Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

BÍ ẨN LỊCH SỬ 79/a (Kiếm Samurai)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí mật kiếm Samurai - phần 1/2

Những thanh kiếm huyền bí nhất của các Samurai Nhật Bản

Tương truyền rằng Nhật Bản thời cổ đại có hai thanh bảo kiếm rất nổi tiếng, một thanh kiếm có tên là Muramasa, còn thanh kiếm kia hẳn nhiều người cũng biết đến, đó là thanh Masamune. Dưới đây là 5 thanh kiếm nổi tiếng nhất. 
1. Thanh kiếm Muramasa
Đây là thanh kiếm do Muramasa – học trò của nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng Okazaki Goronyudo Masamune tạo nên. Tương truyền rằng do Muramasa tâm không chính, cũng bởi không được Masamune truyền lại bí quyết kiểm soát nhiệt độ khi nung kiếm nên anh ta ôm hận trong lòng, liền ăn cắp bí quyết của thầy để tự rèn kiếm cho mình. Sau khi phát hiện ra sự việc, Masamune đã tức giận cho một nhát kiếm chặt đứt cổ tay của cậu học trò. Muramasa bỏ đi mang theo quyết tâm sẽ đánh bại thanh kiếm do người thầy Masamune rèn.
1
Do đó tâm địa độc ác của anh ta đã nhập vào thanh kiếm, từ đó Muramasa đã trở thành một cái tên không tốt đẹp chút nào. Ngoài ra, vào thời kỳ chiến quốc, Nhật Bản có nhu cầu kiếm rất lớn, nhưng Muramasa chỉ sản xuất những thanh kiếm tinh xảo nhất dùng trong giao đấu trực diện. Cũng có lẽ vì nó quá sắc bén nên vào thời đại Edo nó đã bắt đầu có những tên gọi như “tà kiếm”, “yêu kiếm”, và bị người ta kỳ thị, trong số những thanh yêu kiếm thời đó nó cũng được mệnh danh là “thanh kiếm yêu thuật”.
2. Masamune
Thực ra phần lớn các thanh kiếm Nhật Bản đều mang tên của nghệ nhân rèn ra nó, Masamune có tên đầy đủ là Okazaki Goronyudo Masamune. Tương truyền, thời kỳ đầu Masamune được gọi là “thiên tài đặc biệt” trong giới nghệ nhân rèn kiếm, bởi vì ông cảm thấy tính cách của cậu học trò rất kỳ dị nên ông đã giữ bí quyết nung kiếm nhà nghề mà không truyền cho cậu ta, không ngờ rằng bí quyết của ông lại bị cậu học trò ăn cắp được. Sau đó ông tức giận chặt đứt cổ tay của cậu ta và đuổi cậu khỏi trường học. Cậu học trò vì không cam tâm đã thề nguyện sẽ chế tác ra những thanh bảo kiếm vượt khỏi trình độ của thầy.
2
Quả thật, những thanh kiếm Muramasa sau này đã trở nên nổi tiếng thế giới nhờ độ sắc bén không gì sánh nổi. Tuy nhiên những thanh kiếm Masamune vẫn luôn chiếm vị trí cao hơn Muramasa nhờ vào tính chính thống của nó.
3. Nagasone Kotetu
Giống như phần lớn các thanh kiếm Samurai, Kotetu không chỉ là tên của thanh kiếm mà cũng là tên của nghệ nhân chế tác ra nó. Nghệ nhân Kotetu sinh ra ở thành Sawayama, thời nhỏ, trong trận hợp chiến Quan Nguyên ông phải chạy nạn đến Kanazawa, chính ở nơi đây, danh tiếng của những thanh kiếm Kotetu do ông rèn ra đã bắt đầu lan truyền. Từ đó, chúng trở nên quen thuộc trong trí nhớ của những người trung niên Nhật Bản.
3
Thời kỳ đầu, Kotetu tự xưng là “cổ thiết”, vì ông dùng các loại mũ sắt, đinh ốc sắt bỏ đi nung chảy ra để rèn thành kiếm. Nghe nói những thanh kiếm qua tay của Kotetu đều được làm rất cẩn thận, chúng vô cùng sắc bén, những hình điêu khắc trên thanh kiếm cũng rất tinh xảo. Dù dùng để chiến đấu hay để trưng bày thưởng thức thì đây quả là những thanh kiếm có nghệ thuật rất độc đáo.
Võ sư trưởng của hội Shinsen (một tổ chức duy trì trật tự trị an ở Tokyo thời đó) là Isami Kondo, đã luôn mang theo bên mình thanh kiếm này. Trong một số vở kịch và tiểu thuyết đương đại cũng thường nhắc đến hai cái tên này. Nhưng cũng có người cho rằng thanh kiếm của Isami Kondo không phải thanh Kotetu mà là thanh kiếm Kiyomaro có giá trị đắt nhất cho đến nay, giá trị của nó còn vượt qua cả thanh Kotetu. Trong lịch sử thanh kiếm này đã từng đổi tên hai lần là “cổ thiết” và “chất thiết” (sắt có chất lượng).
4. Cúc Nhất văn tự
4
Vào thời đại Kamakura, Hoàng đế Toba đã ra lệnh cho Ichimonji (Nhất văn tự) rèn ra thanh kiếm Samura này. Thanh kiếm dài 78,48cm, lưỡi kiếm rất dài, thân kiếm dài và mỏng. Gần tay cầm có khắc hình bông hoa cúc 16 cánh biểu tượng của hoàng gia (có người nói rằng hình hoa cúc được khắc trên chuôi kiếm), bên dưới còn khắc một chữ nhất (一) nên được đặt tên là Cúc Nhất văn tự. Thanh kiếm này đến nay đã có lịch sử hơn 700 năm.
5. Mikazuki Munechika
Thanh kiếm thứ năm đại biểu cho Nhật Bản, là thanh kiếm nổi tiếng Mikazuki Munechika – một trong Thiên hạ ngũ kiếm, đây là kiệt tác của Sanjo Munechika – một trong những nghệ nhân rèn kiếm sớm nhất Nhật Bản. Thanh kiếm này được đánh giá cao cả về tính mỹ thuật cũng như chất liệu, nó đã được chính phủ Nhật Bản phong là quốc bảo.
5
Thanh kiếm dài 80cm, với độ dài tiêu chuẩn của kiếm Samurai. Độ cong tập trung ở phần dưới của lưỡi kiếm và gần như không cong ở phần trên. Thanh kiếm có hình dạng phần eo phình ra này là cấu trúc tạo hình đặc thù trong thời đại Bình An, thanh kiếm Munechika cũng được coi là biểu tượng của Nhật Bản trong thời đại Bình An.
V.Đ

4 thanh kiếm theo từng giai đoạn trong lịch sử Nhật

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Nhật Bản lại có những loại kiếm khác nhau với nhiều mục đích sử dụng. Kiếm Nhật gắn liền với hình ảnh các chiến binh Samurai dũng mãnh. Dưới đây là 4 thanh kiếm nổi tiếng theo dòng lịch sử Nhật Bản.
Chiến binh Sparta và 5 sự thật khó tin nhất.5 chiến binh Samurai đại tài của Nhật Bản.
CHOKUTO
Những thanh gươm cổ nhất ở Nhật Bản được tìm thấy trong các lăng mộ có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm. Những năm gần đây, thanh gươm cổ nhất được phát hiện có tên là Jokogatana, nghĩa là “Sư tổ kiếm” (thanh kiếm của một vị sư tổ). Chủ yếu các thanh gươm do thợ rèn từ Trung Quốc và Triều Tiên chế tác, làm bằng thép luyện, có dáng thẳng, hai lưỡi.


Sau đó người Nhật cũng học theo các mẫu này. Quan chức và chỉ huy thường đeo các loại gươm quý tượng trưng cho quyền lực và sự uy nghiêm của tầng lớp thống trị phong kiến.
KOTO
Xã hội Nhật Bản bị chiến tranh làm phân hóa sâu sắc. Đàn  ông khỏe mạnh biết võ nghệ, đặc biệt là kiếm thuật, trở thành đối tượng cả xã hội tôn sùng. Đương nhiên, thanh kiếm Samurai cũng được lên ngôi. Nó trở thành vật bất ly thân của các võ sỹ Nhật Bản.

Gươm Nhật lúc này rất dài, khoảng 1,22m (chỉ tính phần lưỡi), có dáng cong và lưỡi đơn thay cho kiểu Trung Quốc cũ. Khoảng đầu thế kỉ thứ X, nhà luyện kiếm Yasutsana ở Hoki đã chế ra những thanh gươm Samurai có chất lượng tuyệt hảo nhất, được cả thế giới biết tiếng.
SHINTO
Gươm mất đi dần giá trị sử dụng và sự ưu ái trên đất Nhật so với thời kỳ trước vì nội chiến đã chấm dứt. Chiều dài kiếm giảm đi, phần lưỡi chỉ còn 60cm. Tính nghệ thuật được đặt lên hàng đầu. Thanh gươm trở thành vật trang trí, trưng bày, tôn lên vẻ đẹp oai phong và sức mạnh quyền lực của đẳng cấp Samurai.

Người ta trang trí lên đó đủ thứ hoa văn rồng phượng, thậm chí cả hình phong cảnh núi Phú Sỹ – biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Hơn một nửa số gươm Samurai của Nhật được ra đời trong thời kỳ này.
SHIN – SHINTO
Sức mạnh phong kiến và quyền uy đẳng cấp Samurai đã đến hồi kết. Quá khứ huy hoàng của gươm võ sỹ đạo cũng chỉ còn là “vang bóng một thời”. Các thợ rèn gươm xưa chuyển sang làm cuốc xẻng, dao kéo để kiếm kế sinh nhai. Gươm Nhật trở thành biểu tượng quyền uy của lực lượng quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản.
Đồng thời gươm Nhật cũng trở thành món hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu như một thứ của lạ của quốc đảo hoa anh đào. Mặc dù sách vở đề cập nhiều đến chế tác kiếm và văn hóa dùng kiếm của Nhật nhưng chẳng có ông thợ rèn nào “đơn phương” nổi tiếng. Vì công nghệ hiện đại đã được áp dụng để sản xuất đại trà thay cho kiểu thủ công trước đây. Chúng không phải là những thanh gươm báu. Và cũng chẳng ai công nhận đó là những thanh gươm võ sỹ đạo thực thụ.

Theo truyền thuyết, Amakumi – người thợ rèn nổi tiếng vùng Yamato, đã chế tạo ra thanh gươm võ sỹ đạo đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản vào thế kỷ VII. Amakumi và con trai chuyên rèn gươm (theo kiểu mẫu Trung Quốc) cho các chiến binh trong vùng. Nhận thấy gần một nửa số gươm mang về từ chiến trận đã bị gãy, họ làm lễ cầu nguyện các thần Shinto 7 ngày đêm.
Sau đó Amakumi họ chọn ra loại quặng tốt nhất để đưa vào tôi luyện. Cuối cùng họ cho ra sản phẩm là một thanh gươm cong lưỡi đơn. Hiệu quả chiến đấu của thanh gươm này đã mạnh lên rất nhiều. Các chiến binh trong vùng đã trở về trong chiến thắng với những thanh gươm nguyên vẹn.
V.Đ

Vì sao kiếm Katana lại có đường cong?

Từng có câu hỏi tại sao vũ khí phương Đông thường có những đường nét cong chứ không thẳng như vũ khí phía Tây. Thực tế lý do của vấn đề này khá đơn giản.
Những quy tắc ứng xử của các “đấng mày râu” đằng sau thanh kiếm NhậtRùng rợn với cảnh đùa giỡn lưỡi kiếm Nhật siêu bén
Theo lịch sử thì khoảng năm 600, Nhật Bản ngừng nhập khẩu vũ khí từ Trung Hoa và tự rèn đúc vũ khí của mình. Đến năm 800 (khoảng thời kỳ Heian) những thanh kiếm có hình dáng hơi cong để có thể dễ dàng đặt lên vai và dắt sau lưng khi cưỡi ngựa. Tuy nhiên còn một số giả thuyết như sau:
Do nghệ thuật Kiếm Đạo

Nhiều người cho rằng kiếm Nhật (hay Katana) dùng để chém chứ không dùng để đâm. Mặc dù vẫn có một số tài liệu cho biết có những đòn đâm trong kiếm đạo nhưng các chiêu thức đa số đều có tính dứt điểm và tốc độ. Khác với phương Tây thường dùng vũ khí để đâm nhiều hơn là chém, do  binh sĩ  thời trung cổ châu Âu thường được trang bị bộ giáp dày, nên họ mục tiêu vào những chỗ hở của các khớp nối để đâm. Ngoài ra kiếm châu âu khá nặng với mục đích chình là phá giáp.
Do Kỹ nghệ luyện kim

Theo chương trình PBS’s NOVA đã làm thử nghiệm. Cho một thanh thép thẳng đem đi nung rồi bỏ vào nước lạnh. Kết quả thanh thép đã cong nhẹ lại. Từ đó họ cho rằng việc những thanh kiến Katana bị cong do nhiệt độ và cách nung của nghệ nhân. Thời nay thì có khá nhiều thanh Katana cong bởi búa và khuôn. Không còn làm theo cách truyền thống.
Dựa vào chiến trường thực tế

Ở thời trung cổ Châu Âu, đa số các hiệp sĩ đều mang giáp sắt dày kín người. Kiếm quá mỏng thì không thể xuyên thủng, thậm chí gãy kiếm. Thế nên kiếm cần cứng và có trọng lượng mới đủ sức phá giáp, đôi khi kiếm cần phải “cùn” để chiến binh có thể sử dụng đòn “chẻ củi”.
Còn ở Châu Á, nhiều nơi giáp sắt chỉ dành cho hàng tướng trở lên, binh lính đôi khi chỉ dùng giáp bằng tre, thậm chí chỉ mặc áo vải. Do đó, vũ khí cần sắc bén và tốc độ để tiệu diệt kẻ thù thật nhanh.
Nguyễn Thái

Câu chuyện suy ngẫm “kiếm sĩ Samurai và ông lão đánh cá”

Năm qua tháng lại, mùa vụ lại tới, nhà vua cử người xuống các địa phương đi thu sưu, thuế. Một làng chài nọ có ông lão đánh cá đứng khúm núm trước vị kiếm sĩ Samurai, người nhận nhiệm vụ thu tiền hộ…

samurai, đánh cá,
Ông lão nói: “Thật xin lỗi, năm nay mùa vụ lại thất bát, mưa bão liên miên, tôi không giữ được đồng nào để trả cho ngài”.
Lão đánh cá đã khuất nợ mấy năm liền, cứ như thế này, khó mà hoàn thành nhiệm vụ thu thuế trong dân, vị Samurai nổi nóng, tuốt kiếm định giết người đánh cá để làm gương cho dân chúng trong làng.
Ông lão trông lo âu nhưng lấy một chút bình tĩnh, chậm rãi nói: “Lão thời trai tráng cũng từng được học võ, sư phụ có dạy đừng hành động gì khi đang giận dữ”.
Nghe thấy cũng có lý, người Samurai nhìn ông lão một hồi như dò xét, từ từ thu kiếm vào vỏ, rồi nói:
“Sư phụ của ngươi chắc hẳn là người tốt. Thầy của ta cũng nói mấy lời này, ta đây làm mãi vẫn chưa được, đôi lúc giận dữ lên là khó kiềm chế được tay kiếm. Hôm nay xem như ngươi còn chút may mắn, ta kỳ hạn một năm trả nợ mới lẫn cũ, thiếu một xu thôi ngươi cũng khó mà yên thân”.
Vị Samurai sau đó rời đi, thu tiền các gia đình còn lại, lúc về nhà thì trời đã vào khuya.
Không muốn đánh thức vợ đang yên giấc, ông nhẹ lẻn vào nhà nơi cửa sau, qua ánh đèn hắt ra ông giật mình thoáng thấy một người lạ mặc giáp trụ Samurai đang nằm kế bên vợ.
Cơn ghen tức bùng phát, lòng tự tôn xúc phạm dữ dội, trong cơn nóng giận ông tuốt kiếm định xông vào giết cả hai rồi cũng sẽ tự kết liễu mình, đột nhiên lời lão đánh cá ban chiều vọng bên tai: “Ðừng hành động gì khi đang giận dữ”.
Câu nói giúp ông có thêm hòa hoãn, bèn vung kiếm nghe rít “xoạt” một tiếng trút giận vào không khí.
Có tiếng động lạ, hai người đang ngủ choàng dậy ra xem, hóa ra trên giường là vợ và mẹ vợ.
Lại một phen thất kinh, người Samurai gào lên: Trời ơi, chuyện gì nữa đây. Suýt nữa ta đã giết cả hai người rồi!”
Người vợ bối rối giải thích: “Chàng xa nhà, đêm khuya một mình thiếp sợ kẻ gian, nên đã nhờ mẹ đến ở cùng, lại giả đàn ông mặc giáp trụ, nằm ngủ chung cho thêm phần yên tâm”.
Bẵng đi một thời gian, mùa hoa đào lại nở, vị kiếm sĩ Samurai lại có dịp ghé qua ngôi làng chài để thu thuế của dân. Chưa kịp tiến vào đến sân, ông lão đánh cá ngày nào đã chạy ra chào đón và hớn hở mời:
“Ngài vào đây dùng bữa với chúng tôi, nhờ ơn đức của ngài mà năm nay tôi đánh bắt được khá, để dành được một số tiền và thậm chí còn sắm sửa thêm chút ít cho nhà cửa, tôi đã chuẩn bị sẵn tiền cho ngài cả gốc lẫn lãi, không thiếu một xu”.
Vị Samurai lại nhìn ông lão như dò xét một lúc rồi nói: “Thôi ngươi hãy giữ tiền đó lại đi, món nợ mấy năm nay coi như đã được trả”.
Suy ngẫm: Làm người chỉ cần hiểu cho người khác đang trong hoàn cảnh nào là được.
Sưu tầm

Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai

Câu chuyện về những chiến binh samurai bất khuất luôn mang một sức hút kì lạ với các nhà làm phim Hollywood.
Các nhà làm phim Hollywood càng ngày càng thích mang văn hóa phương Đông vào phim của mình, đặc biệt là các phim võ thuật. Nếu Trung Quốc có câu chuyện về những võ sư kungfu, thì Nhật Bản cũng có huyền thoại về các chiến binh samurai.
Dưới đây chỉ là ba lần tiêu biểu trong số rất nhiều lần mà hình tượng samurai cùng văn hóa Nhật Bản được đạo diễn phương Tây đưa lên màn ảnh.
Ghost Dog: The way of the samurai - Ghost Dog: Con đường chiến binh (1999)
Đối với những người yêu thích phim về samurai, Ghost Dog không hẳn là một món ngon, nhưng chắc chắn sẽ là một món lạ.
Phim không nói về một samurai nào, nhưng nhân vật chính lại mang tinh thần võ sĩ đạo không thua kém bất kì ai. Nhân vật chính là Ghost Dog (Chó Ma), một người đàn ông Mĩ gốc Phi. Anh được ông chủ Louie của mình cứu sống nhiều năm trước và trở thành một sát thủ làm việc cho Louie.
Ghost Dog có cuộc sống bắn giết đẫm máu, giằng co trong các cuộc thanh trừng trả thù của những băng nhóm mafia. Tuy vậy, anh vẫn luôn làm việc tuân theo tinh thần võ sĩ đạo đã đọc được trong một cuốn sách.
Nhưng phải đến khi đối mặt với những khó khăn mang tính thách thức cả mạng sống và lòng trung thành, Ghost Dog mới thật sự thấu hiểu được ý nghĩ của những câu chuyện về samurai mà anh đã đọc.
Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai - Ảnh 1
Forest Whitaker trong vai Ghost Dog
Anh nhận nhiệm vụ hạ sát một mục tiêu là người tình của con gái ông trùm. Chuyến hành trình mang đến cho Ghost Dog những cuộc gặp gỡ, những trải nghiệm để rồi khiến anh kết thúc mạng sống của mình đúng với tinh thần kiếm sĩ.
Diễn viên từng đoạt giải Oscar Forest Whitetaker, bằng diễn xuất biểu cảm tuyệt vời của mình là yếu tố quan trọng giúp chất võ sĩ đạo trở nên đậm nét trong một bộ phim không hề có bối cảnh Nhật Bản hay những samurai thực thụ.
The last samurai - Võ sĩ đạo cuối cùng (2003)
The last samurai là một bản nhạc sâu lắng mà hào hùng, diễn tả chân thực cả khía cạnh chiến binh lẫn mặt đời thường lãng mạn của một samurai. Đại úy Nathan Algren (Tom Cruise) nằm trong đội quân phương Tây thua trận và bị các samurai giam giữ. Dù có lòng thù hận với người phương Tây nhưng các samurai vẫn chữa thương và đối đãi tử tế với anh.
Trong quá trình sống cùng họ, đại úy Nathan dần hiểu được cách nghĩ, cách sống và tín ngưỡng của các chiến binh Nhật Bản. Anh và thủ lĩnh Katsumoto của các samurai (do Ken Wantanabe thủ vai) gần như đã trở thành những người bạn.
Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai - Ảnh 2
Đại úy Nathan (Tom Cruise) dần hiểu được suy nghĩ của các samurai trong quá trình chung sống
Samurai vẫn được truyền tụng là chiến binh huyền thoại, nhưng thực tế họ vẫn chỉ là những con người. Trong thời đại thuốc súng được phát minh, những cái cũ rồi sẽ đến lúc phải mất đi, những chiến binh samurai kiên cường đến đâu cũng không chống lại được súng ống.
Trong cuộc chiến cuối cùng, đại úy Nathan đã lựa chọn buông súng để cầm kiếm lên. Anh người duy nhất còn lại biết được một phần câu chuyện về những chiến binh đã ngã xuống. Rằng họ đã sống và chiến đấu ra sao vì lí tưởng của mình, cho tới giây phút cuối cùng.
Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai - Ảnh 3
Đại úy Nathan trở thành chiến binh samurai cuối cùng
Được đề cử tới bốn giải Oscar, The last samurai không chỉ là phim Hollywood làm về samurai hay nhất mà còn xứng đáng sánh vai với những phim samurai do chính người Nhật làm.
47 ronin - 47 lãng khách (2013)
47 ronin là một câu chuyện nổi tiếng của Nhật Bản, tượng trưng cho danh dự, lòng trung thành và tinh thần võ sĩ đạo. Truyền thuyết kể về nhóm võ sĩ vào đầu thế kỷ 18 khi mất đi chủ tướng do vị chủ tướng của họ - Asano – bị ép phải thực hiện nghi lễ seppuku (môt bụng tự sát). 47 vị lãng khách lên kế hoạch báo thù cho chủ tướng trong nhiều năm. Kẻ thù của họ là lãnh chúa Kira giàu có và tàn ác.
Hollywood đã mang câu chuyện lên màn ảnh, kết hợp với các yếu tố ma quỷ, trên nền tảng văn hóa Nhật Bản là một đất nước có hệ thống quan niệm về ma quỷ rất phong phú. 47 Ronin lần này sẽ được sự giúp đỡ của Kai (Keanu Reeves), một võ sĩ mang hai dòng máu Nhật-Anh.
Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai - Ảnh 4
Keanu Reeves trong vai Kai, gia nhập cùng 47 lãng khách
Kai cùng các lãng khách phải đối mặt với các thế lực hắc ám, các phù thủy luôn tìm cách hãm hại họ. Song song với đó, Kai cũng còn một cuộc chiến khác là bảo vệ tiểu thư Mika, con gái chủ tướng Asano và cũng là người anh yêu.
Phim đánh dấu sự trở lại của tài tử Ma trận Keanu Reeves. Ngoài ra, sự tham gia của nữ diễn viên từng được đề cử Oscar Rinko Kikuchi (Babel, Rừng Nauy, Pacific Riim) trong vai phù thủy độc ác cũng gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả.
Hollywood 'chết lặng' vì những trận võ huyền ảo của samurai - Ảnh 5
Vai diễn phù thủy của Rinko Kikuchi gây ấn tượng mạnh với khán giả
47 ronin không thành công đúng với kì vọng dành cho một bom tấn, nhưng nó đã phần nào thỏa mãn khán giả khi dẫn dắt họ vào một chuyến phiêu lưu huyền ảo đậm chất phương Đông trong khung cảnh Nhật Bản cổ đại. Ở đó, câu chuyện về danh dự và thanh kiếm võ sĩ được viết nên cùng một chuyện tình lãng mạn.
Cùng xem video giới thiệu đậm chất huyền ảo với màn chiến đấu kịch tính của 47 Ronin
</ifarme>
Theo Thu Hằng (Dân Việt)

Ảnh hiếm về những võ sĩ samurai cuối cùng của Nhật Bản


Bộ ảnh màu hiếm hoi về những samurai cuối cùng của Nhật Bản những năm 1800 giúp người xem hồi tưởng về quá khứ huy hoàng của những kiếm sĩ huyền thoại.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 1
Samurai được nhiều người biết đến như những kiếm sĩ huyền thoại của Nhật Bản, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Nhật Bản 1.500 năm qua.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 2
Những bức ảnh màu quý hiếm được đăng tải được chụp giữa những năm 1863 và 1900, chấm dứt một thời kỳ Samurai hùng mạnh.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 3
Tầng lớp samurai chi phối lịch sử Nhật Bản trong suốt gần 700 năm cho đến khi Thiên Hoàng Minh Trị cấm samurai mang kiếm, dẫn đến việc kết thúc thời kì Samurai vào năm 1876.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 4
Các samurai không phải là các chiến binh đánh thuê mà là thuộc hạ của các lãnh chúa, tuân theo giá trị luân lý được gọi là tư tưởng võ sĩ đạo (Bushido).
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 5
Các samurai nổi tiếng với tính quân tử và tinh thần thượng võ.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 6
Thanh gươm là niềm tự hào của các samurai.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 7
Samurai luôn là một hình ảnh đầy cao quý của những người dân xứ sở hoa anh đào.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 8
Vào thời kì hoàng kim, số lượng samurai chiếm 10% dân số Nhật Bản.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 9
Dù thời huy hoàng của các samurai đã kết thúc, tinh thần võ sĩ đạo vẫn theo mỗi người dân Nhật Bản đến tận ngày hôm nay.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 10
Bộ áo giáp cầu kỳ và vũ khí của samurai.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 11
Hình tượng samurai đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà làm phim trên thế giới.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 12
Có thể kể đến như "The Last Samurai" năm 2003 với sự tham gia của nam tài tử Tom Cruise. Phim giành giải phim ngoại ngữ hay nhất Giải thưởng Viện hàn lâm Nhật Bản, một số giải quốc tế, và được đề cử 4 giải Oscar, và 3 giải Quả cầu vàng.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 13
Ngoài ra có thể kể đến các bộ phim nổi tiếng khác như Seven Samurai (1954), Yojimbo (1961), 13 Assassins (2010), When The Last Sword is Drawn (2005)...
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 14
Những kiếm sĩ huyền thoại một thời.
Anh hiem ve nhung vo si samurai cuoi cung cua Nhat Ban hinh anh 15

Theo Hà Phương/VOV

Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại



Bản quyền hình ảnh Jenna Scatena
Image caption
Historic Higashi Chaya Khu quận lịch sử Higashi Chaya

Những con phố nhỏ hẹp, quanh co của Kanazawa khiến du khách ngỡ như đang lạc bước vào nơi chốn của thời nhiều thế kỷ trước.
Đó là một sáng tinh mơ ở khu quận lịch sử Higashi Chaya của thành phố Kanazawa. Làn hơi mỏng toả lên từ nền đường lát đá. Một geisha bước gấp gáp trên phố vắng, tiếng guốc lọc cọc vang theo bước chân.
Nhưng tôi không định đến đây để ngắm geisha. Tôi muốn tìm hiểu về thế giới của một biểu tượng khác của nước Nhật: tầng lớp samurai.
Câu chuyện về con búp bê Nhật kokeshi
Những tiên cá bí ẩn cuối cùng trong biển Nhật
Thiên đường từ sự phản bội đẫm máu ở Nhật Bản
Nằm giữa biển Nhật Bản và các dãy núi tuyết phía tây, Kanazawa được coi là một trong những nơi thích hợp nhất để tìm hiểu về lịch sử samurai.
Thị trấn không bị huỷ hoại trong Thế chiến II và vẫn là một trong những thị trấn - lâu đài của thời kỳ Edo được bảo tồn tốt nhất.
Đó là một trong những thành phố hiếm hoi ở Nhật Bản, nơi vẫn còn lưu giữ một khu quận samurai.

Bản quyền hình ảnh Kanazawa Tourism
Image caption
Kanazawa Castle Lâu đài Kanazawa
Tất nhiên, bởi tầng lớp kiếm sỹ này đã bị xoá bỏ từ thời canh tân của Nhật Bản, cuối thế kỷ 19, ngày nay bạn không thể nhìn thấy một chiến binh samurai trên phố. Nhưng thế giới ngày trước của họ hầu như vẫn còn nguyên đó.
Trước đây, cần năm giờ đồng hồ và sau mấy lần chuyển tàu ta mới có thể từ Tokyo tới được Kanazawa, cách nhau 473 km. Nay thì đơn giản hơn nhiều. Từ 14/3/2015, dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen Hokuriku của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản khiến cho thời gian di chuyển cắt ngắn chỉ còn một nửa.
Cũng giống như các chuyến tàu thường, đoàn tàu cao tốc này chạy tới ga Kanazawa, một trong những nhà ga đẹp nhất thế giới.
Tôi luôn nghĩ về samurai như những chiến binh khắc kỷ, sẵn sàng rút kiếm tự vẫn để tỏ lòng trung với chủ nhân và hạ thủ những ai dám tỏ ý bất kính.
Ít nhất đó cũng là những gì tôi mường tượng thông qua các bộ phim như "Samurai cuối cùng" và "13 thích khách". Vì vậy, tôi tìm đến đây để hiểu thêm.

Bản quyền hình ảnh Kanazawa Tourism
Image caption
Cherry blossoms in Kenroku-en garden Khu vườn Kenroku-en rực rỡ hoa anh đào
Trong buổi sáng đầu tiên ở Kanazawa, tôi đi một vòng quanh khu Higashi Chaya và làm quen với Kiyoe Nagashima, người có gia đình ở đây đã sang tới đời thứ sáu và là hướng dẫn viên của Kanazawa Excursions, một công ty du lịch địa phương.
Tiếng trống taiko cổ truyền từ một ngôi chùa gần đó vang vọng khắp nơi, gợi lên niềm cảm hứng và hút hồn tôi theo nhịp đập của vùng đất mới.
"Kanazawa không chỉ là nơi của các công viên giải trí mà còn là một nơi đáng sống," cô nói, gương mặt tươi cười rạng rỡ, đầy tự hào.
Phần lớn thành phố là những khu đô thị hiện đại với các cửa hàng bán đồ xa xỉ như Louis Vuitton. Tuy nhiên, Higashi Chaya lại trái ngược hoàn toàn.
Theo chân Nagashima vào mê cung các trà quán, đền thờ và các ngôi nhà samurai được phục chế, tôi cảm giác như mình là Alice lạc vào xứ sở thần tiên.
Chúng tôi đi dọc theo các dãy nhà có chấn song đẹp mê hồn rồi rẽ vào một con phố hẹp có hàng cây bạch quả vàng rực, rồi xoải bước lên một con dốc hẹp và kín đáo tới mức tôi cứ ngỡ là lối vào tư dinh ai đó.
Lên tới đầu dốc, con đường rẽ ra thành nhiều lối quanh co và còn hẹp hơn nữa. Đường phố Kanazawa được thiết kế có lẽ để làm người ngoài rối trí và lạc hướng. Tôi thấy đúng là mình rối trí thật.

Bản quyền hình ảnh Jenna Scatena
Image caption
Nhà ga xe lửa tuyệt đẹp của Kanazawa Nhà ga xe lửa tuyệt đẹp của Kanazawa
Từ đỉnh đồi, chúng tôi đi vào quận Utatsuyama kề bên. Samurai từng sống trong các ngôi chùa ở đây. Họ giữ gìn an ninh cho các chùa chiền này và được gọi là boukan, Nagashima giải thích. Đó là những ngôi chùa gỗ oai nghiêm có mái được chạm trổ tinh vinh từ gỗ bạch quả và gỗ phong.
Nagashima nói rằng các võ sỹ samurai sống ở đây thời Edo (1603-1868) chẳng hề giống các chiến binh dữ dội mà tôi từng tưởng tượng.
Trong thời thanh bình hưng thịnh này, tầng lớp võ sỹ phong kiến này dành tâm sức để phát triển học thuật và các nghề thủ công.
Có địa vị xã hội cao nhất thời đó, các samurai đã xây dựng những ngôi nhà xa hoa và các khu vườn lộng lẫy sang trọng đằng sau những bức tường đất dày, mà dấu tích vẫn còn lại cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, phần lớn các võ sĩ samurai ở Nhật Bản không bao giờ sống kiểu bình yên và hưởng thụ. Các võ sĩ samurai chân chính của Kanazawa là những người khác thường, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ vị lãnh chúa cai trị họ, vốn không quan tâm tới bạo lực và yêu nghệ thuật.
Di tích kiến trúc lớn nhất ở đây mang dấu ấn từ thời samurai là Lâu đài Kanazawa màu trắng tuyệt đẹp toạ lạc trên một ngọn đồi với tầm nhìn toàn cảnh về phía thành phố.
Lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 16 bởi dòng tộc Maeda, vốn cai trị vùng này tới tận năm 1868 và rất được yêu mến.

Bản quyền hình ảnh Jenna ScatenaJenna Scatena
Dưới thời Maeda, lâu đài cũng là pháo đài, bao quanh bởi một con hào và tường đá vẫn còn đến ngày nay. Mái ngói màu trắng nổi bật của lâu đài được làm bằng chì bị phong hóa.
Liền kề lâu đài là vườn Kenroku-en, được xem là một trong những khu vườn đẹp nhất của Nhật Bản, nơi khoe sắc của mận, anh đào, và cây phong Nhật Bản.
Chúng tôi đi tiếp sang quận Nagamachi, từng là nơi sinh sống của tầng lớp samurai thương lưu và trung lưu.
Nhiều ngôi nhà samurai đã bị huỷ hoại trong thời cải cách công nghiệp ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, những con đường đá cuội, bức tường đất nện cao chót vót và dòng kênh thanh bình vẫn còn nguyên, vài ba ngôi nhà samurai được trùng tu đang mở cửa đón công chúng vào thăm, trong đó có cả ngôi nhà Nomura, nơi vẫn còn lưu giữ các kỷ vật của dòng họ này.

Bản quyền hình ảnh Kanazawa Tourism
Image caption
The stunning Nomura House. Ngôi nhà Nomura gây ấn tượng mạnh cho khách tới thăm
Hôm sau, tôi trở lại ngôi nhà Nomura và tản bộ bên trong, những tưởng sẽ được ngăm các thanh kiếm, áo giáp và có lẽ cả những bức hoạ về các trận chiến huy hoàng.
Nhưng đón chào tôi lại là một hồ cá cảnh và những tấm tranh lớn vẽ trên giấy gạo, mà trong tiếng Nhật gọi là fusuma zen, được sáng tác bởi các nghệ nhân do dòng họ Maeda nuôi dưỡng.
Tôi bỗng nhớ lại lời Nagashima: "Để bảo vệ Kanazawa, dòng tộc Maeda khuyến khích các samurai dành công sức cho nghệ thuật và các nghề thủ công, thay vì giao tranh. Do vậy, họ không trở thành mối hoạ với Thiên Hoàng, và tránh được cảnh bị tiễu phạt. Kết quả là hầu như không có trận chiến nào ở Kanazawa trong suốt 400 năm."
Có lẽ đó mới thật sự là đạo của samurai ở Kanazawa. Vũ khí lớn nhất của họ không phải nằm trong thanh kiếm mà là những mưu kế sinh tồn - một chiến thuật phòng vệ khôn khéo che mắt cả thế gian.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét