Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

DU LỊCH QUÁ KHỨ 7/f (Trung Kỳ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                          Cửa trường tiếng "dạ" miệng còn hơi
                             Cờ nghĩa treo lên đã ngất trời 
                             Đạo trọng vua, tôi mình dám quản
                             Oán hờn người Pháp có đâu vơi!
 

Mai Xuân Thưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mai Xuân Thưởng (chữ Hán: 梅春賞; 18601887), lúc nhỏ tên là Phạm Văn Siêu, là sĩ phu và là lãnh tụ phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ 19Bình Định (Việt Nam).

Thân thế & sự nghiệp

Mai Xuân Thưởng là người thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý trong làng .
Thuở nhỏ ông thông minh, ham học. Năm lên 6 tuổi, cha mất sớm, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của mẹ và của tú tài Lê Duy Cung, nên giỏi cả văn lẫn võ. Năm 1878, Xuân Thưởng thi đỗ tú tài.
Đầu tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), nổ ra cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế, khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Đến khi nghe tin Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương, mấy nghìn sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê tụ nghĩa. Ở lại thi tiếp, chỉ còn 8 người và tất cả đều trúng tuyển cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng. Thi đỗ xong, Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng (nay thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn).
Khi ấy, nguyên Tổng đốc Đào Doãn Địch sau khi về Bình Định truyền hịch Cần Vương, cũng đã chiêu mộ được khoảng 600 nghĩa quân rồi đóng quân ở thôn Tùng Giản (nay thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước). Kể từ đó (cho đến năm 1887), phong trào Cần VươngBình Định diễn ra rất sôi nổi, và lan nhanh ra đến Quảng Ngãi, Phú Yên...lôi kéo hàng ngàn người thuộc mọi tầng lớp tham gia.
Giữa tháng 7 năm 1885, chủ tướng Đoàn Doãn Địch tổ chức đánh chiếm thành tỉnh Bình Định. Trừng trị viên quan thân thực dân Pháp là Tổng đốc Lê Thận xong, quân của ông còn kéo nhau đi đánh phá các làng theo đạo Thiên Chúa giáo. Từ Quy Nhơn, quân Pháp kéo lên đàn áp. Đoàn Doãn Địch dàn quân kháng cự lại. Hai bên giao tranh dữ dội ở Trường Úc và Phong Niên. Trước hỏa lực mạnh, lực lượng của Đoàn Doãn Địch bị đánh tan, buộc vị thủ lĩnh này phải chạy về đại bản doanh của Phạm Xuân Thưởng, lúc này đang đặt tại Lộc Đổng (Đồng Hươu) ở thôn Phú Phong (huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định).
Tháng 9 năm đó (1885), Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, Trước đây, khi Phạm Xuân Thưởng ứng nghĩa, được Đoàn Doãn Địch phong làm Tán tương quân vụ; nay trước khi mất, ông cử Mai Xuân Thưởng lên làm Nguyên soái thay mình. Sau khi làm lễ tế cờ tại Lộc Đổng, Mai Xuân Thưởng cho xuất quân và giao chiến với đối phương nhiều trận tại Cẩm Vân, Thủ Thiện, Hòn Kho (Tiên Thuận)...Hồi này, theo giúp sức Phạm Xuân Thưởng, có các ông: Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Bùi Điền, Đặng Đề, Nguyễn Hóa, Lê Thượng Nghĩa, Hồ Tá Quốc, Võ Đạt... cùng hàng ngàn sĩ phu và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận...
Nhận thấy lực lượng của Mai Xuân Thưởng ngày càng lớn mạnh, và đã gây nhiều thiệt hại cho mình. Soái phủ Sài Gòn liền điều Thiếu tá De Lorme đem pháo thuyền án ngữ biển Quy Nhơn. Đồng thời sai Trần Bá Lộc mang quân từ Khánh Hòa đánh ra, Nguyễn Thân từ Quảng Ngãi đánh vào. Nhờ pháo binh yểm trợ, hai cánh quân này nhanh chóng gặp nhau tại Bình Định, rồi cùng tiến lên Phú Phong mặc sức tàn phá.
Tháng 3 năm 1887, sau trận ác chiến ở Bàu Sấu (An Nhơn), Mai Xuân Thưởng bị thương nặng, phải cho rút tàn quân vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu, tính kế kháng chiến lâu dài.
Theo vài tài liệu cũ, thì vào tháng 4 năm Đinh Hợi (1887), Trần Bá Lộc kéo quân đến tàn sát dân chúng ở quê ông và còn bắt tra tấn mẹ ông. Đau lòng, ông ra nạp mình để cứu mẹ và dân lành vào ngày 23 tháng 4 năm 1887. Triều đình Đồng Khánh hay tin, bèn ban lệnh lột áo mão cử nhân và hành quyết ông. Nhưng theo bài viết gần đây của TS. Đinh Bá Hòa, đăng trên báo Bình Định, thì Mai Xuân Thưởng bị bắt chứ không phải ra hàng. Ông viết:
Gần đây, nhiều tư liệu liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân hai tỉnh Bình ĐịnhPhú Yên được công bố; trong đó, có cả những tư liệu được khai thác từ kho lưu trữ của Pháp... Theo báo cáo gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 10 tháng 5 năm 1887, đã cho chúng ta biết khá tường tận về trường hợp bị bắt của Mai Xuân Thưởng như sau:
Lúc ấy, Mai Xuân Thưởng có năm mươi người đi theo ông, trong đó có toàn bộ gia đình của ông: mẹ, vợ và những người phụ tá, kể cả em của ông. Ngày 4 tháng 4, cả nhóm bị vây hãm trong một làng Chàm (có thể là Vân Canh), nhưng sau đó chạy thoát. Ngày 21 tháng 4 gia đình Mai Xuân Thưởng bị bắt, nhưng ngay đêm hôm sau ông Thưởng lại giải thoát được. Nhưng, đêm 31 tháng 4 rạng ngày 1 tháng 5, một trong những thủ hạ của Mai Xuân Thưởng bị bắt làm tù binh, đã chịu hàng và chỉ chỗ ở những người đang chạy trốn. Trần Bá Lộc và Bùi Giảng   đã bắt được Mai Xuân Thưởng ngày 4 tháng 5 khi ông đang trốn trong một cái hang núi Hòn Nhên ở làng Thang Ót, ở gần chỗ giáp giới Phú Yên và ngọn nguồn sông Côn. Ngày hôm sau, gia đình ông bị bắt.
Sau ông, những thủ lãnh cuối cùng hầu như cũng bị bắt hết: Nguyễn Ngọc Loan bị bắt 14 tháng 5; Lê Khanh 20 tháng 5..." .
Trong Luận án Tiến sĩ sử học của Phan Văn Cảnh cũng cho rằng, vào ngày 21 tháng 4 năm 1887, Trần Bá Lộc đã cho quân bao vây căn cứ Hầm Hô, Linh Đổng và cuối cùng, đã chiếm được căn cứ, bắt được một số nghĩa quân, trong đó có mẹ Mai Xuân Thưởng. Tuy nhiên, đêm 30 tháng 4 năm 1887, Mai Xuân Thưởng đã cử một đội quân cảm tử đột nhập doanh trại Trần Bá Lộc, giải vây cho những người bị bắt, trong đó, có bà mẹ Mai Xuân Thưởng. Sau khi giải vây, Mai Xuân Thưởng cùng đoàn thuộc hạ gồm 50 người vượt núi vào Phú Yên, tiếp tục kháng chiến, nhưng khi đến đèo Phủ Quý (ranh giới giữa Bình ĐịnhPhú Yên) thì bị phục binh Trần Bá Lộc đón bắt hết. Sau đó, đối phương cho đem tất cả nhóm về Phú Phong, tổ chức ăn mừng chiến thắng và phao tin Mai Xuân Thưởng ra hàng để hạ uy tín của ông...

Tuẫn quốc

Trần Bá Lộc dụ hàng, Mai Xuân Thưởng khẳng khái nói: Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có hàng đầu tướng quân . Biết không thể khuất phục được, đối phương đã đưa ông cùng các thuộc hạ ra xử trảm tại Gò Chàm (phía đông thành Bình Định cũ). Thi hài ông sau đó được đưa về táng tại Cây Muồng (nơi cha ông đã yên nghỉ), thuộc thôn Phú Lạc.
Và theo báo cáo do Tirant thiết lập ngày 11 tháng 6 năm 1887 gửi Thống đốc Nam Kỳ (tư liệu số Aix11.929), thì:
Có ba đợt hành quyết: ngày 1 tháng 6 có 5 người, trong đó có Lê Khanh; ngày 7 tháng 6 có 12 người, trong đó có Phạm Xuân Thưởng và Bùi Điền; ngày 12 tháng 6 có 9 người và ngày 13 tháng 6 có 1 người. Tổng cộng có 27 người bị hành quyết, trong đó có một vài người là thủ lĩnh lớn nhất của phong trào Bình Định-Phú Yên.
Căn cứ vào đây thì Mai Xuân Thưởng bị xử chém vào đợt thứ hai, ngày 7 tháng 6 năm 1887, chứ không phải ngày 6 tháng 6 như tài liệu lâu nay đã ghi.
Năm 1961, nhà thơ Quách Tấn và nhiều người dân đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà Phạm Xuân Thưởng và các lãnh tụ Cần Vương khác của quê hương Bình Định. Ngày 22 tháng 1 năm đó (1961), nhân dân ở Tây Sơn đã làm lễ đưa hài cốt ông từ Phú Lạc về lăng mộ trên một quả đồi cao thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường. Đây cũng chính là căn cứ mà lúc sinh thời, ông dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp

Thơ Phạm Xuân Thưởng

Thơ làm trong lúc chiến đấu:
Chết nào có sợ, chết như chơi,
Chết bởi vì dân, chết bởi thời.
Chết hiếu chi nài xương thịt nát,
Chết trung bao quản cổ đầu rơi.
Chết nhân tiếng để vang nghìn thủa,
Chết nghĩa danh thơm vọng mấy đời.
Thà chịu chết vinh hơn sống nhục
Chết nào có sợ, chết như chơi.
Thơ làm trước lúc bị hành hình:
Không tính làm chi việc mất còn,
Nợ trai lo trả ấy là khôn.
Gió đưa hồn nghĩa gươm ba thước,
Ðá tạc lòng trung quý mấy hòn.
Tái ngắt mặt gian xương tợ giá,
Ðỏ loè bia sách máu là son.
Rồi đây thoi ngọc đưa xuân tới,
Một nhánh mai già nảy rậm non  

Giai thoại

Năm 1885 tại trường thi Bình Định, sĩ tử vừa thi xong trường ba, thì nghe tin Kinh thành Huế thất thủ, nên phần đông đều bỏ về. Vào trường tư chỉ còn tám người, mà Mai Xuân Thưởng là một. Khi ban áo mão, quan Chánh chủ khảo tặng tám ông tân khoa một bài thơ luật Đường như sau:
Sơn Hà phong cảnh dị tiền niên
Hoành giám du khan thử địa huyền
Hận mãn xương môn trần ám ngoại
Lệ linh văn viện bút đình biên
Lịch truyền giáo dục ân như hải
Bát giải thinh danh thẩm thị tiên
Nhất dự y quan nan tự ủy,
Cương thường khán tử cổ anh hiền.
Tạm dịch:
Non sông rày đã khác xưa
Gương nêu tài tuấn còn nêu chốn nầy
Hận tràn, cung khuyết bụi bay
Tay cam dừng bút, lệ đầy viện văn
Bao triều tắm gội biển ân
Phẩm tiên tám giải thêm phần thanh cao
Cân đai trót đã dự vào
Cương thường noi dấu anh hào soi chung.
Tương truyền rằng trước khi khảo lại các quyển thi, quan chánh chủ khảo nằm mộng thấy một bà lão cầm tặng một nhánh mai trắng chỉ trổ một bông nhụy vàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Viên quan vừa đưa tay nâng thì hoa rụng vào nghiên son, và bà lão biến mất. Quan giật mình tỉnh dậy, bâng khuâng không hiểu điềm chi. Khi xét thấy trong tám ông cử nhân có một ông họ Phạm, và xem lại quyển văn thì thấy văn chương có khí phách, thì đoán rằng điềm ứng vào Mai Xuân Thưởng, nên ban áo mão xong, quan mời riêng Xuân Thưởng vào dặn:
Lúc này nước nhà mất, một phần lớn do nơi đám sĩ phu. Cho nên làm việc gì cũng phải hết sức thận trọng.
Phạm Xuân Thưởng lĩnh ý lui ra, trở về nhà khởi binh chống Pháp 

Lăng Mai Xuân ThưởngCó một anh hùng hào kiệt văn võ song toàn đất Bình Định hiện nay vẫn được hậu thế tôn kính. Ông dấy binh khởi nghĩa chống Pháp, cùng nhân dân tham gia kháng chiến. Pháp dùng tiền của, lợi lộc, chức tước mua chuộc những ông vẫn không chịu. Người anh hùng ấy là Mai Xuân Thưởng. Và khi đi du lịch Bình Định, bạn sẽ có dịp để tham quan lăng mộ cũng nhữ biết nhiều hơn về vị anh hùng này.
Lăng Mai Xuân Thưởng xây trên dãy Hoành Sơn, tục hay gọi là núi Ngang, mặt hướng về phía Đông
Lăng Mai Xuân Thưởng xây trên dãy Hoành Sơn, tục hay gọi là núi Ngang, mặt hướng về phía Đông
Đến thăm Lăng Mai Xuân Thưởng, một trong những điểm du lịch Bình Định mang ý nghĩa lịch sử, bạn sẽ được nghe kể nhiều về ông. Mai Xuân Thưởng bị bọn thực dân và phong kiến kết tội phản loạn. Triều đình Huế ra lệnh xử tử ông. Ông đã tuẫn tiết vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Vì bị khép tội phản nghịch nên không ai dám đến viếng phần mộ của ông, ngoại trừ gia đình mỗi năm đến tảo mộ một lần. Mộ đất Mai Xuân Thưởng ngày xưa ở thôn Phú Lạc, sau này nhân dân Bình Khê đã cùng góp công xây mộ và lập bia tưởng niệm người anh hùng. Mộ của ông được sĩ phu, dân chúng cải táng sang phía Nam ngạn sông Côn, bên cạnh quốc lộ 19 thuộc xã Bình Tường.
Lăng Mai Xuân Thưởng xây trên dãy Hoành Sơn, tục hay gọi là núi Ngang, mặt hướng về phía Đông. Bốn trụ ba biểu rất to lớn, cao vút đứng sừng sững làm cổng đi vào lăng. Lăng mộ người anh hùng nằm trên một ngọn đồi xanh tốt, đẹp mắt. Qua khỏi bốn trụ ba biểu, du khách sẽ bước lên 26 bậc cấp vừa cao và rộng để đến Đài kỷ niệm. Đài dựng giữa một khoảng sân rộng, mặt trước đắp 4 chữ Tổ quốc ghi công. Du khách bước qua Đài kỷ niệm sẽ đến chính tẩm. Chính tẩm là một ngôi nhà điệp ốc, cất theo kiểu xưa. Mái ngói lợp âm dương, thềm núi đá, nền gạch lát đá vuông láng. Chính giữa nhà là mộ Mai Xuân Thưởng hình chữ nhật.
Lăng Mai Xuân Thưởng
Lăng Mai Xuân Thưởng
Dưới chân mộ là tấm bia cao lớn khắc bài ký nêu tiểu sử và công nghiệp của người anh hùng Mai Xuân Thưởng. Lăng mộ thọa nhìn có vẻ đơn sơ nhưng quang cảnh vô cùng trang nghiêm, trầm mặc.
Du khách muốn đến thắp hương tại lăng mộ Mai Xuân Thưởng thì có thể chọn ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm. Lễ giỗ được cử hành đơn giản nhưng không khí ấm cúng, cảm động bên gia đình họ Mai.

Bí mật một ngôi mộ chôn đứng ở Nam bộ

Tương truyền ở Nam Bộ có hai ngôi mộ chôn đứng. Ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị "trời đánh chết đứng", không thể nằm xuống được nên người thân phải xây xung quanh thân xác. Ngôi mộ thứ hai được chôn đứng theo lời trăng trối của người chết.
Tương truyền ở Nam Bộ có hai ngôi mộ chôn đứng. Ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị "trời đánh chết đứng", không thể nằm xuống được nên người thân phải xây xung quanh thân xác.
Ngôi mộ thứ hai được chôn đứng theo lời trăng trối của người chết, "đại Việt gian" Trần Bá Lộc. Trần Bá Lộc khi sống quá tàn ác, giết hàng trăm, hàng ngàn người vô tội, bỏ trẻ con, người già vào cối đá cho lính dùng chày giã và bắt người thân nạn nhân chứng kiến cảnh hãi hùng ấy…
Lộc tàn sát, hành hạ người thân nghĩa quân để buộc họ đầu hàng, bắt hàng ngàn dân phu đào kinh ở vùng bùn lầy nước đọng làm hàng trăm người chết vì đói khát bệnh tật nên sợ khi nằm xuống sẽ bị báo thù. Và Lộc muốn chôn đứng thể hiện sự ngạo mạn khi về cõi âm...
 Ngôi mộ chôn đứng của Trần Bá Lộc trong khuôn viên nhà thờ Cái Bè
Ngôi mộ chôn đứng của Trần Bá Lộc trong khuôn viên nhà thờ Cái Bè.
Trong số những "đại Việt gian" theo Pháp giết hại nhân dân, đàn áp các phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ, thì Trần Bá Lộc là tay sai tàn ác nhất. Trần Bá Lộc là con Trần Bá Phước, người Quảng Bình, đỗ tú tài vào Nam dạy học tại Cái Nhum Rau Má (Vĩnh Long), sau đó đổi lên cù lao Giêng (Châu Đốc).
Lớn lên nhằm lúc triều đình cho thi hành một chính sách cấm đạo khắt khe, Lộc trót cưới vợ là một người có đạo Công giáo nên bị bắt bớ, đánh đập giam cầm, nhưng sau đó trốn thoát.
Khi Pháp xâm chiếm, Lộc đem gia đình lên Mỹ Tho, làm nghề bán cá cho Pháp, rồi nhờ một ông cố đạo gọi là cha Marc giới thiệu để xin vào làm lính mã tà.
Tàn ác với người Việt hơn giặc Pháp
Lộc lập nhiều thành tích nhờ do thám, chỉ điểm cho Pháp bắt các thân hào nhân sĩ ủng hộ nghĩa quân, nên được thăng cai, rồi lên đội rất nhanh. Mới 26 tuổi, Lộc được bổ làm tri huyện, tức chủ quận Cái Bè năm 1865, cũng là người Việt Nam đầu tiên được Pháp bổ làm chủ quận Nam Kỳ.
Hai năm sau, Lộc được thăng Đốc Phủ Sứ (ngạch công chức cao nhất dành cho người Việt Nam, với ngạch này có thể làm tới chức Phó chủ tỉnh).
Trên một tấm bia gắn trên mộ Lộc, chính quyền thuộc địa đã ghi nhận “công” của Lộc đã tham gia trong hầu hết những cuộc đàn áp nghĩa quân ở Nam Kỳ.
Lộc chém giết các nghĩa quân dã man hơn cả người Pháp rất nhiều, nên dân chúng oán hận. Để dẹp tan các cuộc khởi nghĩa và dụ hàng, Lộc bắt cha mẹ, vợ con các lãnh tụ phải chỉ chỗ họ ẩn nấp, kêu họ ra đầu thú. Nếu không đạt mục đích, Lộc sẵn sàng hạ sát họ.
Viên quan háo danh tự xưng Tổng đốc
Chính từ sự tàn ác của Lộc, năm 1886, Lộc được Pháp điều ra Bình Định để đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng. Nhà văn Sơn Nam phân tích: "Khi Mai Xuân Thưởng khởi nghĩa, Trần Bá Lộc ở xứ Nam Kỳ lại hăng máu, xin đem quân ra đánh dẹp.
Việc này xúc phạm đến tự ái của quân đội Pháp, các công sứ Pháp và Nguyễn Thân, tay Việt gian đắc lực ở miền Trung. Tại sao dẹp một cuộc khởi loạn ở miền núi xứ An Nam, lại cần đến chi viện?.
Nhưng vài tên Pháp đầu sỏ đã ủng hộ việc ấy. Thế là Trần Bá Lộc huênh hoang, cho khắc con ấn với chữ Tổng đốc Thuận Khánh để sử dụng, đồng thời lại chiêu mộ hơn ngàn lính mã tà, đưa vào trại Ô Ma ở Sài Gòn để tập dượt”.
Với thủ đoạn từng áp dụng ở đảo Phú Quốc khi vây bắt nghĩa quân Nguyễn Trung Trực năm 1868, đàn áp cuộc khởi nghĩa Thủ Khoa Huân năm 1875 ở Mỹ Tho, Lộc bắt bớ rồi tra tấn thân nhân của nghĩa quân và của chính Mai Xuân Thưởng...
Nhiều quan chức người Pháp không ưa Lộc vì sự tàn ác đến man rợ, nhưng phải nhìn nhận rằng: "Lộc là người dùng phương tiện cẩu thả, nhưng đạt mục đích chắc chắn".
Tham Biện Mỹ Tho phê bình Lộc như sau: "Người ta có thể phàn nàn lão già này về hành động dã man lúc trước, nhưng tôi nghĩ trong hàng ngũ viên chức bản xứ hiện nay, khó tìm được người biết kính bề trên và tận tụy với quyền lợi của nước Pháp như hắn".
Đám tang 100 ngày, mộ chôn đứng
Toàn quyền Paul Doumer vào Nam lần nào cũng xuống nhà thăm Lộc. Để tưởng thưởng “công lao” của Lộc, năm 1899, Doumer cho Lộc làm thành viên của phái đoàn, tháp tùng Doumer viếng thăm Bangkok.
Ân huệ đó làm cho Lộc rất hãnh diện. Ngoài ra Doumer còn cất nhắc Lộc, trước khi chết được vào Hội đồng tối cao Đông Dương, có nhiệm vụ lo về an ninh lãnh thổ.
Cấp hàm, danh vị thì to lớn như vậy, nhưng thực quyền chức vụ của Lộc mãi đến chết vẫn chỉ làm chủ quận Cái Bè. Thiếu đất để dùng tài mà sức còn dư, Lộc không biết làm gì, bèn nghĩ cách khai phá quận Cái Bè, xin phép đào kinh trong Đồng Tháp, bắt dân các làng phải làm xâu trong công việc ấy.
Mới đầu, Lộc cho đào thử hai con kinh rộng 3 thước, dài 8 cây số. Năm 1896 tiếp tục cho dân đào thêm mười con kinh nhỏ nữa và một con kinh rộng 10 thước, dài 47 cây số. Năm sau, con kinh đó hoàn thành, tức kinh Tổng đốc Lộc, và tức thì nhiều gia đình tới đó làm ăn.
Chân dung Trần Bá Lộc
Chân dung Trần Bá Lộc.
Công việc đào kinh ấy rất khó nhọc: Phải phát cỏ, đào tay, dùng xe trâu để tiếp tế nước và lương thực cho hàng trăm phu giữa đồng; nhiều người chết vì sốt rét và dịch tả.
Coi bản đồ những kinh của Lộc đào, người ta nhận thấy một mục đích rõ rệt là mở một đồn điền lớn ở phía Nam kinh Tổng đốc Lộc và dùng kinh đó để tháo nước trong đồng ra Tiền Giang cho đồn điền khỏi bị ngập.
Nhờ công trình này, Lộc được cấp cho 1.000 mẫu đất, trở thành là một trong những người giàu nhất Nam Kỳ. Trước khi chết, Lộc còn hơn hai ngàn mẫu ruộng và làm chủ cả cù lao Qưới Thiện, một phần đất của cù lao rồng.
Lộc chết năm 1899, trong sự lãnh đạm của người Pháp cũng như của triều đình.
Đám ma của Lộc quàn đủ 100 ngày để khách khứa xa gần viếng thăm. Mỗi ngày đều làm heo, bò đãi khách khứa rần rần. Lễ động quan có binh lính bồng súng chào và đưa tới huyệt. Lộc chết không ai tưởng nhớ, nhưng người Pháp cho lấy tên Lộc để đặt tên cho một con kinh từ Bà Bèo tới Rạch Ruộng do chính Lộc chỉ huy dân phu đào.
Vì sao phải chôn đứng?. Vì Lộc quá sức tàn ác, giết hàng trăm, hàng ngàn người vô tội, bỏ trẻ con, người già vào cối đá cho lính dùng chày giã, bắt người thân nạn nhân chứng kiến cảnh hãi hùng ấy…
Vì Lộc tàn sát, hành hạ người thân nghĩa quân để buộc họ đầu hàng, bắt hàng ngàn dân phu đào kinh ở vùng bùn lầy nước đọng làm hàng trăm người chết vì đói khát bệnh tật nên sợ khi nằm xuống sẽ bị báo thù? Và vì Lộc thể hiện sự ngạo mạn khi về cõi âm...
Sĩ phu Cái Bè có câu đối mai mỉa Trần Bá Lộc là: “Tả quân quốc ư lưỡng kỳ, Nam tảo Bắc trừ, thứ nhật niễu hùng nan dụng võ/ Bão lê dân ư Ngũ Hiệp, tư qui sinh ký, kiêm triêu chấp phất hận vô văn”.
Tạm dịch nghĩa: “Giúp việc cho Pháp và triều đình Huế; đánh phá trong Nam ngoài Bắc, ngày ấy niễu hùng này hết đường dùng võ/ Cai trị dân Ngũ Hiệp, sống ở chết về, muốn nhắc đến công nghiệp mà không có cái văn nào tả xiết”.
Cây đắng không thể sinh trái ngọt, đúng 10 năm sau, con trai Trần Bá Lộc cũng là một Việt gian tàn ác khét tiếng đã phá tan gia sản và tự sát thảm khốc.
Theo Xa lộ pháp luật

Phú Hộ Lừng Danh Đất Nam Kỳ - Giai thoại về Trần Bá Lộc

Trần Bá LộcTrần Bá Lộc

GIAI THOẠI VỀ TỔNG ĐỐC TRẦN BÁ LỘC
(1838-1900)
Các bạn có biết trong tỉnh Mỹ Tho có hai ngôi mộ chôn đứng là của ai không ? Xin thưa rằng ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị "trời trồng" chôn trong xã Khánh Hậu, sau này thuộc tỉnh Long An. Ngôi mộ thứ hai là của Trần Bá Lộc, đi tàu gần tới Mỹ Tho thấy ngôi mộ sừng sững ở đầu ngã ba sông.

Trần Bá Lộc là một trong những người oán hận triều đình Huế chỉ vì gia đình ông có đạo, đã bị ngược đãi. Thân phụ Lộc là Trần Bá Phước, người Quảng Bình, đổ Tú Tài vào Nam lập nghiệp với tư cách một thầy đồ. Ban đầu cụ Phước dạy học tại Cái Nhum Rau Má (Vĩnh Long) sau đó đổi lên cù lao Giêng (Châu Đốc). Đây là các xứ đạo lâu đời nhờ vào vị trí khuất lấp với bên ngoài, nên các giáo sĩ vẫn lén lút truyền đạo. Trần Bá Lộc chào đời tại đây năm 1838, cuối đời vua Minh Mạng. Lớn lên nhằm lúc triều đình cho thi hành một chánh sách cấm đạo khắt khe vì sự khiêu khích của người Pháp. Nhiều cố đạo bị bắt giam, có vị bị hành quyết như Thánh Minh bị giết năm 1854 tại bến đò Đình Khao (Vĩnh Long). Nhiều tín đồ bị đánh đập tàn nhẫn buộc phải bỏ đạo. Có kẻ bị lưu đày. Thân phụ Lộc, cụ Trần Bá Phước bị bắt giam tại Châu Đốc một thời gian rồi đày đi Bình Định. Năm đó Lộc 16 tuổi. Bao nhiêu thù hận Lộc đổ trút lên đầu quan lại địa phương và triều đình Huế. Càng thương cha bao nhiêu, Lộc càng căm thù bấy nhiêu.
Theo nhận xét của người Pháp lúc còn học ở trường nhà dòng, người Pháp nhìn nhận rằng Lộc tỏ ra thông minh, có chí khí, học hành tiến bộ. Trong thời gian cha bị phát lưu tại Bình Định, giáo hội tiếp tục nuôi nấng và dạy dỗ Lộc. Mối cảm tình với thực dân phát sinh từ đó. Sau khi cưới vợ, một người có đạo Công giáo, được hơn một năm Lộc bị quan lại địa phương bắt bớ, đánh đập rồi giam luôn. Nhưng sau đó Lộc trốn thoát được. Lúc đó Pháp cũng vừa làm chủ tình thế ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, cần mua chuộc người bản xứ ra hợp tác. Khai thác hận thù trong tâm của Lộc, giáo hội khuyên Lộc nên gia nhập hàng ngũ Pháp để tránh bị trả thù. Lộc âm thầm đem gia đình lên Mỹ Tho, rồi nhờ một ông cố đạo gọi là cha Marc che chở để sống trong lãnh thổ của Pháp.

Cũng do sự tiến dẫn và giới thiệu của Marc, Lộc xin vào làm lính mã tà. Lộc lập nhiều thành tích nhờ dọ thám, điềm chỉ cho Pháp bắt các thân hào nhân sĩ ủng hộ nghĩa quân, nên Lộc được thăng Cai, rồi lên Đội rất nhanh. Năm sau, Lộc đã lập nghiệp vững chắc ở đây rồi, Pháp cấp cho Lộc một căn nhà lá, vợ thì nuôi heo kiếm thêm tiền. Từ đó, tiền bạc và địa vị của Lộc thăng tiến nhanh như diều gặp gió. Vốn có ác cảm với quan quân của triều đình, Lộc đàn áp các nghĩa quân không nới tay. Nhờ biểu lộ lòng trung thành với thực dân qua các vụ đánh dẹp, chém giết, lại biết chữ quốc ngữ, chữ Hán, cho nên mới 26 tuổi, Lộc được bổ làm tri huyện, tức chủ quận Cái Bè năm 1865. Lộc là người Việt Nam đầu tiên được Pháp bổ làm chủ quận Nam Kỳ. Hai năm sau, Lộc được thăng Đốc Phủ Sứ. Lúc nầy Lộc vừa đóng vai trò võ quan để bình định các cuộc khởi nghĩa cho Pháp, vừa giữ vai trò cố vấn cho Pháp về vấn đề an ninh lãnh thổ, hành chánh và chánh sách cai trị nữa.

Kinh nghiệm cho biết rằng hễ kẻ có tài hay tự phụ. Lộc không thoát khỏi thông lệ đó. Khi đã thăng phủ, vẫn còn ngồi ở quận Cái Bè, Lộc lấn quyền cả người Pháp. Lộc coi như mình có quyền hành trên những người Pháp đang phục vụ tại đây. Ông ta viết đơn gởi cho Giám Đốc Nội Vụ đề nghị thăng cấp cho người Pháp trong quận, và coi đó như nhiệm vụ của mình. Ngồi quận Cái Bè trong 30 năm, công lao hãn mã đã nhiều, mà vẫn không còn tiến thân được nữa, điều đó chứng tỏ người Pháp không thích ông và dùng người có giai đoạn. Những cuộc đánh dẹp trong Đồng Tháp Mười, Vũng Liêm, Cầu Ngang, Rạch Giá, Phú Quốc...có thể nói bất cứ cuộc khởi nghĩa nào ở Nam Kỳ cũng có Lộc dẫn quân đi đàn áp dã man.
Có một lần Lộc họp cùng Phủ Đức, ruồng bắt cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân ở vùng Gò Công lên đến Chợ Gạo, khiến cho cọp, chồn, nai chạy tán loạn vào các thôn xóm. Khi ngồi chủ quận Cái Bè, mỗi lần báo cáo điều gì lên Thống Đốc Nam Kỳ, Lộc luôn luôn dùng chữ "Phụng lệnh quan lớn Nguyên Soái", nịnh bợ cấp trên hết lòng. Theo Lộc, nhà cầm quyền cần dạy dân chúng về luân lý, đạo đức của Pháp. Lộc nói người Công Giáo luôn luôn trung thành với Pháp, chỉ có các phần tử theo Nho giáo mới làm loạn.

Ông Durrwell nhận xét về Trần Bá Lộc như sau:"Lộc đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa, và thẳng tay dùng bạo lực để dẹp các cuộc bạo động. Dưới con mắt của người Pháp, Lộc là một trong những viên chức Việt Nam ra hợp tác đáng tín nhiệm nhứt, và là một thí dụ điển hình để những người Việt khác noi gương!"

Lộc chém giết các nghĩa quân dã man hơn cả người Pháp rất nhiều, nên dân chúng oán hận mà không làm gì được. Có một lần Lộc đi dự lễ khánh thành một nhà việc làng ở Mỹ Tho, bị ám sát, nhưng thoát chết. Để dẹp tan các cuộc khởi nghĩa và dụ hàng, Lộc bắt cha mẹ, vợ con các lãnh tụ phải chỉ chỗ họ ẩn núp, kêu họ ra đầu thú, nếu không đạt mục đích, Lộc sẵn sàng hạ sát họ. Đối với Lộc, phương tiện nào cũng tốt miễn đạt tới mục tiêu thì thôi.
Nhìn về nông thôn, theo báo cáo của Lộc với Thống Đốc Nam Kỳ, thì đó là một bức tranh ảm đạm:"Các viên chức làng xã thường thụt két, biển thủ tiền bạc để ăn xài riêng, hút á phiện và lạm dụng quyền hành. Mỗi khi bắt dân chúng làm sưu thì họ hàng với những người ấy được miễn, không ai dám kêu ca. Tiền bạc thâu góp trong các dịp lễ lạc, họ bỏ túi xài riêng". Lộc nói thêm:"Các món tiền trợ cấp cho dân quê đều vô túi mấy ông làng (Nên nhớ đây là tiền trợ cấp tử tuất cho gia đình những người lính đã theo Pháp bị tử trận). Khi trả lương cho họ, phải làm sổ sách hẳn hòi. Mỗi lần có lễ lạc như cúng đình là đóng góp tự nguyện, không bắt buộc. Sau cùng , làm sưu phải đồng đều". Với báo cáo đó, Lộc tỏ ra nắm vững tình hình ở thôn quê và am hiểu luật lệ hành chánh, vì lẽ đó nên Pháp rất tin cậy.

Ngôi Mộ Chôn ĐứngNgôi Mộ Chôn Đứng

Năm 1886, Lộc được Pháp điều động ra Bình Định để đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng. Xong việc, Lộc được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh và thăng hàm Tổng Đốc Thuận Khánh, nên dân chúng gọi ông là Tổng Đốc Lộc. Sau đó, Lộc về quê tại Cái Bè và Mỹ Tho. Lộc rất tự phụ, chê cả người Pháp là bất lực, kém hiểu biết tình hình địa phương. Cũng chính vì thế người Pháp không ưa ông ta, nhưng phải nhìn nhận rằng:"Lộc là người dùng phương tiện cẩu thả, nhưng đạt mục đích chắc chắn". Tham Biện Mỹ Tho phê bình Lộc như sau:"người ta có thể phàn nàn lão già nầy về hành động dã man lúc trước nhưng tôi nghĩ trong hàng ngũ viên chức bản xứ hiện nay, khó tìm được người biết kính bề trên và tận tụy với quyền lợi của nước Pháp như hắn". (Hồ sơ Trần Bá Lộc của Durrwell, năm 1931)

Toàn quyền Paul Doumer vào Nam nhiều lần. Lần nào ông ta cũng có xuống nhà thăm Lộc. Theo P.Doumer vào những năm cuối đời của ông ta, Lộc là một trong những người giàu nhứt ở Nam Kỳ. Trước khi chết, Lộc còn hơn hai ngàn mẫu ruộng và làm chủ cả cù lao Qưới Thiện. Để tưởng thưởng công lao hãn mã của Lộc, năm 1899, P.Doumer cho Lộc làm thành viên của phái đoàn, tháp tùng với P.Doumer viếng thăm Bangkok. Ân huệ đó làm cho Lộc rất hãnh diện. Ngoài ra P.Doumer còn cất nhắc Lộc trước khi chết được vào Hội Đồng Tối Cao Đông Dương, có nhiệm vụ lo về an ninh lãnh thổ.
Lộc mất năm 1900 trong sự lãnh đạm của Pháp lẫn Việt. Trước khi chết, Lộc dặn con phải chôn đứng. Đám ma của Lộc quàn đủ 100 ngày để khách khứa xa gần viếng thăm. Mỗi ngày đều có làm heo , bò đãi khách khứa rần rần. Lễ động quan có binh lính bắt súng chào và đưa tới huyệt. Lộc chết không ai tưởng nhớ, nhưng người Pháp cho lấy tên Lộc để đặt tên cho một con kinh từ Bà Bèo tới Rạch Ruộng do chính Lộc chỉ huy dân phu đào. Công việc đào kinh rất nặng nhọc, giữa đồng nhiều muỗi, vắt, đĩa và thiếu nước uống, khiến cho nhiều người chết vì bệnh sốt rét và dịch tả. Kinh Tổng Đốc Lộc đã góp phần làm cho vùng hai bên bờ kinh được phong phú.

GIAI THOẠI VỀ TRẦN BÁ THỌ

Phải chăng cây độc không trái, hay ít trái, nên Trần Bá Lộc chỉ có một người con duy nhứt là Trần Bá Thọ. Theo cuốn"Sự có mặt của người Pháp ở Nam Kỳ và Cam Bốt" thì từ năm 1886 trở đi Nam Kỳ đã bắt đầu gởi người du học qua Pháp. Bốn năm sau số du học sinh lên đến 90 người . Thọ là một trong những người du học đầu tiên đó, cùng với Huỳnh Công Miêng con Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn (1). Thọ và người chú ruột là Trần Bá Hữu theo học trường Laseyne ở Pháp. Những người đi Pháp học trong buổi đầu không phải để lấy bằng cấp, mà chỉ học chữ Pháp đủ sức làm thông ngôn, giao dịch với Pháp mà thôi.
Cầu Rạch MiểuCầu Rạch Miểu
Sau khi ở Pháp về, Trần Bá Thọ vừa làm Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, vừa lo quản lý ruộng đất khổng lồ của cha để lại. Cũng giống như cha, khi ra làm việc với Pháp, Thọ vẫn nóng tánh, hay có những ý kiến trái ngược với quyền lợi của Pháp. Trần Bá Thọ có một người con gái gả cho con trai út của cụ Trương Vĩnh Ký là Trương Vĩnh Tống. Trong thời gian làm hội đồng, Trần Bá Thọ có nhiều hoạt động đáng lưu ý.
Trước hết, trong các phiên họp hội đồng, Thọ đưa ra nhận xét:"Vai trò cai tổng trong mỗi quận rất quan trọng, nhờ họ làm trung gian truyền lệnh từ quận xuống xã, và đốc xuất việc thâu thuế. Cai tổng do các làng bầu ra, nhưng phải được nhà cầm quyền cấp tỉnh hợp thức hóa. Mỗi cai tổng có phó tổng phụ tá. Thọ nói tìm và bổ nhiệm một cai tổng có khả năng không phải dễ, và Thọ cũng phàn nàn lương cai tổng quá thấp, nên khó kiếm người có khả năng, mà còn làm cho họ tham nhũng, hối lộ. Còn các ông làng, mỗi lần đi công tác lên tỉnh, lên quận mất nhiều ngày mà không có công tác phí, khiến họ phải ăn hối lộ".
Bến Mỹ ThoBến Mỹ Tho
Trong một phiên họp hội đồng, Thọ nêu ý kiến báo chí sẽ tường thuật các phiên họp ấy cho dân chúng biết. Viên Thống Đốc Nam Kỳ chủ tọa trả lời rằng:

"Me-sừ Thọ rất thông minh, nhưng không hiểu biết nội bộ. Nếu cho dân chúng biết mọi cuộc thảo luận của Hội Đồng Quản Hạt, chúng ta sẽ khó đạt mục đích. Cần phải giấu họ."

Đã từng nghe dân chúng phàn nàn về việc làm của cha trước đây nên vào năm 1908, Trần Bá Thọ cho xuất bản quyển:"Nhị Thập Tứ Hiếu" bằng Pháp văn và Quốc ngữ để giáo dục dân chúng về luân lý, đạo đức của Nho giáo. Trong lời tựa sách, Thọ viết:
"người Việt không kính trọng các kẻ hợp tác với Pháp và nói tiếng Pháp vì họ bị cô lập không nói được tiếng ấy và cũng không được giáo dục nữa."
Trước kia, Lộc đã từng chủ trương dạy chữ Quốc ngữ cho người Công giáo . Thọ nói rằng vì thiếu sách nên ông phải soạn ra. Lập luận này bị ông Diệp Văn Cương không tán thành bằng cách nói rằng không có lý do gì mà không dạy Nho giáo bằng Pháp văn, trong khi tiếng Pháp chính là công cụ để khai hoá. Còn Hội Đồng Lê Văn Phát thì cho rằng cần duy trì tiếng Pháp để người Pháp hiểu sinh hoạt, lịch sử Nam Kỳ mà họ đang cai trị. Trong khi đó, Giám Mục Mossand phàn nàn nhờ hấp thụ văn hoá Pháp do nhu cầu cai trị, mà một số người tỏ ra ít trung thành với Pháp. Ông Diệp Văn Cương, du học Pháp, đổ Tú Tài 2, về làm Hội Đồng đã phản đối:

"Lời tuyên bố xuất phát từ một vị đứng đầu Giáo Hội Truyền Giáo Nam Kỳ như một sự tố cáo tất cả người Việt du học bên Pháp đều chống lại Pháp, trong đó có tôi chẳng hạn. Điều đó không đúng."

Dư luận Nam Kỳ cho rằng Trần Bá Thọ giống cha, lúc làm Hội Đồng dám ăn nói, tỏ ra cứng đầu, không nể nang ai hết. Về sau Thọ quy dân lập ấp, xây chợ, cất nhà ở Sa Đéc, lúc ấy thuộc phủ Tân Thành, nơi Lộc từng trấn nhậm và có rất nhiều đất đai. Dân chúng Sa Đéc còn nhắc đến Trần Bá Thọ bằng hai câu liễn đối:

Tân thị Mỹ Thành, chánh bổ Lục na sáng tạo
Quy dân lạc lợi, Hùng đường, Trần Bá Thọ kinh dinh
Về sau, không biết buồn việc gia đình ra sao, Thọ dùng súng lục tự tử.
Chùa Vĩnh TràngChùa Vĩnh Tràng
Trần Bá Lộc còn hai người em trai khác là Trần Bá Tường và Trần Bá Hựu. Cả hai đều ra cộng tác với Pháp rất sớm, vì nhờ lập được nhiều thành tích đàn áp, bắn giết các nghĩa quân, nên được Pháp rất tin cậy. Trần Bá Hựu làm chủ quận Long Thành, còn Trần Bá Tường ngồi quận tại Long Xuyên. Năm 1875, Trần Bá Tường tham gia vào cuộc càn quét nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Làng Linh do Phó Quản Cơ Trần Văn Thành lãnh đạo. Pháp nhiều lần dụ hàng, đem quan chức ra làm mồi câu nhử, mua chuộc nhưng Trần Văn Thành khẳng khái:

Thà thua xuống láng, xuống bưng
Bỏ ra đầu giặc, lỗi chủng quân thần
Mỹ Tho XưaMỹ Tho Xưa 
Trong trận nầy, Trần Bá Tường có người  dọ thám trước, rồi tự mình dẫn một cánh quân, phối hợp với quân của Quản Hiếm (một người Việt theo Pháp) đánh úp đồn Bảy Thưa là bản doanh của lãnh tụ Trần Văn Thành. Khu vực này được tổ chức phòng thủ kiên cố, và tinh thần chiến đấu của binh sĩ rất cao. Từ đó về sau người ta không còn nghe nhắc tới Trần Bá Tường nữa.

Có một giai thoại về Trần Bá Thọ như sau:

"Tại Gia Định có một sĩ phu tên Nguyễn Văn Thạnh quê quán ở Định Tường, đậu khoá thi Hương (cử nhân) làm quan tại Bình Thuận. Ông Thạnh là một nhà Nho có khí tiết. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ , Cử Thạnh từ quan trở về tìm cách liên lạc với nghĩa quân để tham gia. Ghe bầu của ông vừa vào cửa Cần Giờ thì bị quân Pháp khám xét. Sau khi lục soát, chúng tìm được nhiều mã tấu, gươm giáo giấu dưới khoang hầm. Âm mưu bại lộ , Cử Thạnh bị bắt giải về Sài Gòn . Nghe tin, Tôn Thọ Tường tới xin bảo lãnh, mời về nhà đãi tiệc để dụ dỗ. Thạnh khẳng khái từ chối. Tường không dám ép mà chỉ nói:

Nhân các hữu kỳ chí (Ai có chí hướng của người nấy)
Mấy tháng sau, Cử Thạnh về quê sống ẩn dật. Lúc nầy Trần Bá Lộc đã ngồi chủ quận Cái Bè, nghe danh Cử Thạnh nên mời ông ta về nhà làm gia khách dạy con là Trần Bá Thọ. Cha nào con nấy, Trần Bá Thọ tuy còn là học trò, nhưng cũng bộc lộ nhiều cử chỉ ngang ngạnh. Một hôm thấy thầy đồ Nguyễn Văn Thạnh rậm râu, hay hút thuốc, Trần Bá Tọ liền tới gần và nói:
- Thưa thầy, thầy có thể cho phép con ra một câu đối?
- Được, trò cứ làm trước .- Cử Thạnh trả lời.

Trần Bá Thọ liền đọc:
"Râu ba chòm lém dém, miệng hút thuốc phì phèo".
Nhìn lại thấy Thọ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đầu hói, tóc thưa, đi đâu cũng cầm ba-ton ra vẻ hống hách, nên Cử Thạnh ứng khẩu đối ngay:
"Tóc vài sợi le the, tay cầm gậy ngúc ngắc."
Chưa thoả mãn, Thọ xin thầy đối một câu nữa của hắn:
"Phụ từ, tử hiếu, sanh con thế ấy là vàng"
Bực mình, thấy đứa học trò ngạo mạn, Cử Thạnh liền đáp:
"Tham phú, phụ bần, đụ mẹ thằng nào ở bạc!"
Xấu hổ, từ đó Trần Bá Thọ không còn xấc láo với thầy học nữa.

Thành Phố Mỹ ThoThành Phố Mỹ Tho

HUỲNH CÔNG TẤN
(1837-1874)
Trước năm 1945, phía trước nhà lồng chợ Gò Công có một tấm bia đá lớn của Pháp dựng lên để kỷ niệm một người Việt có công tận tụy với nước Pháp :"À la mémoire de Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn, Chevalier de Légion d'honneur, fidèle serviteur de la France" (Tưởng nhớ Huỳnh Công Tấn, Lãnh Binh, Bắc Ðẩu Bội Tinh, công bộc trung thành với nước Pháp).

Ngày 9 tháng Ba năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Dân chúng Gò Công phẩn uất, kéo tới đập phá tấm bia ấy để xoá tan dấu vết của thực dân.
Huỳnh Công Tấn là người quê quán tại Gò Công, sinh năm 1837 trong một gia đình nông dân ít học. Năm 1859 thành Gia Định thất thủ, Tấn mới 22 tuổi. Theo bức ảnh minh hoạ trong quyển sách :"Sự có mặt của người Pháp ở Nam Kỳ và Cam Bốt" nói trên thì Tấn có một dáng dấp rất khác biệt với Đỗ Hữu Phương hồi trai trẻ. Nếu Phương có dáng dấp một thư sinh thì Tấn là con người cục mịch, gương mặt thô, vuông, hằn lên nét đanh ác. Tấn mặc bộ đồ đen . Lúc Gia Định mới thất thủ, Tấn gia nhập hàng ngũ nghĩa quân chống Pháp, dưới quyền chủ tướng Trương Công Định. Ba năm sau, phòng tuyến Chí Hoà bị hạ, triều đình Huế ký Hàng Ước 1862 nhường 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cho Pháp. Mất địa bàn kháng chiến, Trương Công Định dẫn quân về Gò Công, dựa vào địa thế hiểm trở vùng Vàm Láng ("đám lá tối trời") để tiếp tục kháng Pháp. Trong một cuộc hành quân vùng Gò Công, Tấn gạt binh sĩ, rồi bỏ trốn qua Tân An. May mắn cho Tấn, ở đây hắn gặp một người bạn cũ tên Nguyễn Hữu Nguơn, đã đầu thú Pháp, hướng dẫn Tấn về Sài Gòn trình diện.

Còn theo lời kể của cụ Nguyễn Văn Vực cho biết:"Tấn vốn đam mê đàn bà con gái, hay chọc ghẹo, nên bị chủ tướng Định cảnh cáo. Có lần Định tát tai Tấn về việc nầy, nên Tấn sanh tâm thù oán. Từ đó Tấn tìm dịp trốn đi ra hàng giặc". Một tài liệu khác nữa nói rằng:"Trong lúc hai bên giao chiến, Tấn bị Pháp bắt. Để đoái công chuộc tội, Tấn xin cung khai đầy đủ mọi việc quân thư của Trương Công Định". Tài liệu nầy do Vial, Giám Đốc Nội vụ ghi lại trong tập hồ sơ "Lãnh Binh Tấn ngày 31 tháng bảy 1869".
Để được Pháp tin cậy, Tấn ra tay dọ thám, chỉ điểm cho Pháp ruồng bố nghĩa quân. Chỉ một năm sau, Tấn lập được nhiều thành tích, Pháp cho Tấn làm đội trưởng.

Quê dốt, không tham vọng nhưng rất tàn ác, Tấn không từ bỏ một dịp may nào để tiến thân và làm giàu. Có quyền trong tay, Tấn bắt người tình nghi, đánh đập để khảo của. Tấn làm giàu bằng cách tổ chức sòng bạc, chiếm đất của các điền chủ bỏ chạy qua miền Tây lánh nạn. Đồng thời, Tấn bắt thường dân làm sưu cho mình. Chỉ trong 10 năm, Tấn trở thành một người giàu có nhứt Gò Công. Bằng cách cướp đoạt, Tấn có hàng ngàn mẫu ruộng. Tấn lập công với Pháp bằng cách đem quân qua Cần Giuộc bao vây, bắt được lãnh tụ nghĩa quân Bùi Duy Nhứt. Với thành công mới, Pháp phong cho Tấn chức Lãnh Binh, là chức quan đàng cựu, coi tất cả binh lính trong một tỉnh.
Có lẽ do lòng căm thù cá nhơn, Tấn coi nghĩa quân còn hơn kẻ thù, mặc tình bắt bớ, tra khảo, bắn giết không nương tay. Tấn làm nô bộc cho chủ Pháp rất hăng hái. Có lần Tấn dám chê bai Tham Biện Pháp là người bất tài vô dụng:"Bởi quan Tham Biện chúng tôi xưa nay là qua coi binh, chưa từng biết việc dân (hành chánh) cho nên việc quan làm thì làm bậy, nói thì chẳng thông lý sự, dường như kẻ ngu si dốt nát".
Giám Đốc Nội Vụ thấy Tấn lạm quyền quá đáng, muốn tìm cách đổi Tấn đi miền Đông, nhưng Tấn lại lập thêm nhiều công trạng mới, nên được giữ lại.
Người Pháp dùng Tấn như một tay sai đắc lực chớ không ưa Tấn. Trong một chuyến từ Gò Công về Sài Gòn bằng ghe bầu, Tấn bị bịnh và chết trên ghe, lúc mới 37 tuổi. Tấn có hai người con trai là Huỳnh Công Miêng và Huỳnh Công Viễn. Để nuôi dưỡng tay sai trung thành, Pháp cho Huỳnh Công Miêng qua pháp du học. Lúc về nước, Miêng theo Trần Bá Lộc đánh dẹp nhiều nơi. Sau đó Miêng chán nản, bỏ quan, trở thành một công tử ăn chơi khét tiếng miền Nam. Dân chúng gọi bằng "Cậu Hai Miêng". Cậu Hai sống theo kiểu giang hồ hảo hán, lưu linh miễn tử khắp Nam Kỳ. Mỗi lần hết tiền, Cậu Hai vào thăm các tham biện, chủ quận để hỏi tiền xài. Pháp nhớ công ơn cha cậu, nên cũng nể mặt, cho cậu ít nhiều. Cậu sống ngang tàng, không ai dám làm gì dù có phạm tội chút ít (Xin xem thêm "Nam Kỳ Lục Tỉnh" tập I).

Cậu Hai mất năm 1895, chôn ở Sài Gòn. Cuộc đời Cậu Hai Miêng được dân chúng thán phục, truyền tụng sâu rộng bằng nhiều tập thơ "Cậu Hai Miêng".
Trong quyển "Quốc Âm Hiệp Tuyển" của Lê Quang Chiếu (người Cần thơ) có bài thơ điếu Cậu Hai Miêng như sau:

"Số hệ ai làm hỡi cậu Miêng?
"Ba mươi tám tuổi, dõi huỳnh tuyền,
"Sao lờ Bến Nghé, xiêu người ngó,
"Khói toả Cầu Kho, thảm vợ hiền'
"Đứng bực phong lưu trời vội dứt,
"Những trang hào kiệt đất không kiêng
"Nhựt báo đòi nơi đã khắp truyền"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét