Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 64 (Từ Hi Thái hậu)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Từ Hy Thái Hậu : Hành trình chấp chính
  
Từ Hy Thái Hậu và người tình bí mật ít ai ngờ


Từ Hy Thái hậu, hoang dâm, độc ác và… tài sắc (P1)
Ngày đăng: 08-04-2012 lúc 09:59:57 PM - Lượt xem: 2599

Theo CAND.COM - Thật khó có thể đếm hết các cuốn sách viết về các nữ nhân Trung Quốc, cũng khó có thể thống kê hết các sách viết về Từ Hy Thái hậu (Na Nạp Thị)- người đàn bà tài sắc, chuyên quyền, hoang dâm, độc ác. Bà cùng với Võ Tắc Thiên trở thành hai nữ nhân nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh- triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ. Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị  quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác.

(Hình bên -  Từ Hy Thái Hậu)


Từ Hy Thái hậu là mẹ của hoàng đế Đồng Trị, dì (thực chất cũng là mẹ) của hoàng đế Quang Tự, thực hiện cái gọi là “buông rèm nghe chính sự” trong suốt 48 năm - 48 năm tai ương, khủng khiếp nhất của lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa.

Rượu bát trân làm vua Hàm Phong say đắm


Các sách đều chép về việc người con gái Mãn Châu, họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan, 16 tuổi được tuyển vào cung, nhanh chóng vượt qua mấy trăm cung nữ, sớm được nhìn thấy mặt “rồng”, nhận trọng trách sinh quý tử nối dõi ngai vàng.


Theo thông lệ từ đời Hán, tất cả con gái từ 13 đến 16 tuổi chưa chồng, tính cách dịu dàng, đoan trang, hiếu lễ nghĩa, có tài, có sắc đều phải dự tuyển để chọn vào cung. Nhà nào có con gái đẹp mà giấu không dự tuyển sẽ bị trừng phạt nặng.


Ngọc Lan được tuyển vào cung khi triều đình Mãn Thanh đã lún sâu vào khủng hoảng, thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, xao lãng việc triều chính. Hoàng đế Hàm Phong lúc đó mới 20 tuổi, đã lập hoàng hậu và có tới ba ngàn cung nữ.

 (Hình bên - Từ Hy Thái Hậu trên phim)


Nhưng từng ấy cũng chưa đủ để nhà vua vừa ý nên mới có chuyện hoàng đế giao du với cả gái điếm (do một cận thần dạy học cho thái tử đem vào cung), để đến nỗi mắc bệnh hoa liễu. Những người phụ nữ được ân ái với hoàng đế đều không thể sinh con, hoặc nếu có sinh được thì hài nhi cũng không sống nổi trăm ngày.


Đó chính là bi kịch của hoàng đế và cũng là bi kịch của đất nước. Vì vậy, mục đích của cuộc tuyển cung nữ lần này là chọn được người có khả năng sinh thái tử.


Sách “Tình sử Từ Hy Thái hậu” của Đàm Lâm viết rằng: Do giao du với gái điếm, vua Hàm Phong mắc bệnh hoa liễu, toàn thân mọc mụn, nhưng quan ngự y chỉ dám nói vua mắc bệnh ghẻ lở.


Tuy vậy, khi Ngọc Lan được tuyển vào cung, nhà vua cũng được ngự y dâng rượu mới: Rượu xuân bát trân. Rượu bát trân gồm nhân sâm, câu kỷ, ngũ vị tử, hoàng kỳ, kim hoa xã, tắc kè, chân gấu, nhung hươu, ngâm trong  tiết hươu.


Chính nhờ loại rượu này đã làm vua Hàm Phong mê đắm Ngọc Lan ngay từ lần đầu thấy mặt và hết mực sủng ái nàng. Trong mắt nhà vua trẻ tuổi này, Ngọc Lan là người tài sắc vẹn toàn. “Ngũ quan của nàng không một chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng.


Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...


Hai bím tóc đen lánh, vầng trán trắng ngần, mắt như sóng thu, môi hồng như hoa anh đào, hai má như hoa phù dung...”. Vì vậy, lần đầu gặp tại phật điện trong cung, hoàng đế đã thực sự bị Lan Nhi bắt mất hồn, và hai người đã thực sự hòa quyện. Ngọc Lan đã thỏa nguyện ước bấy lâu: được thấy mặt rồng và có cơ hội thực hiện những kế hoạch của riêng mình.


Bất chấp luân thường với mộng ước tiếm ngôi


Ngay từ lần đầu được vua ban ân và sủng ái, Ngọc Lan đã đặt ngay kế hoạch chiếm đọat quyền lực trong cung. Nàng đã lợi dụng hoàng đế ban cho mình địa vị và quyền uy ngay trong các cuộc “mây mưa”. Lần đầu ân ái, nhà vua cao hứng phong cho nàng là quý nhân, lần thứ hai là quý phi, lần tiếp theo là Quý phi...


Nhiều sách chép rằng, chính trong lần thứ hai ân ái với người đẹp, vua đã ban: “Ngày hai tháng bảy mùa hạ năm Nhâm Tý, vua phong Diệp Hách Na La thị Ngọc Lan làm Lan quý nhân. Rồi lấy con triện luôn đem theo bên mình đóng lên dòng chữ vừa viết: “Dưỡng Tâm trai ngự bút chí bảo giám”.


Rồi cũng theo lời thỉnh cầu của nàng, nhà vua lập tức đưa nàng vào cung. Đối với vua Hàm Phong, Lan Nhi như một món quà lạ. Đã chán ngấy các cung tần được trang điểm kỹ lưỡng, vàng bạc châu báu khoác đầy người, người con gái khỏe mạnh chốn dân dã, lại có khiếu thi ca đã chiếm lĩnh vị trí tối cao trong trái tim của hoàng thượng trong nhiều năm.


Khi đạt được một số nấc thang danh vọng, gánh nặng của hoàng tộc đặt lên vai Lan Nhi là phải sinh quý tử nối ngôi. Và Lan Nhi đã làm được điều ấy. Tuy nhiên, sự thực về chuyện này đã được chép trong “Tình sử Từ Hy Thái hậu” như sau: trước khi vào cung, Lan Nhi đã yêu một người và nặng lòng với người ấy.


Khi được làm quý phi, Lan Nhi đã bố trí cho người này vào cung gặp mặt và 2 người đã chìm đắm trong hoan thú, rồi thề với nhau rằng, nếu sinh con trai sẽ đặt tên là Đồng Trị”.


Trong dã sử còn truyền rằng, ngoài Đồng Trị, Từ Hy còn là người sinh ra Quang Tự, người kế tiếp Đồng trị ngồi vào ngai vàng của triều Mãn Thanh sau khi Đồng Trị đoản thọ. Sách “20 nữ nhân Trung Quốc” chép rằng: ‘Tây thái Hậu rất thích một món ăn do “Kim hoa phạm diếm” cung cấp.


Quán này có một người làm công trẻ tuổi, đẹp trai họ Sử. Sử làm quen với Lý Liên Anh (một đại thái giám thân cận của Từ Hy Thái hậu) và được Lý bí mật dẫn vào nội cung chơi.


Có lần Sử theo Lý Liên Anh tới cửa Cảnh Hòa thì gặp Tây Thái hậu. Thấy người đàn ông đẹp, cường tráng bà ta liền cho giữ gã họ Sở ở lại cung để hầu hạ. ít lâu sau bà sinh ra một đứa con trai giống Sử như đúc.


Đứa bé lập tức được chuyển tới nhà Thuần Vương để nuôi nấng (vợ của Thuần Vương là em gái của Tây Thái hậu). Còn bố của đứa trẻ, người đàn ông họ Sử thì bị bí mật thủ tiêu ngay sau khi đứa trẻ mới chào đời”.


Vốn là người đàn bà ham mê nhục dục, góa bụa khi tuổi còn rất trẻ, lại sẵn có nhiều quyền lực trong tay, Từ Hy không cần giấu giếm chuyện chung đụng với đàn ông, không kể tới dạnh phận sang hèn, chỉ cần được “no say” nỗi khát thèm về thể xác.


Ngay khi vua Hàm Phong còn sống, Ngọc Lan đã lén lút đi lại với người tình thuở còn ở quê hương rồi có con với người đó, lại bày đặt màn kịch hết sức khéo léo để vua Hàm Phong lầm tưởng con mình.


Rồi khi Hàm Phong chết, bà ta đã không ngần ngại giao du với đủ loại người, từ quan thái giám trong cung, đến đầu bếp, kép hát.... Nhưng ghê tởm nhất là chuyện bà có quan hệ gần gũi quá mức với hai đại thái giám trong cung : An Đức Hải và Lý Liên Anh.


Nói chung phần lớn bọn quan hoạn trong cung nhà Thanh cũng thích “chung đụng” với phụ nữ một cách bệnh hoạn. Tuy đã “khứ thể” (cắt mất của quý) nhưng bọn này vẫn ngấm ngầm lấy vợ hoặc lén lút làm tình với các cung nữ của nhà vua.


Chúng tìm cách thỏa mãn dục vọng bằng cách thức quái đản, dày vò thân xác người đàn bà bằng tay và bằng lưỡi. Nhiều người không chịu nổi sự nhục nhã đã tìm đến cái chết... Hầu hết những cung nữ gắn bó với quan giám thường có số phận thê thảm. Và điều đặc biệt là nhiều quan giám triều Thanh cũng bị mắc bệnh hoa liễu như bề trên của chúng.

 
Lời trăng trối của Từ Hy Thái hậu khiến hậu thế giật mình
 

Từ Hy Thái hậu, hoang dâm, độc ác và… tài sắc (P2)
Ngày đăng: 08-04-2012 lúc 10:07:57 PM - Lượt xem: 2212

Theo CAND.COM - Vì sự tham vọng về quyền lực mà Từ Hy Thái Hậu đã không bất chấp thủ đoạn để đoạt mục đích thăng tiến trong triều đình Mãn Thanh...

Từ Hy Thái hậu- nữ hoàng không ngai gây nhiều tội ác nhất trong lịch sử  triều Mãn Thanh
 
Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng. Bà đã không ngại ngần bày ra nhiều quỷ kế nhằm tiêu diệt những người không cùng phe cánh. Không ít người đã chết thảm bởi tay Từ Hy Thái hậu. Rất nhiều sách chép rằng chính Từ Hy Thái hậu là người đã ép vua Quang Tự cùng ái phi là Trân Phi đến chỗ chết.


 Có chuyện, một lần chơi cờ, một viên thái giám lỡ lời “Nô tỳ giết con mã của lão phật gia rồi”, Từ Hy liền nổi giận mà truyền: “Ta sẽ giết chết cả nhà nhà ngươi”. Và ngay sau đó ra lệnh đánh viên thái giám đó cho đến chết.

Song tội ác lớn nhất của Từ Hy Thái hậu là đã làm mất chủ quyền dân tộc, làm cho Trung Quốc trở thành xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến. Trong suốt 48 năm Từ Hy Thái hậu thâu tóm quyền lực trong tay, triều đình nhà Thanh đã ký với các nước đế quốc một số điều ước, hiệp ước ghi nhận sự mất chủ quyền dân tộc của Trung Quốc.


Lần lượt triều đình đã ký các hòa ước với Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, ý, áo... Điển hình là Điều ước Mã quan ký với Nhật Bản, Điều ước Tân Sửu ký với liên quân 8 nước đế quốc. Các điều ước này thừa nhận Trung Quốc phải cắt đất và bồi thường chiến phí rất nặng.


Riêng điều ước Mã quan, Trung Quốc mất Đài Loan, Liêu Đông, Bành Hồ, chiến phí hai vạn lạng bạc (bằng thu nhập của triều đình Mãn Thanh trong ba năm). Từ Hy Thái hậu cũng là người đã bóp chết biến pháp của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, 1 biến pháp có khả năng đưa Trung Quốc thoát khỏi nguy cơ rơi vào vòng lệ thuộc của các nước đế quốc phương Tây.


Trong sách 20 nữ nhân Trung Quốc tổng kết cuộc đời bà hoàng hậu không ngai này bằng mấy dòng sau: “Từ sau chính biến Tân Dậu đoạt lấy chính quyền, 2 lần buông rèm nghe chính sự, một lần giáo huấn chính sự, lập qua ba hoàng đế nhỏ (hoàng đế Đồng Trị, hoàng đế Quang Tự, hoàng đế Phổ Nghi- ba vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa), thao túng chính quyền đời Thanh gần nửa thế kỷ.

Trong thời gian bà nắm quyền, đối nội chuyên chế, tàn bạo, đối ngoại khuất phục, bán nước, khiến dân tộc Trung Hoa nhiều lần nguy vong bờ cõi và bà trở thành người có tội lớn với dân tộc”...


Mối tình “hồi xuân” của Từ Hy Thái Hậu với chàng trai 29 tuổi (P1)
Ngày đăng: 09-04-2012 lúc 02:21:24 PM - Lượt xem: 2073

Gần đây, các nhà sử học Trung Quốc sau thời gian nghiên cứu khá dài đã tiết lộ một bí mật động trời: Năm 68 tuổi Từ Hy Thái Hậu đã có mối tình "hồi xuân" với chàng trai 29 tuổi Edmund- một sỹ quan cao cấp trong quân đội Hoàng gia Anh.

68 tuổi vẫn làm mê mệt trai trẻ


Không những thế thiên tình sử này còn diễn ra trong khoảng thời gian là 6 năm. Vì sao một chàng trai với sức trẻ phơi phới như vậy lại đem lòng yêu một bà lão sắp ở cái tuổi "Thất thập cổ lai hy"? Về vấn đề này thì nhà sử học Hướng Tư- chuyên gia nghiên cứu về lịch sử triều Thanh cho biết: "Sở dĩ giữa hai người nảy sinh tình yêu là do khi bước sang tuổi 68, Từ Hy vẫn đẹp như một cô gái đôi mươi".
Trong những bức ảnh còn lưu lại về Từ Hy Thái Hậu, dù đã ở cái tuổi "Thất thập cổ lai hy" nhưng người phụ nữ này vẫn giữ được làn da trắng mịn và mềm mại như da thiếu nữ. Theo cách nhìn của người Trung Quốc xưa, Từ Hy được coi là một phụ nữ đẹp. Điểm thu hút nhất của bà chính là đôi mắt. Theo các nhà sử học Trung Quốc đánh giá: "Đôi mắt đó như nước hồ mùa thu xanh biếc và trong mát. Ai nhìn vào đó cũng bị hút hồn mà khó có thể thoát ra được".
Hình bên - Từ Hy Thái Hậu trên phim
Năm 1902, Edmund- một sỹ quan cao cấp trong quân đội Hoàng gia Anh đã chính thức đến Bắc Kinh với chức danh Công sứ của Anh tại Trung Quốc. Khi được Từ Hy triệu tập vào cung, Edmund đã chết sững trước vẻ đẹp mơn mởn như thiếu nữ đôi mươi của bà thái hậu 68 tuổi. Theo một số tư liệu lịch sử, có nhiều cách đánh giá không đồng nhất về viên sỹ quan Edmund đến từ Anh quốc. Có tư liệu cho rằng, viên sỹ quan này đã thể hiện được hết những uy quyền của Công sứ Anh tại triều đình Mãn Thanh khi đó. Cũng có tư liệu lại ghi: Edmund là một kẻ “háo danh” mà không từ mọi thủ đoạn. Với sức trẻ phơi phới của chàng trai đến từ Anh quốc thì không một cô gái nào có thể cưỡng lại được. Từ Hy cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên có một điều chắc chắn mà các sử gia đều phải công nhận: Edmund rất si mê Từ Hy Thái Hậu, không những ở vẻ đẹp "tựa như một thiên thần" mà còn ở uy quyền của Từ Hy. Theo nhà sử học Hướng Tư- chuyên gia nghiên cứu về lịch sử triều Thanh cho biết: Ngoài cuốn "Những thứ không thất lạc của Mãn Châu" được lưu lại trong nhà sách của Cố Cung viện, trong thư viện lịch sử của đại học Oxford- Anh cũng có một tài liệu ghi rõ mối tình giữa Từ Hy Thái Hậu và sỹ quan Edmund. Trong tài liệu này ghi rõ: "Sở dĩ một thanh niên khỏe mạnh và tráng kiện như sỹ quan Edmund lại đem lòng si mê một vị Thái Hậu là do bà còn quá đẹp và trẻ so với tuổi thực. Hơn nữa đứng cạnh một người phụ nữ với uy quyền hiển hách, chàng trai trẻ Edmund lại đem lòng ngưỡng mộ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến Edmund đã say đắm Từ Hy trong suốt 6 năm".
Tình yêu vụng trộm

Cũng theo tài liệu này thì trước khi sang Trung Quốc để nhận nhiệm vụ, những cụm từ nghe được về Từ Hy mà Edmund có được cũng chỉ là "Một Thái Hậu xấu xí, già nua, gian ác và thâm độc". Tuy nhiên khi được trực tiếp diện kiến bà Thái Hậu bằng xương bằng thịt thì mọi ấn tượng ban đầu đã ngay lập tức bị xoá bỏ. Chàng Công sứ Anh 29 tuổi khi đó đã viết trong nhật ký của mình rằng: "Từ Hy Thái Hậu mặc dù đã gần bước sang tuổi 70 nhưng vẫn có một khuôn mặt sáng đẹp và trẻ trung. Vóc dáng bà thon nhỏ, duyên dáng, đôi bàn tay với những ngón thon dài, mềm mại, mái tóc dài vẫn đen mượt. Khi bà cười thì khiến ai cũng phải si mê..."
Mặc dù mối tình chênh lệch của Từ Hy Thái Hậu kéo dài tới 6 năm nhưng không phải ai trong triều đình cũng được biết. Chỉ có một số người thân cận với Từ Hy mới hiểu rõ ngọn ngành và trình tự phát triển của mối quan hệ đó. Đối với người dân Trung Quốc, Từ Hy đại diện cho hình ảnh của một người đàn bà tài sắc, chuyên quyền, hoang dâm và độc ác. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà sử học nước này: Mối tình của Từ Hy với sỹ quan Edmund đến từ Anh Quốc không được xếp vào tính "hoang dâm" vì đó là một tình yêu thực sự và rất trong sáng.
HẢI HIỀN
 
Từ Hy Thái Hậu và những biến động đáng sợ
 

Nhân tình trẻ của Từ Hy thái hậu là người đồng tính (P2)
Ngày đăng: 09-04-2012 lúc 03:12:44 PM - Lượt xem: 1613

Suốt 6 năm trời, một thanh niên Anh quốc đã thường xuyên ra vào cung cấm của Từ Hy, phục vụ chăn gối cho vị thái hậu tuổi 70.


Từ cuốn tự truyện gây tranh cãi...

Tháng 4 vừa rồi, cuốn tự truyện “Thái hậu và tôi” của Edmund Backhouse xuất bản cùng lúc với hai thứ tiếng tại Anh và Hong Kong, ngay lập tức gây cú sốc. Toàn bộ cuốn sách của Edmund tràn ngập những chuyện thâm cung bí sử Thanh triều, đặc biệt là những chuyện nam nữ phong lưu với nhân vật chính không ai khác, chính là Thái hậu Từ Hy. Edmund khẳng định rằng, ông đã có một mối tình bí ẩn kéo dài tới 6 năm với vị “nữ hoàng” triều Thanh.

Từ Hy là một trong những nhân vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.  Trong con mắt của nhiều người, bà ta bụng dạ hẹp hòi, bán nước cầu vinh, lại xa hoa, tàn bạo, cay nghiệt và vô tình. Tuy nhiên, chưa ai từng kể về đời sống gối chăn của vị nữ hoàng này một cách chi tiết và tỉ mỉ như Edmund Backhouse. Và cũng vì lẽ ấy mà cuốn sách gây ra tranh cãi, đặc biệt là từ phía các sử gia Trung Quốc.

Nhiều người cho rằng, những gì mà Edmund kể là thực và có giá trị bởi lẽ ông có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp cao trong xã hội triều Thanh lúc bấy giờ. Còn chuyện Edmund có quan hệ đặc biệt với thái hậu cũng chẳng có gì là lạ. Một số người khác lại cho rằng cuốn tự truyện là bịa đặt nhằm thỏa mãn sự tò mò của người phương Tây về những câu chuyện thâm cung bí sử ở Trung Quốc mà thôi.
Edmund Backhouse sinh năm 1873 tại Anh quốc, trong gia tộc Quaker vô cùng hiển hách. Năm 26 tuổi, ông đến Bắc Kinh. Nhờ thông thạo cả tiếng Hán, tiếng Mãn lẫn tiếng Mông Cổ, Edmund được vào làm công tác dịch thuật cho báo The Times và Bộ Ngoại giao Anh quốc đặt tại Bắc Kinh. Năm 30 tuổi, triều đình nhà Thanh mời ông làm giáo sư pháp luật và văn học tại Đại học Bắc Kinh. Một năm sau, Edmund trở thành chuyên viên của Sở Ngoại vụ Anh quốc. Năm 1918 ông được Hoàng gia Anh trao tặng danh hiệu Nam tước. Tuy nhiên, hầu hết phần đời của Edmund sống tại Bắc Kinh.

Hình bên - Edmund ảnh trên bìa cuốn sách gây tranh cãi


Trong hồi ức của những người bạn Edmund, ông là một người tính tình rất cổ quái, làm những gì mình muốn, nói năng ôn hòa, được nhiều người mến. Bất cứ ai từng tiếp xúc với Edmund đều nói ông là người có tài ăn nói, thu phục nhân tâm. Tuy nhiên, Edmund đồng thời cũng là một “ẩn sĩ”.

Trong 45 năm sống tại Bắc Kinh, Edmund tránh xa khu vực sứ quán ngoại quốc, không mặc theo kiểu Anh mà mặc giống như người Trung Quốc. Điều đặc biệt là Edmund luôn tìm mọi cách để tránh tiếp xúc với người phương Tây. Thậm chí, mỗi lần muốn đến một nơi nào đó, Edmund lại sai người hầu đi trước “thám thính”, một khi chắc chắn rằng không có người phương Tây mới bắt đầu xuất phát.

Bản thân Edmund Backhouse là một người song tính luyến ái. Ngoài mối quan hệ khác giới, ông còn có xu hướng quan hệ đồng tính nam. Trước khi sang Trung Quốc và sống như một “kẻ ẩn dật”, Edmund từng nổi tiếng vì "yêu" nhiều người đàn ông nổi tiếng như Lord Rosebery, từng là thủ tướng nước Anh, hay Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng Ireland.

Năm 1895, Oscar Wilde bị cáo buộc “cùng những người đàn ông khác làm chuyện thương phong bại tục” và bị kết án tử hình. Edmund đã bôn ba khắp nơi để minh oan cho Oscar Wilde. Có lẽ sự khắc nghiệt của phương Tây đối với mối quan hệ đồng tính nam lúc bấy giờ là lý do khiến Edmund lựa chọn mảnh đất Trung Quốc làm nơi “ăn đời ở kiếp” suốt phần đời còn lại.

Tinh thông Hán học, “Thái hậu và tôi” không phải là cuốn sách duy nhất Edmund Backhouse viết về Trung Quốc. Năm 1910, ông cộng tác với J.O.P. Bland, ký giả báo The Times, viết cuốn “Trung Quốc dưới ách thống trị của thái hậu”, sau khi xuất bản từng nổi tiếng thế giới. Ít lâu sau, ông lại cùng J.O.P. Bland viết tác phẩm “Hồi ức về cung đình Bắc Kinh” rất được ca ngợi.

Tháng 01/1944, Edmund Backhouse qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 71. Một năm trước khi mất, được sự giúp đỡ của một người bạn là bác sĩ R. Hoeppli, người Thụy Sĩ, Edmund đã viết hai cuốn hồi ký “Những ngày trôi qua” và “Thái hậu và tôi”. Hoeppli là người biên tập nhưng không muốn cho xuất bản khi mình còn sống.

Cho tới tận năm 1973 khi R. Hoeppi từ trần, một người bạn thân của ông mang hai tác phẩm này đến thư viện Bodleian của Đại học Oxford, nơi sinh thời Edmund thường hay lui tới. Trước khi mất, bác sĩ R. Hoeppi cũng từng sao lục tác phẩm đó thành nhiều bản gửi cho Viện Bảo tàng Anh quốc, thư viện Đại học Harvard.

Và mãi 67 năm sau khi Emund qua đời, tác phẩm “Thái hậu và tôi” mới được xuất bản cùng lúc bằng cả hai thứ tiếng, Anh và Trung Quốc. Đó cũng là lúc chuyện tình bí mật của vị “nữ hoàng” Trung Quốc với người tình bên kia đại dương Edmund Backhouse được hé lộ.

... đến mối tình bí ẩn với thái hậu

Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund Backhouse nói rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa mình và Từ Hy bắt đầu vào năm 1902, hai năm trước khi ông chính thức trở thành một chuyên viên Sở Ngoại vụ Anh quốc. Lúc bấy giờ, trong thành Bắc Kinh có một phòng tắm công cộng gọi là “Tân Tịnh”. Thực chất đây là chốn làm ăn của bọn “điếm đực” trá hình, các vương công quý tộc thường xuyên lui tới.

Tuy mới tới Bắc Kinh chưa đầy ba năm nhưng bản tính hiếu kỳ, bản thân Edmund cũng là đồng tính nam nên phòng tắm Tân Tịnh là chốn viếng thăm thường xuyên của vị nam tước Anh quốc. Lần đó, khi Edmund đang “mây mưa” với một trong những người đàn ông tại phòng tắm Tân Tịnh thì Từ Hy cải trang thành nam giới đột ngột xuất hiện. Mọi người sợ xanh mặt.  “Lão Phật gia” nhìn những kẻ đàn ông đang trần như nhộng trước mặt mình, ôn tồn nói: “Ta đến đây không phải là để thực hiện lễ nghi mà muốn mở mang tầm mắt. Ta muốn xem hai kẻ đàn ông làm cách nào để làm tình với nhau được. Các ngươi, ít nhất là vài người trong số các người hãy biểu diễn thật tốt để ta xem…”.

Những người đàn ông có mặt tại đây không thể không biểu diễn. Sau khi xem chán chê, “Lão Phật gia” ban cho mỗi "diễn viên phim cấp ba" một trăm lạng bạc làm phần thưởng. Cũng trong buổi “biểu diễn” ấy, vị thái hậu đã để ý chàng trai “mắt xanh, mũi lõ” khỏe mạnh, khôi ngô đến từ nước Anh. Ngay trong buổi tối hôm đó, ông nhận được “mật lệnh” của thái hậu vào cung để “phục vụ” bà. Cũng từ đó, Edmund bắt đầu mối quan hệ đặc biệt với thái hậu Từ Hy, trở thành người tình “xuyên biên giới” duy nhất trong cuộc đời vị thái hậu tai tiếng này. Phần lớn cuốn sách của Edmund Backhouse kể về những lần gặp gỡ và “mây mưa” với Từ Hy và qua đó tiết lộ những bí mật chưa bao giờ được nhắc tới về vị thái hậu nhiều tai tiếng. Edmund kể lại rằng, vì biết mình là một người song tính luyến ái nên mỗi lần được đưa vào cung phục vụ thái hậu, thái giám Lý Liên Anh lại đưa cho ông uống một loại “xuân dược” đặc biệt được điều chế trong cung giúp ông khỏe mạnh và phấn chấn hơn. Những lúc "mây mưa" cao hứng, “Lão Phật gia” thường nói những lời tục tĩu và dâm đãng. Bà còn đòi ông nói chuyện về những tư thế làm tình khác nhau…

Những gì mà Edmund miêu tả khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đó có đúng là sự thực? Vào thời điểm năm 1902, Từ Hy tuổi đã 68 còn Edmund Backhouse mới 29. Đó là một sự chênh lệch quá lớn cho một tình yêu, đặc biệt là tình yêu dựa trên quan hệ xác thịt. Tuy nhiên, Edmund thì không thấy như vậy. Trong cuốn tự truyện của mình, Edmund khẳng định rằng, trước khi tới Trung Quốc, những gì mà ông được nghe về Từ Hy chỉ là “một thái hậu già nua, xấu xí, gian ác và thâm độc”. Tuy nhiên khi được trực tiếp diện kiến bà thái hậu bằng xương bằng thịt thì những ấn tượng xấu xa trước đó lập tức tan biết.

Trên thực tế, sự trẻ trung của Từ Hy Thái hậu đã được các nhà sử học khẳng định từ lâu. Người ta nói rằng, Từ Hy Thái hậu dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” song bà ta vẫn giữ được làn da trắng mịn và mềm mại như da thiếu nữ. Theo cách nhìn của người Trung Quốc xưa, Từ Hy được coi là một phụ nữ đẹp. Điểm thu hút nhất của bà chính là đôi mắt. Các nhà sử học Trung Quốc đánh giá: "Đôi mắt đó như nước hồ mùa thu xanh biếc và trong mát. Ai nhìn vào đó cũng bị hút hồn mà khó có thể thoát ra được".

Thêm nữa, lúc bấy giờ Từ Hy lại là người phụ nữ uy quyền nhất tại Trung Quốc, mệnh lệnh của bà ta thực sự là một điều khó cưỡng đối với một người như Edmund. Cả hai yếu tố đó khiến Edmund gắn bó với người tình già của mình trong suốt 6 năm.

Với một người phụ nữ nổi tiếng là dâm loạn như thái hậu Từ Hy, chuyện si mê một người đàn ông khỏe mạnh và đẹp trai như Edmund Backhouse hoàn toàn có thể xảy ra. Thêm vào đó, thời điểm năm 1902 là lúc Từ Hy bắt đầu thực hiện chiến dịch “ngoại giao” của mình, thường xuyên qua lại với những các công sứ và vợ của họ. Một người giỏi tiếng Hán lại thuộc dòng dõi quý tộc như Edmund rất có thể lọt vào “mắt xanh” của thái hậu từ khi ấy. Theo những gì Edmund kể lại thì không chỉ một mình ông si mê Từ Hy mà ngược lại, vị thái hậu Thanh triều cũng hết sức chiều chuộng người tình. Từ Hy thường xuyên tặng cho ông các món quà nhỏ để thể hiện tình cảm của mình. Chẳng hạn như có lần thái hậu đã tặng cho Edmund một bức tranh chữ thư pháp của vua Càn Long vô cùng quý giá.

Ngoài ra, vị thái hậu còn cho phép Edmund biết rất nhiều chuyện bí mật trong hậu cung cũng như triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ. Chính nhờ có mối tình với thái hậu mà Edmund đã có được một nguồn tư liệu phong phú để viết những cuốn sách về Trung Quốc những năm cuối cùng của triều Thanh.

Edmund Backhouse cũng tiết lộ, mặc dù mối tình giữa mình và Từ Hy kéo dài trong suốt 6 năm, nhưng không phải ai trong triều đình cũng được biết. Chỉ có một số người thân cận với thái hậu mới hiểu rõ ngọn ngành.

Những bí mật động trời trong Tử Cấm thành

Cuốn tự truyện của Edmund Backhouse cũng ghi lại một cách đầy đủ về cuộc sống tình dục muôn màu muôn vẻ trong chốn hậu cung triều Thanh. Ngoài cuộc tình trăng hoa với “nhân vật nam chính" là bản thân mình, Edmund còn miêu tả cuộc sống tính dục của Từ Hy với rất nhiều những người tình khác mà ông nghe kể hoặc được chứng kiến.

Edmund nói rằng, thái giám Lý Liên Anh tiết lộ có vô số đàn ông phục vụ cho nhu cầu chăn gối rất “dạt dào” của vị thái hậu 68 tuổi, làm đủ mọi nghề trong thiên hạ: làm bánh, kỳ lưng trong phòng tắm công cộng, cắt tóc, đưa thư… Đương nhiên, những đào kép hay bọn “điếm đực” nổi tiếng trong chốn kinh thành đều không thoát khỏi thái hậu.

Quan hệ đồng tính nam trong hậu cung cũng như tầng lớp vương công quý tộc Thanh triều lúc bấy giờ cũng được Edmund miêu tả rất đậm nét. Là một người đồng tính và đã phải chịu nhiều “oan khuất” tại Anh quốc vì chuyện này, Edmund cảm thấy thích thú với sự “thông thoáng” của quý tộc triều Thanh với quan hệ đồng tính và đã miêu tả nó như một sự đối lập với những luật lệ hà khắc ở phương Tây lúc bấy giờ.

Tất cả những gì được miêu tả trong cuốn sách của Edmund đều khác một trời một vực so với chính sử Trung Quốc. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều sử gia Trung Quốc nổi giận. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, chỉ có sự dâm loạn, hủ bại đến cùng cực được Edmund Backhouse miêu tả trong cuốn sách của mình mới có thể lý giải vì sao triều Thanh lại có thể sụp đổ nhanh chóng đến như vậy, và rằng một con người sống cách ngày nay cả trăm năm như Edmund ắt sẽ không nghĩ tới chuyện tạo scandal để bán cuốn sách của mình. Theo Phunutoday
                             Chuyện lạ có thật - Bữa tiệc "có 1 không 2" của Từ Hi Thái Hậu
Các món ăn độc đáo của Từ Hy Thái Hậu (P1)
Ngày đăng: 10-04-2012 lúc 04:39:13 PM - Lượt xem: 2601

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, chưa có yến tiệc nào linh đình, trọng thể, vĩ đại... bằng tiệc Xuân năm Canh Tý (1874) do Từ Hy Thái Hậu (Tây Thái Hậu), đời nhà Thanh Trung Hoa, tổ chức để khoản đãi phái đoàn Sứ Thần, tướng lãnh các quốc gia Tây phương.

Bối cảnh lịch sử:


Lịch sử Trung Hoa vào thế kỷ thứ 19 là giai đoạn rối ren. Trong các sự rối ren hàng đầu thì mặt quan trọng nhất là nạn ngoại xâm. Thanh triều đã liên tiếp mang lấy những đại sỉ nhục trước sức mạnh vũ bão của vũ khí tối tân đến từ phương Tây.


Ðể giải quyết vấn đề, nhà Thanh một mặt hòa dịu với Tây phương, cùng lúc khẩn cấp Âu hóa đất nước. Ðại tiệc đầu năm Canh Tý để khoản đãi các giới chức ngoại giao và quân sự Tây phương được tường thuật trong bài này là một trong những cố gắng quan trọng của Thanh triều thuộc lãnh vực ngoại giao.


Thực Ðơn


Gồm 140 món. Theo chiếu chỉ của Tây Thái Hậu, mỗi tỉnh tuyển lựa mười đầu bếp tài giỏi. Các đầu bếp này họp nhau ở kinh thành từ ngày rằm tháng hai năm Kỷ Hợi (1873) để cùng nhau soạn thảo các món ăn ngon, lạ.


Sau gần hai tháng thảo luận, một thực đơn gồm 140 món được hình thành, trong số này có 8 món thật bổ dưỡng, thật đặc biệt, thật lạ lùng. Mỗi ngày chỉ thiết đãi một món. Thực khách ăn vào chẳng những không thấy đầy bụng mà sự mệt mỏi, bực bội như tan biến đi, tinh thần sảng khoái gấp bội.


1/. TRẢM MÃ TRÀ

Có nhiều huyền thoại quanh chuyện chế trà này. Có người bảo chế biến trà này chỉ đơn giản thế này: người ta hái những đọt trà hạng nhất về, đem cho những con ngựa bạch (đã nhịn đói suốt một tuần) ăn. Chừng 10 phút sau lúc ngựa ăn, dịch vị của ngựa tiết ra tẩm ướt lá trà, người ta đem chém đầu ngựa, mổ dạ dày lấy trà ra đem sao lên làm trảm mã trà. Nhưng cũng có người bảo phức tạp hơn và có hơi khác: ở núi Vu Sơn(Tứ Xuyên-Trung Quốc, những con ngựa bị bỏ đói 2 ngày liền được thả rong, chạy vào trong rừng trà, đầy những búp non buổi đầu xuân. Chúng sẽ ăn những búp trà ngon lành cho tới lúc bụng no căng. Khi ngựa đã ăn no, tốp mã phu tập trung chúng lại dẫn xuống khe suối quanh núi. Nước suối ở đây do xác trà rụng xuống nát mủn, nước đặc sánh, màu đen nên được gọi là suối Ô Long. Ngựa vục đầu uống nước suối Ô Long thoả thích.
Sau đó, các mã phu cưỡi ngựa trở về điểm xuất phát. Họ cho ngựa đi nước kiệu đều đều, chậm rãi. Thời gian đi đường khoảng một ngày, đủ để búp trà trong bụng ngựa thấm với nước suối Ô Long lên men. Về đến nơi đã định, mã phu lập tức giết bầy ngựa, mổ bụng moi trà từ bao tử của ngựa ra,đem đến lò sao tẩm chế biến. Trà đã được ngựa nhai kỹ khỏi phải vò nát, nước suối thấm từ trong bao tử giúp trà giảm độ chát. Trảm mã trà vì vậy có hương vị độc đáo, độ chát vừa phải, chất mát. Lại có người kể loại trà dùng làm trà trảm mã không phải các danh trà bình thường trồng trên đồi, mà phải là loại trà mọc tít trên núi cao hiểm trở, muốn thu hoạch người ta phải nuôi dạy khỉ để hái xuống. Loại trà này vì thế còn có tên "hầu trà". Hầu trà mà còn "trảm mã" nữa hỏi thế gian này còn gì bằng? Ngoài trảm mã trà ra còn có trinh nữ trà, trà ướp sen....cũng là các loại trà thượng thặng, dân đen như chúng ta chưa chắc đã ngó thấy chứ đừng nói đến thưởng thức.

Người ta chọn ra những trinh nữ tuyệt đẹp, từ 15-18 tuổi, cho tắm gội bằng nước thơm, rồi mặc quần áo rộng và buộc túm ống tay, ống chân để đổ trà ướp qua đêm. Sáng hôm sau, lấy trà ra khỏi người thiếu nữ đem sao lên. Ðó là trinh nữ trà. Còn trà ướp sen không phải như trà ướp sen bình thường của ta vẫn uống, ở đây người ta mang trà bỏ vào trong những nụ sen giữa hồ (tất nhiên sen này cũng phải là loại đẹp) rồi lấy dây buộc lại. Mờ sáng hôm sau, lấy trà ra.Đến đêm hôm đó mới đem ra uống.


Phải uống vào đêm thì hương trà mới đạt đến độ tuyệt diệu nhất của nó: nồng mà không quá gắt, lan xa mà không loãng.

2/ SÂM THỬ

Sâm thử là chuột sâm, chuột nuôi bằng sâm.


Trong quyển Món Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau:
"Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là "Thập Toàn Ðại Bổ", người ta mới lấy những con chuột bao tử của thế hệ mới nầy ra ăn và ăn như thế tức là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng dầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất.


Nguyên Ðại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái đĩa con bằng ngọc trong đó có một con chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hon hỏn hãy còn cựa quậy - nghĩa là một con chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi bởi vì nếu phải theo giao tế mà an cái món này thì... nhất định phải... trả lại hết những món gì đã ăn trước đó.

Mọi người nhìn nhau. Tây Thái Hậu cầm nĩa xúc con chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra... Hoàng đế Trung Hoa thong thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói:


- Mời chư vị.


Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ nguồi trơ ra mà nhìn. Tây Thái Hậu bèn cười mà nói đùa:


- Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các ngài, nhưng riêng về cái ăn thì tôi thấy quả các ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon, là bổ. Về món đó, các ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Ðông.



Không một ông nào trả lời vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn chuột bao tử như thế là văn minh hay man dã. Tuy nhiên người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ.



Chính cái ông Ðại sứ Tây Ban Nha nhắm mắt lại thử ăn nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài, lè ra, và một tháng sau còn sợ.



Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy quả là "Chậm tiến" và mấy ông già con cho biết thêm rằng chuột thường nuôi bằng sâm đã bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống chuột chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa..."

3/ NÃO HẦU

Não hầu là óc khỉ.

Vùng Thiên Hoa Sơn thuộc tỉnh Sơn Ðông có một rừng cây lê gọi là ngọc căn lê, trái lê trị được các bệnh nhiệt uất, can thận và ho khinh niên. Rừng lê có rất nhiều khỉ, chúng ăn hết cả trái. Nhờ ăn ngọc căn lê nên thịt khỉ nơi đây rất thơm ngon, lại chữa được bệnh loạn óc, tê liệt và bán thân bất toại. Về dược tính, óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng lê nhưng không có kết quả, bởi giống khỉ nơi đây đầu có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập một cách tài tình.



Tây Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 110 lượng vàng ròng. Con số này quá nhiều, thợ săn không đáp ứng đủ nên về sau Từ Hi phải giảm xuống còn 80.




Năm thực khách dùng một con. Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổ dưỡng, ngoài ra còn được tắm gội sạch sẽ. Lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cái trống nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích cho cái đầu con khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm con khỉ không thể cục cựa được.




Trước khi bắt dầu món ăn này, bầy khỉ được tám rửa lần chót, xịt nước hoa thơm ngát và cho uống một loại thuốc để tất cả năng lực, tinh túy của con vật tập trung lên não bộ, óc khỉ vì lẽ ấy sẽ gia tăng chất bổ dưỡng bội phần.




Muốn cho các quan khách Tây phương bớt thấy sự dã man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý nghĩa lịch sử, Thanh triều cho các chú khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu, giống như một đại quan của triều đình, trên cổ đeo một tấm bản nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng quan chức thuở sinh tiền. Những con khỉ đó tượng trưng cho những nịnh thần, gian tặc... khả ố nhất, gian ác nhất, bị dân chúng oán ghét tận xương tủy như Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang Xương, Mao Diên Thọ... phải chịu chết để đền tội với đất nước, với nhân dân.




Khi tiếng khánh ngọc từ tay Tây Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến món não hầu thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái ***g chứa khỉ cho năm thực khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão một tay dùng búa bằng ngà nhỏ giáng cuống đầu khỉ. Ðộng tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước để chỉ cần một búa duy nhất là đủ đưa con khỉ sang bên kia thế giới. Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo tiếng nhạc, đại ý như: "Mao Diên Thọ đã thụ hình" hay "Tần Cối đã đền xong tội phản thần..."




Ðoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín toàn bộ cái đầu con khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vừa đủ đưa cái muỗng bạc vào múc khối óc khỉ. Não hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc khỉ ra ngoài, nội thị dùng nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và những mảnh sọ bể để khách dễ dàng hành động.

Còn tiếp...

 
Lão Hòa Thượng từng khiến Từ Hy Thái Hậu vái lạy

Các món ăn độc đáo của Từ Hy Thái Hậu (P2)
Ngày đăng: 10-04-2012 lúc 04:47:23 PM - Lượt xem: 2693

Bữa tiệc hôm đó được chuẩn bị trước 11 tháng 6 ngày, sử dụng 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời đó, tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng. Gồm 400 thực khách và đại tiệc kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu từ giao thừa (12 giờ đêm) Tết nguyên đán Canh Tý.

 4.Tượng tinh

Tượng tinh là tinh khí của voi.


Trước hết chọn những tổ yến thật to và tốt lấy được từ các hải đảo ngoài khơi biển Nam hải, tẩy rửa cẩn thận rồi nấu trong nước thang nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Ðại Hàn. Lại hòa chung với nước lê Vân Nam - Tuyết Hồng Lê - và bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi nặn thành hình những con voi, đoạn bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.


Tượng tinh thì các người nài voi đã lấy sẵn. Khi con voi làm bằng tổ yến được mang từ lò ra, đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vô một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Tượng tinh được cho vào cái bóng cá và con voi được đem đi chung cách thủy. Lúc thưởng thức món này, thực khách dùng một chiếc kim vàng thọc vô bụng voi để chất nước nhờn chẩy vào chén bạc rồi uống.


Sâm thử và tượng tinh bồi bổ cho lục phủ ngũ tạng, tỳ vị thêm mạnh mẽ lại trị dứt các chứng nhức mỏi và làm mắt sáng thêm ra.

5/ TRƯ VƯƠNG


Trư vương là một giống heo quí báu.
Giống heo này thịt thơm ngon và rất bổ dưỡng, ở vùng Phúc Châu nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc quanh khu vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận. Củ này tên gọi Tích Vân Lang, chỉ sống tại địa phương, nếu đem trồng nơi khác, cẩn thận chăm sóc cách nào chúng cũng chết.

Thanh triều mang về 60 con heo, 20 con đực và 40 con cái, cho ăn toàn thức ăn đại bổ, uống toàn nước sâm. Heo mặc tình giao hợp rồi sinh đẻ, lớp heo mới ngày càng tinh khiết, tinh túy của sâm nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy hai tháng, gọi là heo sữa.

Năm ngày trước đại tiệc, đầu bếp chọn 100 chú heo sữa thật béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi để cạo lông mà đập chết rồi thui cho cháy lông. Bỏ hết ruột gan tỳ phế thận, thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quí trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Lúc đem ra thết đãi thịt heo thơm ngon vô cùng. Xương lại mềm rục. Nhiều thực khách ưa thích món heo này vô cùng, họ nhắc nhở mãi về sau này trong các hồi ký, ký sự.

6/ PHƯƠNG CHI THẢO

Phương Chi thảo là cỏ Phương Chi.

Tương truyền Hoàng Ðế Khang Hy nhà Thanh khi còn sinh tiền rất háo sắc nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy nên dù có hàng trăm phi tần vua vẫn khỏe mạnh do tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng lúc tuổi già vua mắc phải chứng bệnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không chữa được, bao nhiêu ngự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian.


Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng. Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt là cỏ này chỉ mọc trên một tản đá duy nhất, cao và chiênh vênh. Chỉ vào năm nhuần cỏ mới mọc và mọc một lần duy nhất nhân dịp Trung Thu, sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo.
Việc hái cỏ cũng rất công phu. Dắt theo một con ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đến khi mặt trời mới mọc đem ngựa tới phiến đá cho an cỏ. Ngựa vừa ăn cỏ xong phải tức thì chém rụng đầu ngựa rồi mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô.


Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ đồng thời trị tuyệt các bệnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo nấu chung với Long Tu (râu rồng). Thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt.

7/ SƠN DƯƠNG TRÙNG

Sơn dương là dê núi, trùng là con dòi.

Tây Thái Hậu xuống chiếu đòi các thợ săn chuyên nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng mang về cho dược một cặp sơn dương thật lớn.


Sau gần một tháng băng núi trèo đèo ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn bắt được ba cặp dê rừng, trong số ấy ba con cái đều đang mang thai, được Tây Thái Hậu thưởng cho 50 lạng vàng mỗi con.


Dê rừng sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có dược chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây. Cỏ nầy tên la "đông trùng hạ thảo", bởi mùa hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa đông thì trong cỏ sinh ra một loại sâu ăn rất bổ. Bầy dê núi ăn cỏ quí có dược tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc... nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.
Ðầu bếp làm thịt 14 con dê núi tuổi chưa quá hai tháng, cạo lông, loại tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào một thùng gỗ ngâm với rượu quí và nước gừng trong một ngày. Ngày thứ hai mang những chú bé sơn dương ra rồi ngâm chúng trong sữa tươi và nước sâm nhung. Ngày thứ ba dùng dùi vàng xuyên thủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan bạch quỳ - hoa sen trắng của Ðại Hàn thường nở vào mùa đông) để cắm hoa vào mình sơn dương. Tiếp tục ngâm nhu vậy đến ngày thứ 10 thì tự nhiên trong các đóa hoa tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn.

Ðầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món sơn dương trùng, trị các bệnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài.

8/ TRỨNG CÔNG

Thế gian có câu "nem công, chả phụng" để chỉ hai món ăn thuộc hàng trân vị. Nem công dù hiếm quí những vẫn còn tương đối dễ kiếm, dễ làm so với trứng công, bởi thứ nhất loài công làm tổ ở những nơi xa xôi hẻo lánh, trên cành cao hay vách đá cheo leo, khó tìm ra được. Thứ hai là dù có tìm ra được chỗ công đang ấp trứng thì cũng không dễ gì đến gần ổ vì công rất hung dữ, chống cự kịch liệt và cuối cùng nếu thấy không bảo vệ được ổ trứng thì chúng đập bể nát hết chứ không để lọt vào tay ai.



Tây Thái Hậu sai người đi lấy trứng công nhưng chẳng ai làm được, bà rất phiền muộn. May thay có một vị tướng quân trẻ tuổi xin vào ra mắt và tâu rằng ông có người anh bà con ở Tứ Xuyên nuôi được bầy khỉ 100 con, thông minh lanh lợi, huấn luyện thuần thục, nghe được tiếng người, chuyên đi hái trà cùng với các dược thảo hiếm hoi, quí giá ở những vùng rừng núi xa xôi và hiểm trở. Ông tin rằng nếu tập luyện cho lũ khỉ chúng có thể lấy được trứng công.


Tây Thái Hậu nghe xong trong lòng hoan hỉ, truyền đem 1000 lạng vàng ròng cùng với 100 tấm gấm vóc Bạch cầu thượng hạng ban tặng cho viên tướng nọ làm lộ phí đi Tứ Xuyên lo việc kiếm trứng công, nếu xong việc sẽ thưởng thêm mỗi trứng 10 lạng vàng nữa.


Viên tướng nọ lãnh mệnh ra đi, cùng người anh bà con huấn luyện đoàn khỉ. Họ thành công, lấy được 500 trứng công, nhưng thiệt hại khá lớn, bầy khỉ bị công mổ chết hết một phần ba.

Theo VPLS Người Nghèo tổng hợp
                                             Từ Hy Thái hậu hoang d|â|m độc ác và… tài sắc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét