Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

CON ĐƯỜNG TỰ NHIÊN

-Tối ưu,nhanh đến đích nhất rõ ràng là đường thẳng. Nhưng người cầm lái phải...biết, phải thấu tỏ, phải quyết tâm! Còn muốn đi thẳng mà người lái chưa biết, chưa thấu tỏ, thiếu quyết tâm thì đương nhiên phải đi hai hàng, phải mò mẫm, dẫn tới (vô tình) đọa đầy quần chúng đương thời. Tưởng "xây", hóa ra là "phá", tưởng có công, thành ra có tội với...trăm họ!
-Thà đi vòng một cách tự nhiên mà đến được bờ bến, Đại Chúng an lòng, còn hơn đi đường thẳng, "sắt máu" nhiều thế hệ mà lạc hướng, chẳng đến đâu!
-Lấy "lý tưởng" ra mà gây uất ức cho Đại Chúng cần lao. Như vậy có phải là tội ác!?


--------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Vì sao “đại gia” nước ngoài dám góp gần hết tài sản làm từ thiện?

Vợ chồng Bill Gates đã dành tổng cộng 27 tỷ USD để làm từ thiện (Ảnh: Wikipedia)
Vợ chồng Bill Gates đã dành tổng cộng 27 tỷ USD để làm từ thiện (Ảnh: Wikipedia)
Doanh nhân Việt Nam cũng thường hay làm từ thiện, họ cũng trích % nhất định trong kinh doanh để làm nhưng vẫn chưa có ai từ thiện gần hết 100% tài sản như các đại gia nước ngoài đã làm.
Có lẽ người Việt khó lý giải điều này, tại sao lại có thể vất vả kiếm tiền rồi lại đi làm từ thiện tất cả? Điều này phải lý giải từ chính động cơ sống, tồn tại của con người, họ đã hiểu rằng, con người không nên sống để hưởng thụ, sinh mệnh con người sống là vì để cống hiến phục vụ loài người.
Chúng ta hãy lý giải thêm từ lời thuyết của Đức Giáo hoàng với hơn 1 tỷ người dân Thiên Chúa giáo.

Giáo hoàng khuyên con người không ham mê vật chất

Ngày thứ Sáu 25/12/2015, Giáo hoàng đưa ra thông điệp Giáng sinh truyền thống, trong thánh lễ, Giáo hoàng nói: Giáng sinh là thời điểm để “thêm một lần nữa chúng ta nhận ra mình là ai”.
Ông kêu gọi các tín hữu thể hiện sự mộc mạc như Chúa hài đồng, “sinh ra trong cảnh nghèo khó nơi máng cỏ dù thiên tính của người.”
Trong một xã hội mà người ta thường xuyên mê đắm bởi chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại, Chúa hài đồng kêu gọi chúng ta cần sống đơn giản, cân bằng, kiên định, có khả năng thấu cảm và làm những điều cần thiết,” ông nói.
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy rẫy sự thờ ơ nên càng phải thể hiện sự cảm thông, lòng từ bi và thương xót với đồng loại.

Những tấm lòng từ bi và thương xót với đồng loại

Những doanh nhân nổi tiếng, họ đã thực sự thấu hiểu, đã có rất nhiều những tỷ phú không ngần ngại quyên góp phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện, trong đó có CEO Facebook Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett
Nhà từ thiện nổi tiếng của Mỹ – Andrew Carnegie từng nói: “Không ai có thể giàu có mà không làm giàu cho người khác. Chết đi trong khối tài sản là cái chết đáng hổ thẹn.” Và từ nhiều năm nay, người giàu trên thế giới cũng đã chi hàng trăm tỷ USD cho những mục đích nhân văn. Sau đây là một vài ví dụ đáng để học hỏi.

Mark hiến 99% cổ phần Facebook mừng con gái đầu lòng

Mark Zuckerberg, nhà sáng lập kiêm CEO của mạng xã hội đông người dùng nhất thế giới Facebook vừa thông báo sẽ quyên tặng 99% số cổ phần tại Facebook của mình, trị giá 45 tỷ USD – cho các hoạt động từ thiện trong suốt cuộc đời của mình.


(Ảnh: Mark Zuckerberg/Facebook)
(Ảnh: Mark Zuckerberg/Facebook)

Thông tin này được Mark tiết lộ trong lá thư ngỏ gửi tới Max, cô con gái vừa chào đời của vợ chồng anh.
Mark và vợ, Priscilla Chan đã sáng lập ra quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg, với sứ mệnh phản ánh rõ những hoạt động quyên tặng mà cặp vợ chồng này tiến hành trong suốt thời gian qua: thức đẩy giáo dục, ngăn ngừa bệnh tật và kết nối mọi người.

Vợ chồng Bill Gates – Melinda



Vợ chồng Bill Gates đã dành tổng cộng 27 tỷ USD để làm từ thiện (Ảnh: Wikipedia)
Vợ chồng Bill Gates đã dành tổng cộng 27 tỷ USD để làm từ thiện (Ảnh: Wikipedia)

Là người giàu nhất thế giới, tỷ phú Bill Gates đang vận hành quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation, một tổ chức chuyên hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cứu hộ khẩn cấp, xây dựng thư viện toàn cầu, giảm nghèo đô thị, y tế toàn cầu và giáo dục.
Đến nay, vợ chồng Bill Gates đã dành tổng cộng 27 tỷ USD để làm từ thiện. Họ cũng rất tích cực kêu gọi các tỷ phú trên thế giới ký cam kết cho đi tài sản của mình thông qua “Cam kết cho đi”.

Warren Buffett



Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (Ảnh: Mark Hirschey, Wikimedia)
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett (Ảnh: Mark Hirschey, Wikimedia)

Warren Buffett không chỉ nổi tiếng là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới mà ông cũng được biết đến là một trong những tỷ phú có lòng hảo tâm nhất. Đến nay, ông đã dành tổng số 21,5 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện. Ông đã cam kết cho đi 85% trong tổng tài sản trị giá 61 tỷ USD của mình cho quỹ Bill and Melinda Gates Foundation, và nhiều tổ chức từ thiện khác.

Larry Ellison

Larry Ellison là CEO của Oracle Corporation và đang sở hữu khối tài sản trị giá 49 ỷ USD. Ông đã cam kết cho đi 95% tài sản của mình để làm từ thiện.

George Soros

Tỷ phú George Soros, người đồng sáng lập Quỹ Soros Fund Management, có tổng tài sản hơn 24 tỷ USD, và đến nay ông đã dành hơn 11 tỷ USD để làm từ thiện. Ông cũng thành lập Quỹ Xã hội mở, tập trung vào các hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Đây chính là những doanh nhân đã hiểu lẽ sống, họ thực sự đang sống vì người khác, có lòng nhân từ, thiện tâm với đồng loại, nhiều người trong số họ đã lánh xa cuộc sống vật chất của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa khoái lạc, sự giàu có và xa hoa, vẻ hào nhoáng và tự đại.
Thành Tâm

10 câu nói nổi tiếng của tỷ phú Warren Buffett

Tỷ phú Warren Buffett. (Ảnh: binotas.com)
Tỷ phú Warren Buffett. (Ảnh: binotas.com)
Warren Buffett tên đầy đủ là Warren Edward Buffett – một tỷ phú thành công và rất nổi tiếng.
Ông là chủ tịch HĐQT và là Giám đốc điều hành của tập đoàn khổng lồ Berkshire Hathaway. Có rất nhiều sách viết về ông, một hình tượng rất đáng học hỏi trong giới kinh doanh. Và cũng như những doanh nhân khác, Warren Buffett cũng có những câu nói rất đáng để suy ngẫm và học hỏi.
Sau đây là 10 câu nói nổi tiếng của ông:
Lam viec
Thanh danh
mat tien

Nhà Quảng Cáo

May rui
trao doi
lam giau
Mua ban
CHi tieu
Rui ro
quan trong
Ảnh: Flickr & Pixabay
Đồ họa: Đại Kỷ Nguyên VN
Nguyên Khang

Trong cuộc đời này, ít nhất hãy một lần làm kẻ ngốc (Câu chuyện quả táo thần kỳ của Kimura)

Kimura "cả đời này, ít nhất làm một lần ngốc, đó chính là dụng tâm chuyên chú làm một việc gì đó. Trồng táo cũng vậy, giáo dục cũng vậy, làm chuyện gì cũng đều như vậy."
Kimura "cả đời này, ít nhất làm một lần ngốc, đó chính là dụng tâm chuyên chú làm một việc gì đó. Trồng táo cũng vậy, giáo dục cũng vậy, làm chuyện gì cũng đều như vậy."
Quả táo của ông là quả táo thần kỳ nhất thế giới, cắt thành hai nửa để trong không khí hai năm không hư thối! Đằng sau câu chuyện này là trải nghiệm khiến người ta cảm động.
Bạn của tôi giới thiệu cho tôi một cuốn sách, kể về câu chuyện kiên trì trồng quả táo trong 20 năm của một người Nhật Bản tên là Kimura. Đây đương nhiên không phải là một cuốn sách về kỹ thuật nông lâm nghiệp, chính xác mà nói, đây là một cuốn sách khích lệ ý chí. Bởi vì, rất nhiều người sau khi đọc xong, thậm chí muốn khóc, trong đó kể cả tôi. Tên sách gọi là “Trong cuộc đời này, ít nhất hãy một lần làm kẻ ngốc”.


(Ảnh: Flickr)
(Ảnh: Flickr)

“Tên ngốc” Kimura là một người nông dân Nhật Bản bình thường, sau khi kết hôn, do vợ bị dị ứng với thuốc trừ sâu, lại tình cờ tiếp xúc được với cuốn sách “tự nhiên nông pháp”, thế là ông đã hạ quyết tâm trồng táo không cần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. 
Ngành nông nghiệp hiện nay đã hoàn toàn ỷ lại vào nông dược, cây táo càng là như thế. Hiện nay, sau khi sử dụng nông dược, hết thảy giống táo đều là kết quả do nhân công tạo thành, một khi ngừng sử dụng nông dược, đối với cây táo mà nói thì chính là một tai họa lớn.
Cây táo của Kimura cũng không ngoại lệ, từ khi ông bắt đầu thử nghiệm, mảnh ruộng duy nhất cũng bị cầm gán nợ. Ông không thể không lên thành thị làm công. Con gái của ông viết trên bài tập làm văn rằng, ba của tôi là một nông dân, nhưng tôi chưa từng được nếm qua trái cây nhà trồng.
Khi ông định từ bỏ, con gái đã động viên ông, ba ơi, nhất định phải kiên trì, nếu không những gì chúng ta đã làm chẳng phải phí công hay sao?
20 năm sau, quả táo của Kimura trở thành trái cây thần kỳ nhất thế giới. Quả táo của ông cắt thành hai nửa, để trong không khí 2 năm không hư thối, chỉ là trở thành quả khô héo rũ hết hương, các chuyên gia lắc đầu liên tục than rằng thật không thể tưởng tượng nổi. Đầu bếp trưởng nhà hàng Tokyo ở Pháp thì nói, nếu xử lý tốt quả táo của Kimura, thì có thể để đến một năm. Quả táo của ông ăn quá ngon, toàn bộ người Nhật Bản đều điên cuồng tranh lấy, “Cả đời chỉ cần được ăn một lần là tốt rồi”.

Kimura cả đời chỉ làm một việc – trồng táo. Điều ông làm dường như chỉ ngốc một lần, nhưng thật ra là ngốc cả đời.

Không cần thuốc trừ sâu và phân hóa học, không diệt trừ cỏ, muốn trồng táo căn bản là điều không thực tế. Ngốc hơn nữa là, ông còn xem quả táo như con của mình, thường xuyên tâm sự với cây táo.


(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)

Kimura nói “Tôi là dựa vào trồng táo mà sống, tôi sở dĩ khốn cùng như vậy, là vì tôi đã để táo thống khổ, là tôi đã ức hiếp những cây táo này.” Vì vậy, Kimura thường xuyên khẽ vuốt ve những cây này, xin lỗi chúng “Khiến các ngươi vất vả như vậy, ta thật sự xin lỗi. Cho dù không nở hoa cũng không vấn đề gì, không kết quả cũng không sao cả, nhưng các người ngàn vạn lần đừng chết nhé.”
Cây lớn lên không ra quả, ông luôn cảm giác là do bản thân ông đã sai. Mười năm kia, ông không biết xin lỗi cây táo bao nhiêu lần. Đương nhiên, có lúc ông cũng cổ vũ khích lệ cây “Thật quá kỳ diệu, ta biết ngươi đã rất cố gắng.”
Mà năm đầu tiên nở hoa, Kimura vui đến phát khóc mang theo rượu trắng đến vườn cây, rót một ít lên mặt đất, cùng táo đối ẩm.
Sau khi thành công, khi đối diện với vô vàn tán dương, Kimura lại tự giễu: “Có thể vì tôi quá ngu ngốc, cây táo cũng không chịu nổi, đành kết quả rồi.”

Bí quyết trồng táo của Kimura là gì vậy? Tôi cho rằng chính là xem cây táo như một sinh mệnh để đối đãi.

Kimura từ đầu đến cuối tín phụng một quan điểm: Quả táo là nhân vật chính, tôi chỉ là trợ giúp nó lớn lên, vì con người dẫu cố gắng thế nào cũng không cách nào chỉ dựa vào bản thân mà khiến quả táo ra hoa kết quả.
Vì vậy, nếu vì để cây táo ra hoa kết quả, chọn dùng đủ loại thủ đoạn, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, như vậy hiệu quả và lợi ích là có, nhưng quả ra cũng không phải là quả tự nhiên, sau khi nở, gặp gió liền hỏng.
Mà đây lại là kiến thức của nền giáo dục đương thời giảng dạy.


(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)

Phụ huynh và thầy cô giáo hao tốn tâm sức để tạo đủ loại môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Làm cỏ giống như việc tịch thu máy tính, cấm sách ngoài khóa học, hủy bỏ vận động…tóm lại, hết thảy không quan hệ với học tập thì hoàn toàn cấm; bón phângiống như đủ loại lớp học thêm, dù là thầy cô trên trường dạy chính khóa, hay là học thêm bên ngoài, thậm chí mời thầy về nhà một kèm một, phụ huynh Trung Quốc nôn nóng, trực tiếp thúc đẩy tăng cường sinh trưởng là ngành sản xuất có tiền đồ nhất ở Trung Quốc; phun thuốc giống như đủ loại thuyết giáo, giáo dục đạo đức, những câu chuyện về sự chăm chỉ, các món canh tâm linh, huấn luyện dã ngoại, phụ đạo tâm lý…đều giúp con trẻ loại bỏ quấy nhiễu, tiêu trừ tạp niệm, tập trung tinh lực, hướng tới trường thi.
Nếu nói quả táo của Kimura khác với quả táo khác, đó chính là những cây trong vườn, nhẹ nhàng cào mặt đất, bạn có thể thấy khắp nơi đều là rễ cây. Một cây táo bình thường, bộ rễ cũng chỉ sâu 2-3m, nhưng cây táo của Kimura có thể sâu đến 20m.
Rễ sâu, liên kết giữa quả và lá cũng càng có lực. Một khi gặp bão, quả táo của người ta cơ bản đều bị thổi rơi, mà vườn cây của Kimura thì có đến 80% trái cây vẫn còn trên cành. Lực sống thật mạnh mẽ biết bao!
Những tháng ngày cây táo không nở hoa, Kimura từng cùng mọi người trong nhà ra vườn bắt côn trùng, côn trùng nhiều vô cùng, mỗi ngày bắt được hàng trăm hàng ngàn con, côn trùng trong vườn lại vẫn không giảm bớt chút nào. Cho đến một ngày, Kimura đột nhiên hiểu ra một đạo lý: Cây táo cũng muốn sống sót vậy! Côn trùng khắp nơi đều có, chỉ có thể để cây táo tự kiên cường hơn, mới có thể chống lại sự xâm hại của côn trùng.
Vườn trái cây của Kimura là một thế giới côn trùng phong phú, đủ loại vi sinh vật, giun, đỉa, bươm bướm, chim bay, loài nào cần có đều có. Lúc không có kết quả, vườn trái cây càng giống một vườn thực vật, với đủ loại cỏ dại sinh sôi, ngoại trừ cây đậu nành mà Kimura cố ý gieo trồng.
Kimura gieo trồng đậu nành từ một lần ngẫu nhiên tình cờ. Vào thời điểm ông gặp khó khăn, ông quyết định leo lên núi tìm cái chết. Sau khi lên đến đỉnh núi, ông vô tình phát hiện một gốc cây tươi tốt, kết đầy trái.
Trên núi cũng có côn trùng xâm hại, tại sao loài cây này có thể sinh trưởng tốt như thế? Thông qua quan sát, Kimura phát hiện, thì ra là bùn đất không giống, độ xốp, không khí, độ ấm, thậm chí mùi đất cũng khác với ở nhà. Tâm trí ông chợt thông suốt, đất đai mới thật là điểm cốt yếu cho việc gieo trồng táo, cây táo và thiên nhiên hòa cùng một thể, nhân loại ngu muội lại dùng nông dược ngăn cách nó với tự nhiên.
Thông qua vô vàn nghiên cứu và thí nghiệm, ông gieo trồng rất nhiều đậu nành trong vườn, cải thiện hàm lượng phân đạm trong đất, cũng khiến vi sinh vật trong đất phong phú hơn.

“Không có bất kỳ sinh mệnh nào là cô lập” Kimura nói. Cây táo không thể, con người cũng không thể.

Hết thảy hình thức giáo dục, nếu tách cá nhân ra khỏi xã hội, nền giáo dục như vậy nhất định sẽ không có sức sống. Giáo dục chính là cuộc sống, xã hội chính là trường học. Chế độ giáo dục hiện nay chẳng phải cũng ngu muội giống người ta ỷ lại vào nông dược hay sao?
Kimura trở thành chuyên gia gieo trồng cây ăn quả. Tuy vậy, trong vườn của ông, các loại cây quả, đủ loại thực vật tùy ý sinh trưởng, chỉ là đến mùa thu sẽ cắt cỏ, để cho độ ẩm của đất giảm xuống, “để nói cho cây táo rằng mùa thu đã đến”. Ông không cần phân bón, mà đất vẫn có thể bảo trì tốt độ phì nhiêu. Mặc dù kỹ thuật cắt tỉa lá cây trông có vẻ bình thường, nhưng ông đều có lý luận của mình.
Thế giới hôm nay tràn đầy nông dược, tràn đầy lý luận lợi ích và hiệu quả, có bao nhiêu người sẽ kiên trì đến mười năm chỉ để đợi cây táo nở 7 đóa hoa? Đây cũng là ý chí của Kimura, giống như cây táo của ông, kiên định, bất chấp trải qua gian nan vất vả để nhận lấy mùi hương thơm nồng và ngọt ngào. Nhà khoa học hàng đầu Nhật Bản, cũng là người giám đốc NHK (đài phát thanh truyền hình Nhật Bản) – ông Mogiken Ichiro chia sẻ về loại ý chí dường như ngu ngốc này là: Bọn họ có được ánh mắt và niềm tin có thể nhìn đến điều không thể nhìn thấy.

Cả đời này, ít nhất làm một lần ngốc, đó chính là dụng tâm chuyên chú làm một việc gì đó. Trồng táo cũng vậy, giáo dục cũng vậy, làm chuyện gì cũng đều như vậy.

Khi đọc quyển sách này, tôi viết xuống sổ ghi chép của mình một hàng chữ: “Làm việc chính là làm lại chính mình”. Sau vô số lần cường điệu sự gian nan của hoàn cảnh khách quan, chúng ta cần nhìn lại nội tâm của mình, giống như tâm sự của Kimura và cây táo: “Thật sự quá thần kỳ rồi, ta biết ngươi đã rất cố gắng.”
Ngành nghề mà thế giới này cần có nhất để liên kết tình cảm chính là giáo dục. Trồng cây táo – chúng ta thừa nhận là một loại kỹ thuật trong cuộc sống, vậy đầu tư tình cảm vào, liệu có cần thiết không?
fruit-246817_640
Trong 4-5 năm đầu, mỗi ngày Kimura đều vuốt ve chừng 800 cây trong vườn, nói chuyện với chúng. Đó là thời điểm tình hình cây táo trở nên bết bát nhất, một vài cây cũng bắt đầu dao động, thậm chí vừa đẩy nhẹ liền ngã.
Có người giễu cợt ông, có người nói, Kimura điên thật rồi, nhưng ông vẫn không quan tâm. Trong nội tâm ông tràn đầy sự áy náy, ông cảm thấy ông đã đẩy những cây kia vào đáy vực. Khi Kimura vuốt ve cây táo, cùng chúng nói chuyện, rõ ràng không có gió, ông lại cảm thấy cành cây có chút lay động, dường như cây táo cũng muốn nói với ông, “tôi đã biết, chúng tôi đã biết rồi.”
Có một hiện tượng có thể cần phải giải thích, những cây táo được Kimura cầu xin chúng sống tốt, một phần trong số ấy cuối cùng vẫn tồn tại được. Có một khu vực có gần 82 cây, ông không nói chuyện gì với chúng; số cây này toàn bộ héo rũ rồi.

Chuyên nghiệp là gì vậy? Kimura trả lời: “Tâm kết hợp với kỹ thuật, mới thật sự là chuyên nghiệp.”

Có người so sánh quả táo của Kimura khác với những quả táo khác, cho rằng quả táo của Kimura là có tình cảm. Hoặc là, như nhiều bình luận cho rằng, đó là những quả tảo tràn đầy “sinh mệnh lực”. Chúng không chỉ là sinh mệnh của quả táo, mà còn là sinh mệnh của Kimura.
Hôm nay, nếu chúng ta đến vườn táo của Kimura, sẽ nhìn thấy một tấm bảng gỗ, trên đó viết: “Cảnh cáo côn trùng! Nếu các ngươi tiếp tục bừa bãi gây hại, ta sẽ mạnh mẽ sử dụng nông dược!” Côn trùng hiểu những lời này sao? Tôi nghĩ là có thể. Cây táo hiểu được, côn trùng lại không hiểu được sao? Côn trùng hiểu, con người có thể không hiểu sao?
Theo NTDTV
Bình Minh biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét