Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KIẾM THUẬT SAMURAI
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nippon kenjutsu Kiếm thuật Nhật Bản
Siêu anh hùng: Bậc thầy kiếm thuật Nhật Bản chém đứt đôi viên đạn đang bay 200 dặm/h
Hàn Hải |
26
Hình minh họa.
Kiếm sĩ Samurai Isao Machii có khả năng dự đoán chính xác được
vị trí của vật chuyển động trong bất kỳ thời điểm nào, nhờ đó anh có thể
chém đạn đang bay với tốc độ 200 dặm/giờ.
Siêu anh hùng không chỉ có trên màn ảnh
Có
nhiều thứ mà con người chỉ có thể kỳ vọng ở những siêu anh hùng trên
phim ảnh, giống như việc chém đôi viên đạn với một lưỡi kiếm. Thế nhưng
trong đời thực, một Samurai hiện đại làm được điều phi thường ấy, khiến
người ta chỉ có thể sửng sốt và kinh ngạc với kỹ năng của anh.
Isao Machii – người đã tôi luyện kiếm thuật
từ khi mới năm tuổi, có thể cắt đôi viên đạt bé bằng hạt đậu bay với
vận tốc 200 dặm/giờ, bắn thẳng vào anh từ một khẩu BB cách 70 feet
(khoảng 21,5m) giữa không trung.
Sở
hữu khả năng phản xạ nhanh mà hiếm người thường nào có, Isao Machii
được ví như một kiếm sĩ trên phim bước ra ngoài đời thực. Isao Machii
sinh năm 1973, là một bậc thầy Laido đến từ Kawanishi, Nhật Bản.
Phản xạ cực nhanh của bậc thầy kiếm thuật.
Laido
bắt nguồn từ kiếm thuật cổ của Kenjutsu và được phát triển thành một
loại kiếm thuật, bao gồm hành động rút kiếm từ trong bao, giết chết đối
phương với một nhát kiếm mạnh, máu bắn ra theo lưỡi kiếm và trả kiếm về
bao.
Tầm
nhìn, sự chính xác, tốc độ và sức mạnh của Isao đều ở mức phi thường.
Isao vung kiếm với tốc độ không tin nổi và không thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Sự phối hợp chính xác giữa mắt và tay giúp anh ấy giành được
những kỷ lục Guinness thế giới.
Để
công chúng có thể quan sát kỹ thuật sử dụng kiếm của mình - thứ mà mắt
thường không nhìn thấy được, Isao chấp nhận thử thách của các nhà làm
phim.
Xem video:
Video tạm dừng
Thực
hiện ở trường bắn bên ngoài những ngọn đồi của Los Angeles, thành tích
của Isao được ghi lại ở tốc độ chậm hơn 250 lần so với thông thường
thông qua loại máy quay tiên tiến bậc nhất thế giới.
Chứng
kiến Isao thực hiện thử thách là nhà làm phim và tiến sĩ Ramani
Durvasula từ trường đại học bang Califoria, cả hai sững sờ đến câm lặng
trong khoảnh khắc lưỡi kiếm Isao chạm vào viên đạn.
Viên
đạn nhỏ hơn 4000 lần so với một quả bóng chày. Bởi vì kích thước quá
nhỏ và bay với tốc độ cao, người bình thường sẽ không thể nhìn thấy nó.
Nhà làm phim cho biết: “Tôi thực sự không tin là mình có thể cắt được viên đạn bằng dao bếp ngay cả khi nó nằm yên trên thớt. Vậy mà anh ấy làm điều đó trong khi đạn đang bay với một thanh kiếm Samurai”.
Theo
nhà làm phim, một người bình thường mất 3/10 giây để nghe thấy âm thanh
súng nổ trước khi họ có thể bắt đầu suy nghĩ về việc phản ứng lại. Vào thời điểm họ vung kiếm, viên đạn đã sượt qua.
Siêu năng lực được tôi luyện mà thành hay do bẩm sinh?
Mặc
dù kiếm thuật của Isao được tôi luyện từ nhiều năm luyện tập, vẫn có
yếu tố "khả năng siêu nhân" lý giải cho những màn trình diễn đáng kinh
ngạc của Isao. Những phản ứng của anh ấy vượt xa những gì một người bình
thường có thể làm được.
Tiến
sĩ Ramani Durvasula nhận xét Isao sở hữu siêu năng lực cảm giác vượt
lên trên tất cả những người bình thường. Bởi vì Isao cũng không hề nhìn
thấy viên đạn, điều này chứng tỏ anh sở hữu giác quan và khả năng dự
đoán trước ở trình độ khác hẳn. Có điều gì đó rất tuần tự và trôi chảy
trong cách Isao vung kiếm.
Từ
những màn trình diễn ấn tượng của Isao, có thể học được rằng, bằng sự
cống hiến và thực hành chuyên tâm, điều bất khả thi sẽ trở thành hiện
thực.
Anh
ấy đã dành toàn bộ cuộc đời để luyện tập và hoàn hảo kỹ năng của mình,
nâng chúng lên trình độ của một siêu nhân, khiến những người từng được
chiêm ngưỡng Isao vung đường kiếm chỉ biết cảm thán và kính phục.
BỐN KỶ LỤC GUINNESS KHÁC
1. Chém chiếu rơm nhiều nhất trong ba phút (252 nhát)
Vào
năm 2011, Isao Machii giành được kỷ lục “Chém chiếu rơm nhiều nhất
trong ba phút”. Anh ấy đã chém chiếu rơm 252 nhát trong vòng ba phút.
Trong thử thách này, Isao phải cắt mỗi chiếu rơm dựng đứng năm đến 10
nhát. Isao Machii sử dụng một thanh Uchigatana – loại của kiếm Katane
với lưỡi kiếm hướng lên trên.
2. Chém nhiều nhát kiếm nhất trên một chiếu rơm
Isao
Machii giữ kỷ lục Guinness thế giới “Chém nhiều nhát kiếm nhất trên một
chiếu rơm”. Vào năm 2008, anh ấy chém một chiếu rơm cuộn đứng tự do bảy
nhát nhưng anh ấy đã xô đổ kỷ lục của chính mình vào năm 2015, với tám
nhát.
Điều
đó có nghĩa là anh ấy đã chém chiếc chiếu tám lần mà không làm đổ nó
trong suốt quá trình chém. Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều năm tập luyện
với kỹ năng thượng thừa.
Bởi
vì chiếu sẽ ngắn lại sau những nhát chém, thanh kiếm phải được lia mạnh
mẽ hơn – làm tăng khả năng kiếm chạm đất và gãy. Nếu không đủ lực tác
động để lia kiếm, thanh kiếm có thể mắc kẹt trong chiếu rơm và chiếu sẽ
đổ xuống đất.
3. Chém 1000 nhát kiếm nhanh nhất
Vào
năm 2007, Isao Machii đạt kỷ lục Guinness “Chém 1000 nhát kiếm nhanh
nhất” với thành tích chém 1000 nhát kiếm trong vòng 36 phút và bốn giây.
Kiếm sĩ cắt những tấm chiếu tatami cuộn, mỗi tấm có sức chống chịu
tương đương với sức chống chịu của một chi của con người.
4. Chém bóng tennis bay nhanh nhất (vận tốc bóng 820km/giờ)
Thêm
vào những vinh quang trước đó, Isao Machii còn giữ kỷ lục Guinness thế
giới “Chém bóng tennis bay nhanh nhất (vận tốc 820km/giờ)”. Anh ấy cũng
có thể chém một quả bóng chày bay với tốc độ 500km/giờ bằng thanh Katana
của mình.
Nguồn: Sapienplus, Zmescience, Odditycentral
theo Trí Thức Trẻ
Màn đấu kiếm của võ sĩ đạo và robot công nghiệp!
Các võ sỹ Samurai “luyện công” ở Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 17/10/2014 11:17 AM (GMT+7)
Bước vào trong phòng tập luyện của CLB Kaze Ken (TP HCM), chúng tôi có
cảm tưởng như đây không phải là buổi tập của những môn sinh Việt Nam.
Từ giáp, kiếm đến những tiếng hô vang khi ra chiêu, tất cả tạo cho người
xem một không khí như đang lạc vào một võ đường đào tạo Samurai của
Nhật Bản.
Kendo (kiếm đạo) là môn kiếm thuật có xuất xứ từ Nhật Bản do các võ sĩ đạo và các Samurai (hiệp sĩ) xây dựng nên dựa trên các kỹ thuật dùng kiếm trong chiến đấu.
Tại CLB Kendo có tên Kaze Ken (Kiếm Gió) ở quận 10 (TP HCM) có hàng
chục võ sinh đang tập luyện bộ môn kiếm thuật này. Điểm chung của họ đều
là những người yêu kiếm, yêu văn hóa Nhật Bản. Có người mới tập lần
đầu, có người đã gắn bó với thanh kiếm đã hơn mười năm đã tìm đến với
CLB. Người tập lâu chỉ cho người mới, họ trau dồi các kinh nghiệm, kỹ
năng sử dụng kiếm.
Người tập rèn luyện được sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong kiếm thuật và ngoài cuộc sống
Anh Minh Tuấn, nhóm trưởng CLB Kaze Ken, đã cho biết: “CLB hoạt động
đã mấy năm nay, chủ yếu để giao lưu, học kiếm thuật và cả về văn hóa của
người Nhật Bản”.
Ấn tượng đầu tiên khi đến đây đó là một sự khiêm nhường và tôn trọng.
Bất kỳ ai bước vào phòng, các võ sinh đều cúi chào đầy trân trọng.
Trước và sau khi tập, người luyện kiếm cũng chào nhau nhiều lần thể hiện
sự tôn trọng dành cho bạn tập, hay đối thủ của mình.
Kiếm sử dụng trong tập luyện là kiếm tre, không có tính sát thương,
vì vậy mà người tập môn này hầu như không gặp phải chấn thương đáng kể
trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, kiếm gỗ chỉ được sử dụng để biểu
diễn. Các vị trí chủ yếu để ra đòn trong môn Kendo là ở đỉnh đầu, hông, cổ tay và cổ họng
nên tính thực chiến rất cao. Điểm quyết định của Kendo là sự tập trung
và độ nhanh nhạy, chính xác, điều này giúp cho người tập rèn luyện được
sự ứng biến nhanh nhẹn với nhiều tình huống trong cuộc sống. Bên cạnh
đó, tinh thần và văn hóa người Nhật được truyền nhau qua mỗi buổi tập
giúp cho các võ sinh rèn luyện được nhiều đức tính cần thiết như cần cù,
tỉ mỉ, tôn trọng và nhân ái hơn.
Bạn Duy Khanh (22 tuổi), một trong số các bạn trẻ mới đến tập ở CLB,
đã tâm sự: “Được biết môn này qua video và truyện tranh, tôi rất yêu
thích nên tìm đến CLB để xin học. Tôi thấy không khí tập luyện khá sôi
động và nghiêm túc”.
Mỗi khi xuất chiêu, người tập phát ra tiếng thét Kiai rất lớn nhằm
trấn áp tinh thần đối phương khiếp sợ và mất tập trung. Cộng thêm tiếng
kiếm chạm nhau, chạm vào giáp nên phòng tập của Kendo khá ồn ào so với
các môn khác.
Sau một buổi luyện tập, các môn đồ của Kendo sẽ có vài phút để ngồi
thiền với mục đích tĩnh tâm, loại bỏ những mâu thuẫn, oán thù có thể
sinh ra trong buổi tập, giúp người tập cảm thấy thư thái hơn.
Bạn nữ Đan Chi (21 tuổi), đã theo Kendo được hơn 1 năm, chia sẻ: “Tôi
rất thích văn hóa Nhật nên đăng ký tập thử, rồi mê lúc nào không hay.
Không chỉ học được sự nhạy bén trong phản ứng với các tình huống, tôi
còn học được đức tính khiêm nhường, nề nếp của con người Nhật Bản qua
môn Kendo”.
Với người tập kiếm thông thường, một thanh kiếm tre giá khoảng
500.000 là đủ để theo đuổi môn Kendo. Nhưng với những ai thật sự đam mê,
để sở hữu một bộ trang bị hoàn chỉnh đúng “chất Samurai” thì không hề
rẻ. Được biết, một bộ võ phục Hakama giá 1 đến 2 triệu đồng, kiếm gỗ giá
khoảng 1 triệu đồng, còn bộ giáp như kiểu Samurai có giá trên dưới 7 triệu đồng. * Video những bài tập luyện hăng say của các võ sinh Samurai:
* Dưới đây là một số hình ảnh tập luyện của các võ sỹ Kendo:
Một người tập Keno đang chuẩn bị giáp cho mình
Sự khiêm nhường và tôn trọng thể hiện trước và sau mỗi lần luyện tập
Ông
Shim Sungbo là một cao thủ Kendo và HLV của Dowon Kendo Club ở Hàn
Quốc. Ông sang Việt Nam để giao lưu và hướng dẫn thêm kỹ thuật cho các
bạn trong CLB
Luyện tập kiếm thuật giúp bạn nhanh nhẹn, hoạt bát hơn
Họ còn rèn luyện đức tính tỉ mỉ, cần cù đáng quý của người Nhật
Các bạn trẻ tìm đến tập luyện bộ môn này
Một thanh kiếm tre là đủ để các bạn có thể học Kendo
Sự tập trung cao độ luôn là điều được thể hiện trong mỗi buổi tập
Tinh thần giao lưu, học hỏi giữa những người cũ và mới
Bạn Đan Chi, một võ sinh nữ tại CLB
Sau buổi tập, các võ sinh ngồi thiền để loại bỏ tạp niệm, thư thái tinh thần
Theo Lê Phong (Khám Phá)
LỊCH SỬ KIẾM PHÁP NHẬT BẢN
Kiếm là 1 trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất trong thờI
phong kiến, khắp nơi từ Âu sang Á. Vũ khí và binh giáp của ngườI Nhật ngày xưa
có chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung quốc,trong đó có thanh kiếm. Khi xông trận,
các kỵ sĩ trang bị áo giáp, mũ trận dày nặng, 1 tay cầm yên ngựa, tay kia cầm
kiếm. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để
chém và đâm, động tác chiến đấu cũng chưa được tinh xảo. Theo truyền thuyết thì
đến thế kỷ thứ 8, thanh kiếm với lưỡi hơi lượn cong, cán dài cấu trúc đặc thù
Nhật bản được 1 thợ rèn tên là Amakumi chế tạo tạI tỉnh Yamoto. Song, theo những
tài liệu đáng tin cậy hơn, thanh kiếm cong độc đáo như ngày nay chúng ta thấy
xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 (năm 940) dưới thời Heian do 1 nghệ nhân tài ba về
nghề luỵên kiếm tên là Hoki rèn. Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn
luyện rất công phu, chủ yếu để sử dụng bằng cả 2 tay khi chiến đấu. Đương nhiên,
kèm theo đó là 1 số kỹ thuật công, thủ cơ bản cũng được giới thiệu. Nhận thức
được sự lợi hại của thanh kiếm mới, nhiều kiếm sư và kiếm sĩ bèn làm 1 cuộc cách
tân về vũ khí và chiêu thức tập luyện. Trước tiên nó được dùng trong các buổi
giao đấu giữa các kiếm thủ và dần sau đó trở nên phổ biến trong quân độI thuộc
quyền các lãnh chúa và dùng trên chiến trường ở qui mô lớn, bởi nó có hiệu quả
đặc biệt hơn hẳn loạI kiếm thẳng. Đã có kiếm dài (trường kiếm-tachi, hay còn gọi
là katana) thì phải có kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (kodachi, hay còn gọi là
wakizashi) được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiếm ngắn chỉ sử
dụng khi lâm nguy (mất kiếm dài ) và để dùng trong nghi thức seppuku (mổ bụng tự
sát, 1 hành động vì danh dự của samurai, hay còn gọi là harakiri)
Có thể nói từ đây môn kiếm thuật Nhật bản Kenjutsu vớI những đặc trưng riêng đã
được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng hệ thống kỹ thuật
riêng để lập nên những trường phái, rồi cứ thế được lưu truyền từ đời này sang
đời khác. Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy
nhiên phảI đến cuốI thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, bài tập đốI luyện kiếm thuật (kata)
vớI tổ hợp động tác công-thủ-phản công có qui ước mớI được đưa vào hệ thống
nghiên cứu huấn luyện.Và vào cuốI thế kỷ 15, kiếm gỗ (bokken) mới được đưa vào
sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời này lý thuyết chung về kiếm thuật đã
được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện giới samurai. Không chỉ vậy, lý thuyết
này còn được kết hợp với tư tưởng Nho giáo để xây dựng 1 triết lý về phong cách
sống và hành động của giớI võ sĩ đạo (bushido). Theo 1 số thư tịch cổ thì từ thế
kỷ 15-17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể các
môn võ thuật khác. Những trường phái này cũng là nơi cung cấp nhân tài phục vụ
đắc lực cho các vị lãnh chúa hoặc Tướng quân (shogun)
Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ
kiếm sư Shekisu-sai (1527-1606), ngườI sáng lập trường phái Yagyu Shinkage,
được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ. Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như
là 1 vũ khí giết ngườI và ngườI ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do
Shekisu-sai có kiến thức có kiến thức về đạo học và mốI liên hệ gần gũi vớI
thiền sư Takuan (1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự
cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. NgườI con ông là
Munenori (1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba, đã biên soạn Fudochi-Shinmyoroku, nội
dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage, cũng
như Maniwa Nen, Shinkatato… là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng
chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thờI đưa kiếm tre (shinnai) vào
tập luyện, thi đấu để hạn chế tốI đa những thương tích, tử vong do kiếm thật
bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng
cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lạI đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò
thuộc,chưa có miếng là chắn che tay (tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba,môn đệ
của Ono Tadaaki cảI tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào, và
trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng Khởi đầu chỉ có kiếm thuật hay Kenjutsu, là nghệ thuật đánh kiếm, dù
thật sự từ để chỉ kiếm Nhật là katana 刀 chính là từ "đao" trong tiếng Hán để chỉ
các loại vũ khí một lưỡi sắc bén. Còn chữ Hán kiếm (tiếng Nhật ken) 剣 hay 劍 là
để chỉ các vũ khí hai lưỡi . Sau thời đại Kiếm Thương, hết đánh đấm nên kiếm
thuật dần dần biến thành kiếm đạo, và người thực tập kiếm đạo chú trọng luyện
tinh thần cũng ngang bằng hoặc hơn cả luyện tập thuật đánh kiếm. Iaido
đúng ra cũng là một phần của kendo, chuyên luyện phép đánh kiếm thần tốc: rút
kiếm ở mọi tư thế và chém rất nhanh một nhát chí tử trước khi đối thủ kịp phản
ứng, rồi rảy máu ở thanh kiếm, và tra kiếm vào vỏ.
Sau khi Nhu đạo phát triển vào thế kỷ 20, Kendo và Iaido trở thành những
môn riêng biệt. Kendo ngày nay ta thấy phát triển như một môn thể thao, dù người
luyện tập cũng thực hành các bài Kata 型 gồm các đòn thế chém đâm đỡ tiến lùi...
Còn Iaido chỉ chuyên thực tập các bài tập kata: rút kiếm, chém, rảy máu, tra
kiếm vào vỏ. Và ở Nhật vẫn còn hàng trăm trường phái Kendo, cũng như hàng trăm
trường phái Iaido.
Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ
biến tạI các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che
ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ… cũng được cách tân từ binh giáp
truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, Kendo phát triển rộng
trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới
Samurai. Vào giữa thế kỷ này, nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho
công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư giương danh võ
lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với người khác. Nhưng chỉ vài thập niên
sau, khi văn minh cơ giớI phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh
vị trí trên chiến trường. Thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại
bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu
tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị
Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thờI vàng son
của giớI samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái
phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết vớI kiếm đạo lo âu
không ít.
Trong bối cảnh đó, 1 sự kiện lớn gây chấn động làng võ Nhật đã xảy ra vào năm
1882 : võ sư Jigoro Kano, 1 thiên tài võ thuật trẻ tuổi bắt đầu truyền bá môn
Nhu đạo ( Judo ) mà ông đã dày công nghiên cứu,sáng tạo sửa đổI thêm từ
môn Nhu thuật ( Jujutsu ) cổ truyền ( ai xem "Truyền nhân Atula" hẳn phải biết
cái món ăn chơi này ^_^ ). Thành công nhanh chóng của Kano với môn võ giàu tính
thể thao, được xem như đạt tiêu chuẩn cao về giáo dục tinh thần và thể xác theo
xu thế thời đại mới, đã trở thành nguồn cảm hứng khơi dậy ngọn lửa trong lòng
các kiếm sư. Kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường, tại 1 số trường trung học
và đại học. Năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương
trình huấn luyện thể dục ở bậc trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Năm 1928,
liên đoàn kiếm đạo Japanese được thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chỉnh lý hệ thống tổ chức, kỹ thuật, phương pháp huấn luyện, điều luật thi đấu…
Môn sinh theo học ngày 1 đông hơn,phát triển sang các nước lân cận và cả châu Âu,
châu Mỹ. Năm 1971, liên đoàn Kiếm đạo quốc tế ( International Kendo Federation-IKF)
được thành lập, và cũng từ đây giảI vô địch kiếm đạo thế giớI được tổ chức theo
thông lệ 3 năm 1 lần (có tư liệu khác cho rằng IKF được thành lập năm 1970 và
mớI đầu là tổ chức 2 năm/lần). Hiện nay số members của IKF bao gồm 37 đơn vị
liên đoàn và hiệp hội thuộc hơn 30 nước trên thế giới (chưa có VN )
Một chi tiết đáng ghi nhận là trong quá trình phát triển môn Kiếm đạo hiện đại
có sự đóng góp ở mức độ nhất định của tổ sư môn Judo Jigoro Kano. Ông là
người đặt ra hệ thống đẳng cấp (dan-kyu) được áp dụng ngày nay. Chính
liên đoàn kiếm đạo nhật bản JKF (Japan Kendo Federation) cũng thừa nhận điều này
vào năm 1958. Là 1 nhà sư phạm lớn, 1 đại sư thấm nhuần triết lý võ đạo, Kano
luôn sẵn sàng hỗ trợ,tạo điều kiện cho các môn phái võ thuật đồng hành phát huy
vì sự nghiệp giáo dục chung, không chỉ vớI kiếm đạo mà với cả Không thủ đạo (
Karatedo ). Khi võ sư Gichin Funakosi từ đảo Okinawa đến Tokyo để truyền bá nghệ
thuật này, Kano đã dành cho người đồng đạo võ lâm 1 phần diện tích tại võ đường
Kodokan (Giang đạo quán) của ông để mở lớp dạy Karatedo trong nhiều năm .
Live by Honor, die by
Sword
Kiếm pháp Phù Tang trọng cái "tinh – thành thuộc" hơn là cái "xảo – kỳ ảo", cũng
có nhiều cao thủ Phù Tang nổi danh nhờ cái xảo tuy nhiên cái tinh bao giờ cũng
thắng thế.
Một kiếm khách khả dĩ có thể gọi là cao thủ nếu anh ta thoả mãn những yếu tố sau
: nhanh - độc - chuẩn - ổn. "Tốc độ" là yếu tố kiến quyết hàng đầu, địch
bất động ta bất động nếu địch động ta động trước, những cái động đó chỉ trong
chớp choáng vì vậy đòi hỏi kiếm thủ phải có một sự tập trung cao độ. Cao thủ
giao chiêu chỉ một sơ sót nhỏ có thể phải hối hận, chậm hơn đối phương một chút
là đã có thể mất đi nhiều tiện nghi, khi đã mất đi ưu thế ban đầu thì khó lòng
mà thủ thắng. Thứ đến phải nói là "hiểm độc", phải đánh vào điểm yếu, tử
huyệt của đối phương. Chỉ cần đánh trúng cho dù là nhẹ cũng đủ giết người, đó là
lý do tại sao những cao thủ võ công cao cường đều lấy yết hầu của đối phương làm
mục tiêu (yết hầu là khoảng nằm giữa thân người và đầu, nôm na gọi là cần cổ ).
Dĩ nhiên mục tiêu như thế thì khó mà đánh trúng được nhất là đối phương cũng di
động chứ không phải là cái bia để cho ta xỉa , nhất là với tốc độ cao, cho
nên cần phải "chuẩn – chính xác". Mà muốn như vậy thì võ công phải "tình
– thành thuộc", ra tay không hề sai lạc, những chiêu thức các kiếm thủ có khi
luyện tập đến hàng ngàn vạn lần nguyên do là đó. Và cuối cùng là "ổn". Ở
đây chính là sự ổn định về tâm lý. Ra tay nhanh, độc, chuẩn và bảo đảm ba yếu tố
trên mọi lúc mọi nơi. Tâm lý ổn định, ý chí kiên quyết, đã xuất chiêu là không
ngần ngừ, biến đổi giữa chừng. Cao thủ đối chiêu nếu có vấn đề về tâm lý hầu như
là cầm chắc thất bại, cho nên các kiếm khách thường lấy sự "vô tình" để làm
chuẩn cho sự "ổn định" của mình. Họ không dám có tình cảm vì tình cảm sẽ làm cho
họ mềm yếu, vợ con gia đình sẽ làm cho họ phân vân mà đó chính là những yếu tố
dẫn đến sự mất ổn định về tâm lý. Có chuyện (mà cũng có thể là có thật) cả gia
đình kiếm khách đều tự sát để cho người kiếm khách có thể ra đi mà không còn bị
bất cứ một sự ràng buộc vướng bận nào (có hơi tàn nhẫn). Biết anh hùng trọng anh
hùng, các kiếm sĩ trước khi giao chiến thường có tình huống hoàn thành tâm
nguyện lẫn nhau, giúp cả hai tháo gỡ những vấn đề về tâm lý để có thể thi đấu
thực hơn và toàn tâm toàn ý hơn.
Mạn phép bàn sơ qua một chút về vũ khí.
-- Vũ khí dĩ nhiên có dài có ngắn, tùy thuộc vào loại võ công. Vũ khí dài thiện
dụng cho các loại võ công cương mãnh, phạm vi tấn công rộng rãi, khống chế toàn
cục, thể hiện một tính cách chính trực, rộng rãi.
-- Vũ khí ngắn thiện dụng cho các loại võ công lấy tốc độ và cái xảo, cái hiểm
làm đầu. Chính vì vũ khí nhẹ nên kô thể trực tiếp đương đầu với đối phương. Đã
thế thì phải ra tay nhanh, hiểm độc, dùng nhiều kỳ chiêu khiến đối phương không
thể biết đường đón đỡ.
-- Một tấc dài một tấc lợi, một tấc ngắn một tấc hiểm. Vũ khí nào cũng có cái
hay và cái lợi riêng của nó, sử dụng vũ khí cũng phải phú hợp với tính cách con
người thì mới có thể phát huy được võ công đến cực hạn. Phái yếu và những ai có
tâm địa thâm hiểm, âm trầm thì thường lựa cho cho mình những vũ khí ngắn. Phụ nữ
lựa chọn vũ khí ngắn phần cũng vì thể lực và thể hình của họ không phù hợp với
những vũ khí dài cồng kềnh khi sử dụng phái tốn hao nhiều sức. Người có tâm địa
thâm trầm, âm hiểm… chọn vũ khí ngắn (tất nhiên không phải tất cả đều như thế)
vì nó hợp với tính chất của võ công của họ, vũ khí ngắn thì đòi hỏi cái xảo – kỳ
ảo nhiều hơn.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét