Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

NHÂN TÍNH 17

 -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Lã Hậu - Người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử Trung Quốc

Cập nhật lúc: 19:30 07/08/2015

(Khám phá) - Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.

Lã hậu hay Lữ hậu (chữ Hán: 呂后, 241 TCN – 180 TCN, còn được gọi là Hán Cao hậu (汉高后), là hoàng hậu của Hán Cao Tổ triều đại nhà Hán. Bà sinh ra Hán Huệ Đế Lưu Doanh và Lỗ Nguyên Công chúa (魯元公主).
Lã hậu là người phụ nữ đầu tiên mang tước hiệu Hoàng hậu (皇后) trong lịch sử Trung Quốc, sau khi Hán Cao Tổ băng hà, tiếp tục nhận tước hiệu Hoàng thái hậu (皇太后) và Thái hoàng thái hậu (太皇太后), lâm triều xưng chế dưới thời của Hán Huệ Đế cùng Lưu Cung và Lưu Hồng (194 TCN - 180 TCN), tổng cộng 15 năm.
Lã hậu cùng Võ Tắc Thiên (武则天) và Từ Hi thái hậu (慈禧太后) là những người phụ nữ chuyên chính nổi bật nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lã hậu có tên thật là Lã Trĩ (呂雉), tự là Nga Hủ (娥姁). Cha Lã Trĩ là Lã Văn (呂文), nguyên quán ở Đan Phụ (單父)[2]. Thời Tần, Lã Văn dời nhà đến Bái huyện (沛县)] để tránh bị trả thù. Tại đây Lã Văn gặp Lưu Bang – lúc đó mới làm chức đình trưởng (亭長). Lã Văn cho rằng Lưu Bang sẽ làm nên nghiệp lớn, bèn gả Lã Trĩ cho Lưu Bang. Bà kém Lưu Bang chừng 15 tuổi.
la-hau-phunutoday-vn
Lã Hậu là một nhân vật khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Hình minh họa.
Hán Cao tổ Lưu Bang và Lã Trĩ quả là một cặp vợ chồng hoạn nạn có nhau, thế nhưng sự xuất hiện của Thích Phu nhân là một trở ngại nghiêm trọng cho cuộc sống hạnh phúc của cặp vợ chồng đế hậu này.
Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân hình , hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý.
Như Ý thông minh khôi ngô, Lưu Bang rất yêu nên có ý muốn phế trưởng lập thứ. Lã Hậu rất hoảng, tưởng bị phế đến nơi, may nhờ có các đại thần ủng hộ nên bà ta mới giữ vững được ngôi hậu.
Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.
Những thủ đoạn giết người tàn bạo không phải là hiếm ở Trung Quốc, nhưng thủ đoạn tàn ác như Lã Hậu thì quả là có một không hai. Không những hại Thích Phu nhân, Lã Hậu còn lừa Như Ý vào trong cung.
Huệ Đế biết rõ tính mẹ, sợ đứa em cùng cha bị mẹ hãm hại nên ăn ngủ cùng nhau, không rời một bước. Nhưng dù được người anh tốt bụng che chở thì Như Ý cũng không thoát khỏi tay người đàn bà hiểm độc được mãi. Một lần, nhân lúc Huệ Đế đi săn ngoài cung, Lã Hậu đã sai người bóp chết con trai của kẻ tình địch.

Những người phụ nữ đa dâm nhất trong lịch sử Trung Quốc

Cập nhật lúc: 20:30 20/07/2015

(Khám phá) - Lã Bất Vi đem nàng dâng cho Tử Sở, khi đó Triệu Cơ đang mang thai. Tử Sở bèn lập nàng làm phu nhân, đến kì Triệu Cơ sinh con đặt là Chính.

Phần 1: Đế Thái Hậu - Triệu Cơ
Triệu Cơ vốn là kỹ nữ tại kinh đô Hàm Đan của nước Triệu, sau đó trở thành thiếp của Lã Bất Vi. Người phụ nữ này có vóc dáng tuyệt đẹp, múa giỏi đàn hay. Khi đó Tần công tử, Tử Sở, làm con tin ở nước Triệu nghèo khó khốn cung. Lã Bất Vi ra tay cứu giúp, xin Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, trở thành người thừa tử của thái tử An Quốc Quân.
Một lần Tử Sở sang nhà Bất Vi, nhìn thấy nhan sắc của Triệu Cơ đem lòng say mê. Lã Bất Vi đem nàng dâng cho Tử Sở, khi đó Triệu Cơ đang . Tử Sở bèn lập nàng làm phu nhân, đến kì Triệu Cơ đặt là Chính.
trieu-co-phunutoday-vn
Triệu Cơ. (Ảnh minh hoạ)
Năm thứ 50, đời vua Chiêu Vương nước Tần, Tần sai Vương Ý vây Hàm Đan rất gấp. Nước Triệu muốn giết Tử Sở. Tử Sở cùng Lã Bất Vi mưu đưa sáu trăm cân vàng cho kẻ coi giữ nên trốn thoát về Tần. Triệu muốn giết Triệu Cơ và Chính, nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, lẩn trốn được vì thế mẹ con đều sống.
Năm thứ năm 56, Tần Chiêu Vương mất, thái tử An Quốc Quân lên làm vua, lập Hoa Dương phu nhân làm hoàng hậu, Tử Sở làm thái tử. Sau thời gian khốn khó ở Triệu, Triệu Cơ cùng Chính về Tần. Vua Tần lên ngôi được một năm thì mất, thái tử Tử Sở lên thay, tức là Trang Tương Vương.
Trang Tương Vương làm vua được ba năm thì mất, thái tử tên là Chính lên ngôi Tần Vương, tức Tần Thủy Hoàng, Triệu Cơ trở thành Thái hậu. Khi Tần Vương còn nhỏ tuổi, thái hậu Triệu Cơ thường lén lút tư thông với Lã Bất Vi. Về sau Tần Thủy Hoàng đã lớn, Lã Bất Vi khi ấy đã già, không còn đủ sức “chiều” Triệu Cơ và cũng sợ lộ sẽ mang vạ, bèn ngầm tìm Lao Ái, dùng làm người nhà.
Thái hậu Triệu Cơ nghe thấy muốn được Lao Ái cho riêng mình, Lã Bất Vi bèn cho Lao Ái giả làm hoạn quan rồi đem dâng cho thái hậu. Từ đó Triệu Cơ cùng Lao Ái thông dâm, thậm chí còn không cho Lã Bất Vi vào cung nữa. Sau đó Triệu Cơ sinh được hai đứa con trai cho Lao Ái, rồi Lao Ái đem hai đứa con đi giấu, định lập mưu đợi Tần Thủy Hoàng chết thì lập con hắn làm vua.
Năm thứ 9 đời Thủy Hoàng, có kẻ phát giác Lao Ái thực không phải là hoạn quan và thường thông dâm với thái hậu, do một lần Lao Ái say rượu và tuyên bố rằng mình là cha dượng của Tần Vương. Ngay sau đó, Tần Thủy Hoàng giao cho pháp đình xem xét, điều tra rồi cũng biết rõ sự tình. Tháng 9 năm đó Tần Thủy Hoàng giết cả ba họ nhà Lao Ái, Lao Ái nhận hình phạt ngũ mã phanh thây. Lại thẳng tay giết hai con do thái hậu đẻ ra và đày thái hậu Triệu Cơ sang đất Ung. Tháng 10 năm thứ 10, sau khi cách chức Lã Bất Vi, Tần Thủy Hoàng mới sang Ung đón thái hậu Triệu Cơ về Hàm Dương, vì dù sao cũng là mẹ ruột.
Năm thứ 19 đời Thủy Hoàng, thái hậu Triệu Cơ mất, tên thụy là Đế thái hậu, chôn một chỗ với Trang Tương Vương ở Chỉ Dương.
(Còn tiếp...)

Tứ mã phanh thây – Hình phạt hãi hùng nhất trong lịch sử

Cập nhật lúc: 21:30 18/07/2015

(Khám phá) - Bên cạnh lăng trì, tứ mã phanh thây cũng được xem là một trong những hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử.

Tứ mã phanh thây là gì ?
Tứ mã phanh thây (hay còn gọi là tứ mã phân thây) là một hình phạt được sử dụng tại các triều đại phong kiến Trung Quốc và các quốc gia trung đại châu Âu. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào 4 sợi dây nối vào 4 con ngựa. Bên cạnh đó còn có 4 nài ngựa (người huấn luyện ngựa) để thúc ngựa chạy.
phanh-thay-phunutoday-vn
Ngựa chạy kéo dây khiến tứ chi phạm nhân bị xé thành từng mảnh
Khi bắt đầu hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng khác nhau, nếu không thì sẽ hét lớn để ngựa sợ bỏ chạy, khiến 4 sợi dây bị kéo căng làm tứ chi phạm nhân bị xé ra thành nhiều mảnh. Hình phạt được tiến hành trước công chúng, sau đó bỏ mặc phạm nhân cho chảy máu đến chết. Ngoài ra còn có một biến thể khác là ngũ mã phanh thây với sợi dây thứ 5 buộc vào cổ tội phạm.
Nguồn gốc của hình phạt tàn khốc này
Đúng như tên gọi, tội nhân phải bị 4 con ngựa kéo lìa thân xác thì tứ mã phanh thây có nguồn gốc chính xác từ châu Âu bởi 2 trường hợp bị xử tử đầu tiên bằng hình phạt này là François Ravaillac (1610) và Robert-François Damiens (1757) theo như khung hình phạt mà Hoàng đế La Mã Charles V đã nêu ra trước đó.
Vào cuối năm 1781, sự trừng phạt khủng khiếp này đã được chính quyền thực dân Tây Ban Nha sử dụng trên các lãnh đạo phiến quân Peru Tupac Amaru II với mục đích răn đe trước công chúng. Ngoài ra, tứ mã phanh thây còn được một số quốc gia châu Âu khác áp dụng đối với người phạm tội di giáo.
phanh-thay-phunutoday-vn
Phiến quân Peru Tupac Amaru II bị tứ mã phanh thây
Trước đó, vào triều đại nhà Tần, một hình phạt tương tự mang tên Ngũ mã phanh thây cũng đã được áp dụng, với con ngựa thứ 5 cột vào cổ phạm nhân. Đến triều đại nhà Hán (206 TCN – 220) và Đường (618-907), hình phạt này trở nên thịnh hành hơn, chuyên dùng để trừng trị những người phạm vào tội khi quân, mưu phản. Tuy nhiên, không có tài liệu ghi chép cụ thể về số trường hợp đã bị xử phạt do các triều đại sau hầu như không sử dụng.
Kinh Kha bị ngũ mã phanh thay khi ám sát Tần Thủy Hoàng không thành
Kinh Kha là người từng chịu hình án này nổi tiếng nhất trong lịch sử, cuộc đời của ông còn được các nhà làm phim khai thác trong tác phẩm “Hoàng đế và thích khách” (1999). Ông là người nước Vệ nhưng đã rời quê hương vì không được vua Vệ trọng dụng. Sau khi thăm thú các nước, ông tới nước Yên và được tiến cử đến thái tử Đan nước này.
phanh-thay-phunutoday-vn
Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng không thành
Thái tử Đan có âm mưu ám sát hoàng đế Tần Thủy Hoàng nên cử Kinh Kha thực hiện nhiệm vụ đó. Kinh Kha mang theo một thanh chủy thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ. Trước mặt Tần Thủy Hoàng, ông lấy bản đồ dâng nộp và nhanh chóng rút thanh chuỷ thủ đâm Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên, do đâm trượt nên Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy, việc ám sát không thành khiến Kinh Kha bị liệt vào tội khi quân và phải chịu hình án ngũ mã phanh thây.

Thuỷ Tiên (Thế Giới Trẻ)/Theo Khỏe & Đẹp

Khiếp sợ với hình phạt lăng trì trong lịch sử

Cập nhật lúc: 21:00 03/07/2015

(Khám phá) - Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, hay còn gọi là “tùng xẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì xẻo một miếng thịt.

Trong số những án tử nặng nề nhất trong thời phong kiến Trung Quốc như “tứ mã phanh thây”, “chém đầu bêu trước công chúng”,… lăng trì được xem là cực hình man rợ nhất với mức độ tàn bạo không gì sánh nổi. Nạn nhân sẽ bị xẻo hàng ngàn miếng thịt trên người, chịu đau đớn cực hạn trước khi cái chết ập đến.
Lăng trì là gì ?
Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, hay còn gọi là “tùng xẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì xẻo một miếng thịt. Vào thời phong kiến Trung Quốc, những ai phạm vào tội phản quốc, nổi loạn, giết cha mẹ,… đều bị quy vào tội lăng trì.
lang-tri-phunutoday-vn
Mô tả ảnh.
Có nhiều ghi chép để lại về quá trình tiến hành lăng trì, phạm nhân bị trói vào cột, sau đó đao phủ chặt hết chân tay rồi bắt đầu dùng dao bén xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Hoặc, phạm nhân sẽ bị xẻo những phần nhỏ như mắt, tai, mũi, ngón tay, ngón chân… trước khi bị cắt những bộ phận lớn như chân tay, vai, đùi… Thịt lóc ra sẽ trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe.
So với những phương pháp tử hình khác, lăng trì là loại cực hình ghê rợn nhất, phạm nhân sẽ vô cùng đau đớn nhưng không thể chết một cách nhanh chóng bởi đao phủ không chỉ có nhiệm vụ xẻo thịt mà còn phải giữ cho tử tội không chết trước khi đạt được số nhát xẻo như quy định. Trong một số tài liệu, thông thường nạn nhân phải chịu khoảng 3.000 nhát dao thì mới có thể “được” chết. Tàn nhẫn hơn, trong suốt quá trình chịu tội, họ sẽ không được hỗ trợ bất cứ loại thuốc giảm đau nào.
Nguồn gốc của hình phạt lăng trì
Tội lăng trì bắt đầu xuất hiện tại Bắc Tống thời Ngũ đại Thập quốc (khoảng từ năm 907 đến 960) để trừng trị những kẻ bất kính, bất hiếu, phản bội, phản nghịch. Đến thời nhà Tống (960-1279), hình thức này được sử dụng rộng rãi hơn và ngày càng trở nên phổ biến trong suốt nhiều triều đại sau đó. Án lăng trì vẫn còn tồn tại ở thời đại Mãn Thanh cho đến khi được bãi bỏ vào năm 1905.
lang-tri-phunutoday-vn
Mô tả ảnh.
Lăng trì “nội nhập” vào Việt Nam
Bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, dưới chế độ phong kiến, lăng trì cũng từng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn, với 398 điều luật thì có tới 166 điều về hình luật, và điều 223 viết: Phàm kẻ mưu phản và đại nghịch và những kẻ cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều lăng trì xử tử (róc thịt, phanh thây, tùng xẻo)...
Trong lịch sử Việt Nam, vụ xử lăng trì, voi giày gây chấn động nhất có thể kể đến là vụ vua Gia Long “trừng trị” vua quan Tây Sơn. Theo sách “Đại Nam thực lục chính biên”, thì Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày...
lang-tri-phunutoday-vn
Mô tả ảnh.
Nỗi oan Viên Sùng Hoán – Danh tướng thời Minh
Suốt hơn 10 thế kỷ tồn tại, án lăng trì đã khiến vô số người chết trong đau đớn cực độ. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất chính là án oan của danh tướng Viên Sùng Hoán thời nhà Minh. Ông là một võ tướng nhưng xuất thân từ quan văn. Năm 1622, khi quân Kim đang trên đà xâm chiếm, Viên Sùng Hoán tự tiến cử với Minh Hy Tông trở thành giám sát quân ngoài ải quan. Nhờ sách lược tích cực, ông đã giúp nhà Minh giữ vững phòng tuyến Sơn Hải Quan.
lang-tri-phunutoday-vn
Mô tả ảnh.
Tuy nhiên, sự đối nghịch về lợi ích giữa Viên Sùng Hoán và Hoàng Thái Cực dẫn đến lục đục nội bộ, hai bên không đồng lòng đánh quân Kim. Do đó, để bảo toàn lực lượng, Viên Sùng Hoán phải hòa hoãn với nhà Kim. Tháng 11 năm 1629, hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh. Đích thân Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ tích cực chống trả quân Kim. Sau nửa ngày kịch chiến, quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim, bảo vệ được kinh thành.
Dù chiến thắng, nhưng Viên Sùng Hoán vẫn bị dèm pha về việc chủ động cầu hòa. Ông phải dâng sớ lên nhà vua giải trình về mục đích hòa để tiến của mình. Biết Viên Sùng Hoán là một đối thủ rất nguy hiểm, Hoàng Thái Cực đã sử dụng dùng đòn ly gián bằng cách phao tin Viên Sùng Hoán đã có thỏa ước ngầm với Hậu Kim.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Ngay lập tức, Hoàng đế Sùng Trinh đã triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, rồi hạ lệnh bắt giam ông vào ngục. Tháng 8/1630, sau hơn nửa năm bị giam, ông bị xét xử về tội “dối vua phản quốc”, thông đồng với quân địch. Với tội danh này, ông bị kết án lăng trì, phải chịu 3.000 nhát xẻo cho đến chết, vợ con thì bị bắt đi đày cách xa 3.000 dặm. Nỗi oan của Viên Sùng Hoán phải chờ 100 năm sau mới được sáng tỏ bởi Hoàng đế Càn Long thời Mãn Thanh.
Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp

Sự thực về “tòa án” man rợ nhất lịch sử nhân loại

Cập nhật lúc: 10:54 18/07/2015

(Khám phá) - Sainte-Vehme là "tòa án" man rợ được thành lập bí mật ở Đức, chuyên xét xử tội phạm bằng những kiểu nhục hình hãi hùng trong lịch sử nhân loại.

Tòa án bí mật trên thực chất là hội kín Sainte-Vehme, được thành lập tại Westphalia vào thế kỷ thứ XIII. Tên của nó trong tiếng Hà Lan có nghĩa là hợp tác hay hiệp hội. Nó tồn tại từ đó đến cuối thế kỷ XVIII. 
Sự ra đời của hội kín Sainte-Vehme có nhiều điểm trùng khớp với thời kỳ hỗn loạn sau cái chết vào năm 1250 của Hoàng đế Đức thời đó là Frederick II. Sau đó là sự ra đi của vua Conrad IV xứ Hohenstaufen năm 1254 khiến cho tình hình chính trị càng trở nên hỗn loạn. Bởi lẽ, vua Conrad IV là người đứng đầu hoàng gia trị vì đất nước cuối cùng trong gia tộc. Cái chết của hai vị quân vương trên đã dẫn đến thời kỳ “vô chính phủ”, không có người đứng đầu cai quản trong suốt 20 năm tiếp theo. Các chuyên gia gọi đó là thập niên “Đại khuyết ngôi”. Hàng loạt những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu đã xảy ra vào thời điểm này. 
Trong số những người tranh giành quyền lực thời đó có hoàng thân Guillaume xứ Holland, Richard xứ Cornwall và Alphonse X vùng Castilla. Họ được cho là những đối thủ mạnh nhất. Mỗi người đều có lực lượng hậu thuẫn cho phe mình là những tầng lớp thuộc giới quý tộc.
Trong bối cảnh hỗn loạn do không có sự cai trị nghiêm minh của bậc đế vương, những quý tộc sở hữu nhiều đất đai thời đó trở nên “rảnh tay rảnh chân” hơn. Họ thực sự độc lập về mặt chính trị. 
Tuy nhiên, mỗi thành phố đều đặt ra những luật lệ nhằm đảm bảo tự do và quyền lợi cho tầng lớp quý tộc, tư sản. Đồng thời, họ cũng hủy bỏ những quy định của triều đình đã ban hành trước đó.
Hoàng đế Đức Frederick II qua đời năm 1250 khi chưa thực hiện xong kế hoạch thống nhất các vương quốc. Cũng vào năm này, những vị quận công của các vương quốc và thành phố đã gây ra một trận “mưa máu, gió tanh” khắp thiên hạ.  Họ chiến đấu chống lại nhau nhằm mở rộng phạm vi lãnh thổ và sức mạnh quyền lực của mình.
Cùng với đó, quan hệ giữa đế chế hoàng gia và Tòa thánh cũng chuyển biến xấu dần. Đây không phải là sự kiện xảy ra vào thời điểm các vị vua mới qua đời mà đã nhen nhóm từ thời vua Frederick II trị vì. Hai thế lực đó luôn ganh nhau để giành quyền kiểm soát. Roma đã tìm đủ mọi cách để lật đổ nhà nước của hoàng đế Frederick II. Vào năm 1268, Tòa thánh đã ra lệnh cho lực lượng của mình truy sát và chém đầu cháu trai vị hoàng đế trên. Đây được coi là cuộc truy giết “nhổ cỏ tận gốc” những thân thích của hoàng gia Đức, không cho thế lực này có cơ hội gây dựng lại sự nghiệp.
Hội thánh Sainte-Vehme được thành lập và nhân danh Tòa thánh La Mã lẫn Đế quốc La Mã thần thánh. Tuy nhiên, nó lại “đá phăng” cả hai lực lượng trên ra khỏi tòa án bí mật.
Trụ sở chính của hội kín Sainte-Vehme được đặt tại thành phố Dortmund. Tuy nhiên, hội này cũng thành lập các “chi nhánh” của mình tại những địa phương khác. Hội đồng xét xử gồm 14 thẩm phán, trong đó có 7 người thuộc tầng lớp quý tộc, 7 người thuộc tầng lớp thị dân (đều là nam giới). 
Sự thực về “tòa án” man rợ nhất lịch sử nhân loại
 Nhiều phạm nhân thiệt mạng trước khi nghe phán quyết.
Mặc dù, tòa án này có những thành viên tham gia hội đồng xét xử rất công tâm và muốn duy trì hòa bình, công lý và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng không phải tất cả. Một số người tham gia chỉ vì muốn bảo vệ bản thân và gia đình mình không bị hội kín Sainte-Vehme “động thủ”.
Những thành viên trong Sainte-Vehme sẽ thay mặt cho công lý xét xử các loại tội phạm như những kẻ gây thiệt hại cho Cơ đốc giáo (gồm những người ngoại giáo, phù thủy, dị giáo, hay những hành động phá hoại nhà thờ, nghĩa trang..);  tội phạm cướp của, hãm hiếp, đánh nhau, , giết người...; gây ảnh hưởng đến lợi ích của hội kín Sainte-Vehme như tiết lộ bí mật của họ. Những phạm nhân bị hội kín bí mật này bắt giữ thường chết trong quá trình tra khảo trước khi được nghe phán quyết. 
Phương pháp tra tấn phạm nhân của Sainte-Vehme rất tàn bạo, khiến người dân thời đó khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên của nó. Các phiên tòa xét xử và bản án không được công bố ra bên ngoài. Tất cả đều được giữ bí mật tuyệt đối.
Những hình thức tra khảo phạm nhân căn cứ theo mức độ phạm tội của mỗi người. Đối với những người phạm tội vặt như trộm cắp, đánh nhau, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác… thì chỉ cần nộp tiền phạt “kếch xù” là có thể dễ dàng thoát tội. 
Tuy nhiên, những người phạm tội nặng như giết người, làm lộ bí mật của tòa án bí mật… có thể sẽ bị xử tử. Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những hình thức tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo đối với những người phạm tội như trói họ vào bánh xe rồi châm lửa thiêu. Thêm vào đó còn có hình thức dùng những thanh gỗ kẹp kéo căng tứ chi của phạm nhân hay dùng lửa áp sát vào cơ thể họ, dìm vào nước….
Một trong những nhục hình tàn bạo mà Sainte-Vehme sử dụng là đưa những tội phạm đã bị kết án xuống một đường hầm. Ở đó, họ đặt sẵn pho tượng rỗng có hình Đức Mẹ đồng trinh. Họ gọi đó là pho tượng nhưng thực chất lại là quan tài dành cho phạm nhân. Chúng được thiết kế đặc biệt với chi chít đinh sắc nhọn, dài ở bên trong. Những chiếc đinh này sẽ xuyên qua cơ thể phạm nhân khi chiếc quan tài bị đóng lại. Sau khi phạm nhân đã chết trong đau đớn và cơ thể không còn nguyên vẹn, nhân viên tòa án bí mật Sainte-Vehm vứt những thi thể ấy ra dòng sông gần đó.
Hội kín Sainte-Vehme bắt đầu suy yếu quyền lực kể từ thế kỷ XVI do chính quyền của hoàng đế Maximilien I và hoàng đế Charles-Quint đã khôi phục được quyền thế như trước. Họ có những hành động cứng rắn nhằm củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị, quân đội và áp chế tòa án bí mật trên. Chính quyền hoàng gia Đức đã xóa xổ hoàn toàn hội kín này vào cuối thế kỷ XVIII, chấm dứt sự tồn tại của hội chuyên dùng nhục hình man rợ để tra khảo tội phạm gần 5 thế kỷ tại quốc gia này. 


Nhật Anh (Kiến thức)/Theo Khỏe & Đẹp 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét