Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
NỖI NIỀM OAN KHUẤT 26
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những oan khuất thấu trời đằng sau “người đàn bà điên”
Một lá đơn của anh Cao Văn Bình (xã Ngọc Lập, Yên Lập, Phú Thọ) kêu cứu
nỗi khổ cực, oan khuất: Vợ anh – chị Hoàng Thị Nhung sau những lần bị
người nhà ông trưởng khu 16 (xã Ngọc Lập) hành hung nay đã trở nên điên
dại, hoảng loạn và không kiểm soát được hành vi. Nhà vốn đã nghèo nên
khi tai họa ập xuống, gia cảnh nhà anh càng thêm khốn đốn.
Nguồn ANTV.
Nỗi oan thấu trời của người đàn bà điên
00:09 28/12/2012
0
"Từ một người bình thường, nay vợ tôi trở
thành người tâm thần. Việc kinh doanh phá sản, vợ lại bệnh tật, gia đình
tôi đã phải rời Gia Lai về mượn tạm túp lều của người bà con ở xã Tiên
Tiến, Thanh Hà, Hải Dương để sống tạm".
Người đàn bà ấy nằm thoi thóp, trong túp lều thỉnh thoảng lại gào
thét trong cơn điên dại. Nhìn bà, ai có thể ngờ người đàn bà điên này đã
từng là một doanh nhân?
Hai vợ chồng ông Phạm Văn Tư và bà Nguyễn Thị Minh
Tai họa bất ngờ
Trong túp lều trống trải, ngồi đối diện tôi, bà Nguyễn Thị Minh,
thân hình tiều tụy, tóc rối bời, đôi mắt lờ đờ, vô hồn nhìn vào nơi vô
định. Thấy người lạ, bà Minh sợ hãi co rúm người, miệng ú ớ kêu những
câu vô nghĩa. Chỉ khi ông Từ (chồng bà) đến vỗ về bà mới trấn tĩnh. Cơn
hoảng loạn của người đàn bà vốn trước kia là một doanh nhân khiến tôi
trùng lòng.
Bà Minh không nói được gì về nỗi oan của mình. Ba năm qua ông Phạm
Văn Từ, chồng bà đã đội hơn 10kg đơn thư đi gửi khắp các cơ quan tố tụng
của tỉnh Gia Lai (trước
đây vợ chồng ông sinh sống, làm ăn tại thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai,
tỉnh Gia Lai) rồi lại lặn lội ra Hà Nội. Hành trình ấy đã khiến gia đình
bà càng khó khăn hơn. Khuôn mặt ông Từ hằn lên những vết nhăn, khắc
khổ. Nghẹn ngào, ông kể lại tai họa khiến cho gia đình ông tan nát...
Ông Từ kể, năm 2002, bà Nguyễn Thị Minh thành lập cơ sở Từ Minh ở 74
Hùng Vương, Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai chuyên mua bán
thức ăn gia súc. "Công việc kinh doanh đang tiến triển bình thường,
đùng một cái ngày 14/8/2003, gia đình tôi đang ngồi ăn cơm thì công an
huyện Ia Grai đến đọc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt vợ
tôi. Cả nhà tôi ngơ ngác không biết bà ấy bị bắt vì tội gì" - ông Từ
kể.
Theo cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Gia Lai, bà Minh bị khởi
tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS vì
còn nợ hơn 224 triệu đồng tiền mua 168 tấn phân bón của Công ty Thương
mại Gia Lai. Do ốm nặng phải đi viện nên ngày 4/12/2003 bà Minh được tại
ngoại. Tai họa bất ngờ giáng xuống khiến bà Minh hoảng loạn, mắc bệnh
tâm thần, đi lang thang khắp nơi.
Ông Từ cho biết: "Từ một người bình thường, nay vợ tôi trở thành
người tâm thần. Việc kinh doanh phá sản, vợ lại bệnh tật, gia đình tôi
đã phải rời Gia Lai về mượn tạm túp lều của người bà con ở xã Tiên Tiến,
Thanh Hà, Hải Dương để sống tạm".
Kêu trời chưa thấu!
Đúng 35 tháng sau ngày khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà
Nguyễn Thị Minh, ngày 15/7/2006, VKSND tỉnh Gia Lai ra Quyết định số
01/VKS -P1 đình chỉ vụ án với nội dung: "Cơ quan cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Gia Lai có kết luận điều tra số 45 ngày 24/3/2006 đề nghị truy
tố Nguyễn Thị Minh về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng
xét hành vi nêu trên của Nguyễn Thị Minh chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự".
Theo ông Từ thì đây là vụ án oan, nhưng cơ quan tố tụng tỉnh Gia Lai
đã cố tình né tránh trách nhiệm của mình trong việc khởi tố, bắt oan bà
Minh nên ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do trên. Ông Từ đã phải
thay vợ khởi kiện VKSND tỉnh Gia Lai, đòi bồi thường theo Nghị quyết
388.
Theo đơn kiện, gia đình ông Từ yêu cầu VKSND tỉnh Gia Lai phải bồi
thường 3 tỷ đồng, tuy nhiên, khi xét xử, TAND huyện Ia Grai (sơ thẩm),
TAND tỉnh Gia Lai chỉ chấp nhận một phần đơn khởi kiện, buộc VKSND tỉnh
Gia Lai phải bồi thường cho bà Minh 74,2 triệu đồng.
Theo phản ánh của ông Từ, tuy bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp
luật nhưng đã 3 năm qua, gia đình ông vẫn chưa nhận một đồng nào tiền
bồi thường từ VKSND tỉnh Gia Lai. Trong khi đó, bệnh tình của bà Minh
ngày một nặng hơn, sức khỏe ngày càng yếu đi. Nhiều năm nay, ông Từ vẫn
đội đơn đi kiện đòi quyền lợi cho vợ. Một gia đình đang từ chỗ khá giả,
hạnh phúc nay rơi vào cảnh vô gia cư, bệnh tật hành hạ khiến nhiều người
phải đau lòng. Lẽ nào các cơ quan tố tụng lại không để tâm tới nỗi đau
của người dân?
Vương Hà
Giải mã chuyện rùng rợn về 'vật nuôi báo oán'
08:20 11/03/2013
0
Con trâu là vật nuôi gắn bó với người nông dân
Việt Nam từ hàng ngàn năm trước, nó là đầu cơ nghiệp, là biểu tượng của
nền văn minh lúa nước, vì thế, người ta tin nó có linh hồn.
Ông thủ từ đền Giang Xá (Hoài Đức Hà Nội) Hồ Xuân Đức
nói rằng: “Con trâu là loài làm thật ăn giả. Nó chỉ ăn cỏ, ăn rơm, mà
làm ra lúa gạo, tiền của nuôi sống con người. Gia đình nào tốt bụng còn
lấy bao tải mặc cho nó, rồi căng bạt, đốt lửa sưởi ấm cho nó vào những
ngày giá lạnh. Vậy mà con người nỡ giết nó, thì nặng nghiệp lắm”.
Chuyện của ông thủ từ ngôi đền thờ vua Lý Nam Đế cứ rủ rỉ rù rì mà
đầy thương xót loài vật nuôi gần gũi với nhà nông. Ông Đức bảo rằng, mấy
chục năm nay, ông theo dõi chủ lò mổ trâu, bò, ngựa, những con vật ăn
cỏ, là đầu cơ nghiệp của nhà nông và nhận thấy rằng, hầu hết những gia
đình đó đều có hậu vận không tốt, gặp họa đến nhiều đời sau nữa. Còn
kiếp sau của những đồ tể đó thế nào, thì chỉ có về thế giới bên kia mới
biết được.
Rồi ông Đức kể chuyện về ông ba toa H., nhà ở làng Giang Xá, Đức
Giang. Ông H. có lò mổ trâu nhỏ, mỗi ngày giết 1 – 3 con. Nghề mổ trâu
có từ đời cha ông H. Bố của ông cũng là thợ mổ trâu có tiếng. Bố chết,
ông H. nối tiếp nghiệp sát sinh này. Là bạn thân nên ông Đức thường
xuyên trò chuyện, tâm tình với ông H. về nghề sát sinh, đặc biệt là sát
hại loài trâu. Ông H. làm giàu bằng nghề này, nên không thể nào bỏ được.
Nghe khuyên giải nhiều quá, nhiều lần ông H. còn nổi cáu với người bạn
thân.
Một hôm cách đây chừng 10 năm, ông H. khi đó ngoài 50 tuổi, ra đền
Giang Xá uống nước với ông Đức và mấy cựu chiến binh trong xóm. Vừa thắp
nhang trong đền xong, ngồi uống được mấy chén nước, rít điếu thuốc lào,
ông H. kêu tức ngực, khó chịu trong người và bảo: “Mấy ông ngồi đây,
tôi về nghỉ tí”. Nói rồi, ông H. lững thững đi về. Lát sau, vợ ông H.
hớt hải chạy ra đền, mặt mũi xám ngoét: “Các bác vào nhà tôi xem thế
nào, ông nhà tôi bị làm sao ấy”.
Ông Đức chạy vào, thấy ông H. nằm bất động trên giường, lay không
dậy, gọi không thưa. Lát sau, y tế đến, thì ông H. co giật đùng đùng,
rồi hộc máu chết. Ông chết một lúc rồi, mà dòng máu tươi vẫn rỉ ra từ
miệng. Nhìn cảnh ấy, ai cũng hãi. Ông H. chết đi, nghe lời khuyên của
ông Đức, con cháu dẹp bỏ lò mổ, không theo nghề sát sinh này nữa. Ông
Đức kể, ông đã theo dõi một số vụ chết chóc của những người giết mổ gia
súc và thấy rằng, rất nhiều trong số họ, dù chết trẻ hay chết già, đều
có máu tươi chảy ra đằng miệng.
Câu chuyện về những đồ tể mổ trâu, còn gọi là ba toa, mà ông Hồ Xuân
Đức, thủ từ đền Giang Xá kể, khiến tôi tò mò, tìm hiểu về nghề mổ trâu
bò. Tôi tìm về ngôi làng có truyền thống mổ trâu bò lâu đời nhất Việt
Nam, đó là làng Phúc Lâm ( Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang). Cả làng sống nhờ … trâu
Từ quốc lộ 1A cũ, rẽ vào đường liên huyện không xa, thì đến làng Phúc
Lâm. Ngôi làng khá sầm uất, nhà cửa chen chúc, với cổng làng to tướng
ghi rõ: Làng Phúc Lâm. Bước chân vào cổng làng, đủ thú mùi nồng nặc. Mùi
thối của phân, khai của nước tiểu, tanh nồng của máu, mỡ, thịt chạy
dưới những rãnh nước bốc lên xộc vào mũi. Tôi đang hí hoáy chụp cảnh
rãnh nước ô nhiễm thì gặp ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn, từng là chủ lò mổ
lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, là tay buôn trâu, mổ trâu có hạng.
Ông Khuyến nhiệt tình tiếp đón chúng tôi trong căn nhà xây dựng kiểu
cổ bằng gỗ rất đẹp, với đầy đủ sập gụ tủ chè. Tôi hỏi vui: “Chắc nghề
buôn trâu mang lại cho đồng chí phó thôn sự giàu có, thịnh vượng?”.
Ông Khuyến xua tay: “Không có đâu nhà báo ạ. Ở làng này vốn cả làng
làm nghề mổ trâu, lái trâu. Nhưng nói thật, làm cái nghề sát sinh ấy
cũng bạc lắm, chẳng vương tướng gì đâu. Bao năm làm nghề, tôi nhẩm tính,
nghề mổ trâu khắp cả nước này, chỉ thấy được vài phần ngàn là khá giả,
còn lại đủ sống, đủ ăn thậm chí là thất bại nặng nề. Tôi vốn là thợ có
tiếng, nhà có lò mổ to lắm, mỗi ngày giết 10 – 20 con trâu, lại đi buôn
trâu xuyên Việt, nhưng nhận ra nghề này bạc lắm, nên tôi chuyển sang mở
nhà hàng, cửa hàng cơ khí ngoài phố. Giờ tôi vẫn làm việc liên quan đến
con trâu, nhưng chỉ là buôn da trâu thôi. Cả làng bán da trâu cho Trung
Quốc, nghĩ mà xót xa, tiếc rẻ. Tôi bán cho họ giá 20.000 đồng một cân
da. Nhưng 1 kg da trâu ấy, họ làm ra tấm áo da bán lại cho người Việt
mình cả chục triệu đồng, thậm chí cả nghìn USD sang châu Âu. Rồi một bộ
da trâu, sau khi chế biến, làm ra bộ ghế da, họ bán với giá cả trăm
triệu đồng, đắt gấp mấy lần con trâu cũng là điều khiến tôi xót xa”.
Sau khi phân tích đủ thứ đau xót, tiếc rẻ về nguồn nguyên liệu da
trâu, ông Khuyến quay về làng nghề mổ trâu có tiếng cả nước của mình.
Làng vốn nằm cạnh ga Sen Hồ, là nơi trọng điểm bắn phá của cả Pháp và
Mỹ. Người Pháp đóng chốt ở đây, bắn phá, càn quét làng, nên dân làng
thường xuyên phải bỏ xứ đi nơi khác. Cũng chính vì đi nhiều nơi nên học
được nhiều nghề, như làm bún, bánh đa, bánh dẻo … Nghề mổ trâu mới có ở
làng 100 năm trước. Hai người đầu tiên đưa nghề mổ trâu về làng là ông
cụ Đào và ông cụ Chắt người ở Lim (Bắc Ninh) lên đây.
Lò mổ của hai gia đình này phát triển mạnh, thuê mướn nhiều nhân công
trong làng, nên dân làng từ đó học được nghề, rồi tự đứng ra lập lò mò,
thu mua trâu về làm thịt. Từ hai lò mổ, tăng lên thành năm lò mổ và cứ
thế, nghề mổ trâu ở làng Phúc Lâm lan rộng khắp cả làng. Thời kỳ cao
điểm, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, gần như cả làng Phúc Lâm đều
làm nghề mổ trâu. Có tới 90% số hộ dân trong làng làm nghề giết mổ gia
súc, cung cấp thịt trâu cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh lân cận.
Làng Phúc Lâm có cả một đội quân lái trâu đi khắp cả nước, từ miền
núi đến vùng xuôi, tận trong nam ngoài bắc, sang cả Lào, Campuchia, thậm
chí Thái Lan để tuyển lựa, thu mua trâu. Trong những phiên chợ gia súc
trên Hà Giang, Lào Cai, dân lái trâu Phúc Lâm còn đông hơn cả lượng đồng
bào dắt trâu đi bán. Họ thu gom trâu, dồn lên những chiếc xe tải cỡ lớn
chở về làng xẻ thịt. Giết mổ rùng rợn
Để tận mắt chứng kiến cảnh tượng mổ trâu, 2h sáng trong vai người
buôn bán, tôi hòa vào dòng người đông đúc đến làng Phúc Lâm. Ban ngày,
làng Phúc Lâm khá êm đềm nhưng nửa đêm về sáng nhộn nhịp như một cái chợ
lớn. Hàng trăm người tấp nập ra vào, điện sáng trưng ở các lò mổ. Trâu
rống ấm ĩ làng xóm.
Lò mổ nhà anh B., có 5 trâu mộng buộc ở cọc. Chỉ có mỗi vợ chồng anh
làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm này. Anh B. dắt trâu vào sân, cột
chặt lại. Chú trâu ngái ngủ, khuôn mặt ngơ ngác, như thể chưa hiểu
chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Như lực sĩ, anh vung chiếc vồ thép đập bốp
trúng đầu. Con trâu mộng trúng nhát búa, choáng váng ngã khụy xuống nền
gạch. Chị vợ đưa cho anh con dao nhỏ xíu, chỉ cỡ hai đầu ngón tay. Đây
là dao mổ trâu sao? Cầm con dao nhỏ xíu, anh B. xiên một nhát thật ngọt ở
cổ. Máu ồng ộc chảy ra, ngập 2 chiếc chậu lớn, tràn cả ra nền sân. Cảnh
tượng quả thực vô cùng rùng rợn.
Cũng vẫn con dao nhỏ đó, anh B. rạch một đường ở cổ. Cứ một tay kéo
da, một tay lướt con dao nhỏ rất điệu nghệ, bộ da trâu rất lớn tuột khỏi
con trâu, lồ lộ một đống thịt. Anh B. bảo, dưới da trâu có một lớp màng
mỡ, không dính liền với thịt, nên lột rất nhanh. Nói không ngoa, có tận
mắt chứng kiến mới thấy, thợ mổ trâu ở Phúc Lâm lột da trâu nhanh như
lột da gà. Cũng chỉ với con dao nhỏ xíu đó, từng tảng thịt được lóc ra.
Đầu, chân, xương lần lượt được tách rời. Tính ra, mất 15 phút, con trâu
to tướng chỉ còn lại đống bầy nhầy lòng phèo nằm giữa sân, thịt xương đã
thành đống riêng biệt. Con trâu khác được dắt vào. Anh B. lại vung búa …
4h sáng, hàng chục lái buôn trâu đã đổ về lò mổ nhà anh B. Người chất
thịt lên xe, người lấy xương, người lấy chân, đầu, gân cơ. Riêng nội
tạng cũng có mấy người gom hàng, mỗi người lấy một món riêng biệt. Hàng
chục con người vật lộn với đống bầy nhầy, người yếu bóng vía nhìn cảnh
tượng máu me này chắc ngất xỉu. Đại gia đình bỏ nghề vì sợ trâu “báo oán”
Sau khi chứng kiến cảnh sát trâu kinh hãi tôi trở lại gặp gỡ phó thôn
Đỗ Văn Khuyến. Ông bảo rằng: “Ngẫm cho cùng, việc mổ trâu quả thục kinh
hãi. Bao năm làm nghề, đến lúc cuối đời, tôi mới nhận ra nên bỏ nghề
giết mổ này càng sớm càng tốt. Và tôi đã thưc hiện được. Không chỉ vậy,
nhiều gia đình ở làng đã bỏ nghề”. Theo ông, thập kỷ 80 của thế kỷ
trước, có tới 90% hộ dân dính dáng đến chuyện sát hại con trâu. Tuy
nhiên, nghề mổ trâu ngày một mai một. Hiện tại cả làng với 500 hộ dân,
chỉ còn cỡ 50 lò mổ. Số lượng trâu bỏ mạng ở làng Phúc Lâm cũng ít hơn
xưa.
Theo ông, ngoài việc người ở đây nhận ra rằng, không thể làm giàu
bằng nghề mổ trâu, thì có nhiều trường hợp bỏ nghề vì sợ hãi chuyện tâm
linh. Những ngày đầu năm, rằm tháng 7, người dân làng đều nô nức lên
chùa cúng bái, đốt vàng mã, giải hạn cho gia đình mình. Thế nhưng ở
làng, vẫn xảy ra những chuyện không vui, khiến lòng người hoang mang.
Ông chỉ nói vậy, chứ ông không dám nêu tên gia đình nào, bởi vấn đề này
rất nhạy cảm.
Tìm hiểu ở làng, tôi được biết, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở
ngôi làng này. Cõ những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên
hệ với chuyện bị oan hồn loài trâu báo oán, song cũng có cái chết liên
quan trực tiếp tới con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, khiến những
người cầm dao mổ trâu cực kỳ sợ hãi.
Bi thương nhất trong chuyện bị loài trâu báo oán, phải kể đến gia
đình ông K. Chuyện rằng, hai năm trước, ông K. vẫn là chủ lò mổ to nhất
làng Phúc Lâm. Mỗi đêm, nhà ông hạ sát 15 - 17 con trâu lớn bé. Đại gia
đình nhà oog có 4 người con trai làm công việc này. Người quanh năm suốt
tháng lang bạt ở miền núi, để tìm những con trâu ngon, nhiều thịt, thậm
chí sang cả Lào, Campuchia để lựa trâu. Hàng chục lái buôn trâu sục sạo
khắp nơi mới cung cấp đủ trâu cho lò mổ nhà ông K. Cứ độ 12h đêm, một
chiếc xe tải lớn lại chở mười mấy con trâu đến cổng lò mổ nhà ông, Với
bề dày mấy chục năm giết mổ, đã có hàng vạn con trâu bỏ mạng tại nhà
ông. Cũng vì thế, theo những người hiểu biết về tâm linh, sát khí ở mảnh
đất này tỏa ra rất nặng.
Bữa đó, cũng như mọi ngày, chiếc xe tải chở 15 con trâu từ Hà Giang
về, đỗ trước cổng lò mổ. Lần lượt từng con trâu bị hại sát. Đến con trâu
cuối cùng, thì chuyện lạ xảy ra. Mấy người thay nhau kéo, nhưng con
trâu nhất quyết không chịu xuống khỏi thùng xe tải, cứ ghì lại. Tức
mình, cả chục người xông vào, trói con trâu lại rồi vần xuống khỏi xe
tải. Khi vần trâu xuống khỏi xe, cởi trói, con trâu không chịu đứng lên,
mà hai chân trước của nó quỳ xuống như phủ phục. Nó không rống lên,
không giãy giụa nữa, nhưng nước mắt ứa ra. Một số người thấy con trâu có
biểu hiện như vậy thì ngăn cản việc giết nó. Người làng Phúc Lâm vẫn
tin rằng, những con trâu có biểu hiện như thế là có linh tính, tức nó
mang linh hồn con người. Những con trâu như thế thường hiền lành, chịu
khó cày bừa, thân thiện với con người và những thợ mổ tin vào thế giới
tâm linh thường không giết hại nó. Tuy nhiên ông K. không tin vào chuyện
đó. Mấy chục năm ông làm nghề, gia đình ông mỗi ngày thêm giàu có, chưa
ai bị trâu báo oán, nên ông không tin, không sợ. Sau một lát bàn cãi,
thì con trâu này cũng toi mạng.
Điều kinh dị như dự đoán xảy ra ngay khi giết hại con trâu có linh
tính này. Con trâu bị sát hại vào tháng 2 thì đến tháng 4 người con trai
của ông sinh năm 1968 tự dưng lăn đùng ra chết. Điều lạ lùng là anh này
không theo nghề mổ của gia đình. Được ăn học tử tế, anh này tạo lập
cuộc sống ở nơi khác. Bình thường, anh cũng không có bệnh tật gì cả. Thế
nhưng, một hôm, đang ngồi xem ti vi trong nhà, anh đột nhiên kêu mệt
nên vào giường ngủ. Nửa đêm, anh lên cơn co giật. Gia đình đưa đi bệnh
viện nhưng không cứu được.
Cái chết của anh khiến gia đình hoang mang. Bà vợ ông đi xem bói,
thầy phán rằng gia đình bị một oan hồn báo oán. Lúc này, gia đình ông
mới liên hệ đến việc giết hại con trâu nọ. Khi trình bày điều này, ông
thầy bói khẳng định chắc chắn là do linh hồn con trâu báo oán. Vợ ông
cũng bái ghê lắm, sắm đủ các loại lễ, tốn kém hàng trăm triệu đồng. Thậm
chí, bà K. mời cả giá đồng về nhà cúng giải hạn, siêu thoát cho linh
hồn con trâu.
Thế nhưng, sự cố gắng của bà K. không mang lại hiệu quả. Thời gian
ngắn sau đó, một người con nữa của ông bà đột nhiên trở nên ốm yếu. Anh
này vốn rất khỏe mạnh, mổ trâu nhanh thoăn thoắt, giỏi nhất nhà, nhưng
cơ thể cứ ốm yếu dần. Gia đình đưa đi khắp các bệnh viện điều trị nhưng
không hiệu quả. Thời gian ngắn sau đó thì anh trút hơi thở cuối cùng.
Gia đình giữ bí mật, nên hàng xóm không ai biết anh chết vì nguyên do
gì. Vậy là, tin đồn bị oan hồn con trâu báo oán lại lan ra, khiến cả
làng sợ hãi.
Đỉnh điểm của nỗi sợ hãi là cái chết của cô con gái út. Cô con gái út
của ông đang học ở Hà Nội. Gia đình giàu có, cô được đi học tử tế,
không dính dáng gì đến công việc giết mổ trâu bò. Thế nhưng, theo lời
đồn, thì linh hồn con trâu sẽ giết hại những người quan trọng nhất của
gia đình. Hồi giữa năm 2012, trên đường từ Hà Nội về thăm nhà, đang lái
xe máy, thì chiếc xe tải mất phanh đâm thẳng vào cô. Gia đình đến nhận
xác con gái thì bàng hoàng khủng khiếp. Cô con gái út xinh đẹp, giỏi
giang, mà giờ chỉ còn nhận ra qua chiếc áo.
Sự việc chết chóc liên quan đến với gia đình ông K., khiến ông không
thể không để tâm đến những lời đồn đại của dân làng, lời khuyên can của …
thầy bói. Gia đình ông đã đi làm lễ ở rất nhiều nơi, gặp rất nhiều thầy
bói và đều nhận được lời khuyên như nhau, là gia đình cần phải làm lễ
cầu siêu cho loài trâu, làm lễ giải hạn cho gia đình và bỏ ngay nghề
giết mổ. Chỉ trong hai năm, gia đình ông K. mất 3 mạng người, quả là một
mất mát quá lớn.
Bao năm mổ trâu, thu về bao nhiêu tiền bạc, cũng không bù lại được
những mất mát khủng khiếp như thế. Đến lúc này, ông và những người con
của mình, không còn đủ dũng cảm cầm búa đập chết loài trâu và lột da,
moi bụng chúng nữa. Đại gia đình nhà ông đã quyết tâm bỏ nghề. Thậm chí
những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ
luôn nghề. Cứ ngày rằm, mùng 1, gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng
kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn.
Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K mà mấy hộ gia
đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu. Chuyện khủng khiếp
này có thể do trùng hợp ngẫu nhiên nhưng có lẽ bị ám ảnh cái nghề sát
sinh quá đỗi ghê rợn ấy nên nhiều người ở Phúc Lâm cứ vin vào là do trâu
báo oán khiến nhiều người thêm phần sợ hãi, hoang mang.
Theo Gia đình & Cuộc sống
'100 cung nữ báo oán' suối Giải Oan
10:32 06/03/2013
0
Trong vô vàn những câu chuyện bí ẩn, khó tin thì chuyện ở suối Giải Oan khiến không ít người phải rùng mình sợ hãi.
Đầu năm, Phật tử khắp cả nước nô nức rủ nhau hành hương
về cõi Phật Yên Tử. Yên Tử không chỉ là đệ nhất danh thắng mà còn là dãy
núi của tâm linh, vì thế, nơi đây có vô số chuyện kỳ bí cũng là điều dễ
hiểu.
Trong vô vàn những câu chuyện bí ẩn, khó tin thì chuyện ở suối Giải
Oan khiến không ít người phải rùng mình sợ hãi. Cái chết của 100 cung nữ
khi xưa đã biến con suối thành chốn tâm linh với hàng trăm câu chuyện
kỳ lạ được thêu dệt. Người xưa đòi của?
Một ngày giữa năm 2007, khi đang lang thang ở suối Giải Oan, ông Lê
Quang (phó giám đốc trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử) gặp
một cảnh tượng khá lạ: mấy chục người phụ nữ vừa quỳ lạy, vừa khóc bên
bờ suối. Có người chấp tay với nén hương nghi ngút khói vái lấy vái để.
Thấy lạ, ông Quang liền tìm gặp tài xế chở những người phụ nữ này hỏi
chuyện. Anh tài xế kể rằng, hồi đầu năm 2007, anh chở 50 chị em thuộc
hội phụ nữ ở một phường của thành phố Lạng Sơn về trẩy hội Yên Tử. Cuối
buổi hành hương, chị em làm lễ ở chùa Giải Oan xong thì kéo nhau ra miếu
Bạch Mẫu Giải Oan để cúng bái. Xong xuôi, chị em kéo nhau xuống suối
Giải Oan rửa chân, rửa tay.
> Đọc thêm: Mai táng trinh nữ để trông coi mộ Hán
Suối Giải Oan ở Yên Tử.
Suối Giải Oan ở Yên Tử.
Lúc về, mỗi người nhặt vài hòn cuội cho vào túi và đinh ninh rằng,
trong mỗi hòn cuội đều ẩn chứa linh hồn các cung nữ, nên dùng sỏi cuội
này kỳ cọ thân thể, sẽ khiến da dẻ trắng đẹp, mịn màng chả khác gì …
cung nữ thời Trần. Thấy vậy, anh tài xế cũng nhảy xuống nhặt vài viên về
làm kỷ niệm.
Vợ anh thấy ông chồng bày mấy cục sỏi trên tủ thì mắng dở hơi. Nhưng
khi anh kể chuyện dùng sỏi kỳ cọ, da dẻ sẽ hồng hào mịn màng như cung nữ
thì cô vợ cũng lôi ra dùng khi tắm.
Ngay sau hôm vợ anh tài xế dùng hòn sỏi, chị vợ anh này hoảng hồn bảo
rằng, cả đêm hễ cứ nhắm mắt là lại mơ thấy những cung nữ xinh đẹp với
màu áo trắng, làn da trắng muốt, nhìn chị bằng đôi mắt giận dữ và hét
lên: “Trả đá cuội cho ta”. Sau nhiều đêm gặp ác mộng, chị này không dùng
để tắm nữa mà đặt viên đá ngay ngắn trên nóc tủ.
Vài hôm sau, doanh nghiệp vận tải gọi anh lái xe này lên và phân công
chở 50 người phụ nữ ở phường nọ về lại Yên Tử. Lúc lên xe, anh mới kinh
hoàng khi biết rằng, 50 phụ nữ từng lấy đá cuội ở Yên Tử về kỳ cọ cơ
thể, đều gặp những chuyện khác thường.
Anh này lập tức gọi điện cho vợ thắp nhang rồi mang ngay những viên
đá cuội ra công ty để anh ta mang trả lại Yên Tử. Suốt hành trình 4
tiếng đồng hồ từ Lạng Sơn về Yên Tử, anh tài xế được nghe 50 chuyện kinh
hãi từ chị em phụ nữ. Tựu chung lại, chị em nào cũng gặp ác mộng. Sau
nhiều ngày mất ngủ, ai cũng phờ phạc, lo lắng …
Đến Yên Tử, việc đầu tiên của chị em là tìm lên chùa Giải Oan cúng
bái. Sau đó chị em vội mang đá cuội ra suối Giải Oan, vái lạy khẩn
thiết, cầu xin các “cung nữ” tha mạng và xin được trả lại vật thiêng. Doanh nghiệp liêu xiêu vì xẻ đá suối Giải Oan?
Sư Yến (trụ trì chùa Giải Oan) dẫn tôi ra nơi đặt tấm bia ghi danh
những người công đức xây dựng chùa Giải Oan. Dưới tấm bia đó là hàng
chục phiến đá được cắt xẻ, gọt giũa kỹ càng rồi nói: “Không ai có thể
lấy bất cứ thứ gì ở suối Giải Oan nếu như Bạch Mẫu chưa cho phép. Nhiều
doanh nghiệp, cá nhân sau khi cúng ở chùa Giải Oan, miếu Bạch Mẫu Giải
Oan thì lấy một mảnh đá về, thường là để làm bát hương, mái đao trên nóc
mộ, cột trụ công trình thờ tự với mong muốn được Bạch Mẫu Giải Oan, tức
là các cung nữ phù hộ. Tuy nhiên tất cả những người lấy đá ở suối đều
phải trả lại”.
Chỉ vào một phiến đá có khắc dòng chữ: Tòa nhà trung tâm triển lãm
quốc tế H., sư Yến nói, chủ nhân của tòa nhà này là một đại gia ở Hải
Phòng. Hồi năm ngoái, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, vị đại gia này
đã xin phép sư Yến cho lấy một tảng đá ở suối mang về. Sư Yến đã ra sức
can ngăn song vị đại gia này không nghe. Sau khi làm lễ ở miếu Bạch Mẫu
Giải Oan, anh này xuống suối tự tay lựa một tảng đá to cỡ cái thúng và
chở về Hải Phòng.
Thời điểm đó, vị đại gia này vừa hoàn thành tòa nhà lớn cao hàng chục
tầng giữa trung tâm thành phố Hải Phòng và xẻ phiến đá kia làm tấm bảng
khắc tên tòa nhà, dự tính sẽ ốp ở ngay cổng. Hôm chuẩn bị xẻ khối đá,
vị đại gia này còn thuê một ông thầy cúng bái, yểm tâm ghê lắm. Thế
nhưng chừng 10 tháng sau, vị đại gia này cùng gia đình và một số cán bộ
chủ chốt của doanh nghiệp tìm đến suối Giải Oan với khuôn mặt phờ phạc,
méo xệch.
Theo anh ta, từ khi mang khối đá về, đêm nào anh ta cũng nằm mơ thấy
các cung nữ, mặc quần áo trắng đòi lại khối đá. Tuy nhiên, sự việc không
chỉ dừng lại ở giấc mơ đó. Từ ngày mang khối đá về, doanh nghiệp của
đại gia này khủng hoảng trầm trọng. Một số cán bộ trực tiếp tham gia vào
việc khênh tảng đá ở suối Giải Oan về toàn gặp việc xui xẻo, trục trặc
trong cuộc sống, gặp tai nạn.
Đến lúc thấy việc làm ăn thất bại thảm hại, vị đại gia này mới kiếm
một thầy bói nổi tiếng đất Cảng. Vị thầy bói này hỏi rằng: “Anh có lấy
thứ gì của chùa chiền, miếu mạo không?”. Vị đại gia kia toát mồ hôi khi
nghĩ đến hành động khênh khối đá từ suối Giải Oan về. Kế đó, ông thầy
bói kia đề nghị đại gia trả lại khối đá ngay lập tức. Bữa đó, vị đại gia
làm mấy mâm lễ rất lớn, với cả xe tải chở vàng mã nhờ sư Yến làm lễ trả
lại đá … Không có ma quỷ ở suối Giải Oan
Khu vực quanh suối Giải Oan chỉ có 4 người sinh sống gồm sư Yến, trụ
trì chùa Giải Oan và gia đình gồm 3 thành viên của chị Nguyễn Thị X.,
thuê một gian nhà nhỏ của trung tâm quản lý di tích – danh thắng Yên Tử
để bán hàng. Theo lời chị, du khách đến suối Giải Oan đều mang nhiều tâm
sự. Nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc
trọng bệnh… ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự như thể đang nói
chuyện với các cung nữ hiện diện trước mặt.
Về lời đồn cung nữ báo oán những người lấy đá sỏi, chị bác bỏ hoàn
toàn. Chị bảo: “Cuộc sống mỗi người không ai trọn vẹn cả. Gặp hạn thì
lại đổ cho lấy đá, oan cho các cung nữ lắm. Cung nữ giờ được phong là
Bạch Mẫu chứ có phải oan hồn vất vưởng đói ăn đâu mà hại người lành. Tôi
ở đây thấy người lấy đá thì nhiều, nhưng thỉnh thoảng mới có người trả
lại. Những người trả lại đá cuội chắc là gặp vận đen trong cuộc sống
thôi”.
Về lời đồn người dân quanh vùng kể vẫn nghe thấy tiếng khóc, tiếng
kêu của con gái phát ra ở suối Giải Oan giữa lúc canh khuya, chị cũng
bác bỏ. Chị bảo, hồi mới về đây sinh sống, vợ chồng đang ngủ, bỗng nghe
thấy tiếng khóc ai oán. Chồng chị là người bạo dạn nên đã mang đèn pin
ra suối xem xét tình hình. Hóa ra, tiếng khóc đó chỉ là tiếng kêu của
mấy con mèo động đực ở suối Giải Oan.
Chị tin rằng, linh hồn các cung nữ luôn bảo vệ người hiền, người bị
oan trái, người yếu đuối. Vì thế, người dân quanh vùng hễ gặp chuyện
buồn, chuyện oan đều tìm đến miếu Bạch Mẫu tâm sự, trút bỏ nỗi lòng.
Theo Gia đình & Cuộc sống
Mất mạng oan uổng vì muốn ra tay 'nghĩa hiệp'
10:15 04/03/2013
0
Đang chuyển giúp cho người anh họ vật liệu xây
dựng, thấy một người cùng xóm đuổi đánh một nam thanh niên nên K. đã
chạy lại để "can ngăn".
Tuy nhiên, thay vì giảng hòa được cuộc mâu thuẫn đó, bất ngờ K. thấy nhói ở dưới bụng rồi từ từ gục xuống... Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn
Vụ án đã xảy ra gần một tuần nay nhưng đến thời điểm này, dư luận xã
Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vẫn bàn tán xôn xao bởi nạn nhân
là Dương Văn K. (SN 1990) và hung thủ Dương Văn Tuấn (SN 1994) đều là
những người địa phương. Qua tìm hiểu được biết, vụ án mạng chiều 22/2
vừa qua bắt nguồn từ một mâu thuẫn khá nhỏ nhặt.
Theo đó, khoảng 14h45’, anh Dương Văn Q. (SN 1975) ở xóm 1, xã Đại
Cương đang trên đường ra thị trấn Đồng Văn thì bắt gặp một tốp thanh
niên đi xe máy, phóng với tốc độ rất nhanh. Mặc dù đã nép sát vào bên
đường, anh Q. vẫn dính phải nước bẩn té lên từ một thanh niên khi phóng
xe vượt lên. Thấy vậy, anh Q. cất tiếng chửi, nam thanh niên kia cũng
chửi lại và còn lớn tiếng thách thức. Quá bực tức nên anh Q. quay xe lại
đuổi theo tốp thanh niên, đồng thời tìm bằng được kẻ đã té nước và dám
cả gan thách thức mình.
Chân dung hung thủ Dương Văn Tuấn.
Đuổi đến nhà ông Dương Văn Ch. ở xóm 2, lúc này anh Q. thấy có rất
nhiều thanh niên đến chơi chuẩn bị tiễn con trai ông Ch. lên đường nhập
ngũ. Quan sát một lúc, anh Q. đã nhận ra Dương Văn Tuấn và gọi ra ngã 3
của xóm 2 để nói chuyện cho "đến đầu, đến cuối". Nhưng thay vì nhận lỗi
với người lớn tuổi hơn mình, ngược lại Tuấn lại tiếp tục đôi co thách
thức.
Không nhịn được nữa, anh Q. đã lao vào đấm đá, do yếu thế hơn nên
Tuấn đã phải bỏ chạy. Với ý nghĩ phải dạy cho "thằng oắt con" một bài
học nên anh Q. vẫn tiếp tục đuổi đánh. Đúng lúc này, anh Dương Văn K.
đang đẩy xe cát ở gần đó, thấy hai người đang xô xát nên chạy lại xem có
chuyện gì. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì mà anh K. đã bị đối tượng
Tuấn rút dao đâm một nhát vào vùng bẹn trái. Mặc dù đã được gia đình và
người thân đưa đi cấp cứu nhưng do mất quá nhiều máu, anh K. đã tử vong.
Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Ký - trưởng công an xã Đại Cương cho
biết: "Nhận được tin báo, chúng tôi đã xuống ngay hiện trường. Do quá
hoảng sợ nên sau khi gây án, Tuấn đã chạy sang nhà anh Đ. cách nơi hắn
gây án khoảng 50m, khóa trái cửa cố thủ trong nhà. Hàng trăm người dân
của xóm 2 đang tìm mọi cách đưa đối tượng Dương Văn Tuấn ra ngoài để "xử
lý".
Sự việc trở nên căng thẳng hơn khi những người này biết được tin anh
K. đã tử vong nên họ càng quyết tâm với suy nghĩ "nợ máu phải trả bằng
máu". Phải khó khăn lắm lực lượng công an xã mới len được vào bên trong.
Đề phòng sự việc bất trắc xảy ra, tôi đã phải lấy chiếc còng số 8 khóa
bên ngoài và đứng trước cửa không cho người dân phá khóa. Chỉ đến khi
lực lượng Cảnh sát 113 công an tỉnh Hà Nam được điều động xuống hỗ trợ,
việc vây bắt đối tượng Tuấn mới hoàn thành. Được biết vào năm 2011, đối
tượng Dương Văn Tuấn đã từng bị ban công an xã Đại Cương xử phạt hành
chính với hành vi gây rối trật tự công cộng tại địa phương.
Ông Đỗ Văn Ký- Trưởng công an xã Đại Cương trao đổi với PV về vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn.
"Mẹ ơi, cứu con với!"
Tìm đến nhà của đối tượng Tuấn ở xóm 4, dù đã gần một tuần sau khi
đứa con thứ hai của vợ chồng chị H. (SN 1971) gây ra cái chết cho anh K.
nhưng trên khuôn mặt của họ vẫn còn lộ rõ căng thẳng. Chị H. kể, học
hết lớp 9 do lực học yếu nên Tuấn đã không thi tiếp vào cấp 3 mà ở nhà
giúp đỡ bố mẹ. Kinh tế khó khăn nên sau khi xong mùa vụ, vợ chồng anh
chị cùng hai cậu con trai khăn gói lên Sơn La tìm việc làm thêm.
Thường ngày Tuấn là một người hiền lành, không ham chơi bời, làm được
đồng nào đều đưa cho bố mẹ đồng nấy. "Hôm mùng 10 Tết (19/2), gia đình
tôi lại khăn gói để lên Sơn La, thì cháu nó có nói: "Mấy đứa bạn con
chuẩn bị lên đường nhập ngũ, bố mẹ cho con ở lại vài ngày chơi với chúng
nó, xong con sẽ lên ngay". Nghe con nói vậy, vợ chồng tôi cũng an tâm
bởi dù sao ở nhà vẫn còn bà nội. Ấy vậy mà khi nghe tin dữ, vợ chồng tôi
rụng rời cả chân tay. Giá như tôi không cho cháu ở nhà thì đâu đến nông
nỗi này" - chị H. cho biết.
Chị H. nhớ lại: "Khoảng 15h ngày 22/2, tôi nhận được điện thoại của
cháu. Chưa kịp hỏi chuyện gì thì cháu nó đã mếu máo: "Mẹ ơi cứu con với!
Con đâm thằng Nông Vụ rồi!" (Dương Văn K. ở xóm 2 làng Nông Vụ - PV).
Cứ tưởng cháu bị va chạm xe máy nên tôi hỏi: "Người ta có bị xây xát gì
không, xe cộ hỏng hóc thế nào?".
Cháu nó nói: "Tại người ta đánh con nên con đã rút dao đâm một nhát
để họ khỏi đánh, mà hình như người đó chết rồi mẹ ạ. Giờ người dân ở đây
đang vây đánh con, con sợ quá!". Sau đó, cháu nó tắt máy". Anh Kh. cũng
cho biết, sau khi biết tin con mình gây ra án mạng, hai vợ chồng đãä
quay trở về nhà ngay và đến nhà nạn nhân để tạ lỗi. Đến thời điểm này,
anh Kh. cũng chưa thể biết được chính xác tại sao Tuấn lại đâm chết anh
K..
Tìm đến nhà nạn nhân đúng vào lúc ông bà Ph. đang cúng cơm trưa cho
đứa con đầu xấu số của mình. Sự ra đi đột ngột của K. đã làm cho vợ
chồng ông bà Ph. như qụy ngã. Bởi từ lúc nhận được tin K. tử vong, bà
Ph. đã ngất lịm còn ông Ph. chỉ ngồi im một chỗ nuốt nước mắt vào trong
chẳng nói thành lời. Chính vì thế việc lo hậu sự cho K. phải nhờ cậy vào
họ hàng làng xóm.
Nhìn vào di ảnh cậu con trai, bà Ph. thổ lộ: "Từ trước đến nay, chưa
bao giờ em nó gây gổ, ngổ ngáo với ai ở địa phương. Tôi bị gai đôi cột
sống, ông nhà tôi cũng ốm đau liên miên nên mọi công việc hàng ngày đều
do K. gánh vác. Nhà có 6 sào ruộng, em nó cũng thay vợ chồng tôi thu
vén. Vậy mà tai hoạ từ đâu lại trút xuống đầu nó, cứ nghĩ đến con mà đau
xót quá các chú ạ!".
Nói về nguyên nhân tại sao anh K. lại bị đối tượng Tuấn đâm
chết, trong khi đó mục đích của anh K. chỉ vào can ngăn? Ông Đỗ Văn Ký _
Trưởng công an xã Đại Cương phỏng đoán: "Rất có thể trong lúc can ngăn,
giữa K. và Tuấn đã xảy ra xô xát và trong lúc yếu thế, Tuấn đã rút dao
đâm loạn xạ? Không may cho anh K., vết đâm này đã trúng động mạch chủ
gây mất máu cấp dẫn đến tử vong. Hiện vụ án đang được công an tỉnh Hà
Nam điều tra làm rõ".
Đào Giang
Cha giết con - oan thấu trời xanh!
02/05/2013 08:37 GMT+7
TT - Vừa nhìn thấy
cha đứng trên bậc thềm, thằng Tuyền đã vội quỳ xuống bò từ đầu cổng vào
tới trong nhà lạy cha nó. Nó vừa được biết cha nó (ông Phạm Văn Thành,
sinh năm 1946, ấp Ninh Hòa, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)
đã vì nó mà phải chịu oan khuất đến suýt mất mạng. Trước sự chứng kiến
của hàng xóm, hai cha con nhìn nhau khóc ồ ồ.
Ông Phạm Văn Thành nhớ lại những ngày chịu án oan trong tù - Ảnh: Nguyễn Ngọc
Mất con, mất hết
Ngày 17-9-1989, cái ngày định mệnh xe đò lục tỉnh đậu
đầy lộ. Họ đổ về khu vườn nhà ông Thành để tận mắt nhìn thấy gương mặt
“người cha nhẫn tâm” giết hại con mình.
Sáu bảy chục cái hố to nhỏ được đào lỗ chỗ khắp vườn để
tìm thi thể thằng bé. Nhưng mọi sự tìm kiếm đều không mang đến kết quả
bởi “con tôi chưa chết, nó là con tôi, dù có nhẫn tâm đến đâu tôi cũng
không thể giết chết con mình”.
Ông Thành bắt đầu câu chuyện oan trái đầy nước mắt của mình bằng buổi công an đến nhà bắt mình vì tội giết con như thế.
Chuyện bắt đầu khi thằng Tuyền, đứa con khờ
khạo của ông Thành, bỗng nhiên mất tích. Đang trong lúc bối rối, tìm
con không được, chưa biết thằng nhỏ lành dữ ra sao thì công an tới nhà
nói tin sét đánh. Họ tình nghi ông Thành đã tự tay giết chết đứa con
ruột rồi chôn xác trong vườn.
Ông Thành bàng hoàng trước lời buộc tội vô căn cứ. Ông
xin được đi tìm con với thời hạn một tuần. Thời gian cứ trôi qua mà
thằng Tuyền con ông vẫn bặt vô âm tín. Thời hạn một tuần đã hết, ông
Thành quay về nhà và bị bắt bởi tội vu khống, chống người thi hành công
vụ và hủy hoại tài sản công dân. “Tuy nhiên, đối với tất cả những người
trong xóm, tôi đã bị bắt vì tội giết người” - ông Thành chua chát nói.
“Lúc ấy tôi một mực kêu oan nhưng không ai chịu nghe tôi” - ông Thành xúc động.
“Người ta bắt tội phạm thì phải có giấy nọ giấy kia.
Còn tôi bị bắt trong mơ hồ. Tôi chẳng biết mình đi tù vì chuyện gì cả...
thật vô lý” - ông kể.
Sau khi bị bắt, ông Phạm Văn Thành được đưa về nhà giam
huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang: “Bước vào ngục tối, tôi như bước vào
một cơn ác mộng. Nhà giam nằm sâu trong một cánh đồng hoang. Giữa chốn
này dù có oan khuất đến đâu thôi cũng đành chịu chết. Nhà giam được
thiết kế đặc biệt cao chưa đầy 1m, nền nhà đóng đầy rong rêu”.
Đang ở sức làm, công việc thuận lợi, ông Ba Thành phải
bỏ cả trang trại nuôi dê hàng trăm con lớn nhỏ để vào tù và trở thành
tội phạm.
Khó khăn về vật chất thì cũng ráng cố gắng, nhưng 13
tháng trong phòng biệt giam ông không thể nhớ nổi mình đã sống cơ cực
như thế nào. “Tôi có một linh cảm thật mãnh liệt là con tôi chưa chết.
Nhiều lần trong trại chết đi sống lại, cơ cực không biết đường nào mà
lần”.
Sức khỏe sa sút quá, ông Thành được chuyển ra bệnh
viện. Sau hai tuần được điều trị trong bệnh viện ông chỉ còn 37kg và
được bảo lãnh tại ngoại.
Trở về nhà với hai bàn tay trắng, hàng xóm ai cũng nói
ông giết con mà phải đi tù. Ngày bị bắt Ba Thành còn khỏe mạnh gánh vác
hầu hết việc nặng nhọc trong nhà, nhưng khi ra tù thì sức khỏe của ông
gần như suy kiệt. Nhà cửa tan tác, tiêu điều, dê mẹ dê con đều không còn
thấy bóng.
Lúc này tài sản trong nhà chỉ còn lại bốn bức tường,
nhà cũ xây chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, Ba Thành không vì thế mà tuyệt
vọng. Ông quyết tâm làm lại từ đầu nhưng do ngồi tù quá lâu hai chân của
ông đi lại khó khăn nên không thể làm việc nặng.
Lao động chính trong gia đình lúc này là vợ ông. Vài mớ
lá khô nhặt nhạnh thu vén thật khéo vợ ông cũng chỉ có thể lo liệu rau
cháo nuôi chồng và hai con nhỏ, cuộc sống cơ cực nhưng gia đình được sum
họp gần nhau.
Đứa con trở về
Ông Phạm Văn Thành bị bắt ngày 17-9-1989 sau đúng một
tháng UBND xã Hòa Tịnh (Chợ Gạo, Tiền Giang) vào lập biên bản kê biên
tài sản của đương sự Phạm Văn Thành với lý do tình nghi đương sự giết
con trai là Phạm Thanh Tuyền. Với cam kết khi nào ông Thành tìm thấy con
thì sẽ trả lại số tài sản đã kê biên. Không tìm được con, ông Thành bị
bắt bởi tội vu khống cán bộ, chống người thi hành công vụ và hủy hoại
tài sản công dân.
Trong suốt quá trình bị tạm giam và điều tra, ông lại
bị hỏi về việc con trai mình bỗng nhiên mất tích, cơ quan điều tra đã
đào hàng trăm hố trong vườn nhà ông để tìm thi thể đứa con trai nhưng
không thấy.
Ngày 25-8-1990 vụ án được đình chỉ nhưng đến năm 1995
ông Thành lại bị bắt tạm giam thêm 5 tháng, cải tạo lao động cho ba tội
danh trên.
Ngày 7-6-2004 ông Thành được công nhận oan sai theo quyết định số 622/QD-GQKN (7-6-2004) của giám đốc Công an Tiền Giang.
Mang tiếng giết con nên Ba Thành bị nhiều người khinh rẻ xem thường, nhiều người nhìn ông với con mắt dè bỉu, kinh tởm.
Ngày ấy nghe tin thầy giáo qua đời dù hai chân rất yếu,
phải dùng nạng khá vất vả mới tới được nhà thầy vì chỉ muốn thắp cho
thầy một nén hương tỏ lòng thành kính, nhưng con của thầy không muốn ông
vào: “Ngày xưa Thành là học trò ngoan nhưng bây giờ Thành là kẻ giết
người”.
“Linh hồn thầy chứng giám, tôi không giết con tôi” - ba
Thành lủi thủi ra về mà lòng nặng trĩu... Lại có lần vào một dịp đi đám
cưới, giữa đám đông có người say rượu chỉ thẳng vào mặt ông nói: “Thằng
này là tội phạm giết người, coi chừng nó gây án”.
Lòng ông quặn đau như có hàng trăm vết dao cứa. Ba Thành buồn nhưng không cách nào để minh chứng được.
Trong lúc mọi ý nghĩ xấu xa, những ánh nhìn khinh bỉ
của mọi người đều ném về người cha tội nghiệp cùng mọi hi vọng dường như
đã tắt thì ngay lúc ấy “đứa con bị giết” của ông Thành đột ngột trở về.
Vừa nhìn thấy cha đứng trên bậc thềm, thằng Tuyền đã
vội quỳ xuống bò từ đầu cổng vào tới trong nhà lạy cha nó. Nó vừa được
biết cha nó đã chịu oan khuất đến suýt mất mạng. Trước sự chứng kiến của
hàng xóm, hai cha con nhìn nhau rưng rưng nước mắt.
Sau giây phút gặp nhau mừng mừng tủi tủi, thằng Tuyền
kể: “Ngày ấy có người kêu con đi làm ở Mộc Hóa rồi cho ruộng, cho trâu
đặng lấy vợ nhưng mãi không thấy. Ở trên ấy đói khát, nhớ nhà nhưng lại
không có tiền đi xe, tuyệt vọng rồi con tìm cách tự tử nhưng may mà
không chết, được người ta cho tiền nên con về đây”. Câu chuyện của hai
cha con làm nhiều người bàng hoàng xúc động.
Chỉ đến khi thằng Tuyền trở về nhà, ông Thành mới xóa được cái tiếng giết con ở địa phương.
Trải qua những việc quái dị ấy, với vẻ mặt thật buồn
ông than: “Không biết tôi sinh ra vào giờ nào mà sao lại khổ nhiều đến
thế. Ở nhà được mấy năm thì ngày 18-4-1995 tôi bị bắt đi cưỡng bức lao
động ở Mỹ Phước thêm năm tháng cho hành vi vu khống và chống người thi
hành công vụ. Nhưng khi hỏi tôi vu khống ai và vu khống như thế nào thì
không ai có thể trả lời cho tôi được rõ”.
Nỗi oan thấu trời xanh: Tại sao cô gái đẹp chết mà cả vùng gặp tai ương?
“Cảm
thiên động địa Đậu Nga oan” (nỗi oan của Đậu Nga cảm động cả đất trời)
lấy nguyên mẫu từ vụ án lịch sử “thiên cổ kỳ oan” của nàng Chu Thanh,
sống ở vùng Đông Hải thời nhà Hán. Bởi ảnh hưởng chấn động vào thời bấy
giờ, nên vụ án này được ghi chép trong “Liệt nữ truyện”, về sau trở
thành nguồn cảm hứng cho Quan Hán Khanh viết nên kiệt tác này.
Chuyện
kể về nàng Đậu Nga, người ở vùng Sở Châu sống vào thời nhà Nguyên. Nàng
được người đời ca ngợi là người con có hiếu, từng phải bán mình để có
tiền chữa bệnh cho cha; rồi sau về nhà chồng lại là con dâu thảo, hết
lòng phụng dưỡng mẹ già.
Nhưng bi kịch của nàng cũng bắt đầu từ đây…
Theo
tập tục “xung hỷ” của người Trung Hoa, người ta tin rằng cưới vợ cho
con trai đang lâm bệnh nặng sẽ giúp bệnh tình được thuyên giảm. Bởi vậy
mà Đậu Nga dẫu còn nhỏ tuổi nhưng vẫn được Thái Bà mua về làm con dâu.
Thế nhưng chưa đầy 2 năm, cậu con trai của Thái Bà qua đời, trong nhà
chỉ còn lại Đậu Nga và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau.
Tấm
lòng thơm thảo của nàng thì cả vùng Sở Châu không ai không hay biết.
Nhưng cuộc đời lắm nỗi can qua, nàng bị cha con nhà họ Trương vu oan tội
giết người. Tri phủ Sở Châu đã bức cung để bắt nàng nhận tội. Đậu Nga
dẫu bị đánh chết đi sống lại vẫn một mực kêu oan. Vì biết nàng rất hiếu
thuận với mẹ chồng, tên tham quan lại đem Thái Bà ra đánh đập trước mặt
nàng. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi cao sức yếu, không thể chịu đựng nổi
cực hình, nên đành chịu nỗi oan mà nhận tội.
(Ảnh minh họa: Đại Kỷ Nguyên Đài Loan)
Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!
Nàng Đậu Nga hàm oan bị giải ra pháp trường. Trước lúc hành hình, nàng ngửa mặt lên trời than rằng:
“Xin
hãy ban cho tôi một mảnh lụa trắng dài ba thước treo lên một cây sào
cao trăm thước. Nếu tôi bị oan, thì một giọt máu nóng cũng không rơi
xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia; Nếu tôi bị oan, thì trời
sẽ giáng tuyết dày ba thước đắp lên thi thể tôi; Và nếu như tôi bị oan,
sau khi tôi chết đi, vùng Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm
liền”.
Tham quan phủ Sở Châu lắc đầu lia lịa, chế giễu: “Thật là ngu muội! Hoang đường!”, lòng nghĩ thầm: “Mùa
hè tháng 6 oi bức như thế này sao lại có tuyết rơi được chứ? Xưa nay
người ta chỉ thấy máu chảy xuống đất, ta lại muốn xem thử máu bay lên
trời thế nào đây?”. Thế là ông lệnh cho treo một dải lụa trắng dài ba thước lên cây sào cao.
(Ảnh minh họa: Soundofhope)
Có
câu nói rằng: “Thiện ác nếu không báo, càn khôn tất vị tư!” Khi tên đao
phủ vừa vung đao xuống, dòng máu của Đậu Nga như một kỳ tích đã bắn lên
dải lụa treo giữa không trung, ngay cả một giọt cũng không rơi xuống
đất. Sau đó, quả nhiên lời thề thứ hai cũng ứng nghiệm: trời nổi gió
lớn, rồi tuyết rơi giữa tháng 6 mùa hè. Trong suốt 3 năm sau đó, cả vùng
Sở Châu cũng lâm vào hạn hán, hoa màu khô héo, người dân trong vùng đều
biết rằng nỗi oan của Đậu Nga đã thấu tận trời xanh.
Nhiều
năm sau, khi cha của Đậu Nga đã thi đỗ bảng vàng, vinh quang hiển hách,
ông trở về Sở Châu phúc thẩm lại vụ án và trừng trị những ác nhân phạm
tội. Bà con đầu làng cuối xóm lũ lượt kéo đến thăm hỏi cha nàng và nói: “Từ
đầu chúng tôi đã biết Đậu Nga bị oan, chỉ vì sợ quyền thế của tên tham
quan đó mà đành ôm hận chứ không dám nói ra. Nhưng mà chúng tôi không hề
hãm hại Đậu Nga, cớ sao lại phải chịu nạn hạn hán trong suốt 3 năm này
chứ?”.
Cha của Đậu Nga đáp:“Các
ông đã biết rõ Đậu Nga bị oan, vậy mà không thể nói lời công đạo, đó
gọi là bất nghĩa. Còn có những người hùa theo tham quan mà miệt thị
người lương thiện, đó gọi là bất nhân. Trời cao có mắt, không có tai bay
vạ gió, thiên tai nhân họa chính là để trừng trị những kẻ bất nhân bất
nghĩa vậy!”
(Ảnh: internet)
Chọn lựa Thiện – Ác quyết định phúc họa đời người
Kỳ
thực, câu chuyện “Đậu Nga oan” là lời cảnh tỉnh thế nhân rằng: Con
người sống trên đời cần phải phân định rõ thị phi, giữ vững chính nghĩa,
biết lên tiếng cho lẽ phải, công bằng. Bởi lựa chọn Thiện hay Ác, đứng
về Chính hay Tà, đều sẽ quyết định vận mệnh và tương lai mỗi người.
Vậy
vì sao ranh giới giữa Thiện và Ác lại quan trọng đến thế? Bởi tấm lòng
thiện lương cũng giống như một ngọn đèn thắp sáng thế gian này. Nếu mỗi
người không thể giữ vững ngọn đèn chính nghĩa trong tâm, thì chẳng phải
thế giới sẽ chìm ngập trong bóng tối hay sao? Và nếu như quả thật thế
giới này toàn một màu đen tối, thì cái ác sẽ có nơi để ngự trị, để dung
túng, và càng thêm phát tác hay sao!
Ranh
giới giữa Thiện và Ác rất mong manh, nhưng lại quyết định sự khác biệt
của mỗi người. Giống như trong câu chuyện trên đây, người dân Sở Châu
dẫu không hành ác, không hại người, họ có thể tưởng rằng mình không phạm
tội và không phải là người xấu. Nhưng khi thấy người tốt bị vu oan giá
hoại, họ lại chọn cách im lặng, vì để giữ an toàn cho bản thân mà không
dám nói lời chính nghĩa. Chỉ một ý một niệm này thôi đã đủ để phân loại
Thiện – Ác trong tâm mỗi người. Không thể đứng về phía Thiện thì chẳng
phải là Ác hay sao?
Bởi
vậy, không phải cứ ăn chay niệm Phật, cứ lên chùa cúng bái, cứ bố thí
tiền tài, cứ giúp người giúp đời sẽ là thiện lương. Mà thiện
lương chân chính là vào giờ phút then chốt họ có thể đứng về phía lẽ
phải hay không; vào giờ phút then chốt họ có dám xả thân vì chính nghĩa
hay không; đối mặt với những sự việc đại thiện đại ác, ví dụ như bức hại các Phật tử, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, hay mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công khiến cả thế giới kinh hoàng phẫn nộ, họ có dám lên tiếng bảo vệ cho những người vô tội hay không.
Người
tốt, ấy là giữa thế sự đảo điên, giữa nhân tâm suy đồi, đạo đức đang
trượt dốc mỗi ngày, họ vẫn sẵn sàng đối mặt với cái ác để cất tiếng nói cho những người không thể nói…
Người
tốt, ấy là đối diện với lời gièm pha chế nhạo của người đời, đối diện
với cuộc khủng bố đỏ chà đạp lên đức tin và tín ngưỡng, họ vẫn âm thầm
đi khắp thôn cùng ngõ hẻm, nói lên sự thật để thức tỉnh lương tri, bảo vệ người vô tội…
Người
tốt, ấy là khi bị đe dọa đến tính mạng hay bị chà đạp lên nhân phẩm, họ
vẫn bảo vệ đức tin của mình, kiên định làm người tốt cho đến hơi thở
cuối cùng…
Và tất cả những điều ấy cũng chính là những gì mà Martin Luther King từng nhắn nhủ với chúng ta:
“Kẻ hèn nhát hỏi: Có an toàn không? Kẻ cơ hội hỏi: Có khôn khéo không? Kẻ kiêu căng hỏi: Có được tiếng tăm gì không? Nhưng kẻ có lương tâm hỏi: Có là lẽ phải không? Và
có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, cũng
không được tiếng tăm nào cả, nhưng ta phải chọn nó, bởi vì đó là lẽ
phải.” _Martin Luther King, Jr., 1967_
“Thế giới không bị hủy diệt bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi sự im lặng của những người tốt” – Albert Einstein.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất