Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA SAMURAI
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lai lịch về Nhu Thuật
Bí mật môn võ thuật đoạt mạng trong chớp mắt của võ sĩ Samurai
Tàn phế, mất mạng trong chớp mắt là những gì mà môn võ thuật nguy hiểm
này gây cho các địch thủ của võ sĩ Samurai. Được xem là môn võ thuật
hiểm ác của người Nhật Bản có khả năng đoạt mạng đối thủ trong chớp mắt,
Nhu thuật (Jujitsu) là vũ khí đặc dị và "con át chủ bài" của võ sĩ
Samurai thời xưa.
Sử dụng hàng loạt các đòn thế như khóa chân, khóa tay, khóa cổ, ném,
vật, siết họng. Nhu thuật là loại võ nhượng bộ sức mạnh để thắng sức
mạnh bằng cách lợi dụng đòn tấn công của đối phương để phản công. Trong
nháy mắt, đối phương có thể bị gãy tay chân, mù, tê liệt và thậm chí mất
mạng.
SAMURAI Nhật - Khi chiến đấu với các chiến binh dân tộc khác
Trong truyền thống chiến binh
Nhật Bản, chưa bao giờ có chuyện một chiến binh nào đó lập chiến công để
dâng tặng một quý bà đẹp hoặc chỉ vì vinh quang cá nhân.
Những tiêu chí hành xử chủ yếu của các Samurai – đó là lòng trung thành với gia tộc và với ông chủ.
Lòng
trung thành với ông chủ - đấy là kết quả của ảnh hưởng Nho giáo vào văn
hóa Nhật, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Nhật
là không nhiều nếu so với ảnh hưởng của Đạo Phật và Thần Đạo.
Ngoài
ra, cần phải chú ý đến một cuộc nội chiến làm xáo trộn Đất nước Mặt
trời mọc từ năm 1467 đến 1568 ( hơn 100 năm) vào thời gian này, sự chết
chóc đã trở thành một thực tế thường ngày, là một phần không tách rời
trong cuộc sống của các Samurai.
Để so sánh: Cùng khoảng thời gian đó, Cuộc chiến tranh Hoa hồng đẫm máu nhất (“War(s) of the Roses ” - 1455- 1485) ở Anh cũng chỉ kéo dài 30 năm.
Cộng
thêm đó – những đặc điểm địa lý của đất nước Mặt trời mọc: nước Nhật
gồm các đảo nên kẻ thù khó tấn công, địa hình núi non với các khu vực
gần như tách biệt nhau đã gần như đóng băng thế giới quan của các
Samurai và làm cho các thế giới quan đó hầu như không chịu sự tác động
của những yếu tố bên ngoài.
Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hoàn thiện tâm hồn và sự bất biến trong nếp tư duy của người Nhật.
Tinh thần Samurai vẫn sống
Người
Nhật hiện đại thể hiện sự trân trọng truyền thống qua các biểu tượng bề
ngoài, nhưng liệu họ có còn mang trong mình cách nghĩ của các chiến
binh ngày trước hay không?
Tôi nghĩ là có. Trong
thế kỷ thứ V, nhà tư tưởng Thiên Chúa giáo vĩ đại Augustin đã từng nói:
không có quá khứ, hiện tại và tương lai, chỉ tồn tại hiện tại của quá
khứ, hiện tại của hiện tại và hiện tại của tương lai.
Nhưng
than ôi, ở nước Nga chúng ta có nhận thức về thời gian theo kiểu khác,
chúng ta từ lâu đã phá hủy mối liên lạc với sự tồn tại, đã cắt đứt sợi
dây vô hình nối với quá khứ và vì thế đã từng dễ dàng cho phá hủy các
nhà thờ, còn hiện nay lại kể những câu chuyện tiếu lâm về những nhà lãnh
đạo mới qua đời cách đây không lâu, cứ nửa thế kỷ viết lại lịch sử một
lần. Đối với chúng ta (người Nga) quá khứ - đấy là “họ”, chứ không phải
là “chúng ta”.
Đất
nước Mặt trời mọc đã phải chịu không ít các chấn động: năm 1867, chính
quyền Segunat (chính quyền của các Samurai) sụp đổ, bắt đầu khôi phục
lại Thiên hoàng và giai tầng Samurai bị tiêu diệt. Nhật Bản bắt đầu phát
triển quân sự - kinh tế nhanh chóng và Châu Âu hóa chính sách đối
ngoại, cũng giống như những gì mà nước Nga đã trải qua trong 25 năm đầu
thế kỷ XVIII.
Có vẻ như các Samurai cũng sẽ chịu
chung số phận như giai cấp quý tộc Nga sau những cải cách của Piot Đại
Đế. Vào thời kỳ đó, đã xuất hiện hai nước Nga: một nước Nga với những
khu vườn nhỏ đầy đủ tiện nghi của các quý ông, - nơi mà người ta nói
tiếng Pháp tốt hơn tiếng Nga và một nước Nga nông dân mênh mông thù địch
với thế giới của các quý ông.
Tuy nhiên, lịch sử
của đất nước mặt trời mọc đã phát triển theo một cách khác. Những
Samurai bị tước mọi ưu đãi, đại bộ phận trong số họ phải sống trong đói
nghèo và bị hạ nhục, nhưng họ không chỉ vẫn đứng vững, mà còn đóng góp
tinh thần Samurai của mình vào sức mạnh quân sự - kỹ thuật của đất nước
này.
Vấn đề là ở chỗ, những thế giới quan của họ
được xây dựng trên những truyền thống tôn giáo chung của người Nhật rất
gần gũi với xã hội Nhật Bản.
Xin được nhấn mạnh
rằng, sự sụp đổ của các đế quốc (ba đế quốc Kito giáo – Nga, Áo – Hung,
Đức và một đế quốc Hồi giáo – Osman) trong Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất có một phần nguyên nhân từ sự thờ ơ tôn giáo và người lính không
còn muốn chiến đấu vì những lý tưởng đã từng tồn tại trước đó.
Năm 1945, Nhật Bản ở trong hoàn cảnh quân sự - kinh tế và chính trị bi thảm hơn nhiều so với các nước vừa nêu trên.
Tuy
nhiên, không thấy có bất cứ một dấu hiệu cách mạng (nổi loạn) nào trên
Đất nước Mặt trời mọc, - niềm tin vào Nhật Hoàng không hề lung lay, mặc
dù người Mỹ đã buộc chính Nhật Hoàng Hirokito công khai tuyên bố không
nhận mình là hậu duệ của Nữ Thần Amaterasu.
Một
điều rất đáng quan tâm nữa là người Mỹ gần như không bắt được tù binh
Nhật. Người lính Người Nhật chọn cái chết chứ không chịu để bị bắt, - cứ
120 lính Nhật bị thiệt mạng, chỉ có 1 người chịu bị bẳt (tỷ lệ này của
binh lĩnh Mỹ là 3/1) .
Một biểu hiện rất rõ nữa
của tinh thấn Samurai là các kamikaze (lính cảm tử), trong số những
người đó không phải ai cũng là hậu duệ của các giai tầng chiến binh
Samurai trước kia.
Đối với những người Mỹ vốn tư
duy “duy lý” thì hành động của các phi công cảm tử Nhật là một cú sốc
cực mạnh, và vì thế không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Mỹ đã giao nhiệm
vụ cho nhà nhân chủng học xuất sắc của mình là Rut Benedict phải tiến
hành ngay một công trình nghiên cứu về người Nhật và ngay trong năm
1946, cuốn sách phân tích rất sâu sắc được viết trong một thời gian ngắn
kỷ lục của bà – cuốn “Cây cúc và lưỡi gươm” đã được xuất bản.
Một
chi tiết rất thú vị nữa: trong quân đội Nhật Hoàng không có truyền
thống khen thưởng những người xuất sắc khi họ còn sống và coi đó (lập
những chiến công xuất sắc) là chuyện đương nhiên.
Không thể hình dung một cách ứng xử như vậy trong quân đội các nước Châu Âu và Quân đội Mỹ.
Có thể, nếp tư duy của người
Nhật vốn được họ kế thừa từ thời đại các Samurai đã dần trở thành quá
khứ hư vô trong thời đại hậu hiện đại hóa, khi mà cả thế giới đang gần
như cùng áp dụng những tiêu chí như nhau trong văn hóa, khi mà không chỉ
biên giới quốc gia, mà cả các đặc điểm dân tộc và tôn giáo cũng trở nên
khó phân biệt? Gần như chắc chắn là không.
Có rất nhiều cơ sở để cho rằng, tình thần Samurai vẫn sống mạnh mẽ trong hiện tại.
Và
tinh thần đó không chỉ thể hiện qua các biểu tượng bề nổi và nghi lễ
như ở Phương Tây và nước Nga, mà là chính trong nếp nghĩ và những điều
được mặc định ưu tiên trong cách ứng xử của người Nhật.
Tuyệt
đại đa số người dân Nhật vẫn theo Thần Đạo – một hệ thống những giá trị
xác định nếp tư duy của các Samurai nhiều thế kỷ trước đây.
Cũng
xin nhắc thêm, từ những năm 1990, các quân nhân Nhật Bản đã tham gia
vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình - ở Angola, Ruanda, Mozambique, trên
cao nguyên Goland, Đông Timor, - trong năm 2004 , họ đã là đồng minh
của Mỹ trong chiến dịch chiếm đóng Iraq, và như vậy có nghĩa là họ đã
tích lũy được những kinh nghiệm tác chiến thực tế .
Lê Hùng – Nguyễn Hoàng (Dịch và giới thiệu, chú giải)
Võ sĩ đạo (Bushido) là những quy tắc đạo
đức mà các võ sĩ, samurai ở Nhật Bản thời trung cổ phải tuân theo. Nếu
xét theo khái niệm của phương Tây thì đây chính là tinh thần nghĩa hiệp,
nhưng bushido của người Nhật Bản mang nghĩa rộng hơn. Bushido bao gồm
một hệ thống các nguyên tắc đạo đức là lối sống sinh hoạt hàng ngày của
các võ sĩ samurai. Những quy tắc được đặt ra bắt buộc các võ sĩ phải
thực hiện và sẽ phải chịu kỷ luật nếu không tuân theo.
Có bảy nguyên tắc của Bushido:
義 (Gi – Công lý): Đánh giá chính xác mọi việc để giải quyết một
cách công bằng. Niềm tin không phải ở người khác, mà trong chính bản
thân mình. Đối với các Samurai không có việc đánh giá mức độ đánh giá
danh dự và công lý, mà đen-trắng rõ ràng. Con người trung thực không bao
giờ sợ sự thật. “Để chết khi phải chết, để sống khi phải sống”.
仁 (Jin – Nhân từ): Đó là tình yêu dành cho người khác. Đây cũng là
sự cảm thông và cao thượng của cảm giác được coi là thuộc tính cao nhất
của tâm hồn. “Lòng nhân từ mang đi bất cứ điều gì cản trở sức mạnh dưới
sự ảnh hưởng của nó cũng như sức mạnh của nước để dập tắt lửa”. Sức mạnh
của Samurai phải được dùng cho lợi ích chung.
勇 (Yu – Can đảm): Đưa mình lên trên đám đông. Trốn trong vỏ bọc của
mình giống như một con rùa, có nghĩ là không còn sống. Samurai phải có
tinh thần của một người anh hùng. Điều này là rất nguy hiểm, nhưng như
vậy cuộc đời mới ý nghĩa. Đây không phải là mù quáng tâm linh, samurai
thông minh và mạnh mẽ. Lấy sự tôn trọng và thận trọng thay thế nỗi sợ.
Cái chết cho một nguyên nhân không xứng đáng được gọi là cái chết của
một con vật. ” Đó là sự can đảm thật sự để sống khi đáng sống, và chỉ
chết khi thật sự phải chết”
礼 (Ray – Tôn trọng): Sẽ được xem là một đức tính xấu nếu được hành
động chỉ vì sợ làm mất lòng nhau. Thay vào đó hành động phải xuất phát
từ sự thông cảm cho cảm giác của người khác. “Hình thức lịch sự cao nhất
là gần gũi với tình yêu”. Samurai không cần thiết phải tàn nhẫn để
chứng minh sức mạnh của họ. Ngay cả với kẻ thù độc ác nhất các samurai
cũng phải lịch sự. Nếu không có chất này, chúng tôi không hơn con thú.
Sức mạnh nội tâm thể hiện ở các cuộc xung đột.
誠 (Makoto – Sự chân thành): Samurai đã nói là làm, không gì khác có
thể cản trở. Không cần phải nhiều lời, không cần hứa gì thêm. Những gì
Samurai nói ra sẽ được đảm bảo thực hiện.
名誉 (Meyё – Danh dự): Một ý thức về nhân phẩm và giá trị là tiềm ẩn
trong mỗi người. “Mất danh dự giống như một vết sẹo trên cây mà theo
thời gian, thay vì giúp cây phát triển lại làm cho cây nhỏ hơn”. Với các
Samurai, người duy nhất được phán xét ta – là “chính ta”. Những hành
động của bạn thể hiện chính con người của bạn.
忠義 (Chu: gi – tận tâm): Đây được xem là một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất mà một võ sĩ phải có. Trong cuộc xung đột giữa lòng
trung thành và tình cảm các võ sĩ không bao giờ có được sự lựa chọn khác
ngoài lòng trung thành. “Một samurai buộc phải đấu tranh với trí tuệ và
lương tâm của mình bằng cách thể hiện sự trung thành của lời nói với sự
đổ máu của chính mình”. Samurai chịu trách nhiệm cho hành động của họ,
tự nguyện nhận trách nhiệm cho hành động của họ, trung thành với lãnh
tụ của mình, và là tấm gương cho cấp dưới của mình.
So sánh sức mạnh giữa Samurai và kỵ sỹ thời Trung Cổ
Thứ Sáu, 14/07/2017, 06:30 GMT+7
Chuyện làng võ
Hình tượng chiến binh Samurai của
Nhật Bản và kỵ sỹ thời Trung Cổ có lẽ đã quá phổ biến trong văn hóa đại
chúng. Nếu đặt lên bàn cân, liệu bên nào mạnh hơn?
Hai
tầng lớp chiến binh này có rất nhiều điểm chung như là tầng lớp ưu tú,
được coi trọng là ở đẳng cấp cao hơn người dân và binh lính thông
thường. Có nguồn gốc khá giống nhau và đều phục vụ cho lãnh chúa hay quý
tộc giàu có.
Họ đều được huấn luyện để trở thành
những chiến binh mạnh nhất trong thời đại của mình, được đào tạo, có kỹ
năng chiến đấu tốt trên lưng ngựa và sử dụng vũ khí riêng.
Trong
thực tế, Samurai và kỵ sỹ Trung Cổ chưa từng một lần chạm trán với
nhau. Samurai đầu tiên được ghi nhận xuất hiện vào thế kỷ 12 và kết thúc
vào năm 1876 (khi Thiên hoàng cấm các Samurai mang kiếm và họ không còn
địa vị xã hội như trước).
Các Samurai có địa vị
cao và được xã hội kính trọng vì có học thức, giáo dục chứ không chỉ là
lực lượng chiến binh chỉ biết hữu dũng vô mưu, họ được gọi là "văn võ
song toàn", hay "bút và kiếm là một".
Còn kỵ sỹ
Trung Cổ xuất hiện từ sớm hơn trong thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ 5 tới
thế kỷ 15 ở châu Âu) và còn kéo dài tới thời kỳ hậu Trung Cổ. Tuy có
chung một khoảng thời gian cùng tồn tại, nhưng trong lịch sử, 2 lực
lượng này chưa từng giao tranh với nhau.
Nếu kỵ sỹ
liên tục tham dự vào các cuộc Thập tự chinh (nhưng chỉ một lần chiến
thắng) với quy mô rộng lớn thì các Samurai lại chủ yếu tham gia các cuộc
nội chiến tranh giành quyền lực trong nước do chính sách bế quan tỏa
cảng khiến Nhật Bản ít tiếp xúc với bên ngoài.
Chỉ
có một số trận giao chiến với các thế lực bên ngoài như trận chiến giữa
10.000 võ sỹ Samurai với 40.000 quân xâm lược Mông Cổ khét tiếng cả trời
Âu năm 1274 và chiến thắng cuối cùng thuộc về các Samurai.
Các Samurai từng gây rúng động khi xâm chiếm Mông Cổ năm 1274
Hay
khi tướng Toyotomi Hideyoshi đẩy lùi quân xâm lược Trung Quốc và đưa
đoàn quân 160.000 Samurai tiến đánh Triều Tiên, song lúc này ưu thế vũ
khí mới là yếu tố quyết định chiến thắng của Nhật Bản.
Tinh thần tử chiến
Nếu
các Samurai luôn tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần võ sỹ đạo, sẵn sàng tử
vì đạo thì các kỵ sỹ cũng không hề kém với những điều luật hiệp sỹ mà họ
có thể sẵn sàng xả thân chứ không hề chạy trốn (điều này bị xem là sự
hèn hạ, xỉ nhục). Vậy nên về tinh thần chiến đấu, cả 2 có lẽ ngang bằng
nhau vì sẵn sàng tử chiến.
Kỹ thuật cá nhân
Về
thể hình, rõ ràng các kỵ sỹ châu Âu có ưu thế hơn rất nhiều so với
người Nhật thời đó, nhưng trên chiến trường yếu tố này không thật sự
quyết định chiến thắng. Bởi vì trong thực tế, các cuộc Thập tự chinh
diễn ra với người Hồi giáo hay Mông Cổ, kỵ sỹ châu Âu đều không chiến
thắng được.
Các Samurai dù nhỏ hơn nhưng lại nhanh
nhẹn và kiếm thuật điêu luyện hơn so với các kỵ sỹ, vì họ thường mặc
giáp trụ nặng nề, khiến độ linh hoạt kém. Về kỹ thuật cưỡi ngựa, có thể
nói cả 2 đều tương đương nhau vì các Samurai xuất thân từ chiến binh
cưỡi ngựa bắn cung, còn kỵ sỹ thì hiển nhiên là các chiến binh trên lưng
ngựa.
Về vũ khí các Samurai sử dụng kiếm katana
sắc bén, cùng với thanh kiếm ngắn hơn là wakizashi tạo thành bộ kiếm
daisho. Các thanh kiếm sắc này đủ để phân đôi 1 người chỉ trong một nhát
kiếm.
Trên lưng ngựa, các Samurai còn sử dụng cung
nỏ và naginata, một thanh mác dài gồm lưỡi dao dài 0,6 đến 1,2 mét gắn
trên một trục gỗ dài 1,2 đến 1,5 mét giúp phòng ngự rất hiệu quả.
Các
kỵ sỹ thì hầu như luôn chiến đấu trên lưng ngựa và sử dụng vũ khí là
một cái thương và một thanh kiếm dài. Trong trận chiến với quân Mông Cổ
vốn nổi tiếng về kỹ năng sử dụng ngựa như một phần thân thể.
Samurai với thanh takana sắc bén
Các
Samurai đã dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ nhằm khiến
quân Mông Cổ mất đi ưu thế lẫn dùng cách cận chiến để tiêu diệt kẻ thù.
Nếu đối mặt với kỵ binh Trung Cổ, một kịch bản tương tự có thể xảy ra.
Hơn
nữa, những kỵ binh Trung Cổ vốn mạnh khi chiến đấu trên lưng ngựa sẽ tỏ
ra chậm chạp vì bộ áo giáp nặng nề khi cận chiến giáp lá cà trên mặt
đất với những Samurai điêu luyện, nhanh nhẹn kiếm thuật.
Thanh
kiếm takana rất mỏng, có thể lách nhanh qua các khe hở của giáp trụ và
cắt gân ngay tại các khớp, điều đó khiến các kỵ sỹ dù được trang bị giáp
sắt toàn thân cũng không thể tránh khỏi nguy cơ mất máu khi cận chiến.
Kỹ
thuật đa dạng như dùng cung, giáp là cà trên mặt đất chính là thế mạnh
của Samurai so với cách đánh của kỵ sỹ Trung Cổ. Hơn nữa cách đánh theo
đội hình ngựa của kỵ sỹ cũng là hạn chế so với cách đánh linh hoạt, cá
nhân của Samurai.
Phải nói thêm rằng, theo thông lệ
các kỵ sỹ không được phép dùng cung nỏ vì theo họ người quân tử phải
tiến đến nhau, mặt đối mặt và bắn từ xa là trò hèn hạ, chỉ dành cho các
tầng lớp thấp kém.
Do đó, khi chiến đấu trên lưng
ngựa có hội chiến thắng giữa kỵ sỹ và Samurai là ngang nhau, nhưng nếu
phải cận chiến trên mặt đất, Samurai có lẽ sẽ nhỉnh hơn kỵ sỹ.
(Theo Thearma.org)
10 sự thật khủng khiếp có phần kinh tởm về Samurai bạn chưa hề biết
Nhiều
bộ phim hoặc video ca nhạc khiến bạn có suy nghĩ Samurai là những chiến
binh thuộc nhóm quý tộc, bảo vệ con người và chống lại những điều xấu
xa.
Trong thực tế, samurai luôn đứng ở vị trí độc tôn nhưng họ cũng có
lúc lạm dụng quyền lực của mình, chẳng khác nào một loài “kí sinh trùng
hút máu”,… Nếu bạn vẫn không tin ư? Chúng tôi sẽ cho bạn biết 10 sự thật
dưới đây!
1. Samurai thử kiếm bằng cách cắt đôi người
Trong
tiếng Nhật, “Tameshigiri” hiểu theo đúng nghĩa đen là ” cắt thử nghiệm
“. Tóm lại, tameshigiri là thử nghiệm độ sắc nét và chất lượng của một
thanh kiếm mới bằng cách chém các cành trúc, hoặc các goza (hình nhân
bện bằng rơm).
Đôi khi, khách hàng mua các thanh kiếm là giới giàu có hay địa vị xã
hội cao, thanh kiếm sẽ được thử nghiệm trên một cơ thể người. Đó thường
là các tử thi hoặc tử tù chờ hành quyết. Khi thử trên người, người ta
hay chém nạn nhân theo một đường chéo từ vai xổ xuống hông bên kia
(O-kesa) hoặc chém xổ dọc từ trên xuống, cắt đôi người (Kesa-giri).
2. Samurai giết người ngẫu nhiên để thỏa mãn niềm vui
Trong thời kỳ Sengoku đầy biến động của lịch sử Nhật Bản, có một thủ
tục không chính thức giữa các samurai được gọi là “Tsujigiri”. Những
người thực hiện hành vi này thường là người vừa mua kiếm hoặc được học
một chiêu thức mới nên sẽ đến các con đường vào ban đêm.
Họ sẽ thử nghiệm kiếm/kĩ thuật mới trên người đầu tiên nhìn thấy.
Hành vi bừa bãi này là bất hợp pháp và nhiều samurai đã bị bắt hoặc bỏ
chạy vì giết chết dân thường. Hình phạt có khi sẽ là tước bỏ danh hiệu
samurai, yêu cầu bồi thường,…
3. Giết người mà nghĩ rằng đã xúc phạm họ
“Kiri-sute Gomen” là một quyền cơ bản dành cho samurai cho phép họ
giết chết ngay lập tức bất cứ ai thuộc tầng lớp thấp hơn (bao gồm cả
những samurai khác) nếu họ cảm thấy bị xúc phạm. Điều kiện là: 1) họ
phải làm như vậy ngay sau khi nhận thức về sự xúc phạm xảy ra, và 2)
phải có một nhân chứng.
Thật không mấy vui vẻ khi một samurai có thể sử dụng đầy tớ riêng
của mình như là một nhân chứng, điều đó có nghĩa là samurai có thể giết
hàng tá người mà anh ta nghĩ rằng mình bị xúc phạm mà không có sự ân xá
nào hết.
4. Phụ nữ phải trả tiền để cưới samurai
Hôn nhân trong độ tuổi của samurai là một điều không bình thường bởi
vì nó phụ thuộc vào tầng lớp của người phụ nữ mà samurai kết hôn. Phần
này chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu những gì đã xảy ra khi phụ nữ
tầng lớp thấp muốn có được tình yêu ngọt ngào từ samurai.
Phụ nữ muốn kết hôn với samurai phải trả chi phí cho các đặc quyền
để trở thành người đầy tớ. Đó là điều chắc chắn và chúng tôi chẳng cường
điệu hóa lên chút nào đâu. Bạn hãy nhớ lại rằng một trong những đặc
điểm có giá trị nhất của một người vợ samurai là sự vâng lời và về cơ
bản, họ sẽ làm mọi thứ cho người chồng của mình, trong đó có cả việc đáp
ứng tình dục 24/7.
5. Các bà vợ sẽ tự tử nếu người chồng samurai của họ mắc lỗi lầm
Chúng ta thường thấy trên tivi các samurai sẽ có nghi lễ tự mổ bụng
của họ khi mắc phải sai lầm. Một hình ảnh vô cùng ám ảnh. Họ sẽ dùng một
con dao nhỏ và rạch phần bụng ra trước khi chính thức bị chặt đầu. Mặc
dù mổ bụng không phải là cách duy nhất để tự sát nhưng nó cách phổ biến
nhất.
Trong khi các samurai được tự mổ bụng để đem lại một chút danh dự
cho bản thân thì những người vợ của họ ở nhà cũng phải tìm đến cái chết.
Như bạn đã đọc trước đấy, vợ của samurai và người rất vâng lời và ít có
quyền hành trong cuộc sống. Thay vì mổ bụng, họ sẽ phải tự cắt cổ.
Trước khi ra tay, họ sẽ buộc hai chân vào với nhau để khi chết sẽ nằm ở
tư thế nghiêm trang.
6. Tinh thần võ sĩ đạo
Các Samurai không phải là các chiến binh đánh thuê mà là thuộc hạ
của các lãnh chúa, tuân theo giá trị luân lý được gọi là tư tưởng võ sĩ
đạo (Bushido). Bushido gồm một số các quy tắc không chính thức mà các
chiến binh Samurai phải tuân theo.
Tinh thần Bushido đã thay đổi rất nhiều trong suốt chiều dài lịch sử
của Nhật bản và chỉ được viết ra cho đến tận thể kỉ 17 trong khi các
Samurai đã xuất hiện trước đó hàng thế kỉ.
Đức tính đầu tiên của một Samurai là phải trung thành với lãnh chúa
của mình. Ở Nhật bản thời phong kiến lãnh chúa nhận sự cúng nạp từ các
chư hầu của mình, đổi lai họ nhận được bảo vệ kinh tế và quân sự từ các
lãnh chúa.
Nếu một lãnh chúa nhận được lòng trung thành tuyệt đối từ các chư
hầu của mình, toàn bộ hệ thống phong kiến sẽ sụp đổ. Vì vậy, trung thành
lại mang đến sự cực đoan. Các hiến binh chiến đấu tới chết để bảo vệ
chủ nhân của mình, thậm chí là tự tử nếu họ cảm hổ thẹn với chủ nhân.
7. Môn thể thao ưa thích của họ là săn bắn chó
Mặc dù samurai chú trọng nhiều đến việc luyện tập kiếm đạo nhưng họ
cũng quan tâm đến việc sử dụng thành thạo một cây cung. Và như vậy,
nhiều samurai phát triển kĩ năng sử dụng cung bằng cách ngồi lên lưng
ngựa và đuổi theo chó rồi bắn tên.
Theo thời gian, việc này trở nên phố biến đến nỗi samurai và quý tộc
Nhật Bản bắt đầu mở nhiều cuộc thi để chứng tỏ khả năng của mình. Tuy
nhiên, bạn đừng quá thất vọng vì những mũi tên mà họ sử dụng đôi khi
được nệm bằng cao su khiến các chú chó không bị giết chết.
Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống tinh thần
của chúng. Và nếu bạn chẳng hề thích việc samurai mang chó ra làm trò
mua vui thì chắc chắn hành động dưới đây cũng khiến bạn cảm thấy khủng
khiếp…
8. Samurai vô chủ
Ronin – những samurai vô chủ trở thành người lang thang đã xuất hiện
trong nhiều bộ phim và khiến chúng ta hay mơ mộng về những điều lãng
mạn. Tuy nhiên, thực tế hơi phũ phàng một chút. Khi samurai mất thầy
hoặc bị làm nhục, thay vì nghi thức mổ bụng họ sẽ trở thành ronin, giống
như một kẻ lang thang.
Mặc dù bị coi là tầng lớp thấp trong xã hội nhưng họ vẫn cư xử giống
một samurai chẳng hạn như coi người khác là phế thải, từ chối làm việc
cho những người địa vị thấp,.. Do đó, nhiều ronin trở thành vệ sĩ, lính
đánh thuê, và giết người vì tiền. Họ coi đó là công việc tốt hơn là làm
nông dân.
9. Kabuki-mono
Kabuki-mono là những samurai lập dị và không có chủ nhân. Họ thường
đeo những thanh kiếm dài bên sườn, mặc trang phục, để kiểu tóc và hành
động kỳ quặc.
Các Kabuki-mono còn mang biệt danh là Hatamoto-Yakko (tôi tớ của
tướng quân). Trong suốt thời kỳ Tokugawa, một giai đoạn hòa bình ở Nhật
Bản, vai trò của các samurai đã thay đổi và không còn quan trọng như
trước.
Một số kiếm sĩ trở nên tha hóa, biến chất và trở thành quân du thủ du thực, chuyên cướp phá những nơi mà chúng đi qua.
10. Samurai quan hệ tình dục với các chàng trai thiếu niên
Trong khi có rất nhiều người mong muốn trở thành samurai thì bạn có
thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, phần lớn trong số họ đã từng quan hệ
tình dục với một người đàn ông lớn tuổi hơn.
Để hiểu rõ hơn, các samurai sẽ đào tạo những thiếu niên trẻ về cách
chiến đấu. Sau đó, họ lấy những người học việc này làm tình nhân cho đến
khi thiếu niên này lớn lên như một phần trong bản hợp đồng về tình
huynh đệ. Tuy nhiên, những samurai này sẽ không làm điều đó nếu không
được sự cho phép của đối phương, tức là những chàng trai trẻ tuổi.
“Tuyệt thế ma kiếm” khi xuất vỏ phải “uống” máu người của Samurai
Người ta truyền miệng rằng nếu ai sử dụng thanh “ma kiếm”
này buộc phải cho nó “uống” máu người, nếu không người chủ sẽ phát điên
hay bị giết thảm khốc.
Nhật Bản vốn nổi tiếng với những Samurai huyền thoại. Những thanh
kiếm chính là “linh hồn của Samurai” (đề cập trong tác phẩm “Bushido:
The Soul of Japan” xuất bản năm 1899 của Nitobe Inazo).
Linh hồn của kiếm được người tạo ra và các Samurai truyền vào. Hình minh họa.
Trong đó tác giả viết về nghệ nhân rèn kiếm, những người luyện kiếm
trước khi bắt đầu công việc phải làm cho tâm hồn được thanh tẩy, có thế
họ mới kết nối linh hồn và tinh thần mình.
Có thể nói nghệ nhân luyện kiếm chính là người tạo nên linh hồn cho
thanh kiếm, nó ám ảnh người sở hữu và tạo nên sức mạnh cho các Samurai.
Thanh kiếm sẽ khiến chủ nhân mạnh hơn. Hình minh họa. “Tuyệt thế ma kiếm” Muramasa – Thanh kiếm được mọi Samurai thèm khát
Trong số những bậc thầy luyện kiếm mà danh tiếng vang dội gắn liền
với các Samurai, nghệ nhân Muramasa Sengo chính là nhân vật nổi tiếng
nhất. Ông trở thành biểu tượng của kỹ nghệ rèn kiếm và văn hóa Nhật.
Ông sống trong thời Muramachi (giữa thế kỷ 14 và thế kỷ 16) là học
trò thiên tài của nghệ nhân rèn kiếm lừng danh Okazaki Goronyudo Masamne
.
Nhưng ông là người điên rồ và bạo lực, thanh kiếm mà ông luyện ra
cũng mang tính cách bạo ngược của chủ nhân. Biến chúng thành những
“thanh kiếm quỷ dữ” nhưng lại được mọi Samurai thèm khát. Thanh kiếm Muramasa (còn gọi là “Quỷ kiếm Muramasa”) có chiều
dài 70,9 cm, rộng 2,4 cm, chuôi lại chỉ ngắn (14,5 cm). Sự sắc bén và
vẻ đẹp vẫn được giữ gần như nguyên vẹn tới ngày nay.
Những thanh kiếm của ông có một đặc trưng riêng biệt đó là sử dụng
hiệu ứng gương trên họa tiết kiếm với kỹ thuật khác tinh tế, các họa
tiết (hamon) kiểu midareba với những đường lượn rất thấp (gần như chạm
vào mép kiếm) còn ở giữa mang hình dạng gunome.
Người ta truyền miệng rằng nếu ai sử dụng thanh kiếm thì buộc phải
cho nó “uống” máu người, nếu không người chủ sẽ phát điên hay bị giết,
hoặc phải tự sát để hiến máu mình cho thanh kiếm.
Thanh kiếm “khát máu” trở thành vật đáng sợ mà không phải ai cũng có
thể sở hữu. Nó gào thét mỗi đêm khi ở trong vỏ kiếm và khi được rút ra,
thanh kiếm như con thú khát máu bị bỏ đói chỉ chực uống máu nạn nhân.
Thanh “ma kiếm”.
Nếu không được thỏa mãn, nó sẽ càng trở nên hung bạo và quay sang
hãm hại người chủ. Thanh kiếm ngày nay cũng phổ biến như biểu tượng văn
hóa khi xuất hiện khắp mọi nơi, từ Anime, Manga hay thậm chí cả trong
Marvel Universe của Mỹ.
Truyền thuyết kể rằng trong một cuộc thi chọn ra người rèn kiếm giỏi
nhất, Muramachi đã rèn ra một thanh kiếm khát máu, sắc bén có thể cắt
đứt cả… không khí. Thế nhưng ông đã thua cuộc bởi một thanh kiếm cùn!
Chính vì sự khát máu, chém giết bừa bãi là nguyên nhân ông thua cuộc. Thanh kiếm từng ám sát 2 lãnh chúa Nhật và bị cấm
Thanh kiếm bị cấm vì sự khát máu của nó. Hình minh họa.
Dưới thời của Togugawa leyasu, cha của Mạc chúa đầu tiên thời Edo lẫn ông nội đều bị ám sát bởi thanh kiếm ma quỷ khát máu này.
Năm 1535, ông nội của vị Shogun đầu tiên Tokugawa Ieyasu là Kiyoyasu
bị chính người tùy tùng của mình có tên Abe Masatoyo giết bằng thanh
kiếm này.
Năm 1545, người cha của ông là Matsudaira Hirotada cũng chịu chung
kết cục bởi thủ hạ là Iwamatsu Hachiya và bởi thanh kiếm của Muramasa.
Ngoài ra, trong một lần kiểm tra yari (một loại giáo của Nhật Bản)
của một trong các tướng sĩ của mình, ông vô ý bị thanh kiếm làm bị
thương.
Điều này làm ông càng tin rằng thanh kiếm chính là “con quỷ” ám lấy dòng họ và có thể ông sẽ chịu kết cục như cha và ông nội.Do đó làm ông có ác cảm và căm ghét thanh kiếm.
Ông ra lệnh cấm và phá hủy nó, hình phạt cho người giấu thanh kiếm
là vô cùng nặng nề như lãnh chúa Takanak Ume vùng Nagasaki phải mổ bụng
tự sát khi giấu 24 lưỡi kiếm Muramasa năm 1634.
Năm 1823, võ sĩ Matsudaira Geki dễ dàng hạ gục kẻ thù là Honda Iori,
Toda Hikonoshin, Numata Sakyo trong chớp mắt và sau đó là Kami Goro và
Mabe Genjuro tại thư viện Nishimaru bằng thanh kiếm này.
Ngoài ra, thanh kiếm bị nguyền rủa cũng từng được sử dụng trong các
cuộc ám sát Matsudaira Kiyoyasu (tộc trưởng thứ 7 của gia tộc Mikawa
Matsudaira) và con trai Matsudaira Hirotada dưới triều đại Togugawa
Ieyasu nổi tiếng tại Nhật Bản.
Hiện thanh bảo kiếm vẫn được bảo vệ và giữ gìn tại Bảo tàng quốc gia ở Tokyo.
Bài viết tham khảo: Wikipedia, Đại Kỷ Nguyên, Tinh Hoa
Nữ Ninja vĩ đại và duy nhất được công nhận trong lịch sử Nhật Bản
Không giống như các samurai, ninja thường phải hoạt động
trong bóng tối, họ phải thực hiện nhiệm vụ mật và hiếm khi nào được lưu
danh sử sách dù cho công lao có lớn đến đâu đi nữa. Ninja – Huyền thoại đến từ đất nước mặt trời mọc
Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến điều gì? Ngoài sushi,
wasabi, núi Phú Sĩ, hoa anh đào hay Samurai thì sẽ là thiếu sót lớn nếu
không kể tới Ninja. Cùng với Samurai, họ là lực lượng không thể thiếu
trong mọi cuộc chiến của Nhật Bản trong khoảng thế kỷ 15 – 17.
Tuy nhiên khác với Samurai, những người chiến đấu trên chiến trường,
trực tiếp đối đầu với kẻ địch, Ninja (hay có thể được biết đến với tên
gọi Shinobi) thường có những nhiệm vụ bí mật, đơn độc hơn, nguy hiểm hơn
như ám sát thủ lĩnh đối phương, ngụy trang, trà trộn vào hàng ngũ địch
để lấy tin tình báo, làm gián điệp hoặc tham gia 1 số trận đánh nếu cần
thiết…
Ninja Bí ẩn chưa lời giải của Nhật Bản
Mặc dù không có nhiều tư liệu, ghi chép về Ninja trong lịch sử nhưng
nhiều nhà nghiên cứu cho biết, ninja là những chiến binh được lựa chọn
kỹ càng, đào tạo chuyên nghiệp để có thể đảm đương những nhiệm vụ tưởng
chừng bất khả thi!
Trong quá trình huấn luyện, Ninja không chỉ được dạy cho những kiến
thức cơ bản cần biết mà họ còn được đào tạo cực kỳ bài bản đối với các
kỹ năng nhẫn thuật (thường được biết đến như là Ninjutsu). Và tất nhiên
cả cách chiến đấu với phi tiêu (shuriken, kunai), kiếm, đoản kiếm
(ninja-to), côn nhị khúc…
Tất cả các quá trình, kỹ năng ấy đều để phục vụ cho mục đích duy
nhất: Chiến tranh. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi của Nhật Bản
từng viết: “Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để
đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến
vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào
lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật”.
Hattori Hanzo – Ninja vĩ đại nhất Nhật Bản, từng có xuất thân từ Samurai.
Thời kỳ hưng thịnh nhất của Ninja là vào thế kỷ 15-17, khi họ thường
xuyên được các lãnh chúa của nhiều vùng khác nhau sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Nhưng do hoạt động trong bóng tối, thân thế và kể cả
cách thức huấn luyện, hoạt động luôn phải giữ bí mật. Cho nên càng về
sau, nhưng tư liệu, thông tin lịch sử chính thống về họ càng thất lạc,
mất đi ngày 1 nhiều hơn.
Các nhà sử học gặp rất nhiều khó khăn khi nghiên cứu về những “điệp
viên” thời xưa này, mà dù có được đề cập ở cổ tịch của vùng nào đó thì
cũng bị thần thánh hóa, nâng tầm vượt xa khỏi khả năng của con người
hoặc đôi khi Ninja cũng được nhắc đến với sự khinh miệt do có nhiều hành
động đi ngược lại với tinh thần thượng võ. Nữ ninja duy nhất và vĩ đại nhất được lịch sử Nhật Bản công nhận
Nếu như Hattori Hanzo, bậc thầy về nhẫn thuật, một võ tướng oai dũng
dưới chướng Tokugawa cuối thời Sengoku, là Ninja vĩ đại nhất thuộc cánh
mày râu thì Mochizuki Chiyome là nữ Ninja vĩ đại nhất của xứ sở hoa anh
đào.
Tương truyền, Mochizuki Chiyome vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc,
bà là vợ của lãnh chúa, Samurai tài giỏi Mochizuki Nobumas (người được
cho là xuất thân từ gia tộc Ninja huyền thoại Koga).
Mochizuki Chiyome. Hình minh họa.
Làm Ninja đối với đàn ông đã khó khi họ phải rèn luyện, đẩy cơ thể
đến cực hạn để có thể học được các bí thuật, kỹ năng cần thiết thì đối
với phụ nữ, việc này còn gian nan, nhọc nhằn hơn gấp nhiều lần.
Năm 1575, Samurai Mochizuki Nobumas bị giết, Mochizuki chuyển sang
phục vụ chú chồng là lãnh chúa Takeda Shingen và bắt đầu sự nghiệp
Kunoichi – Ninja nữ của mình. Được sự tin tưởng của lãnh chúa, bà đứng
ra tuyển mộ 1 đội quân Ninja nữ hùng mạnh. Từ trẻ mồ côi, phụ nữ đến
geisha, nạn nhân chiến tranh…
Tất cả đều được Mochizuki đào tạo, huấn luyện mọi kỹ năng cần thiết
như nhẫn thuật, cải trang, cách săn tin tình báo cần có ở 1 người con
gái… Kết quả, bà đã thu nhận và lãnh đạo 1 đội quân “nữ điệp viên” lớn
và vô cùng trung thành, số lượng lên tới 200-300 người, ai cũng có thể
làm nhiệm vụ ám sát chỉ với 1 chiếc kẹp tóc hay trâm cài.
Đội quân Kunoichi của Mochizuki Chiyome. Hình minh họa
Mạng lưới tình báo khổng lồ này được phái đi khắp các lãnh địa lớn
trên toàn nước Nhật. Đóng góp 1 phần không nhỏ cho sự lớn mạnh của gia
tộc lãnh chúa, nơi Mochizuki đi theo phục vụ.
Như đã nói ở trên, dù tài giỏi nhưng Mochizuki Chiyome vẫn là người
hoạt động trong bóng tối, đứng sau những phi vụ bí ẩn thuộc nửa kia xã
hội, cho nên những tài liệu ghi chép về bà không còn nhiều, những chiến
tích vang dội và cả nửa sau cuộc đời Mochizuki hiện vẫn là bí ẩn. *Tham khảo nhiều nguồn
Samurai và hiệp sĩ Trung Cổ đều là những chiến binh thiện chiến trong
thời đại của mình và cuộc đối đầu giữa hai lực lượng này luôn là đề tài
thu hút sự chú ý.
Hiệp sĩ (ngoài cùng bên trái) và Samurai Nhật Bản (ngoài cùng bên phải). Ảnh minh họa.
Chiến binh Samurai của Nhật Bản và hiệp sĩ thời Trung Cổ của phương
Tây là hai lực lượng tinh nhuệ nổi tiếng, phổ biến trong văn hóa đại
chúng, bao gồm sách báo, phim ảnh. Hai lực lượng này có giai đoạn tồn
tại song song với nhau nhưng chưa từng giáp mặt nhau trên chiến trường.
Trong một cuộc đối đầu giả định, câu hỏi liệu Samurai hay hiệp sĩ
Trung Cổ sẽ chiến thắng luôn là đề tài tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi,
không có hồi kết. Tầng lớp có địa vị trong xã hội
Samurai và hiệp sĩ đều là khái niệm để chỉ tầng lớp võ sĩ, chiến binh
ở đẳng cấp cao hơn dân thường và binh lính thông thường. Samurai và
hiệp sĩ đều chiến đấu phục vụ cho lãnh chúa hoặc giới quý tộc giàu có.
Trong bài phân tích của tác giả J. Clements trên trang mạng
thearma.org, Samurai và hiệp sĩ đều được huấn luyện để trở thành những
chiến binh mạnh nhất, sức chiến đấu cao nhất ở thời đại của mình. Nếu
như hiệp sĩ nổi tiếng với khả năng chiến đấu trên lưng ngựa, trang bị bộ
giáp dày thì Samurai lại có kỹ thuật cao, sử dụng nhiều loại kiếm khác
nhau.
Các Samurai phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức của một võ sĩ đạo
(bushido). Các hiệp sĩ lại thuộc hàng thấp nhất trong giới quý tộc,
không mang tính chất thừa kế nên cũng phải tuân thủ quy tắc của quý tộc
thời Trung Cổ.
Samurai đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 và kết thúc vào năm
1876, khi Thiên hoàng mở cửa giao thương với nước ngoài và cải cách, cấm
các Samurai mang kiếm, xóa bỏ địa vị xã hội của họ.
Samurai và hiệp sĩ đều đại diện cho tầng lớp có địa vị trong xã hội thời bấy giờ.
Các hiệp sĩ xuất hiện sớm hơn trong thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ 5-15 ở châu Âu) và còn kéo dài tới thời kỳ Hậu Trung Cổ.
Tuy có cùng một khoảng thời gian cùng tồn tại, nhưng trong lịch sử,
hai lực lượng này chưa từng có cơ hội giao tranh với nhau. Bởi nước Nhật
trong giai đoạn này theo đường lối bế quan tỏa cảng, hạn chế giao
thương tối đa với thế giới bên ngoài.
Hiệp sĩ nổi tiếng khi tham gia vào các cuộc Thập tự chinh đẫm máu,
quy mô rộng lớn thì Samurai rơi vào vòng xoáy nội chiến, chiến đấu cho
các lãnh chúa (daimyo).
Tuy vậy, lịch sử ghi nhận một số trận chiến hiếm hoi Samurai giao
tranh với lực lượng bên ngoài. Điển hình là trận chiến giữa 10.000
Samurai và 40.000 quân Mông Cổ nổi tiếng năm 1274. Nhiều trận đánh nhỏ
lẻ diễn ra rải rác và chiến thắng cuối cùng thuộc về các Samurai, với
tổn thất ít nhất.
Trong giai đoạn 1592-1598, Samurai từng dưới sự lãnh đạo của tướng
Toyotomi Hideyoshi, đã tràn sang tấn công Triều Tiên. Đạt được thắng lợi
bước đầu nhưng khi quân Trung Quốc thời nhà Minh sang tiếp ứng, các Samurai buộc phải rút chạy và các bên ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ. Kỹ thuật cá nhân
Samurai đối đầu với hiệp sĩ Trung Cổ. Ảnh minh họa.
Nếu các Samurai luôn tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần võ sĩ đạo, sẵn
sàng tử vì đạo thì các hiệp sĩ cũng không hề kém với những điều luật
hiệp sĩ mà họ có thể sẵn sàng xả thân chứ quyết không chạy trốn
Về thể hình, rõ ràng các hiệp sĩ châu Âu có ưu thế hơn rất nhiều so
với người Nhật thời đó, tuy nhiên trên chiến trường yếu tố này không
hoàn toàn quyết định chiến thắng. Bởi vì trong thực tế, các cuộc Thập tự
chinh diễn ra với người Hồi giáo hay Mông Cổ, hiệp sĩ châu Âu đều gặp
tổn thất nặng nề.
Các Samurai tuy nhỏ người hơn nhưng lại nhanh nhẹn và kiếm thuật điêu
luyện hơn, bởi hiệp sĩ thường mặc giáp trụ nặng nề, khiến độ linh hoạt
kém. Áo Giáp
HIệp sĩ nổi bật với bộ áo giáp dày che kín mặt.
Bộ giáp là trang phục không thể thiếu của các chiến binh khi ra chiến
trường. Giáp sắt hoàn toàn thay đổi cách thức sử dụng kiếm. Áo giáp
cũng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hay thậm chí là những cử động nhỏ
nhất.
Ở thời Trung Cổ, bộ giáp châu Âu được thiết kế để đánh bại kẻ địch
dùng kiếm, trong khi kiếm Nhật lại có xu hướng tìm kẽ hở để tạo ra những
vết cắt chết người.
Giáp của Samurai được thiết kế bao gồm cả những sợ tơ đan chéo với
nhau để chống lại vết cắt chết người do thanh kiếm Katana gây ra. Nhờ
vậy, các chiến binh Samurai có thể di chuyển linh hoạt hơn hiệp sĩ nhưng
vẫn được bảo vệ tối đa.
Nhưng nếu nhúng vào nước, bộ giáp sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều.
Thiết kế áo giáp của các Samurai thời ban đầu còn có thể chống được cung
tên. Nhưng khả năng bộ giáp chống được đòn tấn công mạnh mẽ của hiệp sĩ
hay không là câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng.
Bên cạnh đó, nếu như hiệp sĩ không sử dụng kiếm lớn, các chiến binh
Trung Cổ thường mang theo tấm khiên. Đây là cách phòng ngự hiệu quả,
giúp các hiệp sĩ chống đỡ đòn tấn công của kẻ địch trước khi đưa ra
phương án phản công.
Bô áo giáp của Samurai giúp dễ dàng hơn trong việc di chuyển, chiến đấu.
Có thể nói, chiến đấu với kiếm ngắn và tấm khiên đem đến khả năng
công thủ toàn diện, với xu hướng nghiêng về phòng thủ hơn, phù hợp trong
môi trường tấn công trực diện hoặc kết hợp nhiều đơn vị khác nhau.
Xét trên khía cạnh này, các hiệp sĩ Trung Cổ có lợi thế hơn Samurai Nhật Bản. Bởi đơn giản, phòng thủ luôn dễ hơn tấn công. Vũ khí
Không giống như quan niệm của nhiều người, Samurai sử dụng nhiều loại
kiếm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích trên chiến trường. Nổi tiếng
nhất là Katana, Nodachi (kiếm lớn), Naginata (thương dài) và các loại
kiếm nhỏ hơn.
Thanh kiếm Katana được biết đến rộng rãi nhất bởi thiết kế đa năng.
Katana phù hợp với các động tác cắt, đâm trong môi trường chiến đấu có
áo giáp hoặc không áo giáp, trên lưng ngựa hoặc sử dụng hai tay.
Trên lưng ngựa, các Samurai còn sử dụng cung nỏ và Naginata. Trong
khi đó, các hiệp sĩ hầu như luôn chiến đấu trên lưng ngựa và sử dụng vũ
khí là một cái thương và một thanh kiếm dài. Các hiệp sĩ sử dụng ngựa
dần dần trở thành một phần thân thể không thể thiếu của chính mình.
Các Samurai từng dùng gươm chặt gãy chân ngựa của kỵ binh Mông Cổ
nhằm khiến quân Mông Cổ mất đi ưu thế. Nếu đối mặt với hiệp sĩ Trung Cổ,
kịch bản tương tự có thể xảy ra.
Thanh kiếm Katana nổi tiếng của các Samurai.
Hơn nữa, những hiệp Sĩ Trung Cổ vốn mạnh khi chiến đấu trên lưng ngựa
sẽ tỏ ra chậm chạp vì bộ áo giáp nặng nề khi cận chiến giáp lá cà trên
mặt đất với những Samurainhanh nhẹn, điêu luyện kiếm thuật.
Thanh kiếm Katana rất mỏng, có thể lách nhanh qua các khe hở của giáp
trụ và cắt gân ngay tại các khớp, vô hiệu hóa cả khả năng chiến đấu của
đối phương.
Có thể nói, đánh giáp lá cà trên mặt đất là thế mạnh của Samurai.
Trên lưng ngựa, Samurai cũng linh hoạt hơn khi dùng cung tên, so với
việc phải duy trì theo đội hình ngựa của hiệp sĩ.
Sở dĩ các hiệp sĩ không được phép dùng cung, nỏ vì theo quan niệm
thời Trung Cổ, các chiến binh phải mặt đối mặt giao tranh, bắn từ xa là
điều hèn hạ.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố khi so sánh khả năng chiến đấu của
Samurai và hiệp sĩ. Trong thời hiệp sĩ suy giảm vai trò của mình thì
Samurai lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, binh chủng nào trong quân đội
cũng cần phải được sử dụng trong chiến thuật phù hợp, để đạt hiệu quả
tối đa.
Tác giả J. Clements kết luận, một chiến binh giỏi phụ thuộc chính vào yếu tố kỹ thuật và năng lực cá nhân.
Dù Samurai và hiệp sĩ có cách chiến đấu, mặc trang phục với mục đích
khác nhau nhưng phải thực chiến mới biết ai là người giỏi hơn, hoặc ít
nhất là người… may mắn hơn.
Các samurai rất trọng nghĩa khí và sẵn sàng mổ bụng để không bị rơi vào tay kẻ địch.
Loạt ảnh từ cách đây 150 năm mô tả cuộc sống của những võ sĩ samurai
mới được tờ Daily Mail của Anh đăng tải. Trong số này có ảnh mô phỏng
quá trình Harakiri, hay còn gọi là Seppuku của samurai Nhật Bản. Đây là
nghi thức mà samurai tự mổ bụng đến chết nếu rơi vào tay quân địch.
Hiện chưa rõ bức ảnh mổ bụng là thật hay chỉ là một đoạn diễn của các
samurai thời xưa trước ống kính máy ảnh. Samurai có từ thời Heian (năm
710) và phát triển mạnh ở vùng Tohuku và miền bắc đảo Honshu.
Qua nhiều thế kỉ, samurai ngày càng trở nên hoàn thiện về kĩ năng và
biến thành “chiến sĩ danh dự” của Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ 12 đến 19,
samurai giữ một vai trò quan trọng trong bộ máy cai trị ở Nhật. Mỗi
samurai đều nằm lòng các quy tắc trượng nghĩa được gọi là bushido.
Luật bất thành văn của samurai bao gồm sự trung thành tuyệt đối, võ
nghệ cao cường và danh dự tuyệt đối tới lúc chết. Không giống như ninja
Nhật sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích, samurai luôn đề cao khí
tiết và sự trung thành.
Samurai thường cầm theo kiếm, cung tên, súng. Được biết tới nhiều
nhất trong số này là kiếm võ sĩ đạo với chiều dài tầm 70cm và rất sắc
bén. Kĩ thuật luyện kiếm của samurai cũng được xem là một bí truyền của
các dòng họ.
Những tấm hình này được chụp bởi Felice Beato trong thế kỷ 19. Bức ảnh đầu tiên được chụp khoảng năm 1862.
Tới thời Thiên hoàng Minh trị năm 1868, quyền lực của samurai trong
xã hội bị gạt bỏ. Hoàng đế của Nhật đã tước quyền của samurai như là lực
lượng quân đội duy nhất ở Nhật. Sau đó, ông xây dựng đạo quân thiện
chiến của riêng mình theo kiểu cách phương tây.
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)
Nghi thức dùng kiếm mổ bụng tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản
Mổ bụng (Seppuku) là nghi thức tự sát của chiến binh Samurai Nhật Bản,
những người không muốn sống trong ô nhục hoặc khi rơi vào tay kẻ thù.
Nghi thức mổ bụng tự sát đã xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 837 năm.
Theo Vintage News, vệc Samurai tình nguyện thực hiện nghi thức mổ
bụng tự sát được quy định rõ trong nguyên tắc của võ sĩ đạo (Bushido).
Đó là thà chết trong danh dự còn hơn để rơi vào tay kẻ thù và bị tra
tấn. Mổ bụng cũng là hình phạt khắc nghiệt nhất đối với những Samurai
gây tội ác hoặc khiến bản thân chịu nhục.
Nghi thức mổ bụng diễn ra khá phức tạp và trang trọng, trước nhiều
người chứng kiến. Người tiến hành nghi thức này sẽ dùng thanh kiếm ngắn,
gọi là tantō, rạch 1 đường từ trái sang bên phải dạ dày, mở ổ bụng.
Năm 1180, chỉ huy Minamoto no Yorimasa lần đầu tiến hành nghi thức mổ
bụng tự sát trong trận Uji. Kể từ đó, nghi thức mổ bụng đã trở thành
yếu tố quan trọng trong nguyên tắc danh dự của các chiến binh Samurai.
Samurai cũng buộc phải thi hành nghi thức này khi lãnh chúa (daimyo)
ra lệnh, bất chấp nguyên nhân vì sao. Sau này, thường chỉ có những chiến
binh đắc tội nghiêm trọng mới phải mổ bụng tự sát.
Binh sĩ Nhật mổ bụng tự sát sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế Chiến 2.
Khi hoàn thành việc rạch 1 đường ở bụng, Samurai sẽ ngẩng đầu lên để
người đứng sau chặt một đường đến nửa cổ. Chiến binh Samurai không hoàn
toàn bị chặt đầu mà bị một đường cắt qua nửa chừng. Bởi nguồn gốc của
hành động này là việc khôi phục hoặc bảo vệ danh dự của chiến binh.
Chỉ có Samurai mới được phép tiến hành nghi thức tự sát này. Thỉnh
thoảng, mổ bụng tự sát được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của thỏa thuận
hòa bình, nhằm đảm bảo rằng gia tộc đối địch không phản kháng.
Nghi thức mổ bụng như vậy không ít lần đánh dấu chấm hết của một gia
tộc. Năm 1590, khi nhà Hōjō đại bại ở Odawara, lãnh chúa Toyotomi
Hideyoshi yêu cầu lãnh chúa Hōjō Ujimasa tự sát còn con trai Ujinao bị
đưa đi đày và qua đời một năm sau đó.
Ở thời Edo (1600-1867), nghi thức mổ bụng tự sát được mô tả khá chi
tiết. Nếu không phải trên chiến trường, nghi thức này luôn phải được
diễn ra với đông người xem.
Thanh kiếm ngắn, gọi là tantō được dùng để rạch một đường ở ổ bụng.
Chiến binh Samurai được tắm rửa thật sạch sẽ, mặc một áo dài màu
trắng, ăn những thức ăn mà họ thích. Khi ăn xong, họ sẽ để chiếc kiếm
ngắn dùng cho việc mổ bụng lên trước mặt. Samurai được ngồi trên một tấm
vải đặc biệt và có thể làm một bài thơ.
Quy định về việc chặt đầu Samurai sau khi tiến hành nghi thức mổ bụng
không khắt khe như trước nhưng không được để đầu lìa khỏi thân. Đòi hỏi
sự chính xác như vậy nên người trợ giúp Samurai phải rất giỏi kiếm
thuật.
Nghi thức này cũng có thể diễn ra dù Samurai mổ bụng mà không có lưỡi
kiếm. Khi đó, người phụ tá sẽ trực tiếp chấm dứt cuộc sống của Samurai
bằng cách chặt đầu. Hành động mang tính biểu tượng như vậy được áp dụng
khi Samurai đã quá già để dùng kiếm hoặc trong trường hợp đưa vũ khí vào
tay đối phương là hết sức nguy hiểm.
Người phụ tá chặt đầu Samurai thường là một người bạn, nhưng cũng có
thể là kẻ thù nếu như chiến binh Samurai đã chiến đấu anh dũng. Hành
động của kẻ thù khi đó càng làm tăng thêm bản lĩnh của Samurai.
Binh sĩ Nhật mổ bụng tự sát trong Thế Chiến 2.
Trong nhiều thế kỷ, việc được lựa chọn làm người chặt đầu thường gắn
liền với vận rủi. Vì người này không được tôn vinh khi thực hiện nghi lễ
mà nếu để phạm sai lầm, đó sẽ là sự nhục nhã gắn liền với tên tuổi
trong suốt cuộc đời. Trên thực tế, những người làm sai nguyên tắc, khiến
đầu Samurai rơi xuống đất không phải là chuyện hiếm.
Ở thời phong kiến Nhật Bản, một hình thức mổ bụng cụ thể khác gọi là
kanshi (cái chết của sự hiểu biết). Chiến binh Samurai sẽ mổ bụng để
phản đối phán quyết của lãnh chúa. Samurai cũng dùng kiếm rạch một đường
cắt ngang bụng, sau đó băng bó vết thương.
Samurai này nhanh chóng có mặt trước lãnh chúa, để lộ ra vết thương
gây chảy máu chết người. Hình thức mổ bụng này cũng khác với funshi (cái
chết của sự tức giận). Khi đó, Samurai mổ bụng tự sát để thể hiện sự
không hài lòng, bất mãn.
Một số chiến binh Samurai lựa chọn cách thức mổ bụng đau đớn gấp vạn
lần, gọi là jūmonji giri (vết cắt hình chữ thập). Đối với cách mổ bụng
này, không có người phụ tá đứng sau giúp kết thúc nỗi đau của Samurai.
Sau khi rạch một đường sâu từ trái sang phải, Samurai cắt vết thứ
hai, dọc theo dạ dày từ trên xuống. Chiến binh Samurai tự sát bằng hình
thức jūmonji giri sẽ từ từ đón nhận cái chết vì mất máu một cách im
lặng. Bàn tay của Samurai thường che lấy khuôn mặt trước sự chứng kiến
của người xem.
Theo Đăng Nguyễn - Vintage News (Dân Việt)
Gặp ‘vị Samurai cuối cùng’ của Nhật Bản: Joe Okada
Thứ bảy, 27/01/2018 | 07:01 GMT + 71,825 lượt xem
Đã
bao giờ bạn tự hỏi những Samurai mà chúng ta được biết trên phim ảnh và
qua các câu chuyện liệu có còn tồn tại hay không? Và liệu bạn có thể
gặp họ khi tới Nhật Bản hay không?
(Ảnh: wimp.com)
Thật
ra, tầng lớp Samurai đã biến mất trong xã hội Nhật Bản vào đầu những
năm 1900. Tuy nhiên, ngày nay, người ta rất ngưỡng mộ sự dũng cảm, những
cống hiến và triết lý của họ. Từ phim Hollywood đến truyện tranh đều đề
cập đến Samurai như hình mẫu của một anh hùng.
Ở
Nhật Bản ngày nay, bạn chỉ có thể gặp những Samurai “không quá thật” ở
các di tích lịch sử như các lâu đài. Ở Kyoto, bạn cũng có thể gặp một
Samurai như thế, ông ấy tên là Joe Okada.
(Ảnh: Internet)
“Vị Samurai cuối cùng của Nhật Bản”
Joe
Okada được mọi người ví là ‘Vị Samurai cuối cùng’ của Nhật Bản. Thực ra
ông là một hướng dẫn viên du lịch. Ông già 86 tuổi này đã làm hướng dẫn
cho rất nhiều du khách tới Kyoto trong 50 năm qua.
Ông
Joe Okada nghĩ rằng mình phải làm gì đó đặc biệt cho du khách hơn là
chỉ dẫn tour như bao người khác. Vậy là từ đó đến này, ông đã trở thành
một ‘Samurai hiện đại’ để phục vụ mọi người.
Kể
từ khi trở thành một Samurai, ông đã trình diễn rất nhiều tuyệt kỹ của
Samurai bằng kiếm thật, như dùng kiếm cắt trái cây đặt trên đầu ai đó
trước sự chứng kiến của mọi người. Đây là một tuyệt chiêu của Samurai mà
chỉ có “hướng dẫn viên Joe Okada” mới có thể thực hiện.
Màn
trình diễn của ông thực sự hấp dẫn rất nhiều người. Bên cạnh đó, ông
Joe Okada còn có thể dạy bạn các kỹ năng dùng kiếm của Samurai trong 5
giờ để bạn có thể trải nghiệm trò “Cắt hoa quả – Fruit Ninja” trong đời
thực.
Cùng xem video trình diễn kỹ thuật cắt hoa quả bằng kiếm của ông Joe Okada:
Ông
Joe Okada còn tổ chức một tour du lịch vòng quanh Kyoto trong 5 giờ.
Bạn sẽ được đến thăm và khám phá các địa danh nổi tiếng ở nơi đây như
Khu rừng Cung điện Hoàng Gia Kyoto, các ngôi chùa, các đền thờ Thần đạo,
và khu vườn Shuseuitei.
Nếu muốn tham gia chuyến đi này, bạn có thể liên lạc với ông ấy để đặt trước qua trang web và địa chỉ thư điện tử tại đây.
Hãy trải nghiệm Nhật Bản với một Samurai thứ thiệt!
Quốc Hùng
22 bức ảnh hiếm hoi về các Samurai cuối cùng những năm 1800
Thứ tư, 15/03/2017 | 11:03 GMT + 747,832 lượt xem
Sau hàng thế kỷ nắm giữ vị trí hàng đầu thống lĩnh sức mạnh quân sự, tầng lớp Samurai đã bị sụp đổ.
Các
lãnh chúa từng dựa vào họ để huấn luyện chiến binh, nhưng vào năm 1868,
phong trào Minh Trị Duy Tân dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị đã dần dần
tước bỏ những đặc quyền đặc lợi của tầng lớp Samurai, thay vào đó là một
đội quân hiện đại theo kiểu phương Tây.
Theo
thời gian, các võ sĩ đạo được kính trọng này dần mất đi vị trí độc tôn
trong lực lượng vũ trang của quốc gia, cũng như đặc quyền mang theo kiếm
nơi công cộng. Mặc dù vẫn tiếp tục nắm giữ các vị trí có tầm ảnh hưởng,
hầu hết vẫn ở trong lĩnh vực kinh doanh, chính phủ và báo chí, chứ
không phải quân đội.
Vào
đầu những năm 1900, tầng lớp Samurai đã biến mất trong xã hội Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta lại ngưỡng mộ sự dũng cảm, những cống
hiến và triết lý của họ. Từ phim Hollywood đến truyện tranh đều đề cập
đến Samurai như hình mẫu của một anh hùng.
Ngay
cả khi đã xem rất nhiều phim truyện về Samurai, nhiều người cũng sẽ bất
ngờ vì những bức ảnh này là hình ảnh thực tế của họ. Màu sắc trông có
vẻ hơi kỳ quặc trong một số bức ảnh, vì chúng được chụp từ năm 1862 đến
1900 – trong khoảng thời gian này nhiếp ảnh màu vẫn chưa được phổ biến.
Khi
các nghệ sĩ muốn thể hiện màu sắc rực rỡ, họ đã vẽ màu lên những bức
ảnh trắng đen, vậy nên màu sắc trông có vẻ hơi kỳ lạ. Tuy nhiên, có rất
nhiều điều để chiêm ngưỡng trong các bức ảnh này.
Cùng bước vào thời kỳ hoàng hôn của những Samurai cuối cùng:
1. Nữ Samurai thực sự khá phổ biến trong chế độ phong kiến Nhật Bản.
2. Mặc dù có trách nhiệm chính là bảo vệ gia đình, họ vẫn có vị thế cao trong xã hội.
3. Không giống như nhiều phụ nữ thời đó, tất cả các nữ Samurai đều biết chữ.
4. Một nữ Samurai uy nghiêm
5. Tuy nhiên, hầu hết Samurai vẫn là đàn ông. Mặc dù chiếm ít hơn 10% dân số Nhật Bản, các Samurai vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn.
6. Hình
xăm có lịch sử lâu đời tại Nhật Bản, và người ta không biết chính xác
vì sao Samurai lại tham gia vào hình thức nghệ thuật này, có những giả
thuyết cho rằng chúng được dùng để xác định thi thể sau trận chiến.
7. Bức ảnh nổi bật này được chụp bởi Franz von Stillfried-Ratenicz vào năm 1881, ông đã tô màu bằng tay cho tác phẩm của mình.
8. Thật khó tưởng tượng được trọng lượng của bộ giáp này là bao nhiêu, đặc biệt là cái mũ bảo vệ đầu, được gọi là “kabuto”.
9. Một
người đàn ông lớn tuổi mặc áo choàng Samurai truyền thống, đây vốn là
một bộ đồ dành cho lính chữa cháy. Ngoài các lực lượng quân đội hàng
đầu, thỉnh thoảng, Samurai được huy động làm lính cứu hỏa trong các
trường hợp khẩn cấp nơi công cộng.
10. Từ trước cho
tới thời Thiên Hoàng Minh Trị, samurai từng là những người duy nhất
được phép mang kiếm ở nơi công cộng. Khi bị giải tán, họ cũng mất đi đặc
quyền này.
11. Ba samurai trong trang phục áo giáp đầy đủ vào năm 1900.
12. Một Samurai trong bộ trang phục “hành tẩu”.
13. Bức ảnh chụp từ năm 1867 này được tô màu rất chi tiết, họ đã dành rất nhiều thời gian để có hiệu ứng màu sắc vừa phải.
14. Kỹ
thuật tương tự cũng được dùng trong bức ảnh này. Vũ khí thông dụng của
Samurai là kiếm, nhưng họ cũng có kỹ năng bắn cung, chiến đấu tay đôi,
và sử dụng giáo yari.
15. Hiệu
ứng phông nền trông khá thú vị, giống như một không khí ảm đạm đang bao
quanh. Có lẽ cả chiến binh và nhiếp ảnh gia đều biết rằng họ đang ghi
lại lịch sử.
16. Sau cùng, trang phục, lối sống và triết lý của các Samurai – tất cả chỉ còn là những ký ức.
17. Kiểu
tóc này gọi là “chonmage”, được búi để giữ vững mũ sắt Samurai đội đầu
trong chiến trận. Theo thời gian, nó đã trở thành biểu tượng của các
chiến binh.
18. Ảnh
một Samurai uy nghiêm được chụp bởi nhiếp ảnh gia Felice Beato. Samurai
xem danh dự quan trọng hơn tất cả mọi thứ, và trung thành với nhiệm vụ
cho đến chết.
19. Hai
Samurai vào năm 1865. Người đàn ông bên trái đội mũ “jingasa”, còn
người đàn ông đi đôi tất “indigo tabi” truyền thống của Samurai cứu hỏa.
20. Thỉnh
thoảng, các nhiếp ảnh gia chỉ chọn một chi tiết nhất định của bức ảnh
để tô màu, chẳng hạn như áo choàng xanh và khăn quàng tím của Samurai
này.
21. Một chiến binh Samurai đang thổi một vỏ ốc xà cừ lớn như một cái sừng vào năm 1867…
22.
Samurai có thể đã biến mất, nhưng tinh thần chiến binh mạnh mẽ, hăng
hái và nhiệt huyết sẽ mãi trường tồn trong lòng người Nhật.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét