Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 49

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đường đời riêng đã không thấy thì làm sao thấy được đường đời chung, tức định mệnh của nhân loại?
-Chỉ toàn suy đoán và tưởng tượng thôi! Vì vậy, hãy thận trọng trước những " tiên tri" về xã hội!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Hoàng Minh Chính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Minh Chính
HoangMinhChinh150.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ ngày 1 tháng 6 năm 2006 –
ngày 7 tháng 2 năm 2008
Kế nhiệm Nguyễn Sĩ Bình 
Thông tin chung
Đảng phái Cựu Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920
Nam Trực - Nam Định
Mất 7 tháng 2, 2008 (87 tuổi)
Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội
Hoàng Minh Chính (16 tháng 11 năm 1920 – 7 tháng 2 năm 2008) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, nguyên Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam và Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin (Marx-Lenin).

Tiểu sử

Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, bí danh Lê Hồng, sinh ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tham gia cách mạng từ năm 1937. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương (hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Tháng 10 năm 1940 ông bị thực dân Pháp bắt, đưa ra toà án binh xét xử 10 năm tù biệt xứ, 10 năm khổ sai. Năm 1943, nhân đế quốc Pháp chuyển tù nhân từ Sơn La về Hoả Lò để đưa đi Côn Đảo, ông đã cùng những người khác tổ chức vượt ngục. Ra ngoài, ông đã bắt được liên lạc với tổ chức để tiếp tục hoạt động và sau đó tham gia Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.
Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1946 ông chịu trách nhiệm đánh Trường bay Gia Lâm, rồi lên Việt Bắc đảm nhận nhiều công tác đoàn thể, sau hòa bình về Hà Nội tiếp tục làm công tác đoàn thể.
Năm 1947, ông làm Bí thư Đảng đoàn Trung ương Đảng kiêm Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.
Năm 1948 ông được cử sang phụ trách Thanh vận Trung ương, làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Đoàn khóa 1, rồi Bí thư Đoàn Thanh niên Cứu quốc khóa 2, rồi làm Tổng Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ông từng dẫn đầu các đoàn đại biểu Thanh niên sinh viên Việt Nam đi dự các đại hội Festival Quốc tế.
Ông đã từng giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước như: Phó Chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc , Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
  • 1957, ông được cử làm trưởng đoàn Cán bộ cao cấp của Trung ương sang học tại trường Đảng Cao cấp của Liên Xô.
  • 1961, ông về công tác tại Ủy ban Khoa học nhà nước, làm Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội.
  • 1967, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai trừ ông ra khỏi đảng vì ông thuộc số những người theo chủ nghĩa xét lại, không tán thành Nghị quyết 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và muốn thay đổi theo đường lối Đệ tứ Cộng sản
  • 1967-1973, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ông đi tập trung cải tạo. Ông là một trong những nhân vật chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
  • 1973-1976, ông bị quản chế tại Sơn Tây.
  • Tháng 6 năm 1995-tháng 6 năm 1996, chính quyền bắt giữ và xét xử theo pháp luật Việt Nam, ông bị tù 1 năm với tội trạng "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân". Tổng cộng ông đã bị 3 lần tù đày, gần 20 năm trời giam giữ và quản chế.
  • Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục viết đơn thư khiếu nại, vận động, yêu cầu Đảng và chính quyền Việt Nam "giải oan" cho vụ án "nhóm Xét lại chống Đảng"; tuyên truyền phát tán tài liệu, vận động người tham gia góp ý cho bản dự thảo "Thách thức và triển vọng".
  • Tháng 4 năm 1998, ông cùng với Lê Hồng Hà bàn việc chuyển hướng hoạt động sang đấu tranh với mục đích thành lập "Hội nhân dân chống tham nhũng".
  • Ngày 16 tháng 1 năm 2000, ông gửi thư ngỏ cho Tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do ngôn luận..., những vấn đề mà Mỹ có thể can thiệp.
  • Tháng 8 năm 2005, ông sang Mỹ chữa bệnh, diễn thuyết nhiều lần, công khai phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam.
  • Ngày 28 tháng 9 năm 2005, ông đến phát biểu tại Đại học Harvard về đề tài dân chủ cho Việt Nam. 
  • Ngày 29 tháng 9 năm 2005, ông ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để, như ông nói, "nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam, ông kiến nghị với Quốc hội Hoa Kỳ làm mạnh tay hơn nữa, không để Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo."
Sau đó, ông giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của những người bất đồng chính kiến: vận động lấy chữ ký đòi hủy bỏ điều 4 của Hiến pháp Việt Nam và nghị định số 31/CP, tìm cách phát triển lực lượng, cùng với Phạm Quế Dương, Trần Khuê và những nhân vật bất đồng chính kiến khác, viết đơn và kêu gọi thành lập Hội nhân dân chống tham nhũng.
Ông nhiều lần cùng các nhân vật bất đồng chính kiến khác tổ chức gặp mặt nhằm công khai tổ chức, và tái lập Đảng Dân chủ cùng nhiều hoạt động khác. Ông cũng đã soạn một số tài liệu gửi ra nước ngoài cho một số tổ chức nhân quyền, trả lời phỏng vấn về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ông cho rằng học thuyết của Karl MarxFriedrich Engels có sai sót cơ bản và trong việc thực hiện ở các quốc gia cộng sản đã có sai lầm nghiêm trọng - chủ nghĩa mà có thời ông, trên cương vị Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, đã tuyên truyền và ca ngợi 
Những bài viết về ông đã thu hút sự quan tâm của báo chí trong và ngoài Việt Nam.
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, ông ra tuyên bố khôi phục hoạt động Đảng Dân chủ . Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Tiểng, nguyên uỷ viên Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam từ năm 1944 đến năm 1988, thì:
"Bản thân ông Chính đã bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ từ lâu; khi không được sự đồng tình của số đông cựu đảng viên ông không có quyền và không đủ tư cách đứng ra khôi phục Đảng"
"Đảng Dân chủ hiện nay mà ông Hoàng Minh Chính lên tiếng 'khôi phục' thì về bản chất đã khác Đảng Dân chủ từng tồn tại từ năm 1944 đến 1988" 
Ông bị bệnh ung thư . Trước khi mất ông viết một "Tâm thư đầu năm Mậu tý" (2008) gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam 
Ông qua đời ngày 7 tháng 2 năm 2008 (mồng một Tết Mậu Tý) tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội . Tro hài cốt của Ông được an táng tại Khu A (Khu Cán bộ), Nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội.

Gia đình

Ông là anh em cọc chèo với Vũ Quang - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Phát biểu

  • "Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện"
  • "Nhân dân VN hiện nay đang trong cơn quằn quại rũ bỏ ách nô lệ thâm căn cố đế nội xâm, đã tìm thấy trong chính sách hỗ trợ tự do dân chủ của Hoa Kỳ một sức mạnh vô giá cho cuộc đấu tranh sống còn của mình"
  • "Các đầu tư phát triển quốc tế (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) chẳng qua thực chất là làm đầy túi tham của đảng và chính quyền".

Ông Hoàng Minh Chính bộc lộ rõ bộ mặt phản bội Tổ quốc
Thứ ba, 01/11/2005 - 04:06 PM (GMT+7)
Gần đây, trên mạng internet và qua các đài nước ngoài, người ta đưa tin rùm beng là ông Hoàng Minh Chính lợi dụng việc được sang chữa bệnh ở Mỹ để hoạt động chính trị chống lại Ðảng Cộng sản Việt Nam và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi chỉ nêu lên mấy nét mà Hoàng Minh Chính đã xuyên tạc trắng trợn. Thực ra những luận điệu xuyên tạc này không có gì mới. Ông đã có các cuộc trả lời phỏng vấn và nói chuyện ở Mỹ về chủ đề "Chủ nghĩa Mác và hệ lụy". Nội dung chủ yếu các bài phát biểu của ông ta là xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vu khống Ðảng và Nhà nước Việt Nam.
Với tư cách là người bạn cũ, đã cùng học với ông Hoàng Minh Chính ở trường Ðảng cao cấp trực thuộc Ban Chấp hành T.Ư Ðảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1957 đến 1960, tôi hiểu rõ ông Hoàng Minh Chính là người như thế nào, nhất là về mặt quan điểm chính trị.
Tổ ba người (gồm Hoàng Minh Chính, Lê Khoa Minh và Ngô Thành Dương) được phân công chuyên nghiên cứu về triết học Mác - Lê-nin. Chúng tôi say sưa học tập và nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sau bao năm hoạt động cách mạng, đến khi được học lý luận, chúng tôi như người khát được uống nước.
Qua bài giảng của các giáo sư, các cuộc thảo luận và tự nghiên cứu, chúng tôi đều nhất trí với nhau, hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung và triết học Mác - Lê-nin nói riêng là một khoa học, học thuyết đã kế thừa và phát triển những tư tưởng, tinh hoa của các nhà triết học và lý luận của loài người từ thời cổ đại cho đến thế kỷ 19; cung cấp một phương pháp khoa học là chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhận thức và hoạt động thực tiễn; cống hiến cho loài người chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của xã hội loài người.
Chúng tôi đều nhất trí tán thành chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa Cộng sản là lý tưởng cao đẹp. Chúng tôi rất tin tưởng vào học thuyết Mác - Lê-nin và quyết tâm học tập, nghiên cứu để nắm được thực chất của lý luận khoa học đó, phê phán những luận điệu của kẻ thù đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, để bảo vệ sự trong sáng của học thuyết đó.
Sau khi học xong về nước, ông Hoàng Minh Chính nhận làm Tổ trưởng triết học của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, với ý định xây dựng thành viện nghiên cứu triết học chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Ðó là một ý định tốt, chúng tôi rất hoan nghênh.
Do có sự nhất trí với nhau về quan điểm lý luận, nên chúng tôi cộng tác với nhau chặt chẽ trong việc nghiên cứu triết học Mác - Lê-nin. Ông Hoàng Minh Chính đã được mời giảng một số buổi về triết học Mác - Lê-nin ở trường Ðảng Nguyễn Ái Quốc và vài nơi khác. Và vì thế, ông được coi như người có công góp phần xây dựng Viện Triết học Việt Nam.
Nhưng một bước ngoặt đã xảy ra.
Ðầu những năm 60, thế kỷ 20, trên trường quốc tế, Ðảng Cộng sản Liên Xô, do Khơ-rút-sốp đứng đầu, đã nêu ra thuyết "chung sống hòa bình" với Mỹ, vì họ cho rằng cuộc đấu tranh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, với vũ khí hạt nhân, thì điều đó sẽ là một thảm họa cho nhân loại(!)
Với tinh thần hăng hái, ưa cái mới, nhưng do cực đoan, ông Hoàng Minh Chính đã tiếp thu thuyết "chung sống hòa bình" một cách "say sưa". Ông tranh thủ mọi diễn đàn để truyền bá thuyết này. Trong hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam hồi đó, ở miền nam, Mỹ - Diệm lê máy chém khắp nơi tàn sát những người yêu nước. Cách mạng miền nam không có con đường nào khác là phải đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
Ðảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ nền độc lập và thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng "chung sống hòa bình" là rất nguy hại đến sự thống nhất tư tưởng trong Ðảng và nhân dân.
Trong khi đó, ông Hoàng Minh Chính lại "say sưa" tuyên truyền thuyết "chung sống hòa bình". Ðó là một sai lầm nghiêm trọng. Ðảng ta đã buộc phải có biện pháp đối với Hoàng Minh Chính và một số cán bộ theo đuôi, khi nhóm người này đi vào hoạt động có tổ chức chống đối Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trong thời gian đó, lòng tự ái cao độ đã khiến cho Hoàng Minh Chính mất hết sự suy nghĩ tỉnh táo. Ông vẫn khăng khăng giữ quan điểm và hành động của mình.
Khi ông Hoàng Minh Chính được trở về gia đình, đồng chí Lê Khoa Minh và tôi đã có lần gặp ông. Với tình bạn cũ, chúng tôi chân thành góp ý với ông, nhưng Hoàng Minh Chính không chịu lắng nghe vì ông có tính tự cao, tự đại quá nặng.
Cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi năm 1975, miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chứng tỏ đường lối chống Mỹ, cứu nước của Ðảng ta là đúng đắn. Toàn dân ta rất phấn khởi, vui mừng trước thắng lợi vẻ vang đó. Ðáng lẽ Hoàng Minh Chính phải nhận ra sai lầm của mình, nhưng ông ta vẫn không hề thay đổi suy nghĩ và hành động.
Từ năm 1986, Ðảng ta chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm đã mắc phải để vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách đúng đắn, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Qua 20 năm, công cuộc đổi mới đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ðó là minh chứng hùng hồn về sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế đất nước trong điều kiện mới.
Nhờ chính sách nhân đạo của Ðảng và Nhà nước ta, ông Hoàng Minh Chính được ra nước ngoài để chữa bệnh. Ông ta đã lợi dụng cơ hội này để hoạt động chống đối Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bài nói chuyện với chủ đề "Chủ nghĩa Mác và hệ lụy", ông Hoàng Minh Chính đã xuyên tạc trắng trợn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Ở đây tôi chỉ nêu ra mấy nét về sự xuyên tạc đó. Ông Hoàng Minh Chính nói: "Trước hết Mác và Ăng-ghen tuyên bố rằng "lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp". Luận điểm này đi ngược lại lịch sử phát triển khách quan của xã hội loài người. Con người cũng như xã hội tồn tại trước hết là do quy luật sinh tồn phải hiệp lực cho mưu sinh và cải thiện thường xuyên cuộc sống vật chất. Sản xuất và thương mại, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển là cơ sở vật chất và nền tảng của xã hội. Trên nền tảng đó được xây dựng thượng tầng kiến trúc và thể chế chính trị, giai cấp, nhà nước, luật pháp, văn hóa, v.v.".
Như vậy là ở đoạn nói về quy luật khách quan, ông Hoàng Minh Chính đã lặp lại gần như nguyên xi những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà Mác đã phát minh ra. Nhưng ông lại phê phán Mác là đã đi ngược lại lịch sử. Trên cơ sở phân tích sự phát triển xã hội là sự phát triển của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau, Mác và Ăng-ghen mới nói đến đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp. Ông Hoàng Minh Chính xuyên tạc lý luận của Mác và Ăng-ghen về đấu tranh giai cấp. Mác và Ăng-ghen nói lịch sử xã hội từ khi có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp (trừ xã hội cộng sản nguyên thủy).  Theo các ông, đấu tranh giai cấp chỉ là phản ánh những mâu thuẫn trong phương thức sản xuất, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Ông  Hoàng  Minh  Chính còn xuyên tạc một nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa Mác là chuyên chính vô sản. Ông ta nói "chuyên chính vô sản không là cái gì khác là bạo lực". Ông ta cho rằng chuyên chính vô sản là "duy ý chí, sáng tạo ra xã hội xã hội chủ nghĩa bằng chuyên chính vô sản cực đoan, hà khắc nhất, phù phiếm nhất trong lịch sử nhân loại". Ðó là một sự vu cáo trắng trợn. Về điều này, Lê-nin đã giải thích, chuyên chính vô sản chẳng qua chỉ là sự lãnh đạo của Ðảng của giai cấp vô sản để đưa cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lê-nin lại nói, nền chuyên chính vô sản chính là nền dân chủ vô sản. Vậy mà, ông Hoàng Minh Chính kết luận: "Học thuyết tư biện của Mác mang tính phản lịch sử, phản khoa học, duy ý chí, cực đoan, cực tả"(!)
Chúng tôi chỉ nêu lên mấy nét mà Hoàng Minh Chính đã xuyên tạc trắng trợn. Thực ra những luận điệu xuyên tạc này không có gì mới. Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời và được truyền bá rộng rãi trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới thì những kẻ thù của chủ nghĩa Mác đã xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa Mác như thế. Cho đến ngày nay, những kẻ chống cộng cũng chỉ lặp lại những luận điệu cũ rích đó. Nhưng trên thực tế, chúng không lừa bịp được những người có lương tri.
Ông Hoàng Minh Chính  vu cáo trắng trợn Nhà nước và xã hội Việt Nam hiện nay như sau: "Cái nhà tù lớn là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cốt sao để các tù nhân các loại gồm 80 triệu con người cam phận là tù nhân nô lệ, và cốt sao để an ninh chính trị được bảo đảm. Như vậy phát triển là để củng cố các nhà tù lớn nhỏ chứ đâu phải để mở rộng tự do dân chủ cho nhân dân". Ông Hoàng Minh Chính "dẫn chứng" bằng cách bịa đặt là ở Việt Nam đã xảy ra những vụ đàn áp dân tộc thiểu số và tôn giáo.
Như vậy, theo ông Chính, nước Việt Nam, sau 20 năm đổi mới chỉ là một "nhà tù" giam 80 triệu dân. Tôi xin miễn bình luận về sự vu khống trắng trợn này. Bởi thực tế đất nước ta đã bác bỏ sự vu khống đó.
Tôi chỉ nhắc đến một sự kiện là vừa qua, ông Nguyễn Cao Kỳ, một người của chính quyền Sài Gòn trước đây đã về thăm quê hương, được đi tham quan nhiều nơi trên đất nước, đã thừa nhận sự phát triển tốt đẹp của đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thế mà ông Hoàng Minh Chính lại trở thành một kẻ ngoan cố hơn những kẻ ngoan cố, vì ôm hận thất bại; lặp lại luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chống lại Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Như thế là Hoàng Minh Chính đã bộc lộ rõ bộ mặt phản bội: Phản bội chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà ông đã có thời tôn sùng; phản bội Ðảng Cộng sản Việt Nam mà trước đây ông đã thề trung thành; phản bội Tổ quốc Việt Nam, vì ôm chân những kẻ đã xâm lược nước ta.
GS NGÔ THÀNH DƯƠNG

Đôi điều cần trao đổi qua đám tang anh Hoàng Minh Chính

Là người từng công tác với anh Hoàng Minh Chính trong những năm tháng đầu tiên của Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình trước sự ra đi về cõi vĩnh hằng của anh Chính. (Huỳnh Văn Tiểng, nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng DCVN)
Tôi cũng cầu chúc cho anh an giấc ngàn thu nơi chín suối. Song, qua việc ra đi của anh Hoàng Minh Chính, tôi thấy cần có đôi điều trao đổi với những ai đang lợi dụng sự kiện này để đặt điều, dựng chuyện không hay chung quanh cái gọi là "đối nhân xử thế" của cơ quan nơi anh từng công tác cũng như của chính quyền, nơi gia đình anh cư trú; để từ đó vu cáo những người cộng sản Viêt Nam và bôi nhọ chế độ ta.
Xuất phát từ đạo lý "nghĩa tử là nghĩa tận", khi anh trút hơi thở cuối cùng, Viện Triết học và chính quyền phường Hàng Bài (Hà Nội) đã chủ động đề nghị gia đình cùng lo tang lễ, nhưng như lời con gái trưởng của anh là Trần Thị Thanh Hà đã nói với Đài RFA rằng: "Gia đình chúng tôi không nhất trí vì ba tôi là dân thường, mà dân thường tổ chức thế nào thì ba tôi tổ chức như thế", và chính gia đình đã "chọn bệnh viện Thành Nhàn để làm lễ tang".
Cơ quan và chính quyền đã tôn trọng sự lựa chọn đó của gia đình, ấy vậy mà một tờ báo ở hải ngoài lại thông tin rằng "Nhà nước CSVN đang giằng co với gia đình người chết về quyền tổ chức tang lễ", rằng "chị Thanh Hà đã chính thức kêu cứu với báo chí truyền thông hải ngoại về việc Nhà nước đang áp lực mạnh mẽ để không cho tang gia tổ chức tang lễ".
Từ đó, họ quy kết rằng: "Cộng sản vẫn chà đạp lên truyền thống tốt đẹp đạo lý ngàn năm này. Đây lại thêm một tội ác đối với nền văn hóa nhân bản của đất nước". Tôi xin được hỏi rằng, trước sự thật hai năm rõ mười về việc cơ quan, khối phố đã làm tròn trách nhiệm bàn cách tổ chức tang lễ sao cho chu đáo, vậy ai là người đã xúc phạm "nền văn hóa nhân bản của đất nước" - như lời buộc tội của bản báo?
Điều thứ hai, tang lễ đã diễn ra theo đúng ý nguyện của anh Chính và gia đình. Ông Thích Không Tánh vẫn từ TP HCM ra Hà Nội để giúp gia đình thực hiện những sinh hoạt tâm linh; nhiều bà con họ tộc, bạn bè vẫn mang vòng hoa phúng viếng; điếu văn chính thức của Ban tổ chức tang lễ vẫn được đọc trang nghiêm; một vài đại diện cơ quan nước ngoài tại Hà Nội vẫn được đến viếng theo ý muốn; những thủ tục đối với người về cõi vĩnh hằng vẫn được thực hiện đúng như di chúc của anh Hoàng Minh Chính. Ấy vậy mà có người độc mồm, độc miệng lại lu loa rằng: "Trước và trong tang lễ, cộng sản đã tìm mọi cách ngăn cản những thủ tục dành cho người chết".
Một tờ báo ở hải ngoại trắng trợn vu cáo rằng: "Nhà nước qua phường khóm, Viện Triết học cứ phiền nhiễu hằng ngày để Nhà nước tổ chức, để Nhà nước đọc điếu văn. Than ôi! Khi sống hành hạ nhau, khi chết đọc điếu văn". Thiết nghĩ, dù chỉ là người dân thường cũng khó chấp nhận kiểu bình phẩm ác độc này.
Điều thứ ba, theo đạo lý dân tộc ta, những người đến phúng viếng, tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng thường dành cho người nằm xuống những lời kính trọng về cuộc đời và những cống hiến cho gia đình, đất nước cũng như ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp với người đã khuất. Song, điều đó không đồng nghĩa với việc "nặn" ra những danh hiệu, mà người đó chưa hề có và những trọng trách chưa từng đảm nhiệm như ông Việt Hoàng đã dẫn ra trong một bài báo là: "Có những lúc ông đứng trên đỉnh cao của con đường quan lộ (ông từng làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Hiệu phó trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và Viện trưởng Viện nghiên cứu Mác - Lênin)".
Là người từng được đảm nhiệm cương vị Ủy viên Thường vụ Đảng Dân chủ VN từ lúc thành lập cho đến lúc Đảng này tự nguyện giải thể vì đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử là góp sức cùng Đảng CSVN giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, tôi bảo đảm rằng, anh Hoàng Minh Chính chưa hề được tổ chức giao các trọng trách như ông Việt Hoàng đã liệt kê. (Xin nói thêm: anh cũng chưa bao giờ được giao cương vị Viện trưởng Viện Triết học).
Điều cuối cùng, tôi cần nhấn mạnh là, không ai có quyền nhân danh "Ban Thường vụ Trung ương Đảng Dân chủ VN" và thay mặt "toàn thể đảng viên Đảng Dân chủ VN" để đưa ra một Điếu văn bày tỏ những quan điểm và lời đánh giá không giống như tôi và nhiều cựu đảng viên Đảng Dân chủ đã và đang suy nghĩ, bởi lẽ, tổ chức Đảng Dân chủ VN đã không tồn tại từ lâu. 
Mặt khác, nhân sự kiện này, một số người muốn công khai tuyên truyền và cổ suý cho cái gọi là "phong trào đấu tranh cho dân chủ ở VN" thì đó là việc làm trái pháp luật, đồng thời là sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm của những cựu đảng viên Đảng DCVN đã một thời sát cánh với ĐCSVN trong hai cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập dân tộc, thống nhất giang sơn.
Hôm qua cũng như hôm nay, tôi cùng nhiều cựu đảng viên khác luôn luôn tự hào về những đóng góp chân chính đó, đang nguyện cùng nhau đem sức lực và trí tuệ còn lại góp sức xây dựng một nước VN "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" để nhanh chóng "sánh vai với các cường quốc năm châu" – như điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trước lúc đi xa.

Hoàng Minh Chính,
ngọn lửa đấu tranh luôn bừng cháy
  • PSN - 13.02.2008 | Như Hà - Hà Nội
Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG
TINH THẦN BẤT KHUẤT
DŨNG CẢM PHI THƯỜNG
TẬN TÂM CỐNG HIẾN
Đó  là những đức tính quí báu mà cụ
Hoàng Minh Chính đã thể hiện trong suốt cuộc đời đấu tranh VÌ DÂN TỘC.
Những đức tính đó chỉ có được ở bậc lương đống quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét