Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

VÕ THUẬT CỦA SAMURAI (Nhu thuật)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Võ thuật tự vệ - Jiu-Jitsu | Nhu thuật
 
Sức mạnh đáng sợ của một trong những môn võ lợi hại nhất thế giới, Jiujitsu


NHU THUẬT



Jujitsu - Môn võ tinh hoa

Vào thời đại phong kiến, nhiều ngành võ thuật chiến đấu thịnh hành trong giới Samurai ở Nhật, chẳng hạn Cung đạo, Kiếm đạo, thuật cưỡi ngựa, cách dùng giáo mác và những món binh khí khác. Những ngành võ thuật này không nhiều thì ít cũng đã quen thuộc đối với các nước Tây phương, được người Tây phương tập luyện và sử dụng rất tinh phục, tuy rằng phương pháp và hình thức không giống hẳn ở Nhật. Nhưng sự khéo léo đặc biệt đạt thắng lợi bằng cách khuất phục trước sức mạnh của địch thủ thì thật là môn võ đặc thù của Nhật Bản, không hề có một môn võ nào tương tự như thế ở Tây phương được biết đến, hay ít nhất được người ta tập luyện và sử dụng.



Dù người ta có để ý khảo cứu các ngành võ thuật thời xưa ở Âu Châu và tìm một điểm tương đồng với môn Jujitsu Nhật Bản, cũng không thể nào tìm thấy. Có người nói rằng môn đánh vật có thể đem so sánh với môn Jujitsu, nhưng hai môn thật ra khác nhau một trời một vực ; môn đánh vật nhắm chiến thắng địch thủ bằng sức mạnh của chính mình trong khi Jujitsu chiến thắng bằng cách khuất phục trước sức mạnh của địch thủ. Thật vậy, chữ Jujitsu có nghĩa là Nhu thuật, dùng sự khéo léo, uyển chuyển, dịu dàng của cơ thể để chế ngự sức mạnh. Jujitsu là cái tên được biết nhiều nhất ở Nhật để nói đến môn võ ấy, tuy nhiên những tên khác như Yawura, Taijitsu, Hakuda, Kogusoku, Torite và bao nhiêu tên khác đôi khi cũng được dùng để chỉ những ngành võ thuật tương tự.

KHÔNG PHẢI VÕ TRUNG HOA

Mặc dù nguồn gốc đích thực của môn Jujistu không rõ ràng, và không có một ngày tháng nào nhất định được chứng minh là ngày đầu tiên xuất hiện của môn võ, nhưng chắc chắn đó là một môn võ thuần túy Nhật Bản và hoàn toàn không có chuyện xuất phát từ Trung Hoa như một số người đã tưởng. Biết bao nhiêu người, ngay cả một vài người thận trọng, cũng đã cho rằng một nhà sư Trung Hoa, tên là Trần Nguyên Tán, mang môn Kempo, môn “đá và đánh” tới Nhật Bản dạy cho ba chàng Hiệp sĩ lang thang tên là Fukuno, Isogai, và Miura. Những người này, sau khi chính mình nghiên cứu kỹ lưỡng, lập ra ba chi phái Jujitsu độc lập với nhau. Thật ra, cũng có nhà sư Trung Hoa nói trên trốn thoát những hỗn loạn xảy ra vào cuối triều Minh bên Trung Hoa đã đến Nhật khoảng năm 1659 (năm thứ hai đời Manji), năm triều đại này kết thúc. Trần Nguyên Tán nổi tiếng mấy năm ở tỉnh Owari nơi ông thường làm thơ với một nhà thơ người Nhật, rồi qua đời năm 1671 (năm thứ 11 đời Kanbun), cùng trong tỉnh đó. Mộ thạch của ông nằm trong nghĩa địa Kenchuj tại Nagoya. Không có gì chắc chắn là ông biết ít nhiều về môn Kempo và kích thích sự tiến bộ của môn Jujitsu Nhật Bản. Lại càng hoàn toàn không thể tin được rằng ông là người đầu tiên đem môn Jujitsu vào Nhật Bản, bởi vì môn Kempo của Trung Hoa, được người ta nói là do ông du nhập, hoàn toàn khác biệt với môn Jujitsu Nhật Bản và bởi vì một vài môn giống môn Jujitsu có thể tìm thấy ở Nhật trước thời Trần Nguyên Tán. Hơn nữa, có thể vì nền văn minh Trung Hoa lúc bấy giờ được ưa chuộng như nền văn minh Tây phương ngày nay, cho nên nguồn gốc của môn Jujitsu được gán cho Trung Hoa với mục đích dễ phổ biến trong quần chúng. Ta có thể thấy nhiều trường hợp tương tự trong những môn võ và những sáng tạo khác cũng bị gán cho cái nguồn gốc Trung Hoa, mặc dù chúng hoàn toàn của Nhật Bản trong sự phát sinh cùng phát triển.

Các sách vở có liên quan đến lịch sử môn Jujitsu rất hiếm và không xác thực. Mặc dầu có nhiều bản thảo của các chi phái khác nhau của môn võ, chúng bị các võ sư dấu kín và chỉ cho các môn sinh có trình độ đặc biệt cao xem mà thôi với lời thề sẽ không bao giờ tiết lộ những điều ghi chép trong đó. Những thủ bản ấy không giá trị lắm như người ta thường tưởng, bởi vì chúng thường mâu thuẫn nhau và nhiều khi lố bịch nữa dù rằng khảo cứu chúng kỹ lưỡng đem lại rất nhiều thích thú và làm sáng tỏ phần nào lịch sử môn võ. Hiện giờ, người ta không thể kể hết các chi phái (Ryu) của môn Jujitsu, và chỉ có thể đề cập đến một ít chi phái được coi là siêu việt nhất. Trong số một trăm chi phái ra đời, phái cổ nhất là Taken Ouchi Riu, có người nói rằng do Takenou Hisamori, một người ở Sakushu, sáng lập năm 1532 (năm đầu triều đại Tenbun). Mặc dù con số này không đáng tin cậy lắm và mặc dù chi phái này dạy môn Kogusoku, hay là thuật dùng tay bắt lấy địch thủ, có đôi phần khác biệt với môn Jujitsu thuần chất, người ta cũng không thể nghi ngờ về điểm nó được thiết lập một thời gian trước khi Trần Nguyên Tán đến Nhật và nó có thể được xem như chi phái đầu tiên dạy một môn võ tương tự môn Jujitsu.

Tiếp đến là một chi phái gọi là Kito-Ryu, do ông Fukuno Shichiro-Emon, quê quán ở Tamba, sáng lập vào khoảng giữa thế kỷ 17 (Kanyei). Liên quan mật thiết với chi phái này là chi phái Jikishin Ryu, sáng Tổ là ông Terada Kan Emon, quê ở Unshu, người đồng thời với Fukuno. Có nhiều mâu thuẫn về sự liên hệ giữa hai người này. Một vài bản thảo viết rằng Fukuno là sư phụ của Terada, trong khi những tài liệu khác bảo ngược lại. Mặc dù không thể quyết định về điểm mâu thuẫn này, chúng ta cũng có thể quả quyết rằng cả hai người, Fukuno và Terada, sống vào giữa thế kỷ 17, có liên hệ mật thiết với nhau, và đã lập ra hai chi phái Jujitsu khác biệt, mấy năm trước thời Trần Nguyên Tán. Có thể họ đã thấy và nghe nhà sư này, và nhờ đó biết ít nhiều về môn Kempo của Trung Hoa. Dù sao đi nữa, hai phái này vẫn được coi là những chi phái cổ nhất của môn Jujitsu chính thống. Chi phái Kiushin Ryu được thiết lập bởi InugamiNagakatsu, quê ở Omi. Mặc dù thời gian sáng lập của nó không mấy chắc chắn, nhưng có một vài lý do khiến ta tin rằng chi phái ấy lại là một nhánh của chi phái Kito Ryu nói trên. Inugami Gunpei, cháu của vị sáng Tổ, công phu trác tuyệt đến nỗi ông thường được xem là vị sáng Tổ đích thực của môn phái này. Chi phái Sekiguchi Ryu, do Sekiguchi Jushin thiết lập, và chi phái Shibukawa Ryu, do Shibukawa Bangoro, là hai chi phái nổi tiếng khác. Hai chi phái cũng có liên hệ với nhau vì vị sáng Tổ của hai phái sau thụ giáo người con của vị sáng Tổ hai phái trước. Đời thứ chín của chi phái này và đời thứ tám của chi phái kia hiện nay dạy Jujitsu tại Đông Kinh.

Nagakatsu, quê ở Omi. Mặc dù thời gian sáng lập của nó không mấy chắc chắn, nhưng có một vài lý do khiến ta tin rằng chi phái ấy lại là một nhánh của chi phái Kito Ryu nói trên. Inugami Gunpei, cháu của vị sáng Tổ, công phu trác tuyệt đến nỗi ông thường được xem là vị sáng Tổ đích thực của môn phái này. Chi phái Sekiguchi Ryu, do Sekiguchi Jushin thiết lập, và chi phái Shibukawa Ryu, do Shibukawa Bangoro, là hai chi phái nổi tiếng khác. Hai chi phái cũng có liên hệ với nhau vì vị sáng Tổ của hai phái sau thụ giáo người con của vị sáng Tổ hai phái trước. Đời thứ chín của chi phái này và đời thứ tám của chi phái kia hiện nay dạy Jujitsu tại Đông Kinh.

- Các đòn thế của môn Jujitsu nói chung thường rất hiểm ác, những đòn tấn công hoặc phản công quyết nhắm đến việc giết địch thủ trong nháy mắc, hoặc làm gãy tay, gãy chân, đui mù, á khẩu, tê liệt tàn phế cả cuộc đời. Một số các đòn của Jujitsu thật ra cũng bắt nguồn từ các môn quyền thuật Trung Hoa, Thiếu Lâm, Võ Đang và Thái CựcQuyền.

- Jujitsu – Nhu thuật – gồm những loại đòn ném, vật, khóa chân, khóa tay, khóa cổ, siết họng và các đòn về quan tiết (các khớp xương).

Tất cả những đòn này đều căn cứ trên hai nguyên lý sau đây:

1. Nhượng bộ sức mạnh để thắng sức mạnh bằng cách lợi dụng đòn của đối phương.
2. Tạo cho địch cái thế mất thăng bằng để quật ngã địch.

ĐIỂM HUYỆT

Trong môn Jujitsu còn có cả nghệ thuật điểm huyệt. Điểm huyệt tức là dùng những món binh khí tự nhiên trong thân người đã được tập luyện cho cứng rắn (đầu ngón tay, ngón tay quỉ, ngón chân v.v…) đánh mạnh, sâu, các điểm nhỏ li ti liên lạc với hệ thống thần kinh toàn thân, gây ra những chấn động nguy hại cho bộ phận trọng yếu nào đó trong tạng phủ.

Môn điểm huyệt thật ra do người Trung Hoa tìm ra trước tiên. Quyển kỳ thư đầu tiên và cổ xưa cách đây hơn 4000 năm tên là “Hoàng đế nội kinh” đã có vẽ đồ hình và nói về các huyệt đạo trong thân thể con người. Tất cả có 108 huyệt đạo, chia làm ba loại : tử huyệt, ma huyệt và sanh huyệt. Tử huyệt phân phối nơi các điểm nhược trong thân người. Khi tử huyệt bị các ngón tay qua nhiều công phu tập luyện điểm trúng, con người có thể chết ngay tức khắc hoặc trong một thời gian nào đó.

Người xưa còn tìm biết một huyệt mà điểm vào nạn nhân có thể bị á khẩu vì dương khí từ đốc mạch lên óc bị bế tắc, gọi là á huyệt. Những huyệt đạo quan trọng nhất có thể nguy hại đến tánh mạng con người phần lớn tập trung ở đầu, ngực và xương sống. Tuy nhiên ngay ở bàn tay và chân cũng có tử huyệt, nghĩa là huyệt có thể làm chết người khi bị điểm trúng, ví dụ các huyệt Dũng Tuyền giữa bàn chân, huyệt Lao Công ở lòng bàn tay.

Ma huyệt là những huyệt khi điểm trúng sẽ làm cho tê bại, hoặc bất tỉnh nhân sự nhưng không chết. Những huyệt này ở nhiều nơi trong thân thể, đặc biệt là ở các đầu xương tay, chân, vai. Nhưng võ sư Jujitsu hoặc những võ sinh cao cấp đều tinh thục những cách cứu người bất tỉnh vì trúng đòn. Các nhà võ thuật xưa hễ có học điểm huyệt, tất có học những phương pháp dùng tay không hoặc dùng thuốc để cứu trị tức khắc.

ĐÁNH VÀO CÁC QUAN TIẾT

Quan tiết là các khớp xương. Những nơi có hai khớp xương nối vào nhau. Cũng như Thái Cực Quyền của Trung hoa và môn Aikido (Hiệp Khí Đạo) của Nhật bản, môn Jujitsu cũng chú trọng đến các loại đòn này. Trong thân thể con người, những chỗ “yếu” nhất là các ngón tay, cổ, hai bàn chân, các khớp xương cánh chỏ, vai và đầu gối. Đánh vào quan tiết tức là vặn, bẻ những khớp xương yếu nhất trong thân người. Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vặn một bàn tay, bẻ một ngón tay chẳng hạn. Môn Jujitsu nghiên cứu môn đánh vào các quan tiết một cách rất tinh vi. Sau có một võ sĩ vạch hẳn phương pháp vặn bẻ các khớp xương ra làm một môn phái, một kỹ thuật chiến đấu dành riêng cho kẻ yếu đuối học tập để tự vệ chống lại cường lực, gọi là Yamara.

CẦM NÃ THỦ

Một “ngón nghề” khác của phái Jujitsu là môn cầm nã thủ. Cầm là bắt, giữ. Nã là bấm, cấu, véo.

Những chỗ nhược có thể bấm, cấu, véo được là bắp thịt con chuột ở cánh tay, chỗ lắc léo giữa cánh chỏ. Lưng bàn tay cũng có thể nã được một cách hiệu quả. Các võ sĩ muốn sử dụng môn cầm nã phải luyện các ngón tay cho thật sắt thép, bằng phương pháp gọi là phục hổ công : dùng năm đầu ngón tay và đầu ngón chân chịu đựng toàn thân, nằm úp trên mặt đất, hai cánh tay co lại, dãn ra theo thế hít đất, ngày nào cũng luyện như thế. Lâu ngày, các đầu ngón tay sẽ có đủ gân lực và cứng cáp để áp dụng môn cầm nã.

HẬU THÂN CỦA JUJITSU

Như trên đã nói, có biết bao chi phái Jujitsu lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu, vị thứ ba và mạnh nhất trong các vị Tướng quân Tokugawa. Môn võ tiếp tục bành trướng trong các tỉnh. Cho đến hậu bán thế kỷ 19, nó bắt đầu suy yếu đôi chút với sự sụp đổ sắp đến của chế độ phong kiến. Mặc dù có lần môn võ đã được phục hồi và có ảnh hưởng sâu xa đối với tinh thần quốc gia của người Nhật, nó dần dần bị người đời xao lãng.

Một người theo Tây học, ông Jigoro Kano, vốn xuất thân từ trường Đại học Đông Kinh đã đứng ra tiếp nối sự nghiệp của các vị tiền nhân. Ban đầu, ông theo học phái Tenjin Shiyo Ryu, sau đó, phái Kito Ryu. Sau khi đã trở nên bậc thầy trong các chi phái này, ông tìm tòi nghiên cứu, so sánh và học hỏi thêm mọi chi phái khác và cuối cùng sáng lập ra một chi phái mới gọi là Kano Ryu, hay là môn Judo Kodokan. Chữ Judo (Nhu đạo) thật ra không phải là một chữ mới. Nó đã được một trong các chi phái cổ dùng rồi. Chi phái Kano dùng danh từ này thay vì chữ Jujitsu bởi vì nó được học hỏi không chỉ như là một sự tập luyện thể xác, mà còn là một phương pháp rèn luyện đạo đức và trí tuệ. Vị sáng Tổ Jigono Kano vì muốn biến môn Jujitsu thành một môn thể dục có tính cách đại chúng và dân tộc nên đã gạt bỏ nhiều đòn nguy hiểm trong Jujitsu.

Ngày nay môn Judo lan tràn khắp thế giới, không đâu không có võ đường, không xa xôi hẻo lánh nào không có những môn sinh tận tụy của môn phái.

Tuy nhiên trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo chưa hẳn thật sự có giá trị bằng môn Jujitsu, vì môn Jujitsu vẫn giữ nguyên toàn bộ sự hiệu quả của nó, còn môn Judo đã trở thành một môn thể thao biểu diễn, bị hạn chế bởi các qui luật chặt chẽ.

Vì vậy mà trong quân đội cảnh sát các nước, người ta dạy Jujitsu chứ không hẳn là Judo. Lẽ tất nhiên, những ai muốn học võ để tự vệ và chiến đấu cần phải biết Jujitsu có cả vừa Judo, vừa Karate (Không thủ đạo), vừa Aikido (Hiệp khí đạo) và cả môn điểm huyệt nữa.

Biết và thành thạo Jujitsu, bạn có thể áp dụng trong mọi trường hợp tự vệ nguy cấp, dù chiến đấu với một hay đông người, đồng thời Jujitsu còn là một môn thể dục đầy đủ hơn tất cả các môn võ khác, vì Jujitsu gồm đủ tinh hoa của tất cả các võ phái Đông phương vậy.

Sau đây là câu chuyện được truyền tụng trong dân gian liên quan đến các vị võ sư Jujitsu ngày xưa.

Trong tỉnh Unshu, có một gia tộc tên là Inouy là những vị võ sư cha truyền con nối của phái Jikishin và trong thời phong kiến họ thường nhận một số bổng lộc do một vị Hoàng thân trao tặng để thưởng công huấn luyện cho các chàng Samurai trẻ tuổi. Gặp thời người trưởng tộc không được cao cường lắm trong môn võ của mình, mặc dù ông được xem là vị võ sư vì cha truyền con nối như vậy. Cũng vào thời đó, có một vị triều thần mạnh mẽ vô cùng. Người ta nói rằng ông có thể dùng tay bóp nát một cây tre già. Một hôm kia, khi Inouye đến yết kiến vị Hoàng thân, vị này ra lệnh ông phải thử sức với vị triều thần. Vị triều thần từ đằng sau ôm ngực Inouye với tất cả sức lực của mình. Thương thay cho Inouye, vì không giỏi võ cho nên không chịu nổi sức lực vũ bão của đối thủ, tái mặt rồi chết giấc. Vị Hoàng thân tức giận vô cùng, tính bỏ đi, nghĩ rằng từ nay thôi cắt phần bổng lộc. Một người học trò của Inouye, tên là Tsuchiya, giỏi về Jujitsu hơn, thấy tình thế nguy hiểm cho vị thầy già của mình, níu áo vị Hoàng thân và thưa rằng : “Xin ngài nán lại một chút. Thầy tôi, ông Inouye, hôm nay không được khỏe trong người, nên tôi mong Ngài cho tôi được thay thế thầy tỷ thí với vị triều thần”.

Vị Hoàng thân bằng lòng, ra lệnh cho hai người giao đấu. Vị triều thần lại ôm người môn sinh y như đã ôm ông thầy. Tsuchiya hỏi: “Sức lực của ông chỉ có thế?”. Sau câu hỏi đó, vị triều thần trả lời bằng cách ôm chặt hơn. Tsuchiya lặp lại câu hỏi. Vị triều thần nới lỏng một chút rồi lại ôm chặt hơn nữa. Trong chớp mắt, Tsuchiya cúi người xuống, nắm lấy cổ áo của địch thủ, quăng ông ta xuống đất, qua vai mình. Bởi thế, thay vì bị khiển trách, vị thầy, Inouye, được vị Hoàng thân nhiệt liệt khen thưởng về võ công của người môn sinh…

Trong thời Cách mạng vừa qua, ở Đông Kinh có một vị võ sư Jujitsu đã đứng tuổi. Dù đã già, ông vẫn là một cao thủ trong môn võ của mình. Dân chúng lúc ấy thường đồn đại rằng mỗi tối, trên một con đường ngoài ngoại ô, một người đã quật ngã mọi kẻ qua đường. Công việc ấy thật có vẻ ác tâm, nhưng võ nghệ của người ấy rJuất cao. Tin đồn tới tai vị võ sư. Với ý định trừng phạt con người ác độc đó, dù hắn là ai cũng mặc, vị võ sư một đêm kia cải trang làm khách bộ hành đến tận nơi. Bất ngờ ông bị ôm từ đằng sau và thiếu chút nữa là bị quật ngã. Nhanh như chớp, ông rùn người xuống, thoát khỏi hai cánh tay kẻ thù, thúc cùi chỏ vào dạ dày hắn. Thấy kẻ thù ngã xuống chết. Ông lặng lẽ bỏ về nhà, không ai trông thấy. Sáng hôm sau, một người học trò đến gặp ông, đau buồn và hối hận kể lại chuyện sau đây:

“Đêm đêm con thường quật ngã khách bộ hành ở ngoại ô để thử sức. Tối qua, con cũng đứng ở đó như thường lệ; thấy một ông già nghiêng ngả đi lại, con ôm sau lưng ông ta và cố sức quật ông ta xuống. Nhưng con bị ông ta thúc cùi chỏ vào bụng, lập tức ngã xuống. Sau đó một lúc, con tỉnh dậy, đi về nhà. Có lẽ con đã bị giết chết rồi nếu không mang một tấm gương soi trong người”.

Không nói không rằng chính ông là kẻ đã đánh gục người môn sinh, vị võ sư già nghiêm nghị quở trách hành động tàn ác của anh ta và ra lệnh cho anh ta không bao giờ phạm phải một hành động ngu xuẩn như vậy nữa.

Mối liên hệ giữa MMA và môn võ cổ tàn độc, tà ác của Nhật Bản

Tiểu Mã |
Mối liên hệ giữa MMA và môn võ cổ tàn độc, tà ác của Nhật Bản

Những cao thủ của môn võ này có khả năng dễ dàng đoạt mạng đối phương chỉ trong chớp mắt.

Từ Hiểu Đông ca ngợi MMA và chê bai võ cổ truyền mà quên đi rằng, chính MMA là sự chắt lọc từ nhiều môn phái, trong đó có rất nhiều thuộc truyền thống như Jujitsu dưới đây.
Jujitsu có sự lợi hại và hiểm ác đến nỗi các võ sĩ MMA đều thèm khát để học.
Môn võ bí hiểm, "ảo diệu"
Ở Nhật Bản có một môn võ cực kỳ lợi hại, là vũ khí đặc dị của các Samurai, Ninja thời xưa, đó là bộ môn Jujitsu (Nhu thuật).
Nguồn gốc về sự ra đời của Jujitsu vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Tuy nhiên đây là môn võ được gắn với các Samurai.
Dưới các triều đại phong kiến Nhật Bản, có nhiều môn võ thuật chiến đấu thịnh hành trong giới Samurai như: Cung đạo, Kiếm đạo, thuật cưỡi ngựa, cách dùng giáo mác và những binh khí khác.
Nhưng nếu có một môn võ nào đó mà chuyên dùng để phản công và có thể khuất phục sức mạnh của đối phương, thì chỉ có thể là Jujitsu.
Trên thực tế, đây không phải là một môn võ riêng lẻ mà nó là tổng hợp các kỹ năng đỉnh cao của nhiều môn phái võ thuật cổ truyền của người Nhật.
Mối liên hệ giữa MMA và môn võ cổ tàn độc, tà ác của Nhật Bản - Ảnh 2.
Sẽ là "bó tay" nếu dính phải một đòn của Jujitsu.
Ban đầu, Jujitsu xuất nguồn từ giai cấp võ sĩ Samurai chuyên dùng tay không để tự vệ và chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang.
Qua rất nhiều tình huống thực tế, các Samurai nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp.
Từ đó họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân, bẻ khớp, điểm huyệt… để kháng cự địch thủ một cách hiệu quả nhất.
Những phương pháp này nói chung là dựa trên lý thuyết dùng sức tấn công của đối phương để kiềm chế địch thủ thay vì chống trả trực tiếp. Nói nôm na, môn võ này là cách dùng độc chiêu “lấy gậy ông đập lưng ông” khi đối đầu với đối phương.
Jujitsu được coi là một môn võ tổng hợp các tinh hoa của võ thuật phương Đông, bao gồm cả các cách tấn công như: vật, khóa, đè, đấm, đá, điểm huyệt, đánh vào quan tiết (các khớp xương quan trọng của cơ thể),...
Do tính chất nguy hiểm và tàn bạo của nó mà ngày nay, môn võ này rất ít được lưu truyền và bị coi là một môn võ rất tàn độc.
Mối liên hệ giữa MMA và môn võ cổ tàn độc, tà ác của Nhật Bản - Ảnh 3.
Chân Tử Đan cũng áp dụng một chiêu Jujitsu trong phim.
Những độc chiêu tàn ác nhất
Jujitsu bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn. Đỉnh cao chính là kỹ thuật đánh vào các quan tiết, cầm nã thủ và điểm huyệt.
Mục tiêu chính là các khớp xương, có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể. Chỉ cần một đòn duy nhất của Jujitsu khi tấn công vào bộ phận này, cũng đủ giúp đối phương tàn phế suốt đời.
Thông thường, các động tác thường là vặn, bẻ những khớp xương yếu nhất trong thân người.
Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vận dụng các kỹ năng một cách chính xác và tinh diệu.
Video tạm dừng
Sự lợi hại của Jujitsu so với Aikido.
Sự hiệu quả của nó lớn đến nỗi đã có hẳn một hệ phái rất nổi tiếng đã ra đời, chuyên sử dụng các kỹ năng vặn, bẻ khớp, đó là Yamara.
Jujitsu cũng có những kỹ pháp cầm nã thủ với một số điểm tương đồng với võ Thiếu Lâm của Trung Quốc như bắt giữ, bấu véo… để phản công đối phương.
Lợi hại hơn, các cao thủ Jujitsu được cho là có thể sở hữu những kỹ năng điểm huyệt vô cùng "ảo diệu".
Chỉ một động tác trong nháy mắt, một cao thủ Jujitsu có thể dễ dàng khiến cho đối phương tê bại, bất tỉnh nhân sự thậm chí là mất mạng.
Thậm chí các cao thủ còn có thể điểm vào những tử huyệt ở cả bàn tay, bàn chân của đối thủ để đoạt mạng ngay lập tức. Đây là ngón đòn cực dị mà các phái võ khác không thể làm nổi.
Ngoài ra, những võ sư Jujitsu cao cấp cũng đều tinh thục những cách cứu người bất tỉnh khi trúng đòn điểm huyệt.
Mối liên hệ giữa MMA và môn võ cổ tàn độc, tà ác của Nhật Bản - Ảnh 5.
Jujitsu được vận dụng rất nhiều trong môn võ tổng hợp MMA
Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu võ thuật đã khẳng định rằng thuật điểm huyệt không chỉ Jujitsu mới có mà còn bắt gặp ở rất nhiều môn võ của Trung Hoa và một số nước ở châu Á. Tuy nhiên thuật điểm điểm huyệt của Jujitsu vẫn được đánh giá là lợi hại bậc nhất.
Nhìn chung, các đòn thế của môn Jujitsu thường rất hiểm ác, những đòn tấn công hoặc phản công quyết nhắm đến việc giết địch thủ trong nháy mắt, hoặc làm gãy tay, gãy chân, mù mắt, á khẩu, tê liệt hoặc tàn phế suốt đời…
Và tất nhiên, nếu không may dính phải một đòn trong số này thì sẽ là quá khó để có thể chống đỡ.
Trong lịch sử, môn Jujitsu chỉ phát triển lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu. Từ nửa sau thế kỷ 19 cho tới ngày nay, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến thì nhiều ngón đòn lợi hại của Jujitsu đã bị thất truyền và lùi sâu vào dĩ vãng.

- Với các môn thể thao hiện đại, Judo cũng được cho là bắt nguồn từ Jujitsu tuy nhiên đã được sáng tổ Jigoro Kano lược bớt đi rất nhiều đòn thế hiểm ác và dần dần phát triển theo hướng thể thao.
Chính vì thế, xét trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo không thể so sánh với Jujitsu, bởi Jujitsu là môn võ chiến đấu tự do trong khi Judo là một môn thể thao hiện đại bị hạn chế bởi các quy luật chặt chẽ.
- Hiện tại, các võ sĩ thi đấu MMA (trong đó có giải UFC) cũng đặc biệt coi trọng việc tập luyện môn Jujitsu tuy nhiên tính sát thương của những đòn hiện đại này vẫn bị đánh giá thấp hơn so với môn Jujitsu cổ truyền.
- Ngày nay, bản thân Jujitsu cũng được phát triển theo hướng trở thành môn thể thao hiện đại, với sự ra đời của Liên đoàn Jujitsu quốc tế từ năm 1977.
Một số chiêu của Jujitsu hiện đại được áp dụng trong các giải đấu võ tổng hợp MMA

theo Trí Thức Trẻ

Jujitsu – “xương sống” của võ thuật Nhật Bản

Năm 1850, Nhật Bản mở cửa thương mại với các nước phương Tây. Kéo theo đó, tôn giáo, văn hóa và cả kinh tế của Nhật Bản được tiếp xúc với cái mới. Đồng thời, trong thời kỳ ấy nhiều nét văn hóa Nhật Bản được các nước phương Tây làm quen và học tập.
Đặc biệt là trên lĩnh vực võ thuật: cung đạo, cách cưỡi ngựa, cách dùng nhiều loại vũ khí hay cả kiếm đạo “ võ quốc của Nhật Bản “ cũng đã được các nước phương Tây học và sử dụng thậm chí có phần thành thạo hơn. Tuy nhiên vẫn còn một thứ người ngoại quốc không thể thành thục được đó chính là môn võ: Jujitsu – Tinh hoa võ thuật Nhật Bản.

1. Nguồn gốc

Có nhiều ý kiến đưa ra cho rằng nguồn gốc của môn võ thuật này là được xuất phát từ Trung Hoa, cũng có nguồn tin cho rằng Jujitsu sinh ra do một người Trung Hoa dạy 3 chàng hiệp sĩ lang thang và sau đó 3 người này nghiên cứu và phát triển trở thành 3 chi phái lớn nhất của Jujitsu, tất cả cũng chỉ là đồn đoán bởi lẽ sách vở liên quan đến lịch sử nguồn gốc môn võ này rất ít và tuyệt nhiên không được xác thực. Tuy nhiên chỉ biết được rằng jujitsu thời đó chỉ được học và sử dụng thành thạo nhất bởi người Nhật Bản .
Nguồn gốc về sự ra đời của Jujitsu vẫn còn là đề tài gây tranh cãi.Tuy nhiên đây là môn võ được gắn với các Samurai. Ban đầu, Jujitsu xuất nguồn từ giai cấp võ sĩ Samurai chuyên dùng tay không để tự vệ và chống cự lại đối thủ có võ trang hay không võ trang.
Qua rất nhiều tình huống thực tế, các Samurai nhận thấy rằng phương pháp đấm đá của các bộ môn võ thuật khác không có hiệu nghiệm khi chống lại địch thủ mặc áo giáp. Từ đó họ phát minh ra phương pháp dùng quật ngã, đè, siết cổ, khóa tay, khóa chân, bẻ khớp, điểm huyệt… để kháng cự địch thủ một cách hiệu quả nhất. Và từ đó môn jujitsu được mệnh danh là một trong các môn võ tàn độc nhất. .



Môn jujitsu được mệnh danh là một trong các môn võ tàn độc nhất .

2. Tất kích nhất sát

“Tất kích nhất sát” ám chỉ môn võ thuật này khi ra đòn sẽ là những đòn hiểm, gây ra thương tích vô cùng cao ” đã ra đòn là sẽ chết “. Mặc dù chỉ là môn võ chuyên dùng để phản công và không dung nhiều sức của bản thân nhưng đây là một môn võ vô cùng nguy hiểm. Jujitsu bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn. Đỉnh cao chính là kỹ thuật đánh vào các quan tiết (khớp xương), cầm nã thủ (bắt giữ, bấu véo) và điểm huyệt. Lợi hại hơn, các cao thủ Jujitsu được cho là có thể sở hữu những kỹ năng điểm huyệt vô cùng hiệu quả .
Không đơn giản chỉ là điểm huyệt gây cười hay đứng yên như trong phim ảnh của Trung hoa, mà có thể gây ra liệt, bất tỉnh hay cả mất mạng.



Jujitsu bao gồm một số tuyệt kỹ có sức sát thương vô cùng lớn, đây là một môn võ vô cùng nguy hiểm .
Đánh vào các quan tiết (khớp xương) cũng là một ngón đòn quan trọng và nguy hiểm. Các khớp xương được nối với nhau bởi các gân và đệm nên thường thì các phần đó sẽ rất yếu , đánh vào quan tiết là bẻ , vặn các khớp xương . Vì vậy, một thiếu nữ yếu đuối cũng có thể chế ngự được một lực sĩ hay một tên lưu manh cường bạo, nếu thiếu nữ biết cách vặn một bàn tay, bẻ một ngón tay chẳng hạn. Môn Jujitsu nghiên cứu môn đánh vào các quan tiết một cách rất tinh vi. Sau có một võ sĩ vạch hẳn phương pháp vặn bẻ các khớp xương ra làm một môn phái, một kỹ thuật chiến đấu dành riêng cho kẻ yếu đuối học tập để tự vệ chống lại cường lực, gọi là Yamara.
Cầm, nã, thủ là một trường phái khác của phái Jujitsu là môn cầm nã thủ. Cầm là bắt, giữ. Nã là bấm, cấu, véo.
Những chỗ nhược có thể bấm, cấu, véo được là bắp thịt con chuột ở cánh tay, chỗ lắc léo giữa cánh chỏ. Lưng bàn tay cũng có thể nã được một cách hiệu quả. Các võ sĩ muốn sử dụng môn cầm nã phải luyện các ngón tay cho thật sắt thép, bằng phương pháp gọi là phục hổ công : dùng năm đầu ngón tay và đầu ngón chân chịu đựng toàn thân, nằm úp trên mặt đất, hai cánh tay co lại, dãn ra theo thế hít đất, ngày nào cũng luyện như thế. Lâu ngày, các đầu ngón tay sẽ có đủ gân lực và cứng cáp để áp dụng môn cầm nã.
Trong lịch sử, môn Jujitsu chỉ phát triển lớn mạnh vào thời đại phong kiến, nhất là vào thời Iyemitsu. Từ nửa sau thế kỷ 19 cho tới ngày nay, với sự sụp đổ của chế độ phong kiến thì nhiều ngón đòn lợi hại của Jujitsu đã bị thất truyền và lùi sâu vào dĩ vãn .

3. Hậu thế của Jujitsu

Sử dụng lực của địch đánh địch , đơn giản hiệu quả và không mất quá nhiều sức. Quá nhiều điểm lợi trong một môn võ mà người tập có thể thấy được .Nhưng do sự tàn bạo và quá khốc liệt mà các môn võ ngày này cần nhiều hơn thể thao hóa . Chính vì thế người ta đã vận dụng nền tảng của jujitsu mà nghiên cứu ra đời nhiều môn võ . Thành công nhất trong số đó Judo.
Ngày nay môn Judo lan tràn khắp thế giới, không đâu không có võ đường, không xa xôi hẻo lánh nào không có những môn sinh tận tụy của môn phái.

Tuy nhiên trên phương diện tự vệ và chiến đấu, môn Judo chưa hẳn thật sự có giá trị bằng môn Jujitsu, vì môn Jujitsu vẫn giữ nguyên toàn bộ sự hiệu quả của nó, còn môn Judo đã trở thành một môn thể thao biểu diễn, bị hạn chế bởi các qui luật chặt chẽ.

Jujitsu - môn võ của thực chiến

Thứ Sáu, 29/04/2016, 22:16 [GMT+7]
Đại hội thể thao bãi biển châu Á (Asia Beach Games) dự kiến sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 9 tới. Ngoài các môn thể thao bãi biển thế mạnh như bóng chuyền, bóng đá, 1 vận động viên (VĐV) của Khánh Hòa còn được triệu tập lên đội tuyển quốc gia để tham gia môn võ thuật rất đặc biệt: Jujitsu.

Jujitsu (Nhu thuật) được coi là tinh hoa của võ thuật phương Đông. Nguồn gốc về sự ra đời của môn võ này vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Tuy nhiên, đây là vũ khí đặc dị của các Samurai, Ninja thời xưa ở Nhật Bản. Jujitsu bao gồm nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng tinh hoa nhất vẫn là các đòn điểm huyệt, đánh vào các khớp xương quan trọng của cơ thể và kỹ năng “cầm nã thủ”. Theo võ sư Nguyễn Long Phú, Trưởng Bộ môn Judo Khánh Hòa: “Một người tinh thông Jujitsu có thể khiến cho đối phương tê bại, bất tỉnh nhân sự, thậm chí là mất mạng chỉ trong chớp mắt thông qua kỹ thuật điểm huyệt”.

Vận động viên Judo Võ Minh Trí của Khánh Hòa (thứ 2 từ trái qua) được gọi vào đội tuyển Jujitsu Việt Nam chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế sắp tới
Vận động viên Judo Võ Minh Trí của Khánh Hòa (thứ 2 từ trái qua) được gọi vào đội tuyển Jujitsu Việt Nam chuẩn bị cho các giải đấu quốc tế sắp tới

Có lẽ do tính chất nguy hiểm nên Nhu thuật ít được truyền bá rộng rãi. Dẫu vậy, các bậc thầy võ thuật đã dần thay đổi để cho ra hai môn phái là Hiệp khí đạo (Aikido) và Nhu đạo (Judo) với việc loại bỏ nhiều đòn thế nguy hiểm của Jujitsu.

Trong hệ thống Olympic, môn võ này đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Khởi đầu thi đấu trong các Đại hội thể thao trong nhà châu Á (Asian Indoor Games), Jujitsu được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao bãi biển châu Á năm 2014 (Asian Beach Games 4) tại Thái Lan. Chưa dừng lại ở đó, Jujitsu sẽ tiếp tục được đưa vào Đại hội thể thao bãi biển thế giới (World Beach Games) năm 2017 và ASIAD 2018.

Tại Việt Nam, Jujitsu là bộ môn chưa có liên đoàn và chưa có các giải đấu. Nhưng các võ sĩ của Việt Nam đã tham gia tranh tài ở bộ môn này từ giải đấu quốc tế đầu tiên, được tổ chức tại Hà Nội trong khuôn khổ Asian Indoor Games năm 2009. Kể từ đó, các VĐV Việt Nam luôn có mặt trên thảm đấu Jujitsu quốc tế. Tại Asian Beach Games 4 vừa qua, đoàn Jujitsu Việt Nam đã mang về 2 huy chương bạc, 6 huy chương đồng. Cũng cần phải nói thêm, do đặc thù của Jujitsu là bộ môn võ thuật chuyên về grappling (khống chế, khóa, siết) nên 100% VĐV Jujitsu Việt Nam đều là các võ sĩ Judo có khả năng vượt trội về phần này. Ở đó, thể thao Khánh Hòa đã có đóng góp cho Jujitsu Việt Nam từ những ngày đầu bộ môn này du nhập vào Việt Nam. Năm 2009, Trưởng bộ môn Judo Khánh Hòa, ông Nguyễn Long Phú đã dự khóa học đầu tiên về Jujitsu do Ủy ban Olympic châu Á tổ chức tại Hà Nội, sau đó tham gia công tác trọng tài tại Asian Indoor Games. Kể từ đó đến nay, Jujitsu đã âm thầm phát triển tại Khánh Hòa, thu hút không chỉ các võ sinh Việt Nam mà còn có sự tham gia của một số võ sinh quốc tế như: Ukraina, Nga, Canada, Australia… thuộc nhiều môn phái khác nhau: Muay Thai, Karate, Boxing, Kickboxing, Brazil Jujitsu… Có một chi tiết khá thú vị, tại giải vô địch câu lạc bộ Judo toàn quốc tháng 3-2016 tại Vũng Tàu, trong màu áo đội tuyển Judo Khánh Hòa, VĐV Filonenko Oleksii (quốc tịch Ukraina, theo học Jujitsu tại Trung tâm Judo Khánh Hòa chưa đầy 2 tháng) đã giành chiến thắng đầu tiên trong vòng 15 giây với kỹ thuật khóa tay armbar đặc trưng của Jujitsu.

Tuy chưa có thành tích cụ thể do Jujitsu chưa có hệ thống thi đấu thể thao toàn quốc, nhưng Jujitsu Khánh Hòa đã có những kết quả bước đầu. Đó là việc mạnh dạn cho VĐV Judo hạng nặng tiêu biểu nhất của đội tuyển Judo Khánh Hòa tham gia tập luyện và thi đấu Jujitsu. Hiện nay, VĐV Võ Minh Trí (vô địch trẻ toàn quốc liên tục từ năm 2009 đến 2014, vô địch Cúp câu lạc bộ Judo toàn quốc 2013, 2 huy chương đồng Judo quốc tế tại Nhật Bản và Thái Lan) đang nằm trong đội tuyển Jujitsu quốc gia, tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng, chuẩn bị tham dự giải vô địch Jujitsu Đông Nam Á (tháng 6-2016 tại Hà Nội) và Asian Beach Games 5 (tháng 7-2016 tại Đà Nẵng).

Bên cạnh đó, để tiếp tục phát triển Jujitsu tại Khánh Hòa, Bộ môn Judo Khánh Hòa đang xúc tiến mở lớp huấn luyện Jujitsu tại Phòng tập Judo Nha Trang kể từ tháng 5-2016. Đây sẽ là tin vui cho những người quan tâm đến bộ môn này.

H.Đ



Nhu thuật Brazil: Môn võ hữu dụng bậc nhất MMA (kỳ 1)


Dù ra đời muộn hơn nhiều so với những môn võ khác, nhu thuật Brazil đang ngày càng trở nên phổ biến bởi tính thực chiến và hiệu quả.






5 cái tên không đối thủ trong giới MMA Khabib Nurmagomedov, Jon Jones hay Conor McGregor là những cái tên MMA đang “làm mưa làm gió” tại hạng đấu của mình.
Nhu thuật Brazil là môn võ tập trung vào những đòn khóa siết và kỹ năng đánh trong tư thế nằm với nền tảng những đòn thế từ môn Judo. Được dạy dỗ và hướng dẫn bởi một trong những võ sĩ Judo giỏi nhất trong lịch sử Mitsuyo Maeda, Carlos và Helio Gracie, bằng kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo, đã phát triển một bộ môn võ thuật mới với cái tên “nhu thuật Brazil”.

Khởi nguồn từ “quái vật” Judo và sáng tạo bởi hai anh em tài năng và kỳ lạ

Trở về những năm đầu của thế kỷ 20, khi ấy, làng võ thuật thế giới gần như không ai có thể sánh được với Mitsuyo Maeda về tài năng cũng như độ danh tiếng. Hào quang của ông đã vượt khỏi quê nhà Nhật Bản và các nhà tổ chức khắp nơi trên thế giới đều muốn mời vị võ sư có thất đẳng huyền đai Judo đến thi đấu.
Trong cả sự nghiệp của mình, Maeda đã thượng đài tại Mỹ, Cuba, Mexico và hàng loạt quốc gia khác. Trong đó, ông chiến thắng hơn 2.000 trận. Với thành tích đồ sộ, ông được mệnh danh là “quái vật Judo" hay “võ sĩ khó bị đánh bại nhất lịch sử”.
Nhu thuat Brazil: Mon vo huu dung bac nhat MMA (ky 1) hinh anh 1
Huyền thoại Judo Mitsuyo Maeda.
Khi Maeda đến với Brazil vào tháng 11/1914, ông cũng được chào đón nồng nhiệt. Người dân quốc gia Nam Mỹ háo hức chứng kiến những đòn vật hay thế khóa mà họ chưa từng thấy trước đó.
Tại đây, Maeda có thắng lợi nhanh chóng trước võ sĩ quyền anh nổi tiếng Barbadiano Corbiniano và nhà vô địch vật tự do Nagif Assef.
Lúc này, Gastao Gracie là một thương nhân Brazil giàu có. Nhờ mối quen biết làm ăn, ông đã thuyết phục được Maeda nhận cậu con trai Carlos, người đang rất hứng thú với những quyền thế Judo làm học trò.
Trong quãng thời gian được Maeda chỉ dẫn, theo tiết lộ của Carlos, ông đã được học không chỉ Judo mà còn cả nghệ thuật chiến đấu được võ sư Nhật Bản rút ra sau hàng nghìn trận đánh với những võ sĩ từ rất nhiều phái võ khác nhau.
Sau này khi chuyển đến Rio de Janeiro, Carlos đã mở võ đường Judo và ông cũng truyền lại những kiến thức võ thuật cho các người em của mình, trong đó có Helio. Thế nhưng, người em út của nhà Gracie khi đó lại có thể trạng rất yếu vì thế ông gặp khó khăn khi tập luyện Judo, môn thể thao cần nhiều sức mạnh và tốc độ.
Helio với sự trợ giúp của người anh Carlos đã quyết định sáng tạo ra một môn võ riêng cho Brazil, trong đó cải tiến Judo bằng cách tập trung hơn vào kỹ năng đánh nằm sàn kết hợp với lực đòn bẩy để vận dụng tối đa sức mạnh bản thân. Vì thế, những đấu sĩ có thể hình và thể trạng kém có thể sử dụng nhu thuật Brazil để đánh bại đối thủ to lớn hơn.
Nhu thuat Brazil: Mon vo huu dung bac nhat MMA (ky 1) hinh anh 2
Helio Gracie (trái) và Carlos Gracie (phải) tập luyện với nhau.
Vào thời điểm đó, Helio có cân nặng chưa đầy 60 kg, đã trở nên nổi tiếng bởi khả năng sử dụng những đòn khóa để đánh bại hàng loạt đối thủ lừng danh. Nhờ đó, một lượng đông đảo học viên đã tìm đến võ đường của Carlos. Theo thời gian, nhu thuật Brazil được truyền lại và hoàn thiện bởi những người nhà Gracie và võ sinh theo học môn võ này.
Mặc dù Carlos và Helio đều là những nhà võ thuật kiệt xuất, họ lại có những suy nghĩ khá kỳ lạ. Họ coi việc sinh đẻ như là công cuộc “sản xuất”. Vì vậy, họ có nhiều người tình và tổng cộng 27 người con. Rất nhiều trong số đó trở thành võ sĩ, nổi tiếng nhất phải kể đến Royce Gracie.
Ngoài ra, Carlos còn tin rằng mình là một nhà ngoại cảm và cố gắng thuyết phục người thân tin vào điều này.

Xuất hiện muộn nhưng lan tỏa nhanh chóng

Sau khi được ra đời, môn nhu thuật Brazil non trẻ chủ yếu được biết đến trong phạm vi quốc gia Nam Mỹ. Phải đến những năm 1990, Royce Gracie sử dụng nhu thuật Brazil để vô địch 3 trên tổng số 4 giải vô địch võ tự do thế giới (UFC) đầu tiên thì môn võ này mới được biết đến rộng rãi.
Cần biết rằng, vào thời điểm đầu mới thành lập, UFC không phân chia theo hạng cân. Các võ sĩ đến từ nhiều trường phái võ thuật sẽ đối đầu với nhau để chọn ra một nhà vô địch duy nhất. Khi đó, lối đánh đứng của karate, quyền anh hay Kungfu trở nên yếu thế trước những đòn khóa mới mẻ của nhu thuật Brazil.
Nhu thuat Brazil: Mon vo huu dung bac nhat MMA (ky 1) hinh anh 3
Royce Gracie tại UFC.
Thành tích của Royce Gracie đã tạo tiếng vang lớn. Môn nhu thuật Brazil được phổ biến rộng rãi. Hàng loạt trường dạy nhu thuật Brazil ra đời ở khắp nơi trên thế giới, bao gồm Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh… Ngoài mục đích thi đấu, người học còn có thể sử dụng môn nhu võ này để tự vệ.
Nhu thuat Brazil: Mon vo huu dung bac nhat MMA (ky 1) hinh anh 4
Một buổi học nhu thuật Brazil tại Mỹ.
Đến nay, nhu thuật Brazil gần như trở thành môn võ bắt buộc mà bất kỳ võ sĩ MMA nào đều phải thành thạo nếu muốn vươn lên đỉnh cao. Hiện nay, 7 trên tổng số 12 nhà vô địch UFC có đai của môn võ này.









Trận đấu giữa Royce Graice và Akebono Taro Royce Gracie đã có chiên thắng trước đối thủ có thể hình lớn hơn rất nhiều bằng một đòn khóa tay.
Tiến Thành



Nhu thuật Brazil: Những đòn khóa chết người (Kỳ 2)

Cải tiến từ môn võ Judo, những đòn khóa của nhu thuật Brazil có tính hữu dụng, sự đa dạng cao hơn và khiến cho đối phương vô cùng đau đớn.



MMA - Đỉnh cao nhất của giới võ thuật MMA lấy những đòn mạnh nhất của từng môn võ như đấu vật, quyền anh, Muay Thái, Judo hay nhu thuật của người Brazil. Hai từ “đỉnh cao” xuất phát từ lý do này.
Đòn khóa siết của môn nhu thuật Brazil có thể chia thành 2 loại chính: khóa khớp (joint locks) và khóa làm ngạt (chokes).
Khóa khớp là hoạt động cô lập một khớp xương cụ thể, sử dụng lực đòn bẩy để khiến khớp đó ở trạng thái ngoài tầm chuyển động thông thường, trong đó phổ biến nhất là đòn khóa khớp cổ tay, khớp vai, đầu gối, khuỷu tay.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 1
Một đòn khóa trong môn nhu thuật Brazil. Ảnh: Getty Images.
Khóa làm ngạt là đòn ngăn việc tuần hoàn máu đến não, gây ra tình trạng mất nhận thức nếu kéo dài.
Đến nay, trong quá trình thi đấu và giảng dạy, nhiều đòn khóa mới môn nhu thuật Brazil tiếp tục ra đời. Một số đòn khóa dưới đây phổ biến và có tính hiệu quả cao nhất.

Võ sĩ giải MMA lớn nhất châu Á: 'Hy vọng MMA sẽ phát triển ở VN'


Đòn khóa bẻ tay (Armbar)

Đây là một trong những đòn khóa cơ bản của môn nhu thuật Brazil. Người thực hiện sẽ giữ chặt tay của đối phương, sử dụng chân đè vào ngực đối thủ để tạo lực đòn bẩy kết hợp với sức mạnh từ bắp đùi và hông kéo dãn khớp tay vượt quá mức thông thường.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 2
Đòn khóa armbar.
Đòn khóa này có thể dẫn đến việc gãy xương hoặc đứt lìa khuỷu tay. Trong sự kiện UFC 48 diễn ra vào tháng 6/2014, Frank Mir đánh bại Tim Sylvia bằng một đòn khóa bẻ tay để giành đai vô địch hạng nặng.
Điều đáng nói, Sylvia trong trận đấu đó đã không xin thua. Khi trọng tài cho dừng trận đấu, cánh tay của võ sĩ người Mỹ đã bị gãy nghiêm trọng và anh phải nghỉ thi đấu gần 6 tháng.

Đòn khóa cổ phía sau (Rear Naked Choke)

Khi tấn công đối thủ từ phía sau, đòn Rear Naked Choke được coi là hữu dụng nhất. Người tấn công sử dụng chân giữ chặt vùng bụng đối thủ. Tay họ sẽ vòng qua cổ đối phương và sau đó giữ lấy phần bắp trước hoặc bàn tay của tay còn lại.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 3
Đòn khóa Rear Naked Choke.
Đòn khóa cổ phía sau không gây đau đớn như đòn khóa bẻ tay nhưng lại có thể gây chết người. Theo nghiên cứu về não bộ, việc thiếu máu truyền lên trong 10 giây sẽ gây tình trạng mất nhận thức, bắt đầu tổn thương não sau 30 giây và cuối cùng dẫn đến cái chết nếu kéo dài trong một vài phút.
Năm 2015, một võ sĩ môn nhu thuật Brazil tên Napoleon Alves đã qua đời do chấn thương não sau khi phải chịu đòn khóa cổ phía sau.

Đòn khóa giữ gót chân (heel hook)

Người thực hiện sử dụng chân mình giữ chặt một chân đối thủ. Sau đó, người tấn công sử dụng lực tay vặn bàn chân của đối phương. Lực quay gây ra tổn thương đầu gối nghiêm trọng, phổ biến nhất là đứt dây chằng và trật khớp gối.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 4
Đòn khóa heel hook gây nhiều đau đớn cho đối phương.
Đòn khóa heel hook nguy hiểm hơn đòn khóa bẻ tay bởi dây chằng đầu gối là bộ phận rất dễ bị tổn thương và cần quá trình lâu dài để hồi phục. Một số giải đấu võ tự do để bảo vệ các võ sĩ đã cấm thức hiện đòn khóa này. Vì tinh thần thượng võ, bản thân những người thi đấu đối kháng hạn chế sử dụng đòn heel hook.

Đòn khóa vai Americana (Americana lock)

Đòn khóa Americana được coi là một trong những đòn khóa vai đau đớn nhất. Đối phương không xin thua kịp thời có thể bị gãy xương vai và không thể hoạt động trong vòng ít nhất 6 tháng.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 5
Đòn khóa Americana.
Người tấn công sử dụng lực hai tay kết hợp lực đòn bẩy tạo bởi thân người để bẻ tay của đối phương. Hồi tháng 9/2012, Jon Jones trong trận đấu bảo vệ đai dưới nặng với võ sĩ người Brazil Victor Belfort đã thực hiện một đòn khóa Americana đẹp mắt.
Đòn khóa này sau đó được bình chọn là “Đòn khóa đẹp nhất” tại sự kiện UFC 152. Rất may, Belfort đã nhanh chóng tap-out (xin thua) trong vòng chưa đầy 3 giây nên không chịu nhiều tổn thương.



Trận đấu giữa Jon Jones và Victor Belfort Jon Jones đã buộc VIctor Belfort phải xin thua bằng một đòn khóa Americana

Đòn khóa Kimura (Kimura)

Đòn khóa Kimura từng được tờ Bleacher Report bình chọn là đòn khóa nguy hiểm nhất của môn nhu thuật Brazil. Đòn khóa Kimura được đặt theo tên võ sĩ Judo nổi tiếng người Nhật Mahasiko Kimura - người đã sử dụng kỹ thuật này để đánh bại huyền thoại sáng lập môn nhu thuật Brazil Helio Gracie trong một trận đấu năm 1951.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 6
Đòn khóa Kimura.
Đòn khóa Kimura có thể gây gãy xương vai và đứt lìa cánh tay đối phương dưới tác động của lực bẻ tay về phía sau lưng.
Tại sự kiện UFC 140 vào ngày 10/12/2011, Frank Mir đã tạo ra một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất lịch sử UFC khi bẻ gãy tay của Antonio Nigueira bằng một đòn Kimura. Với chấn thương này, Nigueira phải nghỉ tập luyện hơn 6 tháng.
Nhu thuat Brazil: Nhung don khoa chet nguoi (Ky 2) hinh anh 7
Frank Mir (trên) sử dụng đòn Kimura làm gãy tay Antonio Nigueira.
Ngoài những đòn khóa kể trên, nhu thuật Brazil còn có đòn khóa cổ phía trước (guillotine choke), đòn khóa gối (kneebar), đòn khóa vai Omoplata, đòn khóa cổ Gogoplata, đòn khóa cổ tay (wristlock)… Điểm chung của những đòn khóa này là gây rất nhiều đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhu thuật Brazil: Môn võ hữu dụng bậc nhất MMA (kỳ 1)


Tiến Thành

Nhu thuật Brazil: Môn võ kinh hoàng nhất MMA (kỳ 3)


Năm 2012, một thanh niên tại Mỹ đã qua đời khi từ chối xin thua sau một đòn khóa cổ. Trong những trận đấu MMA, người ta cũng được chứng kiến nhiều khoảnh khắc kinh hoàng như thế.
Như đã trình bày ở bài viết trước, các đòn khóa của môn nhu thuật Brazil gây ra rất nhiều đau đớn và vì thế, các võ sĩ thường nhanh chóng xin thua để tránh những chấn thương nghiêm trọng và thậm chí bảo toàn tính mạng.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, họ lại từ chối tap-out (xin hàng) hoặc chậm trễ trong việc thực hiện điều này dẫn đến hậu quả to lớn.

Nhu thuat Brazil: Mon vo kinh hoang nhat MMA (ky 3) hinh anh 1
Ronda Rousey thực hiện đòn khóa bẻ tay với Miesha Tate.

Hình ảnh ghê người trong lồng bát giác

Vào năm 2011, Lyoto Machida đang là một ngôi sao lớn tại UFC. Võ sĩ người Brazil có phong cách chiến đấu riêng biệt và đã có nhiều đòn knock-out đẹp mắt khiến người xem thích thú.
Machida là người hiếm hoi thành công tại giải đấu võ tự do lớn nhất hành tinh bằng những đòn thế của môn karate. Tại sự kiện UFC 140, Machida chạm trán với Jon Jones trong trận đấu tranh đai vô địch hạng dưới nặng.
Không ưa sự kiêu ngạo của nhà vô địch trẻ nhất lịch sử UFC Jon Jones, Machida rất tự tin tuyên bố sẽ giành chiến thắng và dạy cho võ sĩ người Mỹ một bài học.
Tuy nhiên, thực tế, Jones là người chơi tốt hơn. Anh nhanh chóng lấn át và làm Machida chịu vết thương lớn ở mắt. Sang hiệp 2, sau một chuỗi đòn đấm và gối, Jones thực hiện một đòn khóa cổ đằng trước (guillotine choke).
Nhu thuat Brazil: Mon vo kinh hoang nhat MMA (ky 3) hinh anh 2
Lyoto Machida mất nhận thức sau đòn khóa của Jon Jones.
Bất lực trong việc thoát ra, Machida vẫn từ chối xin thua. Trọng tài John McCarthy chậm trễ trong việc cho dừng trận đấu và Machida sau đó đổ gục xuống sàn đấu, hoàn toàn bất tỉnh.
Sự kiện UFC 140 còn chứng kiến một hình ảnh đáng sợ khác khi Frank Mir sử dụng đòn khóa của môn nhu thuật Brazil bẻ gãy tay của Antonio Nogueira.
Nigueira, Machida không phải là những cái tên duy nhất. Các võ sĩ Tom Lawlor, Takeya Mizugaki, Ed Herman, Miesha Tate, Tim Sylvia… cũng từng ở trong hoàn cảnh tương tự.
Nhà Gracie nổi tiếng với vai trò người sáng lập và phổ biến rộng rãi môn nhu thuật Brazil cũng từng nhiều lần chịu chấn thương nặng trước đòn khóa của môn này. Võ sĩ người Nhật Kazushi Sakubara từng khiến Royce và Renzo Gracie gãy tay bằng đòn khóa Kimura.
Nhu thuat Brazil: Mon vo kinh hoang nhat MMA (ky 3) hinh anh 3
Renzo Gracie (dưới): "Sakubara bẻ gãy tay là cảm giác đau đớn nhất tôi từng cảm nhận".
Trước tình trạng xuất hiện nhiều hơn chấn thương trong những trận đấu MMA nói chung và nhu thuật Brazil, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có thay đổi về luật lệ để hạn chế tính bạo lực. Cây viết võ thuật nổi tiếng Ivan Tremble, Sean Gregory, võ sĩ Bob Reilly là một trong số những người tiêu biểu ủng hộ quan điểm này.

Đã đến lúc hành động để bảo vệ các võ sĩ

Hồi năm 2010, tờ MMAjunkie từng có một bài báo phân tích việc cấm sử dụng đòn khóa giữ gót chân (heel hook) bởi sự nguy hiểm mà đòn đánh này mang lại.
Tiến sĩ, bác sĩ Ethan Kreiswirth nêu ra quan điểm: “Lực quay tròn của đòn Heel Hook tác động tức thì đến hệ thống dây chằng và mô sụn bên trong đầu gối. Thậm chí, đòn khóa này còn ảnh hưởng dây chằng hai bên. Vì thế, khi lực tác động đạt đến một mức nhất định (có thể trong một vài giây) sẽ làm cho những cơ quan này bị tổn thương”.
Nhu thuat Brazil: Mon vo kinh hoang nhat MMA (ky 3) hinh anh 4
Một đòn khóa heel hook.
Điều này có nghĩa hậu quả có thể xảy ra ngay trước khi võ sĩ kịp nhận thức và xin hàng.
Nói đến những đòn khóa nguy hiểm, không thể không nhắc đến đòn khóa cổ. Tình trạng thiếu máu lên não ở một số trường hợp gây ra tình trạng đột quỵ và cướp đi mạng sống các võ sĩ trong chưa đầy 30 giây.
Ngoài ra, vấn đề đạo đức của các võ sĩ cũng là điều đáng được xem xét và cải thiện. Tại sự kiện UFC Fight Night 29, võ sĩ Rousimar Palhares cố tình tiếp tục thực hiện đòn khóa dù đối thủ đã xin thua và có sự can thiệp của trọng tài.
Vì thế, để bảo vệ cho các võ sĩ, việc xem xét loại bỏ những đòn khóa nguy hiểm là cần thiết. Hiện nay, quy định của UFC và đa số các giải MMA lớn trên thế giới đều chỉ cấm duy nhất đòn khóa với ngón tay và ngón chân mặc dù đòn thế này không ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của người bị khóa.
Nếu điều này diễn ra trong tương lai, giải vô địch võ tự do thế giới sẽ dễ tiếp cận và được đón nhận hơn ở một số nước châu Á trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.






MMA - Đỉnh cao nhất của giới võ thuật MMA lấy những đòn mạnh nhất của từng môn võ như đấu vật, quyền anh, Muay Thái, Judo hay nhu thuật của người Brazil. Hai từ “đỉnh cao” xuất phát từ lý do này.
Tiến Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét