Chuyển đến nội dung chính

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 51



-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                    
                                    

Tưởng Giới Thạch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tưởng Giới Thạch
蔣介石/蔣中正
{{{caption}}}
Tưởng Giới Thạch
Chủ tịch Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ 1 10 tháng 10, 1928 – 15 tháng 12, 1931
Tiền nhiệm Cố Duy Quân (顧維鈞)
Kế nhiệm Lâm Sâm (林森)
Nhiệm kỳ 2 1 tháng 8, 1943 – 20 tháng 5, 1948
Tiền nhiệm Lâm Sâm (林森)
Kế nhiệm Chính ông (quyền Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc)
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Nhiệm kỳ 1 20 tháng 5, 1948 – 21 tháng 1, 1949
Tiền nhiệm Chính ông(trong tư cách là Ủy viên trưởng Chính phủ Dân Quốc Trung Hoa
Kế nhiệm Lý Tông Nhân (quyền Tổng thống)
Phó Tổng thống Lý Tông Nhân
Thủ tướng Trương Quần
Ông Văn Hạo (翁文灏)
Tôn Khoa
Nhiệm kỳ 2 1 tháng 3, 1950 – 5 tháng 4, 1975
Tiền nhiệm Lý Tông Nhân
Kế nhiệm Nghiêm Gia Cam (嚴家淦)
Thủ tướng Lý Tông Nhân
Trần Thành (陳誠)
Nghiêm Gia Cam (嚴家淦)
Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc
Ủy viên trưởng Quốc Dân Đảng
Nhiệm kỳ 29 tháng 3, 1938 – 5 tháng 4, 1975
Tiền nhiệm Hồ Hán Dân (胡漢民)
Kế nhiệm Tưởng Kinh Quốc

Đảng Emblem of the Kuomintang.svg Trung Quốc Quốc Dân Đảng
Sinh 31, tháng 10, 1887
Phụng Hóa, Chiết Giang, Nhà Thanh
Mất 5 tháng 4, 1975 (87 tuổi)
Đài Bắc, Đài Loan
Dân tộc Hán
Tôn giáo Cros.svg Tin Lành Giám Lý
Hôn nhân Mao Phúc Mai (毛福梅)
Diêu Dã Thành (姚冶诚)
Trần Khiết Như (陳潔如)
Tống Mỹ Linh (宋美齡)
Con cái Tưởng Kinh Quốc
Tưởng Vĩ Quốc (蒋纬国)
Chữ kí Chiang Kaishek signature.svg
Tưởng Trung Chính (Trung văn: 蔣中正), tựGiới Thạch (介石), nhũ danhThuỵ Nguyên (瑞元), phổ danhChâu Thái (周泰), học danh là Chí Thanh (志清), tổ tịchNghi Hưng (宜興), Giang Tô (江蘇), sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Phụng Hoá (奉化), Chiết Giang (浙江), tạ thế ngày 5 tháng 4 năm 1975 ở Sĩ Lâm quan để (士林官邸), Đài Bắc (臺北), từng đảm nhiệm các chức vụ hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân Trung Hoa Dân quốc, tổng tư lệnh Quân Cách mạng Quốc dân, chủ tịch Uỷ ban Chính phủ Quốc dân, viện trưởng Hành chính viện, uỷ viên trưởng Uỷ ban Quân sự Chính phủ Quốc dân, thượng tướng đặc cấp Trung Hoa Dân quốc, tổng tài Trung Quốc Quốc dân Đảng, đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Tam dân chủ nghĩa, thống soái tối cao các chiến khu chiến tranh kháng Nhật của Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tổng thống Trung Hoa dân quốc.
Tường Giới Thạch lãnh đạo Trung Quốc Quốc Dân Đảng năm 1925, sau khi Tôn Dật Tiên qua đời. Sau thất bại của Quốc Dân Đảng năm 1949, ông lãnh đạo Chính phủ và Quốc dân đảng ở Đài Loan. Chính phủ Tưởng Giới Thạch là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong thời gian dài, tuy nhiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1971 đã bị thay bằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau thất bại năm 1949, Tưởng Giới Thạch và binh lính của ông đã chạy đến Đài Loan.
Những hồ sơ mới được chính quyền Đài Loan giải mật đã tiết lộ kế hoạch của Tưởng Giới Thạch trong nỗ lực tái chiếm đại lục. Trong thời kỳ Thế chiến II, hai nhà lãnh đạo đồng minh là Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng có ý định ám sát Tưởng Giới Thạch, nhưng đều thất bại 
Từng là nhân vật chính trị và nhà quân sự của Trung Hoa Dân quốc, Tưởng Giới Thạch được tôn xưng là "tiên tổng thống" (先總統, tổng thống đã quá cố), "Tưởng công" (蔣公), một bộ phận dân chúng gọi Tưởng Giới Thạch bằng nật xưng (tên gọi thân mật) là "lão Tưởng" (老蔣). Ông còn được mệnh danh là "tổng tư lệnh" hay "Vị tướng Đỏ".

Tiểu sử

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 tại tỉnh Chiết Giang, miền đông nam Trung Quốc.
Thời trẻ, ông học trường sĩ quan tại Nhật Bản, đã từng là người tham gia Trung Quốc Đồng minh hội, một tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn. Năm 1922, ông được giao chức vụ Tham mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng đồng thời làm Hiệu trưởng Trường võ bị Hoàng Phố. Sau khi Tôn Trung Sơn mất (1925), Tưởng Giới Thạch cầm đầu những phần tử phái hữu của Quốc dân Đảng, chống lại chủ trương liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc của Tôn Trung Sơn. Trong thời kỳ Chiến tranh Bắc phạt (1924-1927), Tưởng Giới Thạch nhiều lần tìm cách gạt những người Cộng sản ra khỏi các cơ quan chính quyền và quân đội.
Từ 1930-1933, Tưởng Giới Thạch Tiến hành 5 cuộc vây quét vào khu căn cứ địa của Đảng cộng sản buộc Hồng quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiến hành cuộc Vạn lý Trường chinh, rút về khu căn cứ Diên An Thiểm Tây.
Từ 1935-1936, đế quốc Nhật Bản đẩy mạnh những hoạt động xâm lược Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương "Quốc Cộng hợp tác" để chống Nhật, nhưng Tưởng Giới Thạch không chấp nhận vì cho rằng kẻ thù chính là đảng Cộng sản. Trong Sự biến Tây An, Trương Học LươngDương Hổ Thành làm cuộc binh biến bắt giữ Tưởng Giới Thạch tại Tây An, nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Đế quốc Nhật Bản. Sau sự kiện này, chính phủ Quốc Dân và đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập liên minh chống Nhật. Nội chiến Quốc Cộng lần thứ nhất chấm dứt.

Lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Quốc Dân đảng và Cộng sản đảng tiến hành hòa đàm tại Trùng Khánh vào tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, do mâu thuẫn về đường lối và lợi ích nên đàm phán đổ vỡ. Từ tháng 7 năm 1946, ông đã phát động một cuộc tấn công quân sự lớn đến hầu hết các khu giải phóng tại miền Bắc Trung Quốc do đảng cộng sản Trung Quốc kiểm soát. Nội chiến Quốc Cộng lần thứ 2 bùng nổ. Quốc quân bị suy yếu nhiều sau cuộc chiến tranh chống Nhật Bản, không chống đỡ nổi sự trỗi dậy của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, thêm vào đó hàng loạt sai lầm quân sự kiến quốc quân hoàn toàn thất thế trên chiến trường.
Thất bại liên tiếp trong ba chiến dịch Liêu Thẩm, chiến dịch Hoài Hải, chiến dịch Bình Tân. Chủ lực quốc quân hoàn toàn bị tiêu diệt. Tháng 1 năm 1949, Tưởng Giới Thạch bị buộc phải từ chức tổng thống và nhường cho chức cho Lý Tông Nhân, sau đó hạ lệnh chuyển tiền, vàng bạc sang Đài Loan.
Tháng 4 năm 1949, quân giải phóng mở chiến dịch Độ Giang, trước sau giải phóng Nam Kinh (thủ đô Trung Hoa Dân Quốc), Thái Nguyên (24-4), Hàng Châu (3-5), Thiệu Hưng (7-5), Thượng Hải (27-5), Thanh Đảo (2-6), Phúc Châu (17-8) và nhiều thành phố khác.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Trong tháng 10, quốc quân thất thủ Quãng Châu, Hạ Môn, Chương Châu, sang tháng 11 đến lượt Trùng Kháng đỗi chủ.
Tháng 12, Tưởng Giới Thạch lên máy bay trốn sang Đài Loan thành lập chính phủ lập thời và ra lệnh khủng bố trắng để ngăn ngừa cộng sản. Tháng 3 năm 1950, Tưởng Giới Thạch tái nhận chức tổng tống. Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Hoa Kỳ đã đưa hạm đội đến phòng thủ Đài Loan.
Những năm sau đó, Tưởng Giới Thạch thi hành chính sách độc tài, củng cố quyền lực loại trừ những đối thủ chính trị như vụ bắt giữ tướng Tôn Lập Nhân năm 1955. Tưởng Giới Thạch ra sức xây dựng quân đội thực hiện kế hoạch Quốc Quang nhằm phản công Đại Lục.
Năm 1971, Trung Hoa Dân Quốc bị cô lập khi bị cộng hòa nhân dân Trung Hoa thay thế tại Liên Hợp Quốc. Nhiều nước trước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc.
Những năm cuối đời Tưởng Giới Thạch dần trao quyền điều hành chính phủ cho con trưởng là Tưởng Kinh Quốc vì lúc này Tưởng Giới Thạch tuổi già sức yếu. Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch bệnh chết tại Đài Bắc Đài Loan.

Niên biểu

  • Năm 1945: Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc
  • Năm 1946: Nội chiến Quốc Cộng lần 2 bùng nổ
  • Năm 1948: Nhận chức tổng thống tại Nam Kinh

Thế giới ra sao, nếu Tưởng Giới Thạch thắng cuộc nội chiến Trung Quốc?

06/08/2015 09:26
Hạ Nam
Điều gì sẽ xảy ra nếu phe Mao Trạch Đông thua trong cuộc nội chiến với Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch 60 năm trước?
Khi thế chiến thứ hai kết thúc, đội quân 3,7 triệu người của nhà lãnh đạo Trung Quốc, thống chế Tưởng Giới Thạch, đã suy yếu đi nhiều do hậu quả những cuộc chiến với Nhật Bản và cuộc chiến du kích do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Tuy nhiên, đạo quân của Tưởng vẫn có ưu thế lớn ở Trung Quốc lúc bấy giờ, vượt xa phe Mao về số lượng và trang bị. Khi quân đội Liên Xô rút ra khỏi vũng Mãn Châu ở đông bắc Trung Quốc, quân đội Tưởng đã giành lại quyền kiểm soát vùng đó. Lãnh thổ do phe Mao kiểm soát, với sự ủng hộ của người Nga, ngày càng bị thu hẹp.
Nhưng năm 1946, những người Mỹ, lo lắng về một cuộc nội chiến tổng lực ở Trung Quốc giữa Tưởng và phe xã hội chủ nghĩa, đã thuyết phục Tưởng đình chiến. Đó là khoảnh khắc thay đổi lịch sử: Vài tuần lễ bế tắc giúp Mao tập hợp lại lực lượng với sự hỗ trợ của Liên Xô. Khi hòa ước đổ vỡ, Tưởng mất vùng Mãn Châu, và sau đó là cuộc chiến. Hoa Kỳ, nhất là những người cánh hữu, nhiều thập kỷ sau vẫn còn tiếc nuối vì quyết định đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu phe Tưởng chiến thắng?

Bức hình chụp chung của Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông (Ảnh: Wantchinatimes)
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua đã giúp những người Cộng sản bác bỏ những lập luận cho rằng nước này sẽ tốt hơn nếu không có Mao. Nhưng sự thật có thể đúng là như thế. Quân đội của Tưởng bỏ chạy sang Đài Loan và đã xây dựng ở đó một hòn đảo thịnh vượng.
Trung Quốc dưới thời Mao bị tàn phá về mặt kinh tế cho tới khi Đặng Tiểu Bình xoay chuyển cục diện vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với cùng tốc độ của Đài Loan từ năm 1950 tới giờ, GDP của nước này sẽ lớn hơn 42% vào năm 2010 so với thực tế. Nói cách khác, Trung Quốc đã có thể trở thành một nước giàu với quy môn nền kinh tế tương đương với Trung Quốc hiện giờ, cộng thêm cả nước Pháp.
Chính quyền của Tưởng nhiều khả năng là một chế độ độc đoán và tham nhũng, với lực lượng cảnh sát mật tàn bạo. Quốc dân đảng của ông có thể vẫn vấp phải sự chống đối ở vùng nông thôn vẫn còn các lực lượng sót lại của Mao. Tuy nhiên, sự độc đoán của Tưởng có thể vẫn không bằng Mao.
Sẽ không có những vụ tàn sát hàng triệu địa chủ chỉ dựa trên ý thức chủ quan, không có Đại nhảy vọt vào cuối những năm 1950, dẫn tới nạn đói giết chết hàng chục triệu người nữa. Không như Mao, Tưởng sẽ không xóa sổ toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân và ép buộc các nông dân vào hợp tác xã, một chính sách đã làm trầm trọng thêm nạn đói và hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc. Tưởng cũng sẽ không đẩy Trung Quốc vào những hỗn loạn của cuộc Cách mạng văn hóa những năm 1960 và 70 thế kỷ trước, khi hàng triệu người nữa bị sát hại và truy bức.

Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông chụp ảnh cùng Đại sứ Mỹ Patrick Hurley (Ảnh: Chinahistorypodcast)
Dưới quyền Tưởng, Trung Quốc sẽ không phải đợi 30 năm mới hội nhập với kinh tế thế giới. Khá chắc chắn, Tưởng vẫn sẽ tìm cách bảo vệ thị trường Trung Quốc khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài, như Đài Loan và nhiều nền kinh tế Đông Á khác đã làm trong giai đoạn cất cánh. Nhưng ông sẽ dỡ bỏ những hạn chế đó nhanh chóng hơn. Đài Loan đã sẵn sàng là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) rất lâu trước khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này năm 2001.
Tưởng tượng lại châu Á
Bản đồ chiến lược ở châu Á cũng sẽ rất khác nếu Tưởng thắng cuộc nội chiến. Ông sẽ không ủng hộ việc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc vào năm 1950. Không có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, Kim Nhật Thành có lẽ cung sẽ không nhận được sự ủng hộ của Stalin trong cuộc phiêu lưu quân sự đó. Tưởng cũng sẽ không phải đối phó với vấn đề Đài Loan.
Nhưng Tưởng cũng là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi. Quan hệ của ông với Nhật Bản sẽ đầy sóng gió. Hàng triệu người Trung Quốc đã chết trong quá trình Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, và phe Quốc dân đảng chịu rất nhiều tổn thất.
Mối thù địch Trung-Nhật, điều không rõ ràng dưới thời Mao, có thể trở thành đe dọa lớn cho an ninh châu Á với Trung Quốc dưới quyền Tưởng, thay vì chỉ nổi lên như một yếu tố gây bất ổn từ những năm 1990 như thực tế. Việc Trung Quốc của Tưởng kiểm soát Đài Loan cũng sẽ giúp ông kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch với nền kinh tế Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Mỹ có thể phải đứng ra làm kẻ dàn xếp cho hai đồng minh lớn nhất ở khu vực của họ.

Bức tranh cổ động đề tài “thiếu nhi với Tưởng Giứi Thạch) (Ảnh: Economist)
Cuộc chiến tranh lạnh có thể cũng sẽ nóng hơn. Tưởng không chấp nhận việc Liên Xô kiểm soát Mông Cổ. Dưới thời Mao, một cuộc chiến ngắn ngày đã nổ ra ở biên giới Xô-Trung năm 1960. Cuộc chiến đó có thể lớn hơn và đẫm máu hơn dưới quyền Tưởng. Dân chúng Trung Quốc, với lòng tin dân tộc chủ nghĩa kiểu Quốc dân đảng, có thể muốn những tuyên bố chủ quyền ở nước ngoài sớm hơn và quyết liệt hơn.
Nhưng Trung Quốc cũng có thể trở thành một quốc gia cởi mở hơn về chính trị. Những bước tiến tới một nền dân chủ hoàn toàn ở thời Tưởng cũng có thể chậm chạp vì lo sợ sự phân rã, nhất là ở Tây Tạng và các vùng dân tộc thiểu số khác, nhưng đồng thời, một giai cấp trung lưu cũng sẽ phát triển nhanh và lớn mạnh hơn nhiều so với hiện giờ.
Dù dưới quyền cai trị độc đoán của Tưởng, Trung Quốc vẫn sẽ là một đồng minh của Mỹ. Châu Á ngày nay sẽ không bị giằng xé bởi sự tranh giành vị thế siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc. Có lẽ ngay cả Nhật Bản cũng sẽ học được cách chung sống hòa bình với láng giềng hùng mạnh của họ.
Tuy nhiên, với chữ nếu, Trung Quốc ở thời Tưởng cũng có nguy cơ chia năm xẻ bảy và rơi vào hỗn loạn như những năm 1940. Không có điều gì tồi tệ hơn thế cho châu Á, và trong bối cảnh đó, Mao vẫn hơn.

"Bí ẩn" tang lễ đình đám của Tưởng Giới Thạch

Năm 1927 khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch đã từ bỏ đạo Phật để theo đạo Cơ đốc của phương Tây. Khi mất vào ngày 5/4/1975, đám tang của cựu Tổng thống Trung Hoa Dân quốc vẫn được diễn ra bằng những nghi lễ truyền thống nhưng quy mô và cấp độ quả là "có một không hai". Theo đó, những bí ẩn dần dần được hé lộ.

Năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã mắc khá nhiều bệnh liên quan đến tuổi già. Trong lúc bệnh tật đầy mình thì một tai họa lại giáng xuống đầu người đàn ông nổi tiếng này vào ngày 6/8/1972, trên đường đi điều dưỡng ở bệnh viện tại Đài Bắc: Tưởng Giới Thạch đã bị một tai nạn bất ngờ khi một chiếc xe ngược chiều đâm phải. Từ đó, thân thể của Tưởng Giới Thạch đã không gượng dậy nổi, cuộc sống của ông bắt đầu lịch trình dai dẳng để giành giật hơi thở với tử thần. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch cũng đã không thể chống chọi được với quy luật sinh tử, ngày 5/4/1975, Tưởng Giới Thạch chính thức trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở Đài Bắc, hưởng thọ 89 tuổi.
Bốn cuốn sách tiễn biệt chồng
Tống Mỹ Linh (đứng giữa) trong đám tang của chồng
Dù từ bỏ đạo Phật để theo đạo Cơ đốc khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, tuy nhiên việc này chỉ mang tính hình thức. Bản thân Tưởng Giới Thạch chưa bao giờ trở thành một con chiên ngoan đạo của Cơ đốc giáo. Theo Tống Mỹ Linh nhận xét thì Tưởng Giới Thạch chưa khi nào là một người theo đạo chân chính, mặc dù sau khi đến Đài Loan ông cũng đã cũng cố gắng hòa nhập. Vì thế khi Tưởng Giới Thạch mất đi, để đạt được nguyện vọng của mình, Tống Mỹ Linh đã đặt vào quan tài của chồng một quyển sách Kinh thánh.
Mục đích của Tống Mỹ Linh là mong sau khi lên “thiên đường”, Tưởng Giới Thạch sẽ được Chúa che chở và phù hộ. Đồng thời, Tống Mỹ Linh cũng muốn rằng, việc chuyển đạo của Tưởng Giới Thạch là một việc làm chân chính và hoàn toàn do ông tự nguyện, không phải do gia đình họ Tống trước đó bắt ép. Việc đặt quyển Kinh thánh vào quan tài của Tưởng Giới Thạch cũng bày tỏ nguyện vọng tha thiết củaTống Mỹ Linh rằng: "Nếu có kiếp sau, mong Tưởng Giới Thạch cũng theo Cơ đốc giáo".
Ngoài quyển Kinh thánh, Tống Mỹ Linh còn đặt vào quan tài của Tưởng Giới Thạch ba quyển sách khác nhau. Một là "Chủ nghĩa tam dân" của Tôn Trung Sơn, một quyển "Thơ Đường" và một quyển sách mang tên "Suối trong sa mạc". Những quyển sách này đều có mối quan hệ thân thiết với Tưởng Giới Thạch trong suốt cuộc đời đầy biến động của ông.
Trước đây, khi cùng sát cánh bên Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch đã từng lấy Chủ nghĩa tam dân như một kim chỉ Nam cho mọi hành động của mình. Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn dựa căn bản trên ba nguyên lý là Dân tộc, Dân quyền và Dân sinh.
Còn “Thơ Đường” và “Suối trong sa mạc” là hai quyển sách yêu thích nhất của Tưởng Giới Thạch lúc sinh thời. Vì thế khi Tưởng Giới Thạch mất, Tống Mỹ Linh đã đặt những quyển sách gối đầu giường này vào quan tài chồng với sự trân trọng và yêu thương lớn lao.
"Kịch bản" tang lễ đình đám
Dân chúng Đài Loan trên “một con đường tang tóc” trong buổi đưa tang Tưởng Giới Thạch.
Cùng tham gia trong đội quân hùng hậu để vĩnh biệt Tưởng Giới Thạch, chính quyền Đài Loan khi đó cũng đã phát động hàng nghìn sinh viên và học sinh quỳ rạp trên đường mỗi khi xe tang của Tưởng Giới Thạch đi qua. Hầu hết các nhà máy xí nghiệp tại Đài Loan khi đó cũng đóng cửa, tại các nơi công cộng, lệnh treo cờ rủ luôn đi thực thi đúng quy định. Màu sơn của những ngôi nhà có xe tang đi qua cũng đượ̣c sơn sửa lại, các biển quảng cáo với màu sắc rực rỡ cũng được gỡ xuống để không bị lạc lõng giữa bầu không khí đầy tang tóc. Một loạt các tuyến đường có xe tang đi qua cũng đẩy mạnh tiến độ sửa chữa để buổi tang lễ được diễn ra thông suốt.
Ngay sau khi Tưởng Giới Thạch mất, lập tức chính quyền Đài Loan khi đó đã cử hành nghi lễ quốc tang với 3 nội dung chính: Từ ngày mồng 4 đến mồng 6/4: Đài Loan sẽ ngừng mọi hoạt động vui chơi giải trí. Quân nhân và những người trong nội các phải mặc quần áo tang. Thi thể của Tưởng Giới Thạch được quàn trong nhà tang lễ 5 ngày để người dân đến viếng.
Trong đám tang của Tưởng Giới Thạch, 88 cây nến màu trắng được thắp xung quanh quan tài, bức chân dung Tưởng Giới Thạch cùng 5 cây thánh giá theo nghi lễ của đạo Cơ đốc được bày ở chính giữa phòng tang lễ. Trước khi nhập quan, con trai của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kinh Quốc đã tự tay mặc quần áo cho cha mình. Theo nghi lễ của người Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch được mặc 7 cái quần, 7 chiếc áo lót, bên ngoài là một chiếc áo choàng dài. Xung quanh thi thể còn được bao quanh bởi vải lụa và chân của Tưởng Giới Thạch được đi một đôi giày đen. Ngoài ra, tất cả những huy chương trong cuộc đời binh nghiệp của Tưởng Giới Thạch cũng được đặt vào phía bên phải của quan tài. Sau đó, Tống Mỹ Linh mới đặt bốn quyển sách đã nói ở trên vào quan tài của chồng.
Để chứng minh rằng Tưởng Giới Thạch hoàn toàn được nhân dân Đài Loan ủng hộ, Tưởng Kinh Quốc đã dàn xếp để một số nhân vật trong chính quyền Đài Loan khi đó quỳ sụp dưới di ảnh của Tưởng Giới Thạch giống như quỳ trước một vị quốc phụ. Không những thế, những hình ảnh này còn được đăng tải trên nhiều tờ báo lớn của Đài Loan khi đó nhằm xác nhận cho thế giới về niềm xót thương vô hạn đối với lãnh đạo Tưởng Giới Thạch. Khi ấy, báo chí Trung Quốc đại lục đã gọi đó là "Sự nực cười từ Đài Loan".
Ngày 16/4/1975, lễ an táng Tưởng Giới Thạch chính thức được diễn ra. Quan tài của Tưởng Giới Thạch được phủ kín bởi lá cờ của Trung Hoa Dân quốc. Sau khi đọc xong bài điếu văn dài 23 trang ca ngợi công lao của Tưởng Giới Thạch, 21 phát đại bác được bắn lên theo đúng nghi thức quốc tang. Quan tài của Tưởng Giới Thạch sau đó đã được đưa lên xe tang và diễu hành qua các đường phố lớn của Đài Bắc.
Xe tang của Tưởng Giới Thạch
Trước xe tang của Tưởng Giới Thạch, người ta đã kết 20 vạn bông cúc vàng, hai bên xe còn vắt thêm rất nhiều chiếc khăn trắng biểu tượng cho sự tang tóc. Phía trước xe tang còn treo quốc huy màu xanh và cây thập tự biểu thị cho đạo Cơ đốc giáo. Trước xe tang là sự diễu hành rầm rộ của 99 xe quân sự mang theo quốc kỳ, cờ đảng, ảnh của Tưởng Giới Thạch.... Theo sau xe tang là hơn 2000 người thuộc các thành phần của chính quyền, quân đội và một số bạn bè quốc tế...
Cũng để tăng thêm phần trang trọng và khác người, những người tổ chức tang lễ cho Tưởng Giới Thạch còn thiết lập “một con đường tang tóc”. Trên những tuyến đường mà xe tang đi qua, họ đã cho đặt rất nhiều các loại bàn thờ khác nhau. Đồng thời những nhà tổ chức còn yêu cầu nhân dân hai bên đường mỗi khi xe tang đi qua không được ngẩng đầu lên để nhìn trực diện. Không những thế, khi quân đội Đài Loan chính thức bắn 21 phát đại bác, dân chúng khi đó dù đang làm gì cũng phải dừng lại tại chỗ để tưởng niệm Tưởng Giới Thạch trong 3 phút.
Hoài niệm cố hương
Di hài của Tưởng Giới Thạch đã được tiến hành ướp lạnh và chôn cất tại bờ hồ Từ Hồ, cách phía Nam Đài Bắc khoảng 60 km. Nơi đây chính là chỗ Tưởng Giới Thạch đã trú ngụ sau khi đã rút khỏi Trung Quốc đại lục vào tháng 6/1949. Sinh thời, để tưởng nhớ mẹ của mình - Vương Thái phu nhân, Tưởng Giới Thạch đã đích thân đặt tên nơi đây là Từ Hồ, rồi xây dựng thành một dãy nhà gọi là Hành quán. Việc chôn cất Tưởng Giới Thạch tại Từ Hồ cũng xuất phát từ tâm nguyện của ông vì Từ Hồ có phong cảnh "rất giống" thị trấn Khê Khẩu, Phụng Hóa, Triết Giang - nơi chôn nhau cắt rốn của Tưởng Giới Thạch.
Thủy Bình

Trên một khe đá cao chót vót tại đỉnh núi Dương Minh ở Đài Bắc, năm 1973, mọc lên một công trình kiến trúc bê tông mái bằng. Tưởng Giới Thạch đặt tên cho ngôi nhà đó là “Thu phòng Dương Minh”. Đó là tòa hành cung thứ 47 và cũng là tòa hành cung cuối cùng của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan.

Vào những năm cuối đời, mỗi khi đến đây, Tưởng Giới Thạch đều khó nén được nỗi nhớ nhung những bạn bè, người thân ở Đại Lục, nhất là nỗi nhớ con gái và con rể.
Có thể bạn đọc sẽ hỏi rằng: “Tưởng Giới Thạch không có con gái, vậy làm sao mà có con rể chứ?”.
Những người sống ở Chuẩn Hải, thành phố Thượng Hải còn nhớ: Năm 1966, sau khi cuộc Cách mạng văn hóa bắt đầu nổ ra, mọi ngõ ngách trên đường Chuẩn Hải đều dán dày đặc những tờ báo chữ to, tưởng chừng như kín trời chật đất. Có một bài báo chữ to vẽ một con chó, với tiêu đề lớn là “Đả đảo Lục Cửu Chi, con chó phò mã của Tưởng Giới Thạch!”.
Từ ấy, một ông già vóc người tầm thước, mái tóc điểm sương, bị khoác lên tấm biển “Ma trâu, thần rắn”, “Chó đặc vụ”, nhiều lần bị dẫn giải trên đường phố đấu tố. Cả gia đình ông bị buộc dọn đến một căn phòng nhỏ ở đường Đạm Thủy. Hằng ngày, phái tạo phản dẫn giải ông ta đến những cống rãnh mới đào bới trên đường phố, quét rác rưởi, khuân gạch vỡ, làm lao công khổ sai. Mọi người chỉ trỏ xỉa xói, nói: “Ái chà! Mi chính là Lục Cửu Chi, con rể của Tưởng Giới Thạch!”. Có người còn tỏ ra khó hiểu, nghi ngờ, hỏi: “Tại sao, mi lại không đi ra Đài Loan mà làm quan to, mà lại cam chịu ở Đại Lục chứ?”. Có người lại kinh ngạc nói: “Lâu nay, chúng ta có nghe nói hắn là con rể của Tưởng Giới Thạch đâu! Hoạt động đặc vụ của hắn cao tay thật đấy!”. Có người phụ họa, rằng: “Tên này chui thật sâu, đáng nghi ngờ lắm!”.
Đúng là, Lục Cửu Chi rất ít nói đến thân thế của mình. Đầu năm 1989, có một nhà báo Thượng Hải tìm ra manh mối đến nhà thăm hỏi, đề nghị ông ta kể lại chuyện kết hôn với Tưởng Dao Quang, con gái của Tưởng Giới Thạch. Lục Cửu Chi nói rằng: “Nếu muốn tôi nói đến chuyện con rể của Tưởng Giới Thạch thì tôi không thể nói được!”. Tuy nhiên, nhà báo đó vẫn tìm hiểu được rõ ràng câu chuyện mang màu sắc “Truyền kỳ mạn lục” này.
Số là, ngoài hai người là Tưởng Kinh Quốc, Tưởng Vĩ Quốc ra, Tưởng Giới Thạch đúng là còn có một người con gái, tên là Tưởng Dao Quang.
Kết hôn với Tưởng Giới Thạch không lâu, Trần Khiết Như phát hiện ra trên cơ thể mình mọc lên nhiều vết mẩn. Bà dùng thử kem dưỡng da, nhưng không kiến hiệu, buộc phải tìm đến thầy thuốc. Kết quả chẩn đoán cho thấy bà mắc một chứng bệnh nan y do Tưởng Giới Thạch lây sang. Sau đấy, tuy được chữa khỏi, nhưng cả hai người đều để lại di chứng vô sinh suốt đời. Để tỏ ra hối hận, Tưởng Giới Thạch thề bỏ tất cả rượu mạnh, rượu nhẹ, thậm chí cả cà phê và trà. Từ đó về sau, ông ta chỉ uống nước lã đun sôi.
Bí ẩn về con gái và con rể Tưởng Giới Thạch
Tưởng Giới Thạch và người vợ Trần Khiết Như (mẹ đẻ của Tưởng Dao Quang)
Một lần, bà Hà Hương Nghi, phu nhân của ông Liệu Trọng Khải, đi thăm Bệnh viện bình dân Quảng Châu, biết được có một gia đình Hoa Kiều, sau khi liên tiếp sinh mấy lần con gái, muốn sinh một mụn con trai, kết quả lại đẻ ra con gái. Bà ta đề nghị với bệnh viện cho người khác nuôi dưỡng bé gái đó. Bà Hà Hương Nghi thấy bé gái có đôi mắt đẹp, thông minh, khuôn mặt trái xoan, thật đáng yêu, bèn nhận bé gái về. Vừa về đến nhà, bà Trần Khiết Như đến chơi, biết Trần Khiết Như rất muốn có con, bà Hà Hương Nghi đành dằn lòng nhường bé gái cho bà. Biết chuyện, Tưởng Giới Thạch cũng rất vui mừng và đặt tên cho bé gái là “Bôi Bôi” (Nụ hoa), tên khai sinh là Tưởng Dao Quang.
Năm 1927, Tưởng Giới Thạch say mê Tống Mỹ Linh, bèn dùng kế “điệu hổ li sơn” đưa Trần Khiết Như, người vợ đã cùng nhau ân ái trên sáu năm trời, sang nước Mỹ. Lúc ấy Tưởng Giới Thạch đăng báo cắt đứt quan hệ với Trần Khiết Như. Năm 1928, Tưởng Giới Thạch lại phái đại diện đến nước Mỹ, thương lượng điều kiện ly hôn với Trần Khiết Như. Thấy Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch ván đã đóng thuyền, Trần Khiết Như đành buộc lòng chia tay với Tưởng Giới Thạch.
Năm 1933, Trần Khiết Như rời Mỹ trở về nước, ngụ cư tại “làng mới Pari” thuộc tô giới Pháp ở Thượng Hải (nay là ngõ 169, đường Nam Trùng Khánh, gần công viên Phục Hưng). Trần Khiết Như đón con gái là Tưởng Dao Quang lâu nay gửi ở nhà bà ngoại, về sống bên mình, đổi họ Dao Quang theo họ của mẹ. Từ đó, hai mẹ con sống một cuộc đời ẩn dật, chỉ có rất ít người biết khi ấy “phu nhân Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch cùng ái nữ” ngụ cư tại “làng mới Pari”. Trong thời gian ấy, Tưởng Giới Thạch vẫn chăm lo đến đời sống của Trần Khiết Như. Có một lần ông đã tặng bà vợ cũ 5 vạn đồng.
Tưởng Dao Quang càng lớn càng đẹp. Năm 1946 đã kết hôn với Lục Cửu Chi, qua sự giới thiệu mai mối của Chu An Kỳ.
Lục Cửu Chi xuất thân trong một gia đình quan lại lớn. Phụ thân là Lục Hàn, từng là thuộc hạ của tướng Lư Vĩnh Tường, quân phiệt Chiết Giang. Sau đó, lại nhận chức giám đốc sở quân pháp liên quân năm tỉnh của Tôn Tuyền Phương, là một nhân vật hiển hách nắm quyền sinh sát. Chịu ảnh hưởng của phong trào “Ngũ Tứ”, Lục Cửu Chi lại được báo chí tiến bộ, như Tạp chí “Thanh niên mới” khích lệ. Thời trai trẻ, Lục Cửu Chi đã ôm ấp lý tưởng tìm đường đi mới cho cuộc đời mình. Ông không muốn dựa vào gia đình giàu sang phú quý để sống kiểu công tử con nhà giàu, nhàn cư làm điều xấu. Năm mười tám tuổi, Cửu Chi vào làm thợ ở nhà máy sợi Bảo Thành - Thượng Hải. Sau đó, Lục lại xin vào học khoa cơ giới, Trường Công nghiệp nặng Hàng Châu. Khi ấy, dòng thác lũ Bắc phạt mãnh liệt cuốn chàng trở về Thượng Hải, quen biết nhiều người cộng sản như Chu Ân Lai, Triệu Thế Viêm, Uông Thọ Hoa, Thái Thúc Hậu,… Từ ấy chàng đi ngược với con đường của gia đình mình, một lòng đi theo Đảng Cộng sản.
Lục Cửu Chi đã từng là nhân viên điệp báo của Trạm tình báo Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản tại Nhật Bản. Chiến tranh kháng Nhật bùng nổ, Quốc - Cộng hợp tác kháng Nhật, Lục Cửu Chi trở về Vũ Hán, gia nhập “Sở nghiên cứu vấn đề quốc tế” của Quốc dân Đảng, được cử đến Thượng Hải làm tình báo.
Là người phụ trách văn phòng của Bát Lộ quân khi ấy, ông Diệp Kiếm Anh đã bí mật bố trí Lục Cửu Chi đến Thượng Hải công tác để chàng bắt liên lạc với những đảng viên Cộng sản hoạt động bí mật… Sau khi tới Thượng Hải, Lục Cửu Chi thâm nhập vào Bộ Hải quân Nhật, sử dụng kinh phí của người Nhật Bản, ra làm chủ nhiệm cơ quan “Báo Hoa Mỹ buổi sáng”. Dưới tư cách ấy, Lục Cửu Chi bí mật thu thập tình hình của phía Nhật và ngụy quyền Uông Tinh Vệ, kịp thời báo cáo cho Trùng Khánh và truyền cho tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, Lục Cửu Chi còn hợp tác với một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Hải quan Nhật Bản, thành lập Công ty ủy thác Hải An, lợi dụng “giấy ủy nhiệm” do Hải quân Nhật cấp, đưa ca nô, xà lan vận chuyển những vật tư thiết yếu cho tiền tuyến và hậu phương kháng Nhật, vượt ra khỏi phong tỏa Ngô Tùng khẩu, mạo hiểm đưa tới Tô Bắc. Việc đó sau khi bị Bộ Tư lệnh hiến binh Nhật Bản phát giác, Lục Cửu Chi bị bắt giam, bị tra tấn cực kỳ dã man.
Chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, Thang Ân Bá ủy nhiệm Lục Cửu Chi làm “Thiếu tướng tham nghị” của Phương diện quân số 3, làm sĩ quan dưới quyền ông ta. Lục Cửu Chi là “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, một mặt tiếp tục hoạt động kinh doanh ở Công ty Ủy thác Hải An; một mặt mở các phòng nhảy, vũ trường “Hoàn cung”, “Vân Đường”, làm nơi bắt liên lạc cho tổ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thủ tướng Chu Ân Lai đã từng nói: “Lục Cửu Chi không tham gia Đảng Cộng sản, tác dụng càng tốt hơn!”, ông  luôn luôn là một nhân sĩ dân chủ ngoài Đảng.
Khi ấy, Trần Khiết Như chỉ biết Lục Cửu Chi là một lưu học sinh của Trường đại học Zao Dien Tien, Nhật Bản và là một người có danh vọng lớn trong giới thương nghiệp Thượng Hải, đặc biệt là sau khi gặp mặt Lục Cửu Chi , bà cảm thấy anh ta đứng đắn, lịch thiệp, thì đồng ý gả ái nữ Dao Quang.
Lục Cửu Chi gắn bó với Tưởng Dao Quang, không phải vì Tưởng Dao Quang là con gái của Tưởng Giới Thạch, mà vì tính cách nhu mì đôn hậu kiên cường rắn rỏi, vóc dáng tú lệ mà đoan trang, chân thành chính trực sâu nặng tình cảm.
Năm 1946, Lục Cửu Chi kết hôn với Tưởng Dao Quang tại thành phố Thượng Hải. Không lâu sau, Trần Khiết Như mới nói cho chàng rể biết tường tận về đoạn trường nhân duyên của mình với Tưởng Giới Thạch. Bà nói rằng, được giáo sư Đường Đức Cường và Lý Thời Mẫn, giáo viên Anh văn của Tưởng Giới Thạch, tận tình giúp đỡ, Trần Khiết Như đã viết tự truyện. Một nhà xuất bản ở New York đã chuẩn bị xuất bản. Sau vì Tưởng Giới Thạch, nên cuốn sách mới không ra đời. Lục Cửu Chi thông cảm sâu sắc màn bị kịch đó của nhạc mẫu.
Năm Tưởng Kinh Quốc từ Liên Xô trở về nước và khi đến Thượng Hải sau khi cuộc chiến tranh kháng Nhật thắng lợi, Tưởng Kinh Quốc đã nhiều lần đến “Làng mới Pari” thăm hỏi “Bà mẹ Thượng Hải” mà anh rất nhớ nhung kính trọng (Tưởng Kinh Quốc gọi Trần Khiết Như là “Bà mẹ Thượng Hải”, gọi Diêu Di Cẩm là “Bà mẹ Tô Châu”). Vì thế, một số nhân vật cao cấp trong giới chính trị quân sự của Quốc dân Đảng, cũng đã biết “đệ tam phu nhân” của Ủy viên trưởng ở ẩn tại Thượng Hải. Thế là, sau khi hay tin Lục Cửu Chi là “ngài phò mã của Tưởng ủy viên trưởng”, Tưởng Kinh Quốc rất tôn trọng, kính nể ông.
Nghe nói, Lục Cửu Chi có thể dựa vào cuộc nhân duyên ấy, mà tới nhận “ông già” đang làm Ủy viên trưởng và đại Tổng Thống, ỷ vào quyền thế hiển hách để mưu cầu quan cao lộc hậu cho mình, nhưng tuyệt nhiên Lục Cửu Chi không làm vậy. Khi Quốc dân Đảng còn đang thống trị quá nửa giang sơn Trung Hoa, Lục Cửu Chi cũng không tự khoe khoang mình là “con rể của Tưởng Giới Thạch”. Tháng 5 năm 1949, trước khi rút lui khỏi Thượng Hải, với tư cách cá nhân, Thang Ân Bá nhiều lần khuyên bảo Lục Cửu Chi rời bỏ Đại Lục, cùng ông bay sang Đài Loan, cuối cùng bị Lục Cửu Chi từ chối khéo léo.
Năm 1955, Phan Hán Niên - nguyên là Phó thị trưởng thành phố Thượng Hải kiêm Phó ban Mặt trận thống nhất, Cục Hoa Đông và Dương Phàn - Cục trưởng cục Công an thành phố Thượng Hải, bị bắt vì ở trong “tập đoàn phản cách mạng”. Lục Cửu Chi cũng bị liên lụy trong “Sự kiện Phan – Dương”, bị tống giam vì “tội phản cách mạng”. Trần Khiết Như cho rằng con của mình vô tội, không thể vì coi Lục Cửu Chi là “con rể Tưởng Giới Thạch” mà lấy cớ bắt anh ta. Nhằm cứu cho Lục Cửu Chi, bà Trần Khiết Như đã trực tiếp đến Bắc Kinh tìm gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. Được Chu Ân Lai can thiệp, năm 1960 Lục Cửu Chi ra khỏi nhà tù, nhưng cái mũ “phản cách mạng” vẫn không được gỡ bỏ. Đến khi Lục Cửu Chi được mời ra làm Ủy viên đặc biệt Ủy ban Chính trị hiệp thương thành phố Thượng Hải, khóa thứ sáu, ông vẫn còn “đội” trên đầu cái mũ “phản cách mạng”. Cho mãi đến đầu năm 1985 Nhà nước mới chính thức tuyên bố sửa sai triệt để: Lục Cửu Chi hoàn toàn vô tội. Lục Cửu Chi đã từng bị gió dập sóng vùi trong nhiều cơn “bể dâu chính trị”, đến nay đã gần 90 tuổi, công tích hiển hách của ông mới được mọi người biết đến.
Sau khi nhà đương cục Đài Loan thực thi chính sánh về thăm thân nhân ở Đại Lục, có người nói với Lục Cửu Chi rằng: “Đến nay, ông có thể làm rõ thân phận là con rể của Tưởng Giới Thạch rồi! Ông thừa nhận cũng được, mà không thừa nhận cũng được, nhưng về khách quan mà nói, ông chính là con rể của Tưởng Giới Thạch!”.
Nghe nói vậy, ông Lục Cửu Chi chỉ cười nhạt, nói: “Trước đây, tôi đã không muốn núp bóng, ỷ quyền của Tưởng Giới Thạch. Ngày nay, cũng không cần thiết phải dựa vào luồng gió mới giữa đôi bờ eo biển mà theo đóm ăn tàn làm gì nữa!”
Bà Trần Khiết Như mất tại Hồng Kông năm 1971. Tưởng Dao Quan sang Hồng Kông lo liệu tang sự cho mẫu thân. Sau đó, bà cùng con cái định cư tại đấy. Khu nhà ở đường Lão Đá, khu Cửu Long mà Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc tặng cho bà Trần Khiết Như rất khang trang và rộng rãi. Năm 1983, khi ông Lục Cửu Chi sang thăm gia đình, vợ con ông đều khuyên ông định cư ở Hồng Kông, cùng chung vui hưởng lộc trời, nhưng ông Lục Cửu Chi không muốn ở Hồng Kông làm “ông già ngụ cư”, lại trở về thành phố Thượng Hải.
Lục Cửu Chi sống một mình ở ngay tại ngôi nhà thanh tịnh ở đường Đạm Thủy. Mỗi tháng, ông nhận được trên 180 đồng Nhân dân tệ do Viện Văn sử Thượng Hải cấp cho.
Hiện nay, ông được mời làm Cố vấn cho Công ty Công thương nghiệp Tam Phố, khu Dương Phố, thành phố Thượng Hải, Chủ tịch danh dự của Công ty Thương vụ Lam Thiên.
Ông Lục Cửu Chi nói: “Tịch dương vô hạn hảo, minh triều khán hiểu hà”. Ông ước mong: trong những năm còn sống sớm nhìn thấy cảnh tượng đẹp đẽ là bắc được cây “cầu vàng” nối liền hai bờ eo biển!
V.H
(Theo sách Trung Quốc)

Tống Mỹ Linh đã phải lòng Tưởng Giới Thạch thế nào?

Tống Mỹ Linh đến nhà chị gái Tống Khánh Linh tình cờ vào lúc Tưởng Giới Thạch đang họp bàn cùng anh rể Tôn Trung Sơn. Khi cô bước nhanh qua cửa phòng khách để đến phòng ăn, đột nhiên Tưởng Giới Thạch xoay người. Hai ánh mắt vô tình chạm nhau...

Trong khi bố mẹ yêu cầu Tống Mỹ Linh phải từ bỏ cuộc đính hôn với Lưu Kỉ Văn, cô vẫn một lòng một dạ chờ Kỷ Văn đi học nước ngoài trở về. Thấm thoắt, Kỷ Văn đã trở về Quảng Châu, thời gian ấy Tống Mỹ Linh làm việc ở phòng tiếp đón khách hàng của một công ty điện ảnh ở Thượng Hải. 
Tống Mỹ Linh đã phải lòng Tưởng Giới Thạch thế nào?
Chân dung Tống Mỹ Linh.
Tống Mỹ Linh muốn đến ngay Quảng Châu, nhào vào vòng tay của người yêu cho thỏa niềm thương nhớ. Do bà Nghê Quế Trân (mẹ Tống Mỹ Linh) ngăn cản, nên mãi sau Tống Mỹ Linh mới tìm cách đến Quảng Châu được. Tuy nhiên, mọi sự đã không còn như xưa nữa.
Gặp cô, Lưu Kỉ Văn nói: "Em à, hãy tha thứ cho anh. Xuất phát từ yêu cầu công cuộc cách mạng trong tương lai, đại bản doanh quân cách mạng muốn phái một đoàn đi Anh, Pháp… để khảo sát về kinh tế. Anh, đương nhiên, nằm trong thành phần của đoàn. Mệnh lệnh của cấp trên không thể cưỡng lại. Anh chỉ còn cách phục tùng… Em thử nghĩ xem, một người đàn ông chưa thành gia thất, đang phải làm công việc mà anh ta không thích trong quân đội như anh chẳng thà cứ đi ra nước ngoài lại học thêm được nhiều điều". "Nếu như mong muốn của anh phù hợp với yêu cầu của cách mạng, sao lại bảo em tha thứ?". Nói vậy, nhưng qua lời của người yêu, Tống Mỹ Linh biết rằng Lưu Kỉ Văn sẽ không thay đổi ý nguyện của mình cho dù cô đã tới Quảng Châu. Sự giải thích của Lưu Kỉ Văn chỉ làm Tống Mỹ Linh thất vọng và đau khổ thêm.
Nhận thấy nét buồn phiền trên khuôn mặt người yêu, Lưu Kỉ Văn cũng không thể ngờ sự thể lại đi theo chiều hướng xấu như vậy. Lưu Kỉ Văn phân trần: "Mỹ Linh, khi quyết định đi châu Âu khảo sát, anh đã suy xét tới việc chúng mình tạm thời chưa thể kết hôn. Trong bức thư gửi cho em trước đây, anh đã nói rằng anh cảm thấy giữa chúng ta có nhiều khó khăn khó có thể khắc phục được, nên anh nghĩ mình nên ra nước ngoài thu lượm thêm kiến thức. Anh không ngờ em tới đây lúc này. Nếu em không đồng ý cho anh đi nước ngoài, anh sẽ yêu cầu được ở lại, chắc cấp trên cũng đồng ý". "Không, Kỉ Văn", ngừng lại giây lát, Tống Mỹ Linh nói tiếp: "Nếu như vì em đến đây mà anh vội vàng thay đổi kế hoạch xuất ngoại đã trù tính bao lâu nay, điều đó sẽ chỉ làm em cảm thấy bất an thêm thôi".
Đêm đó, ở nhà chị gái Tống Khánh Linh, Tống Mỹ Linh đã thức trắng.
"Tuyệt vời, thưa Đại Tổng thống! Ý kiến của ngài quả thực đã làm tôi cảm động và phục sát đất!". Ngày kia, khi chuẩn bị đi qua phía ngoài phòng khách để sang phòng ăn, Tống Mỹ Linh chợt nghe thấy tiếng một người lạ, sau đó là tiếng anh rể Tôn Trung Sơn: "Được đấy, Giới Thạch. Không chỉ muốn cậu đi Liên Xô, mà một khi thời cơ chín muồi, tôi còn muốn cậu tới Quảng Châu mở một trường học". Ghé mắt nhìn trộm, Tống Mỹ Linh thấy một người trạc tuổi trung niên, mặc quân phục, đi giầy đen, ngồi trên chiếc ghế mây đối diện Tôn Trung Sơn. Khi Tống Mỹ Linh định bước nhanh qua cửa phòng khách (đang mở) để đến phòng ăn ở đầu hành lang bên kia, đột nhiên người khách kia xoay người. Hai ánh mắt vô tình chạm nhau.
Vài ngày sau, Tưởng Giới Thạch lại đến thăm gia đình Tôn Trung Sơn. Trong lúc hàn huyên, Tưởng Giới Thạch bộc bạch: "Sau khi nhìn thấy em vợ ngài, mấy ngày nay tôi ăn không ngon ngủ không yên, nên đành phải đến làm phiền Đại Tổng thống. Không biết Đại Tổng thống có thể giúp Tưởng Giới Thạch gặp em vợ ngài một lần? Ý tôi muốn nói là nếu như hiện nay em vợ ngài chưa đính hôn, không biết tôi có thể cầu hôn với cô ấy được không?". "Cậu nói gì? Cậu muốn cầu... cầu hôn với Mỹ Linh? Tôi nghe nói, trong thời gian lưu học ở Mỹ, Mỹ Linh đã thích một người. Cho nên, tôi khuyên cậu chuyện tình cảm bây giờ dừng lại vẫn chưa muộn", Tôn Trung Sơn trả lời.
"Khi ở Mỹ, cô ấy sớm có người lọt vào mắt xanh ư!", Tưởng Giới Thạch tuy lộ vẻ thất vọng, nhưng vẫn cố tìm kiếm tia hi vọng mới, "Có hình ảnh ai đó trong tim không có nghĩa là chắc chắn trở thành vợ chồng. Thưa Đại Tổng thống, không biết người mà tiểu thư Mỹ Linh thích là ai, tôi có thể biết một chút được không?". "Nghe nói, Mỹ Linh và Lưu Kỉ Văn có chung thời gian ở Mỹ không dài, nhưng họ đã đính hôn", Tôn Trung Sơn bật mí. Tưởng Giới Thạch kinh ngạc: "Thì ra là Lưu Kỉ Văn. Có phải, đó chính là Lưu Triệu Minh, người từng giữ chức Cục trưởng Cục Kiểm toán?" Tôn Trung Sơn gật đầu: "Chính là người ấy. Mà Tưởng Giới Thạch, cậu chẳng phải đã lập gia đình rồi ư? Mỹ Linh quyết không để mắt tới những người có vợ đâu".
Nghe vậy, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn không nản lòng, ngược lại còn tỏ ra quyết tâm hơn: "Thưa Đại Tổng thống, chuyện gia đình của tôi không quan trọng, chỉ cần tiểu thư Mỹ Linh đồng ý, chuyện gia đình của tôi có thể giải quyết. Hiện nay tôi thấy có hai khó khăn. Một là, Mỹ Linh có để ý đến tôi hay không? Hai là, liệu thực sự Lưu Kỉ Văn và Mỹ Linh có hôn ước? Thế nhưng, thưa Đại Tổng thống, mọi việc đều do con người quyết định. Dù thế nào, tôi cũng rất muốn ngài tìm cách nói với Mỹ Linh một câu rằng Tưởng Giới Thạch tôi rất có cảm tình với cô ấy. Chỉ nhìn một lần thôi là mãi chẳng thể quên. Cho dù không thể trở thành vợ chồng thì chúng tôi làm bạn bè của nhau cũng được".
Tôn Trung Sơn suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng cũng gật đầu nói: "Chịu khó đợi. Tôi sẽ thử".
Theo Báo Tin Tức

Nhận xét đánh giá khách quan về Tưởng Giới Thạch!?


Tôi xem rất nhiều sách tư liệu lịch sử về giai đoạn đất nước Trung Quốc trong thời kỳ cuối đời Mãn Thanh và đầu Cách mạng Tân Hợi. Nhân vật Tưởng Giới Thạch luôn bị đánh giá là một nhân vật "phản diện" so với Mao Trạch Đông hay Chu Ân Lai. Đó là một người có xu hướng thân Nhật và bị liệt vào giới quân Phiệt hiếu chiến. Sau đó Tưởng Giới Thạch bị Hồng quân đánh đuổi phải chạy trốn ra Đài Loan. Đa số các sách lịch sử đều phê phán dè bỉu con người này. Nhưng thử so sánh những gì ông đã làm được cho đảo Đài Loan và Mao Trạch Đông đã làm đối với đất nước Trung Quốc? Đài Loan đã trở thành một đất nước cực kỳ giàu có và hùng mạnh của ngày hôm nay. Còn Trung Quốc? Họ thật sự hổ thẹn vì cuộc cách mạng văn hóa và giai đoạn Hồng vệ binh mà Giang Thanh và bè lũ bốn tên tạo nên. Vậy đâu là yếu tố khách quan để đánh giá về một nhân vật lịch sử?

Câu trả lời

Xếp hạng
Câu trả lời hay nhất:  Đánh giá phụ thuộc vào hoàn cảnh của để phán xét. Tức là bạn đang ở môi trường nào, thời điểm nào thì bạn đánh giá nhân vật phụ thuộc vào nó.
Nếu bạn ở Đài Loan thì chắc bạn phải đánh giá cực kỳ tốt đẹp về Tổng thống của mình như vị thánh.
Nếu anh ở Trung Quốc thì đương nhiên Tưởng là kẻ phản cách mạng vơ vét hết của cải rồi trốn ra Đài Loan như một tên ăn cắp.
Nếu ở nước Mỹ thì Tưởng được viết rất hay, ở Triều Tiên hay Việt Nam thì đương nhiên là dở ẹc. Còn ở Thụy Sĩ (nước trung lập) thì họ chỉ đánh giá tốt kẻ nào gửi tiền vào Ngân hàng của họ.
Trong cuộc chơi, anh hùng ở dân tộc này đương nhiên kẻ thù của dân tộc khác.

Tôi cũng đọc khá nhiều sử Trung quốc, trong cuộc chiến dẹp sứ quân đổ máu nhiều nhất là phe Quốc dân Đảng và Lục hội (giới giang hồ), nó cũng là nguyên nhân quân đội của Tưởng suy yếu và thua quân Cộng sản. tất nhiên Tưởng cũng có tật xấu hám gái hám quyền lực mưu mô
nhưng người TQ cũng như người Việt nên nhớ ơn ông ta trong cuộc chiến chống Pháp và Nhật (trước đây Quốc dân đảng tiếp tế vũ khí và người cho Việt Minh). Nói gì thì nói ông ta cũng là nhân vật lịch sử khen chê tại thời điểm này đối với bạn hay tôi đều không có lợi
  • Quân đội của Tưởng là lực lượng chủ yếu đánh với Nhật, tạo ra 1 thế giằng co làm quân Nhật kiệt sức. Hồng quân của Mao chủ tịch núp kĩ trong núi tây Trung Quốc, thỉnh thảong ra gặp Nhật vươn vai 1 cái rồi lại đi vào. Cuối chiến tranh họ nhận viện trợ vũ khí từ Nga (giải giáp được của Nhật) đem đi giải tán nốt quân của Tưởng, thống nhất thiên hạ. Còn thân Nhật? Hồng quân Trung Quốc giai đoạn sau chuyển hẳn sang núi đồi phía Tây ở, nhường hẳn Nhật cho Tưởng, nên ông ta phải kí hòa ước tạm đình chiến với Nhật. Giữa 2 lực lượng khác cùng muốn diệt mình, 1 muốn diệt ngay 1 diệt từ từ, thì ta đối đầu với lực lượng nào trước đây........Hay lại như Hirler, đội trời đạp đất gây hấn 2 phía cuối cùng bị ép vào từ 2 phía cùng lúc.
    Ông ta là anh hùng của tàu , cả 2 phía. Nhưng với Việt Nam thì khi quân Tưởng của Lư Hán kéo vào cũng gây ra nhiều vụ phá phách cướp bóc, dân chúng miền Bắc không mấy ưa. Nên trẻ con có lời hát chế nhạc: "Đoàn quân Tầu Ô đi, sao mà ốm đói, bước chân phù lê trên con đường Việt Nam...." Cái phúc cho ngừoi này có khi là họa cho người khác vậy.
    Nguồn: Heart of Iron 2
  • theo tôi thì tôi thích ông Thạch hơn lão đông kia
    thằng làm vua thua làm giặc bạn à
    dù sao ông cũng đánh cho tàu mao thất điên bát đảo trước khi chạy ra đài loan để rồi mao mất đài cho tới ngày nay
  • Chính Tưởng Giới Thạch là người chống Nhật kiên quyết nhất. Chính phe Trung Hoa Cộng Sản mới là những kẻ 'anh nùng núp" không chịu đánh Nhật rồi khi thắng thì nhận hết công về mình.

    **** 
  • Dù trăm năm hay ngàn năm đi qua, thì Tưởng Giới Thạch vẫn sừng sững như một ngọn núi trong lịch sử Trung Hoa thế kỷ 20.
    Tôn Trung Sơn qua đời, để lại một khoảng trống, tưởng khó ai lấp đầy được. Và Tưởng Giới Thạch đã xuất hiện, bước lên vũ đài chính trị với khao khát đóng vai trò của một thống lĩnh.
    Nhưng qua thời gian, trước Tưởng Giới Thạch đã lộ dần một ngọn núi khác: Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và cùng lúc trong nội bộ Quốc Dân Đảng lại nổi lên những tên tuổi mà chính Tưởng Giới Thạch cũng phải e dè như Uông Tinh Vệ, Hồ Hán Dân, Trương Học Lương, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, Lý Tông Nhân, Lư Hán… Từ những người bạn, những người chung một chiến tuyến, họ trở thành kẻ thù của nhau; cuộc chống đối lúc âm thầm, lúc công khai, mạnh mẽ, liên tục tưởng như không bao giờ có điểm dừng!
    Ở đây ta thấy một Tưởng Giới Thạch khôn khéo và ranh ma. Khi ông kéo người này vào, lúc ông đẩy người kia ra. Cách dùng người của ông đã được Chu Ân Lai đúc kết trong một câu: “… tạo mâu thuẫn, lợi dụng mâu thuẫn, thao túng mâu thuẫn”.
    Nhưng, cuối cùng nhân dân Trung Quốc lại không mặn mà với Tưởng Giới Thạch, con người mà lúc đầu họ tôn vinh. Họ lạnh lùng nhìn Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan, đóng đô ở đó và từ gĩa cõi đời ở đó.
    +Những năm 70 của thế kỷ này, hai nhân vật chính trị nổi bật của Trung Hoa là Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch lần lượt ra đi, rời cõi nhân thế. Có thể nói rằng, cuộc đời của họ là hình ảnh thu nhỏ lịch sử Trung Quốc thập niên 50.
    Bình sinh, Tưởng Giới Thạch đã chiến thắng tất cả các đối thủ, nhưng chỉ thua một người, đó là Mao Trạch Đông. Còn Mao Trạch Đông, cũng chẳng chịu thất bại trước một ai, nhưng lại mỏi gối chồn chân đối mặt với sóng gió vô tình Nam Hải. Cho đến lúc bạc đầu và những năm cuối đời, cả hai người hùng ấy vẫn đều ôm nỗi ấm ức, ân hận rằng chưa có thể đánh bại triệt để kẻ thù...
    Hai ngôi sao lớn trên nền trời Trung Hoa vụt tắt, nhiệm vụ lịch sử thống nhất đất nước đành giao lại cho hậu thế của họ. Nửa thế kỷ đọ sức giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là một cuộc đấu tranh mang tính lịch sử quyết định vận mệnh Trung Quốc mạnh mẽ nhất, phức tạp nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất. Nhìn lại 50 năm đọ sức này, chúng ta thấy: Tưởng Giới Thạch đâu phải kém cỏi gì, nhưng vì trong thời khắc then chốt đấu trí đấu dũng với Mao Trạch Đông, ông đã đi sai một nước cờ và dẫn đến sụp đổ toàn cục. Lịch sử phán quyết một cách công minh: kẻ thắng người thua.
    +Là một kẻ đầy tham vọng trong cuộc đời cũng như sự nghiệp, Tưởng Giới Thạch không từ âm mưu, thủ đoạn nào để nhằm mưu cầu lợi ích cho bản thân và để từng bước thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay mình. “Mưu cao, kế sâu” của Tưởng chủ yếu là sự vận dụng các thuật trên chốn quan trường của Trung Quốc cổ đại, đã giúp cho Tưởng Giới Thạch từ một kẻ tay trắng và không có tiền đồ trở thành người nắm quyền lực tối cao. Tuy nhiên, với những thủ đoạn trong bước đường chính trị, trong đối nhân xử thế, trong cách dùng người và trọng người, cùng với tính cách độc tài, lòng dạ hẹp hòi, thủ đoạn tàn nhẫn, Tưởng Giới Thạch và phe cánh cuối cùng cũng chuốc lấy thất bại, phải bỏ Đại lục chạy sang Đài Loan, bị người đời lên án.
    Mấy mươi năm trên quan trường, Tưởng Giới Thạch luôn dùng báng súng để giữ lấy thượng phong, giành vinh quang và huy hoàng trên vũ đài chính trị. Nắm giữ quyền lực quân sự, đảng và chính trị đã giúp Tưởng có thể “ngồi vững” trên chiếc ghế chóp bu của mình.
    Sự thành bại trong đời Tưởng Giới Thạch liên quan chặt chẽ với “phép” dùng người của Tưởng. Trong sự chằng chịt phức tạp của các mối quan hệ, Tưởng đã dụng công dệt nên một mạng lưới liên kết các giới chính trị và xã hội, tạo nên những chân rết dày đặc, trở tjành “nền móng” vững chắc cho sự “huy hoàng” của Tưởng trên chính trường. Tưởng quả thật rất giỏi làm cho người khác nguyện sống chết vì mình, ông có cả nghệ thuật dùng người theo “triết học”. Trong thuật dụng người của mình, Tưởng Giới Thạch thường tuân theo nguyên tắc “thân thân vi tiên, đức tài thứ chi” (kẻ thân cận là tốt nhất, kế đó mới là tài đức”, “dụng nhân tất nghi nghi nhân khả dụng” (dùng người tất có nghi ngờ, người nghi ngờ vẫn có thể dùng). Thuật dùng người này đã giúp Tưởng đạt được những kết quả như mong muốn trong cuộc tranh giành với các thế lực quân phiệt.
    Những thủ đoạn chính trị mà Tưởng dùng phần lớn dựa theo các mưu lược nơi chốn quan trường của Trung Quốc cổ đại, dùng những mưu kế linh hoạt thời cổ đại Trung Quốc làm nền tảng cho mọi hành động của mình. Đây chính là đặc điểm lớn nhất của Tưởng trên chính trường.
    Tưởng Giới Thạch giỏi phán đoán tình thế và nắm bắt cơ hội, cũng là người có mối quan hệ vô cùng phức tạp với xã hội. Tưởng kết giao bạn bè không tính đến danh tiếng. Tốt xấu chẳng quan trọng, miễn là có lợi cho mình, Tưởng rất biết dùng các thủ đoạn khác nhau để khống chế kẻ khác, chờ thời cơ thích hợp sẽ lợi dụng họ triệt để.
    Nguồn: Đương nhiên, bất cứ lúc nào Tưởng cũng coi mình là trung tâm, lấy lợi ích độc tài của mình làm tôn chỉ của mọi hành động, đối với những “quân cờ” chống đối hoặc không nghe theo sự sắp đặt của mình. Tưởng luôn giữ quan điểm “không cùng chí hướng không hợp tác”. Dồn đối phương vào thế đường cung, thậm chí còn dùng thủ đoạn hết sức tàn nhẫn để loại trừ họ.

    XứNghệ AnhLinh ThànhVinh AnhKiệt · 6 năm trước http://diendankienthuc.net/diendan/archi...

    Những bức ảnh hiếm của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh

     
    (VTC News) - Những bức ảnh tư liệu hiếm hoi của đôi vợ chồng cựu lãnh đạo Quốc Dân Đảng – Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh đã được xuất bản trên báo chí Trung Quốc.
    Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh ân ái ngọt ngào 
    Gia đình hạnh phúc là cái phúc lớn nhất, Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh đang thư thái hưởng thụ cuộc sống  
    Vợ chồng Tưởng Giới Thạch và vật nuôi 
    Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh kết hôn ở Thượng Hải 
    Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch ở Nam Xương tháng 10/1927 
    Tưởng Giới Thạch ngắm nhìn Tống Mỹ Linh vẽ tranh 
    Cuộc sống của Tưởng Giới Thạch những năm cuối đời cùng Tống Mỹ Linh 
    Năm 1949, Tưởng Giới Thạch thất bại về chính trị, ông bước đến đất Thanh Trung với một nụ cười. Tưởng Kinh Quốc không đứng sau bóng người cha, ông ngồi thư thái, cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình. Tống Mỹ Linh và các con gồm Tưởng Phương Lương cũng cười vui. 
    Vợ chồng Tưởng Giới Thạch – Tống Mỹ Linh trên tạp chí “Life” của Mỹ. 

    Tin liên quan

    Lê Dũng (theo THX)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!