BẠN BIẾT CHƯA ? 52
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tại sao rắn không có chân? |
Cập nhật lúc 10h56' ngày 15/02
|
Rắn từng có chân đầy đủ như bao loài khác, nhưng bộ phận này biến mất dần vì không thích hợp với môi trường sống.
Hóa thạch loài rắn Eupodophis descouensi
Nếu không phải tất cả thì ít nhất một số
loài rắn cũng từng có chân trong buổi ban đầu của quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên, chúng đã mất dần các chi theo thời gian,
theo báo cáo mới đây của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia tại
Paris (Pháp). Nghiên cứu này đã củng cố lý thuyết cho rằng, loài rắn
tiến hóa từ một dạng thằn lằn từng sống chui rúc trong hang trên đất
liền hoặc bơi lội dưới biển, theo thông tin trên chuyên san Journal of Vertebrate Paleontology.
Để rút ra kết luận trên, Trưởng nhóm
nghiên cứu Alexandra Houssaye và đồng sự đã phân tích hóa thạch của loài
rắn có tên Eupodophis descouensi. Loài rắn tiền sử này từng xuất hiện
trong Kỷ Phấn trắng tại khu vực hiện nay là Lebanon. Nhằm hiểu rõ hơn
mẫu vật đặc biệt, các nhà khoa học sử dụng phương pháp mô phỏng mới gọi
là chụp cắt lớp trên máy tính bằng tia bức xạ synchrotron (SRCL). Đây là
phương pháp giúp chụp được hàng ngàn hình ảnh 2 chiều từ bên trong mẫu.
Những hình ảnh đó được tiếp tục dựng thành mô hình 3 chiều, cho thấy rõ
hông của rắn và cặp chân nhỏ chỉ dài 2 cm.
Với mô hình 3 chiều mới, các chuyên gia
phát hiện được Eupodophis từng sở hữu 2 chân sau mang theo dấu hiệu
thoái hóa dần và không có chi trước. Chi sau cũng có đầu gối và 4 xương
mắt cá chân, nhưng không có xương bàn chân hoặc xương ngón. Cũng nhờ
SRCL, họ xác định được xương chân của rắn rất giống với thằn lằn hiện
đại.
Nhà khoa học Houssaye cho rằng, rắn đã rụng hết chân để phù hợp với cảnh chui rúc trong hang sâu hoặc bơi lội dưới đại dương. Bằng chứng là cặp chân trong mẫu hóa thạch bị thoái hóa rất nghiêm trọng và các hậu duệ của chúng chẳng còn cái chân nào. Eupodophis cũng chưa phải là loài rắn cổ nhất thế giới. “Loài
rắn cổ nhất từng được con người phát hiện có niên đại cách đây từ 112
đến 94 triệu năm, và con rắn này sống cách đây khoảng 90 triệu năm”,
Houssaye cho biết. Najash rionegrina, một loài rắn cũng sống cùng thời
kỳ với Eupodophis được cho là có 2 chân nhỏ đằng sau. Najash đã được các
chuyên gia Đại học Sao Paulo (Brazil) phát hiện tại tỉnh Rio Negro
thuộc Argentina.
|
Giống người cổ đại nổi tiếng tuyệt chủng vì loạn luân? |
Cập nhật lúc 09h13' ngày 21/12
|
Phân
tích ADN từ xương ngón chân hóa thạch người phụ nữ Neanderthal có niên
đại 50 nghìn năm cho thấy dấu hiệu giao phối cận huyết có thể đã xảy ra
phổ biến trong các thế hệ người cổ đại này.
Theo Tiến sĩ Kay Prufer, Viện tiến hóa
Nhân chủng học Max Planck tại Đức cho biết, xương ngón chân này được
phát hiện tại hang động ở Siberia từ năm 2010. Đây cũng là nơi phát hiện
ra hóa thạch của người Denisovan từ năm 2008.
Xương ngón chân tiết lộ giao phối cận huyết ở người Neanderthal. (Ảnh: mpg.de)
Sau khi phân tích giải trình tự ADN và
kiểm tra hệ gene ty thể của hóa thạch cho thấy, gene chỉ được di truyền
từ một người mẹ duy nhất. Điều đó có thể khẳng định cha mẹ của người phụ
nữ này có huyết thống rất gần nhau.
“Chúng tôi cho rằng, cha mẹ của
người Neanderthal này là anh em cùng chung một mẹ, hoặc là chú và cháu
gái, cô, dì và cháu trai, một người ông và một người cháu gái, hoặc bà
và cháu trai”, nhóm nghiên cứu hóa thạch khẳng định.
Giao phối cận huyết khiến người Neanderthal tuyệt diệt?
Đáng chú ý ở chỗ, phân tích còn tiết lộ giao phối cận huyết như trên không phải là sự kiện diễn ra hiếm hoi. “Các bậc cha mẹ có huyết thống rất gần, ngay cả khi phân tích thế hệ trước của họ cũng có điều này”,
tiến sỹ Prufer nói. Đồng thời chính sự giao phối cận huyết này có thể
dẫn tới hệ quả dân số người Neanderthal khá nhỏ và làm cho họ bị tuyệt
chủng.
Ngoài ra, kết quả giải trình tự ADN của
hóa thạch cũng cho thấy người Neanderthal và người hiện đại có nguồn gốc
từ người Denisovan đã từng có sự kết hợp với nhau vào khoảng cuối kỉ
Pleistocene (12.000-126.000 năm trước).
Toàn bộ những phát hiện này đã được đăng tải trực tuyến trên tạp chí Nature ngày 19/12/2013.
|
|
Nhận xét
Đăng nhận xét