Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

THIÊN ĐƯỜNG Ở ĐÂU? 5 (Trên đất CANADA)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                          CUỘC SỐNG CANADA | Các loại tiền của Canada

Tôi kiếm tiền tại Canada như thế nào?

Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui.
> Một cái nhìn khác về Canada

d
Du thuyền tại hồ Ontario, Canada. Ảnh: realadventures.
Đọc nhiều bài viết tôi thấy mỗi người có một cái nhìn riêng về đất nước này, nhưng những ý kiến đó không đủ để có thể nói là đấy là Canada. Có người sống một thời gian và vô cùng thích quốc gia này, nó như thiên đường với họ. Với người khác ờ cả chục năm hơn không thể thích được cái quốc gia thuế thì cao, luật thì nhiều, thu nhập thì khó khăn như Canada. Và cũng có người vừa đặt chân đúng ba tháng lập tức quay về. Với tôi Canada là đất nước:
* Về thời tiết:
Mùa đông - là mùa tôi rất thích. Bạn có thể đi lên phía bắc trượt tuyết, có thể đi đánh khúc côn cầu, có thể đi trượt băng trên những hồ bị đóng băng. Đất nước này không dành cho người dân quen xứ nóng. Đi chơi mùa đông rất vui với điều kiện là quen với nhiệt độ -10 đến -20 độ C. Buồn khi có bão tuyết, ngập cả mét là chuyện thường, đi làm còn chán huống gì đi chơi nhưng không phải ngày nào cũng bão nên mùa đông vẫn vui.
Mùa xuân - quả là hơi buồn khi tết Việt Nam đến nhưng bên này tuyết rơi dày đặc. Mùa này vợ tôi chuyên đi mua sắm. Tôi thì thích ra công viên chơi. Ngắm cây mọc chồi.
Mùa hè - mùa này chơi nhiều nhất, cắm trại, câu cá, chèo thuyền, bơi lội, du lịch, barbecue... kể không hết. Nhưng tôi không thích hè lắm, nóng những 36 độ.
Mùa thu - mùa này đi ngắm rừng lá đỏ, lên các công viên quốc gia, khối thứ để làm.
* Về thu nhập:
Theo trình dộ, làm quét dọn: lương căn bản 10,5 USD/giờ, kỹ sư 50 đến cả trăm ngàn hơn, quản lý 70 ngàn trở lên, bác sĩ: tối đa chính phủ cho phép là 250 ngàn. Luật sư: tuỳ theo danh tiếng và khả năng nữa triệu một năm không phải không thể (luật sư của tôi).
* Về nhà cửa:
Toronto nhà nhỏ xíu, khu xô bồ như Jane & Finch giá rất rẻ. Cũng căn nhà nhỏ như vậy ở trung tâm, hai triệu chưa chắc mua được. Còn bảo Canada không nhà to thì chạy thử qua Bridal Path của Toronto, căn nhà to như giá bán. Muốn to mà rẻ thì qua thành phố Mississauga hoặc Brampton. Vancouver thì còn mắc hơn, căn nhà gần sập có giá 500-600 ngàn, chẳng qua đất mắc chứ không phải nhà.
* Về thuế má, tài chính:
Mọi người đều có nghĩa vụ đóng thuế, đóng thuế thu nhập theo cấp lũy tiến, y hệt tính giá điện của Việt Nam, 40 ngàn đầu tiên 15%, 40 ngàn kế 22%, kế nữa là 26% và 29%. Kế là thuế HST, như VAT của Việt Nam, 13% mỗi món. Và rồi thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng, khá nhiều thuế và theo cục thuế vụ cộng toàn bộ các khoản thuế má dân Canada phải chịu là 48% trên thu nhập. Rất là cao, nhưng có khác biệt lớn của người làm công và làm chủ. Người làm công, đóng đủ thuế thu nhập xong còn lại trang trải đủ thứ. Nên còn chẳng bao nhiêu. Làm chủ thì trang trải đủ thứ và khai báo các khoản đó là chi phí và giảm thuế thu nhập.
Ví dụ: người thường sau khi đóng thuế thu nhập còn lại sẽ trả nợ nhà. Làm chủ tuy có tiền mua nhà nhưng cứ mượn ngân hàng, cuối năm tiền lãi ngân hàng khai vào tiền được giảm thuế. Cách làm thì khá phức tạp, nhưng nói chung là thuế phải đóng của người giàu rất ít, thậm chí được giảm trừ gần hết, tiền thay vì đóng vào thuế thì vào căn nhà hay tài sản của bạn. Kế toán và luật sư tôi làm sao không biết nhưng đấy là cách tôi đóng thuế, và tất cả đều đúng theo luật.
* Về y tế:
So với một số các quốc gia châu Âu thì còn lâu mới bằng. Nhưng so với người láng giềng Mỹ thì là tuyệt vời. Sinh con vào viện một xu cũng không tốn. Quan điểm của sở y tế là người bệnh cho dù là thị trưởng hay thứ dân đều hưởng chế độ như nhau. Nhưng giàu hay đi bệnh viện tư, giống khách sạn hơn là bệnh viện, dĩ nhiên phải trả tiền.
* Về giáo dục:
Có nhiều trường nổi tiếng và bằng cấp khá quan trọng. Theo thống kê của sở thuế, nói chung bằng cấp càng cao thu nhập càng cao.
* Về chính trị:
Tôi là người Việt, có bầu hay không lá phiếu không ảnh hưởng các đảng tranh cử nên không quan tâm.
Tóm lại:
Đây là đất nước phát triển về mọi mặt nên trình độ người dân không theo kịp sẽ thấy rất khó sống. Muốn có tiền và thoải mái phải học. Không chỉ học về bằng cấp, phải biết về thuế, về tài chính, ngân hàng về luật pháp, về thủ tục, về quy định. Biết càng nhiều về thuế và tài chính cơ hội đồng tiền ở với bạn rất cao. Toàn bộ ở trên là về quốc gia tôi sống, còn phần sau là về bản thân, nếu không muốn các bạn có thể dừng tại đây.
Về bản thân, tôi là người có thể nói là thế hệ thứ hai bên Canada. Tôi học đại học bên Việt Nam, vào công ty nước ngoài, lương cao. Rồi qua đây định cư, cái bằng đại học xem như giấy lộn, lúc đầu không kiếm ra việc nên đi làm bán thời gian, cầm cây lau nhà, dọn vệ sinh, lương 8,5 USD/giờ. Sau chuyển qua làm contractor, đi sửa nhà, được 12 đến 15 USD/giờ. Nếu ai ra làm chủ và may mắn nhiều khách thì kiếm được 50-60 ngàn/năm hoặc hơn. Nhưng số đó ít, phần lớn người Việt làm thầu xây dựng kiếm được 30 đến 50 ngàn và thế là hết, cứ ngày này qua tháng nọ đi làm công việc như vậy. Sư phụ tôi làm 23 năm như vậy mua được căn nhà 500 ngàn với chiếc Lexus RX 350, và suốt ngày xuống Niagara Falls đánh bài.
Làm ba năm, một ngày có một khách hàng người Tây nhìn và nói: "Anh làm rất tốt, nhưng sao anh vẫn không giàu?". Tôi trả lời tôi cũng không biết, tôi thực sự không biết vì sao tôi qua đây, chịu cái lạnh thấu xương -30 độ đón xe buýt đi làm và rồi tôi vẫn phải cày vất vả mỗi ngày. Hắn nhìn tôi và bảo: "Work smarter not harder! Mỗi người chỉ có 24 tiếng, lương 15 USD/giờ cày hết 24 tiếng là 360 USD không thể hơn được. Dùng tay kiếm tiền là thế. Dùng đầu kiếm tiền thì nhiều hơn, và nhiều nhất là dùng tiền kiếm tiền!".
Nghe xong nghỉ làm, lấy tiền để dành đi học. Vào cao đẳng, trình độ tiếng Anh thấp quá phải đóng thêm tiền học tiếng Anh. Cày cục học ra trường, đi làm lương khá hơn. Làm được 2 năm lại nghỉ, vào đại học. Học ba năm ra trường, lại đi làm. Làm có kinh nghiệm nên đi thi bằng điện cấp 1 của Ontario. Rồi cấp 2, khó nhất là cấp 3, Master Electrician. Xong rồi thì đi làm. Thấy rằng có một số thiết bị điện chỉ có bằng của mình mới mua được, và một số công việc phải xin phép của Toronto Hydro, không có bằng đừng hòng đụng được, thế là xin nghỉ mở công ty, dù người chủ năn nỉ ở lại và sẵng sàng tăng lương ngay. Ah, giờ thì biết ai cần ai! Nhưng vẫn nghỉ và tự làm.
Làm một thời gian, một ngày có một người gọi đến thay sợi dây điện chính dẫn vào nhà, điện lực không bao giờ đồng ý cắt điện cho thay nên người thay phải có bằng như tôi, tôi tính 2.000 USD, hắn tròn mắt nhìn. Nhưng không có lựa chọn, trèo lên cột điện phải có giấy phép của điện lực, chọn tôi hoặc người tương đương, sau vài ngày khảo giá, gọi tôi làm, làm trong ba tiếng tiền vật liệu 400 USD, tôi kiếm 1600 USD trong ba tiếng. Giờ thì biết thế nào là "work smarter not harder". Ngồi nhớ lại thời 10 USD/giờ, một bước lớn với tôi.
Cuối năm thu nhập khá cao, sở thuế gởi cho một thông báo, số tiền thuế tôi phải đóng còn hơn cả lương một năm người thường. Thế là chạy đi gặp kế toán, giảm được một số và hắn bảo năm sau gặp hắn từ đầu sổ sách cứ giao cho hắn. Lo xong sở thuế, có tiền dư ra đành đem vào ngân hàng đem cho người tư vấn đầu tư. Và lại học ra nhiều thứ, tiền lời từ chứng khoán không tính như thu nhập bình thường. Lời 100 đồng thì chỉ có 50 đồng chịu thuế. Và thế là tôi bước vào giai đoạn dùng tiền kiếm tiền. Làm nhiều thế nào cũng xảy ra rắc rối thưa kiện, sau đó thì lại phải kiếm luật sư. Thế là mỗi lần làm đều phải có hợp đồng kỹ càng, và hợp đồng giao cho luật sư viết. Rồi học được bảo hiểm, tôi mua bảo hiểm cho công việc của tôi, cho khách hàng của tôi, có chuyện gì bảo hiểm sẽ chi trả, thế là tôi bảo vệ tài sản của tôi khỏi sự may rủi.
Tôi viết có nhiều người không tin, nhưng có năm không những tôi không đóng mà sở thuế phải trả lại tiền cho tôi. Đơn giản nhất là đem chiếc xe hơi ra khỏi Canada, sở thuế sẽ phải trả lại tiền thuế 13% trên giá trị còn lại của chiếc xe hơi.
Giờ tôi chơi qua tàu, phải nói món này tốn tiền, tiền bến bãi, tiền bảo dưỡng, dầu chạy máy nhưng Canada có những hồ nước ngọt cực lớn nên khá là thú vị khi đi bằng du thuyền.
Tóm lại, Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui. Có người bảo tôi giàu, nhưng tôi bảo tôi quen biết nhiều người Việt còn giàu hơn tôi rất nhiều. Tôi thấy hạnh phúc chứ tôi không thấy tôi giàu. Bạn có thể sống cuộc sống chúng tôi gọi là "Canadians live paycheck to paycheck". Đi làm lĩnh lương sống hết tháng là hết tiền, lại chờ lĩnh lương. Không cần nghĩ nhiều, con cái có chính phủ lo, về già chính phủ cũng lo, bệnh tật chính phủ lo và rất đơn giản là chính phủ sẽ thu tiền của bạn để lo còn bạn thì không có tiền. Hay bạn chọn cách sống là bạn chiếm phần lo nghĩ thì bạn sẽ có tiền.
Hãy suy nghĩ, hành động và chọn cho mình cách sống riêng như tôi làm. Tôi chơi đến nỗi vợ tôi than phiền rằng một năm tôi chơi hết nửa năm. Tôi làm đúng 6 tháng còn lại tôi có tiền từ đầu tư, tiền cho thuê nhà, tiền cổ phiếu... Tôi chỉ nói về ý kiến của tôi, còn nhìn nhận tốt xấu là do bản thân mỗi người. Chúc những ai đang hành động sẽ thành công, những ai đang suy nghĩ hãy hành động, và những ai chưa từng nghĩ hãy bắt đầu suy ngẫm.
Richard Lee

CANADA DƯỚI CẢM NHẬN NGƯỜI DI DÂN

Chia sẻ:
10
Đây là bài viết trên Facebook của chị Lan Phạm hiện đang sống ở Toronto- Canada.
Tôi sang Canada đến nay là vừa chín năm. Cuộc sống nơi đây đã cho tôi trải nghiệm khá nhiều cung bậc khác nhau. Trên đường bay tới Toronto- thủ phủ của tỉnh Ontario và là thành phố lớn nhất Canada- tôi cũng có nhiều băn khoăn lắm, không hiểu chặng tới này của đời mình sẽ ra sao khi dọn nhà đến một nơi mà không có một người thân quen, họ hàng, hiểu biết về tiếng Anh thì i tờ, tiếng Pháp thì không biết gì luôn. Ngay mấy hôm đầu khi đi dạo ở khu trung tâm Toronto tôi thấy có ngôi nhà nhỏ với tấm biển Hội Người Việt Toronto liền rẽ ngay vào. Vào tới nơi thấy mọi người đang ghi danh học tiếng Anh miễn phí tôi cũng ghi danh. Người nhân viên hỏi tôi là sang Canada theo diện gì, tôi trả lời theo diện di dân có tay nghề (skilled workers), anh bảo anh làm ở đây đã 20 năm chỉ gặp chủ yếu những người quần đùi nhẩy lên bờ (ý nói thế hệ thuyền nhân tỵ nạn), số còn lại hoặc du lịch ở lại, hoặc thân nhân bảo lãnh nhưng chưa gặp ai người Việt đi theo diện tôi nói cả. Tôi cười bảo anh có thể anh chưa có duyên gặp những người đi theo kiểu của tôi, nhưng dù sao thì trong việc gì cũng phải có người đầu tiên chứ.
huong-dan-xay-dung-ho-so-xin-hoc-bong
Qua câu nói của anh tôi hiểu đa phần những người đến Canada là những người vì một lý do nào đó chán cuộc sống ở quê hương bản quán của mình. Vậy thì đâu là nguyên nhân thành công của một đất nước mới được khai sinh từ năm 1867 lại có những bước tiến kỳ diệu về kinh tế, văn hóa và xã hội sau khi ra đời chỉ có hơn một trăm năm. Tôi tìm hiểu và thấy rằng đó là khả năng tự sửa sai và tự điều chỉnh rất lớn của xã hội này. Những người di dân đến đây nhìn thấy rất rõ những khiếm khuyết của quê hương cũ nên họ đã quyết tâm tạo ra những định chế/ khế ước xã hội mới, phát huy tối đa sức sáng tạo và khắc phục được những nhược điểm. Thể chế quản lý ở đây luôn có chỗ cho người giỏi nhanh chóng vươn lên đỉnh cao nhưng đồng thời có những quyền lực mềm kiểm soát họ và thay thế họ một cách hòa bình bằng những người giỏi hơn trong một thời hạn ngắn.
Xuất phát điểm của xã hội Canada là các cá nhân và điểm đến cuối cùng là toàn xã hội. Xã hội Việt Nam thì xuất phát điểm từ tập thể (mang các danh xưng khác nhau từ gia đình, dòng họ, tập thể, tổ chức…) và điểm đến cuối cùng là các cá nhân. Ở Canada các cá nhân có quyền rất lớn và rất sớm trong việc ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của họ. Tôi có một cháu bé năm nay hơn 7 tuổi, có một lần hai mẹ con tranh cãi, cháu đã nói: “Cuộc đời của con thì con là người quyết định, và khi con càng lớn thì bố mẹ sẽ có càng ít quyền hơn đối với con”. Ở Việt nam khi bố mẹ nghe con nói như vậy chắc sẽ nghĩ là cháu bé láo, nhưng tôi thực sự ngạc nhiên và sung sướng khi nghe cháu bàn luận như vậy. Điều đó lý giải vì sao các cháu bé ở bên này tự lập rất sớm, đã biết đi kiếm tiền từ khi còn học cấp hai, tốt nghiệp phổ thông hầu như đã tự lập trong việc chọn nghề nghiệp tương lai, kiếm chỗ ở riêng, thường tự lo toan mọi chuyện cho cuộc sống của mình. Các cá nhân bằng tài năng, ý chí và niềm tin của mình phải tự tìm cho mình con đường ngắn nhất dẫn đến thành công, nhưng khi thành công tỏa sáng thì cả xã hội đều được hưởng phúc lợi qua chính sách thuế. Thuế má ở Canada là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thu nhập, cân bằng khoảng cách trong xã hội. Tôi nhớ sáu năm trước khi tạm hài lòng với tiếng Anh của mình tôi bắt đầu đi làm. Sau tám tháng lao động, tôi có thu nhập cao hơn lương thủ tướng Canada năm đó. Một anh bạn nói vui với tôi: Thế là “láo”, mới chân ướt chân ráo sang đây mà có thu nhập cao hơn nguyên thủ. Năm đó lương của thủ tướng Canada chỉ khoảng hai trăm nghìn đôla, hiện nay đã tăng lên bốn trăm nghìn. Một xã hội mà chìa khóa của sự thành công là chỉ dựa trên quan hệ, quen biết, phe cánh và ảnh hưởng, thì một cá nhân khi chưa hoặc không hội tụ đủ các điều kiện đó khó có thể thành công nhanh chóng được và xã hội sẽ gặp rất nhiều xung lực và bí bích. Theo thống kê Canada, các di dân mới đến lại là những người kiếm được khá nhiều tiền. Xã hội Bắc Mỹ đã mở tung các cánh cửa cơ hội cho tất cả mọi người không kể cũ hay mới khi tôn vinh sự tuyệt đối của các giá trị cá nhân.
Canada là một xã hội hiền hòa, đặt căn bản trên sự tin cậy và trách nhiệm. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận một trong những tờ quảng cáo đầu tiên tại sân bay rằng cảnh sát là người bạn của bạn, và bạn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của họ ở bất kỳ đâu. Còn thuế vụ Canada thì chỉ căn cứ vào các thông tin tự khai của các cá nhân để tính thuế. Mọi sự kiểm tra nếu có hầu như là do sự lựa chọn ngẫu nhiên của máy tính. Nếu phát hiện có sai sót trong lời khai thì giải pháp là phải hoàn trả đầy đủ lại cho nhà nước cộng thêm tiền lãi cho việc nộp thuế muộn. Giải quyết việc với các cơ quan công quyền chủ yếu qua điện thoại, email, thư hoặc fax. Nếu có việc cần gặp thì luôn luôn có người tiếp đón niềm nở và giải thích cặn kẽ. Y tế cơ bản là không mất tiền với toàn dân nhưng không vì thế mà các nhà thương “thí” phục vụ công dân thiếu chu đáo. Tôi đã từng thập tử nhất sinh vì ca sinh khó tại bệnh viện và có điều kiện được hưởng sự chăm sóc tận tình và nồng hậu đến nỗi tôi chỉ mơ ước là khi già và mỏi mệt thì con gái mình cũng đối sử với mình được một phần như vậy.
sua-viet-bai-luan
Khi muốn cho con vào các trường chuyên, tôi đã được nhà trường giải thích rất rõ ràng rằng các cháu cần phải thi tuyển như thế nào để được nhận. Không một quan hệ cá nhân, không có trung gian và không một phí tổn. Để nhận học bổng vào đại học, các cháu cần có thư giới thiệu của các thầy cô giáo, và những lá thư này được thầy cô viết một cách tự nguyện, đúng với quá trình học tập và rèn luyện của các học sinh. Nhiều cháu nhận được tới hàng trăm nghìn đô học bổng và các thầy cô đổi lại nhận được lời cảm ơn và sự vui sướng là đã dậy được một học sinh giỏi. Các cháu không cần thi đại học, điểm tổng kết sáu môn lớp 12 sẽ được trường phổ thông chuyển thẳng tới các đại học để xem xét. Tôi chưa từng nghe một chuyện nâng hay chạy điểm nào ở Canada.
Là một nước tư bản phát triển, Canada rất coi trọng các giá trị thực tiễn. Thực tiễn đúng là thước đo kiểm nghiệm chân lý. Trong các trường học các cháu không chỉ được học kiến thức cơ bản mà còn được dậy dỗ để trở thành một công dân đắc dụng. Để tốt nghiệp phổ thông các cháu phải có ít nhất 40 tiếng lao động thiện nguyện. Nhưng số giờ lao động công ích càng nhiều thì cơ hội dành được học bổng càng cao. Có cháu ngoài điểm học rất cao, trong vòng 4 năm cuối phổ thông vẫn dành ra được cả nghìn tiếng để giúp đỡ người già, người mới tới Canada, trẻ em chậm phát triển, hoặc tại các cơ quan công sở, trường học. Người Canada quan niệm học giỏi mà không có tấm lòng vàng là chưa đủ. Canada rất coi trọng tính lãnh đạo (leadership), nhưng vẫn đề cao tinh thần đồng đội (teamwork). Trong các hồ sơ xin vào đại học, học sinh phải chứng minh khả năng lãnh đạo của mình trong các công việc tại trường, lớp và cộng đồng, đồng thời cũng cần nêu rõ là mình có tham gia bao nhiêu câu lạc bộ, tổ chức, hội đoàn, thể thao. Giáo dục Bắc Mỹ cũng hướng tới việc đào tạo con người đa chức năng. Các trường đại học thường cho các cháu quyền được hoàn thành cùng lúc 2 ngành nghề trong 4 năm học. Trước khi vào trường đại học y để lấy bằng bác sỹ quân y, con của một người bạn tôi đã phải hoàn thành một bằng đại học với hai nghề là sỹ quan lục quân và kỹ sư điện tử trong 4 năm ở trường Võ bị West Point. Năm lớp sáu, trong môn học về gia đình, tất cả học sinh đều phải mang búp bê (đã được cài đặt chương trình) về nhà rồi bế tới trường hàng ngày để chăm sóc trong một tuần như chăm sóc một em bé hai tuần tuổi. Cũng phải cho ăn 6-8 lần một ngày, uống nước, cho ợ, thay tã khi bị ướt và không được để em bé khóc quá lâu nếu không muốn bị điểm kém. Học sinh chọn môn kinh tế trong lớp 10 sẽ được phát tiền ảo để tham gia chơi stock. Canada ý thức được sự giàu có của mình trong trách nhiệm phải san sẻ với phần còn lại của thế giới. Có một lần, khi đi làm về cháu bé bẩy tuổi ra đón mẹ đã ôm chầm lấy tôi và nói rất xúc động: con cảm ơn bố mẹ đã lo lắng và cho con được cuộc sống đầy đủ như thế này, con yêu bố mẹ lắm. Hỏi ra mới biết là ở trường cháu đang làm một đề tài về sự nghèo khó của các trẻ em châu Phi. Nhà trường đã giúp các cháu ý thức được sự thiếu thốn của các bạn cùng trang lứa ở một châu lục khác. Một cháu khác của tôi thông báo với gia đình hôm đó là ngày tự giác nhịn ăn 30 tiếng của tất cả học sinh trong trường để có thể đồng cảm được sự hành hạ của cái đói với các bạn ở các nước nghèo. Hôm đó tôi đã chủ tâm nấu các món ngon đặc biệt mà cháu thích để kiểm tra độ tự giác nhưng quả thật là nhà trường đã thành công. Con tôi đã ở lại trường cùng sinh hoạt với các bạn rồi về nhà thật muộn, đóng chặt cửa phòng riêng và từ chối mọi lời trêu đùa khuyến khích ăn của bố mẹ. Tháng ba năm ngoái khi nền kinh tế thế giới vào cơn khủng hoảng, tâm lý quần chúng thì ủ ê không muốn chi tiêu nhiều, học sinh tại trường cấp ba nơi con tôi đang học đã gặp khó khăn khi quyên góp tiền để xây dựng một trường học ở một nước nghèo. Lúc đó nước hồ Ontario đang khoảng vài độ C, các cháu đã quyết định thông báo với báo chí và truyền hình thành phố là các cháu sẽ nhảy xuống hồ bơi giữa mùa đông để gây quỹ. Chương trình đã thành công mỹ mãn với hơn sáu nghìn đô thu được. Tôi thực sự sung sướng không phải vì hình ảnh và bài phỏng vấn con mình hiện lên trên khắp các mặt báo lớn của Toronto mà là quyết định tế nhị của các cháu khi không công bố tên nước nhận được ủng hộ để không xúc phạm mặc cảm nước nghèo tới các bạn đến từ nước đó. Chuyện cho máu cũng là một đề tài thú vị. Năm nào các cháu cũng đăng ký hiến máu cho dù tôi cứ lo lắng là các cháu không phải loại dư thừa cân lạng. Nguyên nhân khá đơn giản là các cháu đều thấy đó là một trách nhiệm cần hoàn thành dù không bị ai bắt buộc.
citylaunch_toronto
Tôi để ý một trong những câu hỏi đầu tiên của người Việt trong nước khi gọi sang hỏi thăm chúng tôi là bên đó làm ăn thế nào. Chưa thấy ai hỏi nền văn hóa Canada cao thấp thế nào? Chuyện kiếm tiền ở Canada, cũng như bất kỳ nơi nào khác, rất dễ và cũng rất khó. Cánh cửa làm giàu thật rộng mở nhưng mỗi cá nhân ở đây phải tự tìm cách vượt qua ngưỡng cửa đó. Có thể khẳng định là người Việt ở nước ngoài có cuộc sống khá đồng đều nhau, sau vài năm thì hầu như ai cũng có nhà cũng có xe. Nhưng những đại phú gia thì là ở ViệtNam. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày gần đây doanh nhân Việt thành đạt sẽ có tên công khai trong danh sách tỉ phú đôla thế giới, và người đó hẳn là một người Việt đang ở trong nước.
Ở Canada để thật giàu hoặc để bị chết đói đều khó khăn như nhau. Là người mới nhập cư, để làm giàu thì anh phải giỏi hơn người Canada trung bình. Khi thu nhập đã cao lên thì lại được thuế má điều chỉnh. Người nghèo không phải lo tiền y tế, học hành và được trợ cấp từ nhà ở, tiền ăn, tiêu dùng, trông con, đi lại… Có hôm trước bữa cơm mâm cao cỗ đầy, người bạn tôi nói với con, mình ăn uống thế này phí phạm quá, thương cho những đất nước nghèo đói, nơi con người đang thiếu ăn. Cháu bé liền thắc mắc, tại sao không chịu nấu mà ăn. Bố cháu bảo: họ có gì mà nấu. Cháu thắc mắc hơn: tại sao không mở tủ lạnh lấy đồ ra nấu. Được biết thậm chí không có cả tủ lạnh, cháu bảo sao không hỏi xin trợ cấp từ chính phủ. Và khi biết chính phủ không có khả năng trợ cấp cho người nghèo, cháu bảo thế thì bầu chính phủ khác để tìm ra người có khả năng giải quyết chuyện đó. Có một bác đại tá quân đội khi sang Canada thăm con về lại Hà nội khi được hỏi là bác thấy Canada dở nhất chuyện gì, bác nói ngay mình thấy thằng Canada dở quá, nó xây dựng xong chủ nghĩa xã hội từ lâu rồi mà cứ im thin thít chả chịu nói năng gì.
Ở Canada có nhiều cách kiếm tiền và một trong những cách phổ thông nhất là mua căn nhà tồi trong khu vực tốt, tiết kiệm trả dần, ở hoặc cho thuê, được giá thì bán. Năm 1976 giá nhà trung bình ở Toronto là khoảng 60 nghìn, đến nay đã lên tới 450 nghìn đô. Một trong những điều quan trọng là cơ cấu điều hành thị trường nhà đất rất đơn giản và trong sáng. Người mua có thể chỉ cần có 5% giá trị nhà và vay nhà băng 95% còn lại. Thêm nữa lãi suất đi vay lại rất rẻ, hiện nay khoảng 3%/năm, thủ tục vay mượn nhanh chóng, và toàn bộ thủ tục pháp lý chỉ qua một người luật sư đảm trách trong vài tiếng đồng hồ. Tôi có người bạn trong vòng 10 năm qua vừa đi làm vừa mua nhà cho thuê để có thêm thu nhập, nay anh đã có hơn 10 căn nhà và hơn năm chục người thuê nhà. Tỉ lệ phòng trống chưa tới 1% một năm vì số lượng dân Canada chưa có nhà riêng, phải đi thuê vẫn chiếm trên 40%. Tôi đã cùng một người bạn khác đi xem nhà và chứng kiến anh mua 3 căn trên cùng một dãy phố trong có một ngày. Lúc vừa xem xong mấy căn nhà đó, anh liền đặt cọc và gọi điện ra nhà băng xin vay tiền, ngay hôm sau anh được nhà băng gọi lại thông báo thủ tục vay tiền đã xong, anh chỉ cần ký giấy tờ được fax tới nhà và fax ngược trở lại rồi chờ tới ngày vào nhà sẽ ra làm tiếp thủ tục với luật sư. Anh vay 1,8 triệu đô la mà thủ tục đơn giản chỉ có hai cú điện thoại vì anh có lương cao và tiểu sử vay trả sòng phẳng.Tuy nhiên không phải nói như vậy là cứ mua nhà xong là chỉ việc thu tiền. Người chủ nhà cũng luôn là người phải lo toan cho các sự cố về nhà cửa như chẩy nước, cống tắc, hệ thống báo động hết pin, cắt cỏ, xúc tuyết… Tuy nhiên theo tôi đó là chuyện bình thường, như các cụ đã nói đã đa mang là phải đèo bồng. Kiếm nhiều tiền một cách chân chính và lương thiện chưa bao giờ là một công việc ngon cơm và đơn giản cả.
dinh-cu-tai-canada
Người Việt có nhiều truyền thống rất quý báu như đề cao giá trị gia đình, học vấn, thông minh, dễ hội nhập và tự cường. Tính theo chiều dài lịch sử Canada chỉ là cậu bé so với Việt Nam. Sang tới Canada các bạn sẽ thấy đất nước này còn thiếu vắng nhiều anh hùng. Tên đường chủ yếu là đánh số, đặt theo tên vua chúa hoặc theo tên thánh. Nhiều lúc tôi thấy với các giá trị và tố chất căn bản của mình người Việt hoàn toàn có thể đưa đất nước mình tới bến bờ văn minh và cường thịnh. Henry Ford nói “Anyone who stops learning is old, whether at twenty or eighty” tạm dịch: ai dừng chuyện học là người già dù người ấy 20 hay 80. Nói rộng ra, một đất nước cũng cần như vậy, cầi liên tục học hỏi để phát triển. Về chuyện học, Dudley Field Malone một nhà chính trị Mỹ cũng nói một câu chí lý: “I have never in my life learned anything from any man who agreed with me.” Tạm dịch: tôi chưa bao giờ học được gì từ những người luôn đồng ý với tôi. Có thể nhiều bạn không đồng ý với nhiều điều tôi nghĩ tuy nhiên như nhà triết học cổ Hi Lạp từng nói: “I can not teach anybody anything, I can only make them think” nghĩa là tôi chả dậy được ai cái gì cả, tôi chỉ làm họ suy nghĩ.
Tôi đã từng đi và sống ở nhiều nước, nhưng tôi thấy Canada quả là một thiên đường. Trong xã hội hiện tại khi căn bệnh stress hành hạ mọi người ở khắp nơi thì cuộc sống ở đây khi mọi người luôn vui vẻ, lịch sự với nhau, ra đường thấy đường phố sạch sẽ, giao thông đúng luật lệ, không thấy ai to tiếng với ai, nếu có sơ ý quên khóa cửa xe hay nhà thì cũng không sao luôn làm cho tôi thấy nhẹ nhõm, ít căng thẳng và hồi hộp.
—————————————————————————–
Website nguonhocbong.com chân thành cảm ơn sự chia sẻ và hỗ trợ thông tin của chị Lan Phạm và Hội sinh viên Việt Nam tại Canada (http://hoisinhvien.ca/)
Nguồn Học Bổng (nguonhocbong.com) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.
 
CUỘC SỐNG CANADA - Vlog #08: ĐI LÀM HÃNG. VÀ ĐỪNG BAO GIỜ BỎ CUỘC.

Sống ở Canada

Người Việt Nam sống ở Canada đa phần định cư tại các thành phố lớn như Toronto, Montréal, Vancouver, Calgary... Bà con sống hòa hợp, luôn tạo được sự tín nhiệm và nể trọng của người dân sở tại, nhiều người phát triển rất tốt cả về kinh tế và vị trí trong xã hội.
 >> Canada mở cửa công trình di sản "Nhà Việt Nam" thu hút khách
 >> Quán kem của một người Việt ở Canada được bình chọn ngon nhất thị trấn

Đại sứ Việt Nam tại Canada Tô Anh Dũng nói chuyện với kiều bào tại Nhà Việt Nam ở Ottawa.
(Ảnh: Lê Hoàng/Vietnam+)
Mới đây, Hiệp hội Canada Việt Nam chính thức ra mắt tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Ottawa, đánh dấu thêm một bước phát triển mới trong Cộng đồng người Việt tại “xứ sở lá phong”.
Vừa làm vừa học
Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Canada có khoảng 250.000 người. Trong đó, 25% người gốc Việt làm việc trong các công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất; 11% trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật; 6% làm kinh doanh, quản lý và khoảng 10% có việc làm riêng, trong đó nhiều nhất phải kể đến là những cửa hàng ăn uống.
Về thu nhập, người lao động được trả lương theo trình độ, thấp nhất là làm việc tay chân với mức lương cho 1 giờ làm việc khoảng 10USD. Trong khi đó, nếu là trí thức thì mức lương lại hoàn toàn khác. Ví dụ như lương kỹ sư khoảng từ 50 ngàn USD trở lên mỗi năm, làm quản lý thì 70 ngàn, lương bác sĩ tối đa là 250 ngàn USD/năm.
Tuy nhiên, theo lời của chị Hương Giang hiện đang sống ở thành phố Vancouver, Canada là nước công nghiệp phát triển nên nếu người Việt mình sang đây mà không theo kịp trình độ mặt bằng chung của họ thì quả là rất khó sống. Thêm vào đó thuế cao, luật nhiều và đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực làm việc.
Nhiều người muốn tìm được một công việc tốt bắt buộc họ phải vừa làm vừa học... Học không chỉ để có bằng cấp, tìm việc làm với mức thu nhập hấp dẫn mà còn để hiểu được những luật lệ, quy định ở đây như thuế, tài chính, ngân hàng... và những thủ tục hành chính khác mới có thể thích nghi được.
Trong số các thành phố ở Canada có đông người Việt thì Edmonton, thủ phủ bang Alberta, miền tây Canada được nhắc đến nhiều hơn cả. Nơi đây được mệnh danh là thành phố sạch và thân thiện, với dân số khoảng 1 triệu người nhưng Edmonton có số lượng người nhập cư khá đông đảo, họ đến từ nhiều quốc gia, chủng tộc trong đó có khá đông người Việt. Có một điều khá đặc biệt đó là người dân bản địa ở đây sống rất tình cảm, họ không kỳ thị hay có thái độ phân biệt với người nhập cư.
Chị Phương, chủ một cửa hàng ăn ở Edmonton kể, ngày đầu tiên sang đây, nhìn tuyết rơi trắng trên những mái nhà, hàng cây, những cái cổng chỉ khép và mở khi có ôtô đi vào, chợt thấy cô đơn và lạc lõng vô cùng. Cảm giác nhớ nhà cứ cồn cào, giằng xé.
Thế nhưng, đến ngày thứ 3, một số người hàng xóm bắt đầu sang hỏi thăm xem chúng tôi có cần họ giúp đỡ gì không cũng như nói qua về cuộc sống ở Edmonto. Có một điều mà tôi rất ấn tượng là mặc dù quan tâm nhưng những người hàng xóm ở đây rất tôn trọng sự riêng tư, ngôn ngữ và cách sống của những người nhập cư như chúng tôi.
Tuy là cộng đồng nhỏ, nhưng ở đây người ta cũng dễ dàng nhận ra dấu ấn của người Việt. Họ làm đủ nghề nhưng đa số là mở tiệm, mở cơ sở làm ăn, nhà thầu xây dựng… Khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của Edmonton thì cộng đồng người Việt cũng nhanh chóng hội nhập và phát triển.
Không khó để nhận ra những cơ sở làm ăn của người Việt trên các đường phố của Edmonton. Bên cạnh những Le’s service centre, Vanvo salon, Sammy dễ dàng bắt gặp những tên biển hiệu Việt như Vạn Lộc, Diễm Xưa, Phở Hương… Đến cả những siêu thị lớn nhất nhì trong khu vực cũng là của người Việt, bán đủ thứ hàng hóa cho người châu Á, trong đó cũng có nhiều loại trái cây Việt Nam.
Đặc biệt nhiều thế hệ thứ hai học hành thành đạt và trở thành những trí thức ở Canada... có những đóng góp tích cực cho nước sở tại cũng như những hoạt động hướng về quê hương.
Tổ chức liên kết người Việt
Có một điều đáng mừng là mặc dù phải dành khá nhiều thời gian cho cuộc mưu sinh nhưng bà con người Việt tại Canada vẫn sẵn sàng tham gia hết mình trong nhiều lễ hội, cuộc vui. Nhất là vào những dịp lễ tết truyền thống.
Những năm gần đây một số hội, đoàn người Việt tại Canada cũng đã được thành lập với những hoạt động hết sức phong phú, đa dạng như hỗ trợ, giúp đào tạo các khóa học về vi tính cho người lớn tuổi, dạy lái xe, dạy học các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cho các cháu nhỏ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí và tham gia các lễ hội do chính quyền tổ chức, chuyển tải các thông tin về chính sách pháp luật nước sở tại cũng như cập nhật tình hình đời sống xã hội ở quê nhà…
Hồi tháng 4 vừa rồi, Hiệp hội Canada Việt Nam (CVS) đã chính thức ra mắt tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Ottawa của Canada. Đây là một sự kiện quan trọng vì lần đầu tiên có một tổ chức chung liên kết toàn bộ người Việt Nam ở Canada và những người Canada yêu quý Việt Nam.
Theo lời TS Nguyễn Đài Trang, một trong ba thành viên sáng lập thì sự ra đời của CVS mang ý nghĩa rất sâu sắc và thiết thực, cũng như có tầm quan trọng trong tương lai. Hội được thành lập nhằm kết nối người Việt Nam tại Canada với những người Canada quan tâm đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước, trong đó có hợp tác về văn hóa, giáo dục, thương mại…
Thông qua các hoạt động, cộng đồng sẽ ngày càng vững mạnh, trở thành nguồn lực quan trọng cho xã hội đa văn hóa của Canada và thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác giữa hai nước. Các thành viên Hiệp hội cũng sẽ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn trong hội nhập đời sống sở tại và cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.
Và thành quả đầu tiên của Hiệp hội dành cho những người trẻ ở đây chính là phối hợp với Hội đồng Thương mại Canada-Việt Nam tổ chức cuộc thi Kế hoạch kinh doanh 2016 nhằm tạo sân chơi chuyên nghiệp cho sinh viên Việt Nam đang theo học hoặc đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học ở khu vực Greater Toronto Area (GTA).
Các bạn sinh viên Việt Nam đã mang đến rất nhiều những ý tưởng mới lạ và đầy sức sáng tạo trong việc làm thế nào để gắn kết và phát triển cộng đồng. Điển hình như cặp thí sinh Trần Vĩnh An và Phan Thanh Tùng với ý tưởng tạo diễn đàn miễn phí trên mạng Internet để giúp cộng đồng người Việt tại Canada tăng cường kết nối, đăng quảng cáo, mua bán, trao đổi các sản phẩm và dịch vụ đặc trưng của người Việt như các món ăn Việt Nam, thuê nhà của người Việt...
Theo Lam Phương
Đại đoàn kết

Định cư Canada, đất nước đáng sống thứ 2 trên thế giới

Thảo luận trong 'Tour du lịch' bắt đầu bởi Sunnie2010, Thg 8 24, 2017.
Sunnie2010

Sunnie2010 New Member

Định cư Canada và lý do vì sao lựa chọn đây làm nơi phát triển cho tương lai.
Vừa qua, danh sách “Những nước đáng sống nhất thế giới” vừa được công bố trên US News & World Report. Danh sách này đã dựa trên các tiêu chí như du lịch, quyền công dân, ảnh hưởng văn hóa, di sản, sức mạnh, chất lượng cuộc sống…

[​IMG]

Danh sách 10 nơi đáng sống nhất thế giới chủ yếu bao gồm các quốc gia tới từ Bắc Âu và Châu Đại Dương. Nơi có khí hậu ôn hòa và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đây cũng là những nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.

Nếu có ai đó từng nói với bạn rằng ăn chocolate sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn thì Thụy Sỹ là quốc gia mà bạn nên tìm đến. Đây là nơi sản xuất những loại chocolate thượng hạng bậc nhất trên thế giới mà không một thực khách nào có thể cưỡng lại được. Dù chỉ là một nước châu Âu nhỏ nhưng Thuỵ Sĩ giành được vị trí hàng đầu này nhờ có hệ thống xã hội tiến bộ, bảo vệ nhân quyền và môi trường kinh doanh thân thiện.

Canada là quốc gia số 2.
Canada có chất lượng sống cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Với sự ổn định về kinh tế và chính trị cùng với sự thân thiện của con người nơi đây, Canada nắm vị trí hàng đầu về chất lượng cuộc sống.

[​IMG]

Thêm nữa, Canada có một nền giáo dục hiện đại và được đánh giá là một trong những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Với môi trường học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, và được áp dụng chất lượng kiểm định nghiêm ngặt, bằng cấp tại Canada được công nhận tại tất cả các nước phát triển. Sinh viên tốt nghiệp tại một trường Canada có thể dễ dàng sống và làm việc ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

[​IMG]

Một trong những lý do khiến Canada là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới chính là sự chăm sóc người dân của chính phủ Canada cực kì chu đáo. Quốc gia này có chế độ phúc lợi xã hội ngày càng hoàn thiện với mục tiêu nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc hơn cho tất cả cư dân sinh sống trên đất nước Canada.

Với những ưu điểm nêu trên, Canada xứng đáng với vị trí thứ 2 trong top những quốc gia đáng sống nhất hành tinh. Vì vậy, lựa chọn định cư Canada sẽ là cách tốt nhất để phát triển hơn cho tương lai.

Danh sách 20 nước đáng sống nhất thế giới năm 2017:

[​IMG]

Xem thêm: Làm thế nào để lấy visa định cư Canada

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét