Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

KIẾP GIANG HỒ 196/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Số Phận “ Sáu Lèo” Nguyễn Ngọc Loan | Tay Giang Hồ Đội Lốt Tướng Lĩnh Sài Gòn Xưa
 Bức ảnh "Saigon Execution" do phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, Hãng AP chụp trên đường phố Sài Gòn vào dịp Tết Mậu Thân 1968 đã phô bày tất cả những gì tàn bạo, phi luân nhất, châm ngòi cho ngọn lửa phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu, đầy tội ác ở Việt Nam cháy bùng khắp nơi trên thế giới, đốt bỏng cả trong lòng nước Mỹ. Đao phủ trong bức ảnh, kẻ sau này suốt đời bị lên án, khinh miệt và ghê tởm là một viên tướng Việt Nam Cộng hòa, nổi tiếng với biệt danh “Sáu Lèo” Nguyễn Ngọc Loan.

Giới giang hồ đội lốt sĩ quan quân đội Sài Gòn (Kỳ 1)
Ngày đăng: 19-04-2012 lúc 04:48:34 PM - Lượt xem: 4485

(Phunutoday) - Trong dòng lịch sử 21 năm đất nước chia cắt, trải qua những chế độ cầm quyền nối tiếp nhau ở miền Nam. Có một thời được gọi là nhiễu nhương và hỗn loạn nhất với bao trò trái khoáy diễn ra. Đấy là thời gian của những năm giữa thập niên 1960 thế kỷ 20, với tên gọi là thời vàng son của nhóm Tướng trẻ gốc Bắc do cặp “song sát” Kỳ - Loan đứng đầu. Nhân vật nổi trội nhất trong thời “vàng son hỗn mang” này là Tướng Nguyễn Ngọc Loan, người được xem là nhân vật số hai đầy quyền sinh sát của chế độ.

Được Nguyễn Cao Kỳ tin dùng, Nguyễn Ngọc Loan cùng lúc nắm trong tay ba cơ quan an ninh quan trọng nhất: Cục An ninh Quân đội, Tổng nha Cảnh sát Quốc gia, Phủ đặc ủy Trung ương tình báo. Và điều đáng nói hơn hết, ông ta là người đã khai sinh ra giới giang hồ sĩ quan trong quân đội Sài Gòn.


Mậu Thân năm 1968, Nguyễn Ngọc Loan nổi tiếng trên thế giới với tên gọi “Kẻ sát nhân man rợ” qua hình ảnh đăng trên trang nhất các báo nước ngoài, trong đó ông ta chĩa nòng súng ngắn vào đầu Năm Xồm - Nguyễn Văn Lốp - một chiến sĩ Cộng sản đang bị còng tay rồi lạnh lùng nổ súng hành quyết tù binh ngay trên đường phố Sài Gòn.


Tướng Sáu Lèo- Nguyễn Ngọc Loan



Giới chính khách và tướng lãnh Sài Gòn đều có chung một nhận định hằn học về Nguyễn Ngọc Loan: Đấy chỉ là một gã võ biền bốc đồng chơi trội, có máu du côn “lương sơn bạc” của một thủ lĩnh giang hồ và tóm lại chỉ là một gã “hề” hung hăng không có “cái đầu”, đi lạc vào lịch sử.


Nhưng không đơn giản chỉ vài dòng đầy miệt thị để kết luận về Nguyễn Ngọc Loan. Sự thật không phiến diện và thiển cận như sự đánh giá một thời của thiên hạ ở miền Nam. Tất cả những trò trình diễn kiểu tâm thần suốt thời gian ngang dọc trong vị trí số hai quyền lực của chế độ sĩ Sài Gòn chính là chiếc áo ngụy trang đầy dụng ý gây ngộ nhận càng sâu đậm càng tốt với các đối thủ đang rình rập trên chính trường miền Nam. Đối với Nguyễn Ngọc Loan, đấy là một bước dài thắng lợi trên bước đường thực hiện “thiên mệnh” lịch sử của mình.


Nguyễn Ngọc Loan là một trong số ít những trí thức có bằng cấp đại học của giới tướng lãnh Sài Gòn, xuất thân từ Salon De Provence, trường đào tạo sĩ quan phi công của Pháp, có bằng cử nhân toán loại khá. Loan và Nguyễn Xuân Vinh - nhà bác học không gian của Nasa Mỹ là hai trí thức thứ thiệt của không quân Sài Gòn.


Nguyễn Ngọc Loan, biệt danh là "Sáu Lèo", sinh ngày 11 tháng 12 năm 1930 tại Huế. Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, ông tham gia quân đội và trở thành người phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Khoảng đầu thập niên 1960, ông là Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quân sát đóng tại Nha Trang. Đến năm 1964, ông được thăng Đại tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng hòa, dưới quyền Tư lệnh Nguyễn Cao Kỳ. 


Hình bên - Ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp cảnh Sáu Lèo bắn chết tù binh khiến dư luận thế giới căm phẫn


Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart), ngày 11 tháng 2 năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam. Sau chiến dịch này, Nguyễn Ngọc Loan được thăng Chuẩn tướng và điều về làm Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.


Năm 1966, Nguyễn Ngọc Loan được chính phủ của tướng Nguyễn Cao Kỳ cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật giáo trong cuộc bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi. Nhờ thành công trong cuộc bình định, một thời gian sau, ông được thăng Thiếu tướng. Nguyễn Ngọc Loan được coi như cánh tay mặt của tướng Nguyễn Cao Kỳ, lúc đó làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (tức Thủ tướng).


Tướng Loan là người không được cảm tình của đám chiến hữu đồng cấp trong không quân, mặc cảm tự tôn của một phi công được đào tạo từ một trường quý tộc của quân đội Pháp khiến Loan không khỏi xa cách với đám phi công đào tạo từ Marraketch Maroc thuộc hạng nhì. Ngay Nguyễn Cao Kỳ cũng xuất thân từ ngôi trường thuộc địa này. Tình bạn giữa Kỳ và Loan được thiết lập trên những lợi ích của sự nghiệp chính trị chung. Đối với Loan, chưa bao giờ Kỳ được xem là “lãnh tụ thủ lĩnh”.


Nguyễn Ngọc Loan là người mắc bệnh “thiên mệnh”, mang ý nghĩ rằng mình là một phần cần thiết cho sự vận động của lịch sử, là người được thượng đế chọn để hoàn tất bổn phận đối với dòng chảy lịch sử. Kiêu ngạo, độc tài và tàn nhẫn khi hành động, Nguyễn Ngọc Loan thuộc loại người sẵn sàng rửa tay trong máu của người bạn thân nhất vì sự thành công trên đường “thiên mệnh” của mình. Bệnh xem thường người khác là một sai lầm lớn đã gây nên sự gãy gánh giữa đường của con người nguy hiểm đầy tham vọng này.


Hình bên - Ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams


Từ thuở còn là sĩ quan cấp úy, cơ trưởng rồi sĩ quan huấn luyện cho đến lúc có chút quyền chỉ huy với chức vụ Trưởng phòng hành quân “phi đoàn 417 vận tải” do Nguyễn Cao Kỳ làm chỉ huy trưởng phi đoàn, Thiếu tá Nguyễn Ngọc Loan mờ nhạt giữa đám phi công đẹp trai, phong nhã trong các vũ trường với các em cave hay lồng lộng yêng hùng trước các em Hotesse de l’air của Air Việt Nam.


Giữa đám sĩ quan cấp tá nổi tiếng ăn chơi của không quân Sài Gòn như Lưu Kim Cương, Đức “mụn” (người yêu của Đặng Thị Tuyết Mai, sau là vợ Nguyễn Cao Kỳ), Nguyễn Ngọc Khoa (Khoa “đen”), Tường “mực”, Thái Bá Đệ, Hà Xuân Vịnh, Ôn Văn Tài,… Thiếu tá Nguyễn Ngọc Loan hoàn toàn lạc lõng, hầu như không có bạn thân đúng nghĩa. Thiếu tá Loan có cuộc sống mẫu mực của một gia đình Hà Nội thời cổ, không nhảy nhót, không đàn đúm, thậm chí cũng xa lạ với bài bạc. Thú tiêu khiển của Loan là đọc và sưu tầm sách quý, nghiên cứu binh thư kim cổ, vui thú với vợ con sau những chuyến bay ở căn nhà khiêm tốn trong cư xá sĩ quan trại Phi Long, sống như một ẩn sĩ.


Với lý lịch trí thức có bằng cử nhân toán và tài năng bậc thầy phi hành loại vận tải C47 (máy bay Dakota), Nguyễn Ngọc Loan thuộc loại vốn quý của không quân Sài Gòn trong giai đoạn chuyển đổi từ Pháp sang cái gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam của chế độ Ngô Đình Diệm - Hoa Kỳ. Quân chủng bay bổng không quân thừa hưởng phần gia tài èo uột của Pháp gồm vài chiếc máy bay quan sát Bà đầm già L19, 6 chiếc Dakota vận tải già nua, 1 phi đội chiến đấu cơ T28 loại cánh quạt và 1 trực thăng Alovette. Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan là hai cánh bay đầu tiên của phi đoàn 417 vừa được thành lập.


Sau khóa huấn luyện tại Hoa Kỳ, Loan và đám phi công trở về nước để tiếp nhận 26 chiếc AD5, AD6. Hai phi đoàn 516, 518 chiến đấu cơ được thành lập, do thiếu tá Thái Bá Đệ và Hà Xuân Vịnh làm phi đoàn trưởng. Nguyễn Ngọc Loan góp công đầu trong việc xây dựng hai phi đoàn chiến đấu cơ nói trên.


Trong giai đoạn đầu xây dựng quân chủng không quân Sài Gòn theo mô hình Hoa Kỳ với sự huấn luyện của các cố vấn Mỹ, thiếu tá Nguyễn Xuân Vinh và Nguyễn Ngọc Loan (hai sĩ quan thông thạo tiếng Anh là của quý hiếm thời còn sử dụng tiếng Pháp trong hàng ngũ sĩ quan) đóng vai trò quan trọng bên cạnh phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam. Nhờ thời gian làm việc sát cánh với đoàn sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan và Nguyễn Xuân Vinh đã tạo được những mối liên hệ mật thiết với các VIP Yanke, làm bước đệm “thảm đỏ” sau này.

Hình bên - Ảnh của nhiếp ảnh gia Eddie Adams


Qua ba thời tư lệnh không quân của chế độ Ngô Đình Diệm gồm đại tá Trần Văn Hổ, đại tá Nguyễn Xuân Vinh và đại tá Huỳnh Hữu Hiền đều dành cho Thiếu tá Nguyễn Ngọc Loan sự ưu ái và trọng vọng bằng chiếc ghế tham mưu trưởng dọn sẵn nhưng Loan đều từ chối. Đối với Loan, những chức vụ và bông mai bạc, thậm chí cả sao trắng cấp tướng trong không quân nói riêng và quân đội nói chung chỉ là thứ trang sức giả vàng dành cho loại sỹ quan phế phẩm. Trên con đường công danh trong giới không quân Sài Gòn, Loan luôn đứng bên lề với thái độ kẻ cả và dửng dưng.


Năm 1960, Sở Nghiên cứu chính trị và kinh tế tổng thống phủ (cơ quan mật vụ của Cố vấn Ngô Đình Nhu) do bác sĩ Trần Kim Tuyến đứng đầu mở rộng chương trình “Ma túy phụng sự quốc gia”, bằng đường hàng không xuyên qua biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện. Văn phòng Cố vấn Phủ Tổng thống triệu tập khẩn Đại tá Đoàn Văn Nu, Giám đốc Nha kỹ thuật đến trình diện văn phòng của Ngô Đình Nhu. Cuộc họp mặt của ba nhân vật bí hiểm sau cánh gà đệ nhất Cộng Hòa Ngô triều: Ngô Đình Nhu, bác sĩ Trần Kim Tuyến và đại tá Đoàn Văn Nu đã mở ra một cơ duyên son đỏ cho bước đường sự nghiệp trong tương lai của Nguyễn Ngọc Loan.


Ngay trong đêm hôm ấy, Thiếu tá Loan nhận được điện thoại của Đại tá Đoàn Văn Nu gọi trình diện tại trại Bắc Bình (cơ quan tình báo quân đội nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại - Phú Thọ, Lý Thường Kiệt hiện nay).

Hình bên - Bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, quả phụ của nạn nhân bị Sáu Lèo bắn chết. (Ảnh chụp năm 1988)

Trong cuộc gặp này, Nguyễn Ngọc Loan nhận lệnh thành lập Biệt đoàn 81, tuyển lựa các phi công điêu luyện có lý lịch tốt, dày dạn kinh nghiệm bay đêm để thực hiện những phi vụ mật, thả dù biệt kích ra Bắc, vận tải hàng đen từ tam giác vàng về Việt Nam. Bí mật là nguyên tắc tuyệt đối phải chấp hành. Mười chiếc Dakota sơn đen không số hiệu và phi hành đoàn mặc combinaison đen, không giấy tờ, không tư trang với nhiệm vụ thực hiện những phi vụ đen. Tất cả đều “đen” và vô danh, không tồn tại trên đời này. Biệt đoàn trưởng là Thiếu tá Lưu Kim Cương; Trung tá Nguyễn Ngọc Loan giữ vai trò bảo đảm tổ chức, chỉ đạo từ A đến Z.


 Đó là một sứ mệnh hư vô nhưng có thật đè nặng trên vai. Nguyễn Ngọc Loan là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước Sở Nghiên cứu và phòng Cố vấn Phủ Tống thống. Trong suốt thời gian hoạt động, Loan đã vắt tim óc kiện toàn kỹ thuật cho đám phi công, tổ chức thành công những chuyến vận tải hàng hóa bí mật từ tam giác vàng về Việt Nam. Riêng phi vụ bay ra Bắc, Loan thừa thông minh và đầu óc cáo già để tránh xa trách nhiệm nhạy cảm dễ chết này.


Số đỏ cho Loan, vì cấp bậc và thân phận Loan chưa đủ tạo lòng tin với Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến nên những phi vụ thả biệt kích và đồ tiếp tế máy móc truyền tin, vũ khí, chất nổ ra Bắc được giao hết cho Đoàn Văn Nu.


Tương kế tựu kế, cơ quan phản gián miền Bắc đã chơi một ván cờ phản tình báo đầy cân não suốt thời gian dài. Nụ cười đắc thắng của các ông trùm Sài Gòn chỉ tắt lịm cay đắng khi bài toán cân não được giải mã qua phi vụ cuối cùng của chiếc Dakota màu đen không số bị bắn hạ trên bầu trời vùng rừng núi Thanh Hóa. Phi hành đoàn tử nạn gồm Thiếu tá Đỗ Tuấn Kiệt và Đại úy Hồ Văn Tuấn Kiệt (cháu nội của nhà văn Hồ Biểu Chánh). Hai sĩ quan cơ khí và truyền tải là Nguyễn Lạc và Nguyễn Hữu Thức bị bắt sống khi dù vừa chạm đất. 


Sau phi vụ thất bại này, Đại tá Đoàn Văn Nu mất chức, bác sĩ Trần Kim Tuyến bị thất sủng và Cố vấn Ngô Đình Nhu tìm quên bên plateau “Anh Túc”. Điềm xấu này như nhịp khởi đầu cho hồi chuông báo tử triều đại nhà Ngô đang đến hồi kết thúc bi thảm. Năm 1963, nhà Ngô sụp đổ, Biệt đoàn “Thiên thần đen” giải tán trước vài tháng, vừa đủ thời gian cho Trung tá Nguyễn Ngọc Loan và Lưu Kim Cương cùng đám sĩ quan phi công dưới quyền trở về đơn vị gốc ở Tân Sơn Nhất.


Trong chế độ mới của “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” do Tướng Dương Văn Minh đứng đầu, vị trí Tư lệnh không quân thay đổi. Đại tá Huỳnh Hữu Hiền, tư lệnh không quân bị mất chức, trở lại nghề phi công đường bay quốc tế Air Việt Nam. Đại tá Nguyễn Cao Kỳ lên làm tư lệnh không quân. Nhóm chiến hữu thân thiết của Nguyễn Cao Kỳ tuần tự lên lon. Nguyễn Ngọc Loan lên Đại tá, thường trực xuất hiện như một cố vấn thân thiết bên cạnh Tư lệnh Kỳ. Nhóm chính khách gốc Bắc trong vai trò “quân sự” bắt đầu lui tới ngôi biệt thự của Nguyễn Cao Kỳ nằm trong cư xá sĩ quan Tân Sơn Nhất. Trong đó có giáo sư Bùi Diễm, học giả Nguyễn Đức Quỳnh, bác sĩ Nguyễn Ngọc Các, giáo sư Nguyễn Văn Chức.


Các tướng lãnh trẻ gốc Bắc thân thiết với Kỳ - Loan thường xuyên mở các cuộc vui nhảy đầm ở câu lạc bộ sĩ quan Mây Bốn Phương trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Mỗi chiều, các tướng trẻ nhốn nháo trên sân tennis Tân Sơn Nhất. Từng dãy xe Jeep mang biển đỏ sao trắng đậu thành hàng dài trên parking. Các tướng trẻ Lê Nguyên Khang, Nguyễn Bảo Trị, Phan Xuân Nhuận,… công khai kết nhau thành một khối cạnh ngôi sao đang lên Nguyễn Cao Kỳ.


Trong thời điểm này, các cuộc đấu đá giành quyền lực giữa các phe nhóm tướng đàn anh bùng lên dữ dội. Tướng Dương Văn Minh rớt đài. Các tướng thân Pháp như Lê Văn Kim, Nguyễn Văn Vỹ, Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn và cả Tôn Thất Đính bị đưa đi an trí ở Đà Lạt.


Chính phủ dân sự Phan Khắc Sửu, Phan Huy Quát cũng nối nhau rơi rụng từ bàn tay phù phép của tướng Nguyễn Khánh - Tư lệnh Quân đoàn 1 ở Đà Nẵng. Nguyễn Khánh gọi cuộc binh biến của mình là “chỉnh lý”. Ông ta tự phong mình lên Đại tướng, Quốc trưởng, đưa bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn của Đảng Đại Việt thuộc hệ phái Trương Tử Anh về Việt Nam lập chính phủ, sau đó nhóm này cũng cáo chung. Suốt hai năm dài đấu đá trên chính trường miền Nam, thủ lĩnh của các thế lực đều bị “knock-out”, nối nhau lên đường ra nước ngoài làm đại sứ lưu động.


Đại tướng Nguyễn Khánh cũng ngậm ngùi mang theo nắm đất quê hương lên đường rời Việt Nam, để dân chúng và báo chí Sài Gòn thêu dệt thành truyện tiếu lâm về gã hề cải lương có hàm râu dê đực. Nguyễn Khánh ra đi là dấu chấm hết cho một thời hỗn loạn, tranh giành quyền lực sau khi Ngô Đình Diệm bị Mỹ thu xếp đưa tiễn xuống địa ngục.


Năm 1966, giờ đã điểm, bến bãi đã được các người bạn lớn Hoa Kỳ - Washington dọn dẹp quang đãng, hai thế lực sáng giá cuối cùng bước lên sân khấu trình làng. Đấy là nhóm tướng trẻ gốc Nam do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu và nhóm tướng trẻ gốc Bắc với ngôi sao đang lên là Nguyễn Cao Kỳ.


Tướng Nguyễn Văn Thiệu bước vào Dinh Độc Lập giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia và Tướng Nguyễn Cao Kỳ nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (Thủ tướng). Thời vàng son của vị tướng trẻ nói giọng Bắc bắt đầu. Đúng vào giờ hoàng đạo của thời điểm lịch sử này, Nguyễn Ngọc Loan xuất hiện với thanh gươm Damoles, trở thành nhân vật quyền lực số hai của chế độ, nắm giữ ba cơ quan an ninh quan trọng: Cục ANQĐ, Tổng nha cảnh sát Quốc gia và Phủ đốc Ủy trung ương tình báo.


Nguyễn Ngọc Loan từng bước thực hiện chiến lược thâu tóm quyền lực, loại bỏ những thế lực đối lập ra khỏi cuộc chơi. Tiếng tăm tướng Loan nổi như cồn sau vụ đích thân cất quân ra Huế trấn áp đoàn biểu tình của Phật tử, dẹp đám phiến loạn Nguyễn Chánh Thi, Đàm Quang Yêu ở Đà Nẵng và vụ suýt bắn chết tướng Huỳnh Văn Cao - Tư lệnh Quân đoàn 1, đã khiến toàn thể giới tướng lãnh quân sự lạnh người. Họ đã phải thay đổi ý nghĩ và cái nhìn về tướng Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan.


Nguyễn Ngọc Loan luôn mang vẻ bụi phủi, nhàu nhĩ trong bộ quân phục bộ binh để nguyên không sửa, không phù hiệu, không lon lá, không mũ nón, không vũ khí cá nhân và đôi giày da cao cổ bết bùn đất. Tất cả bỗng trở thành nét đặc trưng riêng biệt của Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Căn bệnh xem thường người khác lại nặng hơn trong ánh nhìn giễu cợt và nụ cười mỉm cố hữu của Loan.


Năm 1965, Nguyễn Ngọc Loan quyết định triển khai “Chiến dịch vì dân”, một bước tiến quan trọng mở đường cho những bước tiếp theo nằm trong kế hoạch “chiến lược chiếm lĩnh quyền lực”, loại bỏ các đối thủ “đối lập” gốc Nam trên chiến trường miền Nam. Tác giả kịch bản này là tướng Nguyễn Ngọc Loan và nhóm trí thức quân sự trong bộ phận Cố vấn riêng gồm: luật sư Mai Văn Đại (anh vợ), bác sĩ Vũ Ngọc Các, Đại tá Thanh Tùng và Thiếu tá Phạm Chí Linh.

Nhiếp ảnh gia Eddie Adams – Người chụp loạt ảnh Sàu Lèo bắn tù binh, hình bên


Để “Chiến dịch vì dân” đạt kết quả vượt bậc, Ban Tham mưu hỗn hợp gồm Cục an ninh quân đội và Khối tư pháp Tổng nha ra sức làm việc suốt hai tháng tại tòa nhà màu trắng trong Tổng Khu cảnh sát.


 “Chiến dịch vì dân” được ví như cơn đại hồng thủy đối với giới giang hồ. Vì sau khi kết thúc chiến dịch, hầu như tất cả những gì có chút hơi hướng giang hồ đều bị dọn sạch. Những trại trừng giới dọc biên giới Cao nguyên miền Trung, những trại tập trung vùng đồng bằng miền Tây, đảo Phú Quốc… đều chật ních du đãng các loại, bọn tội phạm, đầu nậu các ngành nghề kinh doanh “đen” thuộc thế giới ngầm.


Đặc biệt, ngay những quý ông, quý bà đẳng cấp, chủ hệ thống kinh doanh “đen” được “dàn cổ thụ” bảo kê cũng bị hốt ổ không chùn tay. Tóm lại, với “Chiến dịch vì dân”, không thế lực nào là bất khả xâm phạm khi hội đủ chứng cứ phạm pháp. Thành phố Sài Gòn rúng động, khắp miền Nam ngơ ngác nửa tin, nửa ngờ trước món quà chính nghĩa bất ngờ giữa thời hỗn loạn, nhiễu nhương.


Vở diễn “vì dân” lung linh sắc màu công lý đã được đạo diễn và dàn diễn viên thực hiện quá xuất sắc. Niềm tin yêu mờ nhạt trong mỗi người Sài Gòn lương thiện bắt đầu bừng sáng, hân hoan hướng về một xã hội thiện lành đang trên đường tạo dựng. Trước ngày khai pháo chiến dịch “vì dân”, thông báo chính thức của tướng Loan được phát đi phát lại trên tất cả phương tiện truyền thông.


Ấn tượng hơn cả là hình ảnh tướng Loan xuất hiện trên màn ảnh truyền hình ra lệnh “bắn hạ tại chỗ” mọi kẻ dám hành hung, chống trả nhân viên công lực thi hành luật pháp. Mọi sự chống đối đã từng xảy ra thời trước tuyệt đối không được dung thứ, kẻ phạm pháp sẽ phải lãnh những bản án “an trí” nặng nề. Chiêu dằn mặt phủ đầu đã đạt hiệu quả. Trong thời gian tiến hành “Chiến dịch vì dân”, tuyệt không một vụ chống đối nào xảy ra. Cơn hồng thủy “vì dân” cuốn phăng tất cả trên đường dọn bãi.



Ít ai ngờ “Chiến dịch vì dân” có một bộ mặt trái tàn độc, nham hiểm



Chủ trương quét sạch không để sót dù chỉ là một con tép riu nhỏ, tướng Loan điều động hai bộ phận trinh sát cấp cao của Cục an ninh Quân đội và Khối tư pháp Tổng kha vào cuộc. Hai ngày sau, danh sách đám du côn cộm cán, dân anh chị giang hồ chuyên nghiệp, tội phạm hình sự… đều đã nằm trong tầm ngắm, chờ giờ cất lưới của cơ quan an ninh.


Thành phố Sài Gòn vẫn duy trì giờ giới nghiêm là lúc bộ máy an ninh của tướng Loan hoạt động hết công suất. Trong buổi sáng sớm khai pháo “Chiến dịch vì dân”, từng khu xóm nổi tiếng là vùng cư trú của tội phạm tại mỗi quận bị cô lập. Những cuộc rượt bắt, lục soát của đám lính CS dã chiến diễn ra không nương tay.


 Từng đoàn thanh niên bị lùa lên xe GMC đưa về thanh lọc tại Bộ chỉ huy dã chiến trong sân vận động. Mọi thứ giấy tờ đều vô giá trị trong những cuộc khủng bố của các lực lượng phối hợp Cảnh sát và An ninh Quân đội. Đặc biệt không một ai được miễn trừ qua những thủ tục xét hỏi, rà soát, xác minh. Vì vậy trong ngày đầu ra quân, bầu không khí đằng đằng sát khí, ngun ngút tỏa ra từ đám lính rằn ri chốt chặn trên khắp đường phố Sài Gòn. Mặc dù mọi sinh hoạt của thành phố đều diễn ra bình thường, nhưng bầu không khí nặng trĩu lo âu đè nặng trên thành phố là điều có thật.


Thậm chí, cả hai phủ lãnh đạo Quốc gia và Hành pháp Trung ương đều vội vàng đặt trong tình trạng báo động. Sau khi đã liên lạc được với tòa nhà trắng, gặp Tướng Loan trên điện thoại cả hai Phủ đứng đầu mới hoàn hồn. Tướng Loan hành xử bất chấp cả hai phủ. Đây là ý đồ của Tướng Loan, muốn tập cho thành phố Sài Gòn làm quen với bầu không khí đột ngột thay đổi. Trong một ý nghĩa nào đó, một cái đầu thông minh phải nhạy bén hiểu ra là “Chiến dịch vì dân” chính là cuộc diễn tập cho một kịch bản “binh biến” trong tương lai và tổng đạo diễn chính là tướng Nguyễn Ngọc Loan.


Mỗi hành động của tướng Loan đều mang ý đồ thâm hiểm đến tàn độc. Trong cách cư xử đời thường, ông ta có thể bốc đồng, lập dị hay chơi trội, nhưng trong những bước đi trên bàn cờ chính trị thì không bao giờ sai sót. “Chiến dịch vì dân” của tướng Loan là cuộc dọn dẹp sạch bãi, sẵn tay diệt trừ đám giang hồ xã hội đen hoạt động trong thế giới ngầm, không vì mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp và an bình cho người dân lương thiện.


Đối với tướng Loan, “vùng bóng tối” chính là mảnh đất phì nhiêu hái ra tiền của những ngành nghề đen, là “của để dành” cống nạp cho bọn quan chức đứng đầu, đám cò giám đốc, trưởng ty ngành hành chánh cảnh sát, bọn ngồi mát ăn bát vàng được hội trùm cầm đầu “vùng bóng tối” cống nạp để được bảo kê mọi hoạt động.


(Kỳ sau: Sỹ quan giang hồ - Chiêu dĩ độc trị độc của tướng Sáu Lèo)
 
BẢY VIỄN TAY GIANG HỒ SỐ 1 SÀI GÒN ĐỘI LỐT TƯỚNG LÃNH VNCH


Giang hồ đội lốt sĩ quan quân đội Sài Gòn (Kỳ 2)
Ngày đăng: 21-04-2012 lúc 07:15:42 AM - Lượt xem: 1725

(Phunutoday) - Tình trạng liên minh ngầm giữa cớm và cướp trước đây phải được dọn sạch. Ổ bánh béo ngậy này phải thay đổi người thụ hưởng. Đám cảnh sát nguyên là các sĩ quan gốc quân đội chuyển sang cảnh sát, chiếm giữ cương vị chủ môn theo đúng ngạch đã sắp xếp trong ngành. Tóm lại, đấy là những công chức làm đúng việc của một nhân viên hành chánh. Cái gọi là quyền lực cảnh sát đã bị tước đoạt, giờ đây tất cả tập trung vào tay tướng Loan và những sĩ quan quân đội dưới trướng.

Sỹ quan giang hồ- Chiêu dĩ độc trị độc của tướng Sáu Lèo


Từ bảng điều tra tổng hợp của khối tình báo Cục an ninh Quân đội thuộc đại tá Nguyễn Văn Học phụ trách, từng hồ sơ cá nhân sĩ quan được “chọn” phải vượt qua nhiều phân khúc “soi rọi” thật cẩn trọng trước khi đặt lên bàn làm việc của Cục trưởng Nguyễn Ngọc Loan. Ngoài tiêu chuẩn phải được tôi luyện qua lò lửa chiến tranh trong các đơn vị rằn ri nổi tiếng về biệt kích, thủy quân lục chiến, biệt động quân, lực lượng đặc biệt, ứng viên còn phải có một số thành tích thể hiện tính khí giang hồ trong hồ sơ quân bạ như điều kiện tiên quyết để được “chọn”.

Số sĩ quan được chọn làm bộ khuy cho guồng máy cảnh sát của thành phố Sài Gòn tuần tự được triệu tập về Cục an ninh Quân đội và trình diện Thiếu tướng Cục trưởng tại văn phòng ở Nhà Trắng nằm trong khuôn viên Tổng Nha cảnh sát trên đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi hiện nay). Việc chọn Nhà Trắng - một tòa nhà sơn trắng nằm riêng biệt cách xa những tòa ngang dãy dọc của Tổng Nha cảnh sát nằm trong sắp xếp đầy ý đồ của quân sự cố vấn.


Thiếu tá Phạm Chí Linh tốt nghiệp cử nhân triết Đông, chuyên nghiên cứu về phong thủy, lý số thuộc hạng học trò cưng khoa triết Đông của linh mục Kiên Định - đã chọn Nhà Trắng làm Bộ chỉ huy điều hành ba cơ quan an ninh như một vị trí đắc địa, vượng tài phát lộc. Trình diện tại văn phòng Cục trưởng ở Nhà Trắng nằm trong nghệ thuật dùng người của “sếp”.


Khung cảnh uy nghi và lạnh tanh của căn phòng trang trí độc nhất chiếc bàn gỗ mun to đùng và chiếc ghế bành bọc da, áp sát tường là ba kệ sách xếp đầy những trí tuệ nhân loại. Cánh cửa sổ duy nhất, kéo rèm màu nâm đậm luôn đóng kín. Một sân khấu gây ấn tượng sắp xếp theo ý đồ của quân sư Phạm Chí Linh. Những sĩ quan dù tính khí có coi trời bằng vung nhưng khi vào trình diện “sếp” trong văn phòng nặng mùi tử khí này đều không khỏi rùng mình lạnh toát người. Cung cách tiếp đón của tướng Loan với thuộc hạ là màn kịch đã nghiên cứu kỹ qua đống sách chuyền đề về Đệ tam đế chiến Hitler.


Trung tá Lê Tất Biên (phải) chỉ huy biệt đoàn cảnh sát dã chiến I.


Ấn tượng khắc ghi trong đầu người trình diện là hình ảnh rất lạ thường của “sếp” - một hung thần đầy quyền sinh sát nổi tiếng là xa cách và bí hiểm... nhưng trong tiếp xúc lại thân ái dịu dàng và tình cảm khi hỏi han, nói chuyện rất đỗi chân tình. Qua màn trình diễn, hầu như tất cả sĩ quan “tuyển chọn” đều bị tướng Loan chinh phục cả hồn lẫn xác. Vì vậy, trong những nhiệm vụ “máu me” có phần dã man được giao phó, đám thủ hạ “mê tín” đều răm rắp thực hiện theo lệnh “sếp” như những robot vô cảm, thậm chí còn vượt cả yêu cầu.


Bộ khung guồng máy cảnh sát trị an của thành phố Sài Gòn gồm những sĩ quan cấp cao cật ruột, được ví như thanh gươm uy quyền của tướng Loan. Vì thành phố Sài Gòn là thủ đô nên cơ cấu tổ chức bộ máy cảnh sát rất quan trọng, xếp thứ hạng trên Vùng một bậc. Đứng đầu bộ máy là Nha cảnh sát Đô thành, cơ quan đầu não điều hành 9 ty cảnh sát phụ trách 9 quân trường thành phố. Nha cảnh sát Đô thành ngang cấp với Nha cảnh sát Vùng, và trưởng ty cảnh sát của Quân ty thành phố Sài Gòn ngang với quan chức đứng đầu cảnh sát tỉnh.

Tầm quan trọng của giám đốc ngang với tướng và 9 trưởng ty cảnh sát của 9 quân đội ở Sài Gòn ngang với “sếp” cảnh sát của 9 tỉnh thuộc vùng. Từ lâu, một ý tưởng đã thành nếp trong đầu người dân Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, và cũng là sự thật mà giới cầm quyền đều biết rõ như vậy, đó là kẻ nào nắm trong tay guồng máy an ninh cảnh sát của thành phố Sài Gòn có nghĩa là đang giữ sinh mạng của chế độ vậy.

Riêng đối với Nguyễn Ngọc Loan, thanh gươm quyền lực trong tay được nhân lên ba lần sức mạnh. Vì vậy tướng Nguyễn Ngọc Loan được xem như là người số 2 đầy quyền lực của chế độ, cầm trên tay thanh gươm tiền trảm, hậu tấu cũng là điều dễ hiểu và không cường điệu chút nào.


Bộ “sậu” đứng đầu Nha cảnh sát Đô thành, cơ quan đầu não của guồng máy trị an thành phố Sài Gòn gồm có 5 sĩ quan cấp tá gốc biệt động quân. Đại tá Nguyễn Văn Luận - Giám đốc gốc Liên đoàn trưởng Liên đoàn 5 BĐQ, Trung tá Nguyễn Văn Xinh - Phó giám đốc Liên đoàn 3 BĐQ, Thiếu tá Nguyễn Bá Long - Trưởng phòng tư pháp (phụ trách trị an gốc BĐQ), Thiếu tá Phan Anh - Trưởng phòng đặc biệt (phụ trách chính trị gốc BĐQ).

Những phòng ban chuyên môn nghiệp vụ cảnh sát, những sĩ quan gốc cảnh sát được giữ nguyên vị trí. Riêng biệt đội hình cảnh chuyên trị tệ nạn xã hội, trộm cướp... được giao quyền chỉ huy cho Đại úy Từ Đạt (thuộc ngành hiến binh chuyển sang cảnh sát).


An ninh của 9 quận trong thành phố được giao cho 9 trưởng ty cảnh sát. Tất cả là những sĩ quan “tuyển chọn” từ quân đội. Các vị trí như phó ty phụ trách hành chính, phó ty đặc biệt (phụ trách chính trị), trưởng ban các phần chuyên môn nghiệp vụ cảnh sát đều được giữ nguyên, quyền chỉ huy thuộc các sĩ quan chuyên ngành cảnh sát. Tăng cường sức mạnh cho Nha cảnh sát Đô thành là 2 biệt đoàn cảnh sát dã chiến do trung tá Lê Tất Biên chỉ huy biệt đoàn I và trung tá Lâm Đôn chỉ huy biệt đoàn II.


Biệt đoàn cảnh sát dã chiến được tổ chức với quân số hơn 1.000 người theo cấp số tiểu đoàn của thủy quân lục chiến, trang bị vũ khí như quân đội, nhiệm vụ là tăng cường cho các cuộc hành quân cảnh sát, chống biểu tình, khủng bố và có thể tác chiến như quân đội chính quy. Việc tuyển mộ cảnh sát dã chiến rất đặc biệt theo lệnh tướng Loan: đưa toàn bộ đám quân tội phạm mãn hạn tù hình sự, đào binh đang thụ án, các quân lao gia nhập cảnh sát dã chiến.

Vì vậy, lính cảnh sát dã chiến hầu hết là lính từng chiến đấu trong chiến tranh nên không cần phải tốn thời gian huấn luyện ở quân trường. Hầu hết lính cảnh sát dã chiến thuộc thành phần bất hảo từng vào tù ra khám, tội phạm côn đồ trộm cướp được tạo cơ hội đoái công chuộc tội nên bọn rằn ri này rất hung hăng và tàn bạo. Để trị được bọn lính “ba trợn” này, hai sĩ quan cấp tá nổi tiếng “cọp dữ” của biệt kích dù là Trung tá Lê Tất Biên và Lâm Đôn đã được đích thân tướng Loan cầm tay trao quyền “sinh sát” hai đơn vị đặc biệt này.


Thời gian sau, tướng Loan thành lập thêm ba biệt đoàn cảnh sát dã chiến với ý đồ nắm trong tay một lực lượng tác chiến mạnh như cấp lữ đoàn của quân đội. Quả đấm thép gồm 5 biệt đoàn cảnh sát dã chiến, đồn trú trường trực tại thành phố Sài Gòn trong chiếc áo “danh chính ngôn thuận” ngành cảnh sát, là con át chủ bài thừa sức bảo vệ cũng như giáng trả mọi âm mưu binh biến nào của những thế lực đối phương thuộc phe gốc Nam Nguyễn Văn Thiệu.
Đại ca Thay – một đại ca khét tiếng trong giới giang hồ Sài Gòn trước 1975.



Trái ngược với vẻ bề ngoài “lè phè” không chú trọng đến chi tiết, nhất là cách hành xử tựa như đầy cảm tính và tùy hứng – một động tác giả tung hỏa mù ngụy trang cho những bước đi được thực hiện một cách cẩn trọng đúng theo chiến lược “những đồng tiền bẩn phụng sự quốc gia”, phần chính trị đầy âm mưu trong Nguyễn Ngọc Loan chiếm phần nhiều hơn là võ biền. Quyền lực chính trị là mục tiêu phải đạt đến chứ không phải thêm những ngôi sao trên cổ áo.


Giới trí thức là những người được ngồi chung bàn chia sẻ đại sự... còn giới võ biền chỉ là những phương tiện trong tay Loan. Dám sử dụng “đám cọp dữ” tuyển chọn từ tập thể lính tráng, chuyển thành thứ phương tiện “bạo lực” hợp pháp trong tay mình, Nguyễn Ngọc Loan biết “đàn cọp dữ” thích và cần gì, và đã từng bước ban phát “hạnh phúc”, trao quyền lực một cách dè xẻn, biến chúng thành “ông trùm” trong thế giới bóng đêm, vừa là “ông cò” ngoài ánh sáng, có nhiệm vụ khai thác vùng đất màu mỡ của “bóng tối” để tạo ra dòng thác tiền bạc phục vụ cho những ý đồ và tham vọng chính trị của “sếp”.

Chỉ duy nhất Nguyễn Ngọc Loan là người dám chơi con dao hai lưỡi nguy hiểm này trong cuộc chơi đầy quyền lực của mình. Việc họp bàn song song diễn ra ở hai nơi: phục vụ cho “vùng sáng” họp công khai ở Nhà Trắng Tổng Nha cảnh sát và họp phục vụ việc “đen” cho “bóng tối” diễn ra kín đáo ở tư dinh trong cư xá sĩ quan không quân trại Phi Long Tân Sơn Nhất.


Những “ông cò” (trưởng ty cảnh sát) “vùng ánh sáng” phụ trách trị an tại địa bàn cũng đồng thời là “ông trùm” điều hành những ngành nghề đen hoạt động trong “bóng tối” thuộc quyền. Dưới tay “ông cò”, hai lực lượng đối nghịch, cớm và cướp, cùng song song tồn tại và phân công rạch ròi người nào việc nấy theo lệnh “ông cò” kiêm “ông trùm”.

Địa bàn quận 1 là trung tâm Sài Gòn - trái tim của thành phố. Phục vụ đoàn quân viễn chinh Hoa Kỳ là ngành snack bar, hộp đêm, vũ trường và hoạt động “chị em ta” tại hàng ngàn bar nằm kề san sát nhau trên đường Tự Do (Đồng Khởi hiện nay) vòng qua khu Chợ Cũ, Hai Bà Trưng, Tân Định… Hầu hết những “điểm nóng” giải trí hàng đêm hạng deluxe của Sài Gòn đều tập trung quanh khu trung tâm quận 1 với những kiều nữ quý tộc đẳng cấp Trà Hoa Nữ, Nương Lệ Cốt… “Vườn hoa biết nói” này là chốn bồng lai dành riêng cho giới quý tộc thượng lưu, quan chức cao cấp, tướng tá quyền lực.


Trong số những người đẹp này, đã có người một bước lên bà, trở thành phu nhân của các “quan” như: Hélene Nga của vũ trường Tự Do - phu nhân GS Nguyễn Xuân Phong - Trưởng đoàn VNCH tại hòa đàm Paris, Hương Giang cave của Văn Cảnh - phu nhân Thiếu tướng Trần Quốc Lịch, Ánh Hoa vũ trường Palace - phu nhân Trung tướng Phạm Quốc Thuần, Mai Trinh cave vũ trường Tự Do - phu nhân Trung tướng Ngô Quan Trưởng…

Ngành sòng bạc tại quận 1 cũng thuộc hàng đặc biệt, không ồn ào xô bồ như hội chợ với đủ khách chơi thượng vàng hạ cám, đám chủ sòng thượng lưu tại quận 1 thuộc thành phần xuất thân gốc gác, có ăn học, từng trải với đám công dân thượng tầng xã hội, vì vậy, kinh nghiệm sống thừa khôn ngoan để biết phải hành xử thế nào với những “ông chủ mới” tại đất làm ăn của mình. Vợ chồng Ba Hóa, bà Tham Dương, bà Hai Thành, bà bác sĩ Nga,... là những giang hồ chủ sòng thượng lưu quận 1.


Thu nhập thuế hàng tháng của các câu lạc bộ này lên đến con số từ 30 đến 50 triệu (tức từ 3.000 đến 5.000 lượng vàng). Trung tá “cò” Hùng sùi lần đầu tiên trong đời bụi bặm của mình được hưởng những tiện nghi nhung lụa trong sinh hoạt thượng lưu, được tận tay chạm đến và được sở hữu những đồng tiền mệnh giá lớn lên đến con số vài trăm triệu thu hoạch từ “bóng tối”.


Dĩ nhiên là “cò” Hùng sùi không uống thuốc lú để dám lươn lẹo trong bổn phận trích nộp lên tổ chức, sau khi trừ đi phần sở hụi cho cỗ máy điều hành. Sau thời gian ngắn làm “cò” quận 1, Hùng sùi đã tạo dựng được cơ ngơi riêng, có trương mục ngân hàng với số tiền gồm 6 số đuôi. Lòng trung thành với chủ soái Nguyễn Ngọc Loan cũng vùn vụt tăng cao.

Thời gian sau này, khi cuộc tranh giành bến bãi, thu thuế bảo kê những “ngành nghề đen” tại các vùng đất rồng trù phú bùng nổ giữa các nhóm giang hồ sĩ quan, các vùng được phân cho từng phe nhóm đúng luật giang hồ thời đại mới. Băng người nhái của hải quân được giao phần bảo kê, giữ an ninh trật tự. Vùng được phân đã được ông tướng phê chuẩn, “ông cò” địa phương kiêm “ông trùm” bật đèn xanh, giao phó công việc và kiểm soát. Bổng lộc do “ông cò” kiêm “ông trùm” chịu trách nhiệm phân phối đúng luật theo những quy định đã đề ra với các trùm cầm đầu nhóm giang hồ sĩ quan.


Vùng tự do được xem là lãnh địa của sĩ quan người nhái (bổng lộc từ ngành snack bar được dành cho băng người nhái). Riêng phần thu từ các hộp đêm, dancing sang trọng 4 sao, các hotel lớn vùng quận 1 là Caisse noire riêng của “ông Sáu” do thiếu tá “cò” Ly Trưởng ty quận 2 phụ trách. Phần bánh này được khoanh vùng đánh dấu đỏ, tức vùng tránh xa ngay cả đối với các sếp lớn trong cảnh sát, ANQĐ, phủ đặc ủy trung tình báo. Đấy là vùng của “sếp tối cao”.

Cầu Muối – một địa bàn của giới giang hồ Sài Gòn

Phần gái thượng lưu tức poule deluxe của Sài Gòn quý tộc thuộc quyền quản lý của Madame T. - phu nhân một đại tá tay chân của “ông Sáu”, những người đẹp trong Hội kín nàng Kiều Sài Gòn đều thuộc hàng giàu có: có ô tô riêng, nhà phố lầu, biệt thự, trang sức hột xoàn, vòng ngọc, phần lớn đều là khách hàng quen thuộc của những ngân hàng lớn.


Trong số những người đẹp nổi tiếng này của Sài Gòn, Dung “khàn”, người đẹp có giọng nói đặc biệt đã từng làm bà Mai Anh (vợ Nguyễn Văn Thiệu) ghen lồng lộn khi phát hiện ra người đẹp từng chia sẻ chỗ nằm trên long sàng của dinh Tổng thống. Dưới thời cảnh sát những đời trước, chỉ duy nhất bộ phần này là không cần phải quà cáp, thuế má theo luật. Nhưng dưới thời Nguyễn Ngọc Loan, “vùng cấm” này phải tỏ ra biết điều hết mực. Ngoài thuế cao phải đóng, hội Kiều còn phải kiêm nghề cộng tác viên, cung cấp thông tin về một VIP khách quen nào đó khi “ông Sáu” yêu cầu.

Bước sang lãnh địa quận 2, giáp ranh vùng thượng lưu quận 1, địa bàn của thiếu tá Trần Thụy Ly - “cò” trưởng ty quận 2. Đây là địa bàn phức tạp với những địa danh nổi tiếng cầu Muối, cầu Ông Lãnh, cầu Kho, cầu Mống, xóm Sáu Lèo, khu Dân Sinh… Sòng bạc là ngành nghề truyền thống từ thời Pháp truyền nối từ thời này sang thời khác. Và cũng là quê hương của những tay du đãng gốc nổi tiếng: Xuân khùng, Minh cầu Muối, Sammy lúa, Mây mưa, Cu Lừa,...


Về gái, những “động phỉnh” nổi tiếng như xóm Tỉnh, xóm Dạ Cầu… là nơi vui chơi giải trí cấp bình dân, chốn tới lui ngọt ngào của đám khách bình dân thương lái chợ cầu Muối, cầu Ông Lãnh, tài xế bến xe vận tải Đà Lạt trên đường Nguyễn Thái Học, đám lính tráng nghèo, quân vân bến tài… Phần gái bán bar hạng trung thì tụ hội ở khu Dân Sinh, đây là khu vui chơi giải trí cấp bình dân với thú uống rượu có người đẹp ngồi cạnh phục dịch. Nổi cộm nhất vùng đất quận 1 là các sòng bạc lớn do những lụ xây (chủ sòng) nổi tiếng trong giới anh chị giang hồ ngồi ghế “chủ xị” như Năm Thông Lợi, Hỏi, Cham, Mã La,...


Đặc biệt, sòng bài Lá nằm trong khu nhà lô Cô Giang của Cu Trắng được xem là nơi tình nghĩa với giới giang hồ nhất. Nhờ tiếng tăm này, Cu Trắng nổi lên như một đại ca mang hình ảnh của đại ca Thay, được các đồng nghiệp cùng môn phái kính trọng và ngưỡng mộ từ sau vụ đụng độ với Thịnh Thăng Long (một sư huynh, sư đệ ngang cơ với Sơn Đảo và đám sĩ quan dù của trung tá Đường Tam Tạng).


Cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa đang chuẩn bị “Chiến dịch vì dân”

Toàn bộ những cây cao bóng cả đến cỏ non búp xanh thuộc giới giang hồ cầu Muối đều bị “Chiến dịch vì dân” của tướng Loan bứng tận gốc rễ trong màn dọn bãi Sài Gòn thật quang đãng để bắt đầu một thời đại mới cho “vùng bóng tối” giang hồ Sài Gòn. Lần thay ngôi đổi chủ này trong “bóng tối”, những ông chủ mới là các giang hồ sĩ quan thuộc quyền điều hành của trưởng ty cảnh sát địa phương kiêm “ông trùm” cai quản lãnh địa giang hồ - tức Thiếu tá Trần Thụy Ly - “cò” quận 2 kiêm “trùm” sĩ quan giang hồ thống lãnh vùng đất “bóng tối” quận 2.


Sau “Chiến dịch vì dân”, đám giang hồ cầu Muối bị lùa đến các trại tập trung vùng biên giới, các trung tâm cải huấn, trại cải tạo nằm ở các vùng hẻo lánh xa Sài Gòn, để lại lãnh địa màu mỡ cho ông chủ mới và đám giang hồ sĩ quan dưới trướng được “cò” Ly phân công về trấn nhậm các khu vườn hái ra tiền của các ngành “đen” thuộc quận 2. Riêng các sòng bạc được giao cho nhóm giang hồ sĩ quan Thủy quân Lục chiến và dù cai quản dưới sự giám sát của “đặc phái viên” Hiền “con” (thiếu úy Hiền, đàn em thân tín của “cò” Ly).


Lợi tức thu về từ “vùng bóng tối” quận 2 không kém cạnh gì “vùng thượng lưu” quận 1 của “cò” Hùng sùi. “Cò” Ly sau thời gian ngắn tại quận 2 đã tậu được một apartment 3 phòng trên lầu Brodard đường Tự Do Catinat (Đồng Khởi hiện nay), và xế hộp sport Mustang trị giá hơn 100 lượng vàng. Ngoài vị trí “cò” quận 2, Thiếu tá Ly còn là phụ tá đặc biệt phụ trách “những công tác mật” riêng cho tướng Loan. Đấy là thời vàng son nhất trong đời “cò” Ly.


Người làng giềng quận 3 giáp ranh quận 1 và quận 2 cũng là vùng đất trồng màu mỡ của giới giang hồ cát cứ địa phương. Trưởng ty cảnh sát quận 3 là thiếu tá Nguyễn Quang Am - một dân chơi nổi tiếng của biệt động quân. Địa bàn quận 3 không trù phú như những láng giềng bên cạnh, nhưng “vùng bóng tối” rất màu mỡ với truyền thống sòng bạc và gái đã tồn tại từ thời Pháp. Đám giang hồ cát cứ địa phương xuất thân từ các lò võ Thiếu Lâm, khu xóm Đình Chi Hòa, khu bến Tắm Ngựa.


Khu Bạc Má Hồng cầu Trương Minh Giản gồm những đại ca nổi tiếng: Tứ đình, Son Yên Đỗ, Bê ghẻ, Mã Thăng Ba...; tới không quân Phúc Chi Lăng, Hoàng saronaya, Sơn Chí Hòa, Hiếu ông Địa, Hà chém… Ngành nghề sòng bạc với môn hốt me nổi tiếng ăn thua tiền triệu được khai sinh bởi ông Năm Cường (thầy võ Thiếu Lâm nổi tiếng thời Pháp) truyền từ đời này sang đời khác nối tiếp nhau được xem như là bầu sữa nuôi sống đám giang hồ quận 3. Các tay giang hồ nổi tiếng kể trên đều thuộc thành viên của sòng Me Đình.


Tứ đình là trùm cai quản sòng. Vùng trũng nằm đối diện trại lính biệt khu Thủ Đô và Học viện cảnh sát Quốc gia đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8 hiện nay) là “thiên đàng” của gái lầu xanh… Khu xóm trũng chập chùng những con hẻm ngoằn ngoèo, những dãy nhà cấp bốn san sát nối nhau tạo thành một mê cung hỗn loạn. Những “động chứa” cũng truyền nghề nối tiếp cho nhau, lực lượng chị em phải lên đến con số ngàn.


Khu xóm luôn ồn ào, inh ỏi tiếng vọng cổ phát ra từ các quán nhậu, café lúp xúp trong các hẻm, khách chơi lũ lượt lên xuống, các “nàng” mắt xanh mỏ đỏ, quần áo sặc sỡ, đùa giỡn, níu kéo khách chơi. Tất cả tạo thành một quang cảnh họp chợ ồn ào huyên náo. Vùng trũng gái chơi này thuộc vùng cai quản của Tư địa (hải quân), Lụa (nhảy dù), Hòa đầu lâu, Phúc điếm, Bernard Quý - những đại ca chăn dắt nổi tiếng hung thần.


Nguồn thu nhập từ “bóng tối” quận 3 dù có khiêm tốn nhưng vẫn là một con số thu nhập chóng mặt với nhiều số 0 nối đuôi nhau. Đại nạn “Chiến dịch vì dân” tống tiễn sạch bóng giang hồ quận 3. Bến bãi đìu hiu đã được xây dựng lại sau thời gian ngắn từ bàn tay chăm sóc của “cò” Am kiêm “ông trùm” vùng bóng tối quận 3. Đám giang hồ sĩ quan dưới trướng “cò” Am thay chỗ, bật đèn xanh phát lệnh hoạt động như thuở trước.


Tất cả thuộc gốc Special Force của 81 biệt kích dù: Trung úy Vinh nhí, Trung úy FA Quang Ngãi, Trung úy Ngọc Sở công tác, Đại úy Ngọc trắng Lôi Hổ và một đám “ngựa non” cấp úy sĩ quan giang hồ nhập môn dưới trướng đàn anh Triều Am. “Chưa bao giờ vùng bóng tối quận 3 lại được bình an không còn nơm nớp sợ bố giáp, bắt bớ trong những cuộc hành quân cảnh sát như thời trước. Trong vòng tay bảo kê của giang hồ sĩ quan… sự phát đạt phất lên rủng rỉnh là điều có thật” - một nàng Kiều tâm sự, bày tỏ sự bình an trong cuộc sống mới dưới thời của đám giang hồ sĩ quan.


Ranh giới từ quận 1 sang quận 4 là cây cầu quay bắc ngang Kinh Tẻ, thẳng qua đường Trịnh Minh Thế (Nguyễn Tất Thành hiện nay). Trung tá Lê Đức Đàn tự Đàn sứt - một đàn anh sĩ quan giang hồ “nổi tiếng” trong binh chủng dù Sài Gòn - là “cò” quận 4. Quận 4 là vùng đất tiền đất bạc, giàu có và cũng là vùng đất dữ. Truyền thống “bến tàu” từ đời Pháp nối nhau qua thời gian đã sản sinh ra những đại ca giang hồ nổi tiếng, những quái kiệt đạo tặc, những cái đầu “đánh quả” cao thủ. Quận 4 được xem là cái nôi, là đất mẹ của các tay giang hồ lừng lẫy Sài Gòn như: Ba Lầu, Sáu Tùng, Cậu Hai Louis, Mười Sở, Tư Oai và gần đây nhất là Năm Cam (tội phạm trùm xã hội đen vừa bị Tòa án Cách mạng Việt Nam xử tử hình năm 2007), Vạn võ sư (bị xử tử hình năm 2008 vì tội giết người).

“Vùng bóng tối” quận 4 là đất dụng võ, là mỏ khai thác của nhiều ngành nghề “đen” thi thố tài năng, là nơi tụ hội đông đảo giang hồ bậc nhất Sài Gòn. “Đánh quả” những tàu hàng quốc tế và những kho chứa hàng trong thương cảng Sài Gòn là hoạt động đứng đầu của giới giang hồ quận 4. Vụ trộm kho hàng tơ lụa của bà Ngô Đình Nhu tại kho 5 năm 1960 là một vụ án táo bạo đã gây xôn xao dư luận Sài Gòn một thời. Cuộc điều tra lâm vào ngõ bí. Tay giám đốc cảng treo giải thưởng với giá ngày càng tăng cho đến lúc toàn bộ những tên trộm dám vuốt râu hùm bị tóm gọn tại nhà một cách bất ngờ.


Hai mươi bành tơ lụa trị giá đến tiền triệu USD được thu hồi. Nhóm trộm chuyên nghiệp nổi tiếng: Lý Tùng Như, Năm Đen, Hà Anh Hào, Nguyễn Trầm Luân lãnh án đày ra Côn Đảo. Trong “Chiến dịch vì dân”, quận 4 là địa bàn phức tạp nhất khi triển khai cuộc hành quân cảnh sát, phải huy động lực lượng gồm biệt đoàn cảnh sát dã chiến, giang thuyền vây chặt cùng kinh rạch chằng chịt mở nhiều lối thoát ra sông lớn, tội phạm giang hồ đen bị bắt tại quận 4 trong “Chiến dịch vì dân” lên đến hơn 5.000 tên, trong đó có những tay thủ lĩnh các ngành nghề “đen” như: Hải chùa, Việt Tôn Đản, Năm đầu bự, Năm Morticr, Mười cá lóc, anh em Lo Lót… và nổi cộm nhất là những tên tuổi đang lừng lẫy trong thời này gồm: Đại ca Thay, Hải sún, Bảy si, Tám lâu, Đực Bà Tiều.


Quận 4 là nơi “Chiến dịch vì dân” thắng được mẻ lưới lớn nhất. Trại Cửu Sùng đảo Phú Quốc được dành riêng là nơi giam giữ các hùm xám quận 4. Sau thời gian ngắn bị giam giữ tại đảo Phú Quốc, đại ca Thay, Hải sún vượt đảo, bị lực lượng canh phòng của Đại úy Long ghẻ (An ninh quân đội biệt phái) bắn chết.

Kỳ sau: Nguồn lợi đen từ chiến dịch truy quét giang hồ của tướng Sàu Lèo



Đan Phượng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét