Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 3

-Vì sao con người còn muốn sống? Vì còn công lý!
-Vì sao xã hội còn tồn tại? Vì còn tình yêu thương!

----------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nhà nghèo

                                                                                                                            khuyết danh




"Mổ xẻ" hiện tượng con chê cha mẹ là... nông dân

authorDiệu Linh (thực hiện) Thứ Tư, ngày 16/12/2015 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Một bộ phận nhỏ giới trẻ có suy nghĩ tiêu cực khi quay sang oán trách cha mẹ vì là nông dân, nhà nghèo nên họ “tuy giỏi” nhưng lại không thể có tiền chạy việc, không có nhà riêng để ở...


   
Báo NTNN số ra ngày 15.12 trích đăng bức thư của một bạn trẻ nói lên niềm tự hào khi mình là con của nông dân. Trong khi đó, trên mạng xã hội, một bộ phận giới trẻ lại than vãn khi cha mẹ họ là nông dân... Theo PGS-TS Hoàng Bá Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, dân số, môi trường và các vấn đề xã hội (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội), đó chỉ là suy nghĩ của nhóm nhỏ những bạn trẻ mặc cảm, tự ti.
Ông nhận định thế nào về hiện tượng “con chê cha mẹ khó”?
"mo xe" hien tuong con che cha me la... nong dan hinh anh 1
 Phụ huynh ở nông thôn đưa con đi thi trong kỳ thi đại học 2015 tại Hà Nội. (Ảnh:  Đ.D)
- Phải khẳng định chỉ có một bộ phận nhỏ giới trẻ có suy nghĩ tiêu cực như vậy. Họ dùng mạng xã hội như một công cụ để “chửi đổng”, chê cha mẹ là nông dân, họ dùng lời lẽ miệt thị chê cha mẹ ăn nói “cù lần”, “nông dân”, ghét gia đình thiếu điều kiện tiện nghi, quê hương lạc hậu... Thậm chí còn có bạn trẻ dùng lời lẽ hỗn hào với cha mẹ, gọi cha mẹ là nó, rủa cha mẹ chết... Đó là những việc không thể chấp nhận được.
Ông lý giải thế nào về tâm lý của những người “đi ngược” với luân thường đạo lý như vậy?
- Có thể dễ dàng nhận thấy những kẻ chê cha mẹ, gốc gác thường thất bại trong học tập, công việc. Họ so sánh với bạn bè học giỏi hơn, có cha mẹ giàu hơn và cho rằng vì cha mẹ bạn cung cấp điều kiện vật chất tốt hơn, có cơ hội hơn. Vì thế, họ quay sang oán trách cha mẹ vì là nông dân, nhà nghèo nên họ “tuy giỏi” nhưng lại không thể có tiền chạy việc, không có nhà riêng để ở... Các em không nhìn được một sự thật: Vì mình bất tài, kém cỏi, vì chưa nỗ lực hết sức nên cơ hội vẫn chưa đến.
Ngoài ra, còn một số em có thái độ hằn học với cha mẹ vì bố mẹ đã có hành xử, lời nói khiến các em thất vọng nên bày tỏ sự phản ứng. Cũng có cha mẹ đã tạo áp lực quá lớn lên các con, nghiêm khắc với con nên các em sinh ra oán hận. Một số em lại a dua, học cái xấu trên mạng mà hầu như không biết mình đang làm gì, nói gì, hậu quả ra sao.
Một số nhận định cho rằng tâm lý nổi loạn cũng dễ khiến thanh thiếu niên văng tục, chửi bậy, nói quàng nói xiên để tỏ vẻ “anh hùng”. Điều này có đúng không?
- Tuổi trẻ thường bồng bột, dễ xúc động cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên thường buông lời thiếu suy nghĩ. Tuy nhiên, một phần nào đó cũng là bày tỏ cảm xúc, sự giận dữ, phẫn nộ của các em mà nơi các em dễ dàng giải tỏa ức chế nhất chính là mạng xã hội – nơi các em có thể giấu thân phận để chửi một cách “an toàn”. Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân từ cha mẹ khi họ đang áp đặt lên con quá nhiều gánh nặng, không cho phép con được nói thẳng, nói thật, được làm việc mình yêu thích. Nhiều cha mẹ là nông dân cũng bận rộn, thiếu quan tâm đến con, cũng thở than những lời oán trách, coi con cái như “cục nợ”, như “gánh nặng” thì đương nhiên con cái cũng không thể coi cha mẹ là “niềm vui”, là “tấm gương”.
Vậy cha mẹ cần làm gì để định hướng đúng cho con về nhận thức?
- Không ít trẻ đã không hiểu được nỗi vất vả, cực khổ của cha mẹ. Các em cũng không biết cách đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, tự chịu trách nhiệm về hành vi, về cuộc đời mình. Do đó, để tránh một ngày con cái quay sang chán ghét cha mẹ, chê bôi gốc gác của mình, các bậc phụ huynh cần dạy con biết yêu quý công sức của cha mẹ, biết lao động trên cánh đồng, hiểu được quá trình muốn cây kết hạt phải lao động vất vả. Và quan trọng là chịu trách nhiệm về bản thân, dù thành công hay thất bại cũng do mình chưa đủ nỗ lực.
Xin cảm ơn ông!
Đúng là thực tế có những bạn trẻ không tự hào khi bố mẹ mình là nông dân. Cá nhân em thấy tự hào khi bố mẹ mình là nông dân. Bố mẹ em phải nỗ lực gấp 2 - 3 lần người khác để nuôi em ăn học bằng bạn bằng bè. Hơn nữa, lớn lên trong 1 gia đình nông dân,  em có những niềm vui rất đặc biệt.
Nguyễn Thị Thu Trang (sinh viên năm 3, Trường CĐ Sư phạm T.Ư)
 Dù là nông dân hay lao công, cha mẹ nào cũng dành cho con mình những điều tốt nhất có thể. Vì lẽ đó, tôi không hiểu vì sao lại có những người cảm thấy xấu hổ chỉ vì cha mẹ mình là nông dân, không cao sang. Nếu thực sự ở một bộ phận bạn trẻ nào đó có tồn tại suy nghĩ này thì quả thật rất đáng buồn.
Nguyễn Trúc Quỳnh (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội)
n Con cái xấu hổ vì gốc gác bản thân hay cha mẹ nghèo khó là biểu hiện của sự thiếu hụt trong giáo dục nhân cách. Điều đó một phần do lỗi giáo dục từ  chính gia đình. Hiện nay, nhiều bố mẹ vì lo toan kinh tế mà không dành thời gian nhiều cho con.
TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội)
Huệ Tâm - Nguyễn Thiêm (ghi)

Rơi lệ với chùm ảnh "chó không chê chủ nghèo"

An Du |
Rơi lệ với chùm ảnh "chó không chê chủ nghèo"

(Soha.vn) - Bộ ảnh thực sự đã chạm tới trái tim của nhiều người về những tình cảm đáng trân trọng của người và chó.



Có rất nhiều câu chuyện kể về sự trung thành của loài chó. Có rất nhiều bức ảnh ghi lại tình yêu thương, mối quan hệ mật thiết giữa con người với chó. Và bất kỳ lúc nào những câu chuyện này đều mang lại sự đồng cảm vô tận tới trái tim con người.
Người ta nói rằng "con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo" quả không sai. Những chú chó không hề lựa chọn chủ theo sự giàu có, danh lợi hay thành công. Dù bạn giàu có hay bạn chỉ là một người lang thang vô gia cư chỉ cần bạn yêu chúng bằng tất cả trái tim bạn sẽ nhận lại những tình cảm tương tự.
Cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời.
Cùng nhau vượt qua sóng gió cuộc đời.
Trong cuộc sống không thiếu những lúc dường như bạn bị cả xã hội quay lưng lại vì nghèo khó nhưng riêng những chú chó vẫn luôn đi theo và bên cạnh bạn. Thứ tình cảm giản đơn nhưng trung thành này đã khiến nhiều người phải rưng rưng nước mắt.
Và ngược lại, dù đói rách vất vả đến thế nào những người lang thang, vô gia cư cũng dang rộng vòng tay yêu thương và trân trọng chúng.
Giấc ngủ trưa bên nhau.
Giấc ngủ trưa bên nhau.
Cùng nhau đi qua những ngày gian khó.
Cùng nhau đi qua những ngày gian khó.
Bình yên.
Bình yên.
Che nắng che mưa cùng nhau.
Che nắng che mưa cùng nhau.
Yên tâm, chúng ta sẽ mãi bên nhau.
Yên tâm, chúng ta sẽ mãi bên nhau.
Ngủ ngoan "con yêu"
Ngủ ngoan "con yêu"
Sẻ chia chiếc áo ấm giữa mùa đông lạnh giá.
Sẻ chia chiếc áo ấm giữa mùa đông lạnh giá.
Mùa đông lạnh nhưng rất ấm nơi đây.
Mùa đông lạnh nhưng rất ấm nơi đây.
Bên nhau dù có bất cứ điều gì xảy ra.
Bên nhau dù có bất cứ điều gì xảy ra.
Bên nhau dù ở bất kỳ nơi đâu.
Bên nhau dù ở bất kỳ nơi đâu.
Không rời xa.
Không rời xa.
Chó không chê chủ khó.
Chó không chê chủ khó.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét