Là con trai của một người thợ thủ công người Đức, nhưng Carl GAUSS từ bé
cảm thấy gần gũi hơn với người mẹ thương yêu là bà Dorothea BENZE và
GAUSS cho rằng mình thừa hưởng trí thông minh từ người mẹ đáng kính này.
Thiên tài của GAUSS thể hiện từ lúc nhỏ. Người ta nói rằng lúc mới lên 3
tuổi, GAUSS đã biết cha mình tính toán sai, và ông đã từng nói đùa
rằng: "Tôi học tính trước khi học nói”. Một hôm, ông giáo trường làng
bắt học trò làm phép tính cộng các số từ 1,2,3,… đến 100. Trong khi các
bạn trong lớp loay hoay làm tính cộng thì chỉ mấy giây đồng hồ, cậu bé
Carl đã có đáp số. Thầy giáo ngạc nhiên, và cậu bé Carl giải thích
1+100=2+99=3+98=…=50+51=101
nên kết quả là 50×101=5050
, lúc này Carl mới 10 tuổi. Chính vì là một đứa bé có thiên tư đặc biệt
như vậy nên năm 15 tuổi đã nhận Quận công vùng Brunswick cho học bổng
ăn học ở trường Trung học Collegium Carolinum là trường vừa mới mở dành
cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt. Ba năm sau, GAUSS được vào
Đại học Gottingen, và bắt đầu nổi tiếng nhờ những sáng tạo Khoa học đầu
tiên.
Năm 1798, GAUSS trở về Brunswick và 3 năm sau (1801) ông cho ra đời tác phẩm Disquisitiones arithmetica.
Những ngày đầu của thế kỷ XIX, các nhà Thiên văn đã phát hiện một hành
tinh nhỏ, đặt tên là CÉRÈS. Hành tinh này ở giữa các quỹ đạo của Sao Hoả
và Sao Mộc. Nhưng sau đó thì các nhà Thiên Văn không tìm thấy CÉRÈS
nữa, dùng kính viễn vọng cũng vô ích. GAUSS bèn dùng một phương pháp
Toán học mới, dựa trên Lý thuyết các bình phương nhỏ nhất để xác định
quỹ đạo của hành tinh nhỏ CÉRÈS. Cuối năm 1801 người ta lại tìm thấy
hành tinh nhỏ này đúng y chỗ mà GAUSS đã tính toán, ta thấy GAUSS tài
giỏi biết là dường nào. Bằng thành tích này GAUSS đã mở ra một con đường
mới trong tính toán Thiên văn: phương pháp tiếp cận bằng Toán học trong
Thiên văn. Tên tuổi ông bắt đầu vang dội. Nhưng năm 1805 ông yêu đương
mãnh liệt và bị một cú sốc nặng vì thất tình. Ông chán ghét nghề dạy
học. Ông nghĩ một cách sai lầm rằng ông không có gì để học tập các nhà
Toán học khác và cho rằng những công trình sáng tạo Toán học của ông như
những ánh xạ bảo giác, độ cong của một mặt không đáng giá gì so với
những sáng tạo, tìm tòi của ông về Thiên văn-Trắc địa, vì vậy ông nhận
lời vội vàng làm Giám đốc đài Thiên văn Gottingen năm 1807.
Năm 1809, một tai hoạ giáng xuống gia đình ông: vợ ông, bà Johanna từ
trần. Lần cưới vợ thứ hai là một gánh nặng đối với ông, ông trở nên thô
bạo với các con. Quay về với Trắc địa, ông bỏ rơi Toán học, chú ý đến
Thiên văn. Nhưng ông đã có bạn tâm giao mới là Wilhelm WEBER đã mời
GAUSS cùng nghiên cứu với mình đặt cơ sở cho Lý thuyết Từ học. Nhưng sự
hợp tác khoa học này không lâu vì năm 1837 WEBER đã từ chối phục vụ chế
độ mới, thế là hai nhà Khoa học phải chia tay. Tuy vậy GAUSS cũng đạt
được nhiều kết quả trong Vật lý như bài toán về mao dẫn, tinh thể học…
Tuy không trực tiếp giảng dạy nhiều ở Đại học, nhưng GAUSS về cuối đời
vẫn đào tạo nhiều nhà Toán học giỏi như EISENSTEIN, RIEMANN và DEDEKIND.
Ông được mệnh danh là Ông hoàng của Toán học (Vua Toán học) hay Hoàng tử
Toán học. Tuy nói ông "bỏ rơi” Toán học nhưng hậu thế vẫn tôn vinh ông
là nhà Toán học lỗi lạc của thế kỷ, một trong những nhà Toán học vĩ đại
của mọi thời đại, và ở ngành Toán học nào cũng có dấu ấn đậm của ông.
Người ta kể lại rằng năm GAUSS 18-19 tuổi chuẩn bị vào Đại học, đang
phân vân không biết chọn ngành Triết hay ngành Toán thì một sự kiện đã
tạo nên bước ngoặc trong đời của nhà Toán học vĩ đại tương lai này: với
80 trang giấy nháp, GAUSS đã giải quyết hết sức đẹp bài toán dựng đa
giác đều 17 cạnh bằng thước và compass. Từ thời cổ đại, bài toán này đã
được đặt ra nhưng GAUSS là người đầu tiên đã giải quyết đẹp, trọn vẹn.
Cơ sở lý luận của bài toán này đã được GAUSS trình bày trong
Disquisitiones arithmetica. Ông nghiên cứu biểu thức xp–1 và p
là một số nguyên tố. Ông chứng tỏ rằng những nghiệm của biểu thức này
được diễn tả từ một loạt phương trình có hệ số hữu tỷ mà bậc là những
ước nguyên tố của p–1. Điều này báo trước những kết quả của GALOIS, và GAUSS đã chứng minh rằng một đa giác đều n cạnh dựng được nếu và chỉ nếu n=2m.p1…pk trong đó m là một số nguyên tự nhiên và p1…pk là những số FERMAT. Vì vậy đa giác đều 257 cạnh hay đa giác dều 65537 cạnh đều dựng được bằng thước và compass.
Đầu đề của Luận án mà GAUSS bảo vệ năm 1799 là một chứng minh của định
lý cơ bản của Đại số học: Mọi đa thức không phải là hằng, có hệ số thực,
đều có thể thừa số hóa thành tích của những đa thức bậc 1 hoặc bậc 2
với hệ số thực (điều này có nghĩa là mọi đa thức không phải là hằng với
hệ số thực đều thừa nhận ít nhất một nghiệm trong trường số phức). GAUSS
cũng nhận xét rằng những chứng minh của D’ALEMBERT, EULER và LAGRANGE
là chưa đầy đủ hoặc sai. Trong chứng minh của mình năm 1799, GAUSS đưa
ra cách biểu diễn trong mặt phẳng các số phức và đề nghị một cách tiến
hành dựa vào hình học. GAUSS đưa ra hai cách chứng minh mới của định lý
cơ bản của Đại số học, một vào năm 1816 và một cách cuối cùng vào năm
1850. Để nghiên cứu tính chia hết, GAUSS đưa ra khái niệm hợp thức (đồng
dư thức – congruence) mà chúng ta đều đã biết: ta nói các số nguyên b
và c là hợp thức suất a (hay b và c đồng dư theo mod a) khi a chia hết
cho (b – c), ta ký hiệu b≡c(moda)
Ký hiệu ≡
là do GAUSS đặt ra. Ông còn tìm cách tổng quát hóa các quy tắc đại số
áp dụng và đồng dư thức. Ông cho ví dụ về điều kiện cần và đủ để giản
ước hoặc chứng tỏ rằng xy≡0 đưa đến x≡0 hay y≡0 GAUSS còn giải phương trình ax+b≡0
. Ông còn cho nhận xét rằng những tính chất phản xạ, đối xứng, bắc cầu
trong đẳng thức vẫn còn giá trị trong đồng dư thức. GAUSS còn tổng quát
hoá luật về tính nghịch đảo toàn phương đã dược LEGENDRE chứng minh,
ngày nay ta gọi đó là những số nguyên GAUSS. Ông còn dự đoán
(conjecture) rằng các số nguyên tố nhỏ hơn n là tương đương với nlnn khi n→∞.
Từ thời EUCLIDE đến GAUSS, một vấn đề ám ảnh nhiều nhà Toán học là Tiên
đề về đường thẳng song song có chứng minh được bằng 4 tiên đề trước đó
không ? Nhiều nhà Toán học trước GAUSS như SACCHERI (1667 – 1733),
LAMBERT (1728 – 1777), LEGENDRE (1752 – 1833) đã từng thử chứng minh
nhưng không thành công. Vậy phải chăng nó chính là Tiên đề (đời sau gọi
nó là tiên đề 5 vì trước nó có 4 tiên đề khác). Năm 1810, GAUSS thấy cần
đặt lại câu hỏi: phải chăng nó không chứng minh được ? GAUSS ngần ngại
không dám công bố ý nghĩ đó và đành để vinh quang này cho LOBATCHEVSKI
và BOLYAI, những nhà Toán học phát minh ra Hình học Phi EUCLIDE. GAUSS
thích quay về một cách tiếp cận mới của Hình học xem như áp dụng Giải
tích và hình học, ngày nay ta gọi nó là Hình học vi phân. NEWTON và
LEIBNIZ đã từng nghiên cứu các đường cong nhờ phép tính vi phân mà hai
ông vừa sáng tạo, EULER và MONGE đã tổng quát đến không gian 3 chiều.
Nhưng phải đợi đến GAUSS thì vấn đề nghiên cứu các đường cong, các mặt ở
lân cận một điểm mới thật sự có hệ thống. GAUSS còn tổng quát hoá
nghiên cứu của HUYGENS và CLAIRAUT về độ cong của một đường cong phẳng
hay ghềnh.
Ông còn định nghĩa độ cong – ngày nay ta gọi là độ cong GAUSS – của một
mặt và cho một biểu thức của độ cong ấy bằng phương trình đạo hàm riêng.
Điều này đưa tới việc nghiên cứu Trắc địa. Thiên tài của GAUSS còn thể
hiện ở những lĩnh vực khác như Lý thuyết số, Lý thuyết các mặt.
Nhà toán học Johann Carl Friedrich Gauss bật mí công thức học giỏi toán
Nhà
toán học Carl Friedrich Gauβ đã nói, “Toán học là nữ hoàng của các môn
khoa học”. Làm thế nào để học giỏi môn Toán ? Chúng ta hãy thử cùng nhau
đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé.
Tôi có một công thức chung để học tốt :
HỌC TỐT = 65% THÔNG MINH + 30% CHĂM CHỈ + 5% ĐAM MÊ
Tùy theo môn học mà tỷ lệ giữa hai
yếu tố này có thay đổi. Riêng đối với môn Toán, theo tôi, tỷ lệ này sẽ
là 65% thông minh, 30% chăm chỉ và phải có thêm 5% cho sự đam mê, yêu
thích Toán học
Đa số học sinh đều cho rằng môn Toán là môn học “khó nuốt” nhất nhưng
nếu bạn hỏi các em học sinh chuyên Toán thì câu trả lời của họ lại hoàn
toàn ngược lại – Môn Toán là môn học dễ nhất. Thật vậy, lý do trước
tiên là khi học Toán, các em sẽ không phải nhớ quá nhiều. Dĩ nhiên, các
em cũng cần phải học thuộc các định lý, các định nghĩa, các tính chất và
các hệ quả. Đây là những kiến thức cơ bản nhất để các em có thể dựa vào
đấy để phát triển những suy luận của mình. Toán học là một chuỗi dây
xích, khi bạn đã biết A, bạn sẽ tìm được mắt xích B cạnh đấy. Nhưng làm
thế nào để tìm ra B một cách nhanh chóng và chính xác thì chỉ có sự
thông minh mới giúp các em được.
Khi gặp một bài toán lạ và khó, các em cần phải bình tỉnh. Các em hãy
nhớ rằng một bài toán khó là tổ hợp của nhiều bài toán đơn giản. Bằng sự
phân tích và óc phán đoán, hãy đưa nó về những dạng bài tập quen thuộc
mà các em đã gặp. Để làm được điều này thì ngoài yếu tố thông minh, các
em còn cần phải có lòng kiên nhẫn và đức tính chăm chỉ. Siêng năng làm
bài tập – Chỉ có việc này mới giúp các em nhớ lâu những định lý và các
hệ quả. Một điều quan trọng nữa là đừng xem thường những bài toán dễ.
Các em hãy đoan chắc rằng mình đã làm xong tất cả những bài toán dễ. Vì
sao vậy ? Vì nền tảng của môn Toán chính là những kiến thức cơ bản. Có
khi các em học thuộc định lý, hiểu cách chứng minh định lý nhưng lại
không biết vận dụng vào bài tập. Chỉ có chăm chỉ làm bài tập từ dễ đến
khó mới giúp các em tập tính nhạy bén trong việc giải bài tập.
Một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh học kém môn Toán là do
các em mất căn bản ở các lớp dưới, dẫn đến kỹ năng tính toán kém và
thiếu tự tin; cũng có em viện lý do vì những giờ học Toán thường khô
khan, thiếu sinh động và hấp dẫn. Dần dần các em sẽ chán học môn Toán,
không thèm làm bài tập và … đã kém lại càng kém hơn. Để khắc phục tình
trạng này, các thầy cô dạy môn Toán nên tổ chức những hình thức dạy học
kích thích được sự hứng thú của học sinh, tránh sự đơn điệu và tẻ nhạt ở
những giờ học. Ví dụ, với các em tiểu học, khái niệm “phân số” là một
điều rất mới lạ, trừu tượng nhưng nếu các thầy cô chia cho các em một
phần tư cái bánh, một nữa quả cam .. ắt hẳn các em sẽ dễ dàng hiểu bài.
Nhưng chúng ta nên nhớ chỉ cần 30% chăm chỉ đối với môn Toán thôi nhé.
Miệt mài với các con số, các định lý … sẽ dễ dẫn các em đến sự mụ mẫm !
Các bạn hãy để ý những em học giỏi Toán, thường sẽ giỏi Văn. Vì ngoài
giờ học Toán, sở thích chung của các em này là đọc sách. Những tác phẩm
văn học sẽ làm cân bằng trí não của các em.
Toán học là nữ hoàng. Nữ hoàng thường hay … đỏng đảnh, vì vậy cần có trí
thông minh để khắc phục được nó, cần có sự kiên nhẫn để hiểu thấu đáo
và cần có niềm say mê để trung thành với Toán học.
( Sưu tầm)
Carl Friedrich Gauß nhà toán học nổi tiếng Châu Âu
Năm2005,lànămkỷniệmEinsteinnhưnhiềungườibiết.Ítđượcbiếthơnlànăm 2005cũnglànămkỷniệm150nămngàymấtcủaCarlFriedrichGauß,ônghoàng của toán học (princeps mathematicorum) như các nhà toán học đồng thời và các thếhệsautônvinh.Laplace,nhàtoánhọcPhápnổitiếngthờiđó,bảorằng:"Nếu ai hỏi tôi ai là nhà toán học lớn nhất của Đức thì tôi sẽ nói rằng đó là Johann FriedrichPfaff;cònnếuhỏitôiailànhàtoánhọclớnnhấtchâuÂuthìđóchínhlà Carl FriedrichGauß".
Gaußchàođờicáchđâyđúng230nămvàongày30tháng4năm1777,trongmột giađìnhhạlưuởthànhphốBraunschweig,miềnTrungĐức(lúcbấygiờlàvương quốc Hannover). Cha ông phải làm đủ việc nặng nhẹ để nuôi sống gia đình. Mẹ ông,DorotheaBentze,tuylàmộtphụnữthôngminhvàđảmđangnhưngcũnglam lũrấtnhiềutrướckhivềlàmvợsaucủaGebhardDietrichGaußvàsinhracậucon duynhất.Gaußrấtgầngũivàthươngmẹ,vềsauphụngdưỡngbà22nămdàicho đến khi bàmất.
Từ nhỏ, Gauß đã nhiều lần làm cha mẹ và thày giáo kinh ngạc về khả năng tính toán,tươngtruyềnôngđãgiúpcharấtnhiềuvềviệckiểmtrasaisóttrongsổsách. TheochínhGaußkểlạisaunày,bàGaußkhôngnhớrõngàysinhcủaconmàchỉ còn biết là nhằm thứ tư, tám ngày trước lễ Thăng Thiên (Himmelfahrt/Ascension) năm
đó. Thế là cậu bé Gauß dịp này đã tìm ra công thức xác định ngày lễ
Phục Sinh cho bất cứ một năm nào đó mà đến ngày nay vẫn còn sử dụng (tuy
vậy do sai lệch của Nguyệt lịch không phải Âm lịch mà công thức của Gauß chỉ đúng đến năm4200).
Từ những ngày đầu đi học Gauß đã tỏ ra rất giỏi về toán và cổ ngữ. Một câu chuyệnthườngđượclưutruyềnlàcáchgiảitàitìnhcủacậubéGaußchobàitoán tínhtổngsốcácsốnguyêntừ1đến100:Gaußnhậnxétđóchínhlàtổngsốcủa cáccặp1+100,2+99,...,màcócảthảy50cặpnhưvậy(theoE.T.Belltrong
quyển sách nổi tiếng Men of Mathematics, 1937, thì thật ra Gauß đã phải giải bài toán khó hơn là tính tổng số 81297 + 81495 + 81693 +... + 100899, với cùng nguyên tắc
như trên). Năm 11 tuổi, vì hoàn cảnh rất chật vật nên cha Gauß chỉ miễn
cưỡng nghe theo trường mà cố gắng cho cậu học tiếp ở Trung học CatharineumởBraunschweig.Maymắnlàtừ1792trởđi,côngtướcKarlWilhelm von Braunschweig khi biết đến tài năng của Gauß đã trợ cấp cho cậu theo học CollegiumCarolinum(naylàĐạihọcKỹThuậtBraunschweig).Trongbanămhọc tạiđây,Gaußvẫnđammêsốhọcvàcạnhđócũngrấtgiỏivềcổngữvàsinhngữ. Thời gian này Gauß còn khám phá ra qui luật Bode (tỉ lệ gần đúng khoảng cách đếnmặttrờicủacáchànhtinhtrongTháidươnghệ)mộtcáchđộclậpvàmởrộng địnhlýnhịthứcchocácsốmũhữutỉ.
Được trợ cấp tiếp tục, năm 1795 Gauß lên học Đại học Göttingen, tuy vẫn chưa dứtkhoátsẽchuyênngànhvềtoánhọchayngữvăn.Nămsau,chưađầy19tuổi, Gauß đã khám phá ra cách dựng đa giác đều 17 cạnh bằng thước kẻ và compa vàtừđóquyếttâmtheođuổitoánhọc(cùngthiênvănvàvậtlý).Cũngnênbiếtlà các nhà toán học từ thời Euklid (300 năm trước CN) đã bỏ ra nhiều công sức nghiêncứucáchdựngcácđagiácđềuchỉbằngthướckẻvàcompa.Họtìmrarất sớmcáchdựnghìnhvuông,tamgiácđềuvàngũgiácđều,thêmvàođólàcácđa giácđềucósốcạnhgấpđôicáchìnhnày,cũngnhưđagiácđều15cạnh(kếthợp
ngũ giác đều và tam giác). Cả hơn 2000 năm sau đó mới có Gauß khám phá
ra cách dựng một đa giác đều khác là hình 17 cạnh (sau này trong Disquisitiones Arithmeticae,1801,Gaußchứngminhlàcóthểdựngđượccácđagiácđềucósố cạnhlàsốnguyêntốFermatmà17làmột).Cũngnămnày,Gaußcòntìmraluật nghịchđảobìnhphương,mộtkếtquảcơbảncủalýthuyếtsố(đạisốmodula)và địnhlýphânbốcácsốnguyêntố.
MộtnămsaukhitrởvềBraunschweig,1799,Gaußtrìnhluậnántiếnsĩtạiđạihọc Helmstedt (thuộc Braunschweig), trong đó ông đưa ra chứng minh đầu tiên cho Địnhlýcơbảncủađạisốhọc(đathứcbậcntrêntrườngđạisốđóngnhưsốphức
chẳng hạn có đúng n nghiệm trong đó). Bên cạnh rất nhiều chứng minh
khác của các nhà toán học đời sau, chính Gauß đã đưa ra thêm 3 cách
chứng minh khác (lầncuốivàodịpkỷniệm50nămluậnáncủaông).Cũngnênnóithêmrằngchính côngtrìnhnàycủaGaußtừđóđãđưacácsốphứcvàcáchbiểudiễnsốphức(mặt phẳngGauß)vàoứngdụngrộngrãitrongkhoahọckỹthuật.
ĐượctiếptụcgiúpđỡtàichínhbởicôngtướcKarlWilhelmmàGaußrấtbiếtơnvà gắn bó, ông lưu lại nghiên cứu toán học ở Braunschweig một cách độc lập. Thời giannàyGaußhoànthànhbộDisquisitionesarithmeticae,mộtcôngtrìnhtoánhọc sâurộngnhấtcủathờibấygiờ.Trongđóôngtrìnhbàytấtcảcáckếtquảtìmđược một cách có hệ thống và cô đọng, chứng minh và giải đáp các vấn đề then chốt, cùnglúclạipháchọanhiềuchiềuhướngnghiêncứumàđôikhiđếntậnngàynay vẫncònlàthửthách.NhiềutêntuổitoánhọcnhưJacobivàAbelchẳnghạn,nhìn nhận là đã phát triển lý thuyết hàm số elliptic của họ chỉ nhờ một lời gợi ý nhỏ trongDisquisitiones.
Năm1807,khimới30tuổi,GaußđượcmờivềđạihọcGöttingennhậnchứcgiáo sưthiênvănhọc.Thậtra,thoạtđầuôngcũnglưỡnglự,nhưngvàođúnglúcnàyvị công tước chuộng khoa học xưa nay giúp đỡ ông lại tử trận trong chiến tranh Napoleon nên vì sinh kế ông đã nhận lời. Rất nhiều lần trước và sau đó Gauß đượccáctrườngđạihọclớn(vàdồidàotàichính)hơnnhưBerlin,St.Petersburg, WienhayLeipzigmờilàmgiáosư,nhưngôngtừchốitấtcả,ởlạiGöttingengiảng dạy và nghiên cứu cho đến khi lìa trần. Ở đó, sau này ông còn làm giám đốc đài thiênvănGöttingenmớiđượcxâydựng.
Gauß không chỉ xứng đáng là ông hoàng của toán học như các nhà toán học đươngthờivàđờisauxưngtụngmàcònuyênbácvàcónhữngpháthiệnđộtphá trongnhiềungànhkhoahọckhácnữanhưcổkimchỉcóArchimedes,Galileivà Newtontrướcông.
Thật vậy, ngoài toán học Gauß còn nghiên cứu về trắc địa, vật lý (điện từ, từ trường,địatừ),thiênvănvàquanghọc.Năm24tuổiôngđãnổitiếngvìtínhđược chínhxácquỹđạocủathiênthểCeres.Trongthờigianthiênthểnàybịchekhuất nhiều nhà thiên văn tên tuổi đã dự đoán nơi tái xuất hiện của Ceres trên bầu trời nhưngđềusai.PhươngpháptínhquỹđạonàycủaGaußđượccôngbốnăm1809 (lý thuyết chuyển động của các thiên thể nhỏ chịu ảnh hưởng hấp dẫn của các thiênthểlớnhơn)vàđượcsửdụngchođếnngàynay(chỉsửađổiđôichútđểđem
vàomáytính).Cùnglúcôngcònđưaracáchtínhbìnhphươngcựctiểuvàphânbố Gauß để giảm ảnh hưởng sai sót trong số liệu, giờ vẫn còn là căn bản cho các ngànhkhoahọcthựcnghiệm.(NhờcôngtrìnhthiênvănnàyGaußđượctraotặng giảithưởngLalandecủaviệnHànlâmkhoahọcPháp,sauđóôngcònđượcNga hoàngmờivềlàmgiámđốcđàithiênvăncủaviệnHànLâmPetrograd,cũngnhư cácđạihọcBerlinvàWienmờicộngtác,nhưngôngđềuchốitừ.)
HệthốngquanghọcmàGaußápdụngtrongcáckínhviễnvọngthiênvănhaytrắc địachínhlànguyêntắccủaốngkínhmáyảnhchúngtavẫndùng.Ôngmởđường chokhoatrắcđịavớinhiềuđónggópquantrọngvàđãtựthựchiệncôngcuộcđo đạc vương quốc Hannover. Trong
dịp này ông phát minh thiết bị heliotrope cho phép đo chính xác góc và
một điểm ở xa, và đưa ra cách dùng tọa độ cong (curvilinear coordinates). Cùng với Wilhelm Weber, một nhà vật lý và là bạn đồng hành nghiên cứu về điện từ và từ trường trái đất trong nhiều năm, ông đã phát minhvàthựchiệnhệthốngđiệntínđầutiêntrênthếgiới.Haingườicònkhámphá rađịnhluậtKirchhofftrongvậtlý.NgoàiraGaußcònpháttriểnhệthốngđơnvịtừ trường, mở rộng định luật hấp dẫn Newton cho các lực điện từ và đặt nền móng cholýthuyếtthếvị(potentialtheory),mởđầuchongànhvậtlýtoán.
Ngược lại, công cuộc trắc địa cho vương quốc Hannover đã dẫn dắt Gauß phát triển thêm phân bố Gauß và nhất là nghiên cứu về hình học vi phân trong toán học. Ông nghiên cứu các đường geodesics (đường ngắn nhất trên các bề mặt cong),đưarakháiniệmđộcongcủamộtbềmặt(độcongGauß)vàchứngminhlà
độ cong này là một tính chất nội thể của bề mặt, không phụ thuộc vào
cách lồng bề mặt ấy vào một không gian nào đó. Những năm cuối đời Gauß
còn đặt nền mống cho ngành toán bảo hiểm mà lúc ấy còn phôi thai. Ông
cũng theo dõi và nghiên cứu về tài chính, và khác với hầu hết các nhà
khoa học đương thời, biết đầutưrấtkhéoléovàocácdựánkinhtếthờibấygiờ(Ngahoàngcólầnngỏýmời Gaußsanglàmbộtrưởngtàichínhnhưngôngcũngtừchối).
Euklid,ôngthànhthựcbảolà"đãtựnghĩđếntừlâu"nênđãlàmtìnhbạnsứtmẻ một thời gian. Chắc vì bài học đó, sau này, khi theo dõi nghiên cứu khác của LobachevskyvềhìnhhọcphiEuklid,Gaußrấtquantâmủnghộ.Đếnnhữngnăm cuối đời, học trò cuối cùng của ông là Bernhard Riemann đưa ra quan điểm kết hợpcácloạihìnhhọc(ởmỗinơicóthểmangtínhchấtkhácnhaunhưngkếthợp vớinhauthànhmộtkhốimàsaunàylàcơsởtoánhọcchothuyếttươngđốicủa Einstein), Gauß đã tích cực khuyến khích Riemann đệ trình làm luận án Habilitation.
Gaußcókhảnănglàmviệccómộtkhônghai.Ngaycảtrongnhữnglúckhókhăn nhất như khi bà vợ đầu của ông (và đứa con thứ ba) mất năm 1809 hay những năm tháng đi đo đạc lãnh thổ Hannover, ông vẫn nghiên cứu và đăng tải hàng chục bài nghiên cứu và trao đổi với các khoa học gia khác. Tuy vậy ông rất thận trọng, chỉ công bố kết quả nghiên cứu
khi đã thật sự chắc chắn, có khi cả chục năm sau khi bắt đầu tìm ra lời
giải. Do đó mà các nhà toán học đồng thời đôi khi cảmthấyôngcóvẻkhônghợptáctíchcực.Nhậtkývàbảnthảolàmviệccủaông cònghilạivôsốkếtquảchưaaibiếtđến(hìnhhọcphiEuklidđãđềcậplàmộtthí dụ).Tuyvậy,Gaußvẫncóảnhhưởngrấtlớnđếnkhắpcácnhàtoánhọcthờibấy giờ.NhàtoánhọctrẻtuổiGalois,trướcbuổiđọkiếmquyếtđịnhcuộcđời,đãkhẩn khoảnyêucầuchuyểnbảnthảocôngtrìnhcủamìnhchoGauß.
Gauß thích cuộc sống trầm lặng, bình thường không tham gia hội hè đình đám nhiềuởGöttingen,màchỉthíchđidạovàvàothưviệntrườngđọcsách.Thờibấy giờtìnhhìnhchínhtrịkhábấtổnvàkinhtếsuysụpnhưngngượclại,khoahọclúc đó phát triển khá mạnh. Người ta mở rộng các trường đại học, việc trao đổi thảo luậnvớicácnhàkhoahọctrongngoàinướctrởnênphổbiến,ngaycảngànhthiên văn cũng được dư luận chú ý tới. Gauß chăm sóc việc xây đài thiên văn mới ở ngoại thành Göttingen và
từ năm 1816 trở đi ông sống và làm việc luôn ở đó (chuyện này cũng có
lợi về vệ sinh, vì khi bùng nổ bệnh dịch tả, ông bảo là "đài thiên văn
của tôi là nơi bảo đảm sức khỏe nhất ở Göttingen!"). Tuy suốt đời làm việcvớikhoahọc,nhưngGaußcũngthíchvănchương,nhấtlàđọccáctácphẩm của Jean Paul, một nhà văn nổi tiếng đương thời mà ông rất hâm mộ. Gauß đọc nhiềuvàhọcnhiều,nhữngnămcuốicuộcđờiôngcònhọcthêmthànhthạotiếng Nga.
SaukhiGaußmất,mộtngườibạnônglàgiáosưsinhhọcRudolphWagnerđược chấp thuận mổ óc ông để tìm hiểu bộ óc thiên tài này. Đến nay bộ óc của Gauß vẫncònđượcgiữnguyênvẹnởtrườngđạihọcGöttingen.Kếtquảkhôngcógìđặc biệt,đúngnhưWagnertrướcđóđãtảlạingườibạncủamìnhnhưsau"NhìnGauß ngườitacócảmgiácnhậnbiếtđâyđúnglàônghoàngcủakhoahọc,nhưngđiều nàykhôngbaogiờlộraphongcáchbềngoàicủaông"
Chắc hẳn không ít
người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ
thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công
nghiệp. Bên cạnh tên gọi thông thường, tia X còn được biết với tên tia Rơnghen, theo tên người phát hiện ra nó.
Tia X được phát hiện như thế nào?
Từ rất lâu tia X đã được dùng để phát
hiện các vấn đề về xương, răng và cơ quan nội tạng trong cơ thể người,
cũng như những khiếm khuyết kỹ thuật trong các ngành công nghiệp, hay
thậm chí dùng để kiểm tra hành lý ở sân bay. Mặc dù có rất nhiều ứng
dụng như vậy, nhưng việc phát hiện ra tia X lại chỉ là một sự vô tình.
Cộng đồng khoa học và y khoa thế giới sẽ mãi mang ơn khám phá tình cờ
của nhà vật lý người Đức, Wilhelm Conrad Röntgen (ở Việt Nam thường được
gọi là Rơnghen) vào ngày 8/11/1895.
Nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen (1845-1923)
Trong khi đang tiến hành thí nghiệm với dòng điện chạy qua ống tia ca-tốt bằng thủy tinh, Röntgen đã phát hiện ra một mảnh barium platinocyanide (BaPt(CN)4)
vẫn phát sáng mặc dù ống ca-tốt đã được bọc bằng bìa cứng và nằm ở tận
đầu kia của căn phòng. Ông đã đưa ra giả thuyết rằng phải có một loại
bức xạ nào đó đang chiếu ngang qua phòng. Khi đó Röntgen đã không hiểu
được hoàn toàn phát hiện của mình, vì vậy ông đặt tên cho loại tia đó là
tia X – một ẩn số chưa được giải đáp của tự nhiên.
Để kiểm chứng giả thuyết mới của mình,
Röntgen đã nhờ vợ mình làm mẫu cho bức ảnh chụp bằng tia X đầu tiên –
hình ảnh về xương bàn tay và chiếc nhẫn cưới của bà mà về sau được biết
đến là bức röntgenogram đầu tiên. Ông đã phát hiện ra
rằng khi đặt trong bóng tối hoàn toàn, tia X sẽ đi xuyên qua các vật thể
có mật độ vật chất khác nhau, từ đó dựng lại khá rõ các cơ bắp và thớ
thịt trên bàn tay của vợ ông. Những đoạn xương và chiếc nhẫn dày hơn thì
sẽ để lại những bóng đen trên một tấm phim đặc biệt được bao phủ chất barium platinocyanide. Cũng từ đó cái tên tia X gắn liền với loại tia mới này, mặc dù đôi khi nó còn được gọi là tia Röntgen ở các nước nói tiếng Đức (và ở cả Việt Nam).
Khám phá của Röntgen đã thu hút được
nhiều sự chú ý tới từ cộng đồng khoa học và dư luận. Vào tháng 1/1896,
ông đã tiến hành bài giảng công khai đầu tiên về tia X, đồng thời trình
diễn khả năng chụp hình các khớp xương ẩn sau các thớ thịt của loại tia
này. Một vài tuần sau ở Canada, một chùm tia X đã được sử dụng để tìm
một viên đạn mắc trong chân của một bệnh nhân.
Những giải thưởng danh tiếng đến với
Röntgen ngay sau đó. Huy chương, bằng danh dự, những đường phố được đặt
tên ông... Đỉnh cao của sự công nhận mà thế giới dành cho ông là giải
thưởng Nobel Vật lý vào năm 1901. Dù vậy Röntgen vẫn quyết định không
lấy bằng sáng chế cho phát hiện của mình, vì ông cảm thấy những tiến bộ
khoa học thuộc về toàn nhân loại và không nên được dùng cho mục đích
kiếm lời.
Cập nhật: 13/11/2017Theo Vneview
8/11/1895 - Wilhelm Conrad Röntgen tình cờ phát hiện ra tia X
Khi đó Röntgen đã không hiểu được hoàn toàn phát
hiện của mình, vì vậy ông đặt tên cho loại tia đó là tia X - một ẩn số
chưa được giải đáp của tự nhiên.
Tia X hay X quang hay tia Röntgen là một dạng của sóng điện từ, nó có
bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nanomet tương ứng với dãy tần số
từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.
Bước sóng của nó ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma.
Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong
chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể, kiểm tra hành lý hành khách trong
ngành hàng không. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản
ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ
và thời gian chụp ảnh y tế luôn được điều chỉnh cẩn thận để tránh tác
hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể trong vũ
trụ, do đó nhiều máy chụp ảnh trong thiên văn học cũng hoạt động trong
phổ tia X.
Tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một quãng, sực nhớ
quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, Wilhelm
Conrad Röntgen quay lại phòng và phát hiện ra một mảnh bari
platinocyanide (BaPt(CN)4) vẫn phát sáng mặc dù ống catod đã được bọc
bằng bìa cứng và nằm ở tận đầu kia của căn phòng. Ông đã đưa ra giả
thuyết rằng phải có một loại bức xạ nào đó đang chiếu ngang qua phòng.
Khi đó Röntgen đã không hiểu được hoàn toàn phát hiện của mình, vì vậy
ông đặt tên cho loại tia đó là tia X - một ẩn số chưa được giải đáp của
tự nhiên.
Để kiểm chứng giả thuyết mới của mình, Röntgen đã nhờ vợ mình làm mẫu
cho bức ảnh chụp bằng tia X đầu tiên - hình ảnh về xương bàn tay và
chiếc nhẫn cưới của bà mà về sau được biết đến là bức röntgenogram đầu
tiên. Ông đã phát hiện ra rằng khi đặt trong bóng tối hoàn toàn, tia X
sẽ đi xuyên qua các vật thể có mật độ vật chất khác nhau, từ đó dựng lại
khá rõ các cơ bắp và thớ thịt trên bàn tay của vợ ông. Những đoạn xương
và chiếc nhẫn dày hơn thì sẽ để lại những bóng đen trên một tấm phim
đặc biệt được bao phủ chất barium platinocyanide.
Với đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật lý học, việc này
đã lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên tục ở lỳ trong phòng thí
nghiệm, cơm nước do bà vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc
nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ.
Nhờ thế, ông đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên
là tia X và mang lại cho ông giải Nobel về vật lý đầu tiên vào năm 1901.
Từ khi Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra tia X có thể chẩn đoán cấu
trúc xương, tia X được phát triển để sử dụng cho chụp hình y tế. Khoa X
quang là một lĩnh vực chuyên biệt trong y tế sử dụng ảnh tia X và các kĩ
thuật khác để chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh nên còn được gọi là Khoa
chẩn đoán hình ảnh.
Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về
xương, nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về phần mềm. Một vài
ví dụ như khảo sát ngực, có thể dùng để chẩn đoán bệnh về phổi như là
viêm phổi, ung thư phổi hay phù nề phổi, và khảo sát vùng bụng, có thể
phát hiện ra tắc ruột (tắc thực quản), tràn khí (từ thủng ruột), tràn
dịch (trong khoang bụng). Trong vài trường hợp, sử dụng X quang còn gây
tranh cãi, như là sỏi mật (ít khi cản quang) hay sỏi thận (thường thấy
nhưng không phải luôn luôn). Hơn nữa, các tư thế chụp X quang truyền
thống ít sử dụng trong việc tạo hình các phần mềm như não hay cơ. Việc
tạo hình cho phần mềm được thay thế bằng kĩ thuật chụp Cắt lớp vi tính
computed axial tomography, CAT hay CT scanning) hoặc tạo hình bằng chụp
cộng hưởng từ (MRI) hay siêu âm.
Tia X còn được sử dụng trong kỹ thuật soi trực tiếp "thời gian thực",
như thăm khám thành mạch máu hay nghiên cứu độ cản quang của các tạng
rỗng nội tạng (chất lỏng cản quang trong các quai ruột lớn hay nhỏ) bằng
cách sử dụng máy chiếu huỳnh quang. Hình ảnh giải phẫu mạch máu cũng
như các can thiệp y tế qua hệ thống động mạch đều dựa vào các máy soi X
quang để định vị các thương tổn tiềm tàng và có thể chữa trị. Xạ trị tia
X, là một can thiệp y tế, hiện nay dùng chuyên biệt cho ung thư, dùng
các tia X có năng lượng mạnh.
Tham khảo LiveScience
Chuyện về các nhà khoa học tìm ra tia X và tia xạ
May
mắn xảy ra vào tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một
quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia
catod, Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) quay lại phòng và nhận thấy
một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om.
Phát minh nhờ lao động miệt mài
May
mắn xảy ra vào tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một
quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia
catod, Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) quay lại phòng và nhận thấy
một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om.
Với
đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật lý học, việc này đã
lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên tục ở lỳ trong phòng thí nghiệm,
cơm nước do bà vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu
ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Nhờ thế, ông
đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X và
mang lại cho ông giải Nobel về vật lý đầu tiên vào năm 1901.
Tương
tự, Pierre Curie (1859-1906) và vợ là Marie Curie (1867-1934) theo sự
gợi ý của Henri Becquerel (1852-1908) về việc tìm xem có chất lạ nào
đóng vai trò quan trọng trong các chất bức xạ, đã tiến hành đề tài
nghiên cứu (luận văn tiến sĩ của Marie Curie): "Bản chất và đặc tính của
tia xạ" (tia Becquerel). Và khi đã tìm ra chất phóng xạ mới: radi,
nhưng khi trình bày ở Viện Hàn lâm khoa học Paris, có ý kiến: "Các vị
nói rằng đã tìm ra một nguyên tố mới. Xin đưa nó ra đây cho chúng tôi
xem, lúc đó chúng tôi mới tin các vị nói đúng". Chấp nhận lời thách thức
đó, hai ông bà Curie đã phải lao động cả trí óc lẫn chân tay (khuân
vác, bốc dỡ các bao tải quặng radi). Với tỷ lệ quá nhỏ radi có trong
quặng: 1/100.000, ông bà Curie sau 48 tháng vất vả mới thu được 0,1g
radi, lượng này vừa đủ để nói lên tính phóng xạ của radi, mạnh gấp một
triệu lần urani và xác định được nguyên tử lượng của nó: 225, đủ để
thuyết phục những người còn nghi ngờ.
Tất
nhiên ông bà Curie và nhà khoa học Becquerel (người tìm ra tia xạ) đã
được tưởng thưởng xứng đáng: Giải Nobel về vật lý, năm 2003 cho 3 người.
Số tiền thưởng được chia đã giúp ông bà Curie giảm bớt khó khăn đang
gặp túng thiếu sau những năm tháng nghiên cứu trên cơ sở tự túc.
Không màng danh lợi, tiền bạc
Sau
khi nhà khoa học Roentgen chụp được bàn tay vợ bằng tia X, khi tráng
ảnh đã thấy rất rõ từng đốt xương và cả chiếc nhẫn cưới trên ngón tay
bà. Ảnh này đã được đưa ra trong hội nghị của Hội vật lý học thành phố
Wurtzbourg (Đức) có sự tham dự đông đảo của các nhà khoa học nhiều nước
nhằm chứng minh khả năng đâm xuyên của tia X qua cơ thể con người, tiến
hành vào ngày 23/11/1896.
Trước thành tựu tuyệt vời đó, chủ tịch hội đã đề nghị gọi tia X là tia Roentgen và gọi năm 1896 là năm của tia Roentgen.
Nhưng suốt đời Roentgen vẫn gọi những tia đó là tia X và có giai thoại sau:
Một
nhà vật lý học đồng hương với ông tên là Lêna, trước những vinh quang
đó đã tìm cách tranh công với ông và đề nghị phải gọi tên trên là tia
Roentgen Lêna. Ông bình thản trả lời: "Tia X được gọi bằng tên ai, tôi
không hề quan tâm. Tôi chưa bao giờ gọi những tia đó bằng tên mình. Mong
ông hãy trao đổi với những ai gọi như vậy". Có người của Cục Hải quân
Đức đến gặp ông và nói: sẵn sàng chi một số tiền lớn và cung cấp đủ mọi
phương tiện cần thiết nếu ông đồng ý đưa những tia X vào sử dụng trong
tàu ngầm và đề nghị ông đăng ký phát minh để giữ độc quyền về tia này,
không cho nước ngoài sử dụng.
Ông
kiên quyết từ chối không tham gia công việc nhà binh và việc đăng ký.
Ông muốn tia X được dùng vào việc chăm sóc sức khỏe con người, nó thuộc
về toàn thể nhân loại, còn dùng làm phương tiện phục vụ chiến tranh
không bao giờ có trong ý định của ông.
Việc
phát minh ra tia X đã mang lại nguồn thu nhập cho rất nhiều công ty lợi
dụng nhưng vợ chồng Roentgen vẫn sống trong thiếu thốn và thường phải
có sự trợ giúp của họ hàng, bè bạn, điều này do tính khảng khái và ý chí
kiên quyết phản đối chiến tranh. Có lẽ, giống như phát minh tia X, sau
khi phát hiện ra radi đã bị những nhà kinh doanh lợi dụng chất này để
làm giàu qua việc bán trên thị trường các sản phẩm có chứa radi từ nước
uống, vòng đeo tay, savon, sữa, ngũ cốc, thức ăn gia súc với các lời
quảng cáo: bổ dưỡng, chữa thấp khớp, diệt khuẩn...
Trong
cuộc cạnh tranh đó, nhiều người đã tìm đến ông bà Curie khuyên ông bà
nên đăng ký phát minh độc quyền để có thể làm giàu chính đáng vì 1g radi
lúc đó có giá 75 vạn franc. Nhưng cũng như Roentgen, ông bà Curie đã từ
bỏ quyền phát minh của mình để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp
phóng xạ non trẻ đầy hứa hẹn phát triển.
Điều
an ủi cho ông bà Curie là sự nghiệp khoa học của hai người đã được tiếp
tục thực hiện do người con gái Irène Julio Curie và người con rể là
Frederich Julio Curie. Đôi vợ chồng này đã phát hiện ra các chất phóng
xạ nhân tạo và được giải thưởng Nobel vào năm 1935.
Hy sinh vì phóng xạ
Tính
đến năm 1936, năm ở Đức có dựng một tượng đài để tưởng niệm các nhà
khoa học đã hy sinh vì tia X và phóng xạ, con số đã là 110 người (!).
Người được coi là đầu tiên: Antoine Henri Becquerel (Đức), người đã phát
hiện ra tia xạ, qua sự gợi ý của nhà toán học lừng danh Henri Poincaré.
Trong
một buổi lên lớp ở Đại học Khoa học Paris, ông bỏ vào trong túi áo
khoác của mình một lọ chứa radi có đóng gói cẩn thận trong một hộp giấy
nhỏ, nhằm minh họa cho bài giảng. Ai ngờ, 10 ngày sau trên ngực, nơi túi
áo đựng lọ radi, xuất hiện một vết đỏ nho nhỏ và nó tiếp tục lan rộng
và chỉ dừng lại khi đạt kích thước vừa đúng bằng cái lọ đựng radi.
Chuyện xảy ra vào tháng 4/1901. Không để ý đến vết đỏ, ông tiếp tục
nghiên cứu nhưng dần dần ông cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đau đớn ngày
càng tăng, da tay bị nứt nẻ tạo những vết loét rộng. Và đến năm 1908, ở
tuổi 56, ông đã từ giã cõi đời sau những tháng năm mòn mỏi, suy kiệt,
đau đớn.
Người
tiếp theo là Pierre Curie (Pháp), người góp sức vào việc tìm hiểu bản
chất của phóng xạ. Thấy Becquerel bị radi gây bỏng, ông muốn thử nghiệm
trên mình xem có chính xác không? Ông đã từng buộc vào cánh tay mình
trong 10 giờ một chế phẩm phóng xạ và bỏ một mảnh radi trong vòng nửa
giờ vào túi quần và như Becquerel, ở tay và ở đùi, ít ngày sau đều có
một vết bỏng. Không may ông mất sớm vì một tai nạn ô tô nhưng cũng may
là chưa phải chịu đựng những tác hại toàn thân do chất phóng xạ.
Người
thứ ba là Marie Curie (Pháp gốc Ba Lan) người đã bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ về bản chất và đặc tính của tia xạ. Do công tác nghiên cứu,
bà thường xuyên phải tiếp xúc với các chất phóng xạ mà lúc đó chưa có
các biện pháp phòng ngừa vì hiểu biết về phóng xạ còn hạn chế. Bà thường
bỏ trong túi xách một lọ chứa radi và đêm ngủ thường để ở đầu giường để
ngắm ánh dạ quang phát ra từ chiếc túi.
Vào
tuổi 65, sức khỏe của bà suy giảm rõ rệt và bước sang tuổi 66 bà phải
nằm liệt giường để rồi đến gần cuối năm bà qua đời (!).
Như đã được biết trước đó, phương
trình Schrödinger là viên gạch cơ bản nhất của cơ học lượng tử và chi
phối tất cả các hiện tượng của thế giới vi mô. Tuy nhiên, bất chấp tầm
quan trọng của nó, nguồn gốc về nó vẫn chưa được đánh giá cao và được
hiểu chính xác. Gần đây một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi Wolfgang
P. Schleich đã tìm hiểu lại nguồn gốc của phương trình Schrödinger [1],
công trình được công bố trên tập san khoa học nổi tiếng “Proceedings of
the National Academy of Science (USA)”. Họ đã thu được phương trình
Schrödinger từ một phép toán đồng nhất thức bởi cách tổng quát các biểu
thức của cơ học thống kê cổ điển dựa trên phương trình Hamilton-Jacobi.
Các tiếp cận này đã đưa ra một thực tế rõ ràng nhất là đặc trưng tuyến
tính của cơ học lượng tử liên quan mật thiết đến sự móc nối mạnh mẽ giữa
biên độ và pha của một sóng lượng tử. Một trích đoạn rất hay và văn thơ
của các tác giả như sau: “Sự ra đời của phương trình Schrödinger phụ
thuộc thời gian có lẽ là không khác gì sự ra đời của một dòng sông.
Thông thường, khởi nguồn của nó là khó xác định được vị trí duy nhất bất
chấp thực tế rằng các dấu hiệu có thể chính là dấu mốc cho sự khởi đầu.
Thông thường, nhiều bọt nước và các dòng suốt hòa vào nhau sẽ bất ngờ
tạo lên một dòng sông hùng vĩ. Trong trường hợp của cơ học lượng tử, các
rất nhiều kết quả thực nghiệm thuyết phục rằng nhiều cuốn sách giáo
khoa cơ bản đã không thực sự thúc đẩy chủ đề này (chủ đề nguồn gốc của
phương trình Schrödinger). Thay vào đó, họ thường đơn giản công nhận một
tiên đề của lượng tử cổ điển như sau:
E → iħ×∂⁄∂t (1) và p → ħ/i×∇ (2)
cho năng lượng E và động lượng p, trong đó ħ là hằng số Planck được chia bởi 2π và các phép toán được hiểu là dựa trên hàm sóng ψ = ψ(r, t).
Lí do đưa ra ở đây là “nó hoạt động”. (it works.) Ví dụ, phương
trình Schrödinger là thu được bằng cách thay hai biểu thức vào
Hamiltonian cổ điển H ≡ p²/(2m) + V cho một hạt có khối lượng m như sau:
iħ×∂ψ⁄∂t = –ħ²/(2m)×∇²ψ + Vψ (3)
Cách tiếp cận này là không thích hợp. Nhiều
người trong số chúng tôi không thỏa mãn với công thức này” Điều này có
thể hiểu nôm na là, năng lượng E là được thay thế bởi một đạo hàm của thời gian, và động lượng p
là được thay thế với một đạo hàm của không gian. Và nếu chúng ta thế
hai biểu thức này vào một toán tử Hamiltonian cổ điển của hạt chúng ta
sẽ có được phương trình Schrödinger. Đó là những gì chúng ta được học,
và đa số các sách giáo khoa cơ bản về lượng tử đều nói vậy (như
cuốn ‘Quantum Mechanics’ của Leonard Schiff). Tuy nhiên các tác giả của
bài báo cho rằng điều này là rất tệ, vì hệ quả của nó là làm cho sinh
viên không biết về nguồn gốc của phương trình Schrödinger là gì. Trong
một bài phỏng vấn với Phys.org[2],
đồng tác giả Marlan O. Scully, giáo sư vật lý của Đại học Texas A&M
giải thích các nhà vật lý có thể sử dụng phương trình Schrödinger trong
suốt sự nghiệp của họ, nhưng nhiều người vẫn còn thiếu sự hiểu biết sâu
sắc về phương trình này. Schrödinger đã làm một công việc anh hùng khi
đưa ra được một phương trình đúng. Scully cho biết, “Làm thế nào để bạn
có được một phương trình đúng, ít quan trọng hơn là việc bạn nhận được
nó. Ông (Schrödinger) đã làm một công việc tuyệt vời sau đó phát sinh
những hàm sóng hyđrô và nhiều hơn nữa. Bởi vậy, ông ấy hiểu được những
gì ông ấy có?. Nhưng gì chúng tôi cố gắng làm là hiểu được sâu sắc hơn
mối quan hệ giữa cơ học cổ điển và cơ học lượng tử bằng cách nhìn từ
những quan điểm khác nhau, và nhận được kết quả của ông ấy từ những con
đường khác. Đã có nhiều con đường khác nhau để thu được phương
trình Schrödinger. Một trong những cách nổi bật nhất đã được phát triển
bởi Richard Feynman trong những năm 1948. Nhưng không có bất cứ phương
pháp tiếp cận nào đưa ra một lời giải thích thỏa mãn một đặc trưng nổi
bật của cơ học lượng tử: tính tuyến tính. Không giống tính chất phi
tuyến của các phương trình cổ điển, phương trình Schrödinger là tuyến
tính. Sự tuyến tính này làm cho cơ học lượng tử có những đặc trưng phi
cổ điển, chẳng hạn như đặc trưng chồng chất các trạng thái. Trong bài
báo của mình, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mới để có
thể thu được phương trình Schrödinger bắt đầu từ đồng nhất thức sử dụng
cơ học thống kê cổ điển dựa trên phương trình Hamilton-Jacobi. Nói một
cách dễ hiểu hơn là họ tìm cách tuyến tính hóa phương trình phi tuyến cổ
điển, sau đó họ thu được một phương trình giống với phương
trình Schrödinger. Điều đó nhấn mạnh rằng tính chất tuyến tính là rất
quan trọng, và có thể nó là khởi nguồn cho tất cả.
Bây giờ chúng ta
sẽ áp dụng phương trình sóng Schrodinger cho một số
bài toán cụ thể với các hàm thế khác nhau. Những
trường hợp này sẽ minh họa các phương
pháp được dùng để giải phương trình Schrodinger
và kết quả của những trường hợp này sẽ
cung cấp cho chúng ta kiến thức về hành vi của
electron trong các thế năng khác nhau. Chúng ta sẽ dùng những
kết quả được rút ra để thảo luận
về tính chất của bán dẫn.
2.3.1
Electron trong không gian tự do
Đầu tiên,
xét chuyển động của một electron trong không gian
tự do. Nếu không có lực tác động lên hạt thì
hàm thế V(x) sẽ bằng
0. Do đó, từ phương trình (2.13) phương trình
sóng không phụ thuộc thời gian có thể được
viết là
(2.19)
Nghiệm của
phương trình vi phân này có thể được viết
dưới dạng
(2.20)
Phần phụ thuộc thời gian của
nghiệm vẫn sẽ là
(2.21)
Do đó, nghiệm
toàn phần của hàm sóng là
(2.22)
Đây là nghiệm
sóng chạy, điều đó có nghĩa là hạt di chuyển
trong không gian tự do được biễu diễn bằng
sóng chạy. Số hạng đầu tiên, với hệ số
A là sóng chạy theo hướng +x,
còn số hạng thứ hai với hệ số B là sóng chạy
theo hướng –x. Giá trị
của những hệ số này sẽ được xác
định từ điều kiện biên. Chúng ta sẽ gặp
lại nghiệm sóng chạy của electron trong tinh thể
hoặc vật liệu bán dẫn.
Giả sử rằng chúng ta có một hạt
di chuyển theo hướng +x,
nó sẽ được mô tả bởi sóng chạy +x, hệ số B=0. Chúng ta có thể viết
nghiệm sóng chạy dưới dạng
Ψ(x,t)=Aexp[j(kx–ωt)](2.23)
ở đây k là số sóng và
(2.24)
λ là bước
sóng, so sánh phương trình (2.22) với phương trình (2.23)
suy ra bước sóng sẽ là
(2.25)
Từ nguyên lí
lưỡng tính sóng hạt De Broglie, bước sóng cũng
có thể được viết là
(2.26)
Một hạt tự
do với năng lượng xác định cũng sẽ
có bước sóng và động lượng xác định.
Hàm mật độ xác suất ψ(x,t)ψ*(x,t)=AA*, là hằng
số không phụ thuộc vị trí. Hạt tự do với
động lượng xác định có thể được
tìm thấy với xác suất bằng nhau ở mọi
nơi. Kết quả này phù hợp với nguyên lí bất
định Heisenberg: động lượng sẽ dẫn
đến vị trí không xác định.
Một hạt tự do định
xứ được xem như bó sóng (được hình
thành bằng cách chồng chất nhiều hàm sóng với
động lượng khác nhau). Chúng ta sẽ không xem xét bó
sóng ở đây.
2.3.2
Giếng thế vô hạn
Bài toán hạt chuyển
động trong giếng thế vô hạn là ví dụ điễn
hình về hạt liên kết. Thế V(x) là hàm theo tọa độ được biễu
diễn trong hình 2.5. Hạt được giả sử tồn
tại trong vùng II, cũng có nghĩa là nó bị giam trong vùng
không gian xác định.
Từ
phương trình (2.13) suy ra phương trình sóng Schrodinger
độc lập thời gian trong trường hợp này
là
(2.13)
ở đây E là năng lượng toàn phần
của hạt. Nếu E xác
định, hàm sóng phải bằng 0 cả trong vùng I và III.
Hạt không thể xuyên qua hàng rào thế xác định này,
vì vậy xác suất tìm thấy hạt trong vùng I và vùng III bằng
0
Phương trình sóng Schrodinger độc lập
thời gian trong vùng II, ở đây V=0 là
(2.27)
Nghiệm của
phương trình này có dạng
(2.28)
ở đây
(2.29)
Điều kiện biên liên tục của
hàm sóng cho ta
Ψ(x=0)=ψ(x=a)=0(2.30)
Áp dụng điều
điều kiện biên tại x=0,
chúng ta có A1 phải
bằng 0. Tại x=a, chúng ta
có
Ψ(x=a)=0=A2sinKa(2.31)
Phương trình
này có nghĩa nếu Ka=nπ,
ở đây n là số nguyên dương n=1,2,3,…. được gọi là số lượng
tử. Chúng ta có thể viết
(2.32)
Giá trị âm của
n sẽ làm cho hàm sóng có dấu âm và tương ứng với
các hàm mật độ xác suất giống với trường
hợp n dương. Về mặt vật lí, chúng ta không thể
phân biệt bất cứ sự khác nhau nào giữa các nghiệm
+n và –n. Bởi vì sự dư thừa này, những giá
trị âm của n sẽ
không được xét đến.
Hệ số A2 có thể tìm
được bằng cách dùng điều kiện biên chuẩn
hóa được cho trong phương trình (2.18) là . Vì hàm sóng là hàm thực nên ψ(x)=ψ*(x). Thế hàm sóng
vào phương trình (2.18) chúng ta có
(2.33)
Tính tích phân sau
đó ta suy ra được
(2.34)
Cuối cùng nghiệm độc lập thời
gian là
ở đây n=1,2,3…………. (2.35)
Nghiệm này biễu diễn electron trong giếng
thế không xác định và là nghiệm sóng dừng.
Electron tự do được biễu diễn bởi sóng
chạy, và bây giờ hạt liên kết được biễu
diễn bằng sóng dừng.
Tham số K trong nghiệm được
định nghĩa bởi phương trình (2.29) và (2.32). Từ
hai biểu thức này của K, suy ra
(2.36)
Do đó năng
lượng toàn phần là
ở
đây n=1, 2, 3…………(2.37)
Đối với hạt trong giếng thế
vô hạn, hàm sóng là
(2.38)
Ở đây hằng
số K phải có những giá trị rời rạc,
nghĩa là năng lượng toàn phần của hạt chỉ
có những giá trị rời rạc. Kết quả này có
nghĩa là năng lượng của hạt bị lượng
tử hóa. Nghĩa là, năng lượng của hạt chỉ
có những giá trị rời rạc nào đó. Sự lượng
tử hóa năng lượng của hạt trái ngược
với những kết quả của vật lí cổ
điển. Vật lí cổ điển chỉ cho phép hạt
có những giá trị năng lượng liên tục.
Năng lượng rời rạc dẫn đến những
trạng thái lượng tử sẽ được xét
chi tiết hơn trong chương này và những
chương sau. Sự lượng tử hóa năng lượng
của hạt liên kết là kết quả cực kì quan trọng.
Hình 2.6a biễu diễn 4 mức năng
lượng đầu tiên của hạt trong giếng thế
không xác định, và hình 2.6b và 2.6c biễu diễn hàm sóng
và hàm xác suất tương ứng. Chúng ta có thể rút ra rằng
khi năng lượng tăng, xác suất tìm thấy hạt
tại vị trí x bất kì
cũng trở nên đồng đều hơn.
2.3.3
Hàm thế bậc thang
Bây giờ xét hàm
thế bậc thang được biễu diễn trong hình
2.7. Trong phần trước, chúng ta đã xét một hạt
bị giam giữa hai hàng rào thế. Trong ví dụ này, chúng
ta sẽ giả sử rằng có một dòng hạt xuất
phát từ –∞ và chuyển động theo hướng +x . Kết quả đáng chú ý
thu được trong trường hợp năng lượng
toàn phần của hạt nhỏ hơn độ cao hàng
rào, hoặc E0
.
Một lần nửa chúng ta cần xét
phương trình sóng không phụ thuộc thời gian trong mỗi
vùng. Trong vùng I, V=0,
phương trình sóng là
(2.39)
Nghiệm tổng
quát của phương trình này có thể viết dưới
dạng
(x≤0)(2.40)
ở đây, hằng
số K1 là
(2.41)
Số hạng thứ
I trong phương trình (2.40) là sóng chạy theo hướng +x biễu diễn sóng tới,
và số hạng thứ 2 là sóng chạy tho hướng –x biễu diễn sóng phản
xạ. Như trong trường hợp của hạt tự
do, những hạt tới và hạt phản xạ
được biễu diễn bằng sóng chạy.
Đối với sóng tới, A1A1*
là hàm mật độ xác suất của những hạt tới.
Nếu chúng ta nhân hàm mật độ xác suất này với
vận tốc tới thì υi.A1.A1*
là thông lượng hạt tới (đơn vị là #/cm2-s). Tương tự,
đại lượng υr.B1.B1*
là thông lượng hạt phản xạ, ở đây
υr là vận tốc của sóng phản xạ
(υi và υr trong những số hạng
này chỉ là giá trị độ lớn của vận tốc)
Trong vùng II, thế năng V=V0. Nếu chúng ta giả sử rằng
E0
thì phương trình vi phân mô tả hàm sóng
trong vùng II có thể được viết là
(2.42)
Nghiệm tổng
quát có thể được viết dưới dạng
(x≥0)(2.43)
ở đây(2.44)
Hàm sóng ψ2 phải xác định khi
x≥0. Điều đó cũng có nghĩa là cho dù x tiến
đến vô cùng thì ψ2 cũng phải xác định.
Nhưng khi thế x=∞ vào biểu thức của ψ2
trong (2.43) thì số hạng thứ hai sẽ bằng vô
cùng, dẫn đến cả hàm sóng cũng bằng vô cùng.
Muốn điều này không xảy ra thì hệ số B2phải bằng 0.
Hàm sóng lúc này được viết là
(2.45)
Hàm sóng tại x=0 phải liên tục:
ψ1(0)=ψ2(0)(2.46)
Do đó từ
phương trình (2.40), (2.45) và (2.46), chúng ta thu được
A1+B1=A2(2.47)
Bởi vì hàm thế xác định ở mọi
nơi, đạo hàm bậc I của hàm sóng phải liên tục:
(2.48)
Dùng phương
trình (2.40), (2.45) và (2.48), chúng ta thu được
jK1A1–jK1B1=–K2A2(2.49)
Chúng ta có thể
giải phương trình (2.47) và (2.49) để xác định
hệ số B1 và A2 theo hệ số
sóng tới A1. Kết quả là
(2.50a)
Và
(2.50b)
Hàm mật độ
xác suất phản xạ là
(2.51)
Chúng ta có thể định nghĩa hệ số
phản xạ R là tỉ số của thông lượng phản
xạ và thông lượng tới
(2.52)
ở đây υi
và υr tương ứng là vận tốc tới
và vận tốc phản xạ của hạt. Trong vùng I, V=0 vì thế E=T, ở đây T là động năng của hạt.
Động năng được viết là:
T=(1/2)mυ2(2.53)
Vì thế, từ
phương trình (2.41) hằng số K1 có thể
được viết là
(2.54)
Do đó, vận tốc
tới có thể được viết là
(2.55)
Bởi
vì hạt phản xạ cũng tồn tại trong vùng I,
độ lớn của vận tốc phản xạ là
(2.56)
Độ
lớn của vận tốc tới và vận tốc phản
xạ bằng nhau. Do đó, hệ số phản xạ là
(2.57)
Thế
những biểu thức từ phương trình (2.51) vào
phương trình (2.57),chúng ta thu được
(2.58)
Kết
quả R=1 có nghĩa là tất cả những hạt đến
hàng rào thế có năng lượng E0
cuối cùng đều bị phản
xạ. Chúng không được hấp thụ hoặc truyền
qua hàng rào thế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với
cơ học cổ điển và chúng ta tự hỏi rằng
tại sao phải xét vấn đề này theo cơ học
lượng tử. Kết quả đáng quan tâm xuất hiện
tại vùng II.
Nghiệm trong vùng II
được cho bởi phương trình (2.45) là . Hệ số A2
theo phương trình (2.47) là A2=A1+B1,
hệ thức này được chúng ta rút ra từ điều
kiện biên. Đối với trường hợp E0
, hệ số A2 khác 0. Nếu A2 khác 0 thì hàm mật
độ xác suất ψ2(x).ψ2(x)*
của hạt trong vùng II khác 0. Kết quả này chứng tỏ
rằng có một xác suất nào đó để chùm hạt
tới xuyên qua hàng rào và tồn tại ở vùng II. Xác suất
để hạt xuyên qua hàng rào thế là sự khác nhau
cơ bản giữa cơ học cổ điển và
cơ học lượng tử: sự xuyên hầm là không
được phép theo quan điểm cổ điển. Mặc
dù có xác suất để hạt chui qua hàng rào , nhưng hệ
số phản xạ trong vùng I bằng 1, cuối cùng hạt
trong vùng II sẽ chuyển động lòng vòng và sau đó
quay trở về vùng I.
2.3.4 Hàng rào thế
Xét
hàng rào thế được biễu diễn trong hình 2.8. Một
lần nữa, vấn đề đáng quan tâm hơn là
trường hợp năng lượng toàn phần của
hạt tới E0
.
Chúng ta lại giả sử rằng chúng ta có một dòng các
hạt tới xuất phát từ miềm âm của trục
x và di chuyển theo hướng +x. Như trước, chúng
ta cần giải phương trình sóng Schrodinger độc
lập thời gian trong 3 vùng. Nghiệm của phương
trình sóng trong vùng I, II và III tương ứng là:
(2.59a)
(2.59b)
(2.59c)
Ở đây
(2.60a)
Và
(2.60b)
Hệ số B3
trong phương trình (2.59c) biễu diễn sóng chạy âm
trong vùng III. Tuy nhiên, khi một hạt đi vào trong vùng III,
không có sự thay đổi thế năng để gây ra
phản xạ; do đó, hệ số B3 phải bằng
0. Chúng ta phải giữ cả những số hạng
lũy thừa trong phương trình (2.59b) bởi vì độ
rộng hàng rào thế xác định; nghĩa là không số
hạng nào trở thành không liên kết. Chúng ta có 4 điều
kiện biên tại x=0 và x=a tương ứng với những
hàm sóng và đạo hàm bậc nhất của nó phải
liên tục. Chúng ta có thể tìm các hệ số B1,
A2, B2 và B3 theo A1. Nghiệm trong
ba vùng được biễu diễn trong hình 2.9.
Một thông số đáng quan tâm là hệ số
truyền qua được định nghĩa là tỉ số
giữa thông lượng được truyền qua trong
vùng III với thông lượng tới trong vùng I. Do đó, hệ
số truyền qua T là:
(2.61)
ở đây υt
và υi là vận tốc của những hạt
truyền qua và những hạt tới. Bởi vì thế
năng V=0 ở cả vùng I
và vùng III nên vận tốc tới và vận tốc truyền
qua bằng nhau. Hệ số truyền qua có thể
được xác định bằng cách cách giải những
phương trình điều kiện biên. Đối với
trường hợp đặc biệt khi E<0
, chúng ta tìm được:
(2.62)
Phương trình (2.62) có nghĩa là có một
xác suất nào đó để một hạt xuyên qua hàng rào
thế và đi vào trong vùng III. Hiện tượng này
được gọi là sự chui hầm và quá mâu thuẫn
với cơ học cổ điển. Sau này chúng ta sẽ
thấy hiện tương chui hầm lượng tử
này sẽ được áp dụng trong vật lí bán dẫn
như thế nào, chẳng hạn như diode chui hầm.
Những ứng dụng của phương
trình sóng Schrodinger với những hàm thế năng một
chiều khác nhau được tìm thấy trong các bài tập
cuối chương. Một trong số các hàm thế này biễu
diễn cấu trúc giếng lượng tử trong các thiết
bị bán dẫn hiện đại.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét