Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

HIỆN THỰC KỲ ẢO 109

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người đàn bà gặp hàng loạt chuyện lạ sau khi đào được 13 tượng vàng từ mộ cổ

Cập nhật lúc: 21:00 09/07/2014

(Khám phá) - Gặp lại chúng tôi lúc này, bà Bảy tâm sự bà vẫn giữ các “tượng vàng” ấy lại như kỷ niệm đắng nghét của cuộc đời mình.

Tình cờ tôi gặp lại bà Bảy trong bộ đồ vải và đôi dép lê cũ mèm. Hơn chục năm trước người đàn bà này được xem là “đại gia” khi đào ngôi mộ cổ, lấy được 13 tượng vàng nặng cả trăm ký!
Người đàn bà hơn 60 tuổi này giờ tóc đã bạc nhiều nhưng khuôn mặt đỡ hốc hác và vàng vọt hơn trước. Bà Bảy mình đã rũ sạch “món nợ vàng” năm nào nhưng thỉnh thoảng vẫn tức tối bởi những đến giờ vẫn không có lời giải đáp.

Kho báu bất ngờ

Tại sao ông M. dám bỏ một số vàng quá lớn để mua hai bức tượng vàng của bà Bảy?
Làm việc với , ông M. chỉ cho biết do quá tin vào người môi giới và nhầm lẫn nên ông đã mua đồ dỏm và xem đó là bài học nhớ đời.
Đầu năm 2000, sau khi ly hôn, bà Nguyễn Thị Bảy dọn ra một vạt đất hoang tại thôn Nhơn Trí, thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) dựng nhà ở.
Sống thui thủi một mình rồi buồn chuyện chồng con nên bà Bảy liên tục đổ bệnh. Một buổi chiều ra sau nhà kiếm rễ cây lạc tiên (chùm bao) nấu nước uống chữa , bà Bảy hoa cả mắt khi nhổ rễ cây lên còn kéo theo một nải chuối vàng chóe dưới lòng đất.
Như bị thôi miên, bà dùng tay đào bới và phát hiện thêm một con ngựa được đúc rất đẹp, cao và dài đều hơn hai gang tay, bên mông phải của con ngựa có khắc sâu dãy số 1412 khá bí ẩn.
Dùng lá cây lấp lại, chờ trời tối bà Bảy mới khệ nệ mang vào nhà giấu. Trong ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu, hai hiện vật vẫn sáng trưng khiến bà phải chịu lạnh, dùng tấm mền duy nhất trùm chúng lại, gói kín mấy lớp rồi nhét dưới gầm giường. Mấy đêm sau, bà Bảy hì hục dùng cuốc đào bới khu đất.
Gạt hết lớp gạch cũ của ngôi mộ, bà lấy lên được thêm một con ngựa và một nải chuối cùng chín hiện vật khác gồm bốn bức tượng hình người, trong đó có một bức tượng lớn cao cỡ 40cm, ba lá trầu, một buồng cau sáu trái và một cái lư hương. Theo ước tính của bà Bảy, toàn bộ 13 hiện vật cân nặng dễ hơn cả trăm ký.

Mua bán

Cuối năm 2001, do nợ nần chồng chất bởi không làm ăn gì được mà phải ngồi riết trong nhà giữ khư khư số tài sản đào được, bà Bảy dò la tìm mối bán.
tượng vàng
Bà Bảy và bức tượng ngựa vàng gây nhiều sóng gió - Ảnh: N.A.T.
Hôm sau người tiểu thương đưa đến một người đàn ông giới thiệu tên là V.L., một chuyên gia về đồ cổ. Ông L. dùng cưa sắt cắt một mảnh nhỏ ở góc chân phải con ngựa mang về Phan Thiết phân kim và thông báo con ngựa được đúc bằng “hợp chất đồng 3” (!?).Bà Bảy rỉ tai cho một tiểu thương bán vải ở Phan Thiết biết mình đang có trong tay một con ngựa vàng nặng 31kg và một nải chuối 12 trái nặng 2,8kg. Người này đòi xem hai hiện vật mới chịu tìm người bán giúp.
Ông L. còn khẳng định dãy số 1412 bên mông phải con ngựa là niên đại của cổ vật được đúc từ... thế kỷ 15! Cả ba người vui sướng phác thảo một viễn cảnh tươi đẹp khi bán được hai hiện vật này.
Bà Bảy hứa trả công hậu hĩnh cho hai người kia nếu bán được hai món hàng từ 35-40 lượng vàng như khẳng định của ông L..
Một tuần sau, ông V.L. đưa một người đàn ông sang trọng đến gặp bà Bảy giới thiệu là tên M. từ TP.HCM ra xem hàng. Sau một hồi săm soi lật qua lật lại xem rất kỹ hai hiện vật bằng kính lúp, ông M. đồng ý mua với giá 35 lượng vàng.
Theo yêu cầu của bà Bảy, ông Mến phải mua vàng tại tiệm vàng quen biết với bà Bảy tại chợ Phan Thiết và bà Bảy phải có trách nhiệm vận chuyển, giao hai hiện vật đúng 2g sáng 6-11-2001 tại nhà riêng ông V.L..
Cuộc mua bán diễn ra suôn sẻ. Giữ lời hứa, bà Bảy trả cho ông V.L. và người tiểu thương tiền công dắt mối 7 lượng vàng. Khỏi phải nói bà Bảy vui sướng thế nào khi sở hữu số tài sản quá lớn.
Về đến nhà, lập tức bà bán ngay 4 lượng vàng để trả nợ ngay trong ngày. Số vàng còn lại, bà bỏ vào một túi vải quấn ngang bụng để giữ của.
Có lẽ trong suốt cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bảy, đó là đêm đầu tiên và cũng là đêm cuối cùng bà được ngủ chung với số vàng lớn như thế quấn quanh người.

Cục diện thay đổi

Sáng hôm sau, vừa bước ra đầu làng, bà Bảy bất ngờ bị ông V.L. chặn lại yêu cầu cùng ông đến Phan Thiết để xác định lại tỉ lệ ăn chia .
Tại nhà ông L., hai bên xảy ra cãi vã lớn tiếng khiến công an phường phát hiện lập biên bản tạm giữ hai hiện vật và toàn bộ số vàng họ đang tranh chấp. Vụ việc sau đó được chuyển cho Công an Hàm Thuận Bắc thụ lý theo thẩm quyền.
Ngay lập tức, Công an Hàm Thuận Bắc đã ra quyết định khởi tố vụ án và thu giữ tang vật. Ngoài hai hiện vật “bằng kim loại màu vàng”, Công an Hàm Thuận Bắc còn thu giữ số vàng bà Bảy và ông L. tranh chấp, tổng cộng hơn 289 chỉ vàng.
Ngày 13-10-2003, ông Trần Anh Dũng, chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, ra quyết định xử phạt hành chính bà Nguyễn Thị Bảy 1 triệu đồng và tịch thu “hai hiện vật màu vàng” cùng toàn bộ số vàng vì “có hành vi mua bán loại hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh”. Không đồng ý, bà Bảy gửi đơn khiếu nại.
Sự việc rối rắm, kéo dài đến cuối năm 2004, tức ba năm sau vẫn không thể giải quyết dứt điểm. Đầu năm 2005, sau khi có ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, toàn bộ vụ việc được chuyển giao cho Phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận thụ lý.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu “hai hiện vật màu vàng” gửi đến Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa thông tin.
Đầu tháng 6-2006, sau nhiều lần liên lạc, chúng tôi tiếp cận được bà Bảy. Trong vai người mua đồ cổ, chúng tôi dùng cưa sắt cưa lấy bột kim loại từ chân “con ngựa vàng” để đem về phân kim ở một tiệm vàng có uy tín tại Phan Thiết. cho thấy bột kim loại màu vàng trên là đồng.
Vẫn chưa hết hi vọng, bà Bảy gọi một người thợ bạc quen biết từ Phan Thiết lên mang theo dụng cụ phân kim để thử 13 tượng vàng mà bà đang gìn giữ. Người thợ bạc thử rất nhiều lần rồi mệt mỏi kết luận “không có vàng!”.

Tan vỡ giấc mộng vàng

Vàng là vật vô tri nhưng có sức hút mãnh liệt với con người. Nhìn bà Bảy đáng thương lúc ấy già hơn cả chục tuổi thì biết vàng đã làm bà khốn đốn như thế nào sau bao năm ấp ủ, hi vọng rồi thất vọng.
Đó là chưa kể số của cải đào được này gây ra mâu thuẫn khiến gia đình ly tán, họ hàng nghi ngờ...
Gặp lại chúng tôi lúc này, bà Bảy tâm sự bà vẫn giữ các “tượng vàng” ấy lại như kỷ niệm đắng nghét của cuộc đời mình. Bây giờ bà Bảy đã dọn về ở hẳn với đứa con trai mà trước đây mẹ con họ luôn nghi ngờ nhau vì số của cải đào được từ ngôi mộ cổ.
“Chẳng thà nghèo mà mẹ con rau cháo có nhau” - người đàn bà bộc bạch như kinh nghiệm của đời mình. Với bà bây giờ, giấc mộng vàng ngày xưa coi như đã tan vỡ như bong bóng xà phòng.
Kết quả giám định
Theo hội đồng giám định, hai hiện vật của bà Nguyễn Thị Bảy là kim loại phủ nhũ vàng có kỹ thuật đúc thô. Riêng con ngựa vàng được mô tả cao 43cm, rộng 47cm, bốn chân không đều và cả hai hiện vật đều là đồ mới đúc.
Hội đồng kết luận: “Các hiện vật trên không phải là cổ vật mà đều là những hiện vật mới, không có giá trị về lịch sử, nghệ thuật. Còn về thành phần kim loại cần có xác định của cơ quan chuyên môn”.
Căn cứ từ kết luận này, cơ quan công an đã giao trả lại cho bà Bảy các “hiện vật màu vàng”.
Do yêu cầu của hội đồng giám định chỉ giám định về giá trị lịch sử, nghệ thuật mà không yêu cầu giám định bản chất của kim loại nên bà Bảy vẫn tiếp tục nuôi hi vọng những bức tượng mình đang giữ là vàng ròng.
 

7 đường núi 'dựng tóc gáy' trên thế giới

Đạp xe qua mỏm đá tại Moher hay bước đi trên con đường cực hẹp ở độ cao 1.500 m là những trải nghiệm thót tim nhưng ai cũng muốn thử một lần mạo hiểm.
Bạn sẽ có những giây phút khó quên khi vượt qua được những thử thách này.
1. Mỏm núi Moher, Ireland
Cliff-of-Moher-7948-1410193026.jpg
Mỏm đá tử thần ở Ireland.
Tuy chỉ nằm ở độ cao khoảng 215 m so với Đại Tây Dương nhưng mỏm núi Moher tại Ireland được xếp vào một trong những đường núi “khủng khiếp” nhất thế giới. Với những nếp gấp khúc ngang sườn núi, con đường ở đây dường như chỉ đủ đặt một bàn chân hoặc bánh xe đạp đi qua.
Ngay bên con đường nhỏ chạy dài suốt 8 km ngang sườn núi phía Tây này là vách núi thẳng đứng lao thẳng xuống Đại Tây Dương với bờ nước gập ghềnh đá. Tuy nhiên, mỗi năm, địa điểm này đón tới hơn một triệu du khách dũng cảm từ khắp nơi đổ về, tham gia leo núi và thậm chí là tổ chức những tour xe đạp đi ngang qua mỏm núi này.
2. Đường triền núi Ebenalp, Thụy Sĩ
Ebenalp-Path-Switzerland-3975-1410193027
Con đường ghép gỗ quanh vách đá.
Nằm ở đỉnh cực bắc của dãy núi Alps Appenzell, đỉnh Ebenalp có độ cao tới 1.640 m là một điểm leo núi nổi tiếng tại Thụy Sĩ, thu hút hơn 200.000 khách du lịch mỗi năm. Ebenalp có những đường đi chênh vênh và hẹp, chỉ được lắp ghép bằng gỗ với thành ngăn với vách thung lũng sâu bên dưới vô cùng thấp.
Khách du lịch thường phải đi qua con đường nguy hiểm này sau khi đi cáp treo từ Wasserauen lên tới nhà ga, để đến các hang động kỳ bí từ thời tiền sử nằm tại Wildkirchli. Dọc con đường bộ ấn tượng này còn có một mạng lưới các túp lều đủ màu sắc từ thời xưa vẫn còn tồn tại nguyên vẹn tới ngày nay. 
3. Con đường vua El Caminito del Rey, Tây Ban Nha
El-Camino-Del-Rey-Spain-9032-1410193027.
Con đường được làm từ gỗ và những thanh kim loại nâng đỡ.
El Caminito del Rey được mệnh danh là “con đường Vua” vì hình thành từ những thanh gỗ chỉ rộng gần một mét và đỡ bằng các thanh kim loại mỏng với khoảng cách xa. Cung đường này dài hơn một km và nằm ở độ cao 300 m so với con sông phía dưới đầy những gờ đá và đá tảng gập ghềnh.
Con đường vua được xây dựng từ tận năm 1905 cho các công nhận đi lại giữa 2 nhà máy thủy điện vùng El Chorro ở Tây Ban Nha, và vẫn còn tồn tại tới tận ngày nay mà không hề được tu sửa. Người leo núi trước đây thậm chí còn phải nhảy qua 2 đoạn đường cách nhau do gỗ đã bị gãy. Tuy nhiên, sau khi xảy ra tai nạn chết người của 2 người đi bộ, chính quyền đã đóng cửa con đường năm vào năm 2000.
4. Núi Hoa Sơn, Trung Quốc
Hoa-Son-china-4201-1410193028.jpg
Con đường tử thần trên núi Hoa Sơn, Trung Quốc.
Núi Hoa Sơn có độ cao lên tới 2.161 m nằm ở công viên Quốc gia Hoa Sơn, được mệnh danh là một trong 5 ngọn núi vĩ đại với vách đá dốc nhất Trung Quốc. Trên đỉnh núi có một số tu viện cổ của các đạo sĩ từ xưa, là điểm hấp dẫn du khách tới thăm thú sau khi vượt qua cung đường nguy hiểm quanh núi.
Con đường quanh núi Hoa Sơn còn được biết đến là đường mòn đi bộ nguy hiểm bậc nhất thế giới. Để lên đến đỉnh núi, du khách phải băng qua những nấc thang chênh vênh được đính vào vách đá cao chót vót. Đoạn đường này được coi là nỗi ám ảnh khi người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài, hẹp và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ. Cho tới nay chưa có thống kê chính thức nhưng những báo cáo cho thấy ít nhất 100 vụ tử nạn đã xảy ra trên cung đường này. 
5. Núi Huayna Picchu thuộc Machu Picchu, Peru
Huayna-Picchu-9450-1410193028.jpg
Con đường mòn lên núi Huayna Picchu.
Ngọn núi Huayna Picchu thuộc quần thể thành phố bị mất Machu Picchu của người Inca tại Peru là một trong những đường leo núi đáng sợ nhất thế giới, và thậm chí còn được mang tên “Cung đường tử nạn”. Đỉnh Huayna Picchu cao khoảng 2.720 m trên mực nước biển và cao hơn Machu Picchu tới 360 m.
Từ xưa, người Inca đã xây dựng những đền thờ trên đỉnh ngọn núi cao nhất Machu Picchu này, kèm theo một đường mòn để lên tới đền. Con đường chỉ bao gồm một cầu thang leo cổ cao khoảng 305 m, đầy đống đổ nát và đá trơn trượt, với những góc cua đột ngột sát vách đá rất dễ dàng rơi xuống. Khi trời nhiều mây, việc leo thậm chí còn khó khăn hơn vì du khách thường không nhìn được xa và chỉ có dây cáp thép cũ hỗ trợ. Tuy nhiên, nơi đây thường đóng cửa vào mùa mưa, và một ngày chỉ giới hạn 400 người được đăng ký tới thăm Huayna Picchu.
6. Núi Roche Veyrand, Pháp
Roche-Veyrand-France-8868-1410193028.jpg
Cung đường trên núi Roche Veyrand.
Quanh nước Pháp có tới 120 cung đường leo núi nguy hiểm với chỉ ván gỗ, thang leo cố định hoặc những cây cầu gỗ chỉ đủ đặt vừa một bàn chân. Roche Veyrand là một ví dụ điển hình nhất cho những thử thách này. Đây là ngọn núi cao 1.29 m so với mực nước biển, nằm trong dãy núi Charteuse thuộc Savoie. Và cung đường leo núi cheo leo nằm tại khu vực dãy Alpes Rhone và kéo dài tới vùng Đông Nam đất nước.
Đi hết con đường vô cùng khó khăn bao gồm những cây cầu gỗ bé nhỏ đặt nối giữa hai mỏm đá với những phiến đá đủ chắc để bám vào, du khách có thể đến được thung lũng Entrmonts tuyệt đẹp. Thông thường, một người phải mất ít nhất 2 giờ đồng hồ để đi qua được cung đường đáng sợ này.
7. Vách núi Thiên Môn, Trung Quốc
Tianmen-Mountain-China-7502-1410193028.j
Đường lên cửa thiên đường - Thiên Môn.
Thiên Môn – cửa thiên đường, đúng như tên gọi của nó, là một ngọn núi cao gần 1.500 m, phần lớn luôn chìm trong sương và mây. Dường như để giúp khách du lịch chứng tỏ lòng thành và quả cảm khi tới được cửa thiên đường, nơi đây cho xây một đường trên không hoàn toàn bằng kính chịu lực dài tới 60 m nằm ở độ cao 1.432 m so với mực nước biển trên vách núi này.
Những người không chịu được độ cao khi nhìn thẳng từ trên xuống thông qua lớp kính trong suốt thường phải chọn chuyến viếng thăm vào ngày nhiều sương mây hoặc mùa lạnh có tuyết. Tuy nhiên, cảm giác đứng ở độ cao gần 1.500 m nhìn thẳng được xuống đáy thung lũng và vách đá thẳng đứng cũng là một trò chơi can đảm đáng để thử. Ngoài ra, không ai được phép chạy nhảy để thử độ bền của con đường để đảm bảo sự an toàn cho người tham quan. 
VnExpress

Hãi hùng chứng kiến những xác ướp treo trên vách núi

Cập nhật lúc: 20:50 08/07/2014

(Khám phá) - Sau khi hun khói, các xác ướp không được chôn trong các ngôi mộ, thay vào đó, chúng được đặt trên các vách đá dựng đứng để có thể nhìn thấy những ngôi làng ở phía dưới.

Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc Anga ở cao nguyên Morobe của Papua New Guinea đã thực hiện một kỹ thuật ướp xác vô cùng rùng rợn bằng cách hun khói.
Sau khi hun khói, các không được chôn trong các ngôi mộ, thay vào đó, chúng được đặt trên các vách đá dựng đứng để có thể nhìn thấy những ngôi làng ở phía dưới. Cảnh tượng một loạt những xác chết màu đỏ treo trên vách đá rất đáng sợ và khá kỳ cục, nhưng với những người Anga, đó là một hình thức cao nhất để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.
Xác ướp hun khói trên vách núi
Những xác chết hun khói treo trên vách núi ở cao nguyên Morobe của Papua New Guinea
Quá trình ướp xác được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng bởi những người có kinh nghiệm. Đầu tiên, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của thi thể được cắt ra để phần mỡ trong cơ thể được thoát ra hoàn toàn. Sau đó, các cọc tre được chọc xuyên qua thi thể người chết và phần mỡ chảy ra từ thi thể được dùng để xoa lên cơ thể của những người họ hàng đang sống. Thông qua nghi lễ này, sức mạnh của người quá cố được cho là sẽ chuyển giao cho những người sống. Phần mỡ còn lại được sử dụng như 1 loại dầu ăn.
Trong công đoạn tiếp theo, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác thịt mục nát. Đây được coi là bước quan trọng để đảm bảo xác ướp được hoàn hảo qua nhiều thế kỷ. Lòng bàn chân, lưỡi, và lòng bàn tay cũng được cắt ra và giao cho vợ hoặc chồng đang còn sống. Phần còn lại của xác chết sau đó được ném vào đám lửa cháy.
Sau khi được hun khói, xác ướp được phủ bằng đất sét và đất màu đỏ, tạo thành một cái kén tự nhiên, bảo vệ thi thể khỏi bị sâu mục và động vật ăn xác thối. Quá trình ướp xác đã hoàn tất và xác ướp đã sẵn sàng để treo lên vách núi.
Tất cả nam giới, phụ nữ và thậm chí cả trẻ nhỏ Anga đều được ướp xác theo cách trên. Các xác ướp có niên đại ít nhất 200 năm vẫn còn được tìm thấy ở cao nguyên Morobe hiện nay. Trong những ngày giỗ hoặc các sự kiện quan trọng, các xác ướp có thể được đưa xuống từ vách đá, rồi lại treo lên ngay sau đó.
Nghi lễ ướp xác của người Anga đã bị cấm năm 1975 khi Papua New Guinea giành được độc lập. gày nay, nhiều bộ tộc thực hiện chôn cất theo nghi lễ Kitô giáo, và chỉ có một vài bộ lạc ở các vùng xa xôi vẫn tiến hành nghi lễ ướp xác rùng rợn của họ.

Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người (P1)

Lão nông đã tự làm một cuộc điều tra nho nhỏ, tìm đến vạt rừng cháy hôm trước, thất thần nhận ra một số vật chứng gần đám cháy. Sự liên tưởng lóe lên trong đầu khiến điều này dù mới là giả thiết, vẫn khiến ông sợ hãi không thể đi được nữa, phải bò lết xuống chân đồi, vừa lết vừa van vái: “Không phải tôi, không phải tôi”.
Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người (P1)
Xác người chết bị nhầm xác tinh tinh đã được nấu thành cao (hình minh họa)
(PLO) - Chỉ vì một chút hám lợi nhỏ nhoi, một số người tại ngôi làng vùng trung du lại quên khuấy đi chuyện đặt ra những nghi vấn, để mắc sai lầm tai hại nhầm xác người với xác tinh tinh. Người ta hồ hởi mang “con tinh tinh” đi nấu cao, hồ hởi chúc rượu nhau,.
Tinh tinh chết cháy?
Như PLVN đã đưa tin, trong bài viết Rùng rợn nồi cao tinh tinh nấu nhầm xác người, kể câu chuyện ông Đinh Văn Ngạch (SN 1946, ngụ thôn Đá Cóc, xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) là đầu mối gây ra sự việc nhầm lẫn hi hữu. Năm ấy, ông được một chủ rừng trong thuê trông coi khu rừng trồng cây lấy gỗ.
Chiều ngày 5/12/1998, ông Ngạch lên rừng kiểm tra, phát hiện một khoảng rừng có nhiều ruồi nhặng bay. Tiến lại gần, ông thấy giữa khoảng rừng bằng phẳng cháy trụi là vật thể lạ, cháy phía ngoài đen thui, hình dáng giống hệt khỉ. 
Đúng thời gian ấy, khi ấy đúng dịp người ta truyền tai nhau đồn đại, ở tận nước Lào, rừng nguyên sinh cháy lớn, nhiều con vật quý hiếm chạy tán loạn. Nhìn vật thể cháy đen, ông thợ săn suy đoán đây là con tinh tinh tận nước Lào chạy sang đây. Nhận định sai lầm này là khởi nguồn câu chuyện rùng rợn sau này. 
Người thợ săn tìm dây rừng buộc xác “con tinh tinh”,  kéo vượt qua quả đồi, đưa về làng cách đó hơn 3km. Về đến nhà thì trời chiều muộn, ông bỏ “con vật” ở góc sân, đợi sáng mai trời sáng. 
Biết tin ông Ngạch săn được loài “động vật quý hiếm” xưa nay chưa từng có, nhiều người kéo đến ngắm nghía. Ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng thôn Đá Cóc nhớ lại, xác “con tinh tinh” khi ấy đã bị biến dạng, cháy xém, đen thui, lưng gù, bắp chân vừa to vừa dài. Đặc biệt, quan sát thấy hai bàn tay co quắp, móng tay khá dài, chi trước phồng lên. Do bị cháy nên cằm hất lên, cổ rụt, khuôn mặt co lại, hàm răng nhe ra trắng nhởn. 
“Trông giống y hệt con tinh tinh mà mọi người được xem trong tranh ảnh, vô tuyến. Quả thật nó quá giống tinh tinh, khiến cả tôi khi đó cũng tin rằng đó là loài vật quý hiếm”, trưởng thôn trần tình. 
Dân làng còn khiêng “con tinh tinh” ra giữa sân đo chiều dài, cân nặng, cười nói rôm rả. Đến tận đêm muộn mọi người mới tản ra, ai về nhà nấy. 
Sáng hôm sau, ông Ngạch cùng một số người mang “tinh tinh” ra ao đầu làng rửa sạch, mổ xẻ. Tổng cộng có khoảng trên mười người trực tiếp tham gia mổ xác “con tinh tinh”. Người trực tiếp cầm dao lóc thịt, chặt xương là ông Đinh Viết Dung, em rể của ông Ngạch. Hoàn tất công việc, ông Dung còn giữ nguyên một chi trước của “con tinh tinh”, mang về treo ở gác bếp làm kỷ niệm.
Cao “đặc biệt” có màu đỏ  
Cũng trong buổi sáng hôm đó, thông tin về việc dân làng bắt được “động vật quý hiếm” đã đến tai cơ quan chức năng. Một cán bộ kiểm lâm được cử đến. Vị kiểm lâm viên đến muộn, khi người làng đã hoàn tất xong việc mổ xẻ, nên chỉ chụp được 7 kiểu ảnh về bộ xương “tinh tinh”. 
Vị cán bộ kiểm lâm còn xin chiếc đầu “tinh tinh” về làm kỷ niệm. Trước khi rời đi, kiểm lâm viên đề nghị mọi người hoãn việc nấu cao lại để ông lên cấp trên báo cáo tình hình, nhưng cả một tuần sau mới thấy quay lại, khi đó nồi cao đã nấu xong. 
 Ao làng nơi ông Ngạch xẻ thịt “tinh tinh”
Hơn chục người cả ngày lẫn đêm thay phiên nhau túc trực. Sau ba ngày ba đêm, việc nấu cao hoàn thành. Mọi người vớt cao ra đĩa, chờ để nguội. Có điều lạ là không giống cao khỉ màu nâu và cứng, loại cao này khá mềm, có màu đỏ nhạt. Mọi người gạt đi: “Cả đời mới thấy tinh tinh một lần, đương nhiên cao tinh tinh phải khác cao khỉ chứ”. 
Nồi cao nấu xong, được ngâm rượu để nhiều người làng tới nếm thử. Nhân chứng Nguyễn Văn Đông (SN 1964, ngụ khu Dốc Cóc, xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ), một người hôm đó tình cờ có mặt tại thôn Đồng Cóc, cũng được “thưởng thức” loại rượu này, nhớ lại: “Chủ nhà mời tôi uống hai chén nhỏ, còn dặn “cao này quý, uống ít mới bổ, có tác dụng””. “Cao tinh tinh” màu đỏ nhờ, khi pha vào rượu, hỗn hợp này lại có màu vàng như mỡ gà. Đặc biệt, cảm giác gây gây khi uống thì đến chết vẫn không quên được. 
“Nói thật khi ấy mọi người nói là rượu quý, lại rất bổ, cả đời gặp một lần nên tôi mới uống hai chén. Mùi gây gây xộc thẳng lên mũi, gây gây đến mức không thể tưởng tượng được vì trên đời này chưa có cái gì để so sánh”, nhân chứng nhớ lại.
Nồi cao hôm đó, sau khi cô đặc lại, có trọng lượng hơn 1kg. Trong thời gian chờ cao khô cứng để phân chia, mọi người rụng rời chân tay vì một nhân chứng phát hiện ra đám cháy rừng sau vài ngày đi chơi xa vừa trở về. 
Đám cháy bí ẩn
Nhân chứng đó là ông Đinh Văn Tám (SN 1948, ngụ thôn Dốc Kẹm, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn). Đối diện lán của ông, bên kia quả đồi là khoảng rừng nơi ông Ngạch đã phát hiện ra “xác tinh tinh”.
 Một nhân chứng thuật lại sự việc
Ông Tám nhớ lại, nửa đêm 29/11/1998 sáu ngày trước khi ông Ngạch tìm thấy “xác tinh tinh”, ông đang nằm ngủ ở lán thì nghe một tiếng nổ khá lớn, kêu “bụp” phát ra từ bên kia quả đồi. Nhìn sang khu rừng đối diện, ông thấy xuất hiện ánh lửa phát ra từ đám cháy nhỏ, kèm theo đó là tiếng nổ lép bép. Cho rằng người nào đó đi đốt ong rừng ban đêm, ông quay lại giường ngủ tiếp.
Hai hôm sau, ông có việc mấy ngày liền ở tận Hà Giang, nên việc người làng bên bắt được xác “tinh tinh quý hiếm” ông không hay. Cả tuần sau về nhà, được nghe kể lại người dân thôn Đá Cóc tìm thấy xác “con tinh tinh quý hiếm” gần đám cháy tối hôm trước, ông bán tin bán nghi. 
Lão nông đã tự làm một cuộc điều tra nho nhỏ, tìm đến vạt rừng cháy hôm trước, thất thần nhận ra một số vật chứng gần đám cháy. Sự liên tưởng lóe lên trong đầu khiến điều này dù mới là giả thiết, vẫn khiến ông sợ hãi không thể đi được nữa, phải bò lết xuống chân đồi, vừa lết vừa van vái: “Không phải tôi, không phải tôi”.
(Còn nữa)
Hữu Sơn

Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người (phần 2)

Cảm giác kinh hoàng hơn khi chợt nhớ lại chuyện lạ hôm trước mấy người ở thôn Đồng Cóc nói, những xoong nồi dùng để nấu “cao tinh tinh”, khi mang đi rửa, dìm mãi mà vẫn không chịu chìm, cứ nổi lềnh phềnh trên mặt nước như “ma làm”.
Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người (phần 2)
Khu rừng nơi phát hiện đám cháy
(PLO) - Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người bắt đầu được hé lộ khi một người trông rừng trở về sau chuyến đi dài ngày. Những hoài nghi đã đưa ông đến hiện trường phát hiện sinh vật lạ. Ông đã thu nhặt được những chứng cứ khiến cả làng rụng rời chân tay vì nồi "cao tinh tinh được nấu bằng... xác người.
Nhân chứng đặc biệt  bắt đầu cho Hành trình giải mã vụ án nấu nhầm cao… người  là ông Đinh Văn Tám (SN 1948, ngụ thôn Dốc Kẹm, xã Hương Cần). Ông được giao trồng 18ha rừng ở thôn Đá Cóc. Đối diện lán ông ở, bên kia quả đồi, là khoảng rừng nơi  phát hiện ra “xác tinh tinh”.
Tinh tinh biết… mặc quần áo?
Đêm 29/11/1998, sáu ngày trước khi phát hiện xác sinh vật lạ, ông Tám đang nằm ngủ ở lán thì nghe một tiếng nổ khá lớn. Ông choàng tỉnh dậy, nhìn sang khu rừng đối diện, thấy xuất hiện ánh lửa phát ra từ đám cháy nhỏ. Đoán rằng người nào đó đi đốt ong rừng ban đêm, ông quay lại giường ngủ tiếp.
Hai hôm sau, ông có việc đi Hà Giang. Cả tuần sau về nhà, mới được nghe kể chuyện người dân thôn Đá Cóc bắt được “con tinh tinh quý hiếm” ở gần đám cháy tối hôm trước, ông đã nghi ngờ.
 “Tôi nói với mọi người rằng khó có tinh tinh ở khu rừng này được, khả năng bị nhầm lẫn rất cao. Tuy nhiên, nhiều người trong bàn nhậu phản bác lại ý kiến của tôi, cho rằng sinh vật giống hệt con tinh tinh”, ông Tám nhớ lại. Tranh luận một hồi lâu, men rượu đã ngà ngà, ông cao hứng: “Giờ ai dám cùng tôi lên chỗ bị cháy xem không?”. Ban đầu một số người chần chừ, nhưng được ông Tám “khích tướng”, nên khoảng 16h, nhóm bốn người do ông Tám dẫn đầu lần lên ngọn đồi.
Khu vực đám cháy là một bãi đất khá bằng phẳng, rộng cỡ hai manh chiếu ghép lại, ở giữa là đống tro tàn. Ông Tám dùng que bới đống tro tàn lên, quan sát thật kỹ, bàng hoàng nhận ra một cúc áo bằng đồng, một cặp tóc bằng nhôm, mảnh vải nhỏ màu xám chưa cháy hết. Cả nhóm người dụi mắt đi dụi mắt lại vài lần: Phải chăng “tinh tinh” cũng mặc quần áo?
Chân tay run rẩy, họ ngồi phịch xuống đất một lúc cho tĩnh tâm, rồi lại tiếp tục sục sạo. Trong những thanh củi chưa cháy hết quanh đám tro, ông Tám còn thu được mấy sợi tóc dài giống như tóc của phụ nữ. Bốn người ngơ ngác hỏi nhau: “Tinh tinh làm gì có tóc và những thứ này được”. 
Sợ hãi tột cùng, nhưng không được tháo chạy, phải cố bình tĩnh. Đầu óc lùng bùng, chân xiêu vẹo, nhóm người lê lết rời khu rừng lần xuống chân đồi. 
Sợ nhũn người
Đoàn người run run đi về. Tối hôm đó, ông Tám lại có cảm giác lạnh mình, không dám ở lán trong rừng lạnh lẽo, mà về nhà ở thôn Dốc Kẹm. Chiếc phong bì đựng những tang chứng trong túi ông cứ cảm giác lúc nặng lúc nhẹ. 
Ông say rượu, hay ảo giác có cảm giác ai đó níu kéo túi quần ông? Cảm giác kinh hoàng hơn khi chợt nhớ lại chuyện lạ hôm trước mấy người ở thôn Đồng Cóc nói, những xoong nồi dùng để nấu “cao tinh tinh”, khi mang đi rửa, dìm mãi mà vẫn không chịu chìm, cứ nổi lềnh phềnh trên mặt nước như “ma làm”. 
Nghĩ đến đây, chân ông như nhũn ra. Ông ghé vào một cửa hàng tạp hóa, mua bó nhang. Đến trước cổng nhà mình, ông cẩn thận bỏ chiếc phong bì ra, kẹp vào hai thanh gỗ hàng rào trước sân, thắp nhang cầu khấn: “Tôi về đến nhà mình rồi, ông bà không phải là người nhà tôi nên không vào nhà được. Mong ông bà cứ tạm ở đây”. 
Sáng sớm hôm sau, câu chuyện lọt đến tai bà phó thôn. Bà phó thôn thì nhanh chân bước về trụ sở ủy ban xã báo cáo sự việc. 
Cả xã “nổi sóng”
Chiều cùng ngày, Trưởng công an xã Hương Cần đến nhà ông xác minh sự việc. Nhìn vật chứng, ông ta sững người, lập tức mời ông Tám lên xã. 
Một cuộc họp bất thường được triệu tập ngay lập tức tại trụ sở UBND xã Hương Cần, có mặt đầy đủ chủ tịch, bí thư. Sau khi ông Tám giở tang vật ra và trình bày ngắn gọn quá trình đi tìm những chứng cứ, chủ tịch xã lập tức gọi điện thông báo sự việc đến lãnh đạo xã bạn Thắng Sơn. Toàn bộ công an viên hai xã được triệu tập. 
 Xác “sinh vật lạ” đã được nấu cao (hình minh họa)
Một nhóm công an viên được phân công lên hiện trường xem xét lại tình hình, bảo vệ hiện trường; một nhóm được cử đến chỗ những người nấu cao. 
Nồi cao đã nguội, đã được đổ ra túi bóng, đựng trên đĩa tròn. Những khúc xương sau khi nấu cao cũng vẫn còn, trắng bệch, nhẹ tênh. Chỉ ít hôm nữa, có thể những cục xương này cũng được tán thành bột, hòa vào với cao. Tất cả tang vật này đều được lực lượng chức năng thu giữ. Bàn tay “tinh tinh” đang treo ở gác bếp nhà một người trong xóm, chiếc đầu “tinh tinh” ở nhà vị cán bộ kiểm lâm cũng lập tức được thu về. 
Nghe thông tin tìm thấy tóc người, quần áo trong đám cháy, những người tham gia quá trình xẻ thịt “tinh tinh” người mặt tái mét, cắt không còn giọt máu; người thì trấn an “Cả làng cùng xem, ai cũng nói đó là giống khỉ, nhầm lẫn sao được”.
Tất cả được lệnh yên vị, chờ công an huyện và tỉnh sáng hôm sau sẽ tới.
Vì sao lại có những tóc người, quần áo trong đám cháy? Phải chăng những người tìm thấy xác sinh vật lạ đã phạm phải sai lầm chết người? Hiện trường đã cháy tan hoang, dù cảnh sát vào cuộc thì cũng có thể tìm ra lời giải? Mời bạn đọc đón tiếp trên Xa lộ pháp luật số 158.
Chiều ngày 5/12/1998, ông Đinh Văn Ngạch (SN 1946, ngụ thôn Đá Cóc, xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) lên thăm rừng, phát hiện một sinh vật chết trong đám cháy rừng. Người này cho rằng đó là “con tinh tinh” bị biến dạng, cháy xém, đen thui, lưng gù, chi trước co quắp, bị cháy nên cằm hất lên, cổ rụt, khuôn mặt co lại, hàm răng nhe ra trắng nhởn. Ông Ngạch kéo xác tinh tinh về, cùng nhiều người trong làng lọc xương nấu cao.
Vị kiểm lâm phụ trách khu vực còn đến xem xét, xin chiếc đầu về làm kỷ niệm. Nồi cao nấu lên có điểm đặc biệt là màu đỏ nhờ và mùi gây đặc biệt. Nhiều người đã nếm cao, mới sững người khi một nhân chứng đám cháy đi xa trở về, thuật lại những điều bất thường.
Hữu Sơn
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét