BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 49
-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hôm qua là tròn 7 năm ngày ông Hussein bị treo cổ vì “tội ác chống
nhân loại”, liên quan đến vụ sát hại 148 người Hồi giáo dòng Shiite ở
Dujail hồi năm 1982. Giám sát vụ xử tử là bác sĩ Mowaffak al-Rubaie, khi
đó giữ chức Cố vấn an ninh quốc gia trong chính phủ Iraq mới. Bảy năm
sau sự kiện trên, tại văn phòng ở thủ đô Baghdad, ông al-Rubaie hồi
tưởng lại thời khắc cuối cùng của nhân vật gây nhiều tranh cãi này.
Cứng rắn tới phút cuối
Trong cuộc phỏng vấn với AFP, ông al-Rubaie kể rằng cựu lãnh đạo Iraq vẫn giữ phong thái mạnh mẽ thường thấy, không hề tỏ ra hối tiếc khi giờ phút lên giá treo cổ đã cận kề. “Một tội phạm? Đúng. Một kẻ giết người? Đúng. Nhưng ông ta mạnh mẽ đến phút cuối cùng”, ông al-Rubaie nói về người đã lãnh đạo Iraq từ năm 1979 đến tháng 3.2003. “Tôi đón ông ta ở cửa. Không ai vào cùng chúng tôi, không có một người Mỹ nào. Ông ta mặc áo khoác và áo sơ mi trắng, trông bình thường và thư thái, tôi không thấy bất cứ dấu hiệu sợ hãi nào. Hẳn nhiên, một số người muốn tôi nói rằng ông ấy suy sụp hay sợ hãi nhưng những điều tôi đang nói là sự thật lịch sử”, ông al-Rubaie cho biết, “Saddam không hề cầu xin ân xá hay mong Thượng đế xót thương gì cả. Tuyệt không có những câu như “Xin tha thứ cho những tội lỗi của con””.
Theo lời ông al-Rubaie, ông Hussein bị còng tay và cầm một cuốn kinh Koran lúc bị đưa đi vào ngày 30.12.2006. “Tôi đưa ông ta đến phòng của thẩm phán để nghe cáo trạng. Trong suốt buổi, Saddam liên tục hô to: Mỹ chết đi! Israel chết đi! Palestine muôn năm”, ông al-Rubaie kể. Sau đó, cựu tổng thống bị đưa đến phòng hành quyết. “Ông ta dừng lại, nhìn vào giá treo cổ sau đó nhìn tôi từ đầu xuống chân và nói: “Bác sĩ, cái thứ này đúng là dành cho đấng nam nhi”, al-Rubaie kể tiếp. Ngay trước khi hành quyết, đám đông bên ngoài liên tục khiêu khích, chế nhạo ông Hussein và ông chỉ trả lời: “Đàn ông mà hành xử như vậy sao?”, rồi bắt đầu cầu nguyện khi al-Rubaie tiến đến kéo cần để treo cổ ông Hussein. Lần đầu tiên không thành công và một người khác phải kéo cần lần thứ hai. “Như tôi đã nói, Saddam là một tội phạm nhưng khi nhìn thi thể ông ta, trong tôi bỗng trào lên một cảm giác rất khó tả”, AFP dẫn lời al-Rubaie.
Ngón tay cái của ông Bush
Ông Hussein bị bắt ở ngoại ô thị trấn Dawr vào tháng 12.2003, 9 tháng sau khi chính quyền của ông bị Mỹ lật đổ với lý do sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, cáo buộc mà đến nay vẫn không tìm thấy bằng chứng nào. Theo ông al-Rubaie, việc xử tử cựu tổng thống được định đoạt sau một cuộc họp qua video giữa Thủ tướng Nuri al-Maliki và Tổng thống Mỹ George W.Bush. “Các ngài định làm gì với tên tội phạm này?”, ông Bush hỏi. “Chúng tôi treo cổ ông ta”, ông al-Maliki đáp. Và ông Bush giơ ngón tay cái lên để bày tỏ sự tán đồng.
Bất chấp những chỉ trích nặng nề nhằm vào chế độ Saddam Hussein, đến nay nhiều người dân Iraq theo Hồi giáo dòng Sunni vẫn tiếc nhớ thời gian ông cầm quyền. Chí ít với họ, đó là một thời kỳ ổn định kéo dài chứ không phải tình trạng bạo lực đẫm máu như bây giờ. Ngược lại, người Hồi giáo Shiite và người Kurd xem ông là “tên đồ tể khát máu”.
ANTT. VN - 5 sự thật đáng ngạc nhiên về cuộc đời nhà độc tài Saddam Hussein
Trước đó, vào tháng 12/2006, một đoạn băng video quay lại cảnh xử tử bằng hình thức treo cổ đối với ông Saddam Hussein đã được tung lên mạng internet và gây ra nhiều tranh cãi. Trong cuốn băng này lưu hình một nhân chứng đang sỉ nhục Hussein trước lúc cựu lãnh đạo này bị treo cổ.
Monqith al-Faroun cũng thừa nhận ông ta nhìn thấy một số quan chức Iraq sử dụng điện thoại di động để quay, chụp lại cảnh nhà cựu độc tài bị treo cổ mặc dù luật pháp Iraq cấm những hành vi này.
Lê Dũng (theo AFP)
Nửa
đêm ngày 18/3/2003, tức là chỉ hai ngày trước khi Mỹ tung quân vào
Iraq, có 3 chiếc xe tải tiến vào Ngân hàng Trung ương ở Baghdad. Trên
một chiếc xe có mặt Qusay Hussein, con trai út của Tổng thống Saddam,
cùng với tay cố vấn và lực lượng bảo vệ của mình. Chẳng cần phải đưa ra
bất cứ giấy tờ gì, Qusay yêu cầu các quan chức ngân hàng lấy ngay cho
anh ta một tỉ USD tiền mặt. Tất cả đều nhanh chóng phục tùng vô điều
kiện. Vài giờ sau, những chiếc xe tải chở đầy các vali chứa khoảng 900
triệu USD vào 100 triệu euro tiền mặt rời khỏi ngân hàng và biến mất vào
bóng đêm.
"Những vụ rút tiền tương tự trong đêm đó cũng được thực hiện trên nhiều thành phố lớn - cựu nhân viên Ngân hàng Trung ương Iraq là Hamid Seidani cho biết - Tất cả vàng và ngoại tệ được rút ra theo mệnh lệnh của Saddam Hussein". Các nhân viên mật vụ Iraq còn lấy đi khoảng 5 tỉ USD nữa. Một ngày trước đó, những nhân vật tin cẩn của Saddam ở nước ngoài cũng được lệnh rút hết tiền khỏi tài khoản ở các ngân hàng của Thụy Sĩ, Liban và Hà Lan. Ngày 15/6/2003, khi kiểm tra tài khoản của gia đình Saddam tại Rotterdam theo yêu cầu của Mỹ, người ta phát hiện trong đó chỉ còn... 12 USD.
Được biết toàn bộ chiến dịch tẩu tán quy mô trên được Saddam giao cho con trai Qusay và Bộ trưởng Tài chính Hikmat Ibrahim Al-Azzawi trực tiếp điều hành. Có nhiều nguồn tin khẳng định, những chuyến xe tải chở đầy tiền trên về sau đã lặng lẽ vượt qua biên giới Iraq - Syria. Còn theo đại diện của Bộ Tài chính Mỹ tiết lộ với tờ The New York Times, quá trình lục soát cung điện của Qusay đã phát hiện được gần 650 triệu USD tiền mặt (gồm toàn tờ 100USD). Có điều, người Mỹ chưa thể xác định rõ số tiền trên có phải là một phần của khoản tiền 1 tỉ USD được rút khỏi Ngân hàng trung ương Iraq hay không.
Cựu Tổng thống Iraq được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng số tài sản khổng lồ của ông ta đã biến mất tăm chỉ trong nháy mắt. Sự thật về vụ biến mất hàng tỉ USD của Saddam Hussein được đánh giá là một trong những bí mật hàng đầu của thế kỷ XXI. Nhà độc tài của Iraq bị quân đội Mỹ bắt giữ vào ngày 13/12/2003 trong một hầm ngầm gần ngôi làng Ad-Daur cùng với 750 ngàn USD tiền mặt. Trong khi cũng mới chỉ vào tháng giêng năm đó (tức là chỉ 2 tháng trước cuộc chiến với Mỹ), Saddam chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Cựu cố vấn David Aufhauser của Bộ Tài chính Mỹ từng tuyên bố rằng, nhà độc tài Iraq đã cất giấu tới 6 tỉ USD chỉ riêng trong các két sắt của Thụy Sĩ. Còn theo tờ báo Cash của Thụy Sĩ, Saddam còn gửi tại ngân hàng nước này 300kg vàng thỏi, hiện đang được giao cho Hãng Metalor quản lý.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, tổng số tài sản thực sự của Saddam còn lớn hơn rất nhiều. Kể từ năm 1991, Hussein bỏ túi riêng khoảng 5% thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq. Chỉ tính theo tiêu chí này, các chuyên gia kinh tế của đương kim Thủ tướng Nouri al-Maliki đã kết luận: Saddam cho đến trước chiến tranh có trong tay 57 tỉ USD từ việc bán dầu.
Kênh truyền hình Al Iraqiya còn đánh giá cao hơn nhiều khi khẳng định, tất cả tiền bạc của Saddam Hussein, kể cả vàng bạc, đá quý (vàng thỏi và kim cương thô chưa gia công), cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới, phải lên tới 100 tỉ USD - tức là nhiều hơn cả tài sản của ông chủ Microsoft là Bill Gates cùng với nhà vua Brunei cộng lại.
Trên thực tế, việc buôn lậu dầu mỏ tới các quốc gia láng giềng đã đem đến cho Saddam khoản thu nhập rất lớn - cựu nhân viên Bộ Tài chính Iraq dưới thời Hussein là Ahmad Nurullah cho biết, Chỉ riêng trong năm 2002, ông ta đã kiếm được 3 tỉ USD. Nhưng vấn đề không chỉ riêng trong lĩnh vực dầu mỏ. Bất cứ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Iraq đều phải trả những khoản tiền hối lộ không nhỏ theo luật cho hai con trai của Tổng thống là Uday và Qusay - 100 ngàn USD cho việc "gia nhập thị trường" và 3% tổng thu nhập.
Chưa hết, với mỗi tấn cam đưa ra khỏi Iraq, gia đình Hussein nhận được 20 USD, mỗi thùng thuốc lá 5 USD, mỗi thùng xăng 4 USD. Chỉ riêng một viên kim cương trong bộ sưu tập của Uday (gần 1.000 viên) cũng trị giá cả nửa triệu USD. Nếu tính thời gian cầm quyền rất dài của Saddam Hussein - 35 năm kể từ sau cuộc đảo chính năm 1968, khó ai có thể hình dung nổi tài sản thực tế của nhà độc tài Iraq là bao nhiêu.
Ngày 19/10/2005, Saddam Hussein phải ra đứng trước tòa,
trước khi bị kết án treo cổ vào ngày 30/12/2006 tại nhà tù Baghdad. Bất
chấp một loạt những cuộc thẩm vấn ráo riết trước đó, Saddam không hề hé
răng về nơi cất giấu khối tài sản khổng lồ của mình. Trước đó, Ban Hỗ
trợ tình báo của Bộ Tài chính Mỹ (tại Mỹ một số bộ dân sự cũng có cơ
quan tình báo riêng của mình) từng hùng hồn tuyên bố, sẽ bằng mọi giá
"săn lùng những đồng tiền đẫm máu của Saddam Hussein". Tuy nhiên, những
nỗ lực trên chẳng đem lại kết quả đáng kể nào. Trong suốt 8 năm rà soát
tìm kiếm các ngân hàng tại Trung Đông, người ta chỉ tìm thấy vỏn vẹn...
1,2 tỉ USD, trong đó có một nửa tìm được ngay tại Iraq.
Hiện giờ, con gái Raghad Hussein và bà vợ đầu Sajida Talfah của ông ta vẫn đang sống rất thoải mái tại một biệt thự sang trọng ở Jordan mà chẳng phải lo nghĩ gì về chuyện tiền bạc. Ngay cả khi Interpol ra trát bắt giữ, vợ con Saddam cũng chẳng phải lo lắng vì họ có thừa khả năng tài chính để mua lại an ninh cho chính mình, trở thành những vị khách quý của nhà vua tại đây.
Còn phải kể tới một chi tiết nữa. Ngày 22/7/2003, hai con trai Uday và Qusay của Saddam bị lực đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Mosul. Tuy nhiên, người con trai thứ ba Ali Hussein - 27 tuổi, là con của Saddam với bà vợ hai Samira Shahbandar - đã biến mất, bất chấp một loạt những nỗ lực tìm kiếm tại Thụy Sĩ và Liban. Cần biết là bà Samira từng được mệnh danh là "thủ quỹ” của Saddam, chuyên điều hành những khoản chi phí của gia đình. Trong số báo ra ngày 17/12/2003, tờ "Herald Sun" của Australia đã công bố một tình tiết khẳng định, tình báo Israel đã thu được một cuộc gọi của Saddam cho Samira tại Beirut. Sau khi Hussein bị bắt, bà Samira cũng biến mất luôn.
Nhiều quan chức trong Chính phủ Iraq hiện nay tin rằng, một phần đáng kể tiền bạc của Saddam đã được chuyển tới nước Nga khoảng một năm trước khi chính quyền của nhà độc tài bị lật đổ. Đó cũng là lý do khiến Baghdad luôn tìm mọi cách đòi dẫn độ Tiến sĩ Abbas Khalaf, cựu Đại sứ của Iraq dưới thời Saddam, hiện đang sống tại Moskva. Baghdad cho rằng, Khalaf được cho là người đang nắm giữ và quản lý số tài sản này. Nhiều đồng đôla của Saddam rất có thể đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đóng vai trò quan trọng làm bùng nổ thị trường xây dựng tại Moskva
Linh Nga (tổng hợp)
Dòng câu chuyện:
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhìn lại cuộc đời cựu Tổng thống Saddam Hussein
TPO - Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein sinh ngày
28 tháng 4 năm 1937, trong một gia đình người chăn cừu, tại làng
al-Awja, ngoại ô thị trấn Tikrit, cách thủ đô Baghdad 150 km về phía
Bắc.
Tháng 10/1956, ông Saddam tham gia
cuộc nổi dậy chống lại các nhà cầm quyền bảo hoàng thân Anh và trở thành
một tướng lĩnh trong quân đội, đồng thời được kết nạp vào đảng Xã hội
Baath.
Tháng 10/1959, một năm sau khi chính quyền quân sự thất thủ, Saddam tham gia ám sát thủ tướng Abdel-Karim Kassem nhưng thất bại.
Mặc dù bị thương nhưng Saddam Hussein đã trốn thoát
được ra nước ngoài, chính vụ việc này đã mang lại danh tiếng về khả năng
xoay sở của Saddam và sau này, góp phần tạo nên sự tôn thờ của nhiều
người dân đối với ông.
Tháng 2/1963, Saddam Hussein trở lại
Baghdad vào thời điểm đảng Baath giành lại chính quyền trong một cuộc
đảo chính. Tuy nhiên, chỉ 9 tháng sau, chính quyền quân sự một lần nữa
bị lật đổ.
Saddam Hussein bị bắt và bỏ tù, trong tù ông được bầu làm Phó Tổng thư kí đảng Baath.
Tháng 7/1968, Saddam Hussein tham gia
vạch kế hoạch đảo chính, đưa đảng Baath trở lại cầm quyền và hạ bệ Tổng
thống Abdul-Rahman Aref, đưa anh họ của mình là Ahmed Hassan al-Bark lên
nắm quyền.
Thời gian này, Saddam Hussein giữ chức Phó Tổng thống
phụ trách an ninh quốc gia và ông đã tiến hành công cuộc quốc hữu hóa
ngành công nghiệp dầu mỏ năm 1972, giúp thúc đẩy kinh tế Iraq.
Ngày 16/9/1979, Saddam Hussein lên nắm quyền Tổng thống Iraq sau khi buộc người anh họ, Tổng thống Ahmed Hassen al-Bark từ chức chủ tịch RCC.
Ngày 22/9/1980, Saddam Hussein phát động cuộc chiến tranh với Iran kéo dài 8 năm vì những tranh chấp xung quanh vấn đề biên giới.
Tháng 2/1990, Saddam Hussein cho quân đội tiến vào Kuwait, khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc buộc phải áp đặt lệnh cấm vận đối với Iraq.
Tuy nhiên sự có mặt của Iraq ở đây chỉ kéo dài 6
tháng, cho tới khi lực lượng quân đội do Mỹ cầm đầu tiến hành cuộc chiến
tranh Vùng Vịnh, buộc Iraq phải rút quân ra khỏi lãnh thổ Kuwait.
Ngày 15/10/1995, Saddam Hussein chiến
thắng trong cuộc trưng cầu dân ý và được bầu làm Tổng thống Iraq với số
phiếu áp đảo- hơn 99% trên tổng số.
Ngày 15/10/2002, kết quả trưng cầu dân ý cho thấy Saddam Hussein lại chiến thắng tuyệt đối với 100% số phiếu bầu.
Trong thời gian cầm quyền, Saddam Hussein đã cho xây dựng rất nhiều tượng đài và công trình có gắn hình ảnh của mình.
Ngày 20/3/2003, Mỹ tấn công Iraq sau
một loạt các cuộc thanh tra của IAEA và Liên Hợp Quốc tiến hành trước
lời buộc tội Iraq có chứa vũ khí hạt nhân.
Trong bài phát biểu đầu tiên sau sự kiện 11/9, Tổng
thống Mỹ Bush liệt Iraq dưới sự cầm quyền của Saddam Hussein vào "trục
tam giác ma quỷ", cùng với Iran và CHDCND Triều Tiên.
Ngày 9/4/2003, quân đội Mỹ chiếm đóng
trung tâm thành phố Baghdad, lật đổ chế độ cầm quyền kéo dài hơn 30
năm của ông Saddam. Vị Tổng thống thất thế đã bỏ trốn và trở thành người
bị truy nã hàng đầu Iraq.
Quân đội Mỹ đặt bức ảnh Saddam vào con bài Át bích trong bộ bài truy nã của mình.
|
Ngày 22/7/2003, quân đội Mỹ khẳng định hai con trai của Saddam Hussein, Uday và Qusay đã bị giết trong một cuộc đọ súng tại Mosul.
Tháng 12/2003, các quan chức Mỹ thông báo đã bắt được Saddam Hussein khi ông đang ẩn náu tại một làng gần thị trấn al Dawr.
Ngày 19/10/2005, phiên tòa xét xử
Saddam với tội danh diệt chủng, thảm sát 148 người Shiite tại Dujai đươc
mở. Tuy nhiên mọi lời buộc tội đều bị ông phủ nhận.
Ngày 21/8/2006, Saddam Hussein từ chối
mời luật sư biện hộ trong phiên tòa xét xử tội danh tiến hành chiến
dịch Anfal, tàn sát hàng chục nghìn người Kurd năm 1988.
Ngày 5/11/2006, phiên tòa tổ chức tại
Baghdad kết án Saddam Hussein tội diệt chủng và tuyên án tử hình ông vì
tội tàn sát 148 người Shiite tại Dujai.
Ngày 26/12/2006, một tòa phúc thẩm Iraq phê chuẩn lời kết tội và án tử hình đối với Saddam Hussein trong vụ thảm sát Dujai.
Tại phiên tòa, sau khi nghe lời phán xét cuối cùng,
Saddam Hussein đã nổi giận và hét lên “Cuộc sống vĩnh cửu cho một dân
tộc vinh quang và cái chết dành cho những kẻ thù.”
Ngày 30/12/2006, cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị hành quyết.
Hà GiangTheo China daily, Telegrah, Reuters
Những phút cuối cùng của ông Saddam Hussein
31/12/2013 08:50Cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein được cho là vẫn tỏ ra mạnh mẽ và không chút hối tiếc trong những phút cuối cùng trước khi bị xử tử.
Cứng rắn tới phút cuối
Trong cuộc phỏng vấn với AFP, ông al-Rubaie kể rằng cựu lãnh đạo Iraq vẫn giữ phong thái mạnh mẽ thường thấy, không hề tỏ ra hối tiếc khi giờ phút lên giá treo cổ đã cận kề. “Một tội phạm? Đúng. Một kẻ giết người? Đúng. Nhưng ông ta mạnh mẽ đến phút cuối cùng”, ông al-Rubaie nói về người đã lãnh đạo Iraq từ năm 1979 đến tháng 3.2003. “Tôi đón ông ta ở cửa. Không ai vào cùng chúng tôi, không có một người Mỹ nào. Ông ta mặc áo khoác và áo sơ mi trắng, trông bình thường và thư thái, tôi không thấy bất cứ dấu hiệu sợ hãi nào. Hẳn nhiên, một số người muốn tôi nói rằng ông ấy suy sụp hay sợ hãi nhưng những điều tôi đang nói là sự thật lịch sử”, ông al-Rubaie cho biết, “Saddam không hề cầu xin ân xá hay mong Thượng đế xót thương gì cả. Tuyệt không có những câu như “Xin tha thứ cho những tội lỗi của con””.
Theo lời ông al-Rubaie, ông Hussein bị còng tay và cầm một cuốn kinh Koran lúc bị đưa đi vào ngày 30.12.2006. “Tôi đưa ông ta đến phòng của thẩm phán để nghe cáo trạng. Trong suốt buổi, Saddam liên tục hô to: Mỹ chết đi! Israel chết đi! Palestine muôn năm”, ông al-Rubaie kể. Sau đó, cựu tổng thống bị đưa đến phòng hành quyết. “Ông ta dừng lại, nhìn vào giá treo cổ sau đó nhìn tôi từ đầu xuống chân và nói: “Bác sĩ, cái thứ này đúng là dành cho đấng nam nhi”, al-Rubaie kể tiếp. Ngay trước khi hành quyết, đám đông bên ngoài liên tục khiêu khích, chế nhạo ông Hussein và ông chỉ trả lời: “Đàn ông mà hành xử như vậy sao?”, rồi bắt đầu cầu nguyện khi al-Rubaie tiến đến kéo cần để treo cổ ông Hussein. Lần đầu tiên không thành công và một người khác phải kéo cần lần thứ hai. “Như tôi đã nói, Saddam là một tội phạm nhưng khi nhìn thi thể ông ta, trong tôi bỗng trào lên một cảm giác rất khó tả”, AFP dẫn lời al-Rubaie.
Ngón tay cái của ông Bush
Ông Hussein bị bắt ở ngoại ô thị trấn Dawr vào tháng 12.2003, 9 tháng sau khi chính quyền của ông bị Mỹ lật đổ với lý do sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, cáo buộc mà đến nay vẫn không tìm thấy bằng chứng nào. Theo ông al-Rubaie, việc xử tử cựu tổng thống được định đoạt sau một cuộc họp qua video giữa Thủ tướng Nuri al-Maliki và Tổng thống Mỹ George W.Bush. “Các ngài định làm gì với tên tội phạm này?”, ông Bush hỏi. “Chúng tôi treo cổ ông ta”, ông al-Maliki đáp. Và ông Bush giơ ngón tay cái lên để bày tỏ sự tán đồng.
Bất chấp những chỉ trích nặng nề nhằm vào chế độ Saddam Hussein, đến nay nhiều người dân Iraq theo Hồi giáo dòng Sunni vẫn tiếc nhớ thời gian ông cầm quyền. Chí ít với họ, đó là một thời kỳ ổn định kéo dài chứ không phải tình trạng bạo lực đẫm máu như bây giờ. Ngược lại, người Hồi giáo Shiite và người Kurd xem ông là “tên đồ tể khát máu”.
Khổ sở vì cái tên Tại thị trấn Aziziyah đông người Hồi giáo Shiite ở ngoại ô Baghdad, Saddam Hussein thoải mái tản bộ, thi thoảng còn đùa cợt với binh sĩ đi tuần và bắt tay người qua đường. “Tôi còn sống nè, các anh chỉ hành quyết tên đóng thế của tôi thôi”, Saddam cười nói với mấy cảnh sát trước một trạm kiểm soát. Thực chất, theo AFP, người đàn ông này chỉ là một thợ điện bình thường tên Saddam Hussein Ulaiwi, một trong số rất nhiều người ở Iraq trùng tên với vị tổng thống bị hành quyết. Thời Saddam Hussein còn đương nhiệm, nhiều người được cha mẹ đặt tên theo tên nhà lãnh đạo để tỏ lòng tôn kính nhưng nay họ đang sống dở chết dở. “Nhiều người ở Aziziyah căm ghét Saddam nên bây giờ họ luôn mắng nhiếc tôi”, Saddam Hussein Ulaiwi cười buồn kể với AFP. Cũng như anh thợ điện này, những “Saddam Hussein” khác khổ sở kể họ rất khó xin việc làm, đi chứng giấy tờ thì luôn bị gây khó dễ, thậm chí còn bị dọa giết. Mọi nỗ lực đổi tên đều không đi đến đâu vì tình trạng quan liêu ở Iraq. Giờ đây, nhiều người phải năn nỉ bạn bè và người thân gọi mình bằng một cái tên khác. Chẳng hạn như phóng viên Saddam Hussein al-Mihimidi ở Ramadi đề nghị được gọi là Abu Abdullah. “Sau năm 2003, cuộc đời tôi thay đổi dữ dội, từ thái cực này sang hẳn thái cực khác”, anh chàng 33 tuổi chán nản nói.
Danh Toại
|
Trùng Quang
Những "cánh tay" của Tổng thống Saddam Hussein
5 sự thật đáng ngạc nhiên về cuộc đời Saddam Hussein
1. Tên “Saddam” tiếng Ả-rập có nghĩa là “kẻ đối đầu"
Saddam Hussein tên thật là Saddam Hussein Abd al-Majid al-Tikriti, sinh ngày 28/04/1937, ở thị trấn Al-Awja, cách thành phố Tikrit 13 cây số. Mẹ của ông, bà Subha Tulfah al-Mussallat, giải thích rằng tên “Saddam” tiếng Ả-rập có nghĩa là “kẻ đối đầu”
4. Cuốn kinh Koran chép bằng máu Saddam Hussein
Nhà thư pháp nổi tiếng Abbas Shaker Jawdah cho hay ông đã mất 2 năm để chép kinh Koran bằng chính máu của Saddam Hussein, theo đơn đặt hàng riêng của cựu tổng thống Iraq. Ông nói: Saddam Hussein gọi tôi tới bệnh viện Ibn Sina ở Baghdad, nơi cậu con trai Uday của ông đang dưỡng thương, và ra lệnh cho tôi chép một bản kinh Koran bằng chính máu của ông ấy. Jawdah giải thích rằng Saddam muốn tỏ một cử chỉ thể hiện lòng biết ơn, vì Thánh Allah đã không lấy đi mạng sống của Uday (cả hai anh em Uday và Qusay bị lực lượng Mỹ giết ở thành phố Mosul ngày 22/7/2003).
Tại buổi hành quyết tháng 12/2006, cuốn kinh Koran đã được Hussein yêu cầu trao lại cho một người bạn của mình.
5. Hussein từng nhận một giải thưởng từ UNESCO cho việc nâng cao mức sống ở Iraq
Rõ ràng Saddam đã phạm nhiều tội ác chống lại các nhóm dân tộc nhất định của Iraq và được biết đến như một nhà độc tài khét tiếng. Saddam Hussein, người cầm quyền ở Iraq trong hơn hai thập kỷ, đã tiến hành nhiều cuộc đàn áp đẫm máu, chiến tranh và hứng chịu lệnh cấm vận khắc nghiệt. Ông lĩnh án treo cổ sau khi bị tuyên có tội, với cáo buộc tội ác chống lại loài người, hay được biết đến với vụ sát hại 148 nông dân người Shiite ở Dujail năm 1982. Tuy nhiên trong thời gian cầm quyền ông cũng đã nâng cao đáng kể mức sống ở Iraq. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1968, Saddam thiết lập về lợi ích thu giữ dầu quốc tế và sử dụng cơ sở kinh tế vững chắc để phát triển đất nước. Những khoản thu ngân sách khổng lồ từ nguồn dầu mỏ được chính quyền đầu tư vào nền công nghiệp, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nhờ đó Iraq trở thành một trong những quốc gia có mức sống cao nhất trong thế giới Ảrập thập kỷ 70. Đồng thời, Iraq cũng dùng tiền để xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu có cả vũ khí hủy diệt bằng hóa học, sinh học và hạt nhân. Những kết quả mà Saddam công nhận một giải thưởng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO
Phương Phương - tổng hợp từ Kizaz, Vnexpress
Saddam Hussein tên thật là Saddam Hussein Abd al-Majid al-Tikriti, sinh ngày 28/04/1937, ở thị trấn Al-Awja, cách thành phố Tikrit 13 cây số. Mẹ của ông, bà Subha Tulfah al-Mussallat, giải thích rằng tên “Saddam” tiếng Ả-rập có nghĩa là “kẻ đối đầu”
2. Hussein kết hôn với em họ của mình là Sajida Talfah
Từ thời thơ ấu cho đến tuổi ba Hussein sống với gia đình cậu của mình
là Khairallah Talffah. Sau khi mẹ ông tái giá, người cha dượng của
Saddam không ưa gì đứa con trai của vợ vì
thế 10 tuổi Saddam phải bỏ nhà về thủ đô Baghdad sống với ông
cậu Talfah. Năm 1963, ông cậu cho phép Saddam thành hôn với con gái mình
là Sajida Talfah khi Hussein 21 tuổi.
3. Có bằng luật của Đại học Baghdad
Từ năm 17 tuổi đến năm 20 tuổi, Saddam đã theo học một trường luật ở
Iraq nhưng đã bỏ học năm 1957 để gia nhập đảng Baath và tham gia nhiều
hoạt động lớn của đảng này. Sau vụ ám sát bất
thành của cựu Tướng Abdul Karim Kassem. Hussein mang theo vết thương
vì đạn bắn vào chân trốn sang Damas, Jordan rồi chạy tới Cairo, Ai Cập.
Ngày 25/2/1960, Trong thời gian lưu lạc và hoạt động ở
Ai Cập, ông theo học ngành luật tại Đại học Cairo. Năm 1963 Saddam
Hussein đã từ Ai Cập quay về nước và trở thành nhân vật khét tiếng trong
những hoạt động trả thù nhằm vào các tù nhân thuộc
chế độ cũ tại hai nhà ngục Fellaheen và Muthaqafeen đồng thời ông cũng
lấy được bằng luật vài năm sau đó.
Nhà thư pháp nổi tiếng Abbas Shaker Jawdah cho hay ông đã mất 2 năm để chép kinh Koran bằng chính máu của Saddam Hussein, theo đơn đặt hàng riêng của cựu tổng thống Iraq. Ông nói: Saddam Hussein gọi tôi tới bệnh viện Ibn Sina ở Baghdad, nơi cậu con trai Uday của ông đang dưỡng thương, và ra lệnh cho tôi chép một bản kinh Koran bằng chính máu của ông ấy. Jawdah giải thích rằng Saddam muốn tỏ một cử chỉ thể hiện lòng biết ơn, vì Thánh Allah đã không lấy đi mạng sống của Uday (cả hai anh em Uday và Qusay bị lực lượng Mỹ giết ở thành phố Mosul ngày 22/7/2003).
Rõ ràng Saddam đã phạm nhiều tội ác chống lại các nhóm dân tộc nhất định của Iraq và được biết đến như một nhà độc tài khét tiếng. Saddam Hussein, người cầm quyền ở Iraq trong hơn hai thập kỷ, đã tiến hành nhiều cuộc đàn áp đẫm máu, chiến tranh và hứng chịu lệnh cấm vận khắc nghiệt. Ông lĩnh án treo cổ sau khi bị tuyên có tội, với cáo buộc tội ác chống lại loài người, hay được biết đến với vụ sát hại 148 nông dân người Shiite ở Dujail năm 1982. Tuy nhiên trong thời gian cầm quyền ông cũng đã nâng cao đáng kể mức sống ở Iraq. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1968, Saddam thiết lập về lợi ích thu giữ dầu quốc tế và sử dụng cơ sở kinh tế vững chắc để phát triển đất nước. Những khoản thu ngân sách khổng lồ từ nguồn dầu mỏ được chính quyền đầu tư vào nền công nghiệp, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Nhờ đó Iraq trở thành một trong những quốc gia có mức sống cao nhất trong thế giới Ảrập thập kỷ 70. Đồng thời, Iraq cũng dùng tiền để xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu có cả vũ khí hủy diệt bằng hóa học, sinh học và hạt nhân. Những kết quả mà Saddam công nhận một giải thưởng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO
Phương Phương - tổng hợp từ Kizaz, Vnexpress
Tiết lộ phút cuối cùng của Saddam Hussein
Thứ hai, 2010-12-06 - Nguồn: VTC.vn Yêu cầu xóa tin
(VTC News) - Theo AFP, những chi tiết về phiên hành xử cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã được mô tả lại đầy đủ trong một tài liệu ngoại giao của Mỹ vừa bị tiết lộ.
Tài liệu được tiết lộ ghi
lại quá trình cựu Tổng thống Iraq trước khi bị treo cổ, trong đó có đề
cập việc ông Hussein bị những người dẫn giải ra pháp trường sỉ nhục.
Thậm chí, tài liệu còn
cho biết, rất nhiều quan chức của chính quyền lâm thời Iraq đã ghi lại
cảnh cựu Tổng thống Iraq bị treo cổ một cách thoải mái bằng điện thoại
di động, bất chấp quy định cấm ghi hình lại phiên xử tử.
Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein. |
Trước đó, vào tháng 12/2006, một đoạn băng video quay lại cảnh xử tử bằng hình thức treo cổ đối với ông Saddam Hussein đã được tung lên mạng internet và gây ra nhiều tranh cãi. Trong cuốn băng này lưu hình một nhân chứng đang sỉ nhục Hussein trước lúc cựu lãnh đạo này bị treo cổ.
Theo tài liệu được liệt
vào dạng MẬT được chuyển đi vào tháng 1/2007, trong một cuộc hội đàm với
đại sứ Mỹ tại Iraq khi đó là Zalmay Khalilzad, phó công tố Iraq Monqith
al-Faroun mô tả khá kỹ nhân viên dẫn giải cựu Tổng thống Saddam
Hussein.
Ông này cũng thừa nhận rằng nhân viên dẫn giải cựu Tổng thống Iraq đã sỉ nhục cựu lãnh đạo này bằng câu “hãy xuống địa ngục đi”…
Monqith al-Faroun cũng thừa nhận ông ta nhìn thấy một số quan chức Iraq sử dụng điện thoại di động để quay, chụp lại cảnh nhà cựu độc tài bị treo cổ mặc dù luật pháp Iraq cấm những hành vi này.
Quan chức này cũng nói
thêm rằng, trước khi bị treo cổ, cựu lãnh đạo Saddam Hussein đã đọc lời
cầu nguyện cuối cùng. Trong khi đọc lời nguyện, một nhân chứng khác đã
thét lên 3 từ: “Moqtada, Moqtada, Moqtada”.
Theo cắt nghĩa, Moqtada
là tên chỉ nhà lãnh đạo dòng Shiite Moqtada al-Sadr – người có ảnh hưởng
lớn nhất tại Iraq sau khi chế độ của cựu lãnh đạo Saddam Hussein sụp
đổ.
Tài sản khổng lồ của Saddam Hussein đang được cất giấu ở đâu?
16:40 19/12/2010Người Mỹ đã có thể truy bắt, thẩm vấn và treo cổ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, nhưng lại bất lực trong việc bắt ông tiết lộ một bí mật không kém phần quan trọng - đó là nơi cất giấu những tài sản khổng lồ của ông ta. Theo đánh giá của các chuyên gia, đến nhà tỉ phú Bill Gates cũng phải đứng sau Hussein về tổng giá trị tài sản.
Dù bị bắt giữ và treo cổ, nhưng ông Saddam đã không hề hé răng về nơi cất giấu những tài sản khổng lồ của mình. |
"Những vụ rút tiền tương tự trong đêm đó cũng được thực hiện trên nhiều thành phố lớn - cựu nhân viên Ngân hàng Trung ương Iraq là Hamid Seidani cho biết - Tất cả vàng và ngoại tệ được rút ra theo mệnh lệnh của Saddam Hussein". Các nhân viên mật vụ Iraq còn lấy đi khoảng 5 tỉ USD nữa. Một ngày trước đó, những nhân vật tin cẩn của Saddam ở nước ngoài cũng được lệnh rút hết tiền khỏi tài khoản ở các ngân hàng của Thụy Sĩ, Liban và Hà Lan. Ngày 15/6/2003, khi kiểm tra tài khoản của gia đình Saddam tại Rotterdam theo yêu cầu của Mỹ, người ta phát hiện trong đó chỉ còn... 12 USD.
Được biết toàn bộ chiến dịch tẩu tán quy mô trên được Saddam giao cho con trai Qusay và Bộ trưởng Tài chính Hikmat Ibrahim Al-Azzawi trực tiếp điều hành. Có nhiều nguồn tin khẳng định, những chuyến xe tải chở đầy tiền trên về sau đã lặng lẽ vượt qua biên giới Iraq - Syria. Còn theo đại diện của Bộ Tài chính Mỹ tiết lộ với tờ The New York Times, quá trình lục soát cung điện của Qusay đã phát hiện được gần 650 triệu USD tiền mặt (gồm toàn tờ 100USD). Có điều, người Mỹ chưa thể xác định rõ số tiền trên có phải là một phần của khoản tiền 1 tỉ USD được rút khỏi Ngân hàng trung ương Iraq hay không.
Cựu Tổng thống Iraq được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nhưng số tài sản khổng lồ của ông ta đã biến mất tăm chỉ trong nháy mắt. Sự thật về vụ biến mất hàng tỉ USD của Saddam Hussein được đánh giá là một trong những bí mật hàng đầu của thế kỷ XXI. Nhà độc tài của Iraq bị quân đội Mỹ bắt giữ vào ngày 13/12/2003 trong một hầm ngầm gần ngôi làng Ad-Daur cùng với 750 ngàn USD tiền mặt. Trong khi cũng mới chỉ vào tháng giêng năm đó (tức là chỉ 2 tháng trước cuộc chiến với Mỹ), Saddam chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes.
Cựu cố vấn David Aufhauser của Bộ Tài chính Mỹ từng tuyên bố rằng, nhà độc tài Iraq đã cất giấu tới 6 tỉ USD chỉ riêng trong các két sắt của Thụy Sĩ. Còn theo tờ báo Cash của Thụy Sĩ, Saddam còn gửi tại ngân hàng nước này 300kg vàng thỏi, hiện đang được giao cho Hãng Metalor quản lý.
Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, tổng số tài sản thực sự của Saddam còn lớn hơn rất nhiều. Kể từ năm 1991, Hussein bỏ túi riêng khoảng 5% thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq. Chỉ tính theo tiêu chí này, các chuyên gia kinh tế của đương kim Thủ tướng Nouri al-Maliki đã kết luận: Saddam cho đến trước chiến tranh có trong tay 57 tỉ USD từ việc bán dầu.
Kênh truyền hình Al Iraqiya còn đánh giá cao hơn nhiều khi khẳng định, tất cả tiền bạc của Saddam Hussein, kể cả vàng bạc, đá quý (vàng thỏi và kim cương thô chưa gia công), cổ phiếu của những công ty hàng đầu thế giới, phải lên tới 100 tỉ USD - tức là nhiều hơn cả tài sản của ông chủ Microsoft là Bill Gates cùng với nhà vua Brunei cộng lại.
Trên thực tế, việc buôn lậu dầu mỏ tới các quốc gia láng giềng đã đem đến cho Saddam khoản thu nhập rất lớn - cựu nhân viên Bộ Tài chính Iraq dưới thời Hussein là Ahmad Nurullah cho biết, Chỉ riêng trong năm 2002, ông ta đã kiếm được 3 tỉ USD. Nhưng vấn đề không chỉ riêng trong lĩnh vực dầu mỏ. Bất cứ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Iraq đều phải trả những khoản tiền hối lộ không nhỏ theo luật cho hai con trai của Tổng thống là Uday và Qusay - 100 ngàn USD cho việc "gia nhập thị trường" và 3% tổng thu nhập.
Chưa hết, với mỗi tấn cam đưa ra khỏi Iraq, gia đình Hussein nhận được 20 USD, mỗi thùng thuốc lá 5 USD, mỗi thùng xăng 4 USD. Chỉ riêng một viên kim cương trong bộ sưu tập của Uday (gần 1.000 viên) cũng trị giá cả nửa triệu USD. Nếu tính thời gian cầm quyền rất dài của Saddam Hussein - 35 năm kể từ sau cuộc đảo chính năm 1968, khó ai có thể hình dung nổi tài sản thực tế của nhà độc tài Iraq là bao nhiêu.
Tòa nhà của Ngân hàng trung ương Iraq, là nơi nhà Hussein đã rút cả tỉ USD tiền mặt trước khi chạy trốn. |
Hiện giờ, con gái Raghad Hussein và bà vợ đầu Sajida Talfah của ông ta vẫn đang sống rất thoải mái tại một biệt thự sang trọng ở Jordan mà chẳng phải lo nghĩ gì về chuyện tiền bạc. Ngay cả khi Interpol ra trát bắt giữ, vợ con Saddam cũng chẳng phải lo lắng vì họ có thừa khả năng tài chính để mua lại an ninh cho chính mình, trở thành những vị khách quý của nhà vua tại đây.
Còn phải kể tới một chi tiết nữa. Ngày 22/7/2003, hai con trai Uday và Qusay của Saddam bị lực đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Mosul. Tuy nhiên, người con trai thứ ba Ali Hussein - 27 tuổi, là con của Saddam với bà vợ hai Samira Shahbandar - đã biến mất, bất chấp một loạt những nỗ lực tìm kiếm tại Thụy Sĩ và Liban. Cần biết là bà Samira từng được mệnh danh là "thủ quỹ” của Saddam, chuyên điều hành những khoản chi phí của gia đình. Trong số báo ra ngày 17/12/2003, tờ "Herald Sun" của Australia đã công bố một tình tiết khẳng định, tình báo Israel đã thu được một cuộc gọi của Saddam cho Samira tại Beirut. Sau khi Hussein bị bắt, bà Samira cũng biến mất luôn.
Nhiều quan chức trong Chính phủ Iraq hiện nay tin rằng, một phần đáng kể tiền bạc của Saddam đã được chuyển tới nước Nga khoảng một năm trước khi chính quyền của nhà độc tài bị lật đổ. Đó cũng là lý do khiến Baghdad luôn tìm mọi cách đòi dẫn độ Tiến sĩ Abbas Khalaf, cựu Đại sứ của Iraq dưới thời Saddam, hiện đang sống tại Moskva. Baghdad cho rằng, Khalaf được cho là người đang nắm giữ và quản lý số tài sản này. Nhiều đồng đôla của Saddam rất có thể đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đóng vai trò quan trọng làm bùng nổ thị trường xây dựng tại Moskva
Linh Nga (tổng hợp)
Iraq tan rã: Tổng thống Mỹ nào chịu trách nhiệm?
Nội chiến ở Iraq
(ĐSPL) -
Iraq đang bên bờ tan rã và báo chí Pháp số ra ngày 20/6 đặt câu hỏi: Ai
đã gây ra nông nỗi này và ai phải chịu trách nhiệm?
Ai đã làm mất Iraq?
Báo Le Monde chạy trên trang nhất hàng tít “Obama hay Bush: Ai đã làm mất Iraq?”.
Trong hồ sơ
này, Le Monde đề cập đến một loạt chủ đề như : sự chỉ trích của phe bảo
thủ nhắm vào đương kim Tổng thống 11 năm sau cuộc chiến do George Bush
phát động, phản ứng dè dặt của Barack Obama trong việc hỗ trợ quân sự
đối với Iraq… Đặc biệt, Le Monde còn có bài phân tích “Irak, 34 năm bất
hạnh” phác họa lại lịch sử của tấn thảm kịch.
Cuộc
tổng tấn công của lực lượng vũ trang thuộc cái gọi là “Nhà nước Hồi
giáo tại Iraq và Cận Đông” (ISIL) khiến một loạt các cựu lãnh đạo chính
phủ thuộc đảng Cộng hòa bảo thủ đồng loạt lên tiếng. Nguyên Phó tổng
thống Mỹ Dick Cheney (được mệnh danh là “siêu diều hâu”) chế giễu đương
kim Tổng thống Barack Obama nói chuyện về “biến đổi khí hậu”, trong lúc
đang có “máu chảy, đầu rơi” tại Iraq. Phe bảo thủ Mỹ tự cho rằng họ
hoàn toàn “vô can” về tình trạng hỗn loạn tại quốc gia Trung Đông này.
Lập luận của họ là Iraq vốn đã “ổn định, an toàn và vận hành bình
thường”, khi Barack Obama lên nắm quyền và chê trách Tổng thống Obama đã
ra lệnh rút quân quá sớm khỏi Iraq, bất chấp những lời cảnh báo.
Trên
thực tế, hai phần ba người Mỹ cho rằng việc tấn công Iraq theo quyết
định của chính quyền Bush là “một sai lầm”. Tình hình hiện nay đang trở
nên căng thẳng như nhiều năm về trước, khi phe chống chiến tranh đối đầu
quyết liệt với phe chủ trương can thiệp quân sự. Liên minh ủng hộ hòa
bình Answer (Act Now to Stop War and End Racism) tại Mỹ kêu gọi biểu
tình vào cuối tuần này, chống can thiệp bằng ném bom, đồng thời phản đối
việc Washington gửi 275 quân nhân tới Baghdad.
Hiện
tại, ủng hộ một can thiệp quân sự chỉ là chủ trương của phe “tân bảo
thủ” trong chính quyền Mỹ. Trong chuyến công du tại Colombia, Phó tổng
thống Joe Biden nhắc lại rằng, Nhà Trắng “hy vọng (Baghdad) có các nhân
nhượng chính trị để đổi lại các trợ giúp từ phía Mỹ”. Người phát ngôn
của chính phủ Mỹ thừa nhận “không có giải pháp quân sự giải quyết được
các vấn đề của Iraq”.
Tổng thống Obama ưu tiên giải pháp ngoại giao
Về
khả năng can thiệp Mỹ, báo Les Echos có bài “Iraq: Obama ưu tiên giải
pháp ngoại giao hơn quân sự”. Trong bối cảnh Iraq đang bên bờ tan vỡ và
khả năng hình thành một Nhà nước Hồi giáo thánh chiến là hoàn toàn có
thể xảy ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama cử 300 quân nhân tới Iraq để
phục vụ trước hết cho hoạt động tình báo và cố vấn. Ông Obama tuyên bố
sẵn sàng có “hành động có chọn lọc”, sau khi tham khảo ý kiến Quốc hội
Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
đang công du trong vùng, nhận định: Người Iraq phải vượt qua khác biệt
để tự tìm ra giải pháp với nhau. Cũng như Mỹ, Pháp có quan điểm là xung
đột tại Iraq phải được giải quyết bằng con đường chính trị. Thông cáo
của Tổng thống Pháp khẳng định “cần phải thành lập nhanh chóng một chính
phủ đoàn kết quốc gia”, bao gồm các bên (Sunni, Shi’ite và Kurdistan).
Điều này cũng có nghĩa là phải tránh đất nước bị chia thành ba miền và
kêu gọi sự hỗ sợ các quốc gia láng giềng hỗ trợ cho giải pháp một Liên
bang Iraq mới. Việc hỗ trợ các nhóm đối lập tại Syria cũng được tính đến
vì cuộc chiến hiện nay tại Iraq được coi là “sự tràn bờ của cuộc nội
chiến Syria”.
Iraq, 34 năm bất hạnh
Bài
phân tích quan trọng “Iraq, 34 năm bất hạnh” của Le Monde vạch rõ những
cội nguồn sâu xa của tình trạng xung đột với những hệ quả khó lường
được tại quốc gia Trung Đông này. Theo nhà phân tích Alain Frachon,
những câu hỏi mà giới chính trị - cả tả lẫn hữu - đặt ra hiện nay ở Mỹ
và Anh về việc ai phải chịu trách nhiệm đối với sự tan rã của một trong
những quốc gia hùng mạnh nhất Cận Đông hiện đang che khuất một thực tế
tàn khốc. Đó là từ 34 năm qua, Iraq chỉ biết đến chiến tranh, trong và
ngoài nước, tôn giáo và phi tôn giáo, chủ động và thụ động.
Một phụ nữ Iraq tháo chạy khỏi thành phố Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq bị quân nổi dậy Hồi giáo Sunni chiếm giữ. |
Iraq
là quốc gia do đế chế Anh thành lập bao gồm ba bộ phận: người Kurd,
người Arập theo hệ phái Sunni và người Arập theo hệ phái Shi’ite trên
đống hoang tàn của đế chế Ottaman vào năm 1921. Theo nhà chính trị học
Pierre-Jean Luizard, Iraq là nhà nước “được dựng lên để chống lại chính xã hội của mình”. Đời sống
chính trị tại Baghdad trước 1979 chưa bao giờ bình yên. Nhưng kể từ
1979 trở lại đây, Iraq thực sự rơi vào địa ngục, sau khi Saddam Hussein
lên nắm quyền, cùng lúc với cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran.
Với
nòng cốt là người Sunni, chế độ của Hussein vừa thành công về kinh
tế-xã hội, vừa hết sức độc tài về chính trị. Chế độ này là một “sản phẩm
lai ghép” giữa chủ nghĩa dân tộc Arập và chủ nghĩa thế tục cấp tiến.
Chế độ này đã gạt ra rìa người Shi’ite và thanh trừng người Kurd.
Cuộc
chiến tranh kéo dài 8 năm (kết thúc năm 1988) với Cộng hòa Hồi giáo
Iran, khiến nước Iraq “thế tục” không thể gượng dậy. Bị các quốc gia
quân chủ vùng Vịnh từ chối giúp đỡ tài chính, Iraq trả thù bằng cách tấn
công Kuwait. Để rồi từ đó, bi kịch nối tiếp bi kịch, với 2 lần can
thiệp của quân đội Mỹ dưới chính quyền thuộc phe bảo thủ. Hai lần can
thiệp đó bị chỉ trích rất nhiều. Thực tế cho thấy Saddam Hussein không
sở hữu vũ khí hạt nhân, không có liên hệ với Al-Qaeda hay cuộc tấn công
khủng bố ngày 11/9/2001, như cựu Tổng thống “Bush con” cáo buộc.
Theo
nhà phân tích của báo Le Monde, “cuộc chiếm đóng (Iraq của chính quyền
Bush) làm tan rã những gì sót lại của Nhà nước Iraq, khiến Al-Qaeda phục
sinh và đưa những người Shia cực đoan nhất lên nắm quyền”. Sau khi
người Mỹ rút khỏi Iraq, đối đầu giữa hai cộng đồng Sunni và Shi’ite ngày
càng gia tăng. Sự sụp đổ của Nhà nước Iraq khiến chia rẽ tôn giáo càng
trở nên quyết liệt, như những gì diễn ra tại Syria. Tình hình Iraq quả
là đen tối và vô cùng bất hạnh.
VẶN LINH
Nhận xét
Đăng nhận xét