KIẾP GIANG HỒ 112
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phạm Văn Hướng sinh năm 1982 trong một gia đình 4 anh chị em, quê gốc ở
Vũ Thư, Thái Bình. Từ nhỏ, Hướng đã sinh sống ở Yên Bái và bước ngoặt
cuộc đời khi anh lên 8 tuổi. Hướng kể: "Bố tôi phải ở tù 3 năm sau một
lần vận chuyển đá quý trái phép. Gia đình lúc ấy có bao nhiêu tài sản
phải bán hết, tôi về ở với ông bà nội. Cuộc sống của tôi từ lúc đó cho
đến hết những năm học cấp 3 thì lúc nào cũng xảy ra biến cố khiến tôi
từng bỏ học nhiều lần. Những bữa cơm của gia đình chan trong nước mắt".
Làm bảo kê gái gọi rồi bảo vệ cho đại ca
Một điều đặc biệt ở Phạm Văn Hướng là rất yêu thích võ thuật. Năm 1998, Hướng bỏ nghề phu vàng tìm thầy học võ. Ngày đó, anh may mắn được võ sư Kathada - người Campuchia đào tạo đối kháng ngoài đời. Những chiêu thức vẫn còn giữ vẻ nguyên sơ của môn võ thuật này là đã đánh thì sẽ gây sát thương. Với ngón võ này, mỗi võ sĩ lên sàn đấu thì như sát thủ máu lạnh, "một là bị đuổi ra khỏi sàn đấu, hai là không để đối phương đánh mình".
Bằng sự chăm chỉ, đam mê và thông minh, anh được cấp chứng chỉ để đứng lớp. Nhưng không ngờ, tiếng tăm từ chiếc huyền đai khiến anh lọt vào "mắt xanh" của trùm giang hồ khét tiếng. Đây cũng là mầm mống, dấu hiệu mở đầu cho những chuỗi ngày "lạc bước" sau này...
Đó là buổi chiều muộn cuối tháng 6 năm 2000, một người "gợi ý" đưa anh vào Sài Gòn và trả lương là 2 triệu 400 nghìn đồng một tháng. Hành trang của Hướng chỉ duy nhất là một cây sáo đánh võ.
Chuyến xe vào Nam, bữa ăn đầu tiên họ dồn mọi người vào hàng rào thép bắt ăn bữa cơm 15 ngàn đồng. Trong túi chỉ còn 10 ngàn đồng, anh mua bánh mì ăn dần. Rất sợ nhà xe bắt phải ăn uống mà trong túi thì không còn một đồng nào, anh đã trốn trên gầm xe, trốn vào nhà vệ sinh của quán ăn. Cho đến khi đáp chân được xuống bến xe miền Đông, anh đi tiếp vào gần Cầu Đen, là địa bàn hoạt động mà anh được giới thiệu đến.
Hướng được dẫn đến chỗ bà Mai Sa Cảng, người đàn bà tầm 40 tuổi vóc dáng to béo. Bà ta sắp xếp cho anh một căn phòng (thực chất là kho chứa những hũ rượu lớn), bên cạnh là phòng chứa két sắt đựng tiền của bà Mai Sa Cảng. Anh được giao nhiệm vụ bảo vệ căn nhà đó.
Ngày đầu tiên vào nghề, bà Mai Sa Cảng giao cho anh một chiếc xe máy Dream màu mận chín cùng một chiếc điện thoại di dộng. Anh được dẫn đi làm quen và khảo sát địa bàn. Địa bàn hoạt động được phân chia rất rõ ràng, khu vực của bà Mai Sa Cảng từ cầu Đen tới Chợ Lớn Quận 5. Họ dẫn anh đến và chỉ anh về phía bên kia đường. Anh nhìn thấy rất nhiều con gái đứng xếp hàng, cười ríu rít. Sau đó anh mới biết, ngoài việc cho vay nặng lãi, bà Mai Sa Cảng còn làm chủ đường dây kinh doanh gái gọi. Công việc của Hướng lúc đó là bảo kê cho các cô gái đó. Trong đội có 6 vệ sỹ để bảo kê cho vài trăm người. Tại đây, anh không trực tiếp tham gia mà chỉ làm công tác quản lý chung. Trong băng, có người anh trai bà chủ là anh Bảy, người già nhất trong đội và cũng là người nhà của bà Mai Sa Cảng nên được tôn trọng nhất. Với tiếng tăm từ chiếc huyền đai cộng với việc tinh thông võ thuật, Hướng được giao thêm công việc bảo vệ cho anh Bảy.
Khoảng tháng 7/2001, Hướng cùng "anh em" ra dốc Sương Mù chơi - nơi xảy ra vụ Hải Bánh - Dung Hà rầm rộ trong giới giang hồ ngày đó. Mục đích buổi họp mặt thực chất là bài kiểm tra sát hạch về bản lĩnh của mỗi người trước giang hồ. Dân đàn anh, đàn chị trước đó đã có quy định, sau mỗi buổi nhậu nhẹt anh em sẽ chia tiền trả. Nếu như ai không muốn trả tiền thì phải chứng mình bản lĩnh của mình. Địa điểm anh Bảy, Hướng cùng anh em quy tụ là vũ trường Phi Thuyền - nơi ăn chơi và quy tập của dân xã hội đen khét tiếng Sài thành hồi đó.
Đến lúc chia tiền, thấy Hướng ấp úng vì không có tiền trả, Anh Bảy chỉ vào một người đàn ông to cao trong vũ trường và nói: "Mày hạ thằng đó trong vòng bao lâu?". Hướng tự tin trả lời: "Em đánh nó không cần đến 1 phút". Tất cả những con mắt đổ dồn về phía người thanh niên mới chân ướt chân ráo vào giới giang hồ này.
Người mà Hướng phải đánh gục là Thuận chân to, một thủ lĩnh của băng đảng đối địch với băng đảng của bà Mai Sa Cảng. Khi đến vũ trường, Thuận chân to đi bằng chiếc xu-xì-bo giá cả trăm triệu đồng cùng nhiều vệ sỹ. Hướng cùng Linh Miên, một đàn em của anh Bảy bước đến gặp Thuận chân to ở khu vực bàn vip. Chỉ trong vòng một phút, Hướng đi một vòng quanh người Thuận chân to một cách nhẹ nhàng rồi bước ra. Hai người vừa bước chân ra khỏi cửa thì cũng là lúc tên Thuận gục xuống. Đàn em của hắn nhớn nhác mà không hiểu tại sao. Bản thân Linh Miên cũng giật mình vì trong nháy mắt hắn chưa kịp nhìn xem Hướng đã làm gì. Chưa kịp định thần thì Hướng xòe bàn tay ra cho hắn xem: Đó là một một mẩu tai của Thuận chân to.
Quỳnh Nguyễn
QUỲNH NGUYÊN
Màn hạ độc khét tiếng của đại ca giang hồ Bắc Kỳ Con
Năm 2000, Phạm Văn Hướng tay trắng một thân một mình vào đất Sài Gòn mưu sinh. Với món võ học được từ người thầy Campuchia cộng với công phu "giết người trong chớp mắt", gã nhanh chóng lọt vào mắt giới giang hồ và chiếm được một chân thủ lĩnh.
Sau khi tranh giành quyền lực với Anh Bảy và cướp địa bàn của bà Mai
Sa Cảng tại Chợ Lớn quận 5, cái tên Bắc Kỳ Con là nỗi ám ảnh của dân xã
hội đen thời đó. Sau lần thoát chết trong gang tấc trước "ngàn lưỡi
dao", cuộc đời gã cũng bước sang trang khác. Chuyện đời về giang hồ Bắc
Kỳ Con sau 10 năm quy ẩn lần đầu được hé lộ.
Sinh ra tại một mảnh đất nghèo quê lúa, Phạm Văn Hướng có một tuổi thơ không yên ả. Năm lên 8 tuổi, sau khi người cha sa vào tội lỗi rồi phải đi tù, cuộc đời Hướng luôn xảy ra biến cố. Bỏ học, Hướng tha hương làm đủ nghề, từ khuân vác thuê đến bảo vệ rồi sau này trở thành bảo kê. Với chút võ nghệ học được từ các đàn anh, đàn chị, Hướng nhanh chóng lọt vào con mắt của các đại ca giang hồ đất Sài thành. 20 tuổi, sau trận náo loạn tại vũ trường Phi Thuyền, đánh dấu "bước chân lớn" trong giang hồ với cái tên "Bắc Kỳ Con".
Đi làm phu vàng từ năm 13 tuổi
Tôi gặp Phạm Văn Hướng qua lời giới thiệu của một người bạn. Điều khiến tôi bất ngờ nhất khi nghe mọi người nhắc đến anh của 10 năm trước - Một đại ca trẻ khét tiếng Sài Gòn với biệt danh "Bắc Kỳ Con".
Sinh ra tại một mảnh đất nghèo quê lúa, Phạm Văn Hướng có một tuổi thơ không yên ả. Năm lên 8 tuổi, sau khi người cha sa vào tội lỗi rồi phải đi tù, cuộc đời Hướng luôn xảy ra biến cố. Bỏ học, Hướng tha hương làm đủ nghề, từ khuân vác thuê đến bảo vệ rồi sau này trở thành bảo kê. Với chút võ nghệ học được từ các đàn anh, đàn chị, Hướng nhanh chóng lọt vào con mắt của các đại ca giang hồ đất Sài thành. 20 tuổi, sau trận náo loạn tại vũ trường Phi Thuyền, đánh dấu "bước chân lớn" trong giang hồ với cái tên "Bắc Kỳ Con".
Đi làm phu vàng từ năm 13 tuổi
Tôi gặp Phạm Văn Hướng qua lời giới thiệu của một người bạn. Điều khiến tôi bất ngờ nhất khi nghe mọi người nhắc đến anh của 10 năm trước - Một đại ca trẻ khét tiếng Sài Gòn với biệt danh "Bắc Kỳ Con".
Vũ trường Phi Thuyền nơi Hướng hạ gục Thuận chân to (ảnh minh họa).
Hè năm lớp 7, Hướng ngược trở về Yên Bái đi làm đá đỏ cùng với người anh rể. Hàng ngày, Hướng phải xuống hầm để làm cùng các phu vàng khác. "Hồi đó tôi nghe mọi người nói những gì mình làm được thì phải giữ lấy bằng mọi giá, kể cả bằng sinh mạng nên tôi học theo. Thế là những lần bị người khác đến chiếm bãi vàng tôi giành lại. Sau mỗi lần đó là những trận đòn thừa sống, thiếu chết. Dần dần tôi học cách chấp nhận cuộc sống, không phản kháng và cũng không còn có sức để kháng cự. Trong đợt bão to, cuốn hết cả lán, than bùn vùng hạ lưu tràn lênh láng, mỗi người tan tác một nẻo. Nhân cơ hội đó, tôi cùng với người anh rể của mình trốn về quê. Hai anh em cứ thế chạy rồi thay nhau chèo thuyền qua sông. Bị sóng đánh lật thuyền, rất may hai anh em trôi dạt vào bờ thoát chết", anh Hướng nhớ lại.Làm bảo kê gái gọi rồi bảo vệ cho đại ca
Một điều đặc biệt ở Phạm Văn Hướng là rất yêu thích võ thuật. Năm 1998, Hướng bỏ nghề phu vàng tìm thầy học võ. Ngày đó, anh may mắn được võ sư Kathada - người Campuchia đào tạo đối kháng ngoài đời. Những chiêu thức vẫn còn giữ vẻ nguyên sơ của môn võ thuật này là đã đánh thì sẽ gây sát thương. Với ngón võ này, mỗi võ sĩ lên sàn đấu thì như sát thủ máu lạnh, "một là bị đuổi ra khỏi sàn đấu, hai là không để đối phương đánh mình".
Bằng sự chăm chỉ, đam mê và thông minh, anh được cấp chứng chỉ để đứng lớp. Nhưng không ngờ, tiếng tăm từ chiếc huyền đai khiến anh lọt vào "mắt xanh" của trùm giang hồ khét tiếng. Đây cũng là mầm mống, dấu hiệu mở đầu cho những chuỗi ngày "lạc bước" sau này...
Đó là buổi chiều muộn cuối tháng 6 năm 2000, một người "gợi ý" đưa anh vào Sài Gòn và trả lương là 2 triệu 400 nghìn đồng một tháng. Hành trang của Hướng chỉ duy nhất là một cây sáo đánh võ.
Chuyến xe vào Nam, bữa ăn đầu tiên họ dồn mọi người vào hàng rào thép bắt ăn bữa cơm 15 ngàn đồng. Trong túi chỉ còn 10 ngàn đồng, anh mua bánh mì ăn dần. Rất sợ nhà xe bắt phải ăn uống mà trong túi thì không còn một đồng nào, anh đã trốn trên gầm xe, trốn vào nhà vệ sinh của quán ăn. Cho đến khi đáp chân được xuống bến xe miền Đông, anh đi tiếp vào gần Cầu Đen, là địa bàn hoạt động mà anh được giới thiệu đến.
Hướng được dẫn đến chỗ bà Mai Sa Cảng, người đàn bà tầm 40 tuổi vóc dáng to béo. Bà ta sắp xếp cho anh một căn phòng (thực chất là kho chứa những hũ rượu lớn), bên cạnh là phòng chứa két sắt đựng tiền của bà Mai Sa Cảng. Anh được giao nhiệm vụ bảo vệ căn nhà đó.
Ngày đầu tiên vào nghề, bà Mai Sa Cảng giao cho anh một chiếc xe máy Dream màu mận chín cùng một chiếc điện thoại di dộng. Anh được dẫn đi làm quen và khảo sát địa bàn. Địa bàn hoạt động được phân chia rất rõ ràng, khu vực của bà Mai Sa Cảng từ cầu Đen tới Chợ Lớn Quận 5. Họ dẫn anh đến và chỉ anh về phía bên kia đường. Anh nhìn thấy rất nhiều con gái đứng xếp hàng, cười ríu rít. Sau đó anh mới biết, ngoài việc cho vay nặng lãi, bà Mai Sa Cảng còn làm chủ đường dây kinh doanh gái gọi. Công việc của Hướng lúc đó là bảo kê cho các cô gái đó. Trong đội có 6 vệ sỹ để bảo kê cho vài trăm người. Tại đây, anh không trực tiếp tham gia mà chỉ làm công tác quản lý chung. Trong băng, có người anh trai bà chủ là anh Bảy, người già nhất trong đội và cũng là người nhà của bà Mai Sa Cảng nên được tôn trọng nhất. Với tiếng tăm từ chiếc huyền đai cộng với việc tinh thông võ thuật, Hướng được giao thêm công việc bảo vệ cho anh Bảy.
Phạm Văn Hướng kể về việc giắt dao vào tay để cắt tai Thuận chân to trong nháy mắt.
Xuống tay trong “rừng xã hội đen”Khoảng tháng 7/2001, Hướng cùng "anh em" ra dốc Sương Mù chơi - nơi xảy ra vụ Hải Bánh - Dung Hà rầm rộ trong giới giang hồ ngày đó. Mục đích buổi họp mặt thực chất là bài kiểm tra sát hạch về bản lĩnh của mỗi người trước giang hồ. Dân đàn anh, đàn chị trước đó đã có quy định, sau mỗi buổi nhậu nhẹt anh em sẽ chia tiền trả. Nếu như ai không muốn trả tiền thì phải chứng mình bản lĩnh của mình. Địa điểm anh Bảy, Hướng cùng anh em quy tụ là vũ trường Phi Thuyền - nơi ăn chơi và quy tập của dân xã hội đen khét tiếng Sài thành hồi đó.
Đến lúc chia tiền, thấy Hướng ấp úng vì không có tiền trả, Anh Bảy chỉ vào một người đàn ông to cao trong vũ trường và nói: "Mày hạ thằng đó trong vòng bao lâu?". Hướng tự tin trả lời: "Em đánh nó không cần đến 1 phút". Tất cả những con mắt đổ dồn về phía người thanh niên mới chân ướt chân ráo vào giới giang hồ này.
Người mà Hướng phải đánh gục là Thuận chân to, một thủ lĩnh của băng đảng đối địch với băng đảng của bà Mai Sa Cảng. Khi đến vũ trường, Thuận chân to đi bằng chiếc xu-xì-bo giá cả trăm triệu đồng cùng nhiều vệ sỹ. Hướng cùng Linh Miên, một đàn em của anh Bảy bước đến gặp Thuận chân to ở khu vực bàn vip. Chỉ trong vòng một phút, Hướng đi một vòng quanh người Thuận chân to một cách nhẹ nhàng rồi bước ra. Hai người vừa bước chân ra khỏi cửa thì cũng là lúc tên Thuận gục xuống. Đàn em của hắn nhớn nhác mà không hiểu tại sao. Bản thân Linh Miên cũng giật mình vì trong nháy mắt hắn chưa kịp nhìn xem Hướng đã làm gì. Chưa kịp định thần thì Hướng xòe bàn tay ra cho hắn xem: Đó là một một mẩu tai của Thuận chân to.
Miếng đòn hiểm khiến đối thủ khiếp sợ Hướng kể lại: "Lúc đó, tôi dùng mu bàn tay gõ thật nhanh mà chính xác vào gáy của đối thủ. Chiêu này hạ gục đối thủ không đến vài giây, yêu cầu động tác phải thật nhanh gọn và đủ mạnh. Anh em của Thuận chân to nhiều như thế nếu mình không nhanh thì cái mạng tôi cũng không thể giữ lại được". |
Ông trùm hé lộ chuyện giang hồ đẫm máu sau 10 năm quy ẩn
(ĐSPL)
- Sau trận đánh bại Thuận chân to tại vũ trường Phi Thuyền, Phạm Văn
Hướng bắt đầu ra mắt đàn anh, đàn chị bằng những trận chiến đẫm máu
giành địa bàn.
Có nhiều
đàn em trong tay, có tiền, Hướng vung tay đập phá và ngày càng mở rộng
địa bàn. Cái tên “Bắc Kỳ Con” cũng nổi lên từ khi Hướng thích để tóc
dài. Rồi Hướng cũng bị những đối thủ của bà Mai Sa Cảng - đàn chị giới giang hồ đất Sài thành ngày đó ghi vào “sổ đen” để giải quyết ân oán giang hồ…
Tấm hình hiếm hoi khi Bắc Kỳ Con để tóc dài.
Đấu võ và cờ người
Sau
cuộc chiến “một phút hạ gục đối phương” tại vũ trường Phi Thuyền, từ
một tên vô danh tiểu tốt, Phạm Văn Hướng đã được nhiều đại ca có “máu
mặt” biết đến. Cũng nhờ đó mà Hướng được tham gia vào “lớp tập huấn” đặc
biệt của bà Mai Sa Cảng với đầy đủ các mánh khóe cao thủ để trở thành
tướng lĩnh trong giang hồ.
Anh
Bảy là người đàn ông già nhất và có kinh nghiệm nhất trong số đàn em của
bà Mai Sa Cảng. Một thời trai trẻ tiếng tăm, Bảy nổi như cồn, khi nghe
đến tên cũng khiếp sợ. Anh Bảy cũng chính là anh trai của bà Mai Sa Cảng
nên được anh em rất nể, tôn làm đại ca, kiêm thêm nhiệm vụ bảo vệ cho
“anh Bảy”.
Bài học vỡ lòng của
một tên mới gia nhập “tổ chức” đều là “bám càng” các đàn anh rồi quan
sát cách “tác chiến”. Cứ như thế suốt nhiều tuần liền, Hướng cũng đủ tự
tin để được nhận những công việc trọng trách. Hằng ngày cứ đến giờ quy
định, Hướng lại điều quân đi thu tiền thay cho Anh Bảy. Sau này có thêm
người, Hướng được đặc cách không phải đi làm mà chỉ cần bảo vệ cho Anh
Bảy.
Cũng từ đó, Hướng trực tiếp tham gia các cuộc chiến giữa các băng nhóm.
Do nhiệm vụ bảo vệ đại ca nên Hướng sẽ phải đánh tất cả những ai có ý
đồ phản lại anh Bảy. Suốt một tháng liền, chưa thua một trận, đội quân
của Bảy vốn mạnh nay có Hướng càng “khủng” hơn khiến đối thủ phải nể
phục.
Phạm Văn Hướng kể lại 10 năm giang hồ ngang dọc của mình.
Vì
muốn xem các ngón võ của Hướng, “anh Bảy” đã cho quân của chính mình
đánh nhau, đấu võ không khác gì một trận cờ người. Hướng kể: “Có những
ngày phải đấu đến 6 trận. Tôi phải đánh với chính những người anh em. Đó
không đơn giản là những bài tập võ nghệ mà là đánh nhau thừa sống thiếu
chết. Linh Miên, Thái Sầu Riêng, Phong Chùy hợp lại một đội đánh với
tôi. Đã là một trận đấu, nếu không thắng thì tôi phải chết, vậy nên lần
nào cũng phải thắng để bảo vệ mình, nhưng phải ra tay vừa đủ để anh em
không bị thương nặng”.
Trong mỗi
một trận chiến, “anh Bảy” thường ngồi “vểnh râu” xem các anh em chiến
đấu với nhau. Vì không biết Bảy có mục đích gì nên Hướng đã trực tiếp
nói chuyện này với bà chủ. Mai Sa Cảng vô cùng tức giận, ngay sau đó,
cho Hướng làm thủ lĩnh thay chân Bảy. Vì tin tưởng Hướng, ngoài việc
“tạo công ăn việc làm”, bà Mai Sa Cảng còn thường xuyên chỉ dạy cho
Hướng các ngón nghề để khi “làm việc”... không bị bắt và đặc biệt là
cách trốn chạy khi bị tóm.
Kể từ
ngày lên làm đại ca, Hướng nuôi tóc dài, biệt danh Bắc Kỳ Con cũng được
nổi lên từ đó. Theo Hướng, Bắc Kỳ là theo tên gọi theo vùng miền của
ngày xưa. Còn biệt danh Bắc Kỳ Con là do thân hình bé nhỏ nên anh em
thân cận thường gọi để dễ nhận biết. Hồi đó, Bắc Kỳ Con nhanh chóng quy
tụ được đông đàn em, ngày càng chiếm nhiều địa bàn hoạt động của giới xã
hội đen khiến các trận chiến sinh tử diễn ra thường xuyên.
Mầm họa huynh đệ tương tàn
Những
ngày tháng lên làm đại ca, Hướng bắt đầu học cách làm “lãnh đạo” cũng
như việc tiêu tiền vung tay, móc nối quan hệ với nhiều đối tượng để mở
rộng địa bàn. Lại kể về “anh Bảy”, sau khi bị Hướng lấy mất vị trí thủ
lĩnh một cách dễ dàng đã vô cùng tức giận và hậm hực. Hắn đưa cháu của
mình, cũng là cháu ruột của bà Mai Sa Cảng vào băng nhóm, tiếp cận và
chống phá việc làm ăn của Hướng.
Một
đêm, khi Hướng đang ngủ bỗng thấy có bóng người lẻn vào phòng mình.
Bỗng bóng đen từ trên cao ập xuống đổ rầm xuống người, Hướng đau điếng
la lên và kịp định thần nhận ra đó là cháu của “anh Bảy”. Người này liên
tiếp đánh tới tấp vào người nhưng anh không đánh trả vì nghĩ đó cũng là
cháu của bà chủ. Hướng nhịn nhục, không nói không rằng đi ra quán ăn
gần đó thì lại bị tên kia đánh tiếp từ phía sau khiến chảy máu mũi. Lúc
này, thấy anh định đánh trả, tên này mới chịu bỏ đi.
Hướng
kể, khi có tiền trong tay anh tổ chức cho vay nặng lãi. Có lần Hướng
cho một người đồng hương vay gần hết số tiền trong két nhưng khi cần,
đòi mãi không được. Khi Hướng đang đi nghỉ mát dài ngày ở Nha Trang, thì
nhận được điện thoại đàn em Hướng thông báo đi đòi nợ bị băng nhóm khác
đánh nên tức tốc về Sài Gòn.
Biết
đàn em mình bị đánh, Hướng một mình đi thẳng đến gặp nhóm người này.
Cáu giận Hướng lao vào đánh tên cầm đầu thì bị cả nhóm đánh lại. Hướng
bị liên tiếp những phát gậy vào đầu đến chảy máu rồi ngã gục. Trong lúc
nguy cấp, Hướng mới nhớ ra con dao nhỏ giấu trong chiếc tất nên lao vào
đâm tên cầm đầu nhóm. Cây mã tấu trên tay người này rơi xuống, đàn em
vội xông vào đỡ đại ca, nhân cơ hội Hướng bỏ chạy thục mạng. Rất may,
gần đó có một miếu nhỏ nên Hướng lẩn trốn vào đó mới thoát được.
Về
phần đứa cháu trai của bà Mai Sa Cảng. Sau nhiều lần xích mích, Bắc Kỳ
Con đề nghị bà chủ phải xử lý vụ việc này theo luật giang hồ: “Một là
cháu bà đi khỏi, hai là tôi sẽ đi không làm việc cho bà Mai nữa”. Vì sợ
mất một trợ thủ đắc lực, Mai Sa Cảng hứa sẽ giải quyết ổn thỏa nhưng
cuối cùng tình hình vẫn không thay đổi được gì. Lúc này, đại ca Bắc Kỳ
Con tuyên bố tách khỏi đội của bà Mai Sa Cảng lập thành một nhóm riêng.
Thống lĩnh 100 đàn em
Nói
là làm, Bắc Kỳ Con cùng hơn 100 “anh em” khác lập thành một băng nhóm
riêng. Những tuần sau đó, bằng danh tiếng của Bắc Kỳ Con, tất cả những
mối bảo lãnh, cho vay nặng lãi, những vụ giao dịch làm ăn của cả bọn đều
rất thuận lợi. Hướng kể: “Bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được
trong quá trình làm việc trước đó, lại được anh em ủng hộ nên công việc
của tôi khá thuận lợi. Nhưng cũng chính thời gian này tôi trượt dài vào
con đường tội lỗi. Lúc bấy giờ trong đầu tôi đâu có khái niệm về luật
pháp, chỉ biết rằng ai mạnh thì người ấy sống mà thôi”.
Sau
một thời gian hoạt động, đội quân của Hướng đã thiết lập được nhiều
“lãnh địa” trong khi những băng khác “làm ăn” khó khăn hơn nên những
trận chiến xảy ra ngày càng nhiều. Với bà Mai Sa Cảng thì Hướng lại càng
là cái gai trong mắt. Đó cũng là mầm mống nảy sinh cuộc chiến sống còn
giữa hai băng nhóm từng là “anh em một nhà”.
“Ông trùm” nhát... gái
Đó
là chia sẻ rất thực lòng từ đại ca Bắc Kỳ Con của 10 năm trước: “Thời
đó tôi đúng là chẳng sợ gì chỉ sợ gái thôi. Hồi còn làm việc cho bà chủ
Mai Sa Cảng, các anh em đều được “đặc quyền” chọn cho mình các cô gái.
Hồi đó tôi chưa từng gần gũi với bất cứ cô nào, nói đúng hơn vì quá hiểu
những sóng ngầm của thế giới đó nên tôi sợ. Đó cũng chính là lý do,
trong giang hồ luôn truyền tai nhau rằng bất cứ cô gái nào “chiếm” được
tôi thì sẽ được thưởng rất lớn”.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét