãy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ
Chớ đem thành bại luận anh hùng
Nổi xung giặc dữ kinh hồn khắp
Liều thác thân tàn rạng tiếng chung
Sóng nước Mỹ Tho pha máu đỏ
Gío Thu chiều úa nhuộm cồn Rồng..!!
Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch
Chuyển dịch từ nguyên tác Tuyệt Mệnh Thi của Thủ Khoa Huân
絕命詩
汗馬難堪為國仇,
只因兵敗致身休。
英雄莫把贏偷論,
宇宙長看節義留。
無怖以驚胡虜魄,
不降甘斷將君頭。
當年萩水波流血,
龍島秋風起暮愁。
Tuyệt Mệnh Thi
Hãn mã nan kham vị quốc cừu,
Chỉ nhân binh bại trí thân hưu.
Anh hùng mạc bả doanh thâu luận,
Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu.
Vô bố dĩ kinh Hồ lỗ phách,
Bất hàng cam đoạn tướng quân đầu.
Ðương niên Tho thuỷ ba lưu huyết,
Long đảo thu phong khởi mộ sầu.
T. K. HUÂN
Phụ chú:
Thủ Khoa Huân tức Nguyễn Hữu Huân ( 1830 - 1875 ), người Định Tường, nay tỉnh Tiền Giang.
Ông đổ đầu khoa thi Hương dưới triều Tự ̣Đức năm 1852 nên thường gọi : Thủ Khoa Huân. Là sĩ phu yêu nước đã chiêu mộ nghĩa binh kháng Pháp. Binh bại, bị giặc bắt.
Giặc Pháp dùng bả vinh hoa dụ hàng. Ông khẳng khái từ chối, bị giặc hành hình. Ông bình thản, trước khi mất đã để lại Tuyệt Mệnh Thi...
Có chỗ nói Tuyệt Mệnh Thi ghi trên, Ông làm để tiếc thương lãnh tụ nghĩa binh Trần Xuân Hoà bị giặc Pháp bắt năm 1862 và đã cắn lưỡi tuẫn tiết!
Không phải Ông làm cho chính Ông.
Địa linh tam giác hợp – Nhân kiệt nhị tộc giao | |||||
Vùng đất thiêng Quảng Ngãi với hơn 600 năm hình thành và phát triển- nơi có núi Ấn, song Trà, Cổ Lũy Cô Thôn, Hà Nhai Vãng Độ, là vùng đất sinh ra nhiều anh kiệt, học giả, nhà khoa học, viên tướng, nhà quân sự tài ba, trở thành những người con ưu tú của dân tộc như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng… | |||||
Sử sách đã ghi nhận nhiều gương người tài
xuất than từ Quảng Ngãi, song cũng có những điều cho tới bây giờ mới
chỉ là phát hiện, cần được làm sa1ng tỏ …
Xin mạnh dạn nêu một vấn đề có thể còn
nhiều nghi vấn cần làm sáng tỏ - vấn đề Địa linh tam giác hợp: Đó là mối
liên hệ kỳ lạ giữa ba vùng đất Quảng Ngãi - Nghệ An – Đồng Tháp. Ba
vùng đất này vô hình chung đã tạo thành một tam giác, có cơ duyên gắn bó
với các nhân vật: Võ Duy Ninh – Võ Duy Dương – Nguyễn Sinh Sắc.
Dịp trước Tết 2005, ra Hà Nội, tôi đến
thăm nhà văn Sơn Tùng, giáo sư Vũ Khiêu, giáo sư Trường Lưu, giáo sư
Hoàng Chương và một vài nhà nghiên cứu khác kể lại những câu chuyện dân
gian về mối liên hệ này. Các giáo sư ngạc nhiên và hỏi tôi nhiều điều.
Riêng anh Vũ Kỳ - thư ký của Bác Hồ lúc sinh thời – khi mời tôi vào dự
hội thảo Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và hiện đại, anh nói với tôi:
Bác Hồ thường nhắc nhiều đến Quảng Ngãi với anh Tô (tức cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng), tôi cũng thường nghe Bác nhắc đến Nghĩa Hành, Chơ Chùa,
khi cụ Huỳnh Thúc Kháng mật tại Nghĩa Hành, nơi trụ sở Ủy ban Hành chánh
kháng chiến Trung Nam bộ đóng tai thôn Phú Bình, Nghĩa Hành và không
phải Bác nhắc 1 lần đâu nhé! Khi bàn về việc kết nghĩa hai tỉnh với nhau
“tình sâu nghĩa nặng”, nhiều người hỏi tại sao Nghệ An phải kết nghĩa
với Quảng Ngãi chứ không phải tỉnh nào khác? Bác chỉ cười.
Tôi hỏi anh Vũ Kỳ:
- Thưa anh, Bác có nói chuyện cụ Nguyễn
Sinh Sắc trên đường vào Khánh Hòa có ghé qua Nghĩa Hành và vì sao cụ lai
ghé qua Nghĩa Hành.
Anh Vũ Kỳ bảo:
- Chuyện Bác nói về Quảng Ngãi, về Nghĩa
Hành thi dài lắm, sâu nặng lắm, đợi đến khi nước nhà thống nhất, Bác Nam
sum họp một nhà Bác mới nói được và sẽ về thăm làng Đại An, Quảng Ngãi
và về Đồng Tháp Mười viếng mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thiên Hộ
Dương. Nhưng ý nguyện của Bác chưa thực hiện được thì Bác đã đi xa, Bác
mất năm 1969 và đến năm 1975 đất nước mới thống nhất.
Anh Vũ Kỳ hứa với tôi khi vào dự hội thảo
sẽ nói rõ chuyện nay. Vào giưa tháng 4-2005, tôi mang giấy mời tới cho
anh thì khi đó anh bị bệnh phải năm viện và chuyện anh định nói với hội
thảo thế là không thực hiện được…
Tại Đồng Tháp, nơi ông Võ Duy Dương tụ
nghĩa chống Pháp cũng là nơi có mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, nơi đây từ lâu đã
xôn xao chuyện nghe đồn “cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là con ông Thiên hộ Võ Duy Dương”.
Gần đây, tôi đọc một cuốn sách rất dày –
Anh hùng Võ Duy Dương chống Pháp ở Đồng Tháp Mười (người con của Quảng
Ngãi trên đất Tháp Mười) của nhà nghiên cứu – Nhà giáo Thượng Hồng,
trong sách có giới thiệu bản sắc phong của vua Tự Đức về Võ Duy Dương quê hương tổ quá Quảng Ngãi; ngay trang đầu tiên của cuốn sách viết: “Kính tặng nhân dân Nghĩa Hành – Quảng Ngãi”.
Lần theo các trang viết của tác phẩm
trên, tôi nhận thấy nhiều chi tiết không giống nhau về mặt lịch sử vì
chỉ căn cứ vào các tờ trình của mật thám Pháp. Từ đó tôi tìm về gặp anh
Võ Thành Tân – người đã đúc di tượng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc dâng
tại Đồng Tháp, Nghệ An và thạc sĩ Võ Kim Chi – người từng viết thư gửi
các cơ quan chức năng nhà nước hỏi về than sinh cụ Phó bảng Nguyễn Sinh
Sắc. Anh Chi đưa tôi xem bảng phả đồ, phả hệ sơ lược của dòng họ Võ thì
thấy:
Võ Duy Ninh – Tổng trấn Gia Định – sinh
hai người con: Võ Duy Lập, Võ Duy Ngọc. Khi Võ Duy Ninh không đầu hang
Pháp, tự vẫn ở Gia Định cũng là lúc Hoàng Diệu không đầu hang Pháp, tuẫn
tiết ở Thăng Long. Võ Duy Ninh Và Hoàng Diệu là bạn than cùng xuất phát
từ Hưng Yên. Sau hi hay tin cha mình – Võ Duy Ninh – tuẫn tiết ở Gia
Định, Võ Duy Lập (tức Võ Duy Dương) lập tức đứng ra chiêu mộ hang ngàn
binh sĩ lập ấp, rèn chí, luyện gan cùng với Trương Định, Thủ khoa Huân
theo tinh thần bất khuất của cha, tiếp tục chống Pháp đến cùng. Nhờ
chiêu mộ hang nghìn hộ dân nhanh chóng như thế, nên ông được triều đình
Huế phong chức Thiên Hộ Vương. Ở Nam bộ gọi Vương thành Dương, dần dần
chữ Dương thay cho chữ Lập, nên về sau tên Lập bị quên lãng, người ta
chỉ gọi ông là Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương) – gắn liền với công cuộc
chống Pháp ở Đồng Tháp Mười cho đến hơi thở cuối cùng của ông, lưu danh
mãi đến bây giờ và mai sau.
Nhà giáo – nhà nghiên cứu Thượng Hồng,
người chuyên theo dấu tích Thiên Hộ Dương suốt hàng chục năm qua, không
những biết Thiên Hộ Dương gốc ở Nghĩa Hành – Quãng Ngãi mà còn đem đối
chiếu giữa năm sinh, năm mất của Võ Duy Dương – Nguyễn Sinh Sắc và rút
ra được kết luận về mối quan hệ giữa hai người là quan hệ phụ tủ - cha
con.
Còn phả đồ, phả hệ sơ lược của Võ Duy Ngô
và Võ Kim Chi lại ghi tuần tự hơn: Sauk hi rời Đồng Tháp Mười, Thiên Hộ
Võ Duy Dương thay hình đổi dạng ra Phan Thiết – Bình Thuận, tìm cách
tung tinh đánh lạc hướng để che mắt mật thám Pháp, rồi lần về quê Đại An
– Hành Thuận – Nghĩa Hành… Sau lên Chợ Chùa mai danh ẩn tích, Võ Duy
Dương (Võ Duy Lập, tức Võ Quá) sinh hạ Võ Cường, Võ Kỳ, Võ Sắc, Võ Thị
Thắm, Võ Thị Lan. Sau khi rời Đồng Tháp Mười về quê, Võ Sắc vừa lên 4
tuổi. Thấy Sắc thong minh, lại biểu lộ ý chí của mình, ông liền tìm cách
lien lạc với ông Hoàng Đường, người có quan hệ ruột thịt với Tổng trấn
Hoàng Diệu và là bạn than với Tổng trấn Võ Duy Ninh, cùng xuất phát từ
Hưng Yên vào dạy học ở Nghệ An. Ông tìm cách nhờ đồng môn, đồng đạo, đưa
Võ Sắc về xứ Nghệ.
Nhờ có đường dây liên lạc nên danh sư
Hoàng Đường đã nhận Võ Sắc làm học trò của minh. Bọn mật thám Nam kỳ vừa
báo cho Pháp biết là Võ Duy Dương chết ở biển Thần Phù, nhưng mặt khác
lại ra sức truy nã ngày càng ráo riết trong khắp cả nước. Thầy Hoàng
Đường tìm đủ mọi cách để cho Võ Sắc có cha và lấy họ của người gọi là
cha, đó là Nguyễn Sinh thay vì họ Võ Duy. Võ Duy Sắc trở thành Nguyễn
Sinh Sắc là như vậy. Sau đó, thầy Hoàng Đường gả con gáp đầu là Hoàng
Thị Loan cho Nguyễn Sinh Sắc. Đúng là nhân kiệt nhị tộc giao.
Những điều đã chỉ dẫn trên cộng thêm nhân
chứng qua các đời, vật chứng gần 150 năm tọa lạc trên đất thôn Đại an,
xã Hành Thuận, đó là ngôi mộ của cụ Tổng trấn Gia Định Võ Duy Ninh – cho
thấy đất thiêng Quảng Ngãi đã sinh ra bao nhân tài kiệt xuất, bao học
giả trí thức, các nhà khoa học, các tướng lĩnh tài ba…
Song vấn đề mà chúng tôi đặt ra trên đây
cần phải được nghiên cứu kỹ càng, cần phải có chứng cứ khoa học xác
đáng, sự minh chứng rõ ràng hơn nữa. Mong rằng đó là một đề tài sớm được
các nhà khoa học, các giáo sư, các học giả tìm hiểu, nghiên cứu sáng
tỏ.
|
|||||
ST
|
Nhận xét
Đăng nhận xét