Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

VÕ THUẬT TINH HOA 29

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ

Email In PDF
Người được đề cập trong tích xưa có biệt danh là Mùi Đen, một đệ tử của cụ Cử Tốn (cụ Cử Tốn là cử nhân võ cuối cùng của thời kỳ phong kiến – một huyền thoại võ công Bắc Kỳ thời Pháp thuộc).
Trong tích xưa, Mùi Đen là một đại cao thủ, người sở hữu cú đấm có thể hạ gục đối thủ trong chốc lát. Thậm chí, ông được hậu thế truyền tụng là người Việt Nam duy nhất có thể đấm chết một lúc hai con hổ trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân Hà Nội thời bấy giờ.
Thượng đài để khẳng định võ Việt
Mùi Đen là một cao thủ nổi tiếng của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ông là đệ tử ruột của cụ Cử Tốn – một huyền thoại võ công Việt Nam. Trong lịch sử của môn phái Thăng Long võ Đạo, thì cụ Cử Tốn chính là ông ngoại của võ sư Nguyễn Văn Nhân người sáng lập ra môn phái. Nhiều “bí kíp” độc đáo của môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện này được kế thừa từ di sản võ học của cụ Cử Tốn. Do đó khi nhắc đến Thăng Long Võ Đạo, nhiều người sẽ liên tưởng đến tên tuổi của tay đấm huyền thoại này.
nguoiduatin thanglong kyI2 Người anh hùng đả hổ chấn động làng võ Bắc Kỳ
Một pha biểu diễn nội công rợn người của môn phái Thăng Long Võ Đạo
Những năm đầu của thế kỷ trước, võ học Việt Nam chịu nhiều áp lực lớn đến từ phía thực dân Pháp. Nước nhà bị đô hộ nên trong con mắt của người Pháp và nhiều dân tộc khác hình ảnh của người Việt Nam bị coi thường. Thực dân Pháp cai trị nước ta bằng nhiều chính sách cấm đoán, trong đó có chính sách cấm dạy võ và học võ. Tuy nhiên, để chấn hưng tinh thần dân tộc, khẳng định tư chất của người Việt Nam, những võ sư từng là những tướng võ trước đây của triều đình Huế, hay những võ tướng bị thất trận trọng các cuộc khởãi nghĩa như Yên Thế, Bãi Sậy…. sau khi thoát được sự truy lùng của thực dân Pháp đã âm thầm lập võ đường và truyền võ cho các học trò.
Để khẳng định hình ảnh của người Việt và võ học Việt Nam,, những võ sinh sau khi được truyền thụ võ công sẵn sàng đăng đài đánh với những võ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Thậm chí, khi được thực dân Pháp cho phép lập đài tự do, nhiều môn phái đã dựng những võ đài riêng như  một sự thách thức với những cao thủ võ lâm đến từ nhiều nước khác. Cuộc chiến trên đài thời bấy giờ thực chất là cuộc chiến vì danh dự của người Việt. Việc thắng thua của các võ sĩ không đơn thuần là thượng đài mang tính chất thể thao đơn thuần.
Trong lần trò chuyện với Võ sư Nguyễn Văn Ty (SN 1937), một võ sư tên tuổi, trưởng môn phái Nam Hồng Sơn, ông cho biết, “thời bấy giờ, để đấu lại với những cao thủ đến từ  Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Camphuchia, Pháp, các võ sư của nhiều môn phái Việt Nam thường phải liên hiệp lại để bàn cách đánh hạ đối phương. Có những cuộc đấu lúc đầu phần thắng thuộc về đối thủ đến từ nhiều quốc gia khác nhưng sau khi những bậc thầy võ công Việt Nam hội bàn đã tìm ra cách để chiến thắng.
Trong ký ức của võ sư Nguyễn Văn Tỵ, ông còn nhớ như in cuộc đấu kịch tính giữa võ sĩ đến từ Nhật Bản và một võ sĩ Việt Nam. Theo võ sư Tỵ, “Võ sĩ Nhật Bản sở hữu một bí kíp lạ. Khi võ sĩ của chúng ta đứng ở phía sau không thể nào nhìn rõ được hình ảnh của đối thủ nên không biết cách ra đòn. Chính vì vậy, lúc mới thượng đài, võ sĩ Việt Nam mất phương hướng dẫn tới bị đối thủ hạ gục một cách đơn giản”. Sau lần đó bốn đại cao thủ cũng là bậc chí tôn võ Việt lúc bấy giờ là cụ Ba Các, cụ Cử Tốn, cụ Hàn Bái, cụ Sáu Tộ đã họp bàn và đưa ra một quyết định chính xác: “Khi lên đấu, sau khi luồn ra sau đối thủ thì thẳng tay đấm mạnh không cần thiết có nhìn thấy được đối thủ hay không. Chính nhờ cách đánh đó, khi thượng đài tái đấu, võ sĩ của chúng ta đã hạ gục đối thủ chớp nhoáng”.
Câu chuyện võ sư Nguyễn Văn Tỵ kể lại cũng là để minh chứng cho một thời kỳ thượng đài vì hình ảnh người Việt Nam của một lớp võ sĩ người Việt trước cách mạng tháng Tám. Cũng chính vì tinh thần đó, trong làng võ Việt Nam bấy giờ đã xuất hiện những huyền thoại võ lâm mà Mùi Đen là một điển hình. Nhắc đến võ sĩ Mùi Đen, làng võ Việt nhớ đến hình ảnh của một võ sĩ chu du khắp Đông Nam Á chỉ mục đích duy nhất là đấu đài. Võ sư Thắng cho biết “hễ nơi nào lập võ đài là ở đó có sự hiện diện của Mùi Đen”. Hành lý vỏn vẹn chỉ một chiếc túi trên tay, võ sĩ Mùi Đen tự tin vào Nam ra Bắc, thậm chí sang cả Camphuchia, Thái Lan, Malaixia, Hồng Kong để thi thố võ công. Ông được ví là một võ sĩ  đánh hăng và hay nhất những năm đầu thế kỷ XX.
Đánh chết hổ nhằm dằn mặt thực dân Pháp?
Thượng đài thi đấu, Mùi Đen nhiều lần hạ gục đối thủ chỉ bằng một nắm đấm. Nhưng cuộc đời huy hoàng của võ sĩ này được nhiều người nhắc đến trong một giai thoại nổi tiếng làng võ. Mùi Đen là người duy nhất được lưu danh đánh một lúc chết hai con hổ ngay tại Sở thú Hà Nội trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Chính giai thoại được truyền tụng trong làng võ Việt suốt hơn thế kỷ qua khiến tên tuổi của ông trở thành bất tử với hậu thế.
Tích xưa kể lại, cụ Cử Tốn do bí mật mở võ đường đào tạo các võ sinh nên thực dân Pháp sợ rằng đây chính là mầm loạn trong tương lai. Chính quyền thực dân nhiều lần nghĩ cách thu phục ông nhưng bất thành đành nghĩ kế hèn hạ nhằm hãm hại. Chúng ngang nhiên loan báo khắp Đông Dương, ai thượng đài đánh thắng được cụ Cử Tốn, người đó sẽ nhận được một khoản tiền hàng trăm đồng bạc Đông Dương. Thực chất hành động của bọn thực dân là kế “mượn tay giết người” một cách công khai.
Theo nhiều võ sư, những cuộc chiến mà Pháp đứng sau giật dây thường diễn ra theo cách tàn khốc nhất có thể. Bên cạnh võ đài luôn đặt sẵn một cỗ quan tài mây, trận đấu chỉ kết thúc khi một trong hai người bỏ mạng. Đa số những ai mắc kế giăng bẫy của thực dân Pháp chỉ có một con đường chết. Đơn giản, dù thắng võ sĩ này đồng nghĩa  sẽ chấp nhận thi đấu với một võ sĩ khác. Đó là chiêu thức thâm hiểm của thực dân Pháp là “Dùng người Việt trị người Việt”.
Biết rõ âm mưu của Pháp, Cụ Cử Tốn cùng các đệ tử mưu bàn kế sách đối phó. Cả nhóm tìm cách dằn mặt các đối thủ không để ai ra thách đấu đồng nghĩa với phá hỏng âm mưu của thực dân Pháp. Cuối cùng thầy trò đưa ra quyết định táo bạo. Diễn lại tích Võ Tòng đấm hổ ngay chính tại Sở thú Hà Nội, và người được chọn vào vai không ai khác là tay đấm huyền thoại Mùi Đen.
Đúng kế hoạch, hôm đó là ngày chủ nhật, sở thú đông người, ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy võ đài được dựng lên. Cụ Cử Tốn điềm tĩnh phát biểu trước đông đảo nhân dân, nói rõ mục đích của việc làm hôm nay. Ở dưới nhiều người sợ hãi, thậm chí nhắm mắt không dám trông lên. Mùi Đen hùng dũng bước ra, theo sau là mấy chục người khiêng hẳn hai chuồng hổ. Trống nổi lên giục giã, hai con hổ lồng lên, gầm rú dữ tợn, nhiều người không đủ can đảm để chứng kiến đành sợ hãi bỏ chạy.
Mùi Đen bình tĩnh tiến thẳng lại chuồng hổ bên trái, nơi nhốt con hổ cụt đuôi nổi tiếng hung dữ sau đó tự tay mở cửa. Con hổ lao lên, hai bên bắt đầu quần nhau. Hổ lâu ngày bị giam hãm, nay được sổ lồng nên hung giữ gấp trăm lần. Còn Mùi Đen tỏ ra hết sức bình tĩnh. Sau hơn một tiếng đồng hồ quần thảo, hổ gần như đã kiệt sức vì dính phải nhiều cú đấm thôi sơn của võ sĩ Mùi Đen. Nắm thời cơ, Mùi Đen giáng đòn quyết định vào chính giữa yết hầu khiến con hổ lăn ra chết. Đến lúc này quần hùng bắt đầu reo hò khôn xiết, bọn Pháp chứng kiến cảnh đóá mặt mày xanh mét.
Những tưởng sau khi đánh chết một con hổ, võ sĩ Mùi Đen phải nghỉ ngơi. Nhưng khi tiếng la hét chúc tụng của đám đông chưa dứt, Mùi Đen tiến lại chuồng cọp thứ hai. Cuộc chiến với con cọp cái này cũng diễn ra gần một tiếng. Kết quả,  phần thắng nghiêng về phía võ sĩ huyền thoại. Sau trận đấu, danh tiếng của võ sĩ Mùi đen càng nổi, anh hùng võ lâm vì thế mà khiếp vía không ai dám đến đăng ký thượng đài với cụ Cử Tốn. Bởi họ cho rằng học trò giỏi thế chắc chắn thầy càng giỏi hơn. Sau sự kiện này, phía Pháp cũng đành ngậm ngùi chịu thất bại về kế sách hèn hạ của mình.
Chuyện về người anh hùng đả hổ chấn động Bắc kỳ đến nay vẫn chỉ là huyền thoại, nhưng Mùi Đen được giới võ thuật phong biệt danh là Hắc Hổ là có thật. Huyền thoại đả hổ có thể là một cách để ghi nhớ về tay đấm khét tiếng làng võ thuật một thời này.
(Theo Người đưa tin)
Home Uống nước nhớ nguồn Phả hệ môn phái Thăng Long Võ Đạo Việt Nam
 

Phả hệ môn phái Thăng Long Võ Đạo Việt Nam

Email In PDF
Vùng đất Yên Thế - Bắc Giang là nơi có địa thế Thanh Long Bạch Hổ, phía Bắc có dãy Bắc Sơn hướng về, phía Đông Nam có dòng Thương Giang bao quanh như dải lụa mềm, theo Loan Đầu Phong Thủy Thuật, đây là nơi núi chầu sông phục, hội tụ linh khí của trời đất. Vậy nên, vùng đất này thường đản sinh những anh hùng hào kiệt, những bậc bác ái minh triết cứu khổ giúp đời. Yên Thế cũng là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa hùng tráng, làm kinh hồn giặc Pháp và bọn Phong kiến tay sai vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Click vào hình ảnh để xem kích cỡ lớn hơn

Diễn giải Cây Phả Hệ
Vì ở vào vị trí giao thông thuận tiện, phía Đông giáp với Lạng Sơn, gần biên giới Trung Quốc, có thể dễ đàng đi theo đường bộ và đường thủy nên cũng dễ hiểu vì sao, Yên Thế được giao lưu văn hóa với nhiều vùng, trong đó có Trung Quốc. Chính vì vậy, Y học và Võ học của văn hóa Yên Thế rất phát triển. Và người đầu tiên có cơ duyên đại ngộ và kết hợp được cả hai nền Y – Võ ấy là Võ sư Vũ Thống Thành, thủy tổ của Vũ gia. Hổ phụ thì sinh Hổ tử, Võ sư Vũ Thống Luận, người được thừa hưởng tất cả những tinh hoa mà phụ thân đúc kết cả cuộc đời đã làm rạng danh Gia đường bằng sự anh hùng quả cảm, cứu nước giúp dân. Người thanh niên ấy đã bỏ qua tất cả những hư ảo vinh hoa, quyết không chịu hợp tác với giặc Pháp và bè lũ tay sai. Cùng với người bạn tri kỷ của mình là Hùm thiêng Hoàng Hoa Thám, Vs. Vũ Thống Luận đã làm cho quân địch kinh hồn bạt vía bằng những trận pháp biến ảo, những chiêu thức võ thuật tinh túy. Do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, cũng chính Vs. Vũ Thống Luận là người tận tay mang người bạn tri âm của mình trả về với đất mẹ. Ngày nay, nhiều công trình nghiên cứu lịch sử đã chứng minh rằng, chính cụ Thống là người đã khéo léo tổ chức đám tang Đề Thám và chôn di thể của Ngài tại một nơi bí mật, để giữ gìn hào khí quốc gia, hồn thiêng dân tộc. Hiểu được cái đạo vi diệu của trời đất, biết được vạn sự do duyên, cụ Thống Luận hướng cho con trai và cũng là đệ tử là Võ sư Vũ Nghị trong thì âm thầm tàng ảnh luyện võ, ngoài thì bốc thuốc chữa bệnh, một mặt cứu giúp dân nghèo, một mặt che mắt bọn Lang sói để chờ thời cơ. Tư gia của nhà họ Vũ trở thành quần anh hội, tập hợp những cao thủ ngày đêm bàn bạc kế sách đánh đuổi bọn xâm lược. Và trong mối giao hảo “Tứ hải giai huynh đệ ấy”, cụ Thống Luận đã kết thông gia với cụ Cử Tốn, vị Cử nhân võ cuối cùng của triều Nguyễn để rồi hai vị Lão võ sư cùng chung sức đào tạo nên một kỳ tài võ học, vị Sáng tổ của Môn phái Thăng Long Võ Đạo, Võ sư Nguyễn Văn Nhân.
Sự nghiệp lẫy lừng của cụ Cử Tốn thì có lẽ ai cũng biết chỉ nhắc tới tên, cao thủ khắp nơi đều phải chắp tay bái phục. Cụ là cử nhân võ thuật cuối cùng của triều Nguyễn. Khi giặc Pháp tấn công Hà Nội, cụ đã cùng Tổng đốc Hoàng Diệu chiến đấu trong thành. Về sau, khi Hà thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết, cụ Cử Tốn lui về ở ẩn tại khu làng ngay bên ngoài thành Hà Nội (phố Trần Quý Cáp bây giờ).
Đau đáu nỗi nhục mất nước, cụ bí mật mở lò dạy võ, những mong, khi cơ hội đến lại cùng các môn sinh yêu nước của mình vùng lên chống giặc. Lò võ ấy một thời đã thu hút được rất nhiều những môn sinh ưu tú như Mùi Đen, Lý Đen, Tư Vá, Tư Côi, Lý Cõn…Mỗi người một tài, mỗi người một nghệ. Tỉ như cụ Tư Vá chuyên về luyện thôi sơn quyền, chỉ cần một cú đấm cũng đủ phá đổ một bức tường, cụ Tư Côi chuyên về luyện thiết cước, khi đã vận công đề khí, chỉ cần một ngọn đá cũng đủ gãy cột nhà. Võ lâm đồng đạo vẫn hay lưu truyền câu nói “Ba cú đấm của Tư Vá không bằng một cái đá của Tư Côi là vì vậy”. Bởi là nơi hội tụ những nhân vật kỳ tài, quân Pháp coi lò võ của cụ chẳng khác nào cái gai trong mắt. Chúng tìm cách triệt hạ để Hà Nội không còn “vườn ươm mầm hoạ”. Có lần, chúng bày gian kế hãm hại cụ đến mù hai mắt.
Thế nhưng, trước âm mưu hèn hạ của kẻ thù, cụ vẫn không hề khuất phục. Lò võ của cụ vẫn bí mật chiêu sinh, cụ thì vẫn bí mật truyền dạy võ công cho những đệ tử yêu nước của mình.
Bất lực, giặc Pháp viện đến một âm mưu quỷ quyệt, ấy là dùng giới võ lâm để triệt hạ lão võ sư “cứng đầu” ấy. Chúng dựng võ đài, loan báo khắp Đông Dương rằng, võ sư nào đánh hạ được thày trò Cử Tốn thì sẽ được trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh và được trọng đãi hậu hĩnh sau này.
Âm mưu ấy là vô cùng thâm hiểm, bởi sẽ gây cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Nham hiểm hơn, chúng nghĩ, ham mê danh lợi, nhiều người đã “bỏ quên” tinh thần yêu nước, xoay mũi giáo vào chính... người nhà, quyết chí ăn thua. Hiểu rõ âm mưu ấy, cụ Cử Tốn rất đỗi phân vân. Thượng đài thì khác nào mắc mưu quân cướp nước, không thượng đài thì môn phái ô danh, quần hùng khinh rẻ.
Sau cùng, cụ đã nghĩ ra được một kế sách vẹn toàn. Ngày ấy, ở sở thú Hà Nội có con hổ cụt đuôi vô cùng hung dữ. Con hổ to lớn, hễ thấy người là lồng lên, bổ nhào lên chuồng thép như muốn ăn sống nuốt tuơi. Cụ Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích “Võ Tòng đả hổ” ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế.
Người được cụ chọn sắm vai Võ Tòng là võ sư Mùi Đen, một đệ tử có thân hình vạm vỡ. Đúng hôm đăng đài, quần hùng tụ tập mấy vòng xung quanh cùng đám sĩ quan Pháp và bè lũ sai nha, cụ Cử mới nói rõ lý do tại sao lại thay màn tỉ thí võ công bằng màn đả hổ. Nghe cụ nói, tất thảy đều cúi đầu im lặng, và nín thở chờ xem màn quần thảo mà mới đầu ai cũng cho là chơi dại ấy.
Sau một hồi trống rộn rã, hai chuồng cọp đã được mấy chục người khiêng ra, đặt ở hai đầu võ đài. Phía bên trái là chuồng con cọp đực cụt đuôi đang gầm lên những tiếng kinh hồn, bên phải là con cọp cái cũng đang nhe nanh, giương vuốt gầm gừ trông vô cùng dữ tợn.
Mùi Đen thượng đài, trông vô cùng hùng dũng. Cứ thế, trước sự kinh hãi của mọi người, ông thủng thẳng vào mở cửa chuồng con cọp đực. Hai bên quần thảo vô cùng ác liệt, sau một giờ, bằng một đòn chí mạng, ông đã bẻ gãy cổ con mãnh thú khát mồi ấy.
Chẳng cần nghỉ ngơi lấy sức, túm gáy “kẻ thua cuộc”, ông vác sang chuồng con cọp cái. Lại một màn kịnh chiến kinh hoàng diễn ra. Và, cũng chừng ấy thời gian, con cọp cái đã bị ông bẻ gãy bốn chân, nằm phủ phục, rên những tiếng thảm thiết.
Phía dưới, quần hùng không ngớt vỗ tay tán thưởng và nể cái trí, cái dũng của thầy trò cụ Cử, chẳng ai còn dám thượng đài nữa. Có người còn gọi võ sư Mùi Đen là “sư phụ của Võ Tòng” vì một lúc đánh chết những hai con hổ. Còn đám thực dân Pháp thì được một phen muối mặt, rẽ đám đông đang hân hoan với những lời tán dương không ngớt, chuồn thẳng.
Môn đồ của Cử đông là vậy, nhưng có lẽ người có Duyên nhất lại là chàng trai trẻ Vũ Văn Nhân. Cổ nhân có câu “Anh hùng xuất thiếu niên” nếu vận vào trường hợp của VS. Văn Nhân thì điều đó hết sức chuẩn xác. Mới gần hai mươi tuổi, VS. Văn Nhân đã lĩnh hội đầy đủ tinh hoa võ thuật của cả hai dòng phái. Là thanh niên, lại ở vào vị thế của một người dân mất nước, VS. Văn Nhân luôn canh cánh trong mình hoài bão cứu nước giúp dân. Bất bình vì những đả lôi đài được mọc lên khắp nơi, công cụ để thực dân Pháp và bọn tay sai chiêu mộ những võ sĩ nổi tiếng ở Pháp, Nhật, Hàn, Trung… về thách đấu với thâm ý triệt hạ hết cao thủ làng võ Việt, dập tắt ngọn lửa đấu tranh phản kháng của dân ta, Sáng tổ đã nhiều lần đánh đả lôi đài, và gần như trận đấu nào ông cũng chiến thắng giòn giã, ra về trong tiếng hò vang của đồng bào và vẻ mặt thất vọng và căm hận của cường địch. Trong một lần lỡ tay ra đòn hơi mạnh, VS. Văn Nhân đã kết liễu mạng sống của một tên võ sĩ người Pháp, kẻ đã sát hại rất nhiều đối thủ trước đó. Để tránh liên lụy gia đình, ông phiêu dạt giang hồ và đổi tên thành Nguyễn Văn Nhân.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân ta reo vui dưới ngọn cờ giải phóng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, Sáng tổ lại là một trong những người đầu tiên ủng hộ và đi theo. Ông như đã tìm ra chân lý của cuộc đời, con đường để giúp dân giúp nước. Trong “Tuần lễ vàng” do Bác Hồ phát động, Võ sư Văn Nhân đã vì lợi ích Tổ quốc mà gạt sang một bên sự Tàng ảnh của bậc Võ giả. Ông biểu diễn cho đồng bào xem và quyên tiền, vàng giúp Ngân quỹ Giải phóng. Tháng 8/1945 khi cả dân tộc bừng bừng trong cơn bão cách mạng, Lão võ sư vào bộ đội. Ông phụ trách Đại đội quân báo của Trung đoàn E41, Liên khu Ba. Suất những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Lão võ sư đã tham gia huấn luyện võ thuật chiến đấu cho bộ đội ở chiến khu Việt Bắc. Những năm sau hòa bình ông tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của Bộ Quốc Phòng.
Suất mấy chục năm tham gia huấn luyện võ thuật cho các đơn vị đặc biệt của lực lượng vũ trang và đã từng tham gia công tác bảo vệ một số vị lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, Lão võ sư đã được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.
Sau khi nước nhà thống nhất, theo yêu cầu chung và phong trào phát triển võ thuật nước nhà Lão võ sư đã tinh lọc và đúc kết được một phương pháp rèn luyện võ thuật thích hợp với tính cách và thể trạng của người Việt Nam. Phương pháp đó dựa trên vốn liếng căn bản là tinh hoa Võ thuật của dòng tộc cùng kinh nghiệm gần một đời người chiến đấu và huấn luyện võ thuật, Phương pháp võ đó chính là Võ phái Thăng Long Võ Đạo. Và người thanh niên anh hùng xưa kia trở thành Sáng tổ của môn phái : Võ sư Nguyễn Văn Nhân.
Người chấp trưởng môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện nay là Khí công sư – Võ sư – Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (tức Vũ Mạnh Thắng). Nhắc tới ông, người ta thường hình dung ra một người cao ráo, nho nhã, mắt sáng môi đỏ, da trắng nhưng lại tàng ẩn những công phu kinh người. Khó ai có thể hình dung, một người trông như một thầy giáo dậy văn hiền lành lại có thể dùng hàm răng của mình cắn chiếc bàn nặng gần 80kg bên trên bày biện ảnh Tổ sư môn phái, lư hương, đỉnh đồng hay đứng vận công cho các lực sĩ thỏa mái vụt 12 cậy gậy đường kính 8cm khắp người… Song, để đạt được công phu cao như vậy, Chưởng môn đã phải trải qua sự khổ luyện kiên cường mà người bình thường chỉ nghe đến thôi cũng cảm thấy nổi da gà. Ông được cha mình truyền thụ võ công từ năm 12 tuổi. Bởi là sĩ quan quân đội nên cha ông dạy võ cho ông theo kiểu... kỷ luật thép.
Bây giờ, ông vẫn nhớ như in cái buổi đầu học võ... khổ sai ấy. Trong gian nhà bếp chật hẹp, năm đầu, cha ông chỉ dạy ông duy nhất một môn... đứng tấn. Tháng đầu tiên, cha ông bắt ông mỗi buổi phải đứng tấn khi que hương cháy hết 1/3 mới thôi.
Tháng thứ hai tăng lên là 1 nửa, tháng thứ 3 là cả que nhang. Đứng im, không nhúc nhích. Hễ động đậy là ngay lập tức chiếc roi trong tay cha vút lên, đau điếng. Hết đứng tấn dưới đất lại đứng trên cọc nhọn, sau một năm thì chuyển sang Ngoại ngạch công. Cha ông bắt ông treo ngược chân lên xà, rồi cứ thế, ngửa cổ xuống dưới nhấc những xô đá đổ lên xô to phía trên. Xô đá mỗi lúc một đầy, một nặng thêm theo thời gian mà cha ông đã định sẵn.
Hai năm, khi thân hình đã dẻo dai, cứng cáp ông mới được cha mình truyền thụ quyền cước...
Mỗi một bài quyền hay những môn công phu đặc dị đều là sự khổ luyện, giờ nghĩ lại, nhiều lúc võ sư Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long võ đạo lừng danh, cũng thấy nổi da gà.
Thiết xa chưởng là một ví dụ. Cha ông đưa cho ông 12 cây đũa thẳng tắp, được ông tự vót từ thân tre già. Tháng đầu tiên, bằng tay không, một chưởng, ông phải cắm ngập chiếc đũa đó xuống nền đất cứng. Sợ hãi nhất là tháng đầu tiên. Nếu vận khí không tốt thì chiếc đũa không những không cắm xuống đất mà còn xuyên ngược vào tay mình.
Tháng thứ hai, vẫn một chưởng nhưng phải cắm liền lúc 2 chiếc đũa. Tháng thứ ba là 3 chiếc, đến tháng 12 thì cả 12 chiếc phải cắm được ngập thân trong lòng đất.
Thiết xa chưởng của võ sư Thắng bây giờ có lẽ chẳng ai bì kịp. Đã rất nhiều lần ông kê bàn tay của mình trên nền nhà để mọi người thẳng tay cầm vồ gỗ mà nện thoả sức chẳng khác nào đưa tay vào cối để giã, trong khi ông vẫn đang tươi cười nói chuyện.
Từ trước đến giờ, làng võ vẫn thừa nhận, khẩu lợi công của Thăng Long võ đạo là thiên hạ vô song. Võ sư Thắng bảo, chính bởi luyện môn công phu đặc dị này mà hàm răng trên của ông đã mòn vẹt, thành hình vòng cung trông rất khác người.
Theo võ sư Thắng, luyện khẩu lợi công đòi hỏi người tập luyện phải có lòng kiên nhẫn, và một quyết tâm bền bỉ, sắt đá. Ban đầu, người học chỉ tập mỗi động tác... ngáp. Một ngày cứ thế ngồi ngáp đến cả vạn lần. Sau tập ngáp là tập nghiến răng. Tư thế nào thì cũng chỉ chú tâm vào việc... day “bộ gặm nhấm” ấy.
Sau động tác đó, người luyện chuyển sang ngậm sỏi, nhá sỏi. Khi răng, hàm đã cứng, đã có lực thì chuyển sang nâng, nhấc, kéo những vật nặng. Ban đầu thì nhấc những túi cát nặng chừng 10 kg, sau đó tăng dần... thành chiếc cối đá nặng đến nửa tạ.
Trước đây, năm 1989, Liên hoan Võ thuật cổ truyền toàn quốc, võ sư Thắng khi đó nặng chỉ 52 kg nhưng đã dùng khẩu lợi công nhấc cả chiếc bàn với đỉnh đồng, nến, hạc, kiếm, ảnh Đạt Ma Sư tổ... nặng đến xấp xỉ 80 kg.
Sau mấy chục năm tu luyện, bây giờ, khẩu lợi công của võ sư Thắng đã đạt tới mức thượng thừa. Ông bảo, với hàm răng thép của mình, ông có thể nhai vỡ liền lúc mấy trăm chiếc cốc thuỷ tinh.
Bởi là môn phái có những công phu dị thường nên rất nhiều lần Thăng Long võ đạo được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Hà Nội mời đi biểu diễn giao lưu với các đơn vị khác.
Võ sư Thắng bảo, đến giờ ông vẫn còn ấn tượng với lần lên Hoà Bình biểu diễn khí công cho các công nhân của Nhà máy Thuỷ điện sông Đà xem. Sở dĩ ông nhớ lần trổ tài kinh hồn ấy là bởi, khi về, ông đã bị họ hàng mắng cho một trận te tua. Ai cũng bảo, ông học lắm rửng mỡ, đùa với chính mạng sống của mình.
Ông kể, lần ấy, bởi được báo hơi muộn, chưa kịp chuẩn bị tiết mục gì lạ nên ông đành chọn môn khí công chịu lực. Vật dụng để biểu diễn là khối bê tông nặng gần 3 tạ, ông mượn tạm từ bể nước của khu tập thể gần nhà mình.
Tại công trường, khi các công nhân đã quây quần đông đủ, sau khi phô diễn những bài quyền cước đẹp tựa phượng múa, rồng bay thì tiết mục khí công chịu lực mở màn. Vị võ sư thân thể gầy nhẳng như que củi vận khí nằm im trên nền gạch. Khối bê tông 3 tạ được cần trục đưa tới, từ từ đặt nên người ông. Mọi người nín thở sợ hãi. Khi khối bê tông đã yên vị thì hai lực sĩ hai bên, mím môi mím lợi dùng búa tạ, nhè khối bê tông mà quai thật lực. Quai sã cánh tay mà khối bê tông không chịu vỡ, người võ sĩ bên dưới vẫn cứ nằm im thin thít, chẳng chút chau mày.
Không tin vào mắt mình, hai chuyên gia Liên Xô lực lưỡng nhảy vào, giằng lấy búa, đập tiếp. Lại một thôi một hồi những tiếng búa chan chát vang lên, nhưng khối bê tông vẫn trơ trơ. Người nằm dưới thì vẫn nét mặt thản nhiên như đang ngẫm nghĩ điều gì mông lung lắm. Mỏi tay, hai chuyên gia đành buông búa, trầm trồ thán phục.
Khi khối bê tông được nhấc ra, mọi người đã ùa vào sờ sờ nắn nắn khắp người vị võ sư tài giỏi. Họ ngạc nhiên bởi không hiểu thân hình vị võ sư được “kết cấu” bằng gì!?
 Có lẽ chỉ cần thụ giáo phụ thân và luyện tập thành công những công phu trên thôi, VS. Nguyễn Văn Thắng đã có thể đứng vào hàng những tuyệt đại cao thủ của làng võ Việt. Nhưng cổ nhân có câu “Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân”, là một người ham học hỏi, hơn ai hết Chưởng môn hiểu rõ điều đó. Ngay từ khi còn nhỏ, khi cùng gia đình sơ tán về Hà Bắc, Văn Thắng thường đứng hàng giờ say sưa nhìn những tình nguyện quân Trung Quốc  luyện võ tại doanh trại quân đội tại Yên Thế. Lúc bấy giờ, Trung Quốc an em cử những sư đoàn sang giúp quân và dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và đi cùng với họ là những Quyền sư đỉnh cao trực tiếp huấn luyện. Người Trung Quốc có một cái lệ bất thành văn, đó là chỉ dạy nấu ăn, y thuật, võ thuật cho người đồng tộc. Thế những không hiểu sao, hai vị Quyền sư đỉnh cao kia nhận ra điều gì ở một cậu bé trắng trẻo, nhỏ bé, đứng nhìn các chiêu thức võ thuật một cách say mê với đôi mắt sáng lên sự cầu thị ham học hỏi. Thế là hai vị phá lệ, truyền dạy cho Vs. Văn Thắng trong ba năm từ 1969 – 1972.
Năm 1975, khi cùng gia đình trở về Hà Nội, Chưởng môn thụ giáo Võ sư Quỳ trong hai năm (1975 - 1977).
Năm 1978 – 1979, Khi Đại sư Trần Tiến rời quân ngũ và giao lưu Võ thuật tại vùng Kinh Bắc,  Võ sư Văn Thắng có cơ duyên được thụ giáo nhờ sự giới thiệu của phụ thân là Võ sư Văn Nhân. Nhắc đến Đại sư Trần Tiến, không ai không biết tuổi trẻ hào hùng của ông, một mãnh long làm chủ đả lôi đài cả vùng Đông Á làm kinh hoàng các võ sĩ và nền võ thuật của các quốc gia khác. Khi Đại sư gia nhập quân ngũ và kết giao với Sáng tổ, hai ông đã trở thành những người bạn tri kỷ, đó cũng chính là tiền đề cho việc thụ giáo sau này của Đại sư Chưởng môn. Năm 1982, Võ sư Trần Tiến được mời sang huấn luyện cho quân đội Campuchia và hai thầy trò phải chia tay nhau. Năm 1989, Đại sư trở về Thành phố Hồ Chí Minh và thành lập môn phái Thiếu Lâm Nội Gia, hiện nay, ông vẫn chỉ đạo môn phái và tham gia các hoạt động võ thuật.
Năm 1981, khi luyện võ vào các buổi chiều, Võ sư Văn Thắng thường thấy một ông già luyện quyền cước. Bằng con mắt võ thuật trời cho, ông biết rằng đây là một đại cao thủ ẩn thế, vì vậy, Vs. Văn Thắng trực tiếp gặp và xin bái sư. Qua những lần thân mặt chuyện trò, thật không thể ngờ được đó chính là Võ sư Thái Thiếu Lâm, từng vang danh gianh hồ với biệt hiệu Thái “chột”, hiện đã mai danh ẩn tính. Sau khi về hưu, Vs. Thái làm bảo vệ tại trường Cấp III  Hai Bà Trưng và Đoàn Kết, thuộc phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, HN. Võ sư Thái cũng phá lệ, nhận dạy Chưởng môn trong 3 năm (1981 - 1983).
Năm 1981, khi đang học Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành giải phẫu bệnh – tế bào học, Võ sư Văn Thắng gặp Võ sư Nguyễn Văn Bằng, môn phái Bạch Hổ và hai người đã trao đổi võ thuật với nhau (1981 - 1982). Hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bằng là Trưởng khoa giải phẫu bệnh – tế bào học của Bệnh viện đa khoa Trung Ương Huế.
Năm 1984 – 1987, Võ sư Văn Thắng thụ giáo Võ sư cao cấp Nguyễn Văn Thơ, Chưởng môn phái Thiếu Lâm Bắc Phái Sơn Đông tại phố Lương Yên – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Năm 1988 – 1989, Chưởng môn thụ giáo Võ sư Nguyễn Khánh, biệt hiệu Khánh sự  tại đường Trần Khát Chân, Lương Yên, Hai Bà Trưng, HN.
Năm 1988 – 1990, Chưởng môn tham gia thành lập môn phái Pencaksilat Việt Nam, là trọng tài và HLV trưởng võ đường khóa đầu tiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét