Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
BÍ ẨN LỊCH SỬ 82
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vụ lừa đảo thế kỷ về hóa thạch tổ tiên của loài người
Vụ lừa đảo khảo cổ chấn động lịch sử nhân loại (Kỳ 1): Phát hiện mang tầm cỡ thế kỷ
05/1/2016 13:27 UTC+7
(Công lý) - Cách đây hơn 100 năm (năm 1912), Charles Dawson -
một luật sư kiêm nhà khảo cổ học nghiệp dư Anh tuyên bố tìm thấy hộp sọ
của loài người đầu tiên tiến hóa từ vượn ở Piltdown, Sussex, Anh.
Charles Dawson (1864 - 1916), được công nhận là nhà sưu tầm đồ cổ vĩ
đại nhất ở Anh, ông cũng được biết đến là một luật sư, một nhà khảo cổ
học nghiệp dư có tiếng. Ông đã có nhiều công trình khảo cổ được thế giới ghi nhận.
Năm 1908, Charles Dawson thuê hai công nhân làm đường đào bới một con
mương phủ đầy cát sỏi dọc theo con đường gần làng Piltdown ở Sussex
(Anh) để tìm kiếm những cổ vật, xương và cả hóa thạch vốn được cho là có
khá nhiều ở khu vực này.
Charles Dawson (1864 - 1916)
Sau vài ngày, các công nhân đã phát hiện ra vài mảnh vỡ giống như sọ
dừa trong bãi cát và sau khi kiểm tra kỹ càng, Dawson xác định những
mảnh vụn được tìm thấy là sọ người.
Năm 1911, Dawson tìm thêm được một mảnh xương sọ lớn hơn và tin rằng nó
thuộc cùng một hộp sọ với mấy mảnh sọ tìm được trước đó. Ông cũng tìm
được một mảnh răng hà mã. Tất cả đều được tìm thấy ở vị trí khai quật
ban đầu tại Piltdown.
Dawson đã đưa những phát hiện của mình tới một người quen cũ, là một
thợ kim hoàn tên là W.J. Lewis Abbott. Abbott có chút hiểu biết về ngành
khảo cổ học và cũng là một nhà sưu tầm hóa thạch. Abbott cho rằng những
thứ Dawson tìm được là những hiện vật quan trọng và khuyên Dawson nên
hỏi ý kiến của các chuyên gia.
Tháng 02/1912, Dawson tới gặp ông Arthur Smith Woodward, một người bạn
làm ở Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Anh, để thảo luận về những mảnh
sọ này.
Dawson và Woodward đang thảo luận về những mảnh sọ
Sau khi xem xong, Woodward đã rất ấn tượng với những phát hiện của
Dawson và quyết định kiểm tra kỹ lưỡng hơn xem ở con mương phủ đầy cát
sỏi kia còn thứ gì tương tự như vậy không.
Ngay sau đó, Dawson và Woodward đã nhờ tới sự trợ giúp của Cha xứ
Pierre Teilhard de Chardin, để khai quật lại lần nữa tại địa điểm khai
quật cũ ở Piltdown. Được biết, Teilhard là một linh mục, đồng thời là
một nhà thần học và một nhà cổ sinh vật học rất được kính trọng.
Kết quả là, ba người đã khai quật được một số hiện vật độc đáo gồm nửa
hàm dưới bên phải của một con vật giống như khỉ, một vài mẩu xương hàm
của voi, răng voi, hóa thạch hải ly và thêm vài mảnh xương sọ nữa.
Do các mảnh xương được tìm thấy rất gần nhau nên họ cho rằng, đây một
hóa thạch người thời kỳ đầu rất đáng kinh ngạc ở Piltdown, Anh. Mẫu vật
lạ sở hữu một hộp sọ giống người với một xương hàm giống khỉ. Nó được
đặt tên khoa học là Eoanthropus dawsoni, nhưng thường được biết đến với
tên Người Piltdown.
Dawson và Woodward cũng thông báo,
ngoài Người Piltdown, họ còn tìm thấy vô số thứ thú vị khác như các công
cụ bằng đá, hóa thạch động vật có vú và thậm chí cả một bộ xương voi.
Việc phát hiện ra một hộp sọ hoàn chỉnh với xương hàm trở thành một
phát hiện mang tính lịch sử. Khi các mảnh xương sọ được Authur Woodward
lắp ráp lại, nó được công bố rộng rãi trước công chúng giống như phần
còn thiếu trong chuỗi tiến hóa của con người.
Họ khẳng định rằng đây là một loài trung gian giữa vượn và con người;
là loài đầu tiên tiến hóa từ vượn sang người. Bộ não của hộp sọ Piltdown
nhỏ hơn so với con người hiện đại và xương hàm thì phù hợp với một con
vượn. Ngay cả mẫu vật răng được tìm thấy dường như cũng xác nhận hộp sọ
và xương hàm là một phần mà khoa học chưa bao giờ tìm thấy trước đó.
Ngoài ra, phát hiện này còn xác nhận giả thiết rằng não bộ là bộ phận
đầu tiên của cơ thể người tiến hóa. Điều này mâu thuẫn với tất cả các
bằng chứng khảo cổ tính đến thời điểm lúc bấy giờ.
Họ tin những mảnh sọ này không dưới 500.000 năm tuổi
Vào tháng 11/1912, những phát hiện này chính thức được công bố rộng rãi
trên báo chí. Woodward và Dawson cũng đã chính thức diễn thuyết về
Piltdown Man - người đàn ông Piltdown, trước rất nhiều khán giả tại Hội
địa chất London. Họ nhiệt tình kể lại chuyện đã khai quật được Người
Piltdown như thế nào, và rằng họ tin chiếc sọ này không dưới 500.000 năm
tuổi.
Đa số các nhà khảo cổ học đều rất háo hức với những khám phá về người
Piltdown, song bên cạnh đó vẫn có nhiều người nghi ngờ những điều mà
Dawson và Woodward công bố.
Trong số đó có Giáo sư Arthur Keith - một nhà khảo học có tiếng đã lên
tiếng phản bác lại những tuyên bố của Dawson và Woodward. Ông cho rằng
mẫu vật răng mới phát hiện không phù hợp với xương hàm và răng gốc.
Keith trình bày quan điểm của mình tại một cuộc họp của Hội Hoàng gia.
Tuy nhiên, sau khi nghe các bằng chứng, các thành viên trong cuộc họp
lại cáo buộc Keith có tham vọng riêng và đây là lý do dẫn tới sự bất
đồng của ông với Woodward.
Hoàng Hà
Vụ lừa đảo khảo cổ chấn động lịch sử nhân loại (Kỳ 2): Cú lừa ngoạn mục
07/1/2016 08:51 UTC+7
(Công lý) - Sau các cuộc kiểm nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận gây chấn động toàn thể giới khoa học.
Sự việc vẫn luôn bị nghi ngờ trong suốt năm 1913 và 1914. Tuy nhiên,
mọi chuyện lắng xuống khi một vài hiện vật khác được tìm thấy ở xung
quanh khu vực khai quật đã góp phần củng cố giả thuyết về người
“Piltdown Man”.
Năm 1915, Dawson tiếp tục tìm thấy thêm nhiều cổ vật có giá trị lịch sử
ở địa điểm khai quật khác gọi là Piltdown II. Những mảnh sọ khác cùng
với một chiếc răng hàm được tuyên bố là được tìm thấy ở đây.
Dawson tiếp tục tìm thấy thêm nhiều cổ vật có giá trị lịch sử ở địa điểm khai quật
Họ tin rằng những thứ này cùng thời với những hiện vật đã khai quật
được ở Piltdown I. Những mảnh sọ và chiếc răng là những thứ duy nhất
“được tìm thấy” tại đó bởi sau khi Dawson chết vào tháng 08/1916, chẳng
ai biết chính xác Piltdown II nằm ở đâu.
Khám phá tại Piltdown II là rất quan trọng bởi lẽ nó đã góp phần thuyết
phục những ai còn hoài nghi về câu chuyện của Dawson. Sau đó, mọi người
đều công nhận giả thuyết của Dawson và Woodward.
Nhưng đến năm 1950, vụ việc một lần nữa đã được đem ra xem xét với
nhiều câu hỏi. Nhưng tại thời điểm này, các nhà phê bình mới chỉ giải
thích những phát hiện của Woodward có sai sót chứ chưa dám khẳng định
đây là một trò lừa đảo.
Mãi đến năm 1953, nhà địa chất học thuộc viện bảo tàng quốc gia Anh,
Kenneth Oakley đã tham dự một hội nghị nói về nguồn gốc của loài người. Ở
đó, ông đã gặp một nhà nhân chủng học người Nam Phi lúc ấy đang làm
việc tại trường Đại học Oxford, tên là Joseph Weiner.
Theo bài luận có tựa đề“Người Piltdown: Câu chuyện bí ẩn của nước Anh”,
2 người này đều nghi ngờ độ tuổi của “người Piltdown”, mối nối của
chiếc hàm và hộp sọ, và tình trạng lộn xộn của những hóa thạch thu thập
được.
Cũng chung suy nghĩ như vậy, Oakley và Weiner quyết định làm một loạt
kiểm nghiệm để xác định chính xác niên đại của hộp sọ, răng và những
mảnh xương hàm. Họ đã áp dụng phương pháp kỹ thuật đo lượng flo có trong
xương để biết chính xác tuổi của chúng.
Sau đó nhiều phương pháp đo tuổi của bộ xương đã được tiến hành, thậm
chí cả phương pháp đo lường bằng nitơ cũng được sử dụng để cho ra kết
quả chính xác nhất.
Sau các cuộc kiểm nghiệm này, họ đã đưa ra kết luận gây chấn động toàn
thể giới khoa học. Đó là các hiện vật kia không phải là 500.000 tuổi như
lời tuyên bố gần 40 năm trước, và thậm chí chưa tới 50.000 tuổi.
Các nhà khoa hoc đang kiểm nghiệm để xác định chính xác niên đại của hộp sọ
Vụ việc giả mạo vỡ lở ra đã làm toàn thể cộng đồng khoa học bị sốc nặng
và vô cùng hổ thẹn. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn phát hiện ra rằng
phần nhiều các hiện vật đó đều đã bị “hóa trang” lại để đánh lừa các nhà
khoa học hàng đầu thế giới.
Như những chiếc răng bị mài giũa và trồng vào để trông có vẻ mòn hơn, cũ
kĩ hơn. Những mảnh xương thì được quét một lớp sơn đặc biệt để có vẻ cổ
đại.
Năm 1959, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận chiếc hộp sọ người chỉ
khoảng 600 tuổi, còn phần hàm thực chất là của một con đười ươi sống
cách đây có 500 năm. Các hiện vật khác cũng đều bị phát hiện là giả mạo.
Không chỉ là những mẫu vật bị “hóa trang” để làm cho chúng có vẻ cổ
xưa, mà còn có bằng chứng rằng nhiều hiện vật tìm thấy ở Piltdown đã
được họ chôn xuống địa điểm khai quật từ trước.
Tin này đã làm cộng đồng khoa học chấn động và xấu hổ thêm một lần
nữa.Việc kiểm định các hiện vật “Piltdown Man” đã làm người ta hoàn toàn
sáng tỏ ra rằng: “Khám phá khoa học tầm cỡ thế kỷ” hóa ra lại là một
trong những vụ lừa đảo tinh vi nhất trong lịch sử khoa học.
Hộp sọ Piltdown Man được làm giả để đánh lừa giới chuyên môn
Vụ lừa đảo này không chỉ làm đảo lộn cộng đồng khoa học, mà còn làm dấy
lên nghi ngờ rằng nhiều nhà khoa học danh tiếng đã tiếp tay trong vụ
lừa đảo “Piltdown Man”.
Trong khoảng thời gian từ năm 1955 tới năm 1992 người ta đã điều tra ra
15 người có dính líu trong vụ việc này. Mặc dù một số người đã được
minh oan, nhưng vẫn có ít nhất 7 người bị xác định là đồng thủ phạm.
Họ bao gồm: Charles Dawson, Arthur Smith Woodward, W.J. Lewis Abbott,
Sir Arthur Keith, Martin AC Hinton, Teilhard de Chardin, và cả Sir
Arthur Conan Doyle – nhà văn nổi tiếng với bộ truyện trinh thám lừng
danh thế giới “Sherlock Holmes”.
Với
sự phát triển của các phương tiện truyền thông, con người đang tiếp xúc
với nhiều nguồn thông tin đa dạng và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, cùng
với đó, nguồn gốc và chất lượng của thông tin cũng trở nên khó kiểm
soát..
Điều này đã phần nào giúp cho những người dưới
đây có cơ hội “vẽ” ra những lời nói dối nổi tiếng trên phương tiện
truyền thông nổi tiếng thời hiện đại. Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên
trước những lừa dối quy mô vẫn tiếp tục diễn ra ở thời đại internet toàn
cầu hiện nay. Dưới đây là những vụ lừa dối kinh điển trong lịch sử nhân loại: 1. Tania Head – “nạn nhân” sống sót của sự kiện 11/9
Sự
kiện 11/9 thực sự là một quả bom làm rung chuyển cả nước Mỹ. Dư âm của
thảm kịch năm 2001 này còn kéo dài nhiều năm sau khi sự kiện kết thúc.
Trong khoảng thời gian “bối rối” sau thảm kịch, với câu chuyện của mình,
Tania Head nổi lên như một biểu tượng của hy vọng và sức sống.
Cô
đại diện cho những cá nhân may mắn sống sót thoát khỏi thảm kịch và
thậm chí còn trở thành chủ tịch của “Hội những người thoát chết Tòa Tháp
Đôi WTC”.
Câu
chuyện về sự may mắn, sống sót khỏi cuộc thảm kịch của cô trở nên nổi
tiếng đến nỗi đã được mang đi kể ở khắp nơi, đưa tên tuổi Tania lên tầm
vóc quốc gia.
Vào cuối năm 2003, Tania
Head xuất hiện trên báo chí truyền thông nước Mỹ với câu chuyện bi
thương và đẫm lệ. Không ai có thể cầm lòng khi nghe Tania thuật lại sự
thoát chết của mình trong đường tơ kẽ tóc.
Chuyện
kể rằng, vào buổi sáng trước khi máy bay đâm vào tòa nhà nơi cô đang
làm việc, Tania đã nhận lời nhờ của bạn đồng nghiệp chuyển chiếc nhẫn
cưới cho vợ anh ấy ở tầng dưới.
Bởi
vậy cô đã được cứu thoát với sự trợ giúp của người lính cứu hỏa. Cô bị
thương, phải đưa vào viện cấp cứu và chỉ tỉnh sau 5 ngày mê man. Sau khi
tỉnh dậy, cô đau buồn nghe tin người chồng sắp cưới của mình – Dave mãi
chôn vùi trong tòa cao ốc WTC.
Phải
6 năm sau, câu chuyện anh hùng này mới bị phát hiện là hoàn toàn giả
dối. Tania thậm chí còn không hề ở gần hai tòa cao ốc khi sự kiện xảy ra
và dĩ nhiên không có chi tiết nào trong câu chuyện này là thật.
Nhiều
người tỏ ra vô cùng bất bình khi trong vòng 6 năm trời, người phụ nữ
này đã lừa dối cả nước Mỹ, một cách dễ dàng và thản nhiên chỉ bằng một
câu chuyện bịa đặt không chứng cớ.
2. Han van Meegeren đạo tranh danh họa Vermeer
Han
van Meegeren là một họa sĩ không thực sự được đánh giá cao nên quyết
định lừa các chuyên gia để họ thừa nhận tài năng của ông. Van Meegeren
làm giả bức tranh “Các môn đệ trên đường Emmaus” tỉ mẩn đến từng chi
tiết từ vết nứt cho đến độ cứng của bức tranh cổ. Tác phẩm giống thật
tới mức khiến giới chuyên môn tin rằng đó là bức tranh nguyên bản.
Meegeren bị bắt khi đang cố gắng bán kho báu quốc gia cho phát xít Đức.
Để thoát tội, Meegeren buộc phải khai nhận kho báu đó chỉ là những bức
tranh giả do ông tạo ra.
3. Tự thiêu giả mạo tại quảng trường Thiên An Môn lừa dối hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc và thế giới năm 2001
Giang
Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ra
lệnh đàn áp Pháp Luân Công – một môn khí công tu luyện cổ xưa vào ngày
20 tháng 07 năm 1999. Để biện minh cho cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã liên tục
lan truyền những tuyên truyền vu khống phỉ báng Pháp Luân Công, và kích
động lòng hận thù đối với các học viên. Sự tuyên truyền mà khiến nhiều
người bị lừa nhất là “vụ tự thiêu giả mạo tại Thiên An Môn”.
Video:
16 năm
trước, vào ngày 23 tháng 01 năm 2001, năm người đã tự thiêu trên Quảng
trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Trong vòng vài giờ sau sự kiện này,
những cảnh quay rùng rợn đã liên tục phát sóng trên các phương tiện
truyền thông nhà nước trên toàn Trung Quốc, cũng như khắp thế giới, với
các báo cáo tuyên bố rằng những người tự thiêu là học viên Pháp Luân
Công.
Một số điểm nghi vấn sau đoạn clip tự thiêu tại Thiên An Môn đã được chỉ ra:
1.
Chỉ bốn ngày sau “vụ tự thiêu,” bé gái Lưu Tư Ảnh, người được cho là đã
được phẫu thuật mở khí quản sau khi bị bỏng nặng, đã có thể trả lời
phỏng vấn và thậm chí còn hát được.
2.
Phân tích một chuỗi những đoạn phim quay chậm cho thấy Lưu Xuân Linh,
người được cho là bị chết cháy, đã bị đánh mạnh vào đầu, khiến cô ngã
gục xuống đất.
3. Công an không thường
xuyên mang bình cứu hỏa trong khi đang tuần tra trên Quảng trường Thiên
An Môn. Tuy nhiên, chỉ trong vài phút sau khi “vụ tự thiêu” bắt đầu, họ
có thể lấy ra hơn 20 bình cứu hỏa và chăn dập lửa từ hai xe công an, để
ứng phó với sự việc “bất ngờ”.
4. Trong đoạn phim của CCTV về “vụ
tự thiêu Quảng trường Thiên An Môn,” toàn bộ thân thể của “nạn nhân bị
bỏng” được băng bó (không phải là cách trị bỏng điển hình), và những
phóng viên phỏng vấn không mặc quần áo bảo hộ hay thậm chí là mặt nạ.
5.
Chai Sprite bằng nhựa được cho là chứa xăng vẫn còn nguyên vẹn giữa hai
chân của “người tự thiêu” Vương Tiến Đông sau vụ cháy. Tóc rất dễ cháy,
nhưng sau vụ cháy tóc của Vương Tiến Đông không bị ảnh hưởng.
6.
Ba người được cho là “Vương Tiến Đông” xuất hiện trong các tin tức của
phương tiện truyền thông nhà nước. Lần phỏng vấn gần đây nhất cho thấy
“Vương Tiến Đông” trông rất khác với người xuất hiện vào năm 2001. Phân
tích giọng nói (được thực hiện bởi phòng phân tích giọng nói thuộc Đại
học Đài Loan) của lần phỏng vấn “Vương Tiến Đông” gần đây nhất và “Vương
Tiến Đông” ban đầu đã chứng minh một cách thuyết phục rằng họ là hai
người hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra,
tờ Bưu điện Washington đã phát hành một báo cáo vào ngày 04 tháng 02 năm
2001 với tựa đề “Ngọn lửa thắp sáng màn đêm Trung Quốc”. Phóng viên đã
đến Khai Phong, quê của Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiêu,
để điều tra. Ông ấy báo cáo rằng hàng xóm của cô Lưu cho biết: “…chưa ai
từng thấy cô tập Pháp Luân Công.”
Phim
“Lửa giả” của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), vốn kiểm tra và
phân tích những điểm đáng ngờ của “vụ tự thiêu” trên Quảng trường Thiên
An Môn, đã giành được giải danh dự tại Liên hoan Phim Quốc tế Columbia
lần thứ 51 vào ngày 08/11/2003.
Cuộc
bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã dần đi đến hồi kết khi sự thật được
phơi bày ra trước toàn thể người dân thế giới. Tại Trung Quốc, những
người từng tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang,
Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, v.v…. cũng rớt đài từng người
từng người một thông qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông tập Cận
Bình.
4. Lori Stilley – Kẻ lợi dụng lòng hảo tâm của người khác – 12.000 USD
Năm
2011, Lori Stilley thông báo với tất cả mọi người là mình mắc ung thư
thời kỳ cuối, không còn sống được bao lâu. Chính vì thế, tất cả người
thân, bạn bè cùng những mạnh thường quân khác đã quyên tiền giúp vô vượt
qua căn bệnh này.
Ngoài
ra, với bản tính thực dụng, Lori còn lợi dụng họ khao cô miễn phí những
bữa ăn, tiệc cùng và thậm chí đám cưới của mình và kiếm được hơn 12.000
USD. Tiếp đến cô quyết định viết 1 cuốn hồi ký dạng ebook về những lúc
bản thân chống chọi với căn bệnh này và bỏ túi được thêm 3.000 USD. Tuy
nhiên, giấy không gói được lửa và sau đó mọi chuyện vở lở. Cô bị mọi
người chế nhạo và bị phạt 500 giờ công ích. Trong chuyện này, có lẽ
người đau khổ nhất chính là người thân của cô.
5. Trò chơi khăm kì quái về nhà tỷ phú Howard Hughes
Howard
Hughes (1905 – 1976) là một người nổi tiếng lập dị. Ông được biết đến
là nhà tỷ phú sống ẩn dật với thói quen giữ lại những lọ nước tiểu, luôn
sợ hãi vi khuẩn và dùng hộp giấy làm giày. Những tranh cãi xung quanh
di chúc sau cái chết kì lạ của ông cũng trở thành một chủ đề bàn tán sôi
nổi.
Theo
đó, ông để lại 1/16 khối tài sản kếch xù của mình – khoảng 156 triệu
USD (tương đương 3.244 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) cho một người vô
danh tên là Melvin Dummar chỉ vì anh này đã cho ông đi nhờ một đoạn trên
chiếc máy bay. Dummar khẳng định rằng, vào năm 1967, anh này đã phát
hiện ra nhà tỷ phú người đang chìm trong vũng máu ở giữa đường. Anh đã
cho ông đi nhờ máy bay đến Las Vegas và giúp đỡ ông chút tiền.
Câu
chuyện hư cấu này của Dummar không giúp anh trở thành triệu phú, bởi
sau khi điều tra người ta đã tìm thấy dấu vân tay của anh trên bản di
chúc của Howard cùng với những lỗi chính tả ngốc nghếch mà anh để lại.
Dù không thành công trong việc giả di chúc, Dummar sau đó lại biến thành
một “ngôi sao” khi mà một đạo diễn quyết định dựng thành bộ phim điện
ảnh dựa trên câu chuyện của anh.
6. Công chúa giả mạo
Năm
1920, Anna Anderson tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia, thành
viên cuối cùng chưa rõ sống chết trong gia đình Sa hoàng Nicholas
Ramanov. Bà khiến mọi người tin tưởng do có ngoại hình gần giống công
chúa Anastasia cùng với hiểu biết sâu rộng về gia đình Ramanov và cuộc
sống hoàng gia.
Anna Anderson (trái) bên cạnh ảnh thuở nhỏ của công chúa Anastasia.
Dù
nhận được khoản tiền thừa kế, Anderson phải đối mặt với nhiều vụ kiện
tụng cho đến khi qua đời vào năm 1986. Nhiều năm sau, thông qua đối
chiếu ADN của Anderson với thành viên trong gia đình Ramanov, các chuyên
gia kết luận Anderson là công chúa giả và toàn bộ gia đình hoàng tộc đã
bị sát hại vào năm 1918.
7. Victor Lustig – Cú lừa đẹp nhất thế giới
Victor
Lustig sinh năm 1890 tại Bohemia (khi đó thuộc Đế quốc Áo-Hung). Khi
tốt nghiệp phổ thông Lustig đã thông thạo 5 thứ tiếng: Séc, Anh, Pháp,
Đức, Ý. Sau một thời gian lang thang khắp châu Âu, Lustig quyết định
định cư tại Paris. Tại đây Lustig học cưỡi ngựa, trở thành tay đua
chuyên nghiệp, chơi cá cược và có được một cuộc sống khá sung túc.
Trong
thập niên 1920, Lustig thường du lịch đến Mỹ và chỉ trong vài năm đã
lừa đảo được hàng trăm ngàn đô la từ các ngân hàng và doanh nhân ở đây.
Vào tháng 5 năm 1925, khi trở về Paris, Victor Lustig tình cờ đọc được
tin tháp Eiffel sẽ được sửa chữa hoặc bị phá bỏ. Lustig quyết định lợi
dụng việc này để lừa đảo. Vài ngày sau, với vai Thứ trưởng bộ Bưu điện
Pháp và câu chuyện đầy thuyết phục về kinh tế cũng như tình hình Chính
phủ của Pháp, ông đã dụ được 1 trong những nhà luyện kim mua tháp
Eiffel. Sau đó, để tránh giới cảnh sát của Pháp, ông đã đến New York và
tiếp tục lừa đảo, trong đó có cả tên gangster sừng sỏ Al Capone. Cuộc
đời lừa đảo của ông bị chấm dứt vào năm 1935 với tội danh sản xuất tiền
giả.
Thiên Nhẫn (TH)
10 vụ lừa đảo tài chính gây chấn động thế giới
22/1/2016 08:28 UTC+7
(Công lý) - Trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008-2009,
một loạt vụ lừa đảo tài chính quy mô lớn vỡ lở, đã có nhiều “bậc tiền
bối” sừng sỏ trong giới siêu lừa bị pháp luật "sờ gáy", trong đó phải kể
tới vụ lừa đảo chấn động của Bernie Madoff, Allen Stanford…
1, Ông trùm Madoff và cú lừa 50 tỷ USD
Bernie Madoff được xem là biểu tượng của tội phạm tài chính hiện đại.
Năm 2008, ông cựu Chủ tịch sàn giao dịch Nasdaq bị cáo buộc vận hành một
vụ lừa đảo Ponzi trị giá 50 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử.
Madoff thành lập Công ty Đầu tư Chứng khoán Bernard L. Madoff
Investment Securities LLC năm 1960 và điều hành một quỹ quản lý
đầu tư riêng rẽ khác. Công ty của Madoff hoạt động theo hình thức tư
vấn đầu tư và điều hành các quỹ đầu tư với tổng số tài sản khoản 17 tỷ
USD.
Ông là một trong những sáng lập viên của sàn Nasdaq và là chủ tịch sàn
này từ những năm 1990. Cho đến năm 2001, công ty của ông vẫn là một
trong 3 nhà tạo lập thị trường lớn nhất trên sàn Nasdaq, và là doanh nghiệp môi giới lớn thứ ba tại Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Madoff được coi như một thế lực ngầm trên thị trường. Các quỹ đầu tư
của công ty này hấp dẫn các nhà đầu tư bởi lời hứa lợi nhuận cao và chi
phí thấp. Vì thế nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã đầu tư vào quỹ của
Madoff thông qua các đối tác của công ty này và ký gửi cho ông ta hàng
chục tỷ USD.
Đổi lại, Madoff trả cho họ lãi suất rất cao, luôn ở mức 2 con số. Điều này gây khó hiểu cho giới phân tích vì hoạt động kinh doanh
của các công ty của Madoff đều thu được lợi nhuận rất cao và đều đặn.
Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính đang hoành hành trên toàn cầu,
Madoff vẫn được cho là không bị ảnh hưởng và ông luôn có đủ tiền mặt để
trả cả gốc lẫn lãi mỗi khi các nhà đầu tư cần.
Cú lừa thế kỷ của Madoff chẳng khác nào thảm hoạ sóng thần quét sạch các tổ chức tài chính trên thế giới
Các chuyên gia tư vấn các quỹ đầu tư đều cho rằng, không có một chiến
lược kinh doanh nào trên thế giới có thể đạt hiệu quả kinh khủng như
vậy. Tuy nhiên, với uy tín của Madoff qua hàng loạt các chức vụ quan
trọng mà ông ta từng nắm giữ thì mọi mối nghi ngờ như trên đều bị đánh
tan.
Mọi việc chỉ thực sự bị phanh phui khi ông này tự thừa nhận tội lỗi của
mình vào ngày 11/12/2008. Ông thú nhận rằng, bản thân ông cũng không
thể biện hộ cho những tội lỗi mà mình đã gây ra. Ông nói: “Tất cả chỉ là
một sự dối trá to lớn. Thực chất đây là một dây hụi khổng lồ”.
Trong suốt nhiều năm, Madoff đã sử dụng uy tín để lừa các nhà đầu tư
vào tròng với một mánh lới lừa đảo không có gì là mới. Chiêu lừa đảo của
ông ta được gọi là mánh lừa Ponzi (một chương trình lừa đảo đa cấp).
Theo đó những kẻ lừa đảo thu hút nhà đầu tư bằng việc hứa sẽ trả lãi
suất cao cho khoản tiền đầu tư của họ. Hoạt động lừa đảo chỉ đơn giản là
lấy tiền của nhà đầu tư sau để trả cho nhà đầu tư trước. Hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới sau đó đã phải thừa nhận họ đã sập bẫy của Madoff.
Danh sách những nạn nhân của Madoff ngày một dài hơn và trong đó có rất
nhiều tên tuổi các ngân hàng hàng đầu trên thế giới như Santander của
Tây Ban Nha, ngân hàng Anh HSBC, ngân hàng Hoàng gia Scotland, ngân hàng
BNP của Pháp, ngân hàng Nomura (Nhật Bản)…
Không chỉ có các thể chế tài chính mà những tổ chức nhân đạo cũng bị
ảnh hưởng. Nhiều tổ chức nhân đạo đã phải đóng cửa và sa thải nhân viên
sau khi bị mất toàn bộ tiền vào quỹ của Madoff.
Ngày 10/3/2009, phiên tòa xét xử Madoff đã diễn ra. Vì sự an toàn, ông
Madoff được mặc áo giáp cùng với bộ áo vét. Ông đến tòa sớm hơn ba
tiếng đồng hồ vì nhà chức trách muốn tránh nguy cơ ông bị đụng độ với
những người đầu tư bị sạt nghiệp.
Theo cáo trạng, Madoff bị truy tố với 11 tội danh như, lừa đảo, khai
man, rửa tiền quốc tế... Cuối cùng, Madoff bị kết án 150 năm và hiện
đang bóc lịch trong trại giam.
Có thể nói cú lừa thế kỷ này của Madoff chẳng khác nào thảm hoạ sóng thần quét sạch các tổ chức tài chính trên thế giới.
2, Allen Stanford
Stanford là một trong những trùm lừa đảo tài chính nổi tiếng nhất trong
lịch sử. Allen Stanford đã phải ra hầu tòa tại Mỹ vì đã vận hành một
chương trình lừa đảo đa cấp khiến 30.000 nhà đầu tư “sập bẫy” và mất
sạch tổng số tiền 7 tỷ USD.
Stanford từng là một trong những tỷ phú tài chính nổi tiếng của Mỹ, có
lối sống xa hoa, sở hữu nhiều biệt thự, du thuyền, và thậm chí cả một
sân bóng cricket ở quần đảo Antigua.
Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD. Stanford rất hào phóng trong việc làm từ thiện, thậm chí ông còn được phong tước hiệp sỹ tại Antigua.
Tuy nhiên, lớp vỏ hào nhoáng này đã bị “lột trần” vào tháng 2/2009, khi
Stanford bị Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) cáo buộc lừa đảo
giới đầu tư. Các công tố viên vào cuộc và phát hiện, danh mục đầu tư trị
giá nhiều tỷ USD mà Stanford huy động vốn của khách hàng với lời hứa sẽ
trả lợi nhuận béo bở chỉ là giả mạo.
Stanford từng là một trong những tỷ phú tài chính nổi tiếng của Mỹ
Thẩm phán Mỹ David Hittner nói, hành động của Stanford nằm trong số
những vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử và các nhà đầu tư bị mất tiền vào tay
siêu lừa này lâm vào hoàn cảnh tồi tệ. Thậm chí, nhiều nạn nhân của
Stanford còn mất trắng cả tiền tiết kiệm dưỡng già.
Sau khi bị tống giam, Stanford đã định bỏ trốn rất nhiều lần. Nạn nhân
của Stanford phải đợi 3 năm để chờ kẻ lừa đảo này bị đem ra trước vành
móng ngựa vào ngày 6/3/2012, bất chấp các luật sư của bị cáo cho rằng
thân chủ của họ có vấn đề về trí nhớ.
Bồi thẩm đoàn đã quyết định kết án Stanford 13 tội danh, bao gồm lừa
đảo, vì bán các giấy chứng nhận tài khoản ký gửi từ ngân hàng của ông ta
ở đảo Antigua thuộc vùng Caribe cho hàng ngàn nhà đầu tư tại Mỹ và Nam
Mỹ.
Stanford đã từ chối nhận tội lừa đảo hoặc điều hành mô hình đa cấp
Ponzi, đồng thời lên án chính phủ Mỹ hủy hoại một doanh nghiệp mà ông ta
nói rằng, có đủ tài sản để hoàn trả cho những người gửi tiền. Ông ta
nói: “Họ hủy hoại chúng và biến chúng trở thành con số không… Tôi không
phải là kẻ trộm cắp”, Stanford tuyên bố.
Cuối cùng, theo cáo trạng, Stanford lĩnh bản án 110 năm tù, trùm lừa
đảo 62 tuổi gần như chắc chắn sẽ không bao giờ được hưởng tự do trở lại.
Hà Kim
Lật tẩy vụ đại lừa đảo xuyên thế kỷ – ‘Đông trùng Hạ thảo’
“Đông
trùng Hạ thảo” được tâng bốc lên mây có đúng là chứa các thành phần
“thần dược” như lời đồn hay không? Kết luận cuối cùng: Đây chỉ là một vụ
đại lừa đảo.
Từ
xưa đến nay, ở Trung Quốc và một số nước châu Á, “Đông trùng Hạ thảo”
được coi là vị thuốc quý của Đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường
sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch;
thậm chí được đẩy lên thành “thần dược” với giá đắt hơn vàng. Mỗi
kilogam giá mấy trăm ngàn tệ (NDT).
Ngày
12/4 năm ngoái, báo điện tử Sina.com đã đăng bài “Lật tẩy “Đông trùng
Hạ thảo” – Đầu đuôi một vụ đại lừa đảo kiểu Trung Quốc” gây xôn xao dư
luận.
Thảo dược bình thường
“Đông
trùng Hạ thảo” trong dược học truyền thống Trung Quốc và đối với tuyệt
đại đa số các học giả Trung Quốc chỉ loại dược liệu là thể phức hợp giữa
một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu
trùng) của một loài côn trùng (bướm) thuộc chi Thitarodes.
Cơ
chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Mùa
Đông, nấm ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh
dưỡng của chúng.
Đến mùa hè ấm áp, nấm
mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ, vươn lên thành dạng cây, vì vậy mà có
tên là “Đông trùng Hạ thảo” (sâu mùa Đông, cỏ (nấm) mùa Hè).
“Đông
trùng Hạ thảo” có nhiều ở các vùng đồng cỏ trên các cao nguyên có độ
cao 4000-5000m so với mặt biển ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam.
Ngoài
ra, còn có tới hơn 500 loài trùng thảo khác cũng có cơ chế tương tự,
tức là loại nấm khác không phải Ophiocordyceps sinensis phát triển trên
cơ thể loại ấu trùng khác không phải Thitarodes.
Văn
bản cổ nhất ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo” là “Bản thảo tùng tân” của
Ngô Nghi đời Thanh viết năm 1757 mô tả: “Mùa Đông nằm dưới đất, thân
như con tằm, có lông, chuyển động được; Hè tới thì ngoi lên khỏi mặt
đất, cả thân hóa thành thảo, nếu không thu lấy đến mùa Đông lại hóa
thành sâu (trùng)”.
Sau đó, nhiều loại
sách Trung y đều có ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo”. Sách “Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa Dược điển” năm 1990 đã đưa “Đông trùng Hạ thảo” vào,
nhưng BS Ngô Hải Vân – Chủ nhiệm khoa Nội Tổng y viện quân đội Trung
Quốc- không coi trọng điều đó.
Ông
nói, trong y tịch cổ Trung Quốc hầu như thứ gì cũng đều được coi là
thuốc; ngay móng tay, tro bếp, phân…cũng đều là thuốc, đều tìm thấy
“công hiệu” nhất định trong thư tịch cổ.
Trong
y học truyền thống Tây Tạng, lương y nổi tiếng (Tạng dược sư) Thanh Mai
Nhiên Đinh ở châu Ngọc Thụ – vùng nổi tiếng về “Đông trùng Hạ thảo” –
khi trả lời phóng viên THX đã nói: “Trùng Thảo thường chỉ có tác dụng
dẫn thuốc thôi”.
Trong số hàng trăm
bài thuốc phức phương (nhiều vị) được sử dụng ở Viện Tạng y tỉnh Thanh
Hải, chỉ có duy nhất một phương thuốc dạng tễ (nước) dùng để chữa bệnh
phụ khoa có sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”.
Trong
cuốn dược điển Tạng y có tên “Cam lộ bản thảo minh kính” cũng chỉ ghi
duy nhất một câu về công hiệu của Trùng Thảo: “Cường thân, bổ thận, dùng
trị liệu các bệnh về gan, mật”. Ông Trương Quý Quân – Chủ nhiệm khoa
Trung dược sinh dược thuộc Đại học Trung y dược Bắc Kinh – cũng nói: Các
phương thuốc Trung dược truyền thống rất ít sử dụng Trùng Thảo.
“Trùng
thảo toan” (Cordycepic acid) được coi là thành phần công hiệu, có tính
biểu trưng của “Đông trùng Hạ thảo”, thực ra chính là Mannitol – một sản
phẩm hóa công nghiệp rất phổ biến và rẻ tiền, được dùng rộng rãi trong
thực phẩm và dược phẩm, giá vài chục tệ/kg.
Năm
1951, nhà khoa học Đức Cunningham khi quan sát thấy tổ chức của ấu
trùng Ascomycota bị nấm ký sinh nhưng không bị rữa nát đã nghiên cứu,
phân ly được một chất hoạt tính, đặt tên là “ Trùng thảo tố”
(cordycepin); năm 1960 đã điều chế được bằng hóa chất nhưng “Trùng thảo
tố” hóa học hợp thành này không được sản xuất quy mô hóa nên trên thị
trường hiện nay, “Trùng thảo tố” chủ yếu có được do nuôi Trùng thảo nhân
tạo (Cordyceps militaris).
Chính loại
hoạt chất này là một loại kháng sinh được các thương gia “tung hô” như
là một thành phần hoạt tính độc đáo của “Đông trùng Hạ thảo”.
Tuy
nhiên, trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy “Đông trùng
Hạ thảo” không hàm chứa “Trùng thảo tố” (cordycepin). Ông Đổng Thái
Hồng- nghiên cứu viên Phòng thực nghiệm trọng điểm quốc gia, Sở Vi sinh
vật trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc – khi được phỏng vấn đã nói:
“Qua
nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm các loại “Đông trùng Hạ thảo” thu
hái từ các nơi khác nhau trên cao nguyên Thanh Tạng, chúng tôi không tìm
thấy, hay nói cách khác, hàm lượng “Trùng thảo tố” (cordycepin) về cơ
bản không có trong “Đông trùng Hạ thảo””.
Còn
theo The Paper thì ngay từ năm 2011, ông Vương Thành Thụ – nghiên cứu
viên Phòng Nghiên cứu Sinh thái thực vật Viện khoa học Thượng Hải/ Viện
Khoa học Trung Quốc – đã công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức gene của
Trùng thảo, cho thấy: nhóm gene của “Đông trùng Hạ thảo” không hợp thành
được “Trùng thảo tố” (cordycepin), chỉ có loại nấm Cordyceps mới tạo ra
được.
Từ những năm 1970 trở về trước,
“Đông trùng Hạ thảo” ít được biết tới. So với Nhân sâm và Lộc nhung, nó
là thứ dược liệu tầm thường nhất, xếp hạng cuối trong “Trung dược tam
bảo”. Vào những năm 1960, tại Tây Tạng, 1kg “Đông trùng Hạ thảo” chỉ đổi
được 2 gói thuốc lá giá 3 hào.
Đến
thập niên 1970, tại Thanh Hải, Tây Tạng, giá thu mua “Đông trùng Hạ
thảo” của nhà nước là 21 tệ/kg. Năm 1974, tại châu Quả Lạc, Thanh Hải
bất cứ “Đông trùng Hạ thảo” phẩm chất ra sao, giá cũng chỉ 28 tệ/kg.
Giá cả tăng đột biến
Trong môi trường hoang dã, tỷ lệ ấu trùng bướm bị nấm thâm nhập rồi trở
thành “Đông trùng Hạ thảo” rất thấp, vì vậy “Đông trùng Hạ thảo” trong
thiên nhiên rất hiếm, nuôi nhân tạo cũng không thành công, mỗi năm tổng
sản lượng toàn Trung Quốc chỉ từ 80 đến 150 tấn. Do nhu cầu ngày càng
tăng, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” xuất hiện xu thế gia tăng.
Năm
1983, giá “Đông trùng Hạ thảo” loại nhất có giá 300 tệ/kg, trong khi
giá Nhân sâm vùng Trường Bạch sơn chỉ 60-80 tệ/kg; ngang bằng tiền lương
tháng của một công nhân bình thường. Khoảng 1990, giá “Đông trùng Hạ
thảo” tăng lên 1000 tệ/kg, trong khi giá Nhân sâm tụt xuống còn 50
tệ/kg.
“Đông trùng Hạ thảo” lần đầu
tiên tăng giá trị trước công chúng đi kèm với vụ lừa đảo “Mã gia quân” –
đội tuyển chạy cự ly trung bình và dài của huấn luyện viên Mã Tuấn
Nhân- lập nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế. Bị quốc tế nghi ngờ sử dụng
doping, Mã gia quân đưa Trung thảo dược, sản phẩm bổ dưỡng ra để chống
đỡ.
Ngoài “tinh chất Ba ba Trung Hoa”,
họ nói còn sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”. Chính vì vậy, đến giữa những
năm 1990, giá bán lẻ Trùng Thảo vọt lên 2000 tệ/kg, loại hạng nhất giá
còn cao hơn.
Về sau, tác giả Triệu Dụ
trong phóng sự “Điều tra về Mã gia quân” đã chứng minh, Mã gia quân quả
thực đã sử dụng chất doping, thành tích của các vận động viên này chả
liên quan gì đến “Đông trùng Hạ thảo” cả.
Năm
2003, khi dịch SARS hoành hành ở Trung Quốc, lan truyền tin đồn uống
“Đông trùng Hạ thảo” có thể giúp tăng cường miễn dịch, trị được bách
bệnh, chỉ sau một đêm “Đông trùng Hạ thảo” bỗng thành “thần dược”, gây
nên cơn với giá tăng đột biến, loại tốt nhất vọt lên 160 ngàn tệ/kg.
Kể
từ đó, “Đông trùng Hạ thảo” chính thức lọt vào hàng “sản phẩm bảo kiện
xa xỉ”. Các năm 2005, 2006, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng,
đến 2007 thì đạt tới đỉnh cao, loại lớn (2000con/kg) giá tới 200 ngàn
tệ/kg (700 triệu VND).
Năm 2008, do
khủng hoảng tài chính, lượng tiêu thụ “Đông trùng Hạ thảo” giảm nghiêm
trọng, giá cũng giảm 40%. Đến năm 2010, 2011, do ảnh hưởng bởi môi
trường sinh thái và động đất, nhiều khu vực có “Đông trùng Hạ thảo” giảm
sản lượng, có vùng giảm tới 40%, lượng cung ít khiến giá lại tăng.
Tháng 7/2011, giá vượt quá cả kỷ lục năm 2007.
Tại
Tây Tạng, giá loại 2200con/kg có giá 182 ngàn tệ/kg; loại 1.800 con/kg
giá 210 ngàn tệ/kg. Từ đó về sau giá “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng
ổn định một cách từ từ. Theo “Nam Phương nhật báo”, ngoài sản lượng
giảm, những người trong giới tiết lộ, việc đầu cơ găm hàng cũng là
nguyên nhân quan trọng khiến giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên.
Từ
2015 sang 2016, Trung Quốc xảy ra nhiều chuyện, giá “Đông trùng Hạ
thảo” liên tục giảm: Trùng thảo Thanh Hải loại 2000 con/kg giảm từ 218
ngàn tệ/kg (tháng 4/2015) xuống 186 ngàn/kg hiện nay; trên thị trường
Tây Tạng giá cũng từ 210 ngàn tệ/kg giảm còn 160 ngàn tệ/kg.
Mặc
dù vậy, trong 40 năm qua, giá “Đông trùng Hạ thảo” cũng đã tăng cả vạn
lần; giá loại “cực phẩm” có tên “Cực thảo 5X” còn kinh khủng hơn.
Trên
trang web chính thức, một lọ “Cực thảo 5X” nguyên chất bán tới 16.900
tệ, một lọ 45 viên, mỗi viên 0,35g, tính ra mỗi kg loại này được bán tới
1 triệu tệ (tức 3,5 tỷ VND)…
Nguồn: PLO
Nhìn lại vụ lừa đảo tài chính táo bạo và lớn nhất phố Wall
15:36 30/07/2014
“Từ một cái tên quyền lực và uy tín tại phố Wall, Bernard
Madoff đã lộ mặt thành một tên lửa đảo với quy mô lớn trong nhiều năm.
Mặc dù thủ đoạn không mới, nhưng với uy tín và các mối quan hệ của mình,
vụ lừa đảo của Bernard Madoff đã khiến cho cả thế giới chấn động và
hàng ngàn gia đình phải lao đao...”.
Siêu lừa đảo Bernard Madoff xuất thân từ một gia đình người Do Thái tại Queens
và sớm chứng tỏ việc say mê kiếm tiền của mình khi năm 22 tuổi, Madoff
đã lập ra cho mình một quỹ riêng với 5.000 USD. Số tiền này là thù lao
dạy bơi lội tại bãi biển Long Island của Madoff. Và chỉ 20 năm sau đó, Madoff đã trở thành nhà môi giới sừng sỏ nhất New York dù không có bằng cấp gì.
Trong khoảng thời gian 1991-1992, khối tài sản của Madoff tăng
vọt nhờ việc sáng kiến và cùng một số bằng hữu lập ra sàn giao dịch khác
mang tên NASDAQ song song và tuyên chiến với Sở Giao dịch chứng khoán New York
(NYSE). Madoff đã sớm hiểu ra rằng khi các mệnh lệnh tài chính được tự
động hóa, các cuộc giao dịch sẽ diễn ra nhiều hơn so với cách gọi điện
thoại và ký lệnh tại phòng giao dịch. Đó chính là điều khiến sàn giao
dịch của Madoff và bằng hữu thành công. Madoff trở thành một trong những
người trong thế giới thượng lưu với tài sản là những biệt thự hoành
tráng trong khu tỉ phú ở Long Island, Palm Beach hay Hamptons.
Người ta có thể bắt gặp Madoff tại những câu lạc bộ đánh golf quý tộc
gần New York hay Florida, cưỡi du thuyền trên vịnh Mexico và tài trợ
hàng triệu USD cho các hiệp hội chống ung thư, xây dựng nhà hát hay
trường đại học Yeshiva lớn nhất Mỹ dành cho người Do Thái giống như bất
cứ người Mỹ giàu có đáng kính nào.
Vợ chồng Madoff với cuộc sống doanh nhân thành đạt.
Trong những năm 1990, Madoff đã khai thác uy tín và mạng lưới
mới thiết lập của mình để bí mật bắt đầu một dự án thứ nhì. Với vị trí
hào nhoáng hiện tại của mình, Madoff dễ dàng khiến cho bất cứ người nào
tin tưởng vào thành công và uy tín của mình. Madoff lúc đó được ví như
“cây cổ thụ tài chính lừng lẫy”, là một nhà đầu tư, nhà từ thiện và là
một khuôn mặt uy tín nhất ở phố Wall.
Lúc đó, trụ sở của Công ty Bernard L. Madoff Investment
Securities LLC lừng danh của Madoff đóng tại tòa cao ốc hình cây son môi
có tên Lipstick Building.
Madoff đã giao cho hai con trai nhiệm vụ môi giới chứng khoán tại tầng
18 và 19, còn mình xuống tầng 17 và thực hiện dự án gom tiền tiếp theo
của mình. Madoff lập ra một nhóm kêu gọi các tổ chức và cá nhân giao
tiền cho mình kinh doanh, giống như quỹ đầu tư mạo hiểm. Và cứ thế lần
lượt rất nhiều người đã lọt vào những lời dụ dỗ đường mật của vỏ bọc uy
tín mà Madoff đã tạo ra. Những nhà tỉ phú muốn tìm chỗ cất giấu tiền,
các ngân hàng hay tổ chức từ thiện đều không lọt qua được cái bẫy của
Madoff kể cả những cơ quan tài chính sừng sỏ của nước Pháp, từ ngân hàng
NBP Parisbas đến Natixis hay Axa và Groupama.
Sau này, khi mọi chuyện vỡ lở, người ta mới thấy danh sách nạn
nhân của Madoff vô cùng dài. Trong số đó có đạo diễn Steve Spielberg và
Elie Wiesel, quản lý đội bóng chày New York Fred Wilpon, ông chủ quỹ tài
chính Sterling Equities, hiệu trưởng trường đại học luật Massachusetts,
tập đoàn chứng khoán Nomura Holdings tại Tokyo, ngân hàng Neue Privat
tại Zurich với những thiệt hại không nhỏ. Liên hiệp Ngân hàng tư Thụy Sỹ
mất 1 tỷ USD, ngân hàng Emilio Botin mất 3 tỷ USD v.v.
Nói lại về hệ thống lừa đảo mà Madoff đã xây dựng lên không
phải là cách thức quá mới mẻ. Kiểu lừa này có tên là Ponzi, lấy theo tên
của tên đại bịp đã giàu lên nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng vào
đầu những năm 1920. Đây là kiểu bẫy “kim tự tháp”. Trong đó lấy tiền của
người gửi sau trả lãi cho người gửi trước. Vậy nhưng bằng những vỏ bọc
và những mối quan hệ của mình tạo ra, cho tới năm 2008, quy mô của vụ
lừa đảo đã lên tới 65 tỷ USD. Kiểu lừa kim tự tháp đã từng tàn phá nhiều
nước nhưng hầu hết những người mắc bẫy là những người nghèo khổ, ít học
thức. Hệ thống lừa đảo của Madoff tạo ra lại nhắm vào giới thượng lưu
với nhiều chiến thuật hào nhoáng của riêng mình.
Cái tên Bernard Madoff đầy uy tín tại phố Wall lúc bấy giờ dụ
dỗ các khách hàng giàu có bằng những chuyến đi câu trên chiếc thuyền du
lịch sang trọng. Mặc dù luôn tránh né khi bị hỏi về chiến lược kinh
doanh và đầu tư, với những lời lẽ mật ngọt, Madoff đã lấy được tiền của
cả những nơi chuyên nghiệp như ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ hay các nhà
quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm. Đối với các nhà đầu tư khác, Madoff trả
tiền để thực hiện chiến thuật tung tin đồn. Người này rỉ tai người kia
về một cách đầu tư béo bở tại công ty của Madoff. Và chẳng ai có thể dễ
dàng gặp được Madoff nếu không có người giới thiệu. Đây chính là điều
kích thích trí tò mò của các nhà đầu tư và họ phải đăng ký mấy tháng
liền để đợi đến lượt mình có thể gặp Madoff.
Nhưng số tiền lời đều đặn kể cả khi thị trường rối loạn khiến có người chú ý. Năm 1999, một nhà tài chính ở Boston
có tên Harry Markopoulos gửi một bức thư tới Ủy ban An ninh và chứng
khoán liên bang tố cáo về thành công của Madoff chính là kiểu lừa Ponzi.
Nhưng lúc này với vị trí của mình và mối quan hệ chính trị mà Madoff đã
tạo ra được khi là nhà ủng hộ tài chính tích cực cho Đảng Dân chủ trong
nhiều năm và đóng góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary
Clinton và thượng nghị sĩ bang Connecticut là Christophe Dodd, các nhà
điều tra đều e dè và lùi bước, không muốn động tới Madoff. Sau đó vào
năm 2005 và 2007, dù 2 lần Ủy ban An ninh và chứng khoán liên bang đã
kiểm tra, song cũng không tìm thấy điều gì bất thường.
Bernard Madoff khi bị bắt giữ.
Sáng 11 tháng 12 năm 2008, đế chế của Madoff chính thức sụp đổ khi FBI đột nhập vào căn hộ sang trọng nhất khu Manhattan.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến nhiều khách hàng của
Madoff muốn rút vốn về và mọi chuyện đều vỡ lở. Tuy vậy, nhiều người cho
rằng có một điều gì đó đứng đằng sau chuyện này. Bởi qua nhiều cuộc
khủng hoảng tài chính, nhiều quỹ đầu tư gặp khó khăn nhưng riêng quỹ đầu
tư của Madoff luôn có lợi nhuận đều đặn.
Madoff khai nhận công ty của mình đã làm tiêu tán tổng cộng 50
tỷ USD. Nhưng không một ai biết số tiền này đã đi đâu mặc dù Madoff khai
rằng đã đầu tư hết vào chứng khoán và một số kênh khác thông qua các
tập đoàn ở châu Âu.
Vụ lừa đảo của Madoff được coi là một trong các vụ lừa đảo đầu
tư táo bạo và lớn nhất lịch sử phố Wall. Siêu lừa Bernard Madoff chính
thức bị kết án 150 năm tù giam ở tuổi 71. Cú lừa đảo của Madoff đã khiến
thị trường Á - Âu bị ảnh hưởng. Hàng ngàn gia đình trắng tay, nhiều
người đã tự tử, hàng chục hiệp hội thiện nguyện bị đình chỉ. Bản án của
Mardoff có mức án tối đa mà tòa có thể tuyên mặc dù luật sư đã cố gắng
xin giảm án nhưng như lời đe dọa của một trong những triệu phú bị lừa,
nếu Madoff không bị án tối đa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra tại New
York, rất có thể đó sẽ là một cuộc đại loạn không thể ngờ tới An Miên
Lừa đảo siêu lãi suất (kỳ 1): Madoff và mô hình Ponzi
Mờ
mắt vì mức lãi suất khổng lồ, có khi lên đến vài trăm phần trăm, nhiều
nhà đầu tư, trong đó có cả những nhà đầu tư lọc lõi, đã mất trắng hàng
tỷ USD vào tay những kẻ lừa đảo đình đám trong lịch sử thế giới.
Mô
hình Ponzi - một hoạt động đầu tư lừa đảo - được đặt theo tên vua bịp
Charles Ponzi vào đầu thế kỷ 20. Sang thế kỷ 21, nổ ầm một mô hình Ponzi
siêu lừa đảo do Bernard Madoff điều khiển mà Ponzi nếu sống dậy chắc
cũng chịu thua. Đại bịp Charles Ponzi
Mô
hình Ponzi vẽ ra lợi nhuận thật cao để huy động nguồn tiền của nhà đầu
tư, rồi trả lãi cho nhà đầu tư bằng chính đồng tiền đó, hoặc lấy tiền
của nhà đầu tư đến sau trả cho nhà đầu tư đến trước. Cá nhân hoặc tổ
chức điều khiển mô hình Ponzi trực tiếp chi phối toàn bộ nguồn tiền và
đút túi phần chênh lệch.
Mấu chốt quyết định của mô hình Ponzi là
làm sao lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư vào guồng để duy trì và gia
tăng dòng tiền. Với phương thức lừa đảo này, Charles Ponzi (di dân gốc
Italia), trong vòng 2 năm 1919-1920 đã huy động được số tiền khổng lồ 15
triệu USD.
Có thể hình dung một kim tự tháp dựng ngược, nền tảng
sản sinh lợi nhuận thực hầu như không có hoặc có rất ít, trong lúc áp
lực trả lãi càng lúc càng phình to, đè nặng nên không chóng thì chầy cả
mô hình Ponzi sẽ sụp đổ.
Mô hình lừa đảo Ponzi thật ra đã có từ
rất lâu đời, ít nhất là từ trước khi nhà văn Charles Dickens viết cuốn
tiểu thuyết “Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của Martin Chuzzlewit”
năm 1844 trong đó có miêu tả một mô hình như thế. Mô hình Ponzi không
mới và là bài học vỡ lòng cho bất kỳ nhà đầu tư nào.
Tuy nhiên,
sự biến hóa của mô hình Ponzi lại thiên hình vạn trạng, trong lúc lòng
tham của con người thì thời nào cũng có, nên mô hình Ponzi luôn tìm được
con mồi, khiến cho người ta dù đã cảnh giác nhưng vẫn bị rơi vào bẫy.
Đại
bịp Charles Ponzi chỉ duy trì được guồng máy lừa đảo trong vòng 2 năm
ngắn ngủi trước khi bị truy tố tội lừa đảo phải ngồi tù một thời gian
rồi bị trục xuất về Italia năm 1934, trắng tay và chết năm 1949 tại
Brazil, gởi nắm xương tàn trong nghĩa trang dành cho người nghèo khổ. Kỷ lục gia Bernard Madoff
60
năm sau, Hoa Kỳ một lần nữa chấn động vì vụ siêu lừa đảo hơn 50 tỷ USD
do Bernard Lawrence Madoff thực hiện. Khác với Ponzi chỉ hoạt động được 2
năm, kẻ hậu sinh Madoff đã tạo được vỏ bọc hoàn hảo và hoạt động lừa
đảo trong hàng chục năm trời.
Madoff sinh năm 1938, được biết đến
như một doanh nhân thành đạt, từng góp phần thành lập và giữ chức Chủ
tịch Sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Năm 1960, Madoff sáng lập Công ty
Bernard L. Madoff Investment Securities LLC tại Phố Wall và làm chủ
tịch suốt gần 5 thập niên.
Madoff bị FBI bắt giữ vì cáo buộc gian lận tài chính.
Công
ty đầu tư chứng khoán Madoff từng là tổ chức thương mại hàng đầu Phố
Wall. Madoff cũng mở thêm chi nhánh tư vấn và quản lý đầu tư. Madoff đã
xây dựng hình ảnh doanh nhân tài giỏi, nhà từ thiện giàu lòng nhân đạo,
người thân thiết với các chính khách…
Thời gian này Madoff điều
hành một quỹ đầu tư với tài sản khoảng 17 tỷ USD. Dựa vào uy tín đó,
Madoff thực hiện kế hoạch đầu tư theo mô hình Ponzi, thu hút dòng tiền
vào quỹ đầu tư của mình với mức lợi tức hứa trả hàng năm lên tới 11%.
Do
lấy tiền nhà đầu tư trước trả cho người đến sau, những đồng vốn này
không tự sinh lời, nên cuối cùng toàn bộ hệ thống quay vòng này sụp đổ
khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản đến trước và số lỗ thực
tế lên tới 50 tỷ USD.
Ngày 11-12-2008 Madoff bị Cục Điều tra liên
bang Hoa Kỳ bắt giữ với cáo buộc gian lận tài chính. Trước đó Ủy ban
Chứng khoán và giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã tiến hành điều tra doanh nghiệp
Madoff nhưng không hề phát hiện được điều gì. Trước hôm bị bắt, Madoff
thú nhận với vợ con rằng cả đời ông chỉ có một lời nối dối nghiêm trọng,
sự thật bộ phận quản lý tài sản của Công ty Madoff là một mô hình Ponzi
khổng lồ.
Vụ gian lận của Madoff gây thiệt hại ước tính hơn 50
tỷ USD tiền mặt và chứng khoán, gây chấn động Hoa Kỳ rồi lan nhanh khắp
toàn cầu. Ngay cả các đại gia ngân hàng Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha,
Italia, Hà Lan, Nhật Bản… cũng bị thiệt hại trong vụ lừa đảo. Một số tổ
chức từ thiện buộc phải đóng cửa.
Tháng 3-2009, Madoff nhận 11
trọng tội theo luật liên bang và thừa nhận đã biến công ty thành một mô
hình Ponzi thực hiện phi vụ siêu lừa đảo hàng tỷ USD của hàng ngàn nhà
đầu tư. Madoff khai đã bắt đầu mô hình Ponzi vào đầu những năm 1990,
nhưng các nhà điều tra cho rằng Madoff đã bắt đầu lừa đảo sớm hơn, từ
năm 1970. Tháng 6-2009, Madoff bị kết án 150 năm tù giam (mức tối đa) và
tước tài sản 17,179 tỷ USD.
Trong tù, Madoff sống lặng lẽ nhưng
vẫn tự cho mình siêu việt hơn kẻ khác nên chỉ chơi với những tay có máu
mặt, chẳng hạn dược sĩ phân phối thuốc bất hợp pháp John Mancini và ông
trùm tội phạm Carmine Persico. Giữa năm 2010 rộ lên nguồn tin Madoff còn
giấu khoảng 9 tỷ USD phòng thân.
Mãi đến đầu tháng 10-2011, các
nạn nhân của Madoff mới bắt đầu nhận được séc bồi thường với tỷ lệ
khoảng 4,6 xu cho 1 đồng đầu tư. Quá trễ, đã có ít nhất 8 nạn nhân cao
tuổi chết không nhắm mắt trước khi cầm được tấm séc trong tay.
Đôi
vợ chồng già nhà Hausner đã mất trắng 850.000USD dành dụm cả đời vào
trò Ponzi của Madoff. Cụ bà 94 tuổi Hilda Hausner nói trong nước mắt:
“Madoff là một trong những sinh vật hủ bại nhất từ trước đến nay”.
------------ Kỳ 2: “Mặt dày” Sergei Mavrodi
Đầu
những năm 90 của thế kỷ trước, Sergei Mavrodi đã thực hiện mô hình MMM
siêu lừa đảo với khoảng 2-5 triệu nhà đầu tư Nga, gây thiệt hại lên tới
1,5 tỷ USD, tương đương 100 tỷ USD hiện tại. Sau một thời gian ngồi tù,
đầu năm 2011 Mavrodi đã chào hàng phiên bản mới MMM-2011. > Lừa đảo siêu lãi suất (kỳ 1): Madoff và mô hình Ponzi Siêu lừa đảo MMM
Đầu
những năm 90, lợi dụng tình hình biến động ở Liên Xô trước đây, Sergei
Mavrodi đã thực hiện một trong những vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử nhân
loại. Với cái đầu của một cựu toán học gia, năm 1989, Mavrodi đã thành
lập Công ty MMM (các ký tự đầu của câu tiếng Nga mang nghĩa “Chúng ta có
thể làm nhiều việc”) chuyên nhập khẩu máy tính và thiết bị văn phòng.
MMM làm ăn thất bại.
Đến năm 1994, Mavrodi chuyển MMM thành mô
hình kim tự tháp Ponzi huy động vốn từ nhà đầu tư tư nhân với cam kết
siêu lợi nhuận hàng năm lên tới 1.000%. Cổ phiếu MMM do công ty tự định
giá nên Mavrodi hoàn toàn thao túng giá bán với mức tăng hàng ngàn phần
trăm mỗi năm, khiến nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu MMM an toàn và siêu lợi
nhuận.
Thêm vào đó, Mavrodi thực hiện chiến lược quảng cáo dội
bom trên các phương tiện phát thanh-truyền hình quốc gia. Tiền bạc ào ạt
đổ về, lúc cao điểm Mavrodi thu được hàng triệu USD mỗi ngày từ việc
bán cổ phiếu, nhiều đến mức ông ta phải “phát minh” đơn vị đo lường mới:
1 phòng đầy tiền, 2 phòng đầy tiền…
Mavrodi thực hiện vòng quay
Ponzi kinh điển: lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước, chiếm
đoạt số dư. Mavrodi tính trước hậu quả nên đã cam kết hậu tạ những nhà
đầu tư có máu mặt nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ và năm 1994 đã tranh
được một ghế trong Duma quốc gia (Hạ viện Nga).
Năm 1995, Mavrodi
bị bãi bỏ quyền miễn trừ Quốc hội. 2 năm sau Mavrodi tuyên bố MMM phá
sản và lẩn trốn cho tới năm 2003 mới bị bắt.
Mavrodi đã khiến
hàng triệu người Nga mất sạch tiền dành dụm cả đời. Theo các ước tính từ
nhiều nguồn khác nhau, vụ lừa đảo này đã lôi kéo 2-5 triệu nhà đầu tư,
trong đó có cả những người nổi tiếng, với số tiền thiệt hại lên tới 100
tỷ USD (tính theo thời giá hiện tại) và khoảng 50 trường hợp nạn nhân tự
tử.
“Câu chuyện thành công” của MMM lúc đó đã kích thích hàng
loạt công ty tương tự mọc lên ở Nga như nấm sau mưa với lãi suất cam kết
có lúc được đẩy lên tới tận cung Trăng: 30.000%, tác hại theo đó nhân
lên. Năm 2003, Mavrodi bị bắt và buộc tội sử dụng hộ chiếu giả, chịu án
13 tháng tù giam.
Trong lúc ngồi tù, Mavrodi bị điều tra về các
vụ trốn thuế, gian lận. Các phiên tòa bắt đầu vào tháng 3-2006. Đến
tháng 4-2007, tòa án ở Mátxcơva tuyên án Mavrodi 4 năm rưỡi tù giam,
phạt tiền 10.000 ruble (390USD), buộc Mavrodi phải trả hơn 20 triệu
ruble (777.000USD) bồi thường thiệt hại vật chất theo 600 đơn kiện của
nạn nhân. Án phạt này chẳng thấm vào đâu so với tội ác ông ta gây ra
nhưng Mavrodi vẫn một mực nói rằng mình vô tội. “Cáo già” trở lại
Sergei Mavrodi bị kết án tù năm 2007.
Gần
đây, Mavrodi tăng cường tần suất khuấy động dư luận bằng những phát
ngôn gây sốc. Đầu năm 2011, Mavrodi tuyên bố một cách ngông cuồng: “Tôi
muốn phá hủy hệ thống tài chính toàn thế giới”.
Năm nay 55 tuổi,
Mavrodi đánh dấu sự kiện “tái xuất giang hồ” bằng việc tiết lộ dự án
mới, gọi là MMM phiên bản 2011. MMM-2011 được cập nhật cho hợp xu hướng
thời đại internet, sẽ áp dụng hệ thống thanh toán trực tuyến WebMoney
cho phép nhà đầu tư mua các loại vé có vai trò như cổ phiếu nhưng không
có giá trị thực. Trước mắt, Mavrodi cam kết trả lãi cho nhà đầu tư
20-30%/tháng.
Mavrodi đã tỏ ra rất hợp thời khi khoác cho dự án
mới cái tên “mạng xã hội tài chính”. Phiên bản nâng cấp MMM-2011 dựa
hoàn toàn vào internet nhằm lôi cuốn sự tham gia của giới trẻ nghiện
công nghệ.
Tháng 5-2011, Mavrodi tung ra một đoạn video gởi tới
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đề nghị cứu nền kinh tế yếu ớt
của Belarus bằng cách phát động một mô hình kim tự tháp mới.
Mavrodi
mạnh miệng quảng cáo bản thân: “Nếu cho phép mô hình MMM tại Belarus,
tôi sẽ chặn đứng lạm phát và sự mất giá của nội tệ trong vòng 1 hoặc 2
tháng. Tôi đã làm được như thế hồi năm 1994 khi tình hình ở Nga còn tệ
hơn Belarus hiện giờ.”
Mavrodi cũng gợi ý chính quyền Belarus nên
phát hành trái phiếu chính phủ ngắn hạn, tương tự loại GKO của Nga phát
hành năm 1993 để lấp thâm hụt ngân sách. Mavrodi không quên nhắn kèm bí
kíp huy động: “Hãy thông báo lợi tức 100%/tháng”.
Dù đã biết
Mavrodi là kẻ lừa đảo nhưng không ít nạn nhân vẫn tiếp tục chìm đắm
trong những lời hoa ngôn xảo ngữ của Mavrodi rằng MMM là mô hình siêu
việt, bị sụp đổ bởi chính quyền Nga trù dập nhằm chiếm đoạt tài sản của
ông ta.
Cuộc khảo sát nhanh do đài phát thanh Ekho Moskvy thực
hiện ngay sau khi Mavrodi chào hàng phiên bản MMM-2011 đã cho thấy kết
quả đáng giật mình: khoảng 25% người Nga sẵn sàng đâm đầu vào mạng lưới
MMM-2011.
“Cáo già” Mavrodi đã trở lại, nguy cơ tác hại gấp trăm
lần, là một bài toán nhức óc đối với nhà chức trách Nga. Không chỉ với
Nga, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái, lạm phát, nợ công
như những cơn sóng dữ dồn dập đổ ụp lên các quốc gia trên toàn thế giới,
khiến người dân mất niềm tin, dẫn tới những cuộc xung đột mà mới nhất
là phong trào “Chiếm Phố Wall” đang lan từ Hoa Kỳ sang nhiều nước khác
đòi hỏi những sự cải tổ kinh tế.
Và tình hình nhạy cảm này là môi
trường rất thích hợp cho những truyền nhân Ponzi giở trò. Dư luận Nga
đang chờ nhà chức trách ra tay mạnh hơn để bảo vệ tài sản, thậm chí là
sinh mạng người dân thoát khỏi những trò lừa đảo Ponzi.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét