Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

KIẾP GIANG HỒ 197

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tư Mùi: “nữ tướng” gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người sa lưới

"Nữ tướng" gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người sa lưới


Thứ sáu, 16/01/2015 | 17:56 GMT+7

Sự kiện:

Lật lại hồ sơ băng cướp Sọ Người


(ĐSPL) - Sau khi thủ lĩnh băng cướp Sọ Người Mười Lung bị bắt, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) lên thay hắn nắm quyền điều hành băng cướp này. Tư Mùi cũng vẫn sử dụng chiêu cũ là chặt ngón tay con tin để gửi kèm thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Sau ngày Mười Lung bị bắt gần một tháng, người kế nhiệm của Mười Lung cũng đã sa lưới pháp luật sau khi bắt cóc và chặt ngón tay của một ông chủ chành vựa lúa người Hoa kiều tại Cái Răng (Cần Thơ).

Mục tiêu mà chúng nhắm đến là các ông chủ chành lúa gạo, giàu có. (Ảnh minh họa)

“Nữ tướng” lên ngôi
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Ba, quê gốc ở vùng Hậu Giang xưa, sau khi Mười Lung bị giam giữ để điều tra, băng cướp Sọ Người đã mất đi chủ soái. Theo suy nghĩ “nước không thể một ngày không có vua”, băng cướp cần phải có người cầm đầu dẫn dắt”, đám đàn em còn lại của Mười Lung đã tập hợp để bàn tính phương cách hoạt động và cả phương án cứu đại ca ra khi có thời cơ. Được sự tin tưởng của thuộc hạ, Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) được tôn lên là “chủ soái” thay thế Mười Lung dẫn dắt băng cướp tiếp tục lén lút hoạt động.
Dù chỉ là đàn bà “chân yếu tay mềm”, nhưng “thành tích” của Tư Mùi cũng rất dày dặn, ả tàn bạo không kém bất kỳ tên cướp gian ác nào. Ả này cũng đã tham gia vào nhiều phi vụ của băng cướp Sọ Người. Tờ Buổi Sáng thời ấy cho biết: Tư Mùi từng thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Huy Kiệt, chủ nhà máy ở ngã ba An Trạch (Ba Xuyên). Cũng chính ả đã chủ trương bắt cóc ông Võ Văn Sửu chủ nhà máy ở Cái Nai (Cần Thơ) nhưng vụ bắt cóc này không thành. Ngoài ra, ả còn tham gia vào nhiều phi vụ khác nữa. Từ ngày được tôn lên cầm đầu băng cướp, cũng chính nhờ vào thân phận đàn bà, Tư Mùi dễ dàng nhập vai trá hình trong lớp người buôn bán trái cây, để dễ dàng tiếp cận các mục tiêu đánh cướp. Trong vỏ bọc này, Tư Mùi đã đi khắp nơi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) và ngược lại hết sức dễ dàng.
Trong những chuyến đi ấy, ả bắt đầu lân la làm quen, tiếp cận những gia đình nhiều tiền lắm của. Nhờ vỏ bọc đó, những người xung quanh không hề biết được âm mưu của ả và không có một sự phòng bị nào. Thậm chí có người còn thân tình mà “phơi” tất cả chuyện trong nhà cho ả biết. Khi phát hiện được “con mồi”, Tư Mùi sẽ về lên kế hoạch cùng đồng bọn tổ chức đánh cướp, bắt cóc người đòi tiền chuộc. Trước đó, ả đã tìm hiểu kỹ lưỡng những thói quen, nề nếp sinh hoạt của “con mồi” để đến lúc ra tay thì chỉ có “ăn chắc”. Chính nhờ phương thức đó, Tư Mùi và đồng bọn đã tổ chức nhiều vụ cướp và bắt cóc người đòi tiền chuộc trót lọt, gây bao nỗi hoang mang cho dân chúng.
Niềm hoan hỉ vì tên cầm đầu băng cướp Sọ Người là Mười Lung bị bắt chưa được bao lâu, giờ đây dân chúng miền Tây lại càng hoang mang cực độ khi hàng loạt vụ cướp bóc rồi bắt cóc người chặt tay đòi tiền chuộc cũng rùng rợn không kém so với lúc Mười Lung chưa bị bắt. Chính bằng chiêu cũ này mà người dân và nhà chức trách đoán biết được băng cướp Sọ Người chưa hề bị xóa sổ. Thời điểm đó, dân chúng lo lắng bao nhiêu thì nhà chức trách lại đau đầu bấy nhiêu, vì đã có nhiều sự vụ xảy ra làm cho người dân bất an, cuộc sống bất ổn, tình hình an ninh không được bảo đảm. Nhà cầm quyền ráo riết tìm kiếm, truy bắt kẻ cầm đầu cùng đồng bọn của băng cướp đặc biệt nguy hiểm này.
Giả cảnh sát bắt người
Sự tàn ác của nữ tướng cướp Tư Mùi ngày càng được khẳng định khi mỗi ngày ả tiếp tục sử dụng chiêu cũ chặt ngón tay của con tin gửi kèm với thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc. Thậm chí, ả còn gian manh, quỷ quyệt hơn cả Mười Lung khi dám ngang nhiên ngồi xe “díp” (jeep) đi bắt người để đòi tiền chuộc. Các ký giả tờ Buổi Sáng thời ấy kể lại sự vụ: Hôm đó, ả Tư Mùi đã cùng các thuộc hạ của mình mặc quân phục, cải trang nhà chức trách đến bắt cóc ông chủ chành lúa là một người Hoa kiều ở Cái Răng (Cần Thơ) để đem về “động” của mình ở Rạch Chanh (Cái Tắc, Cần Thơ ngày nay) thuộc ấp Ba Làng, xã Thạnh Hưng nhốt và đòi tiền chuộc của gia đình nạn nhân.
Bằng cách đó, việc bắt cóc con tin được thực hiện gọn gàng, nhanh chóng và cũng qua mắt được nhiều người. Bởi khi Tư Mùi và đồng bọn cải trang nhà chức trách bắt người, mọi người xung quanh cứ nghĩ là nhà chức trách đang thi hành nhiệm vụ nên không ai chú ý. Sau khi bắt cóc được ông chủ chành lúa, Tư Mùi cùng đồng bọn đã giam giữ ông này trong một khu vườn rậm rạp. Bọn chúng lợi dụng địa hình này để người xung quanh khó phát hiện và tố giác cũng như nhà chức trách sẽ khó khăn trong cuộc tìm kiếm và truy bắt. Là kẻ cầm đầu, Tư Mùi khôn khéo, tinh ranh, luôn tính trước từng đường đi nước bước để làm khó nhà chức trách. Tại địa điểm giam giữ con tin, bọn cướp đã hăm dọa nạn nhân “nếu rục rịch thì sẽ bị giết chết”.

Sau khi trấn áp tinh thần con tin với những lời hăm dọa, nữ tướng cướp cùng các thuộc hạ đã buộc ông chủ chành lúa viết thơ báo tin mình đã bị bắt cóc và bảo gia đình mang tiền đi chuộc mạng. Dù rất sợ hãi trước những lời đe dọa của bọn cướp, song ông chủ chành lúa vẫn không chịu làm theo lời của chúng. Thấy Tư Mùi là đàn bà, ông chủ chành lúa nghĩ rằng có lẽ bọn cướp chỉ hăm dọa vậy thôi. Thế nhưng, Tư Mùi đã chứng minh cho nạn nhân thấy rằng, ả nói là sẽ làm và việc gì cũng dám làm. Khi thấy con tin không chịu làm theo ý muốn của mình, Tư Mùi sai thuộc hạ chặt một ngón tay của ông này rồi kèm với thơ tống tiền gửi về cho gia đình nạn nhân để đòi số tiền chuộc 100 ngàn đồng.
Nhận tiền, thả người rồi sa lưới
Nhận được thơ tống tiền kèm theo ngón tay của ông chủ chành lúa, vợ con ông rất lo lắng. Trước sự manh động của băng cướp, lo sợ tính mạng của người thân không được bảo đảm, vì xưa nay sự tàn ác của băng cướp này thì không ai không biết, gia đình nạn nhân đã vội gom góp, vay mượn thêm cho đủ số tiền 100 ngàn đồng đem nạp cho bọn cướp để chuộc mạng người thân. Khi có đủ số tiền bọn cướp đòi, gia đình ông chủ chành lúa đến đúng địa điểm giao tiền do băng cướp chỉ định. Nhận đủ số tiền 100 ngàn đồng, Tư Mùi cùng đồng bọn thả tự do cho con tin.
Sau khi được thả về, dù rất sợ trước sự hung hăng tàn bạo của băng cướp thế nhưng ông chủ chành lúa vẫn quyết định báo cáo sự vụ lên đồn Thạnh Hưng, với mong muốn nhà chức trách vào cuộc và truy bắt băng cướp này để dân chúng yên ổn. Sau khi nhận được tin báo, đồn Thạnh Hưng đã triển khai lực lượng tổ chức bao vây Rạch Chanh. Bằng trí nhớ của mình, ông chủ chành lúa đã mô tả kỹ lưỡng sào huyệt của nữ tướng cướp, cách thức hoạt động của chúng. Dựa trên thông tin quan trọng đó, cuộc vây hãm đã diễn ra một cách bất ngờ và hốt được mẻ lưới chóng vánh mà không tốn viên đạn nào. Kết quả nữ tướng cướp gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người đã sa lưới.
Bị bắt cùng một thuộc hạ
Thời điểm đó, nữ tướng cướp Tư Mùi 41 tuổi, cư ngụ tại Rạch Chanh. Tham gia vụ bắt cóc ông chủ chành lúa cùng với Tư Mùi còn 7 thuộc hạ. Tuy nhiên, nhà chức trách chỉ bắt được Tư Mùi và một thuộc hạ. Sau khi bị bắt, Tư Mùi được giải về Cần Thơ. Tuy nhà chức trách ráo riết truy tìm những tên còn lại trong băng cướp nhưng từ đó về sau, không còn thấy bóng dáng của băng cướp Sọ Người nữa.

Chốn yên bình của một nữ tướng cướp hoàn lương

31/10/2006 15:00 GMT+7

Thật khó hình dung người đàn bà đã vào ngưỡng "thất thập cổ lai hy" sống dưới mái nhà bình dị này từng một thời là nữ tướng cướp khét tiếng. Bà tên là Trần Thị Liễu nhưng người ta thường gọi bà là Tám Lũy.

Và đó cũng là biệt danh của băng cướp, nỗi khiếp đảm của người dân vùng sông nước miền Đông Nam Bộ những năm 90 của thế kỷ trước.
Ngồi đối diện với tôi, ánh mắt sắc lạnh của người đàn bà ấy dịu hẳn lại, nhường chỗ cho cái nhìn sám hối và những lời nói, cử chỉ ân cần, lương thiện. Bà bảo: Con người ta sinh ra có trăm ngàn cách sống, nhưng cho dù sống cách nào thì cái đích cuối cùng vẫn là sự hướng thiện. Cái đích này thời trẻ thường người ta không thấy hoặc thấy nhưng không biết, hoặc biết nhưng vì nhiều lý do mà người ta không làm hoặc không làm được. Nhưng càng về cuối đời thì nó càng hiện ra rõ hơn, cho dù sự hướng thiện lúc này chẳng đủ để bồi lấp hố sâu đạo lý mà một thời lầm lỗi mình đã gây ra...
Mỹ nhân khét tiếng
Con đường từ bến phà Cát Lái về vùng sông nước Phú Đông, Nhơn Trạch mùa này thật ẩm ướt và âm u. Giữa bốn bề sông rạch, đồng nước mênh mông, nổi lên một thảm xanh trải dài hút tầm mắt. Người dân địa phương gọi đó là giồng Ông Đông. Nhà bà Tám cùng trang trại chăn nuôi của bà nằm ở một vị trí khá đẹp giữa giồng.
Thời chiến tranh, khu vực này là địa bàn hoạt động của quân giải phóng và biệt động tạo bàn đạp đánh vô nội thành Sài Gòn. Sau ngày giải phóng miền Nam, nơi này trở thành nơi ẩn náu của nhiều băng nhóm trộm cướp, giang hồ.
Đến đầu thập niên 90, những băng nhóm này lần lượt xộ khám trước sự tấn công, truy quét quyết liệt của lực lượng công an. Duy nhất một băng cướp nằm ngoài tầm kiểm soát bởi sự ranh ma trong hành sự và trốn tránh pháp luật, đó là băng cướp Tám Lũy.
Phải mất nhiều năm điều tra, trinh sát bám nắm địa bàn, lực lượng Công an tỉnh Đồng Nai mới lần ra tung tích của băng nhóm này. Điều kinh ngạc, "đại ca" của băng cướp là một phụ nữ rất giỏi võ thuật, được mệnh danh là "con cá kình" và các tên cướp trong băng nhóm đều là con, em, họ hàng của nữ tướng cướp này, tổng số lên đên 25 tên.
Nữ tướng cướp đó là Trần Thị Liễu, thường gọi là Tám Lũy (gọi theo tên chồng). Liễu sinh ra ở Thủ Đức, Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Từ nhỏ, Liễu đã theo gia đình lênh đênh buôn bán, làm ăn dọc các vùng sông nước từ Nhà Bè, Sài Gòn đến Đồng Nai, Vũng Tàu... Cuộc sống ấy đã giúp Liễu thông thạo địa hình sông nước như lòng bàn tay, có biệt tài bơi lội như một con rái cá và rất giỏi điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Hồi trẻ Liễu khá đẹp và hấp dẫn. Nhiều người đến bây giờ vẫn còn nhắc chuyện Liễu một mình đánh tan tác toán quân lính quân đội Sài Gòn có vũ khí ngay trên bến sông Nhà Bè. Lần ấy, trên đường đi tuần, tụi lính bắt gặp Liễu giữa đêm hôm khuya khoắt. Tưởng vớ được "mồi ngon" con gái nhà lành, thằng trung úy và đám lính xáp vô giở trò. Liễu khôn ngoan kéo giãn đội hình toán lính ra đến sát mép sông.
Khi chỉ còn 4 tên bám sát mình, Liễu giả vờ đồng ý "chiều mấy ảnh" rồi bất ngờ tung chưởng. Bốn thằng đô con, mặt mày bặm trợn lần lượt dính đòn nằm giãy giụa như heo chọc tiết. Khi tụi lính hoàn hồn chĩa nòng súng về phía Liễu thì bóng nai tơ kia đã "ùm" xuống sông lặn một hơi như con rái cá, bỏ lại phía sau những loạt đạn của đám lính như thể trẻ con ném sỏi xuống mặt nước.
20 tuổi lấy chồng. Người đàn bà này có thêm biệt tài rất ít phụ nữ sánh kịp, đó là tài... đẻ. Trong vòng 20 năm, Liễu sòn sòn cho ra đời 15 đứa con, nuôi được 11 đứa. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cuộc đời Liễu rẽ vào vòng xoáy tội lỗi. Con đông, điều kiện sống khó khăn, việc làm ăn thất bát, Liễu bèn nghĩ cách "nẫng" của người khác.
Liễu tham gia vào một đường dây đưa người vượt biên trái phép và tổ chức cưỡng đoạt tài sản của một số đối tượng này. Các con của Liễu lớn lên trong môi trường ấy dần trở thành những tên "hảo hán" có hạng ở vùng sông nước. Dưới sự "đạo diễn" của Liễu, họ tổ chức "ăn nóng" tài sản của người đi buôn dọc các tuyến sông từ Nhơn Trạch đi TP.HCM và các vùng lân cận.
Để giữ bí mật tung tích, nữ tướng cướp này chỉ kết nạp thành viên là người thân thích ruột thịt. Quá trình điều tra, Công an phát hiện ra băng cướp này có rất nhiều súng đạn, đó là số vũ khí họ "sưu tầm" được từ thời chiến tranh, tổng cộng đến cả chục khẩu cùng hàng ngàn viên đạn.
Với lợi thế thông thạo địa hình sông nước, những khi đi "ăn hàng", băng cướp này thường hành sự rất nhanh và rút rất chóng, làm cho lực lượng truy bắt không kịp trở tay. Băng cướp này khá "ăn tạp". Dọc đường hành sự, gặp bất kỳ tài sản gì đáng giá, có cơ hội cướp được là chúng thực hiện ngay.
Người dân dựng chòi chăn nuôi sát mép sông, kênh, rạch từng há hốc mồm trước kiểu cướp heo có một không hai. Chỉ cần một chiếc bao tải có đựng một ít tro bếp, tên cướp chụp đầu heo vào bao tải, rồi kẹp nách cả con heo nặng dăm, sáu chục ký bơi qua sông nhẹ tênh.
Những kiểu hành sự ấy đều do nữ tướng cướp Tám Lũy "huấn luyện". Bị phát hiện, truy bắt các tên cướp nổ súng chống trả quyết liệt. Khi đi tìm tư liệu cho bài viết này, tôi gặp được nhiều nhân chứng là các chiến sĩ Công an từng một thời tham gia phá vụ án lớn này.
Phó Công an xã Phú Đông Nguyễn Hồng Châu kể: Hồi đó tôi là Ấp đội trưởng ấp Vọng Đông, xã Phú Hữu. Trong một lần truy nóng đối tượng, lực lượng Công an và đặc công rừng Sác đã bắt được nữ tướng cướp Tám Lũy. Tôi và hai đồng chí khác được giao làm nhiệm vụ áp giải tên cướp nguy hiểm này về đồn Công an. Lúc này bà Tám vừa mới sinh thằng út (mấy đứa con của bà Tám từ thứ mười trở đi được gọi bằng cái tên khá ngộ như: Út, Vét, Chót, Hết, Ròm, như thể đứa nào cũng là đứa sau cùng, nhưng rồi đẻ lại hoàn... đẻ). Mặc dù đã bị trói hai tay ra phía sau nhưng khi đến đoạn sông vắng, lợi dụng lúc chúng tôi chủ quan, bà ta bất ngờ tung chân tấn công. Bọn tôi bị dính liên hoàn cước vào chỗ hiểm, đành nhìn theo bóng tên cướp mất dạng giữa dòng nước ngầu đục phù sa...
Trong quá trình hành sự, băng Tám Lũy đã một lần cướp nhầm phải công an. Lần ấy, ông S, cán bộ công an tỉnh Long An trên đường đi công tác (mặc thường phục) bị bọn cướp phục ngay ở đầu Cầu Cháy. Thấy một ông khách ăn mặc sang trọng, chúng giật luôn chiếc cặp rồi nhảy xuống sông, lên thuyền tẩu thoát. Lực lượng Công an, xã đội được huy động khẩn cấp truy nóng đối tượng. Bọn cướp bắn trả, vãi đạn rồi mất hút giữa vùng rừng ngập nước.
Với quyết tâm phải phá bằng được vụ án này trả lại sự bình yên cho nhân dân, Công an tỉnh Đồng Nai đã tung lực lượng trinh sát dày dạn kinh nghiệm bám năm địa bàn, nhất là những đồng chí giỏi tác chiến ở vùng sông nước, ngày đêm mai phục tại các tụ điểm mà bọn cướp thường qua lại, ẩn náu.
Được sự hỗ trợ của lực lượng đặc công rừng Sác và sự phối hợp chặt chẽ của quần chúng, các đợt tấn công truy quét ráo riết của công an đã lần lượt đưa những tên cướp liều lĩnh xộ khám. Trong chiến dịch đánh án dài ngày giữa mênh mông đồng nước, hai chiến sĩ công an bị dính đạn bọn cướp đã anh dũng hy sinh, một số đồng chí bị thương. Tên Tùng, con trai của nữ tướng cướp, kẻ đã bắn chết chiến sĩ công an, đã tự sát ngay sau khi bị bắt.
Về chốn bình yên
Hốt trọn ổ băng cướp nguy hiểm này đã khó, xử lý các đối tượng sau khi bị bắt càng khó hơn. Vấn đề đặt ra cho các lực lượng thực thi pháp luật chính là ở tính "đặc thù" của băng cướp. Tất cả bọn họ đều là thành viên trong một gia đình. Chiếu theo pháp luật để xử lý theo khung hình phạt là điều hiển nhiên. Nhưng vấn để quan trọng là cần phải có phương pháp cảm hóa, giáo dục để họ có cơ hội làm lại cuộc đời. Nếu không tương lai của một gia đình, dòng họ coi như chấm hết. Ngoại trừ tên Tùng đã tự sát, các tên cướp còn lại đều nhận những bản án nghiêm khắc, cao nhất là 18 năm tù.
"Vừa rồi đứa cuối cùng đã được ra tù" - bà Tám nói, đôi mắt ánh lên niềm vui. "Tụi nó bây giờ đứa nào cũng chí thú làm ăn. Thú thực, khi cả nhà bị vào tù, tui nghĩ thế là hết. Nhưng rồi những năm tháng chấp hành hình phạt, tui ngộ ra rằng, dù mình gây nhiều tội ác nhưng từ đội ngũ quản giáo cho đến chính quyền đều quan tâm giáo dục, định hướng, giúp đỡ mình làm lại cuộc đời. Giờ đây sống những năm tháng cuối đời, tui vẫn thường xuyên được các chú công an, cán bộ địa phương đến thăm hỏi, động viên. Nghĩ mà đau đáu ruột gan".
Đại úy Nguyễn Chính Tần, Trưởng Công an xã Phú Đông cho biết: Các con bà Tám sau khi ra tù đều được địa phương tạo điều kiện làm ăn, tái hòa nhập cộng đồng. Anh Nguyễn Văn Cư, con thứ hai của bà mở dịch vụ xe tải chở vật liệu xây dựng và kinh doanh nhà ở, đã vươn lên trở thành một trong những "đại gia" ở xã. Một số đứa con và cháu của bà tham gia vào hoạt động Đoàn, hội, có những đóng góp tích cực cho phong trào địa phương.
Còn bà Tám, dù các con khuyên bà về ở với chúng nhưng bà không chịu. Bà bảo: "Ngày xưa má đã định hướng sai lầm cho các con, bây giờ má cần ở một mình để ngẫm nghĩ về một quãng đời tội lỗi". Bà trở lại giồng Ông Đông, nơi ngày xưa bà ẩn náu làm điều ác, để gieo mầm thiện. Đôi tay ở tuổi "cổ lai hy" của bà trồng cây, lập chuồng trại chăn nuôi.
Cây bà trồng tỏa bóng sum suê. Đàn heo bà nuôi lên đến hơn 50 con, cùng hàng trăm con gà, vịt. Bà tâm sự: Cứ mỗi lần nghe tiếng trẻ con khóc, tiếng gà gáy, heo kêu... bà lại chạnh lòng tự hỏi, không hiểu tại sao hồi đó mình lại làm như thế? Nghèo khổ là một chuyện, nhưng không thể cứ nghèo là người ta có thể đi ăn cướp.
Sự sám hối đấy khiến bà day dứt. Vùng này giờ đây tuy không còn tồn tại những băng nhóm theo kiểu ngày xưa, nhưng hiện tượng trộm cắp, cờ bạc, đánh nhau, quậy phá... của một số nhóm thanh niên vẫn xảy ra thường xuyên. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Tám luôn tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương và động viên con cháu cùng tham gia.
Bà luôn lấy tấm gương phản chiếu về cuộc đời mình để vận động đám thanh niên tránh xa tội lỗi. Có lần lực lượng Công an xã bắt được một số đối tượng trộm cắp nhưng bọn chúng lì lợm không chịu khai ra nơi cất giấu tài sản. Bà Tám nghe tin tìm đến, nắm lấy tay thằng đầu sỏ mà rằng: "Tụi bay không học lấy cái khôn lại đi học lấy cái dại. Về khoản này chẳng đứa nào trong tụi bây qua mặt được tao đâu. Tài sản cất giấu ở đâu thì lấy ra đi". Bọn chúng nhìn bà rồi ngoan ngoãn gật đầu.
Bà Tám dẫn tôi đi tham quan khu chăn nuôi, trồng trọt xung quanh nhà. Nhìn bàn tay gầy yếu, run run chăm sóc những con heo mới đẻ, tôi không thể hình dung ngày xưa bà lại là một tướng cướp khét tiếng. Bà tâm sự: Mọi sai lầm đều có thể chuộc lại nhưng khi bàn tay đã vấy máu thì không gì gột rửa được. Điều ám ảnh, giằng xé tâm can bà suốt những năm cuối đời là cái chết của hai chiến sĩ công an và của con trai bà. Vì thế nên bây giờ, tất cả những gì liên quan đến mầm sống bà đều nâng niu, cho dù đó chỉ là một mầm cây hay những con gà mới nở...
Không gian vắng vẻ, u tịch ở giồng Ông Đông là chốn trú ngụ bình yên của tuổi già, nhưng trong tâm can bà, tôi hiểu, chưa có sự bình yên trọn vẹn vì những nỗi ám ảnh ấy...
Theo PHAN TÙNG SƠN - An ninh thế giới

Gặp lại nữ tướng cướp “lừng lẫy" một thời

2 Theo Công an TPHCM
ANTĐ Suốt 30 năm qua, công an và các lực lượng chức năng đã đấu tranh không mệt mỏi để giải quyết băng cướp này. Máu của CBCS công an đã đổ, đau thương ập đến nhiều gia đình trong cuộc chiến này...
Cuối năm 2006, Hoàng “phổi” và Thâu “ròm” - tàn dư của băng cướp Tám Lũy khét tiếng vùng Đông Nam bộ suốt mấy mươi năm đã bị bắt. Phi vụ cuối cùng của chúng là cùng đồng bọn dùng súng AK bắn chết ông Trương Đệ - chủ tiệm vàng Kim Hồng (chợ Phước Lý, xã Đa Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) - để cướp 70 lượng vàng. Suốt 30 năm qua, công an và các lực lượng chức năng đã đấu tranh không mệt mỏi để giải quyết băng cướp này. Máu của CBCS công an đã đổ, đau thương ập đến nhiều gia đình trong cuộc chiến đó. Với băng cướp Tám Lũy, có đối tượng bị tiêu diệt, có đối tượng tự tìm đến cái chết, số đối tượng khác bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật. Nhưng trong gia đình đặc biệt ấy vẫn có người cha (ông Tám Lũy) luôn ăn chay niệm Phật và khuyên răn con cháu không được gây tội ác. Có bà Tám Lũy ở tuổi xế chiều hay day dứt, đau khổ vì tội lỗi của các con. Có cả những thành viên hướng thiện và chí thú làm ăn vươn lên khấm khá...

THĂM "CĂN CỨ ĐỊA" CỦA BĂNG TÁM LUỸ


Sáng 14-9-2011, chúng tôi được ông Đặng Văn Thông - Phó CA xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - đưa đến thăm bà Tám Lũy. Căn nhà nhỏ của bà được cất trên khu đất rộng ở Cầu Cháy, xã Phú Đông. Mười năm gần đây, bà Tám Lũy cặm cụi nuôi heo, gà, vịt trên mảnh đất một thời là “căn cứ địa” của băng cướp khét tiếng. Hồi đó vùng này hoang vu, hiểm trở với bốn bề là sình lầy và các bãi dừa nước um tùm. Mấy mươi năm trôi qua, nhà bà Tám Lũy không còn là ốc đảo. Đường sá được mở mang, biệt thự và khu nhà vườn - cà phê đã mọc lên san sát.

Nay đã 75 tuổi, tóc bạc, gầy gò với khuôn mặt khắc khổ, bà Tám Lũy sống một mình, quạnh quẽ với ngôi nhà, mảnh đất có quá nhiều kỷ niệm. Nhìn bà hôm nay, làm sao có thể hình dung đó từng là một nữ thủ lĩnh bắn súng, xông xáo, mưu mẹo của một băng cướp khét tiếng trên sông nước vùng Đông Nam bộ mấy mươi năm trước. Ngôi nhà yên tĩnh này cũng là nơi những đứa con trai dữ dằn của bà như: Tùng “sát thủ”, Hoàng “phổi”, Sanh “cụt”... từng giấu vũ khí, lên kế hoạch, làm điểm xuất phát cho những vụ cướp kinh hoàng với nhiều người bị thảm sát.

Bà Tám Lũy bây giờ ít nói, đôi mắt không giấu được nỗi buồn. Có người kể rằng, trong phiên tòa xử Hoàng “phổi” và Thâu “ròm” tội “giết người, cướp của” tiệm vàng Kim Hồng, bà đã ngất xỉu khi nghe hai con trai bị tuyên án tử hình. Khi chúng tôi hỏi về cuộc sống hôm nay, bà cho biết: “Có đứa con trai nhỏ nhất (là Nguyễn Văn Chót) đang sống cùng nhưng suốt ngày nó ăn nhậu say sưa. Thỉnh thoảng còn về nhà trộm gà, vịt làm mồi nhậu”. Bà vừa nói vừa đưa đũa khuấy nồi vịt kho để con cháu về ăn. Bà lại khoe vừa bán bầy heo con được 15 triệu đồng và thi thoảng vẫn ra sông xúc mớ tôm, cá về cải thiện bữa ăn. Năm năm trước (2006), khi Hoàng “phổi” chấp hình xong mức án 20 năm tù đã về đây sống với bà. Ngày đó Hoàng cũng siêng năng phụ bà nuôi heo, gà... Mỗi lần bán heo dành được ít tiền, bà lại nghĩ đến việc cưới vợ cho Hoàng. Thế rồi bất ngờ Hoàng “phổi” bị bắt vì tham gia giết người, cướp tiệm vàng, bà hụt hẫng, bao nhiêu hy vọng đổ vỡ...
Ngồi với bà trong căn nhà cô quạnh, chúng tôi miên man nghĩ về 30 - 40 năm trước - thời vẫy vùng trên sông nước của bà. Sinh ra trong một gia đình nghèo, hàng ngày mấy chị em bà phải theo cha mẹ đi xuồng từ Phú Hữu (Nhơn Trạch, Đồng Nai) sang khu rừng đước lấy củi bán đổi gạo. Không ai ngờ rằng cô tiều phu ngăm đen, hiền lành, cần cù đó có thể trở thành nhân vật của những giai thoại như trong truyện trinh thám, kiếm hiệp của một dòng họ có đến 4 thế hệ trộm, cướp.

Sau ngày 30-4-1975, băng cướp Tám Lũy với hơn 30 năm hoành hành trên các vùng sông nước Đông - Tây Nam bộ đã gieo rắc biết bao tội ác. Lúc cao điểm, băng này có hàng chục đối tượng, hơn 10 súng, tiểu liên các loại, lựu đạn, mã tấu, xuồng máy... Chúng dám tấn công cả vào lực lượng công an, dân quân, bắn chết, làm bị thương nhiều CBCS công an, du kích và thường dân vô tội... Qua quá trình đấu tranh gian khổ, kiên trì, lực lượng Công an TPHCM, Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam bộ đã triệt phá băng cướp Tám Lũy.

Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã bỏ công đến một số trại tạm giam miền Đông, miền Trung tìm gặp những người con trong gia đình Tám Lũy đang thụ án để tìm hiểu nguyên nhân hình thành tổ chức tội phạm trong dòng họ này, cũng như động cơ gây án của mỗi thành viên. Lúc đó (tháng 8-2001) Hoàng “phổi” đã tâm sự: “Gia đình tôi có 13 anh chị em, thêm cha mẹ nữa là 15 người, đông nhưng “lạnh”, người trong một nhà nhưng ít quan tâm đến nhau. Năm 1987, khi tôi bị bắt (sau đó nhận án 20 năm tù về tội cướp có vũ khí quân dụng, trốn khỏi nơi giam giữ...), mấy đứa em như Tất, Chót, Út, Hết, Thâu... còn quá nhỏ. Năm 1993, khi tôi trốn trại trở về thì mấy đứa đó đi tù gần hết. Tôi không nhớ mặt được mấy đứa em mà tụi nó cũng chẳng mấy khi nghĩ đến thằng anh như tôi...”. Hoàng thở dài, mặt đượm buồn.

Thế nhưng mắt anh ta lại sáng rực, mồm há hốc, nghe như nuốt từng lời khi chúng tôi kể lại chuyện mẹ Hoàng - bà Tám Lũy bây giờ đã xây nhà mới, đang nuôi rất nhiều heo, vịt đợi Hoàng về cưới vợ. Hoàng sung sướng ra mặt và nhờ chúng tôi nếu có gặp bà Tám Lũy thì nhắn giúp Hoàng sẽ cải tạo tốt để sớm được về với mẹ. Năm năm sau buổi tiếp xúc với chúng tôi, Hoàng đã được trả tự do vào ngày 18-1-2006, được giảm thời hạn phạt tù 6 lần, tổng cộng 2 năm, Hoàng đã gặp lại cha - người mà có lúc Hoàng đã rất tức, ghét vì ông luôn khuyên Hoàng “đừng làm chuyện ác”.

Ông Tám Lũy cũng là người ngăn cản Hoàng khi y muốn giết cả nhà anh Phạm Văn Tiếp - Phó CA xã Đại Phước, Nhơn Trạch - vì anh Tiếp đã cùng với lực lượng công an, dân quân bắt giữ Hoàng (trước đó, Tùng “sát thủ” - anh ruột Hoàng đã phục kích, bắn chết anh Tiếp). Hai tháng sau ngày Hoàng trở về, ông Tám Lũy (tức Nguyễn Thanh Liêm) đã qua đời vì bệnh tật, tuổi già. Cả cuộc đời ông là chuỗi ngày dài suốt mấy mươi năm cặm cụi làm ăn, không bao giờ chấp nhận cách sống ngoài vòng pháp luật của vợ, con. Song ông không thể làm gì khác ngoài những lời khuyên dành cho họ.

Khi còn sống, có lần gặp các tác giả bài viết này, ông Tám Lũy tâm sự: “Tôi theo đạo Phật, cả đời chỉ tâm nguyện từ bi, hỉ xả. Không hiểu sao lại sinh ra bầy con dữ dằn như thế!”. Đó cũng là lý do những đứa con tỏ ra gần gũi với mẹ hơn là với bố. Hoàng đã có gần 300 ngày sống êm đềm bên cạnh mẹ sau gần 20 năm tù tội trở về. Chúng tôi cũng đã gặp lại Hoàng vào cuối tháng 4-2006 tại khu đất rộng 4.000m2 gần Cầu Cháy, xã Phú Đông. Mấy mươi năm trước, cù lao giữa mênh mông đồng hoang này là “căn cứ địa” của băng cướp Tám Lũy khét tiếng, giờ trở thành trang trại lý tưởng.

Bà Tám Lũy bây giờ là một lão nông chăn nuôi rất giỏi. Bầy vịt kêu quanh nhà và trong chuồng là 40 - 50 con heo tròn căng. Nhìn bà ngủ trưa thảnh thơi trên võng cùng đứa cháu nội, làm sao tin đó là bà Tám Lũy “lừng lẫy”, từng xuất hiện trên báo chí với tư cách “sếp” của các tướng cướp khét tiếng. Hoàng “phổi” cũng vậy, dáng dấp hiền lành, khắc khổ đang dùng vòi xịt tắm cho bầy heo. Bà Tám Lũy thức giấc, vui vẻ mời khách lên nhà trên. Căn nhà còn thơm mùi sơn mới, mát lạnh giữa cánh đồng lộng gió.

Lúc đó đám tang ông Tám Lũy vừa được 3 tuần nên không khí yên ả, đượm buồn vẫn còn vương vấn trong nhà. Tuy vậy, bà Tám Lũy cũng rất sôi nổi khi nói về chuyện nuôi heo và chuyện hối thúc Hoàng lấy vợ. Hoàng đi tới đi lui mà không góp ý, lâu lâu lại nhếch mép cười. Vài tháng sau, Hoàng được mẹ cho đất cất hai phòng trọ cho thuê để kiếm thêm thu nhập và đưa một cô gái quê miền Tây về giới thiệu với mẹ. Suốt một tháng sống với mẹ chồng tương lai, cô gái đã làm bà Tám Lũy hài lòng. Bà đã nghĩ đến chuyện tổ chức đám cưới cho con. Song một lần nữa Hoàng chọn sai đường.

Ngày Hoàng bị bắt lại vì có liên quan đến băng cướp tiệm vàng Kim Hồng (10-11-2006), bà Tám buồn vô hạn. Bà thẫn thờ suốt mấy ngày, gặp ai cũng kể: “Thằng Hoàng dại dột quá, vậy là tôi phải chờ thêm một hai năm nữa mới làm đám cưới cho nó được”.

GIA ĐÌNH “NỔI TIẾNG”

Bắt đầu từ Trần Văn Rốp, tức Mười Rốp. Đó là một người đàn ông to con, giỏi võ, tính tình nóng nảy, hành xử kiên quyết nhưng đôi khi cũng tỏ ra là người có óc hài hước. Nhiều cụ già tuổi trên 80 ở vùng chợ nhỏ Thủ Đức ngày nay kể lại rằng lúc đầu ông Mười Rốp sống bằng nghề đốn củi, thỉnh thoảng trộm vặt; sau thấy “một đêm trộm bằng ba năm làm”, lại có sức khỏe, nhanh nhẹn, gan dạ, được những người khác nể nang nên ông tụ tập băng nhóm chuyển sang làm tướng cướp. Băng của Mười Rốp hoạt động mạnh ở vùng sông nước giáp ranh giữa Thủ Đức - Biên Hòa, trong đó có cả những lần cướp tài sản trong đồn Tây, nhà giàu, tàu buôn... và những lần ra vẻ nghĩa khí chia chiến lợi phẩm cho những người nghèo không tham gia băng cướp.

Năm 1945, Nhật bại trận, Mười Rốp cùng một số người bắt trói ba lính Nhật, thu một số súng bỏ lên xe bò kéo đi giao nộp cho Việt minh. Quần chúng theo sau xe bò vỗ tay hoan hô. Từ đó tiếng tăm của Mười Rốp bắt đầu có ảnh hưởng trong giới lục lâm thảo khấu, nhiều băng nhóm khác gia nhập và mở rộng địa bàn hoạt động. Thời gian sau, quân Pháp dựa hơi đồng minh tái chiếm Nam bộ và xây dựng lại bộ máy hành chính. “Pô-lít” Pháp tầm nã, Mười Rốp bị bắt đi tù, băng cướp của ông tan rã...

Đầu những năm 1950, Mười Rốp hết hạn tù, thấy khó có thể sống ở đất Thủ Đức, nơi ông đã gây ra quá nhiều tội lỗi và tiếng tăm, Mười Rốp đốt chòi, đưa hết vợ con lên ghe, vượt sông Đồng Nai sang lập nghiệp ở vùng Phú Hữu, Nhơn Trạch. Ông kiếm đất cất chòi, giải nghệ cướp, sống nghèo khổ bằng nghề đốn củi. Có giai thoại rằng, khi còn làm tướng cướp, lúc cao hứng ông Mười Rốp thốt ra lời nguyền: “Thằng này sống đời hải hồ, đầu đội trời, chân đạp đất, con cháu có nối nghiệp làm cướp âu cũng là định liệu của trời đất”. Sau này đám con cháu lần lượt đi theo con đường trái đạo của ông, nhiều người càng tin giai thoại trên là có thật. Những thế hệ lần lượt lớn lên trong nghèo đói cơ cực, thiếu sự học hành, giáo dưỡng, thiếu tình thương (điều này thể hiện rõ qua từng số phận trong dòng họ này) đã chọn con đường phạm pháp để sinh nhai và thể hiện tính háo thắng bằng tội ác.

Quá khứ của tướng cướp Mười Rốp dưới cách nhìn lệch lạc của đám con cháu là hành vi hảo hớn anh hùng. Chúng muốn noi theo, như những cánh chim non dại theo hướng tượng đài đen lao vào giông bão mà không lường hậu quả. Thế hệ đi trước lao vào tù tội, thế hệ sau sống trong bơ vơ, mặc cảm và nỗi hằn học vô lý với nền pháp luật đã trừng phạt cha mẹ, anh chị họ. Đó là những điều kiện thuận lợi nhất để những tâm hồn tật nguyền, những nhân cách chưa kịp định hình rơi vào con đường phạm tội. Cả bốn thế hệ tội phạm trong dòng họ này đều được “sinh nở” theo con đường như vậy.

Ông Trần Văn Rốp có vợ là Nguyễn Thị Tôm. Có lẽ ông rất yêu vợ và thích điều đơn giản nên từ cái tên đầy chất “thủy tộc” của vợ, ông đặt tên con theo những thứ ông thấy trên sông nước. Bà Tám Lũy là con gái đầu, được cha chọn tên khai sinh là Trần Thị Tép, các em của Tép là Trần Thị Rái, Trần Thị Cá... Những cái tên có gì đó gợi buồn về một hoàn cảnh nghèo khổ, dân dã. Mà ông Rốp nghèo thật, mấy cha con có được một chiếc xuồng cũ, ngày ngày đốn củi đổi gạo, mò cua ốc làm thức ăn. Thời kỳ này gia đình họ chuyển từ Thủ Đức về Phú Hữu, Nhơn Trạch và ông Mười đã giải nghệ cung kiếm, đóng vai một tiều phu cần mẫn.

Cuộc sống trôi êm đềm, các cô gái lớn dần lên, biết phận nghèo nên chẳng đua đòi, ăn diện. Gần nhà ông Mười có một đồn lính Tây, trong đó có một anh lính trẻ mồ côi cha mẹ tên gọi Nguyễn Thanh Liêm. Lúc rảnh rang, anh Liêm thường sang nhà ông Mười chơi, dần hồi anh quen và cảm mến cô Hai Tép. Lương lính hẻo nhưng anh Liêm cũng cố dành dụm mua tặng cô Hai chai dầu thơm của Tây, cục xà phòng tắm hiệu Cô Ba nổi tiếng đương thời. Có lẽ thời khắc đó, cô Hai Tép đã lịm đi vì hạnh phúc. Họ có một đám cưới nhỏ vào năm 1953, sau đó ông bố vợ cho mượn 1.000 đồng mua chiếc ghe 2 tấn. Ông Liêm bỏ nghề lính, ngày ngày theo vợ đốn củi chở ghe ra chợ bán. Cô Hai Tép được gọi theo tên chồng là bà Tám Lũy từ đó mãi đến tận bây giờ. Nhờ chí thú làm ăn nên dần hồi vợ chồng cũng trả được nợ, mua được mấy công đất cất nhà lá ở tạm. Bây giờ thì bà đi củi, ông ở nhà làm ruộng, chăn nuôi, giăng đáy kiếm cá dưới sông... Kinh tế ngày càng khá giả, ông Tám Lũy nghĩ đến chuyện sẽ xây một căn nhà khang trang rộng rãi vì lúc này họ đã có đến 6 đứa con. Giấc mơ đẹp của ông tan thành mây khói vào một ngày giáp Tết.

Vài người đàn ông, phụ nữ đã đến gặp ông. Họ than vãn, chửi bới, khóc lóc, đòi ông phải trả cho họ 10.000 đồng (tương đương 4 - 5 lượng vàng). Đây là số tiền bà Tám Lũy vay mượn của họ để đánh bạc. Ông Tám chới với, gặp vợ hỏi nguồn cơn thì nhận được một câu trả lời tỉnh queo: “Đánh bài có khi ăn khi thua chớ! Tôi đang xui ông còn cự cái gì?”. Vốn là người hiền lành, ngại ồn ào to chuyện, ông Tám lặng lẽ bán mấy trăm giạ lúa trả tiền thua bạc cho vợ. Tưởng đâu nghĩa cử đó có thể cảm hóa được bà Tám, không ngờ bà càng “leo thang”, đánh bạc dài dài qua Tết đến tháng 2, tháng 3. Có cái lạ là chả bao giờ bà thắng, của nả trong nhà chảy dần vào các sòng đỏ đen...

Phú Hữu xuất hiện nạn trộm vặt. Nhiều nhà mất bầu bí, heo, gà. Dấu chân để lại hiện trường là dấu giầy bốt-đờ-sô mà Mỹ trang bị cho lính Sài Gòn. Bà con lôi các ông lính đóng đồn gần đó ra chửi. Có người theo dõi, dưới ánh sáng mờ mờ của đêm trăng, một bóng người mặc quần áo lính nhẹ nhàng vào chuồng gà. Sau khi tóm một mớ gà bỏ bao, tên trộm cởi đôi giày lính dưới chân ra bỏ luôn vào bao gà cùng với chiếc mũ lính trên đầu. Trộm vác bao đi chân đất ra, mái tóc vô tình xõa dưới trăng để rõ đó là một phụ nữ. Bà Tám Lũy đã dùng cách đó để xóa dấu vết và đánh lạc hướng dư luận, đổ lỗi lên đầu các chú lính. Quả là một đạo chích tinh quái!

Là phụ nữ nhưng Tám cao ráo, khỏe mạnh như đàn ông. Thêm ít võ nghệ do cha là ông Mười Rốp truyền thụ, sự tinh quái trong bà càng làm bà nguy hiểm trong tư cách một tên trộm. Bà từng bị phát hiện khi đang trộm một con heo trong bộ đồ lính. Người ta truy đuổi, bà vác con heo 40 - 50kg chạy bon bon. Ai dám nghĩ đó là một người đàn bà?

Không thể chịu nổi cách sống quá quắt của vợ, ông Tám xin li dị vào năm 1968. Ông nuôi bầy con, còn bà đổi tên thành Trần Thị Liễu, vào Long Thành làm sở Mỹ, được bao nhiêu tiền lại tung vào sòng bạc. Một thời gian sau bà bỏ sở Mỹ, trở về khu Nhơn Trạch mua một mảnh đất gần cầu Cháy (nay thuộc xã Phú Đông). Đây là một vùng đất hoang vắng bốn bề sông rạch và những đầm lầy mọc toàn dừa nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, chỗ này trở thành căn cứ của băng cướp Tám Lũy.

Do địa hình hiểm trở, um tùm nên nhiều lần lực lượng CA, dân quân tấn công vào đều không đạt hiệu quả. Những đứa con trai làm tướng cướp của bà Tám vốn thông thuộc địa hình, di chuyển linh hoạt bằng xuồng giữa các đầm lầy, sông rạch và chống trả kịch liệt bằng tiểu liên M16, AK, lựu đạn... đã gây khó khăn, tổn thất cho lực lượng truy bắt chúng. Nhưng đây là chuyện của hồi sau, chúng tôi xin trở lại chuyện về bà Tám Lũy. Từ ngày mua được khu đất ở Cầu Cháy (khoảng 4.000m2) bà lập chòi ở, đào hồ, đóng đáy bắt cá, ra dáng một nông phu cần cù. Nơi ở của bà không xa căn nhà mà ông Tám Lũy đang sống cùng các con. Có mớ cá tôm, bà Tám lại mang qua. Bà nấu giúp các con một nồi cơm, nướng đúng cách vài con cá, cả nhà có những giây phút đầm ấm bên mâm cơm ngọt ngào.

Ông Tám nhìn thấy tất cả, trái tim bồi hồi. Ông nói với người vợ cũ vài câu, nhiều hơn thế nữa. Bà tỏ ra ân hận vì lỗi lầm cờ bạc. Cả hai đều nhắc đến chuyện phải sống vì các con. Năm 1971, họ lại chung sống với nhau sau ba năm ly thân. Cả ông với bà đều là những người có sức khỏe, làm lụng giỏi. Các con cũng đã lớn, góp sức nên cuộc sống gia đình no đủ, dư dả. Lần này thì ông Tám tính đến chuyện phải xây nhà lầu. Mùa xuân lại đến, trong không khí rạo rực đón Tết, bà Tám lại bị cuốn hút vào các sòng bạc. Từ chiếu bạc đi ra, bà tỏ ra mệt mỏi chán ăn, nhác làm. Buồn hơn nữa là ruộng đất, trâu bò lần lượt bị bà cầm cố, bán để trả nợ thua bạc.

Nguy hiểm hơn là mỗi lần đi cờ bạc bà thường dắt theo một cậu con trai chưa quá 10 tuổi. Tùng, Sanh, Hoàng... cả ba tròn mắt ngây thơ bên chiếu bạc. Từng chứng kiến vui buồn, tan nát của mẹ qua những lá bài, hạt xí ngầu và từng phải “ăn” quá sớm những câu chửi thề, thói gian lận điêu trá và ý nghĩa tệ hại của đồng tiền ở chốn đỏ đen... Tất cả đã thấm vào nhân cách của chúng, để sau này chúng sớm sa vào con đường cờ bạc, trộm cắp, coi thường nhân nghĩa và cuối cùng thành những tướng cướp giết người không ghê tay. Ông Tám Lũy vẫn chưa quên lần bị chính vợ mình lừa. Biết tính bà Tám thường chôm chỉa đồ nhà để đánh bạc nên ông phải chôn kỹ món tiền dự định xây nhà. Nhiều lần bà Tám “hỏi thăm”, ông đều khéo léo từ chối.

Một hôm bà đi đâu về, xổ trong giỏ ra một đĩa lòng nóng hổi thơm phức, mấy cọng rau thơm, tía tô càng làm đĩa mồi quyến rũ. Cuối cùng là chai rượu trắng sủi tăm. Bà rót rượu cho ông, gắp mồi đưa tận miệng, dịu dàng ân cần như cái thuở hai người mới cưới nhau. Ông Tám chếnh choáng vì cái buổi chiều mặn nồng ấy. Có lẽ bà đã hỏi và ông đã chỉ xuống đất. Một năm sau, ông Tám thăm lại “kho báu” của mình. Nền nhà được đào tung, chỉ còn... mảnh nylon gói tiền, vàng! Ông Tám đau thắt ruột, thủ phạm thì ông biết nhưng can đảm nói ra thì không. Cơ hội có một căn nhà khang trang của ông một lần nữa bị đánh cắp...

(Còn tiếp)

Lời nguyền của gia đình nữ tướng cướp miền đông

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Advertisement
Những người không biết chuyện nếu gặp bà Tám Lũy ngoài đường bây giờ thì chỉ có thể nghĩ rằng bà là một người nông dân hiền lành, già nua và khắc khổ. Chẳng ai ngờ rằng người đàn bà này là nữ tướng chỉ huy một băng cướp gia đình khét tiếng miền Đông Nam Bộ nhiều năm trước đó.
Khách đến thăm bà Tám Lũy vào sáng 14.9.2011
Khách đến thăm bà Tám Lũy vào sáng 14.9.2011
Những ngày lương thiện cuối đời của nữ tướng cướp
Bà Tám Lũy hiện sống trong trang trại của gia đình nằm giữa cù lao xã Phú Đông, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Xưa kia đây là đại bản doanh của băng cướp Tám Lũy, là sào huyện bất khả xâm phạm của đại gia đình tướng cướp này. Nhưng bây giờ, cũng trên mảnh đất đó, bà Tám Lũy dựng một căn nhà nhỏ nuôi vài chục con lợn, vài trăm con vịt, con gà. Sáng sáng, bà nấu cám nuôi lợn, rồi lùa vịt ra đồng chăn. Đến chiều, bà nằm trên chiếc võng đu đưa bên hiên nhà và không ngừng suy nghĩ về cuộc đời mình. Bao nhiêu ngày kể từ khi bà hoàn lương là bấy nhiêu ngày trang trại này rộn lên tiếng lợn, gà, vịt đua nhau kêu cả ngày. Sự sống đã trở về trong trang trại nhỏ nằm giữa cù lao Phú Đông.
Bà Tám Lũy bây giờ đã già nhưng bà nhất quyết không về ở với con cháu. Bà sống một mình trong cái chòi nhỏ giữa cù lao, nuôi lợn, nuôi gà vịt và trồng rau như một người nông dân thực thụ. Bà thích ở một mình vì những lúc rảnh rỗi, bà thường hồi tưởng lại những tội lỗi mình đã gây ra trong quá khứ. Nếu ngày xưa bà là nữ tướng cướp ngang dọc giang hồ, sẵn sàng dạy cả đàn con cháu những điều tàn ác và chỉ huy băng cướp gia đình của mình gây tội ác, gieo rắc nỗi kinh hoang khắp tỉnh Đồng Nai thì bà bây giờ lại là một bà lão nông dân hiền lành đến khó hiểu.
Giờ đến cả con vịt, con gà, bà Tám cũng không dám làm đau. Càng về già, bà càng thấy trân trọng những gì liên quan đến sự sống, sự sinh sôi, nảy nở. Và có thể ngồi ngắm con gà, con vịt đẻ trứng, nhìn chúng ấp nở thành con rồi lớn lên với một niềm say mê kỳ lạ. Đó là lúc lòng bà tràn ngập hạnh phúc và tự do. Nhiều năm để bàn tay nhúng chàm, khi trở về với đời thường, bà là một công dân vô cùng có ý thức pháp luật. Đã ở cái tuổi xấp xỉ 80, nhưng mỗi khi nghe quanh vùng có đám thanh niên hư hỏng, phá phách, đua đòi, thỉnh thoảng giở thói trộm cặp, hành hung người, bà đều tìm đền, túm cổ áo chúng và dùng chính cuộc đời mình để dạy cho chúng những bài học về cuộc đời. Những lúc đó, người đàn bà ở cái tuổi 80 vẫn toát lên sự uy lực của một nữ tướng cướp ngày nào.
Khi ra tù, bà đã đếm từng ngày để chờ đợi những đứa con của mình trở về, cùng bà chung tay xây dựng lại mái ấm gia đình đã bị bà phá nát. Rồi ngày đó cũng tới. Những đứa con của bà trở về. Bà và các con mỗi người làm một việc, chọn một nghề để hoàn lương. Có người con của bà đã trở thành những hộ làm ăn khá được chính quyền xã khen ngợi, tuyên dương.
Riêng bà cũng là một nông dân giỏi. Ngày ngày, bà chăm chút đàn heo, đàn vịt của mình. Đến lứa bán đi, bà vẫn ăn uống tằn tiện chứ chẳng dám tiêu pha. Tiền bán heo, bán vịt bà bỏ ống chờ đợi ngày con ra tù để lấy cho chúng một tấm vợ, dựng cho chúng một nếp nhà nho nhỏ. Bà có một nỗi ân hận suốt đời, chính bà là người đã phá hỏng tâm hồn những đứa con của mình. Vì thế, khi bán đàn vịt , đàn lợn, bà thường mơ màng nghĩ rằng bà sẽ dùng nó để tạo cho con cái mình một cuộc sống khác. Đó là những điều mà người mẹ này có thể làm, để giúp đỡ các con mình và về một khía cạnh nào đó là để chuộc lỗi với chúng.
Chân dung hậu duệ của nữ tướng cuớp miền Đông
Ước mơ của bà Tám thì nhiều. Nhưng nghiệp chướng của bà thì chưa hết. Lời nguyền của dòng họ Tám Lũy dường như chưa thể kết thúc. Bởi những đứa con của bà, có những đứa hoàn lương, nhưng có những đứa đã lún sâu vĩnh viễn vào tội ác.
Trong những người con của bà có những đứa đã trở thành những tên tội phạm nổi danh: Sanh “Cụt”, Tùng “Sát thủ”, Thâu “Ròm”, Hoàng “Phổi”. Tùng sát thủ chính là kẻ đã bắn chết trưởng công an xã Phạm Văn Tiếp nhiều năm về trước rồi sau đó tự sát khi bị công an bắt. Những năm cuối đời, bà đón hai đứa con tù tội là Hoàng phổi (tức Nguyễn Văn Hoàng) và Thâu ròm (tức Nguyễn Văn Thâu) về sống cùng, hy vọng chúng xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái và làm lại cuộc đời. Nhưng chúng đã chọn cho mình một con đường khác: con đường của máu và tội ác…
Nguyễn Văn Hoàng - tức Hoàng "Phổi" là một trong những đứa con nổi danh nhất của bà Tám Lũy. Ngày đó trong băng cướp Tám Lũy, Hoàng là một trong những tên cướp đóng vai trò chủ chốt. Ngày bé, cùng với những anh em của mình, Hoàng được mẹ cho đi theo đến các sới bạc. Chứng kiến cảnh sát phạt đỏ đen, cảnh ăn tục chửi thề và tiếp nhận đủ những thứ xấu xa trong sới bạc, đầu óc của Hoàng “Phổi” đã bị tha hóa ngay từ khi còn bé. Không được học hành, không được mẹ giáo dục tử tế, Hoàng phổi giống như một cái cây dại không người uốn nắn để rồi nhanh chóng biến thành một cái cây độc.
Khi bà Tám Lũy khởi xướng băng cướp gia đình, Hoàng phổi nhanh chóng nổi lên với sự hung bạo, tàn ác. Với súng đạn, vũ khí có sẵn trong tay, hắn là một tên cướp khát máu, nổi tiếng tàn bạo. Trong những lần đi cướp, hắn sẵn sàng xử lý những nạn nhân không chút run sợ nếu họ có biểu hiện chống cự, hay chỉ là một cử chỉ khiến hắn nóng mắt. Ngày đó, khi được cha là ông Tám Lũy khuyên bảom gắn còn quay lại đánh cả cha và dọa giết ông. Với tên cướp này, đạo đức và tình người là những điều xa lạ và không tồn tại trong cuộc đời hắn.
Hắn cũng có cái kết chung giống như mẹ và các anh chị em của mình. Hắn bị bắt năm 1986. Khi đó, khám xét người hắn, lực lượng công an thu được một bản danh sách không dưới chục người mà hắn đang lên kế hoạch giết. Đó là những người tham gia chiến dịch truy bắt hắn. Hắn bị kết án sau đó với án tù 20 năm.
Đầu năm 1990, Hoàng trốn trại, nhưng sau đó nhanh chóng đã bị bắt lại. Hắn đi tù đến năm 2006 thì được trả tự do. Những ngày còn ở trong trại giam, có những thời điểm, người ta tưởng hắn đã thức tỉnh và thành tâm sám hổi. Bằng chứng là hắn thường tâm sự với cán bộ quản giáo về nỗi nhớ gia đình, về khát khao được tự do, được lấy vợ, sinh con và có một mái ấm thực sự. Hắn không vi phạm kỷ luật như những ngày đầu vào trại nữa mà tích cực cải tạo trong những năm cuối ở tù. Năm 2006 hắn ra tù trước thời hạn gần 3 năm nhờ tích cực cải tạo.
Những ngày đầu được trả tự do, Hoàng "Phổi" trở về cù lao Phú Đông, sống cùng với mẹ. Giống như mẹ, Hoàng đã có một quãng thời gian sống như một nông dân thực thụ. Hắn giúp bà nấu cám heo, tắm cho heo rồi ngày ngày lùa vịt đi kiếm ăn ngoài đồng. Đó là quãng thời gian mà bà Tám Lũy hạnh phúc nhất trong đời. Bà cười nói rộn ràng, mắt long lanh, gương mặt rạng rỡ. Ngày Hoàng phổi mang bạn gái về nhà giới thiệu, bà thấy cuộc đời mình mãn nguyện. Bà chiều cô con dâu tương lai hết mực, thủ thỉ với cô con dâu về chuyện cưới xin sắp tới, về chuyện bà đã bỏ ống heo được bao nhiêu tiền để lo đám cưới. Nhưng ước mơ đám cưới cho cậu con trai Hoàng phổi của bà Tám Lũy đã không thành.
Những đứa con không từ bỏ tội ác và ước mơ không thành của người mẹ
Ngày 12.10.2006, vụ cướp tiệm vàng Kim Hồng (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) gây chấn động dư luận. Ông chủ tiệm vàng Kim Hồng bị bắn chết ngay tại chỗ. Băng cướp sau khi giết người đã cướp đi 70 lượng vàng. Chỉ vài ngày sau, bà Tám Lũy nhận được tin sét đánh: hai người con trai của mình là Hoàng "Phổi" và Thâu "Ròm" chính là những kẻ cầm đầu nhóm  cướp tiệm vàng giết người man rợ đó. Lúc nhận được tin, bà Tám Lũy vẫn đang khấp khởi chờ đợi ngày chuẩn bị đám cưới cho con trai …
Trong thời gian thụ án tù tại trại giam, Hoàng quen với hai đối tượng là Đinh Văn Thắng (sinh năm 1970, quê ở Nghi Lộc, Nghệ An) và Hà Văn Thành 9 (sinh năm 1971, quê ở Xuân Minh, Quảng Ninh). Trước khi ra tù, chúng đã trao đổi số điện thoại và địa chỉ để hẹn sẽ liên lạc với nhau. Tuy nhiên, ba tên này muốn gặp lại nhau không phải với mục đích động viên nhau hoàn lươnng mà cùng ấp ủ âm mưu tiếp tục quay trở lại con đường tội ác.
Được trả tự do một thời gian, sau những ngày đầu giúp đỡ bà Tám Lũy chăm sóc đàn heo, Hoàng bắt đầu chán cảnh lương thiện. Hắn lên kế hoạch thực hiện các vụ cướp tiệm vàng để có tiền tiêu xài. Lúc đó, thấy cậu em trai Nguyễn Văn Thâu cũng đang chán nản vì không có tiền, Hoàng "Phổi" rủ em đi cướp. Sau khi ra tù, Thâu ròm hành nghề xe ôm. Nhưng dường như cũng không vui vẻ gì với việc kiếm những đồng tiên mồ hôi nước mắt khó nhọc, nên khi anh trai rủ đi cướp, Thâu ròm gật đầu.
Sau khi lên phương án cướp tiệm vàng, hai anh em Hoàng phổi và Thâu ròm hẹn gặp Thắng và Thành. Bọn chúng cử Thắng và Thành qua biên giới mua súng để làm phương tiện gây án. Ban đầu Hoàng phổi và Thâu ròm rủ hai tên đồng bọn đi cướp tiệm vàng ở huyện Chợ Mới, An Giang. Nhưng sau khi trộm một chiếc xe máy ở Chợ Mới làm phương tiện gây án (Thâu “Ròm” là chuyên gia trong lĩnh vực trộm xe – PV), bọn chúng đã thay đổi kế hoạch, từ bỏ ý định cướp tiệm vàng ở Chợ Mới vì thấy kế hoạch không khả thi do không thông thạo địa bàn. Tên Hoàng phổi chính là người đã đề nghị cả nhóm quay về xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai quê hắn để cướp. Tiệm vàng Kim Hồng ngay lập tức rơi vào tầm ngắm của hắn.
Vì là người địa phương nên Hoàng "Phổi" và Thâu "Ròm" không trực tiếp ra tay, bởi là những tên tội phạm chuyên nghiệp, chúng thừa hiểu chúng sẽ  không thoát khỏi sự nghi ngờ của lực lượng công an. Sau khi đã bàn bạc, bọn chúng thống nhất sẽ phân công Thắng và Thành đi cướp, còn Hoàng và Thâu sẽ chờ sẵn ở một điểm hẹn để cùng nhau lên đường tẩu thoát.
Sau khi khảo sát xong xuôi, 20h tối ngày 12.10.2006, hai tên Thành và Thắng chở nhau đến tiệm vàng Kim Hồng ở trung tâm xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Vừa bước vào tiệm, bọn chúng đã rút súng ra bắn nát tủ kính dựng vàng. Bà chủ tiệm vàng Lê Thị Hồng đang đứng đó, không kịp phản ứng, bị bắn một viên đạn suợt qua tai ngất xỉu. Chồng bà Lê Thị Hồng là ong Trương Đệ thấy thế vội hô hoán “cướp cướp”. Ngay lập tức, tên Thắng đã chĩa súng vào người ông Đệ và lạnh lùng bắn một phát trúng tim, khiến ông Đệ chết ngay tại chỗ. Sau khi vơ vét được 70 lượng vàng, hai tên lập tức lên xe máy chạy trốn.
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, ngay sau khi vụ cướp giết xảy ra, lực lượng công an đã tổ chức truy đuổi hai tên cướp này. Tên Thắng và Thành bị bắt ngay sau đó, khi chưa kịp đến chỗ hẹn với hai anh em Hoàng phổi và Thâu ròm. Tuy Hoàng và Thâu không trực tiếp tham gia vụ cướp, nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoanh vùng đối tượng, chưa đầy một tháng sau, lực lượng công an đã bắt được hai đối tượng này, với những chứng cứ không thể chối cãi về vai trò của chúng trong vụ cướp.
Hai người con trai của bà Tám Lũy một lần nữa lại sa lưới pháp luật bởi vụ cướp giết gây chấn động dư luận Đồng Nai. Càng chấn động hơn khi băng cướp này có hai hậu duệ của nữ tướng cướp Tám Lũy một thời làm chủ mưu. Sau khi Hoàng "Phổi" và Thâu "Ròm" bị bắt, bọn chúng đã bị truy tố về các tội “giết người cướp tài sản”, “mua bán trái phép chất vũ khi quân dụng” và “trộm cắp tài sản”.
Khi nhận được tin hai người con trai của mình là những kẻ chủ mưu vụ cướp, bà chết lặng người. Đời bà đã chứng kiến nhiều đứa con của mình vào tù ra tội. Nhưng chưa lần nào bà buồn như lần này. Nó là một cú đánh quá mạnh với bà trong những năm tháng về già, khi bà đang thực sự khao khát một cuộc đời lương thiện, vui vầy bên con cháu như bao người già khác.
Nước mắt mẹ tướng cướp
Ngày 14.12.2007, tại trường cấp 2 Phú Đông huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai đã diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với băng cướp của hai anh em Hoàng "Phổi" và Thâu "Ròm" và đồng bọn. Trong phiên tòa lưu động đó, nhận thức được sự nguy hiểm, manh động của các đối tượng nên một lực lượng lớn các cán bộ chiến sĩ công an đã được cắt cứ  để bảo vệ phiên tòa. Rất đông người dân ở địa phương đã có mặt tại phiên tòa để tận mắt nhìn thấy hai tên cướp trong băng cướp khét tiếng của gia đình Tám Lũy ngày nào.
Bà Tám Lũy là người có mặt tại phiên tòa xét xử lưu động sớm nhất. Ngày hôm đó, bà đứng phía dưới, nhìn hai đứa con của mình đang đứng trước vành móng ngựa mà mặt buồn rười rượi. Nhưng đáp lại ánh mắt đau đớn của mẹ, gương mặt Hoàng ráo hoảnh, lạnh lùng khi nhìn về phía người mẹ già của mình. Khi hai đứa con trai bị tòa tuyên án tử hình, bà Tám Lũy chết điếng người. Đầu óc người đàn bà lừng lẫy giang hồ một thời đơn giản trước đó nghĩ rằng, vì hai đứa con của bà không trực tiếp gây án nên sẽ không bị xử nặng. Bản án đó, theo một cách nào đó, cũng là bản án tử hình đối với chính bà. Xã hội và pháp luật lên án những đứa con gây ra tội ác của bà. Nhưng bà Tám Lũy lại lên án chính mình. Bởi bà là người đã dẫn dắt những đứa con của mình vào đường tội lỗi.
Phiên toà phúc thẩm giữ nguyên bản án tử hình đối với hai anh em Hoàng và Thâm, nên với bà niềm hy vọng duy nhất cho hai đứa con trai tử tù của bà là quyết định ân xá của chủ tịch Nước. Nhưng bà hiểu, đó chỉ là một niềm hy vọng mong manh.
Ở trong phòng giam tử tù, hai anh em Hoàng "Phổi" và Thâu "Ròm" luôn tỏ ra là kẻ không biết hối cải. Những ngày đầu vào trại, Thâu thường xuyên chửi bới không trừ một ai. Hắn chửi đời, chửi người, chửi cán bộ trại giam, chửi người anh trai bị giam cùng trong khu giam tử tù. Có một đêm giữa năm 2009, chủi mãi cũng chán hắn quyết định trốn trại. Khi đó, kiếm được một mấu sắt sắc nhọn, hắn đã dùng nó để cưa cùm chân rồi đục trần nhà trại giam hòng chui ra ngoài. Nhưng chưa kịp thực hiện âm mưu thì hắn đã bị phát hiện. Hắn bị khống chế và bị  giam trở lại ngay sau đó. Khi hỏi vì sao hắn định vượt ngục, hắn bảo biết chắc vượt cũng không vượt được nhưng làm thế để giải sầu, cho cuộc sống trong phòng giam tử tù đỡ nhàm chán, để những ngày ngồi chờ đợi cái chết không quá đơn điệu.
Những ngày hai người con trai nằm trong phòng giam tử tù của trại giam Công an tỉnh Đồng Nai, bà Tám Lũy vẫn thường xuyên lên thăm nom con. Nếu trước đó bà để ống heo dành tiền cưới vợ cho con thì giờ số tiền trong ống heo đó được bà lấy ra để đi mua quà thăm nuôi hai đứa con đang nằm chờ chết. Không ai hiểu khi đến thăm hai đứa con tử tù, bà nghĩ gì. Nhưng nhìn vào mắt bà, lúc nào người ta cũng thấy nước mắt trào ra. Có lẽ đó là lúc người đàn bà ngang dọc giang hồ một thời ân hận hơn bao giờ hết về tội lỗi trong quá khứ của mình.
Điều mà bà Tám Lũy, nữ tướng cướp miền đông lừng lẫy một thời cảm thấy may mắn nhất là chồng bà – ông Tám Lũy đã qua đời trước khi hai đứa con của bà thực hiện vụ cướp giết và bị tuyên án tử hình. Ông Tám Lũy qua đời sau khi Hoàng "Phổi" đi tù về vài tháng, và trước khi hắn cùng Thâu ròm gây án cũng chỉ vài tháng.
Cả đời ông Tám sống lương thiện nhưng đến lúc chết vẫn không thể trả lời câu hỏi mình đã gây ra nghiệp chướng gì mà lại sinh ra một đàn con hung bạo đến thế. Ông Tám chết, câu hỏi đó đi theo ông xuống mồ. Bà Tám Lũy thì bảo may mà ông chết để không phải chứng kiến cảnh tượng này. Bởi nếu ông còn sống, có lẽ ông sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho bà, vì đã làm hỏng những đứa con của ông. Như bà Tám nói thì ông Tám là người hạnh phúc, vì ông đã kịp ra đi đủ sớm để không phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng nhất. Chỉ có bà Tám là vẫn còn sống đó, vẫn khỏe mạnh và minh mẫn để ngấm những nỗi đau và sự ân hận đến lúc chết. Bà Tám gọi đó là nghiệp chướng mà bà trả hết kiếp này cũng chưa hết.
(Văn hóa) - Chỉ là một trong những bóng hồng ngắn ngủi đi qua cuộc đời tướng cướp Đại Cathay nhưng nhờ xinh đẹp, nhiều mưu mô thủ đoạn và máu lạnh, Lệ Hải nổi lên thành một nữ tướng cướp sát thủ.
Danh tiếng của thị chẳng thua gì “tứ đại thiên vương” du đãng của Sài Gòn trước 1975 là: Lê Đại, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái, Nguyễn Kế Thế. Với đàn ông, cô đích thị là một “yêu nữ” ma mị có khả năng sai khiến các đại ca giang hồ chỉ bằng một ánh nhìn.
"Yêu nữ" Lệ Hải và "người tình chớp nhoáng" Đại Cathay. Ảnh tư liệu.
"Yêu nữ" Lệ Hải và "người tình chớp nhoáng" Đại Cathay. Ảnh tư liệu.

Dùng tình để lấy “số má”

Khét tiếng trong giới giang hồ nhưng Lệ Hải (tên thật là Vũ Thị Bảo) lại xuất thân trong một gia đình gia giáo, trâm anh thế phiệt. Thị là tiểu thư sống trong ngôi biệt thự sang trọng tại quận Gò Vấp (TP.HCM). Cũng như bao thiếu nữ con nhà giàu khác, từ nhỏ Vũ Thị Bảo đã được cha mẹ gửi vào học chương trình Pháp tại những ngôi trường nổi tiếng thời đó như Couvent Des Oiseaux Đà-Lạt. Sau đó, cô lên Sài Gòn học trung học tại trường dòng các Sơ Saint Paul, rồi chuyển về trường Marie Curie. Thế nhưng, trường lớp không hấp dẫn thiếu nữ bằng những tiếng nhạc xập xình trong các vũ trường. Lấy xong bằng tú tài I (cấp 2 hiện nay), cô bỏ học. Tối nào Lệ Hải cũng ngồi xe Toyota ngắm phố cùng Đức Raymond, một tay chơi lừng danh và bạn thân với Đại Cathay hoặc sánh bước cùng công tử Bạch Tuyết, thiếu gia một gia đình giàu có gốc Hoa ở Chợ Lớn trong các vũ trường. Sợ con gái hư hỏng, gia đình sắp xếp đi du học ở Pháp nhưng Lệ Hải cương quyết phản đối. Cô tuyên bố: “Nếu cần tiền chỉ việc ngồi tán gẫu với đại gia trong vũ trường cũng kiếm được vô khối. Còn cần quyền lực chỉ cần nhan sắc như thế này là đủ”.
Tất nhiên đấy chỉ là sự so sánh. Cô đủ đẹp để hàng trăm gã đàn ông ao ước được cung phụng. Cô cũng chẳng thiếu tiền để làm cái việc nhục nhã ấy. Lệ Hải là cô gái thông minh, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng trời phú cho tính cách mạng mẽ. Chính vì thế, người tình cô chọn cũng phải mạnh mẽ, đội trời đạp đất, danh tiếng lẫy lừng, uy thế trùm thiên hạ. Lệ Hải thường đi chơi với Đức Raymond, công tử Bạch Tuyết cũng là vì lý do này. Chẳng phải hai gã này lắm tiền hoặc đủ tiếng tăm để làm thay đổi tiêu chuẩn bạn trai của ả. Đơn giản, họ chính là cơ hội để “yêu nữ” tiếp cận thần tượng là tướng cướp Đại Cathay.
17 tuổi, Lệ Hải đã thực hiện được ước mơ của mình. Vào một buổi tối đi cùng Đức Raymond đến nhà hàng Mỹ Cảnh, Đại Cathay đã xuất hiện. Ngay lần đầu gặp tên du đãng nổi danh Sài Gòn đã bị đôi mắt đa tình của Lệ Hải đánh gục. Cả hai quấn lấy nhau và Lệ Hải đã tự nguyện hiến thân cho thần tượng. Có lẽ, cô sợ sẽ đánh mất cơ hội trở thành người tình của “ông vua không ngai” trong thế giới ngầm. Chứng kiến cảnh người trong mộng thuộc về kẻ khác, nhưng sợ uy danh của Đại Cathay, Đức Raymond chỉ biết trách mình ngu dại mà không biết đây là một phần trong kế hoạch dài hơi của nữ quái.
Quá đau khổ vì bị người tình và bạn thân phản bội, Bạch Tuyết uống một vốc thuốc ngủ tự tử trong phòng chất đầy hoa tại một khách sạn ở Đà Lạt. Cái chết của Bạch Tuyết không khiến Lệ Hải rơi lệ vì với thị, tình yêu cũng là sự đổi chác sòng phẳng, kẻ được tình, kẻ lại có tiền và danh vọng. Mối tình đầu với thần tượng khiến kiều nữ ham vui thành gái giang hồ được nhiều đàn em vị nể. Tình yêu tay ba với gã si tình Bạch Tuyết và Đức Raymond vừa giúp cô thoải mái chi tiêu lại củng cố được vị trí bà trùm lúc còn non trẻ. Khi thời thế thay đổi, Sài Gòn gần giải phóng, để có một chỗ dựa an toàn, “yêu nữ” trở thành vợ một ông chủ salon ô tô người Hoa lắm tiền nhiều của để rồi cuỗm sạch tiền chồng “hờ” vượt biên sang Anh.

Bà trùm máu lạnh

Khi danh tiếng đang nổi như cồn, Lệ Hải tận dụng ngay để “lấy số” cho mình. Phi vụ đầu tiên nữ quái tấn công vào gã công tử con nhà giàu nổi tiếng chơi sang khiến nhiều kẻ thù ghét là Hoàng Kim Lân với biệt danh Âu Dương – công tử con trai của “ông vua kẽm gai” kiêm Thượng nghị sĩ, tỷ phú Hoàng Kim Quy. Ỷ mình giàu có, Hoàng Kim Lân có lối chơi rất trịch thượng. Lúc đó, vũ nữ Thùy Châu là người khiến cho nhan sắc của Lệ Hải bị lu mờ. Mỗi khi phải lòng một cô vũ nữ nào đó, Kim Lân hầu như có mặt hàng đêm và thường xuyên ra lệnh cho vũ trường không được tiếp bất cứ một người khách nào khác ngoài mình, dĩ nhiên với mức chi trả sẽ hậu hĩnh hơn thường lệ.
Đường phố Sài Gòn thuở nữ quái Lệ Hải làm mưa làm gió
Đường phố Sài Gòn thuở nữ quái Lệ Hải làm mưa làm gió
Biết cọc tiền của “Âu Dương công tử” rất to, nhưng gan thì rất nhỏ, lại sợ Thùy Châu sẽ soán mất ngôi hậu của mình, trên danh nghĩa đi diệt trừ gã chơi ngông, Lệ Hải cùng với mấy tay đàn em hùng hổ kéo vào vũ trường tìm Kim Lân và Thùy Châu để nói chuyện. Biết danh Lệ Hải, đám bảo vệ vũ trường không dám đến ngăn cản. Ả không vội tiến đến đôi trai gái mà lên sân khấu giật phăng chiếc micro của ca sĩ quẳng xuống đất thị uy rồi mới nhẹ nhàng tiến đến bàn hai “con mồi” ung dung ngồi xuống. Hành động của “yêu nữ” quá hung hăng khiến quản lý vũ trường mật báo cho đám bảo kê đến tiếp cứu. Được thể, ả bắt quản lý đưa hóa đơn tính tiền mà Hoàng Kim Lân phải trả cho vũ trường hôm đó mang sang bàn công tử họ Hoàng đe dọa: “Nội trong ngày mai, mày phải đưa tao gấp ba lần số tiền trong hóa đơn này nếu còn muốn sống trong thành phố”.
Chuyện đến tai Đại Cathay nhưng ông trùm vẫn làm ngơ coi như không biết gì, như một sự trả ơn với người đã trao đời con gái cho gã. Sau phi vụ này, Lệ Hải được biết đến như một bà trùm đầy uy lực. Nhưng để những má mì lừng lẫy như Dung Khào ở Maxim, bà Tơ ở Olymya và đám cave, vũ nữ chịu đóng tiền hụi hàng tháng, Lệ Hải tiếp tục tung chiêu mới đầy tinh quái.
Để bước chân vào lĩnh bảo kê, Lệ Hải đã chọn vật “tế thần” là vũ nữ Ngọc Hạnh, nổi tiếng nhan sắc của vũ trường Ritz trên đường Trần Hưng Đạo. Một tối, Lệ Hải tìm đến vũ trường này, gọi Ngọc Hạnh ra để nói chuyện. Bị Lệ Hải “chiếu cố”, cô vũ nữ biết ngay gặp chuyện chẳng lành. Khi “yêu nữ” yêu cầu phân chia bớt chút đỉnh lợi nhuận, cô liền ngoan ngoãn đồng ý. Tuy nhiên mục tiêu của nữ quái là dằn mặt đám vũ nữ nên cố tình đưa ra mức thuế cao ngất ngưởng khiến Ngọc Hạnh không thể đáp ứng. Ngay đêm đó, không chỉ vũ nữ bị nhóm côn đồ dùng dao lam rạch mặt mà chiếc xe của người tình cô cũng bị đập tan tành. Tin này đã nhanh chóng lan truyền trong giới cave. Từ đó, ả nào được Lệ Hải hỏi thăm đều răm rắp tuân hành, các má mì cũng không dám làm trái lời thị.
Có thể nói Lệ Hải là “nữ quái” may mắn không phải ngồi tù, cũng không bị thời gian đào thải. Thế nhưng, những năm tháng ở Anh quốc, thị phải sống trong cô độc, không chồng con, không một người thân thích. Cũng có tin đồn, sau ngày 30/4/1975, “yêu nữ” dính vào một tổ chức phản động, bị bắt đưa đi cải tạo mấy năm. Sau khi về lại đời thường, Lệ Hải lấy một thiếu tá chế độ cũ rồi xuất cảnh.

Những vụ cướp táo tợn của “nữ quái” Sài Gòn

Chưa dừng lại ở việc bảo kê, Lệ Hải lại dùng sắc đẹp hợp tác những tên cướp lì lợm như Minh Đen, Bình Toyota… để tiến hành những vụ cướp chấn động Sài thành. Điển hình là vụ bắt tay với Minh Đen cướp tiền, vàng trong đền Sòng Sơn, chiếm đoạt gần 4 triệu đồng (tương đương 200 cây vàng thời đó) và hơn 50 nhẫn hột xoàn, có cái lên tới 8 carat. Khi Minh và đồng bọn bị sa lưới, nữ quái lại liên minh với Bình Toyota thực hiện hàng chục vụ cướp xe hơi táo tợn. Trong vai thiếu nữ con nhà lành, Lệ Hải đã quyến rũ được vô số đại gia chạy xe đến các con đường vắng để đồng bọn dùng súng cướp xe. Ả khôn khéo đến mức kể cả khi bị bọn du đãng cướp mất xe hơi vẫn không bị các đại gia nghi ngờ.
(Gia đình)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét