Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 28

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Choáng: Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới

Nhiều doanh nghiệp thừa nhận chính công nghệ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nước ta chậm đổi mới, chậm học hỏi không theo kịp các nước mới là yếu tố gây ra cái chết... không đáng có.

Choáng: Thịt lợn, bò Việt Nam đắt nhất thế giới
Ở các siêu thị, thịt bò nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng
Nội dung nổi bật:

- So với thịt gia súc trong nước, thịt bò, heo nhập khẩu từ Úc có giá thấp vì: Giá thành sản xuất thấp hơn (đồng cỏ bao la, chi phí thức ăn thấp hơn, nuôi nhàn hơn), giống tốt (khối lượng gấp đôi gấp 3 giống bò, heo nội; tỷ lệ thịt cao hơn; tạo thịt nhanh), chuỗi sản xuất - tiêu thụ bài bản hơn. 

- Ngay cả bò mang mác nội địa thực chất từ Thái Lan, Lào, Campuchia được dắt qua biên giới Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị)… , trung bình một ngày có khoảng 4.000 con vào Việt Nam qua đường biên giới. 

- Chi phí đầu vào, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rời rạc cũng là những yếu tố đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm doanh nghiệp (DN) nội mất khả năng cạnh tranh. Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.

Thịt Việt Nam đắt nhất thế giới
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cảnh báo nếu ngành chăn nuôi không giảm được giá thành sản xuất xuống bằng hoặc thấp hơn các nước thì thị trường thực phẩm thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh. 
Điểm yếu nằm ở hai mặt hàng chủ lực của chăn nuôi nước ta là thịt bò và thịt heo đều có giá thành sản xuất quá cao so với các nước. Dù đã có những bước cải thiện nhưng công nghệ, chuỗi sản xuất, năng suất vẫn không bì kịp nước ngoài.
Ông Vang cho biết giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg. Gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. 
Tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hiện nay, thịt bò nhập khẩu từ Úc ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng đều cho rằng thịt bò Úc mềm, ngon, chất lượng hơn. Và quan trọng là giá cả lại không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. 
Hiện nay, giá bò Úc đã tăng cao do giáp tết nhưng ngoại trừ thịt phi lê bò đắt hơn 10.000-20.000đồng/kg, các mặt hàng khác như nạm, gân bò… giá cũng tương đương thịt bò Việt Nam.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết năm 2013 có khoảng 50.000 con nhập về Việt Nam, dự kiến trong năm 2014 sẽ còn tăng thêm. Trong thời gian tới, bò Brazil và Ấn Độ cũng sẽ nhập vào Việt Nam. Tại thị trường TP.HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam. Thay thế vào đó là thịt bò Úc, được nhập khẩu nguyên con về giết mổ.
Bò mang mác nội địa thực chất từ Thái Lan, Lào, Campuchia được dắt qua biên giới Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị)… nhưng số lượng đang giảm dần mà chất lượng lại kém. Trung bình một ngày có khoảng 4.000 con vào Việt Nam qua đường biên giới. 
Giá bò trong nước cao hơn nên hiện giờ Vissan cũng không mua được. Vì vậy, đơn vị này buộc phải mua bò Úc từ các đơn vị nhập khẩu trong nước về bán. Bò Úc được nhập nguyên con, được kiểm định, kiểm dịch chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên rất an tâm về chất lượng.
Không chỉ thịt bò mà thịt heo, thịt gà sản xuất trong nước đều có giá thành sản xuất cao hơn hẳn các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết giá heo hơi nước ta có thể nói luôn cao nhất thế giới. Hiện nay giá heo hơi nước ta đang ở mức 50.000 đồng/kg. Dù đang là mùa đông, nguồn cung thịt giảm, nhu cầu cuối năm quá lớn nhưng giá heo hơi ở Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn heo Việt Nam 5.000 đồng/kg, còn bình thường luôn thấp hơn Việt Nam. 
So với Thái Lan hay xa hơn là Mỹ, Canada, giá thành nuôi heo ở Việt Nam đều cao hơn. “Sắp tới, gà nội sẽ chết nữa nếu gà Trung Quốc với giá rẻ như cho, chỉ hơn 10.000 đồng/kg ồ ạt tràn sang. Đấy là chưa nói đến thịt nhập khẩu ngày càng tăng từ Hàn Quốc, Mỹ, Ba Lan…” - ông Bình lo ngại.
Thịt ngoại thấp là hợp lý
“Ai cũng thắc mắc tại sao bò Úc mà lại giá rẻ thế. Thế nhưng điều đó lại rất hợp lý vì điều kiện chăn nuôi bò tại Úc đảm bảo sản xuất ra những con bò giá rẻ như vậy” - ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho hay.
Theo ông Bình, khó mà đem so sánh chăn nuôi bò tại nước ta hay các nước Campuchia, Lào, Thái Lan với ngành công nghiệp nuôi bò của Úc. Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. 
Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con. 
Một con bò tại Úc họ chỉ tính lượng thịt phi lê vì người tiêu dùng ở nước họ không ăn nội tạng, xương, đầu. Nếu nhập nguyên con thì DN thực phẩm nước ta sẽ được lợi nhiều hơn. 
“Như con heo nuôi ở Mỹ, Canada, giá thành thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 50%, trong khi nước ta là 75%. Thức ăn thì nhập, thuốc thú y thì tăng cao, phòng, chống dịch bệnh thì yếu kém, nuôi thì nhỏ lẻ, lấy đâu giá heo rẻ được. 
Trung Quốc là nơi sản xuất 60% lượng heo thế giới nhưng giá vẫn rẻ hơn vì con giống có, cám cung ứng đủ, kỹ thuật tốt hơn. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ mỗi trang trại heo mấy chục ngàn USD nên thịt heo bán ra giá rẻ” - ông Bình phân tích.
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết DN nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát giá tốt. Vì vậy khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ như vậy. Tỉ lệ thịt của bò vàng sau khi giết mổ chỉ đạt 50%, còn bò Úc đạt lên đến 60%-65%. Ngoài ra, vì nhập nguyên con nên được giảm thuế, thuế nhẹ hơn nhập thịt đông lạnh.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cũng cho biết: “Thịt ngoại nhập vào đúng là cần kiểm tra, hạn chế nếu có thể để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nói thịt ngoại bán phá giá là không đúng, không có chuyện đó. 
Tại Mỹ, sau khi chọn lựa những con bò tiêu chuẩn, họ thả hàng trăm con trong một khuôn viên đồng cỏ vài chục hecta, không cần chăm sóc nhiều. Cũng giống như con heo, gà, chỉ nói so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngành chăn nuôi nước ta đã không theo kịp về hệ thống công nghiệp, tập trung. 
Giống heo nước ngoài chỉ ăn 2 kg cám là cho ra 1 kg thịt, trong khi heo nước ta phải ăn mất 3-3,2 kg cám mới có 1 kg thịt”.
>> Úc ngừng cung cấp thịt bò cho Việt Nam
Theo PL TP.HCM

Giá thịt lợn, bò đắt hơn cả Mỹ, Úc, "cửa" nào cho nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập?

Giá thành sản xuất thịt bò ở Việt Nam hiện đang ở mức 200.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt bò Úc dù chất lượng không bằng. Theo tính toán, chi phí sản xuất thịt lợn của Việt Nam đang cao hơn cả thịt lợn Mỹ, chi phí sản xuất gà cao hơn gà Malaysia, Chile… - những nước thành viên trong TPP.

​Giá thịt lợn, bò đắt hơn cả Mỹ, Úc, "cửa" nào cho nông nghiệp Việt Nam thời hội nhập?
Ai là đối thủ của Việt Nam?
Với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do với các đối tác khác, việc loại bỏ hàng rào thuế quan sẽ đem lại thách thức lớn cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Hội Chăn nuôi Việt Nam dự báo: Khi xóa bỏ thuế quan, các mặt hàng chăn nuôi có khả năng nhập nhiều vào Việt Nam từ các nước đối tác FTA là:
- Thịt bò đông lạnh: từ Mỹ, Canada, Úc, Ấn Độ, New Zealand
- Bò thịt sống: từ Úc, Thái Lan
- Sữa và sản phẩm sữa: từ Úc, New Zealand
- Thịt lợn đông lạnh: từ Mỹ, Tây Ban Nha, Đan Mạch
- Thịt gà đông lạnh và phụ phẩm: từ Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan.
Thách thức của ngành chăn nuôi Việt Nam là gì?
Thách thức số 1 của ngành chăn nuôi là năng suất vật nuôi thấp, năng suất lao động thấp, dẫn đến giá thành cao. So với các nước TPP, giá thành một số sản phẩm cao hơn tới 50%”, TS. Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi cho biết.
Theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam, giá thành 1kg thịt (carcass) bò Úc (nhập bò sống về Việt Nam để giết mổ) sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, nuôi tân đáo, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng… là khoảng 170.000 đồng – 180.000đồng/kg.
Trong khi đó, bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000 đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.
Với các loại thịt lợn, bò, gà công nghiệp, giá thành sản xuất/1kg của Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Nguồn: Viện Chăn nuôi.
Nguồn: Viện Chăn nuôi.

Nguồn: Viện Chăn nuôi.
Nguồn: Viện Chăn nuôi.
Một vấn đề nữa của nông nghiệp Việt Nam là vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Nga muốn sang mua lợn Việt Nam nhưng vì dịch bệnh nhiều nên đã chuyển sang mua lợn của Thái Lan”, ông Trúc kể. Nếu không cạnh tranh nổi về giá và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm, việc thịt ngoại tràn vào là đương nhiên.
Với TPP, ngành chăn nuôi có “thất trận”?
Theo Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, TPP cam kết xoá bỏ thuế quan về 0% nhưng có lộ trình với Việt Nam. Ngành chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.
Đây là CƠ HỘI VÀNG về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng…cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, một vấn đề luẩn quẩn trong phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là các chính sách hỗ trợ.
“Nhiều khẩu hiệu, các chuyên gia kinh tế và cả những quan chức cao cấp đều cho rằng phải tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp nội, chú trọng khu vực nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, nhưng đáng tiếc là cho đến nay điều này vẫn chỉ trong lời nói hoặc trên giấy mà chưa thực sự đi vào nền kinh tế”, chuyên gia thống kê Bùi Trinh cho biết.
Ông Trinh lấy ví dụ từ chính sách thuế: Theo Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, cần phân biệt hai loại hình: loại phải chịu thuế giá trị gia tăng nhưng có thuế suất là 0% và loại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Hai loại này tuy có chung đặc điểm là doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT; nhưng loại hình thứ hai (áp dụng với một số ngành làm đầu vào của nông nghiệp) sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, trong khi sản phẩm của các ngành này bao gồm rất nhiều các loại thuế nằm lẫn trong chi phí đầu vào.
Vì vậy, doanh nghiệp các ngành trong danh sách này thậm chí còn thiệt thòi hơn cả khi phải chịu một mức thuế suất nào đó. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp ấy không thể giảm giá bán và những ngành sử dụng sản phẩm của những ngành này làm chi phí đầu vào cũng không được hưởng lợi gì từ chính sách hỗ trợ nửa vời như vậy.
Phía thiệt thòi vẫn là người nông dân và các doanh nghiệp nội.
Ngoài ra, theo ông Trinh, lãi suất ngân hàng, tham nhũng vặt, giá điện xăng luôn tăng cũng khiến giá thành của các sản phẩm là chi phí đầu vào của nhóm ngành nông nghiệp không thể giảm, từ đó khiến giá thành sản xuất của nhóm ngành nông nghiệp không thể giảm trong khi giá bán lại không thể tăng.
Vậy, làm sao để các doanh nghiệp nội “đấu” được với doanh nghiệp ngoại trên mặt trận chăn nuôi khi TPP chỉ còn 2 - 3 năm nữa sẽ có hiệu lực?
Góp phần giải đáp câu hỏi này, ngày 21/11/2015 tại Khách sạn Rex, Tp. Hồ Chí Minh, Kênh thông tin Kinh tế Tài chính CafeF phối hợp với Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh doanh với chủ đề Đầu tư Nông nghiệp thời TPP.
Để biết thêm thông tin và tham dự chương trình, quý nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đăng ký với Ban tổ chức tại: http://event.cafef.vn/ .
CafeBiz là bảo trợ truyền thông chính thức cho sự kiện này.
Nguyên Bảo
Theo Trí Thức Trẻ

8 sự kiện kinh tế năm 2015 có thể thay đổi hoàn toàn tương lai Việt Nam

Những sự kiện tác động lớn nhất tới kinh tế Việt Nam năm qua có thể gói gọn trong 3 vấn đề: FTA, Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, 2015 có thể coi là năm "bội thu" các Hiệp định tự do thương mại của Việt Nam.

    8 sự kiện kinh tế năm 2015 có thể thay đổi hoàn toàn tương lai Việt Nam
    1. Hoàn tất đàm phán hiệp định thế kỷ - TPP
    Sau nỗ lực suốt 5 năm đàm phán, vào đầu tháng 10/2015, 12 nước TPP đã có tiếng nói chung. Đối với Việt Nam, một đất nước có GDP vào loại thấp nhất so với các thành viên còn lại, TPP vừa mở ra một cơ hội, đồng thời cũng là thách thức lớn.
    Theo các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
    Đối với xuất khẩu và đầu tư, sẽ phát triển theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thành viên khi thuế quan dần giảm về 0%, thu hút đầu tư vốn ngoại vào thị trường Việt Nam tăng cao.
    2. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU - EVFTA
    
Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU - Cecilia Malmstrom ký Hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker. Ảnh: Internet.
    Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU - Cecilia Malmstrom ký Hiệp định với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker. Ảnh: Internet.
    Ngày 2/12 vừa qua, Việt Nam và EU chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do.
    Các tác động tích cực của EVFTA bao gồm: Mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các Hiệp định FTA đã được ký kết cho tới nay. So với TPP, hưởng lợi của Việt Nam từ EVFTA cũng không hề thua kém.
    Quan trọng hơn, EVFTA đã tính toán tới lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các quốc gia EU. Điều này được thể hiện qua các mặt hàng trao đổi giữa các quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có ưu thế.
    3. FTA Việt Nam - Liên minh Á Âu
    
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) 
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) 
    Tối ngày 29/5, tại Kazakhsatn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức ký bản hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU), gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
    Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
    Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD).
    Trong giai đoạn tới, khi thực hiện hiệp định EEUV-FTA, phía Liên minh xóa bỏ thuế ngay đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Liên minh như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, hàng điện tử…
    4. Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ
    Hôm 11/8, Trung Quốc đã chính thức tuyên bố phá giá nhân dân tệ 1,9%. Chỉ trong vòng 3 ngày, đồng NDT đã giảm 4,6 % so với đồng USD. Sau nhiều lần tăng giảm liên tiếp, vào sáng 14/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc một lần nữa phá giá đồng Nhân dân tệ. Theo đó, một đô la Mỹ giờ đổi được 6,4495 NDT.
    Thực tế làn sóng phá giá đồng tiền của mình đã diễn ra tại rất nhiều các quốc gia trong khu vực trong năm nay. Lần lượt Philippine, Indonesia,... đều phá giá rất mạnh đồng tiền. Việc Trung Quốc phá giá liên tiếp đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ tác động trực tiếp tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu.
    5. Nới room cho nhà đầu tư ngoại
    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012. Nghị định 60 không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Chứng khoán SSI là công ty đầu tiên nới room ngoại lên 100% vào đầu tháng 9 năm nay.
    Tuy nhiên, sự hồ hởi của SSI không tạo thành trào lưu. Hầu hết các công ty trên sàn vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể trước khi quyết định nới room cho khối ngoại.
    6. Giá dầu lao dốc không phanh
    Nếu đầu năm 2015, giá dầu còn neo ở ngưỡng khoảng 60 USD/thùng thì vào những ngày cuối năm, giá dầu đã “rớt” xuống gần mức thấp kỷ lục của năm 2008, giao dịch quanh mốc dưới 40 USD/thùng và đang làm dấy lên những lo ngại có thể rơi về mức 20USD/thùng.
    Việc giá dầu giảm liên tục trong khi các quốc gia cam kết không giảm sản lượng đang khiến các nước xuất khẩu dầu gặp nhiều khó khăn, trong đó có Việt Nam.
    Một chuyên gia kinh tế đã nhận định, nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và có thể làm giảm 2 điểm phần trăm tăng trưởng GDP năm 2016. Tuy nhiên, với việc đóng góp từ xuất khẩu dầu giảm từ 20% GDP xuống chỉ còn 6,7% như Chính phủ thông báo, tác động sẽ không quá nghiêm trọng.
    7. Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC
    Theo tiến trình hội nhập, chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành (ngày 1/1/2016).
    Trong số các FTA thì sự cắt giảm thuế quan trong Cộng đồng kinh tế ASEAN là cao nhất hiện nay, cao hơn cả so với TPP và các FTA khác. Về tự do hàng hóa và dịch vụ thì sự cam kết trong AEC cũng cao nhất.
    Cơ hội cho doanh nghiệp khi AEC hình thành đó là mở ra nhiều thị trường cho doanh nghiệp, tạo khí thế và động lực mới cho doanh nghiệp…
    8. Fed tăng lãi suất
    
Chờ cuộc họp Tháng 9 của Fed. Ảnh NYT
    Chờ cuộc họp Tháng 9 của Fed. Ảnh NYT
    Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, rạng sáng 17/12 (theo giờ Việt Nam) Ủy ban thị trường mở (FOMC) đã nhất trí nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập kỷ, từ mức 0 – 0,25% lên 0,25 – 0,5%. FOMC cũng dự báo đến cuối năm 2016, lãi suất sẽ ở mức khoảng 1,375%.
    Việc Fed nâng lãi suất đồng USD lên cũng đã được các chuyên gia trong nước dự báo từ khá lâu và cho rằng ​nó sẽ gây áp lực lên tỷ giá USD tại Việt Nam. Hiện tại, tỉ giá đồng USD/VND đã kịch trần. Nếu áp lực tiếp tục lớn, NHNN sẽ buộc phải tiến hành nới biên độ.
    Mặt trái của việc đồng USD mạnh lên là lòng tin của người dân vào VND có thể bị lung lay và nó có thể tác động tới lạm phát vì hàng nhập khẩu có thể phải trả một lượng tiền đồng lớn hơn, nợ công cũng tăng lên nếu tính bằng tiền đồng.
    An Nhiên
    Theo Trí Thức Trẻ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét