Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
NỖI NIỀM OAN KHUẤT 29
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Oan khuất cựu quân nhân 30 năm mang danh “phản quốc”
Có những người tưởng chừng may mắn khi sống sót qua cuộc chiến tranh vệ
quốc lại phải đối mặt với một bản án từ trên trời. Chúng tôi đang muốn
nói đến trường hợp của ông Trương Hữu Tưởng (thôn Đồng Lệ, xã Hợp Đồng,
Chương Mỹ, Hà Nội), người được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng 3
nhưng lại bị kết tội “gián điệp”, “phản quốc”.
Bị treo cổ 87 năm sau mới được tuyên vô tội (Kỳ 1): Những chứng cứ bất thường
10/12/2015 12:11 UTC+7
(Công lý) - Một người đàn ông đã bị tử hình về tội giết
người, hiếp dâm trẻ em đã viết thư tuyệt mệnh nói "một ngày nào đó người
ta sẽ chứng minh tôi vô tội". 87 năm sau, điều đó đã xảy ra nhưng tất
cả đã là quá muộn.
Colin Ross, một ông chủ quán rượu người Australia bị kết án tử vì cáo
buộc giết bé gái 12 tuổi, ông không hề biết rằng sau khi mình đã "mồ yên
mả đẹp", lại vinh hạnh nhận được lệnh ân xá từ Nữ hoàng Anh.
Vụ án xảy ra vào sáng ngày 31/12/1921, khi lực lượng chức năng tại thành phố Melbourne (Australia) được người dân thông báo
về việc phát hiện một thi thể bé gái không mặc quần áo ở ngõ Gun Alley
nối với phố Collins. Danh tính nạn nhân được xác định là bé Alma
Tirtschke, 12 tuổi sống với dì tại phố Swaston cách hiện trường không
xa.
Trước đó, chiều ngày hôm trước bé gái này đi giao thịt cho một khách
hàng trên phố Swanston cách nhà không xa. Đáng ra việc này chỉ mất độ 15
phút nhưng gia đình chờ quá lâu vẫn không thấy cô bé vốn rất ngoan ngoãn vâng lời quay trở về.
Sau khi nhận được tin Alma mất tích, cảnh sát cùng với gia đình
Tirtschke tìm kiếm cô bé suốt đêm. Đến mờ sáng hôm sau, người ta phát
hiện ra xác Alma, cô bé bị hãm hiếp và sau đó bị bóp cổ chết.
Cái chết của cô bé gây sốc cho cư dân thành phố Melbourn. Để truy tìm
dấu vết và bắt hung thủ một cách nhanh nhất, lực lượng cảnh sát đã trao
giải thưởng với một số tiền 1.250 bảng cho người bắt được hung thủ. Đây
là một trong những khoản tiền thưởng truy nã tội phạm lớn nhất nước Úc
thời đó.
Rất nhanh chóng nhiều đối tượng trong danh sách đang bị theo dõi trong
khu vực được triệu tập đến đồn cảnh sát. Và Colin Ross cũng là một trong
những đối tượng được liệt vào danh sách.
Colin Ross
Qua lời kể của một nhân chứng nói với cơ quan chức năng rằng, khi đó
ông ta thấy 1 cô bé có vẻ bề ngoài rất giống bé Alma đã xuất hiện trước
quán rượu của Ross.
Đồng thời, các nhà điều tra còn phát hiện ra rằng vào khoảng từ 2 giờ
30 phút tới 3 giờ chiều hôm Alma mất tích, người ta vẫn còn thấy cô bé ở
giao lộ giữa các phố Alfred Place và Little Collins, gần nơi phát hiện
xác về sau.
Rất nhanh sau đó, Colin Ross được triệu tập tới để tra hỏi. Cũng như
các nhân chứng khác, anh này khai có nhìn thấy một cô bé giống Alma đi
ngang qua trước tiệm của mình. Một số nhân chứng khác nói cô bé khi đi
qua quán rượu của Ross có vẻ lo lắng. Một nhân chứng được cho là “khách
quan” khai thêm rằng có người đã bám theo Alma.
Colin Ross vốn đã có tên trong “sổ đen” của cảnh sát vì tội sử dụng vũ
khí trái phép để thực hiện một vụ cướp và uy hiếp khách tới quán của ông
ta. Chính vì thế mà Colin bị cảnh sát “chăm sóc” kỹ hơn.
Mặc dù Ross đã nêu tên các nhân chứng xác nhận anh ta đang lo việc
trong quán suốt chiều hôm đó và không hề bỏ đi đâu cả nhưng các điều tra
viên vẫn một mực cho rằng, Ross đã giết Alma và anh ta bị bắt hôm
12/1/1921.
Phiên tòa xét xử Ross bắt đầu hôm 20/2/1922. Phía buộc tội đưa ra nhiều
nhân chứng mới để kết tội Ross. Một tù nhân tên John Harding khai, Ross
đã thú nhận với hắn trong nhà giam, chính anh ta giết bé Alma.
Thêm hai cô gái bán hoa Matthews, Olive Maddox và một bà mụ già bói bài
Julia Gibson cũng đồng thanh rằng Ross đã tiết lộ bí mật giết người với
họ.
Về vật chứng, phía công tố đưa ra vài sợi tóc của Alma Tirtschke mà họ
lấy ngay trước lễ an táng của cô. Một thám tử nhớ lại hôm bắt Ross, ông
ta thấy vài sợi tóc màu vàng trên tấm chăn ở nhà Ross.
Sau đó những sợi tóc này được thu lại và giao cho một chuyên gia hóa
học là Charles Price. Ban đầu ông ta khai trước tòa rằng khi xem xét
dưới kính hiển vi hai sợi tóc có màu khác nhau: Sợi ở nhà Ross có màu
nâu vàng, trong khi tóc của Alma màu đỏ sẫm.
Ngoài ra, đường kính của 2 sợi tóc cũng khác nhau. Theo Price sợi tóc ở
nhà Ross có thể là của bạn gái của anh ta. Thế nhưng sau một hồi bị vặn
vẹo, Price lại tuyên bố rằng cả hai loại tóc rơi ra từ da đầu cùng một
người.
Điều lạ là kết luận mâu thuẫn của Price đã được đoàn bồi thẩm chấp
nhận. Luật sư của Ross là Thomas Breman phản đối, yêu cầu mời giám định
viên khác có kinh nghiệm hơn nhưng bị từ chối.
Ông chủ quán và cô bé Alma Tirtschke
Kết thúc phiên tòa, Ross bị tuyên án treo cổ trong sự hân hoan của dư
luận. Luật sư của Ross cố tìm cách chống án nhưng thất bại vì quan tòa
cho rằng bản án đã quá rõ ràng. Đơn khiếu nại của Thomas Breman gửi tới
Hội đồng Cơ mật ở Anh cũng bị bác bỏ.
Không lâu trước ngày Ross lên giá treo cổ, anh ta nhận được một bức thư
nặc danh của một người tự nhận mình là hung thủ giết hại Lama nhưng
không chịu công khai nhận tội, vì cho rằng điều đó sẽ gây đau khổ cho
gia đình anh ta. Người ta cũng không điều tra thêm về bức thư này xem
hung thủ thật sự là ai.
Hoàng Hà
Bị treo cổ 87 năm sau mới được tuyên vô tội (Kỳ Cuối): "Ngày tôi được chứng minh vô tội sẽ đến"
15/12/2015 16:14 UTC+7
(Công lý) - Khi Colin Ross bị bắt, dư luận thì hả hê nhưng
ông ta đã nói với luật sư, người thân và bạn bè rằng, tôi chẳng việc gì
phải sợ vì mình không có tội.
Colin Ross được sinh ra ở phía Bắc Fitzroy, Melbourne. Ông ta là con
thứ ba trong một gia đình có 5 người con. Cha của ông là Thomas Ross đã
chết vào năm 1900, để lại người vợ của mình bà Elizabeth Ross phải chăm
sóc cho năm đứa con còn nhỏ.
Chính vì hoàn cảnh gia đình, nên không ai trong số các con của bà được
giáo dục tốt. Dường như chúng cũng hiểu được điều đó và muốn rời khỏi
trường học càng sớm càng tốt để tìm việc làm giúp đỡ gia đình.
Vào năm 11 tuổi, Colin Ross bắt đầu làm việc tại một mỏ đá địa phương
và trong những năm sau đó, ông làm việc như một quân nhân tại bệnh viện
quân đội Broadmeadows. Năm 1920, bà Elizabeth Ross may mắn trở thành
người quản lý của khách sạn Donnybrook, cách 30 km về phía bắc
Melbourne.
Trong thời gian này, Colin Ross bắt đầu một mối quan hệ với Lily Mae
Brown, một nhân viên làm việc dưới quyền của bà Elizabeth. Ngày 5/3/
1920, Colin đã ngỏ lời cầu hôn Brown, nhưng lại bị cô ấy từ chối. Phẫn
uất vì điều đó, ông đã tự chế một khẩu súng lục để đe dọa Mae Brown phải
nhận lời.
Sau sự việc đó, Mae đã liên lạc với cảnh sát và Colin Ross đã bị buộc
tội sử dụng vũ khí mà không được phép, nên bị kết án 14 ngày tù giam.
Tháng 4/1921, gia đình Colin Ross trở lại Melbourne. Tại đây, ông cùng
các em của mình là Stanley và Ronald, đã mua một cửa hàng rượu vang
trong trung tâm thương mại của Melbourne. Sau khi mua lại cửa hàng, họ
đổi tên thành "The Australian Wine Saloon".
Vì cái chết của cô bé Alma Tirtschke mà Colin phải chịu một cái án oan từ trên trời rơi xuống.
Anh em Ross rất nhiệt tình, sẵn sàng phục vụ bất cứ ai. Và khi công
việc đang rất thuận lợi, thì ông lại phải chịu tai họa từ trên trời rơi
xuống.
Mặc cho mọi bằng chứng, Colin Ross vẫn bị hành hình ngày 24/4/1922.
Trong bức thư vĩnh biệt gia đình, người tử tù viết : “Cái ngày tôi được
chứng minh là vô tội sẽ đến”. Thất bại trong việc cứu Colin Ross, luật
sư Thomas Brennan đã viết một cuốn sách có tựa “Thảm kịch Gun Alley” để
chứng minh thân chủ của mình bị chết oan.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Brennan đã không thể thuyết phục được
chính quyền bang Victoria xét lại vụ án và hồ sơ Colin Ross dần bị quên
lãng.
Hơn 70 năm sau, một giáo viên về hưu tên Kevin Morgan, đã mày mò tìm
hiểu về cái chết của Alma Tirtschke và bản án dành cho Colin Ross. Ông
già Morgan đã động lòng khi đọc được những dòng chữ của Ross ghi trên
những trang cuốn Kinh Thánh của người tử tội trong nhà lao về nỗi oan ức
của mình.
Ông giáo già thích làm luật sư nhận định các nhân chứng chống lại Ross
đều không đáng tin: John Harding được giảm án sau khi khai về Ross, còn
hai cô gái bán dâm và mụ thầy bói thì lãnh tiền thưởng của cảnh sát.
Sau này, Morgan còn tìm được trong hồ sơ lưu của viện công tố mẫu tóc
từng được cho là đã bị thất lạc của vụ án thu năm 1998, kết quả xét
nghiệm ADN của Viện Pháp Y bang Victoria và cơ quan khám nghiệm của Cảnh
sát Liên bang Úc cho thấy hai loại tóc thu được trong vụ án Colin Ross
là của hai người khác nhau.
Cuốn sách của Morgan đã khuấy động kỷ niệm xa xưa về một vụ án từng gây
rung động. Ngày 4/10/2005, gia đình Colin Ross và Alma Tirtschke cùng
nộp đơn xin xóa tội cho người đã chết.
Hài cốt của Colin Ross được trao lại cho gia đình để an tang.
Ngày 22/5/2008 Thống đốc bang Victoria – là người thay mặt cho Nữ hoàng
Anh – ký lệnh ân xá cho Colin Ross. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử
Úc, một người đã bị hành hình theo quyết định của Tòa án được bãi tội.
Trong cuốn sách về án oan của Colin Ross – mà sau này dẫn tới việc xét
lại bản án của anh ta – tác giả Kevin Morgan đã tiết lộ lần đầu tiên cho
công chúng thấy những chứng cứ có lợi cho Ross nhưng đã bị cảnh sát bỏ
qua.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, gia đình Alma Tirtschke cho rằng một
kẻ nào đó trong ngay gia đình họ đã giết cô bé. Tuy nhiên câu hỏi kẻ nào
mới là hung thủ thật sự vẫn còn là bí ẩn.
Mãi tới năm 2010, hài cốt của Colin Ross mới được trao lại cho gia đình để an tang.
Hoàng Hà
Lạ kỳ về nơi có nhiều vụ án oan khuất trong lịch sử Việt Nam
Bên con đê sông Đuống tại địa
phận huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh chỉ dài hơn 10km, nhưng không hiểu vì
lý do gì, nơi đây gắn liền với rất nhiều vụ án oan khuất. Không quá để
nói rằng, đây là triền đê oan khuất trong lịch sử Việt Nam.
Kỳ 1: Đến nơi thờ thần xà “miệng cắn thân, chân xé mình”
Dọc theo triền đê có nhiều huyền tích bí
ẩn này, chúng tôi như lạc vào những câu chuyện lịch sử đầy oan khiên
của dân tộc. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là đền thờ Trạng
nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh tại thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Vén màn bí ẩn vụ án hồ Dâm Đàm
Trong khói nhang trầm uy nghi, chúng tôi
như được trở lại với lịch sử gần 1.000 năm trước. Ông Nguyễn Văn Đam -
thủ từ đền Lê Văn Thịnh kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời bi tráng của
vị trạng nguyên này. Lê Văn Thịnh là người thôn Bảo Tháp, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Cổng vào đền và chùa thờ Lê Văn Thịnh.
Tháng 2 năm Ất Mão (1075), Vua Lý Nhân
Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn
Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Vì thế, ông được coi là Trạng nguyên khai
khoa của Việt Nam. Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau thăng chức Nội
cấp sự, rồi Thị lang Bộ Binh. Tháng 6 năm Giáp Tý (1084), ông được cử
đi đến trại Vĩnh Bình (thuộc Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về việc
cương giới với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc.
Sau khi đã "phân giải mọi lẽ", nhà Tống
chấp thuận trả lại cho Đại Việt 6 huyện, 3 động thuộc châu Quảng Nguyên
(nay là phần đất ở phía tây bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ đã chiếm trước đây
và cho thông sứ như cũ. Sau này, ông được thăng tới chức Thái sư. Ông
cống hiến cho nhà Lý thêm 10 năm thì xảy ra "vụ án hồ Dâm Đàm" vào năm
Ất Hợi (1095).
Về vụ án này, đến nay vẫn còn rất nhiều
điều chưa được làm sáng tỏ. Sách Đại Việt sử lược ra đời vào thời Trần
kể lại vụ án như sau: "Mùa đông tháng 11 năm Ất Hợi (1095), nhà vua (Lý
Nhân Tông) xem đánh cá ở Diêu Đàm (hay Dâm Đàm, nay là hồ Tây, Hà Nội).
Lúc bấy giờ vua ngự trong một chiếc
thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu
gian, nhân cơ hội ấy mới dùng phép thuật làm khói sương nổi thoắt lên
bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt. Một lát, nhà vua nghe
tiếng mái chèo sắp đến gần, vua có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác
phóng ra. Khói sương theo cái mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê
Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí.
Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh lại
rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang. Trước kia, trong nhà Lê Văn
Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (tức Vân Nam, Trung Quốc ngày nay)
giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì
làm phản".
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tài liệu
lịch sử đã chứng minh sự hàm oan của vị trạng nguyên tài hoa này và đời
hậu thế vẫn đang tìm mọi cách chứng minh sự trong sạch cho ông. Ông Lê
Viết Nga - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh - cho biết: "Hiện nay ở Bảo
tàng Bắc Ninh còn lưu giữ lại rất nhiều sắc phong cho Thái sư Lê Văn
Thịnh qua các triều đại vua. Sắc phong cổ xưa nhất còn lưu lại gần như
nguyên vẹn cho thấy ngay từ triều Hậu Lê, Thái sư Lê Văn Thịnh đã được
minh oan rồi”.
Ông Nga khẳng định: "Nếu như thái sư
không được minh oan, không được sắc phong trở lại thì trong dân gian sẽ
không bao giờ dám dựng đền để thờ tự”.
Với sự cố gắng của rất nhiều người,
nhiều cơ quan đoàn thể, năm 1993 một cuộc hội thảo với sự góp mặt của
nhiều nhà sử học, nhà điêu khắc và các học giả nổi tiếng đã diễn ra. Hội
thảo đã thành công tốt đẹp và bước đầu minh oan cho vị Trạng nguyên tài
hoa Lê Văn Thịnh.
Bức thần xà bí ẩn
Bức tượng xà thần vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Về cuộc đời của cụ Lê Văn Thịnh, sau vụ
án hồ Dâm Đàm còn nhiều uẩn khúc. Theo lưu truyền dân gian, khoảng ba
năm sau, Lê Văn Thịnh được ân xá. Trên đường về quê đến chợ Điềng, xã
Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông dừng chân nghỉ lại. Một
nông dân thấy cụ già gầy yếu như hành khất liền biếu bát cháo hoa để cụ
ăn. Bác nông dân hỏi “Cụ có thèm ăn thứ gì nữa không?”, cụ trả lời muốn
ăn một khúc cá. Bác nông dân lựa được con cá mè hoa đem nướng một khúc
biếu cụ. Lê Văn Thịnh ăn cá xong nằm nghỉ và mất tại đó. Dân làng Điềng
khi biết đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh liền đưa cụ ra một gò nổi bên
bờ sông Dâu. Xác cụ được mối đùn kín, dân làng thấy lạ liền chôn cất và
lập đình thờ, tôn cụ làm thành hoàng làng.
Lại nói, sau khi xảy ra vụ án hồ Dâm Đàm, ngôi nhà của cụ Lê Văn Thịnh
tại thôn Bảo Tháp đã được thân phụ là cụ Lê Văn Thành cúng tiến thành
chùa. Sau này khi Lê Văn Thịnh được minh oan, dân làng xây đền cho cụ và
trở thành cụm di tích đền và chùa Lê Văn Thịnh như hiện nay.
Trong khuôn viên đền và chùa Lê Văn
Thịnh hiện nay có một bức tượng đá hết sức bí ẩn. Đó là bức tượng rồng
(nhưng người dân địa phương gọi là bức tượng xà thần) trong tư thế
“miệng cắn thân, chân xé mình”. Bức tượng này vừa được công nhận là bảo
vật quốc gia ngày 30.12.2013.
Theo người dân địa phương kể lại, năm
1991, trong một lần dọn dẹp trước cửa đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, ông
thủ từ khi đó là Phan Đình Phô tình cờ phát hiện được một bức tượng bằng
đá nguyên khối, chôn sâu dưới đất. Bố cục và hình dáng bức tượng cực kỳ
đặc biệt: Một loài động vật bò sát giống rắn, nhưng có chân, miệng đầy
răng, trong động thái "miệng cắn thân, chân xé mình".
Khi đó sự việc khiến dư luận trở nên rất
xôn xao. Mỗi ngày, có hàng ngàn người hiếu kỳ kéo đến vái lạy pho
tượng. Các nhà khoa học, chính quyền và nhân dân thảo luận xong, thì
quyết định nhấc bức tượng lên khỏi lòng đất. Lạ thay, mấy chục thanh
niên trai tráng ghé vai, cùng với đòn bẩy, xà beng mà pho tượng rồng
không hề nhúc nhích.
Thấy sự lạ, cụ Phô vào đền nhang khói,
kính xin Thái sư Lê Văn Thịnh linh thiêng cho phép người dân được rước
“ông rồng” lên thờ. Không ngờ, xin phép xong, các trai tráng ghé vai
nâng pho tượng thấy nhẹ bẫng.
Trước quá trình tôn tạo, một cuộc khai
quật nhỏ đã diễn ra. Các nhà khảo cổ phát hiện thêm 2 bộ phận nữa của
tượng rồng đá. Một bộ phận là bàn chân rồng nguyên vẹn với móng vuốt sắc
nhọn. Các nhà khoa học xác định hai bộ phận này có chất liệu và phong
cách tạo tác phù hợp với pho tượng rồng cắn thân trong miếu xà thần từ
thời Lý. Tuy nhiên, hai bộ phận này chưa khớp với phần thân đứt hai bên
pho tượng.
Có một số luồng ý kiến phân tích ý tưởng
nghệ thuật của pho tượng này. Có ý kiến cho rằng, pho tượng biểu thị sự
hối hận của Vua Lý Nhân Tông. Tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành,
một bên bị bịt kín. Điều này biểu thị việc vua Lý nghe lời xiểm nịnh của
gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng
khi gây ra nỗi oan trái của Vua Lý Nhân Tông với người thầy của mình là
Lê Văn Thịnh. Rồng tượng trưng cho vua, nên lý giải này không phải không
có lý. Nhưng phần lớn ý kiến vẫn tin rằng, pho tượng đặc biệt, vừa
giống rồng, lại vừa giống rắn này là biểu thị cho nỗi oan trái của Thái
sư Lê Văn Thịnh, bị triều đình ghép tội “hóa hổ giết vua”.
Vụ án hồ Dâm Đàm đã diễn ra ngót một thiên niên kỷ và mặc dù đến nay có
nhiều tình tiết chưa được làm rõ, nhưng việc Nhà nước công nhận bức
tượng xà thần trong miếu thờ Lê Văn Thịnh là bảo vật quốc gia đã phần
nào ghi nhận công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Hy vọng rồi đây, sẽ có thêm những cuộc hội thảo làm rõ và
chứng minh sự nghiệp vĩ đại của ông.
Đông Xuyên
Tìm lại huy hoàng kỳ 7: Vụ án ly kỳ lịch sử – Mối oan tình của Đệ Tam Trúc Lâm Sư Tổ Huyền Quang
“Tìm lại huy hoàng” là loạt
bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn,
nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu
chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà.
Tại non thiêng Yên Tử, 5 năm sau khivua
Trần Nhân Tông nhập niết bàn, còn chứng kiến một lần khảo nghiệm nữa
với ý chí kiên định của người tu hành nơi đây, đó là khảo nghiệm với
Huyền Quang Tôn Giả, Đệ Tam Sư Tổ của Thiền phái Trúc Lâm.
Huyền Quang Tôn Giả (1254-1334) tên là Lý Đạo Tái, đỗ Trạng Nguyên năm 21 tuổi, được bổ về Hàn Lâm Viện .
Theo Tam tổ thực lục (三祖實錄),
mẹ của Huyền Quang là bà Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì
tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc
Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy “các toà trong chùa đèn chong sáng
rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật
chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: ‘Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và
phải nhớ lại duyên xưa.“
Năm ấy bà Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên Sư dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.
Một
hôm, Sư cùng vua Trần Anh Tông (kế vị vua Trần Nhân Tông) đến chùa Vĩnh
Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa (tổ thứ 2 của Thiền
phái Trúc Lâm) giảng kinh, liền nhớ lại “duyên xưa“, xin xuất gia thụ giáo. Sư được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà (Trần Nhân Tông) và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.
Năm
Quý Sửu (1313), khi ấy Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông đã tọa hóa
(1308), sư Huyền Quang bị cung nữ Điểm Bích thời vua Trần Anh Tông gây
ra câu chuyện oan tình.
Điểm Bích là ai?
Điểm Bích- Người con gái sắc nước hương trời của huyện Đường An. (Ảnh minh họa)
Theo
các sách cổ và bia ký ghi lại thì Điểm Bích họ Nguyễn, lấy theo họ mẹ,
người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An, nay thuộc xã Thái Học, huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sinh vào cuối thế kỷ XIII.
Điểm Bích lớn lên ngày càng xinh đẹp, lại thông minh, 9 tuổi đã được tuyển làm cung nữ, vua khen là nữ thần đồng.
Vụ án oan tình chùa Hoa Yên: Yên Tử chứng kiến lòng kiên định trong sáng của Huyền Quang
Đất trời Yên Tử chứng kiến lòng kiên định trong sáng của sư Huyền Quang.
Đương
thời từ dân gian đến quan triều người ta cho rằng Huyền Quang là một
người chân tu. Ông cũng đã từ chối hôn nhân với công chúa Liễu. Vì thế
mà suốt 30 năm làm việc ở triều đình ông chưa hề cùng ai. Cuộc đời trong
sáng đó không dễ ai cũng tin, nhất là tầng lớp Nho sĩ.
Bấy
giờ trong triều Điểm Bích đang độ thanh xuân, tài sắc tuyệt vời. Vua
Trần Anh Tông quyết định chọn Điểm Bích làm người kiểm nghiệm sự chân tu
của Huyền Quang và dặn: “Phải lấy được vàng của Huyền Quang, nếu lão tăng còn dục vọng sắc tình”. Khi Huyền Quang ở Yên Tử tuổi đã ngoài 60, nhưng chỉ là đệ tử của Pháp Loa, vì khi ông xuất gia đã 52 tuổi. Nếu Điểm Bích “lấy được vàng của lão tăng”, sẽ mặc định là Huyền Quang phải động lòng trước giai nhân, tức chưa bỏ được dục vọng trần tục.
Từ
kinh thành Thăng Long, Điểm Bích cùng một tiểu tì đến chùa Hoa Yên (Vân
Yên), xin ở nhờ một bà vãi già. Lấy cớ xuất gia học đạo, ngày ngày nàng
mang nước đến chỗ Huyền Quang. Qua nhiều lần tiếp xúc, Huyền Quang như
không để ý đến người con gái xinh đẹp, dịu dàng hiếm thấy, nhưng thực tế
thì sư quan sát rất kỹ nên hiểu thấu nội tâm nàng. Sư khuyên Điểm Bích
hãy trở về, khi nào cao tuổi mới có thể tu được.
Chùa Hoa Yên (Vân Yên), Yên Tử. (Ảnh: Internet)
Một
hôm, nàng tự xưng là con quan huyện thừa huyện Cẩm Hoá. Nàng kể cha
nàng mang 15 cân vàng nộp công khố, không may bị kẻ gian lấy cắp, may
nhờ người thân và xóm giềng giúp đỡ đã gần đủ, nay nhờ sư phát tâm làm
phúc cho chút đỉnh để trọn đạo với cha, nếu không, cha nàng sẽ mang
trọng tội.
Huyền Quang động lòng thương cảm, nói với tăng ni: “Ta vì người này để quảng đức hiếu sinh của Hoàng đế và làm một lương đồ cứu khổ cho chúng sinh”.
Một tiểu tăng nói: “Pháp
luật là công cộng của thiên hạ, kẻ có của không biết giữ gìn cẩn thận,
theo pháp luật mà trị là điều lệ công. Nay ta mang vàng công đức để lấy
ơn riêng. Vậy có nên lấy ơn riêng mà bỏ phép công không?”. Huyền Quang thấy thế là phải, song vì lòng thương, người vẫn lấy một dật vàng (nén vàng) cho Điểm Bích.
Lấy được vàng, Điểm Bích trở về kinh đô, dựng nên một chuyện hoàn toàn khác sự thật, tâu vua: “Một
hôm sư lên chùa tụng kinh, đến trống canh ba, sư cùng các tăng ni về
buồng ngủ. Thần thiếp đến bên cạnh phòng của sư, xem sư làm gì. Một lúc
sau, sư ngâm một bài kệ rằng:
Vằng vặc trăng soi đáy nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh.
Người hoà tươi tốt cảnh hoà lạ,
Mâu Thích Ca nào thú hữu tình.
Sư
ngâm nga mấy lần. Thần thiếp thấy sư còn thức, vào phòng xin phép sư về
thăm mẹ, sang năm lại đến học đạo. Sư giữ thần thiếp lại một đêm và cho
thần thiếp một dật vàng”.
Nghe xong, vua uất ức, nói: “Nếu
việc ấy có thực thì ta đã đạt được kế giăng lưới bắt chim. Nếu việc ấy
không có, thì sư này cũng không tránh khỏi cái nghi ngờ qua ruộng dưa mà
sửa giày.”
Tấm lòng trong sáng được trời đất chứng minh: mối oan tình được rửa sạch
Vua
sai mở hội Vô già ở phía tây kinh thành, mời Huyền Quang về làm án
pháp. Sư về đến Thăng Long, thấy sự thể, biết mình đã bị lừa. Sư ngửa
mặt lên trời, than vãn, lạy ba lần; cúi xuống đất, lạy ba lần; rồi đứng
lên đàn tràng vọng bái mười phương.
Kinh thành Thăng Long (Ảnh: Wikipedia)
Chuyện kỳ lạ bỗng xảy ra: Đangtrời
quang mây tạnh, vậy mà khi sư Huyền Quang cầu đảo, phút chốc gió mây
mịt mù cuốn trôi hết đồ vàng bạc tạp phẩm, chỉ còn lại hương đèn đại lễ.Vua
Trần Anh Tông trước cảnh tượng trời đất minh chứng cho tấm lòng trong
sạch của Huyền Quang, thấy nỗi oan khiên thông thấu lòng người cùng đất
trời, liền vội vàng xuống đàn, xin lỗi sư và giáng Điểm Bích làm người
quét chùa Cảnh Linh ở nội điện.
Từ đó mối oan tình của quốc sư được rửa sạch.
Ngày
5 tháng 2 năm Khai Hựu thứ hai (1330), Pháp Loa đang giảng kinh ở Viện
An Lạc thì đột ngột mắc bệnh. Sư về Viện Quỳnh Lâm tĩnh dưỡng nhưng bệnh
càng trở lên trầm trọng. Thấy khó qua khỏi, sư cho mời Huyền Quang đến,
trao cho những bảo bối mà 22 năm trước Điều ngự Đầu đà Trần Nhân Tông
đã trao cho sư trước khi nhà vua băng hà, như: áo cà sa, tâm kệ, và nói
rằng: “Huyền Quang sẽ là người hộ trì, thừa kế sự nghiệp“.
Đêm mồng 3 tháng 3 năm ấy, Pháp Loa viên tịch tại Viện Quỳnh Lâm. Kể từ
đó, sự nghiệp của Thiền phái Trúc Lâm do Huyền Quang chủ trì và trở
thành vị Tổ thứ ba của thiền phái này.
Tượng tam tổ Huyền Quang tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. (Ảnh: wikipedia)
Huyền
Quang từng ở chùa Thanh Mai 6 năm, rồi về trụ trì chùa Côn Sơn. Ngày 23
tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334), sư viên tịch tại chùa Côn Sơn. Vua
Trần Minh Tông cho 10 lạng vàng xây tháp ở bên tả phía sau chùa, lấy tên
là Đăng Minh bảo tháp, đặc phong tự pháp Huyền Quang tôn giả, Tháp
Huyền Quang hiện nay vẫn còn, ở sau chùa Côn Sơn, trên đường lên Bàn Cờ
tiên và Thanh Hư động.
Oan Tình
Đệ tam Tổ Trúc Lâm – Huyền QuangOan tình Điểm Bích bởi giật vàngAnh Tông sao nỡ gây phiền lụyQuốc Sư khó tránh mối ngờ oanVua bèn cho mở hội Vô GiàĐồi mồi vàng bạc với cà saQuyến vàng căng lụa, nhang đèn lễThiền sư vọng bái, nổi phong baCát bụi bay tung cả đất trờiBạc vàng châu ngọc gió cuốn trôiChỉ còn sót lại đèn nhang lễOan tình cháy mãi, mãi không thôi.
Lại
ngẫm, nước chảy sông trôi, nếu thực sự đệ tam sư tổ của Trúc Lâm Thiền
Phái Huyền Quang là An Nan Đà đầu thai, thì mục đích để làm gì? Liệu có
phải chỉ đơn giản để lưu lại một câu chuyện oan tình trong lịch sử cho
người đời sau? Có lẽ, là để lưu lại mãi mãi một câu chuyện về tấm lòng
thanh sạch và kiên trung của một người, như gương sáng không bụi bẩn
không tì vết, có thể cảm động thấu trời đất, có thể hóa giải mọi nỗi oan
khiên. Cũng có lẽ là mong con người ngày nay, vào thời loạn thế này, dù
vấp ngã hay oan ức, khổ đau, hãy giữ tín niệm kiên định với Thần Phật,
sống đức hạnh thủy chung, như câu thành ngữ “Trời nào phụ kẻ có nhân?” ———————————————-
Tỉnh mộng
Luân hồi chuyển thế mấy nghìn nămĐến đến đi đi tại cớ gì?Công danh lợi lộc nào giữ mãi?Thế đạo hưng suy định bởi TrờiSinh mệnh vốn là Tiên thiên thượngThành bại trong đời mây khói bayThị phi vốn là ân oán trướcĐắc Pháp tỉnh mộng về cố hương.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét