Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG192
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hà Nội sẽ cung cấp thông tin chỉ đạo và điều hành trên Facebook
VOV.VN - UBND TP Hà Nội sẽ cung cấp thông tin chỉ đạo,
điều hành trên mạng xã hội ở địa chỉ:
https://www.facebook.com/thudo.gov.vn.
Ngày
17/12, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 8726/VP-THCB của UBND Thành
phố về việc cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành trên mạng xã hội. Theo
đó, kể từ tháng 12/2015, người dân có thể tiếp nhận chủ trương điều
hành của TP Hà Nội qua kênh Faebook có tên "Thủ đô Hà Nội - Việt Nam" ở
địa chỉ: https://www.facebook.com/thudo.gov.vn.
Cách
làm này nhằm tăng cường đẩy mạnh kênh cung cấp thông tin các hoạt động
chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố nhanh nhất tới người dân, các tổ
chức và đặc biệt đến các cán bộ, công chức, viên chức, lao động của
thành phố để kịp thời nắm rõ chủ trương, chính sách của nhà nước, thành
phố.
Đến 15h ngày 18/12 trang facebook này đã có 4.971 người thích.
Trang fanpage của UBND TP Hà Nội
Văn phòng UBND TP.Hà
Nội đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thông báo
đến các cán bộ công nhân viên chức lao động để chủ động khai thác, kịp
thời nắm bắt các thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND TP, chủ trương
chính sách của Nhà nước, TP qua kênh mạng xã hội.
Được biết, toàn bộ cán
bộ, công chức, viên chức, lao động Thủ đô cũng đã nhận được thông báo về
việc chính quyền thành phố cung cấp thông tin trên mạng xã hội tại đỉa
chỉ trên./.
PV/VOV.VN
Vì sao châu Âu đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ?
Thứ Sáu, 18/12/2015 22:41
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cung cấp
cho Thổ Nhĩ Kỳ một gói viện trợ lớn trị giá 3 tỷ euro, nhưng cái giá mà
châu Âu phải trả là gì?
Đó là câu hỏi được đặt ra trong trong bài viết với
tựa đề "Tại sao châu Âu cần đề phòng Thổ Nhĩ Kỳ" của nhà báo Adriel
Kasonta thuộc Trung tâm Báo chí châu Âu về nghiên cứu quốc tế và an ninh
trên trang tin "National Interest" (Mỹ).
Người dân Syria tại khu dành cho người tị nạn ở Nizip, tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Chủ
tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk có vẻ như chưa thật sự cẩn trọng
trong quá trình nghiên cứu. Quyết định cung cấp gói viện trợ trên được
đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ
cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.
Theo thỏa thuận
hồi tháng trước về kế hoạch hành động để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc
giảm gánh nặng người tị nạn ở châu Âu, các nguyên thủ "Lục địa già" đã
quyết định cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ gói viện trợ trên trong hơn hai năm
nhằm nới lỏng các hạn chế thị thực và đẩy nhanh giai đoạn theo dõi, đánh
giá về khả năng nước này gia nhập EU.
Khoản viện trợ được mô tả
là một thỏa thuận "bẩn", do thực tế không có sự đồng thuận giữa các
nước thành viên EU trong chương trình viện trợ này. Khoản viện trợ bao
gồm 500 triệu euro từ ngân sách của EU còn 2,5 tỷ euro còn lại là đóng
góp của các quốc gia thành viên, trong đó số tiền yêu cầu từ mỗi quốc
gia đều được dựa trên cùng một công thức sử dụng để xác định những đóng
góp của nước thành viên vào ngân sách EU. Điều này có nghĩa là Đức sẽ
phải chi tiền nhiều nhất (534 triệu euro), tiếp theo là Anh (410 triệu
euro) và Pháp (386 triệu euro).
Mặc dù trên thực tế, Berlin đóng
góp lớn nhất, nhưng Thủ tướng Đức Angela Merkel (người đã sẵn sàng chấp
nhận gần 1 triệu người tị nạn trong mùa hè vừa qua) đã đặt mình dưới áp
lực, sức ép chính trị rất lớn và buộc phải hủy chuyến thăm của Tổng
thống Recep Tayyip Erdogan trước thềm bầu cử tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời
đặt áp lực lên các nước thành viên EU còn lại trong việc hoàn tất thỏa
thuận với nước này.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản
kháng mạnh mẽ của các nước thành viên EU ở khu vực Đông Âu như Hungary,
Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, trong đó tập trung phản đối vấn đề
liên quan tới một quốc gia không phải là thành viên EU.
Đề cập
đến vấn đề di cư ở Malta vừa qua tại Hội nghị thượng đỉnh EU- Thổ Nhĩ
Kỳ, Thủ tướng Hungary Viktor nêu rõ: "Chúng tôi không muốn ngồi xuống
đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, đàm phán chỉ khiến họ nghĩ rằng họ là cơ hội
cuối cùng để cứu chúng tôi khỏi làn sóng di cư".
Trong khi đó,
nhà phân tích nổi tiếng Fadi Hakura thuộc Chatham House (Anh) đã bày tỏ
mối quan ngại sâu sắc về độ tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ khi gia nhập EU,
khi các nước phương Tây dường như sẵn sàng gạt các giá trị châu Âu sang
một bên để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, như lời "nguyền"
của nhà triết học nổi tiếng người Pháp F.M Voltaire: "Khi liên quan đến
vấn đề tiền bạc, tất cả mọi người đều cùng một tôn giáo".
Điều
đáng ngạc nhiên là khi chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy, người ta "nhắm mắt
làm ngơ" trước những thiếu sót về quyền con người của Thổ Nhĩ Kỳ, và
"gật đầu" trước những khoản tiền mà Ankara mong muốn, trong khi EU thừa
biết rằng "Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn gia nhập EU chủ yếu vì lý do kinh tế,
chứ không phải là để nâng cao chất lượng dân chủ và nhân quyền trong
nước".
Hơn nữa, khi các nhà báo bị giam cầm ở Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ
sự thật về việc Ankara cung cấp vũ khí cho chiến binh thánh chiến ở
Syria và tiếp đó là vụ bất hòa gần đây nhất với Nga đã biến cam kết hỗ
trợ đánh bại tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng của Thổ Nhĩ Kỳ,
nhất là sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris, trở nên phức tạp và
viển vông hơn.
Tuy nhiên, ông Donald Tusk nhấn mạnh: "Chúng ta
không có sự lựa chọn nào khác, vẫn phải ký kết thỏa thuận với một đất
nước có cội nguồn lịch sử và văn hóa không bắt nguồn từ châu Âu".
TTXVN/Tin Tức
Dầu sẽ có giá bèo 20 USD/thùng?
Trong khi nguồn cung tăng mạnh, mức cầu ì ạch, dầu
lại chịu áp lực giảm giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi
suất. Tình hình càng trở nên bi quan khi ngân hàng đầu tư Goldman Sachs
“bồi” thêm một tin xấu với dự báo giá dầu có thể xuống mức “bèo” là 20
USD/thùng.
Giàn thăm dò dầu của tập đoàn Shell ở ngoài khơi Alaska, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo
Goldman Sachs, 20 USD là mức giá hòa vốn đối với các nhà sản xuất dầu
đá phiến có chi phí cao của Mỹ. Nếu giá dầu rớt xuống dưới mức đó, các
công ty sẽ phải cắt sản lượng để tránh bị thua lỗ.
Mặc dù kho dự
trữ dầu toàn cầu vẫn chưa đầy, nhưng Goldman Sachs cho rằng việc cân
bằng cung cầu “còn lâu mới đạt được” vì chỉ tiêu sản xuất và thăm dò của
các giàn khoan dầu Mỹ là quá cao so với lượng cung dầu cần phải giảm.
Vào
ngày 16/12, trong một động thái chưa từng có, các lãnh đạo Quốc hội Mỹ
đã nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu kéo dài suốt 40 năm qua.
Đây
là một động thái lịch sử phản ánh sự chuyển dịch về kinh tế, chính trị
trong bối cảnh ngành khai thác dầu bùng nổ ở Mỹ. Nếu lệnh trên được cả
Hạ viện và Thượng viện thông qua rồi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành
luật, ngành dầu của Mỹ sẽ giành được một chiến thắng khao khát từ lâu.
Gần
hai năm qua, hơn một chục công ty dầu độc lập đã vận động Quốc hội Mỹ
bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu. Họ cho rằng giải phóng cho ngành dầu sẽ loại
bỏ được tình trạng méo mó trên thị trường, kích thích kinh tế và tăng
cường an ninh quốc gia. Như vậy, thị trường dầu thế giới dự kiến sẽ có
thêm “tay chơi” mới là Mỹ trong bối cảnh dầu đang thiếu người mua, thừa
người bán, tiếp tục gây thêm áp lực giảm cho giá dầu.
Một trạm xăng ở Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Ảnh: AFP/TTXVN
Trong
khi đó, nguồn cung dầu từ OPEC tiếp tục dư thừa. OPEC cũng có thể sản
xuất dầu ồ ạt, tiến tới con số 32 triệu thùng/ngày, theo dự báo của
Goldman Sachs. Hơn nữa, thị trường còn phải tiếp nhận cả nguồn dầu mới
do Iran tung ra sau khi nước này nối lại sản xuất dầu vì được Mỹ dỡ bỏ
các biện pháp trừng phạt trong vài tháng tới. Hệ quả là kho dầu toàn cầu
sẽ “tràn trề” vào mùa xuân tới đây.
Giá dầu đã rớt hơn 50% trong
vòng 18 tháng qua do nguồn cung thừa mứa và mức cầu ì ạch. Trong báo
cáo công bố ngày 17/12, các nhà phân tích Goldman Sachs viết: “Đà giảm
của giá dầu giảm sau cuộc họp của OPEC đã tiếp tục khi mà các thành viên
ngày càng bất đồng rõ rệt và OPEC thiếu phản ứng về mặt nguồn cung”.
Thực
tế trước đây cho thấy mỗi khi giá dầu giảm mạnh, động thái cắt giảm sản
lượng của OPEC lập tức giúp giá dầu phục hồi. Nhưng vào tháng 11/2014,
Saudi Arabia, nước chủ chốt của OPEC, đã thay đổi chính sách, quyết định
ngừng bảo vệ giá dầu, theo đuổi chiến lược giành thị phần bằng cách tối
đa hóa sản lượng. Chiến lược này đã có dấu hiệu “đơm hoa kết trái” khi
sản lượng dầu đá phiến Mỹ bắt đầu giảm.
Tuy nhiên, theo Goldman
Sachs, OPEC không có lợi khi cân bằng thị trường khi mà vẫn phải đối mặt
với chi phí sản xuất cao. Rốt cuộc, việc OPEC quyết định vẫn giữ mức
trần sản lượng quanh 30 triệu thùng/ngày và sự xuất hiện của nhiều nguồn
cung khổng lồ mới có thể sẽ làm gia tăng mức độ sụt giảm của giá dầu.
Hiện
nay, giá dầu ở mức thấp nhất trong gần 7 năm qua. Hôm 17/12, tại thị
trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2016 đã
xuyên thủng ngưỡng 35 USD/thùng.
Trong khi dự đoán của Goldman
Sachs cần thời gian kiểm nghiệm thì về ngắn hạn, chuyên gia phân tích
Gene McGillian thuộc Tradition Energy, nhận định giá dầu có khả năng sẽ
“thử nghiệm” các mức đáy của năm 2008, thời điểm giá dầu WTI được giao
dịch quanh mức 32 USD/thùng.
Thùy Dương
Ba Lan bất ngờ tự thay chỉ huy trung tâm phản gián NATO
Rạng sáng 18/12 theo giờ địa phương, quan chức Bộ
Quốc phòng cùng một số cảnh sát quân đội Ba Lan đã bất ngờ ập vào Trung
tâm phản gián khu vực Ba Lan-Slovakia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) đặt tại thủ đô Vacsava và tuyên bố thay chỉ huy trung tâm.
Cổng vào trung tâm phản gián khu vực Ba Lan-Slovakia tại Warsaw bị giới hạn ra vào sau sự kiện bất ngờ. Ảnh: AFP
Trong
một tuyên bố cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết đã cử đại tá
Robert Bala lãnh đạo trung tâm trên, thay đại tá Krzysztof Dusza.
Phát
biểu trên đài phát thanh Ba Lan, Ngoại trưởng Ba Lan Witold
Waszczykowski cho biết: "Các quan chức Ba Lan làm việc tại trung tâm
NATO đã mất quyền tiếp cận các tài liệu mật và cần được thay thế bằng
các quan chức khác có quyền này".
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng vừa
thôi nhiệm của Ba Lan Tomasz Siemoniak đánh giá động thái này là một "vụ
bê bối" và "hành động chưa từng có của một nước thành viên NATO".
Về
phần mình, đại tá Krzysztof Dusza cho rằng đây là một hành động không
hợp pháp và ông đã đề nghị cảnh sát niêm phong cửa ra vào trung tâm sau
khi các đại diện của giới chức Ba Lan rút đi. Ông Dusza cũng cho biết
ông đã thông báo đến Slovakia và các đối tác nước ngoài khác về vụ việc
trên.
Trung tâm phản gián khu vực Ba Lan-Slovakia của NATO được
thành lập theo thỏa thuận giữa 10 nước thành viên liên minh sau khi xảy
ra khủng hoảng tại Ukraine. Lãnh đạo trung tâm là đại diện của Ba Lan và
Slovakia. Các thành viên còn lại bao gồm Litva, Séc, Hungary, Italy,
Romania, Croatia và Đức.
TTXVN/Tin Tức
Nga truyền hình trực tiếp mở hộp đen Su-24
Toàn bộ quá trình mở hộp đen của chiếc máy bay quân
sự Su-24 bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ngày 24/11 đã được phát sóng
trực tiếp trên kênh truyền hình "Rossyia-24".
Các chuyên gia giải mã hộp đen gặp gỡ báo chí tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP-TTXVN
Ngày
18/12, Cơ quan an toàn bay của quân đội Nga đã mời đại diện báo chí và
các chuyên gia nước ngoài đến chứng kiến quá trình mở hộp đen kéo dài
một giờ đồng hồ của chiếc máy bay quân sự Su-24 bị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ
bắn hạ ngày 24/11. Kết quả xử lý thông tin thu được sẽ được công bố
ngày 21/12.
Nga đã mời 14 nước cử đại diện chứng kiến quá trình mở hộp đen, song chỉ có đại diện của Trung Quốc và Anh tới Moskva.
Bộ
nhớ của hộp đen bao gồm 6 tấm vi mạch, song đã bị biến dạng, một phần
bị hư hỏng, trong đó ba tấm bị hư hỏng nặng. Theo người bình luận truyền
hình, những hư hỏng vật lý này có thể cho thấy nguyên nhân là do trúng
tên lửa vì hộp đen được đặt ở phần đuôi của máy bay.
Trong
ảnh lấy từ video tại thủ đô Moskva, Nga ngày 18/12 là chip bên trong
hộp đen máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Ảnh: THX/TTXVN
Các
chuyên gia đã quyết định đưa hộp đen đi kiểm tra X-quang tại phòng thí
nghiệm. Dự kiến từ ngày 19/12 bắt đầu phân tích và xử lý thông tin thu
được từ hộp đen này và ngày 21/12 có thể công bố kết luận ban đầu.
Theo
cựu tư lệnh Không quân Nga, tướng Petr Deinekin, các hộp đen máy bay
hiện đại lưu giữ vài trăm chỉ số hoạt động của máy bay, do đó việc thiếu
hụt thông tin từ vài tấm bộ nhớ bị hỏng không cản trở việc khôi phục
toàn bộ bức tranh về vụ bắn rơi máy bay Su-24 này.
Trước đó cùng
ngày, Phó Tổng tư lệnh lực lượng không quân Nga Sergei Dronov tuyên bố
Nga có các chứng cứ cần thiết để chứng minh rằng máy bay ném bom Su-24
của Nga không hề xâm phạm lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ khi đang thực hiện nhiệm
vụ truy quét nhóm khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Syria
hôm 24/11 vừa qua.
Theo ông Dronov, máy bay Su-24 của Nga đã bị
các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trong không phận Syria,
ở vị trí cách không phận của Thổ Nhĩ Kỳ 5,5 km. Vụ việc đã làm quan hệ
giữa Moskva và Ankara trở nên rất căng thẳng.
TTXVN/Tin Tức
Nội bộ Trung Quốc tranh cãi về vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Giới
chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể đang lo lắng trước nguy cơ bị bẽ
mặt trong vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" trước tòa án quốc tế.
Hoạt động bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên một bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: Bloomberg
Một cuộc tranh luận đang nổ ra trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc
nước này nên phản ứng như thế nào khi Tòa Trọng tài Thường trực sắp ra
phán quyết với vụ Philippines kiện "đường chín đoạn" (hay còn gọi là
"đường lưỡi bò") mà Trung Quốc ngang nhiên vẽ ra trên Biển Đông, theo Blomberg.
Sau khi Philippines nộp hồ sơ kiện "đường lưỡi bò" lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Trung
Quốc đã tẩy chay phiên tòa và tuyên bố không thừa nhận quyền tài phán
của PCA. Đây được coi là một phần trong chính sách giải quyết tranh chấp
chủ quyền bằng cơ chế song phương của Bắc Kinh mà
không thông qua tòa án và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc từ chối
tham gia vụ kiện cũng có nghĩa là họ sẽ không thể đưa ra bất cứ lập luận
nào trong các phiên tranh tụng trước tòa.
Trong lúc Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn mải tranh luận xem liệu có nên
xuất hiện tại tòa khi phiên tranh tụng bắt đầu vào cuối tháng trước, các
chuyên gia luật quốc tế của nước này lại không thể đảm bảo với các nhà
hoạch định chính sách ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ thắng
trong vụ kiện, hai quan chức giấu tên có hiểu biết về vấn đề tiết lộ.
Tháng 12/2014, Trung Quốc đưa ra một bản tuyên bố lập trường cho rằng
đơn kiện "đường lưỡi bò" của Phillipines đề cập đến vấn đề tranh chấp
chủ quyền, nên không thuộc thẩm quyền xét xử của PCA. Trung Quốc khăng
khăng rằng họ "có chủ quyền không tranh cãi" khi "là nước đầu tiên phát
hiện, đặt tên, khám phá và khai tác các nguồn tài nguyên" trong khu vực.
Tòa PCA đã bác bỏ luận điểm này và coi hồ sơ của Philippines "đủ cấu
thành một vụ kiện" mà tòa có quyền xét xử.
Khi PCA tuyên bố sẽ ra phán quyết vào giữa năm 2016, vụ kiện "đường
lưỡi bò" đã trở thành trò "đá bóng" đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan
trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Hai cục trong bộ này đã tranh cãi về
trách nhiệm giải quyết vụ kiện trong khoảng một năm, trước khi đẩy cho
các quan chức ngoại giao cấp thấp hơn, theo hai nguồn tin trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi qua đường fax hôm 17/12 về cách giải quyết của họ với vụ kiện này.
"Có người cho rằng đây là một bước đi khôn ngoan và linh hoạt theo chính sách đối ngoại 'tiến hai bước, lùi một bước' của Trung Quốc.
Nhưng tôi không nghĩ vậy, bởi đây có thể là cách suy diễn quá xa xôi",
James Kraska, giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật quốc tế Stockton thuộc
Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, nói.
Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực, nơi xét xử vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines. Ảnh: Reuters
Cuộc tranh luận trong nội bộ Bộ Ngoại giao cho thấy các quan chức ngoại
giao Trung Quốc đang lo lắng rằng nếu Phillipines thắng kiện, Trung
Quốc sẽ bị bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế, nhất là khi Chủ tịch Tập Cận
Bình đã đặt nhiều kỳ vọng vào các dự án bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp
trên Biển Đông. Ông đã coi hoạt động xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là
"niềm tự hào quốc gia" và là trọng tâm của việc trỗi dậy thành một cường
quốc quân sự của Trung Quốc.
"Điều này cũng phản ánh sự thiếu tầm nhìn chiến lược của các quan chức
ngoại giao Trung Quốc, những người vốn chỉ chuyên hoạt động ngoại giao
mà thiếu đi nền tảng chính trị thường thấy của các chiến lược gia ở các
nước khác", Zhang Baohui, giáo đốc Viện Nghiên cứu châu Á Thái Bình
Dương ở Đại học Lingnan, Hong Kong, nhận định.
Từ lâu các nhà phân tích đã dày công tìm hiểu tư duy đối ngoại của
Trung Quốc. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong cuốn "Bàn về Trung
Quốc" xuất bản năm 2011 cho rằng tư duy đối ngoại của Trung Quốc dựa
trên binh pháp Tôn Tử, trong đó chủ trương theo đuổi các mục tiêu lâu
dài dựa trên sự hiểu biết về đối thủ.
"Hiện nay, mọi cấp trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều toàn là những nhà
ngoại giao chuyên nghiệp, và giới học giả tin rằng nền tảng hiểu biết
của họ không đủ tầm để định hướng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một
cường quốc lớn như Trung Quốc cần những người có tư duy chiến lược tầm
cỡ", ông Zhang nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu vào làm ở Bộ Ngoại
giao sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1982, cho đến khi trở thành
người đứng đầu cơ quan này vào năm 2013. Người tiền nhiệm của ông là
Dương Khiết Trì cũng có thâm niên làm việc trong Bộ Ngoại giao từ năm
1975.
"Trung Quốc cũng dễ mắc sai lầm trong chính sách đối ngoại như
bất kỳ quốc gia nào. Các vấn đề chính trị nội bộ và cạnh tranh diễn ra
trong bộ máy ngoại giao khiến cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp
luôn rất khó khăn. Đây là một cuộc chơi tương đối mới, vì thế không có
gì ngạc nhiên khi họ hoang mang", Nick Bisley, giáo sư quan hệ quốc tế
Đại học La Trobe, Melbourne, nhấn mạnh.
Duy Sơn
Trung ương thảo luận về công tác nhân sự khóa XII
VOV.VN - Tin về ngày làm việc thứ năm Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI:
Buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ.
Thảo luận về thời gian,
nội dung và chương trình Đại hội XII của Đảng; về dự thảo Quy chế làm
việc của Đại hội XII và dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng.
Buổi chiều, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng chủ trì, điều hành phiên họp./.
Vũ Duy/VOV
Trung Quốc, Anh tranh cãi vụ xô đẩy nhân viên ngoại giao
Tranh cãi giữa Trung Quốc và Anh liên quan đến việc an ninh TQ
xô đẩy thô bạo nhân viên ngoại giao đến tham dự phiên tòa xét xử luật sư
Phố Chí Cường - Ảnh: Reuters
Hôm qua 17.12, Trung Quốc đả kích trở lại những chỉ trích muộn màng
của Anh về vụ nhân viên ngoại giao Anh bị nhân viên an ninh Trung Quốc
xô đẩy thô bạo trong vụ xét xử luật sư Phố Chí Cường.
Vụ án xét xử luật sư Phố Chí Cường thu hút sự quan tâm không chí
báo chí quốc tế mà cả giới ngoại giao. Có 11 nước, trong đó có Anh, Mỹ,
Đức và Pháp cử nhân viên ngoại giao đến theo dõi vụ xét xử diễn ra hôm
14.12 qua.
Tuy nhiên cả nhân viên ngoại giao, trong đó có nhân viên ngoại giao
của Anh và báo chí bị nhân viên an ninh mặc thường phục của Trung Quốc
ngăn cản, xô đẩy, theo Reuters.
London lên tiếng phản đối Bắc Kinh về vụ “ngược đãi về mặt thể xác”
này và gọi đó là hành vi không thể chấp nhận được, Reuters dẫn nguồn
tin từ đại diện Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phản ứng tương tự, nói rằng cảm thấy “bất
bình” trước việc ngược đãi nhân viên ngoại giao và nhà báo bên ngoài tòa
án. Đức và Canada cũng đưa ra thông cáo với những lời phản ứng mạnh đối
với Trung Quốc.
Phản ứng trước chỉ trích của Anh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng các chính phủ nước ngoài không có quyền
“can thiệp vào quyền tư pháp của Trung Quốc”
“Các nhân viên an ninh bên ngoài tòa án đã thực hiện đúng yêu cầu
của cơ quan an ninh quốc gia”, người phát ngôn nói trong cuộc họp báo
thường kỳ.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng phản ứng của Anh chưa đủ mạnh và
chậm chạp đối với lối hành xử của nhân viên an ninh Trung Quốc, cho rằng
London đang vướng vào mối “quan hệ vàng” mà chính phủ 2 nước tuyên bố
hồi tháng 10.2015 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm nước Anh.
Minh Quang
Gorbachev và Yeltsin bị nghi tiết lộ bí mật quốc gia
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (phải) và Tổng thống Liên Xô
Mikhail Gorbachev tại cuộc họp Xô viết tối cao Liên bang Nga ngày
23.8.1991 - Ảnh: Reuters
Ngày 17.12, Phòng Công dân Nga yêu cầu
Tổng Công tố viện xác minh có hay không hành vi phản quốc và tiết lộ bí
mật quốc gia của Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin qua điện đàm với
Tổng thống Mỹ năm 1991.
Ngày 10.12, báo Sự thật Komsomol (Nga) đăng nội dung cuộc
điện đàm giữa các ông Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin với tổng thống
Mỹ George H.W. Bush (Bush cha), vào các ngày 8.12 và 25.12.1991, mới
được giải mật gần đây. Trong những lần điện đàm với Tổng thống Mỹ, các
ông Yeltsin và Gorbachev đã “thông báo” cho ông Bush biết họ đã lãnh đạo
đất nước như thế nào và tại sao Liên Xô tan rã.
Ông Yeltsin đã gọi điện cho tổng thống Bush ngày 8.12.1991, ngay sau
khi ký kết Hiệp định Belovezh (hiệp định xác nhận chấm dứt sự tồn tại
của Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG),
dành 28 phút để thông báo với Bush về sự kiện này và về kế hoạch tương
lai. Ngày 25.12.1991, ông Mikhail Gorbachev cũng gọi điện thoại cho ông
Bush để thông báo tình hình.
Sau nhiều năm, giờ đây mọi chuyện đã được làm sáng tỏ: cả hai cuộc
điện đàm này đều được mật vụ Mỹ ghi âm, đưa vào lưu trữ mật, và chỉ được
giải mật vào năm 2008. Sau đó, bản sao băng ghi âm đã được chuyển giao
cho Trung tâm tưởng niệm Yeltsin mới được thành lập gần đây tại thành
phố Yekaterinburg của Nga.
Những nội dung không rõ ràng, đa nghĩa trong hai cuộc điện đàm này
của các vị cựu tổng thống Liên Xô và Nga này đã khiến phó chủ nhiệm
Phòng Công dân Liên bang Nga, ông Georgy Fyodorov, thắc mắc đến mức phải
gửi công văn đến Tổng Công tố viện.
Công văn có đoạn: “Căn cứ nội dung các cuộc điện đàm được công bố
thì trên thực tế, Boris Yeltsin và Mikhail Gorbachev đã báo cáo chi tiết
với Tổng thống Mỹ về các yếu tố dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô
viết. Chúng tôi yêu cầu Quý viện kiểm tra để làm rõ: nội dung của các
cuộc điện đàm này có phạm vào những điều khoản quy định về tội “phản
quốc” và “tiết lộ bí mật quốc gia” hay không; nếu có vi phạm, nhất thiết
phải truy tố”.
Ngày 18.12, trả lời phỏng vấn Sự thật Komsomol về việc này,
ông Georgy Fedorov cho biết: “Qua bài viết của báo, tôi biết được nội
dung các cuộc đàm phán giữa Gorbachev và Yeltsin với Bush về sự sụp đổ
của Liên bang Xô viết. Những thông tin này khiến tôi rất bức xúc nên đã
yêu cầu Tổng Công tố viện kiểm tra xem đó có phải là hành vi phản quốc,
cố tình tiết lộ bí mật quốc gia và phối hợp hành động với ngoại bang hay
không. Tôi đã thực hiện việc này trong khuôn khổ các điều kiện pháp lý
cho phép”.
Theo luật định, trong thời hạn 30 ngày Tổng Công tố viện phải trả lời
các cá nhân, tổ chức đã gửi yêu cầu, về những biện pháp sẽ được viện
này thực hiện. Vì vậy, vụ việc vẫn chưa kết thúc tại đây.
Phạm Bá Thủy
Kinh hoàng phiến quân Syria hành quyết lẫn nhau
TPO -
Phiến quân Syria có liên kết mật thiết với Lực lượng Nhà nước Hồi giáo
tự xưng (IS) vừa tung lên mạng những bức ảnh hành quyết ghê rợn tù binh
đối thủ.
Theo Dailymail, những bức ảnh kể trên ghi lại cảnh hành quyết các thành viên Mặt trận al-Nusra-một trong số những nhóm phiến quân ở Syria.
Vụ hành quyết được cho xảy ra tại Daraa, Syria và tiến hành bởi lữ đoàn thánh chiến Yormouk Martys.
Vụ việc được cho nhằm trả đũa nhóm al-Nusra. Tháng trước, trụ sở của
lữ đoàn thánh chiến Yormouk Martys ở miền nam Syria bị đánh bom tự sát.
Nhóm này nghi ngờ các thành viên của al-Nusra đã tiến hành vụ tấn công
này.
Đây là trường hợp mới nhất cho thấy các nhóm nổi dậy ở Syria triệt hạ, tàn sát lẫn nhau.
Trong đoạn video dài gần 6 phút vừa được đưa lên mạng Internet, hai
người đàn ông bị bắt quỳ dưới đất, áp lưng vào nhau và quanh người bị
quấn đầy băng dính. Một "đao phủ" đổ xăng lên đầu hai người đàn ông này,
trong khi đó ở góc khác, một tù nhân bị quấn băng dính quanh người.
Các tù nhân trong vụ hành hình.
Theo trang Site, ba tù nhân bị cáo buộc tham gia “trực tiếp và gián
tiếp” vào vụ đánh bom liều chết của al-Nusra vào trụ sở của Yormouk
Martys hồi tháng 11.
Hình ảnh vụ hành quyết xuất hiện khoảng 1 tháng sau khi Mặt trận
al-Nursa tuyên bố thủ lĩnh Abu Ali al Baridi và một số chỉ huy cấp cao
của lữ đoàn thánh chiến Yarmouk Martyrs bị tiêu diệt trong một cuộc đánh
bom liều chết.
Lữ đoàn Yarmouk Martyrs và Mặt trận al-Nusra là hai nhóm phiến quân ở
Syria có mối thâm thù. Hai bên đã đấu đá lẫn nhau từ năm 2013 vì tranh
giành ảnh hưởng quyền lực. Gần đây, Lữ đoàn Yarmouk Martyrs đã liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng
Theo Dailymail
Nga mời phóng viên chiêm ngưỡng hệ thống phòng không đặt tại Syria
Tuần dương hạm Moskva từng cập cảng ở Havana của Cuba vào tháng 8/2013. (Ảnh: AFP)
Nga mời phóng viên chiêm ngưỡng hệ thống phòng không đặt tại Syria
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 17/12 đã mời các phóng viên lên tuần dương
hạm trang bị tên lửa dẫn đường Moskva triển khai ở cảng Latakia của
Syria. Nga cũng cho giới truyền thông tiếp cận hệ thống tên lửa đất đối
không tiên tiến S-400 đặt tại căn cứ Khmeimim ở thành phố Latakia.
Tàu Moskva dài 186 m với độ choán nước là 11.500 tấn. Chiến hạm này
đang hoạt động ở ngoài khơi Syria trong chiến dịch tấn công các lực
lượng phiến quân thánh chiến, trong đó chủ yếu là Nhà nước Hồi giáo (IS)
tự xưng. Moskva được trang bị 64 tên lửa phòng không S-300F - phiên bản
trước của tên lửa S-400 và có tầm bắn tương đối ngắn, khoảng 75-150km.
Trong khi đó, S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến
lược phòng không hiện đại nhất của Nga do công ty NPO Almaz thiết kế.
Radar của hệ thống này có thể xác định được mục tiêu bay với tốc độ lên
tới 17.000km/h, đủ để triển khai các tên lửa đạn đạo chiến thuật. Theo
thông tin từ nhà sản xuất, mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời
36 mục tiêu.
Với khả năng cơ động cùng nhiều tên lửa độ chính xác cao, có tầm bắn
tới 400km, giới chuyên gia đánh giá S-400 là một trong những hệ thống
phòng không mạnh nhất thế giới. Hệ thống này được biên chế từ tháng
4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.
Tàu chiến Moskva của Hải quân Nga tới Syria
Từ Latakia, S-400 có thể phủ vùng tấn công ở hầu hết khu vực của
Syria, toàn bộ Li-băng và một phần khu vực phía bắc của Jordan và phía
Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cả tàu Moskva và hệ thống tên lửa S-400 đều có nhiệm vụ phòng thủ cho
các chiến đấu cơ Nga đang hoạt động ở không phận Syria. Chúng được
triển khai ở Syria ngay sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom
Su-24 của Nga hôm 24/11 gần biên giới Syria, khiến 1 trong 2 phi công
thiệt mạng. Ankara nói họ hành động để bảo vệ không phận sau khi máy bay
Nga xâm phạm không phận của họ trong 17 giây. Trong khi đó, Moscow bác
bỏ cáo buộc này, yêu cầu Ankara xin lỗi và bồi thường thiệt hại.
Sự cởi mở với truyền thông phương Tây xung quanh các hoạt động quân
sự của Nga cho thấy Moscow rất tự tin trong chiến dịch can thiệp quân sự
ở Syria. Trong một tuyên bố đưa ra tại cuộc họp báo tổng kết năm với
truyền thông hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, Nga sẽ
tiếp tục chiến dịch không kích ở Syria và không cho phép bất cứ thế lực
bên ngoài nào quyết định tương lai của Syria ngoài người dân Syria.
Minh Phương
Theo RT
Chủ tịch TP Đà Nẵng nói về việc người Trung Quốc “núp bóng” mua đất
VOV.VN -Ông Huỳnh Thơ cho biết: Theo quy định, người
nước ngoài chưa được quyền mua đất mà chỉ có người Việt Nam mới được
quyền mua.
Sáng
nay (18/12), tại buổi gặp mặt cán bộ cấp tá đã nghỉ hưu trên địa bàn
thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
đã đề cập việc địa phương cấp phép cho doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng
lao động sang làm việc tại thành phố này và một số người Trung Quốc
“đứng sau lưng” người Việt Nam mua đất ở quận Ngũ Hành Sơn thời gian
qua.
Các vị trí nhạy cảm gần sân bay Nước Mặn.
Ông
Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, việc thành phố
cấp phép cho nhà thầu là Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam được phép
sử dụng lao động là người Trung Quốc sang làm việc tại Đà Nẵng vừa qua
là đúng luật. Không chỉ riêng với người Trung Quốc mà tất cả công dân
các nước khác thỏa mãn yêu cầu theo quy định của pháp luật đều được cấp
phép.
Ông
Thơ cũng thừa nhận rằng, vừa qua, có từ 40 - 50 lao động Trung Quốc
sang Đà Nẵng bằng con đường chui, tức đi du lịch rồi ở lại làm việc.
Những trường hợp này lực lượng công an đã phát hiện, xử phạt và trở về
nước.
Đối
với trường hợp người nước ngoài “núp bóng” người Việt Nam mua đất, ông
Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, theo quy định
của pháp luật Việt Nam, hiện nay người nước ngoài chưa được quyền mua
đất mà chỉ có người Việt Nam mới được quyền mua đất.
"Chúng
tôi đã có chỉ đạo, khuyến cáo người dân có ý thức không để việc đó diễn
ra. Vì chưa nói đến chuyện an ninh quốc phòng mà nói đến trật tự và an
toàn xã hội, những giao dịch như vậy thường dẫn đến tranh chấp, hành xử
theo kiểu xã hội đen. Đưa tiền cho người ta mua người ta không trả lại
thì xử lý sao, cuối cùng phải hành xử theo kiểu xã hội đen. Chúng tôi
tìm cách phát hiện được thì ngăn chặn, khuyến cáo không để xảy ra việc
đó", ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Nhiều lô đất ven biển gần sau bay Nước Mặn đã được xây khách sạn.
Ông
Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết thêm, khu vực
Sân bay Nước Mặn thuộc quận Ngũ Hành Sơn trước đây thành phố chia lô để
làm biệt thự, nhưng sau đó nhiều doanh nhân, tư nhân mua “gom” 2, 3 lô
rồi xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng gần Sân bay Nước Mặn. Thành phố
đang điều chỉnh lại, chỉ cho phép làm biệt thự 2,3 tầng, không cho phép
xây dựng những khách sạn cao chót vót để bảo vệ khu vực “ nhạy cảm”
này./.
Hoài Nam/VOV-Miền Trung
Ván cờ Syria: Mỹ thảm bại trong tay Putin?
Chiến dịch ném bom của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Syria vừa
giành được chiến thắng thực sự đầu tiên: Chính quyền Barack Obama đã
nhượng bộ.
Cuộc nội chiến ở Syria bắt đầu khi Tổng thống
Bashar al-Assad đáp trả các cuộc biểu tình hòa bình bằng súng đạn. Sự
hỗn loạn lan rộng như cánh cửa mở cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)
lộng hành.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow ngày 15/12.
Đối mặt với cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm, Tổng thống Assad vẫn
không thể giành thắng lợi, cho đến khi người Nga chính thức can thiệp
quân sự vào cuối tháng 9. Moscow đã tiến hành nhiều đợt oanh kích, tấn
công IS và cả các tổ chức mà Kremlin gọi là khủng bố trong khi
Washington coi là quân nổi dậy ôn hòa chống Assad.
Phản ứng của Nhóm Obama lúc đầu là tặc lưỡi, tiếp đến là nhân nhượng -
tìm cách đàm phán một mặt trận chung với Putin, hy vọng nhà lãnh đạo
Nga sẽ tham gia nhiều hơn vào kế hoạch "làm suy yếu và cuối cùng là tiêu
diệt IS" của Mỹ.
Nhưng cho đến ngày 15/12 vừa qua, sau cuộc gặp với Tổng thống Nga ở
Moscow, Ngoại trưởng Kerry đã thông báo: "Mỹ và các đối tác sẽ không tìm
kiếm cái gọi là sự thay đổi chế độ". Ông còn nói thêm rằng, trọng tâm
của Mỹ giờ đây không đặt vào "những gì có thể hay không thể làm ngay tức
khắc đối với Assad", mà thay vào đó là khơi thông một tiến trình hòa
bình mà trong đó "người Syria sẽ quyết định tương lai của Syria".
Lần đầu tiên Mỹ kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực là vào mùa hè năm
2011, với khẩu hiệu "Assad phải ra đi" liên tục được nhắc đến.
Giờ đây, nếu Mỹ chấp nhận điều kiện của ông Putin là để người Syria
tự quyết định tương lai của ông Assad thì rõ ràng phía Nga đã thắng thế
trong lập trường kiên định lâu nay, rằng không một chính phủ nước ngoài
nào có thể yêu cầu Assad ra đi, và tự người Syria sẽ phải bàn bạc các vấn đề về ban lãnh đạo của họ.
Dù thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest vẫn khẳng định rằng, chính
sách của Mỹ về Assad vẫn là ông này "phải ra đi". Nhưng không rõ khi nào
điều này sẽ thành hiện thực?
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Mẹ xả thân cứu con bị bỏng xăng tại Đắk Lắk
Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 19:49 ngày 18/12/2015
VTV.vn - Vào trưa nay (18/12) tại Đắk Lắk, 2 mẹ con người dân tộc Vân
Kiều đã phải nhập viện trong tình trạng bỏng toàn thân rất nặng.
Trong đó, bé trai 13 tháng tuổi bị bỏng tới 70% còn người mẹ bị bỏng tới 40% cơ thể.
Theo lời kể của người mẹ - chị Mó Ân, 31
tuổi, ở xã Ea Hiu, Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, con trai Ai Dừm bị bỏng khi
làm đổ chai xăng 500 ml ra nền bếp và bén lửa. Người mẹ đã lao vào cứu
con cũng dẫn đến bị bỏng.
Rất may, khi nghe được tiếng kêu cứu của
2 mẹ con, bà con hàng xóm đã dùng chăn dập lửa và đưa 2 mẹ con đi cấp
cứu. Hiện cả hai mẹ con đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đắk Lắk trong tình trạng nguy kịch.
Biệt kích Mỹ đang tác chiến ở miền bắc Syria
(Kiến Thức) - Ngày 17/12, Bộ trưởng Quốc phòng
Ashton Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ đang tham gia tác
chiến ở miền bắc Syria.
Nhóm biệt kích Mỹ đang
phối hợp với phiến quân nổi dậy Ả-rập ở Syria và hy vọng sẽ tiến tới
một quan hệ đối tác trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước
Hồi giáo (IS).
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter thừa nhận rằng lực lượng biệt kích Mỹ đang tham gia tác chiến ở miền bắc Syria.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Carter đánh dấu sự thừa nhận chính
thức đầu tiên về sứ mạng mà Tổng thống Barack Obama công bố hồi tháng
10/2015, khi ông phê duyệt kế hoạch cử 50 biệt kích Mỹ đến Syria để giúp
các lực lượng địa phương lên kế hoạch tấn công phiến quân IS.
Nhiệm vụ của toán biệt kích Mỹ này và thâm nhập các nhóm nổi dậy để gọi
máy bay liên quân không kích IS, lên kế hoạch hậu cần và thu thập thông
tin tình báo.
Việc xác nhận nhiệm vụ của biệt kích ở
Syria diễn ra sau kế hoạch triển khai đến 200 lính đặc nhiệm Mỹ ở Iraq.
Lực lượng này có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Iraq có nhiệm vụ chính là săn lùng và tiêu diệt các thủ lĩnh IS.
Việc đưa biệt kích Mỹ đến miền bắc Syria diễn ra khá thuận lợi do các
chiến binh người Kurd đã liên minh với lực lượng nổi dậy người Ả-rập ở
phía bắc Syria để thành lập Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Thông qua
việc cung cấp khí tài, tư vấn chiến thuật và chỉ điểm cho các cuộc không
kích Mỹ vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo, Lầu Năm Góc hy vọng SDF
cuối cùng sẽ có thể tiến về phía nam tới Raqqa, thủ phủ của cái gọi là
Nhà nước Hồi giáo.
Mỹ đã cung cấp hàng tấn vũ khí và đạn
dược cho SDF ở miền bắc Syria, với đợt cung cấp vũ khí gần đây nhất diễn
ra vào đầu tuần này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
cũng đã bay đến Erbil từ Baghdad, sau khi Thủ tướng Iraq Haider
al-Abadi từ chối đề nghị của Mỹ gửi thêm cố vấn và trực thăng tấn công
Apache hỗ trợ cho việc tái chiếm thành phố Ramadi, bị rơi vào ISIS hồi
tháng 5/2015.
Ngược lại, tại Erbil -thủ phủ của Khu
tự trị người Kurd ở miền bắc Iraq, Bộ trưởng Carter cam kết sẽ cung cấp
đủ vũ khí, xe cộ, máy liên lạc vô tuyến và các thiết bị khác để trang bị
cho hai lữ đoàn chiến binh Peshmerga. Ông cũng cho biết cuộc hội đàm
với người đứng đầu khu tự trị Masoud Barzani xoay quanh "tương lai của
chiến dịch, đặc biệt là vai trò của đặc nhiệm Mỹ trong việc bao vây và
tái chiếm thành phố Mosul”. Mosul là thành phố lớn thứ hai ở Iraq và bị
rơi vò tay phiến quân IS hồi tháng 6/2014.
Minh Châu (Theo Foreign Policy)
Nhóm đối lập Syria tố Nga nói dối về việc hỗ trợ quân sự
BizLIVE - Nhóm
đối lập hàng đầu của Syria được phương Tây hậu thuẫn phủ nhận nhận viện
trợ từ Moscow, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước ông
đang hỗ trợ cho nhóm này trong những hoạt động chung với quân đội Syria
chống lại IS.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Nhóm đối lập hàng đầu của Syria
được phương Tây hậu thuẫn phủ nhận nhận viện trợ từ Moscow, sau khi
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước ông đang hỗ trợ cho nhóm này
trong những hoạt động chung với quân đội Syria chống lại Nhà nước Hồi
giáo, VOA đưa tin.
Liên minh phiến quân ngả về phe Quân đội Syria Tự do (FSA) nói với
truyền thông phương Tây rằng họ hiện không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp
của Nga thông qua những cuộc không kích hoặc những hình thức viện trợ
quân sự khác.
Một lãnh đạo phiến quân, Asaad Hanna, cho biết tuyên bố của ông
Putin "hoàn toàn là dối trá." Ông Hanna nói với hãng tin AFP rằng chính
phủ Nga đang ìm cách gây chia rẽ trong nội bộ FSA bằng cách phát đi
những tin đồn.
Tuần trước, ông Putin nói rằng Nga đã cung cấp sự yểm trợ trên
không, vũ khí, đồ tiếp tế cho FSA, nhóm từ lâu đã chiến đấu chống lại
quân đội của chính phủ Syria.
Các nhà lãnh đạo quân sự của Nga cũng cho biết Moscow đang cung cấp viện trợ quân sự cho FSA.
Ngay sau phát biểu của ông Putin, Mỹ cho biết họ không thể xác nhận tuyên bố này.
Quân đội Syria Tự do mấy tháng qua đã bị máy bay của Nga ném bom.
Cung cấp sự hỗ trợ cho FSA sẽ là một sự chuyển dịch lớn về chính
sách cho Nga, nước bị liên minh do Mỹ dẫn đầu cáo buộc là đã không kích
những phiến quân ôn hòa trong nỗ lực hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar
al-Assad, thay vì ném bom những mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Nga cũng nói rằng hành động quân sự của Nga ở Syria là
nhằm bảo vệ nước này khỏi những kẻ cực đoan ở Syria. Ông cho biết những
kẻ cực đoan đề ra một "mối đe dọa rõ rệt" đối với Nga và đề nghị quân
đội "ngay lập tức tiêu diệt" bất kỳ mục tiêu nào đe dọa lực lượng của
Nga ở Syria.
KIM NGÂN
Phát động cuộc thi “Gương sáng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng”
Cập nhật: 18/12/2015 20:00
(Thanh tra) - Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ
TT&TT) tổ chức phát động cuộc thi viết “Gương sáng trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng” trên báo chí.
Các đại biểu tham dự buổi họp báo. Ảnh: ND
Cuộc thi
nhằm biểu dương, tôn vinh những gương người tốt, việc tốt trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng; lên án, phê phán các hành vi tham nhũng;
tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Việt Nam về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời giáo dục ý thức của công
dân về chấp hành pháp luật phòng, chống tham nhũng. Phát biểu tại buổi
họp báo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, cuộc thi
viết nhằm lên án mạnh mẽ hành vi tham nhũng, đi đôi với việc biểu dương,
nhân rộng các điển hình xung kích, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng
cũng như tuyên truyền đường lỗi của Đảng về phòng, chống tham nhũng... Thứ trưởng Bộ
TT&TT Trương Minh Tuấn đánh giá, những năm qua báo chí Việt Nam đã
tích cực phát hiện, đấu tranh, phê phán các hiện tượng tham nhũng, góp
phần chỉ ra nguyên nhân và hậu quả để lại với xã hội; công bố những
thông tin nhân dân cung cấp; tham gia điều tra những vụ việc, biểu hiện
tham nhũng, thông tin kịp thời việc xử lý các vụ án tham nhũng, tạo sự
đồng thuận trong nhân dân...
Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn phát biểu
Theo Thứ trưởng Bộ
TT&TT, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế. Tham nhũng, lãng phí còn
diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với tính chất phức tạp,
ngày càng tinh vi, gây hậu quả xấu, làm giảm sút lòng tin của nhân dân. Trên mặt trận
thông tin chống tham nhũng, báo chí chưa thể hiện hết vai trò và khả
năng của mình cũng như còn gặp nhiều khó khăn trên cuộc chiến nhiều cam
go này. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp như tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, thì công tác tuyên truyền,
giáo dục, truyền thông về phòng, chống tham nhũng cần được quan tâm đúng
mức. “Cần có chính
sách để phát huy hơn nữa vai trò của báo chí. Trước hết cần nâng cao
nhận thức của xã hội và bản thân mỗi nhà báo về vai trò của báo chí. Cần
ban hành cơ chế về sự phối hợp giữa cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản
báo chí; giữa báo chí và người tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Việc nâng cao trình độ, đạo đức cũng như đời sống vật chất, tinh thần
cho đội ngũ nhà báo tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một
vấn đề rất quan trọng" - Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh. Ban Tổ chức cho
biết, tác phẩm dự thi là tác phẩm báo chí đã được đăng, phát hành theo
loại hình báo in hoặc báo điện tử trong khoảng thời gian từ ngày
1/1/2011 đến ngày 30/4/2016. Mỗi cơ quan báo chí lựa chọn và gửi từ 1-2
tác phẩm báo chí để tham dự cuộc thi. Mỗi tác giả được gửi dự thi nhiều
nhất là 2 tác phẩm báo chí. Thời gian phát
động cuộc thi bắt đầu từ 9 giờ ngày 18/12/2015 và thời gian gửi, nhận
bài dự thi từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 30/4/2016. Vòng sơ kết dự kiến
vào tháng 7/2016, vòng chung kết dự kiến vào tháng 8/2016 và công bố
trao giải dự kiến vào tháng 10/2016. Cơ cấu Giải thưởng
gồm có 1 Giải nhất, 2 Giải nhì, 3 Giải ba, 15 Giải khuyến khích và 5
Giải phụ. Giá trị của giải thưởng sẽ được công bố trong quyết định trao
giải và cơ cấu giải thưởng trên có thể thay đổi dựa theo kết quả, chất
lượng tác phẩm dự thi. Tác phẩm tham gia
dự thi gửi theo địa chỉ: Bộ TT&TT (Trung tâm Dịch vụ TT&TT), 18
Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các cá nhân, cơ quan báo chí muốn
biết thêm thông tin về thể lệ và kết quả cuộc thi có thể truy cập vào
Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT (www.mic.gov.vn) và Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn).
Nam Dũng
Trung Quốc giăng lưới bủa vây tài phiệt tham nhũng
Cập nhật: 18/12/2015 19:46
Sau các quan chức, chính trị gia, nay chiến dịch chống tham
nhũng "đả hổ diệt ruồi" của Trung Quốc bắt đầu sờ gáy những ông trùm tài
chính, kinh doanh khu vực tư nhân.
Quách Quảng Xương, chủ tịch tập đoàn Fosun. Ảnh: SCMP.
Quách Quảng Xương, tỷ phú được ví như
Warren Buffett của Trung Quốc, hôm qua bất ngờ xuất hiện trở lại trong
cuộc họp thường niên của công ty Fosun International tại Thượng Hải, ba
ngày sau khi có tin ông bị bắt giữ để hỗ trợ cuộc điều tra của cảnh sát.
Không đề cập bất cứ điều gì liên quan tới cuộc điều tra, ông Quách chỉ
tập trung vào những vấn đề chuyên môn của công ty, Strait Times dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết.
Quách, 48 tuổi, là người giàu thứ 17 Trung Quốc, với tài sản ròng khoảng 5,6 tỷ USD, theo Bloomberg.
Ông là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung
Quốc. Tập đoàn Fosun mà ông đứng đầu tham gia vào nhiều lĩnh vực, trong
đó có dược phẩm, bất động sản, khai mỏ và cả giải trí. Hồi tháng 8,
Quách trở thành tâm điểm chú ý của dư luận sau khi bị nêu tên trong một
vụ án tham nhũng ở Thượng Hải. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc,
Quách bị nghi ngờ "giúp đỡ" giám đốc một công ty nhà nước để đổi lấy lợi
ích.
Chưa rõ số phận của tỷ phú này sẽ ra sao
song việc ông biến mất mà không có lý do rõ ràng đã kịp khuấy đảo một
làn sóng hoài nghi ở Trung Quốc. Giới đầu tư, kinh doanh cùng các nhà
phân tích suy đoán, dường như chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt
ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng đang bắt đầu tìm
kiếm các mục tiêu mới - những tài phiệt có máu mặt trong khối tư nhân và
ngành tài chính, đặc biệt là trước bối cảnh thị trường chứng khoán
Trung Quốc vừa có bước tụt dốc thê thảm.
Citic Securities, công ty môi giới chứng
khoán lớn nhất Trung Quốc, hồi đầu tháng thông báo không thể liên lạc
với hai giám đốc điều hành của họ sau khi có các báo cáo rằng nhà chức
trách yêu cầu những người này hỗ trợ điều tra.
Một số quản lý cấp cao của công ty trên cũng bị bắt giữ từ hồi tháng 8. Đây là một phần trong kế hoạch mà theo Xinhua là nhằm tập trung làm rõ "các cáo buộc về giao dịch nội gián và cố tình rò rỉ thông tin".
Guotai Junan International, một công ty
môi giới chứng khoán của nhà nước, tháng trước cho hay họ cũng không thể
liên lạc được với ông Yim Fung, giám đốc điều hành công ty.
Theo Ronald Wan, giám đốc điều hành công
ty Partners Capital International ở Hong Kong, vụ việc của ông Quách rõ
ràng là dấu hiệu cho thấy nhà chức trách đang mở rộng phạm vi xem xét
ra ngoài khu vực doanh nghiệp nhà nước. Động thái này khiến các nhà đầu tư thêm phần hoang mang.
"Rất nhiều công ty sẽ nằm trong danh sách bị điều tra và điều này như một hồi chuông cảnh báo đối với nhà đầu tư", Wan đánh giá.
Theo Steve Tsang, chuyên gia về chính
trị Trung Quốc tại Đại học Nottingham, Anh, các tài phiệt kinh doanh ở
Trung Quốc thường ít khi nhận được thiện cảm từ chính quyền. Thay vào
đó, họ đóng vai trò như một công cụ để các lãnh đạo nhà nước đạt được
những mục đích riêng của mình, trong đó quan trọng hơn cả là tiếp sức để
giúp họ duy trì quyền lực.
"Các tài phiệt bản thân họ không phải là
mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng họ có thể trở thành mục
tiêu của chính quyền nếu họ có những hành động phương hại đến lợi ích
cốt lõi của đảng, điển hình như việc gây mất ổn định nền kinh tế", ông
Tsang nói.
Tuy nhiên, bà Anne Stevenson-Yang, đồng
sáng lập công ty tư vấn đầu tư J Capital Research ở Bắc Kinh, cho rằng
khu vực tài chính và kinh doanh từ lâu đã nằm trong tầm ngắm và những
biến động trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm qua là thời cơ tốt
để chính quyền phát động điều tra tham nhũng đối với ngành này.
Ở một nền kinh tế mà các doanh nghiệp
nhà nước chiếm ưu thế như Trung Quốc, không ít doanh nhân phải thực hiện
các giao dịch ngầm với quan chức nhà nước để đổi lại những giấy phép
quan trọng hay các hợp đồng béo bở, ông Zhang Tianyu, chuyên gia về quản
trị doanh nghiệp tại Đại học Trung Quốc của Hong Kong, cho hay.
"Chính vì thế, các doanh nghiệp mới gặp rắc rối với chiến dịch chống tham nhũng", Zhang nói.
Minh chứng điển hình cho thực tế này là
trường hợp của tỷ phú ngành khai khoáng Lưu Hán. Ông từng là người giàu
thứ 230 ở Trung Quốc nhưng hồi tháng hai phải chịu án tử hình với cáo
buộc giết người và điều hành một băng đảng "kiểu mafia", theo cách gọi
của truyền thông Trung Quốc.
Lưu cũng làm giàu chủ yếu dựa vào việc
cấu kết với tham quan, trong đó có cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị
Chu Vĩnh Khang, người lĩnh án chung thân hồi tháng 6 vì tham nhũng và
làm lộ bí mật quốc gia. Nhờ mối quan hệ rộng lớn trong giới quan chức
tỉnh và trung ương, tập đoàn Hán Long của Lưu giành được nhiều hợp đồng
và các dự án lớn. Theo Xinhua, đến năm 2013, tổng tài sản của Lưu lên đến 40 tỷ nhân dân tệ (6,6 tỷ USD).
Tỷ phú Từ Minh, người chết trong tù hôm
4/12, cũng là một trong những doanh nhân giàu lên nhờ cấu kết với quan
chức chính phủ. Từ Minh có mối quan hệ gần gũi với gia đình Bạc Hy Lai,
cựu ủy viên Bộ Chính trị và bí thư thành ủy Trùng Khánh. Mối liên kết
này được cho là đã giúp Từ mở rộng đế chế kinh doanh và tăng khối tài
sản cá nhân lên đến hơn một tỷ USD. Có thời gian Từ còn trở thành người
giàu có thứ 8 Trung Quốc.
Dù vậy, nhà phân tích Ma Jingren từ Đại
học Thâm Quyến lưu ý các cuộc điều tra gần đây không nên được nhìn nhận
như một mũi dùi chĩa vào các mục tiêu thuộc ngành tài chính, kinh doanh
hay khu vực tư nhân bởi tỷ lệ tham nhũng trong giới này được cho là vẫn
còn tương đối thấp.
Chỉ có hơn 1% số tỷ phú góp mặt trong
danh sách những người giàu nhất Trung Quốc của tạp chí Hurun Report
trong 17 năm qua phải đi tù vì cáo buộc hối lộ, rửa tiền hay tội phạm
kinh tế.
Trên trang web của mình, Hurun Report
cho biết mới có 35 trong số hơn 3.000 tỷ phú mà tạp chí này giới thiệu
trong Danh sách Người giàu Hurun gặp vướng mắc với pháp luật. Con số vi
phạm lớn nhất, 11 người, thuộc về các tài phiệt ngành bất động sản, tiếp
sau đó là các quản lý ngành tài chính với 9 người.
Theo Rupert Hoogewerf, người sáng lập
Hurun, số lượng các tỷ phú bị điều tra hoặc có hành vi tham nhũng thấp
hơn rất nhiều so với số lượng quan chức chính phủ hay lãnh đạo các tập
đoàn nhà nước.
"Những thương vụ mua lại hay sáp nhập
doanh nghiệp là nơi tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các hành vi tham nhũng. Vì
thế, cũng là lẽ tự nhiên khi chiến dịch chống tham nhũng điều tra cả các
doanh nhân", ông Ma nhấn mạnh. "Cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân nên được áp dụng cùng một tiêu chuẩn trong sạch".
Theo VnExpress
Cuộc phỏng vấn cuối cùng với John Lennon trước khi bị ám sát
2015-12-18T14:54:38+07:00
Các chi tiết của cuộc phỏng vấn "huyền thoại âm nhạc John Lennon" Lennon chỉ hai ngày trước khi ông bị kẻ cuồng tín bắn chết.
Nhân kỷ niệm 35 năm vụ ám sát nghệ sĩ, huyền thoại âm nhạc John
Lennon, DJ của đài Radio 1 thuộc hãng BBC Andy Peebles đã lần đầu tiên
tiết lộ các chi tiết của cuộc phỏng vấn mà ông thực hiện với Lennon chỉ
hai ngày trước khi ông bị kẻ cuồng tín bắn chết.
Đó là một sự kiện quan trọng trong làng nhạc rock 'n' roll, là sự kiện
suốt thập kỷ qua được mong chờ, là sự kiện mà bất kỳ hãng phát thanh
nào cũng mong muốn: cuộc phỏng vấn đầu tiên trong 10 năm với John
Lennon. Đối với Andy Peebles của kênh BBC, đó là một mốc cao mới quan
trọng trong sự nghiệp vốn đã nổi danh của ông.
DJ Andy Peebles (trái) cùng vợ chồng John Lennon tại phòng thu Hit Factory ngày 6/12/1980.
Hàng triệu người đã lắng nghe cuộc phỏng vấn John Lennon của Andy
Peebles phát vào tháng 1/1981. Cuộc phỏng vấn càng có sức lay động mạnh
mẽ khi được phát sau thời điểm John vừa qua đời. Cuộc phỏng vấn đã trở
thành một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử âm nhạc đại chúng mà còn cả
trong cuộc đời DJ Peebles. Thực tế, cuộc phỏng vấn cuối cùng với Lennon
đã ám ảnh suốt cuộc đời ông.
Peebles chưa từng gặp John và vợ ông là Yoko trước khi ông bay tới New
York cùng nhóm sản xuất vào tháng 12/1980 để nói về album mới Double
Fantasy. Hai vợ chồng John và Yoko cho rằng chìa khóa để thành công là
thiết lập lại liên lạc với nước Anh sau khi đã rời đất nước này lúc The
Beatles tan rã.
Trong thời gian ấy, John đắm chìm trong các vụ bê bối dính đến ma túy.
Ông đang ở tình thế khó xử do chính quyền Mỹ muốn ông ra đi nên một khi
đã trở về Anh thì khó có thể quay lại Mỹ. Bế tắc, John đã sống trong im
lặng và tạm gác sự nghiệp âm nhạc.
Khi muốn trở lại ánh đèn sân khấu và muốn quảng bá cho album Double
Fantasy của hai vợ chồng, John và Yoko đã tỏ ý muốn có cuộc phỏng vấn
với kênh BBC - hãng mà ông tin tưởng
nhất. Ở BBC, cái tên Peebles vốn đã rất được kính trọng. Ông có 13 năm
làm việc cho Đài Radio 1 và là chủ xị chương trình My Top Ten chuyên
phỏng vấn các ngôi sao về
các bản ghi âm "ruột". Thế nhưng, Peebles hầu như không chuẩn bị được
gì nhiều cho lần đầu tiên phỏng vấn John - một dấu mốc quan trọng trong
sự nghiệp của
ông và luôn là sự kiện được ông trân quý nhất.
Cuộc phỏng vấn diễn ra ở phòng ghi âm Hit Factory ngày 6/12/1980 ở New
York. Phòng thu này thuộc hàng nổi tiếng nhất thế giới, từng là nơi ra
đời các album của ban nhạc Rolling Stones, các ca sĩ như Stevie Wonder,
Paul Simon, Bruce Springsteen và album Double Fantasy của vợ chồng John
Lennon. Peebles và nhóm sản xuất của BBC đã sẵn sàng khi hai vợ chồng
John đến.
Hình ảnh gia đình John Lennon trong căn hộ ở Manhattan.
Họ được John chào đón nồng nhiệt. John thông báo: "Yoko và tôi đã thức
cả đêm để hòa âm ca khúc mới của Yoko là “Walking On Thin Ice”, hãy đến
và nghe thử nào".
Kể lại cảm giác lần đầu gặp John Lennon, Peebles nói: "Ngay khi ánh
mắt John vừa nhìn tôi, ông coi tôi như một người bạn thất lạc lâu năm
nay mới gặp lại. Ông rõ ràng là rất nhớ nhà vì đã không về Anh suốt cả
chục năm. Khi băng ghi âm được bật lên, chúng tôi đã nói chuyện thẳng
thắn hàng tiếng đồng hồ. Không chủ đề nào được coi là cấm kị".
Trong cuộc phỏng vấn, John thừa nhận rằng The Beatles không còn làm
cho ông vui. Ban nhạc cũng đã ngừng đi lưu diễn vì khán giả chỉ hò hét
mà không nghe xem ban nhạc đang hát gì. John tiết lộ rằng ông đã thay
đổi lời bài hát vì điều này. Ông đã hát "Pucked with Gout" thay vì
"Twist and Shout" vì đơn giản là không ai có thể nghe thấy ông đang hát
gì. Đến năm 1969, John cho hay bộ tứ hầu như không nói chuyện với nhau
và tháng 4/1970, Paul McCartney thông báo rời nhóm…
Cuộc phỏng vấn được DJ Peebles đánh giá là cảm động nhất, có sức lay
động nhất mà John từng thực hiện với báo chí Anh. Đó cũng là cuộc phỏng
vấn cuối cùng của John.
Sau khi thực hiện thành công cuộc phỏng vấn, cả nhóm sản xuất ăn mừng bằng một bữa tối ngon lành. Peebles và đồng nghiệp dành cả ngày hôm sau để mua sắm cho
dịp Giáng sinh và lên chuyến bay của Hãng Pan Am về Anh tối 8/12. Khi
họ đang ở trên Đại Tây Dương, kẻ cuồng tín Mark Chapman đã bắn John
Lennon ngay bên ngoài căn hộ của ông.
Peebles chỉ biết tin về cái chết của John khi máy bay hạ cánh xuống
sân bay Heathrow. Không kịp suy nghĩ, ông đã được đưa về ngay trường
quay tại sân bay của BBC - nơi ông phải lên sóng trực tiếp nói về vụ ám
sát cho chương trình Today.
Vài giờ sau, tại trụ sở của BBC, ông và phóng viên John Peel đã dẫn
chương trình tưởng niệm trực tiếp dành cho John. Sau đó, Peebles đã xuất
hiện trên kênh The Old Grey Whistle Test với các phát thanh viên khác.
Sau những giờ phút căng thẳng đó, Peelbes vẫn chưa thể tin vào sự
thật. Ông nhớ lại: "Tôi ngồi đó trong cơn sốc. Sự việc vẫn chưa rõ ràng
đối với tôi. Ngôi sao rock vĩ đại nhất đã chết và tôi là một trong những
người cuối cùng trên trái đất nói chuyện với ông".
Mấy hôm sau, Peebles nhận được cuộc gọi từ nhà sản xuất George Martin
của nhóm The Beatles. Ông đã mời Peebles tới phòng thu AIR. Khi tới nơi,
Paul McCartney đã đợi sẵn. Cả hai rất xúc động khi gặp nhau sau cái
chết của John. Paul cần Peelbes trấn an rằng John không ghét bỏ mình.
Peebles đáp: "John đã nói về anh trong cuộc phỏng vấn. John nói giọng
châm chọc, hài hước và bất cần như con người John vẫn thế. Nhưng sự yêu
quý dành cho anh thì không còn nghi ngờ gì nữa. John như thể chỉ mong
anh
có mặt trong căn phòng cùng chúng tôi". Nói rồi Peebles kết luận rằng
họ cần phải đối diện thực tế là John đã vĩnh viễn ra đi.
Theo An Ninh Thế Giới
Pellegrini: 'Thiếu Mourinho là mất mát của Ngoại hạng Anh'
Các HLV ở giải Ngoại hạng Anh bày tỏ
sự tiếc nuối khi đồng nghiệp người Bồ Đào Nha bị buộc thôi việc.
HLV Manuel Pellegrini, trong buổi họp báo trước vòng 17 đã dành
lời chia sẻ với đồng nghiệp Jose Mourinho. Nhà cầm quân người Chile nói:
"Tôi có triết lý huấn luyện khác với Mourinho nhưng chúng tôi không
phải là kẻ thù. Mourinho ra đi là một điều tồi tệ với giải đấu. Ngoại
hạng Anh đã mất đi một HLV quan trọng. Tôi thì không nhưng Ngoại hạng
Anh sẽ nhớ ông ấy. Giải đấu sẽ tốt hơn khi có Mourinho".
Man City đã đánh bại Chelsea 3-0 mùa này. Ảnh: AFP.
HLV của một đội bóng thành Manchester khác là Louis Van Gaal
tỏ ra bất ngờ với quyết định sa thải Mourinho. Nhà cầm quân người Hà
Lan, từng làm việc với Mourinho ở Barca cho biết: "Tôi rất ngạc nhiên
khi hay tin, tôi không mong đợi điều này sẽ xảy ra. Cậu ấy là một HLV
tài năng, với những kỷ lục không ai chạm tới trong làng bóng đá. Nhưng
chuyện sa thải có thể xảy ra khi kết quả không tốt, hay bất đồng giữa
HLV với cầu thủ. Tôi không thể phán xét những gì đang xảy ra ở Chelsea".
Tony Pulis, HLV của West Brom gọi Mourinho là HLV giỏi
nhất Ngoại hạng Anh ở hiện tại. "Mourinho đối xử với tôi rất tốt",
Pulis nói. "Ông ấy có một cá tính khác những khi chúng tôi gặp nhau.
Mourinho hài hước và rất vui tính. Mùa trước, cháu nội của tôi có đến
xem thi đấu. Mourinho đã chơi đùa với thằng bé trước giờ bắt đầu".
HLV của West Ham Slaven Bilic cũng bày tỏ sự ngạc
nhiên. "Khi bạn là người giỏi nhất trong nghề, nhiều người muốn bạn thất
bại. Tôi rất ngạc nhiên khi biết tin. Đây là mất mát lớn với giải Ngoại
hạng Anh. Chúng tôi sẽ nhớ ông ấy".
Pochettino và Mourinho. Ảnh: AFP.
Mauricio Pochettino, HLV của Tottenham thì nói: "Tôi
có mối quan hệ rất tốt với Mourinho. Đây là thời điểm thật khó khăn với
ông ấy. Tôi cảm thấy buồn và sốc. Ông ấy là một trong những HLV giỏi
nhất thế giới. Tôi rất tôn trọng Mourinho. Ngoại hạng Anh đã có mất mát
quá lớn".
Laurent Blanc, HLV của PSG cũng quan tâm đến tình hình
biến động ở Chelsea. Hai CLB này sẽ gặp nhau ở vòng 16 đội Champions
League vào tháng 2 năm sau. Blanc nói: "Mourinho ra đi sẽ tạo sự khác
biệt và Chelsea sẽ cải thiện thành tích. Tôi sẽ xem HLV mới là ai và
triết lý của ông ta là gì. Thật thú vị khi theo dõi điều này. Chắc chắn
sẽ có những khác biệt ở Chelsea".
Cristiano Ronaldo đã chuẩn bị sẵn cho cuộc sống hậu bóng
đá bằng việc tung ra 54 triệu bảng vào việc xây dựng chuỗi khách sạn
mang tên CR7.
Khác với phong độ hủy diệt thể hiện trong màu áo Real ở mùa giải trước
những gì Ronaldo trình diễn kể từ đầu mùa là khá trồi sụt. Điều đó có
ảnh hưởng rõ ràng nhất từ tuổi tác của siêu sao 30 tuổi. Lường trước được những khó khăn sắp ập đến, mới đây tiền vệ người Bồ Đào Nha đã chuẩn bị cho cuộc sống hậu bóng đá sau khi chia tay sự
nghiệp quần đùi áo số.
Ronaldo tại buổi ra mắt dự án mới.
Theo đó hôm 17/12, Ronaldo chính thức ra mắt thương hiệu
khách sạn CR7 đồng thời công bố dự án khách sạn trị giá 54 triệu bảng ở
4 thành phố gồm Funchal, Lisbon, Madrid và New York. Điểm chung dễ nhận
thấy nhất đây là những thành phố đặt dấu ấn trong sự nghiệp của cựu sao
M.U.
Theo dự kiến khách sạn đầu tiên được mở cửa vào mùa hè 2016 tại
Madeira, nơi Ronaldo chào đời. Tiếp đó khách sạn thứ hai cũng sẽ khai
trương vào cuối năm 2016 tại Lisbon, đại bản doanh của Sporting Lisbon,
CLB khởi nghiệp của Ronaldo.
Một năm sau đó hai khách sạn khác ở Madrid và New York cũng sẽ đi vào
hoạt động. Để hiện thực hóa kế hoạch trên, siêu sao đang khoác áo Real
không tự mình đứng ra mà chọn giải pháp an toàn đó là bắt tay với tập
đoàn khách sạn hàng đầu tại quê hương Pestana.
Được biết sau khi treo giày Ronaldo sẽ không theo nghiệp HLV đầy rủi
ro và áp lực. Anh có thương hiệu riêng và muốn tiếp tục duy trì đà thăng
tiến nên không ngại chi tiền để làm ông chủ. Ronaldo hiện sở hữu thương
hiệu nước hoa, đồ lót và thời trang nam...
“Với nhiều cầu thủ bóng đá khi giã từ sự nghiệp thì họ chẳng biết làm
gì cả vì không được trang bị kiến thức và thiếu sự chuẩn bị. Còn tôi thì
mọi chuyện đã rõ ràng. Tôi đang đầu tư cho thương hiệu của mình",
Ronaldo chia sẻ đầy tự tin.
Nói về vai trò của mình trong dự án khủng nói trên, Ronaldo hài hước
nói rằng. “Tôi sẽ tự tay chọn lựa từng chiếc giường. Dĩ nhiên hiện tại
tôi không có nhiều thời gian để chăm lo cho dự án nhưng tin chắc đây là dự án đầu tư an toàn và đúng đắn nhất cho tương lai.
Quản lý cùng lúc 5 khách sạn ngay khi mới bước chân vào lĩnh vực mới
mẻ này là một sự khởi đầu lớn và quá sức với tôi, nó giống với việc ra
mắt và ghi vài bàn thắng ở trận đầu tiên vậy”, Ronaldo so sánh.
Với việc đang là một trong những cầu thủ hay nhất thế giới
hiện tại cùng lượng người theo dõi khủng nhất qua facebook, Ronaldo tin
rằng chuỗi khách sạn của mình sẽ hút khách sau khi khai trương.
MH
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét